0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 48 -48 )

7. Kết cấu luận văn

2.2. Đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc

Giai cấp thống trị của xã hội phong kiến luôn muốn con người phải sống trong vòng cương tỏa của luật lệ mà họ đặt ra. Chính vì thế nên những mối tình tự do luôn bị ngăn cấm, cản trở, phá vỡ. Có những câu chuyện tình phải trải qua sóng gió từ chính người chồng, người yêu chẳng hạn như: những người chồng ghen tuông mù quáng ruồng bỏ vợ mình, người chồng ham mê cờ bạc, nhậu nhẹt lêu lỏng, đánh đuổi vợ…

Trong truyện Bích Câu kỳ ngộ, sau những tháng ngày hạnh phúc bên nhau, say đắm buổi đầu, Tú Uyên sa vào rượu chè, chàng:

Ham vui mải chén nay càng quá xưa. Một ngày say mấy canh thừa,

(Bích Câu kỳ ngộ, Vũ Quốc Trân)

Giáng Kiều hết lời khuyên can nhưng chẳng những chàng không màng mà ngược lại, nàng phải chịu cảnh chồng đánh đập tàn nhẫn:

Trái tai vả lại ngứa gan, Đang tay đập vóc hoa tàn tảtơi. (Bích Câu kỳ ngộ, Vũ Quốc Trân)

Trong Bạch Viên tân truyện, biến cố gia đình lại nảy sinh từ sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa người chồng đối với người vợ. Qua bốn năm, hai vợ chồng Bạch Viên sinh được đứa con trai, sống với nhau rất đầm ấm. Chợt đạo sĩ Nhàn Vân, bạn cũ của Tôn Cát đi qua vào chơi nghi Bạch Viên là yêu tinh, nên đã đưa gươm thiêng cho Tôn Cát, dặn để ở dưới gối nàng để trấn yểm. Tôn Cát vì nghe lời bạn, đem gươm để dưới gối vợ khiến nàng vô cùng đau đớn:

Gầm gào co quắp tay chân Khí sắc tâm thần mỏi mệt khôn toan (Bạch Viên tân truyện, Khuyết danh)

Nàng phải vội lấy xuyến vàng châu báu nhà Phật ra cầm tay mới thoát nạn . Ngay sau đó, nàng phải lánh mặt chồng trong lòng đau xót không nguôi. Nàng than trách chồng:

Bạc tình chi mấy lang quân Nghe lời bạn bè bỏ đường vợ con

Uổng lời hẹn bể thề non

Trăng thu vừa đến hôm tròn lại mưa (Bạch Viên tân truyện, Khuyết danh)

Chàng hoàng tử trong Hoàng Trừu vì ghen tuông mù quáng mà gây nên cảnh vợ chồng chia cách nhau. Trong những ngày chàng về nước thăm cha mẹ và báo tin chàng đã thành gia thất, công chúa ngày đêm trông ngóng chồng, thấy chim khách ríu rít báo tin chồng mừng khôn xiết. Nhưng chờ hoài không thấy chàng, giận chim, nàng quăng thước, chim chết bỗng hóa ra người đàn ông. Nàng hốt hoảng chôn ngay xuống gốc cây gần đó. Hoàng Trừu đến thăm vợ, xiết bao mừng tủi, nhưng bầy chó

chàng mang theo đánh hơi thấy lạ, chàng sai người đào lên, thấy xác người đàn ông nọ, trong lòng nghi vợ dan díu nên đùng đùng nổi giận bỏ về nước. Từ đó công chúa sống trong thương nhớ và nỗi oan không cách nào giải được. Câu chuyện tuy pha những yếu tố hoang đường nhưng những cảnh tình như thế ta bắt gặp không ít trong cuộc sống cũng như trong văn học, ví thử như Chuyện người con gái Nam Xương: cũng vì sự ghen tuông mù quáng của người chồng mà dẫn đến cảnh gia đình tan nát, người vợ phải dùng cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình.

Không chỉ gặp những éo le trong cuộc sống gia đình giữa người vợ với người chồng, tình yêu đôi lứa còn gặp những trắc trở từ phía gia đình. Rào cản từ gia đình thường gặp là tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” ấn định duyên con trẻ từ trước khiến nhân duyên đôi lứa yêu nhau gặp truân chuyên.

Chàng Mã Phụng trong Mã Phụng Xuân Hương không toan tính sang hèn, một lòng một dạ thương nàng Xuân Hương. Thương nàng nên chàng quyết từ chối kết nhân duyên với công chúa, vì lẽ ấy chàng phải chịu cảnh mẹcha đánh, mắng.

Trong Thạch Sanh, nàng công chúa cảm ơn Thạch Sanh cứu nguy, lại đem lòng yêu chàng, muốn một lòng kết tóc se tơ. Trong lúc đó, tại triều đình, Lý Thông được ban thưởng rất hậu, lại được vua cha hứa gả công chúa. Công chúa vì nỗi lòng u uất đã hóa câm, thuốc thang cầu cúng mãi cũng không sao lành được:

Nỗi lòng công chúa thương thay Ngóng trông tin bạn buồn rày hóa câm

(Thạch Sanh, Khuyết danh)

Lương Sinh và Dao Tiên trong Truyện Hoa tiên yêu nhau tha thiết. Đôi bên thề nguyền cùng nhau nên nghĩa vợ chồng. Nhưng nào ngờ, nhà Lương Sinh lại tính việc đính hôn cho chàng với người khác. Lương Sinh về đến nhà thì được biết cha mẹ đã hỏi con gái họ Lưu cho chàng để cưới làm vợ. Thật là một tin sét đánh khiến chàng buồn phiền trong dạ, trách duyên số mình với Dao Tiên sao lại bị trắc trở. Dao Tiên nghe tin ấy, lòng cũng buồn bã vô song.

Đặc biệt là tư tưởng “môn đăng hộ đối” và sự hám danh hám lợi của các bậc cha mẹ mà ép uổng duyên con. Chuyện tình Tống Trân và nàng Cúc Hoa phải trải

qua nỗi đau ấy. Trước kia vì Cúc Hoa thương Tống Trân ăn mày nghèo khó nên giúp đỡ, cha nàng nổi giận ép nàng lấy Tống Trân rồi tìm cách xua đuổi con gái và chàng rể nghèo. Đến khi Tống Trân đỗ trạng nguyện trở về vinh quy, ông lại sum xoe đến nhận rể. Ấy vậy mà trong khi Tống Trân đi sứ ở nước Tần, trưởng giả ở nhà lại sinh lòng phản trắc. Suốt bảy năm không nghe tin tức về Trạng, hắn gọi Cúc Hoa về, bắt phải tái giá. Nàng không chịu. Trưởng giả bắt giam mẹ Tống Trân vào chuồng trâu, đánh đập con gái và không cần dụ dỗ nữa, gả ngay cho một tên Đình trưởng hòng đòi tiền cưới. Đám cưới tổ chức linh đình, cả làng phải đóng góp lễ mừng.

Truyện Lý Công lại phản ánh một thực tế khác. Đó là câu chuyện tình giữa chàng Lý Công và nàng công chúa bị vua cha phản đối. Trước nhất là vì nàng đã tự ý yêu thương và giúp đỡ chàng Lý. Mặt khác, nàng phận là công chúa lại đem lòng yêu mến kẻ ăn mày là điều vua cha cấm kị, không thuận với tư tưởng môn đăng hộ đối. Vua Bảo Vương vì thế vô cùng tức giận, sai đóng gông Lý Công, phá cung công chúa, định chém đầu chàng Lý và cho mười con voi giày công chúa.

Dưới ngòi bút của Vương Thực Phủ, Oanh Oanh truyện hóa thân thành Truyện Tây Sương với các nhân vật và tình tiết được khắc họa sinh động hơn. Thôi phu nhân – mẹ của Oanh Oanh từ một nhân vật mờ nhạt ở Oanh Oanh truyện đã trở thành một mệnh phụ đại diện cho thế lực phong kiến, bội ước, luôn dựa vào đạo đức giả dối và dùng quyền hành mà chia rẽ tình duyên của con trẻ. Khi tên tướng giặc Tôn Phi Hổ đem quân vây chùa Phổ Cứu, đòi lấy Oanh Oanh làm áp trại phu nhân. Thôi phu nhân hứa rằng ai trừ được giặc, cứu được gia đình mụ, mụ sẽ gả con gái cho. Nhờ mưu lược của Trương Sinh, bạn của Trương là Bạch mã tướng quân Đỗ Xác tiểu trừ quân giặc, giải vây cho chùa, cứu được mẹ con mụ, mụ chỉ mời Trương một bữa ăn.Trương Sinh hỏi chuyện hứa gả thì phu nhân “mấy lời hỏi đến, mấy lần làm ngơ”.

Hôn ước định trước giữa Oanh Oanh với Trịnh Hằng bởi cha mẹ hai nhà đã trở thành rào cản, ngăn cấm tình yêu giữa Oanh Oanh và Trương Sinh.

Biến cố trong tình yêu, trong cuộc sống hôn nhân của đôi lứa yêu nhau còn gây nên bởi bọn vua chúa, quan lại cầu quyền háo danh, háo sắc hoặc trả thù cá nhân.

Bọn vua chúa và quan lại tham ô, háo sắc tìm cách ép cưới để chiếm đoạt người phụ nữ. Chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào từ đày đọa đi sứ, hạ độc giết người chồng, nhốt vào tù ngục, dùng cực hình với người phụ nữ hoặc vu oan giá họa gây sóng gió tan nhà nát cửa.

Trong Chiêu Quân Cống Hồ, nàng Chiêu Quân nguyên tên là Vương Tường, là con gái quan Thái thú họ Vương ở Việt Châu. Do có sắc đẹp lại có tài thi họa, nên nàng được tuyển làm cung phi trong cung vua Hán. Thái sư Mao Diên Thọ căm giận Thái thú họ Vương không hậu đãi, đem lòng thù hận nên đã tìm cách hãm hại Chiêu Quân, khiến nàng bị đem cống cho vua Phiên, duyên tình nàng cũng từ đó mà tan vỡ.

Chuyện tình nàng Phương Hoa cũng trải bao sóng gió bởi bọn quan lại tham sắc, cưỡng đoạt không được nên đem lòng ghen ghét trả thù. Hai gia đình Cảnh Yên và Phương Hoa giao ước, cho Cảnh Yên lấy Phương Hoa làm vợ, chỉ đợi ngày làm lễ cưới. Một viên quan võ là Tào Trung Úy nghe đồn Phương Hoa có nhan sắc, liền đến cầu hôn nhưng bị từ chối. Y tức giận, mạo chỉ nhà vua, đem quân đến Thuần Lộc, vu cho Trương Đài phản nghịch, bắt tội tử hình. Cửa nhà bị triệt hạ, mẹ con Cảnh Yên phải tìm đường trốn tránh, lưu lạc. Phương Hoa và Cảnh Yên từ đó lạc mất nhau.

Tình yêu của Châu Tuấn và Thoại Khanh cũng gặp không ít trắc trở. Châu Tuấn lên kinh dự thi, đỗ Trạng nguyên. Vua ép gả công chúa, chàng từ chối vì đã có vợ, bị vua ghép vào tội trái mệnh vua và chê công chúa, chàng bị đày sang nước Tề. Vua Tề quý trọng tài năng của Châu Tuấn muốn gả công chúa và truyền ngôi cho chàng nhưng chàng cũng từ chối nên bị nhốt vào củi sắt, bắt nhịn đói và nếu không đổi ý sẽ bị giết chết. Trong khi đó, vợ chàng là Thoại Khanh ở quê nhà bị tên Thái thú Tương Tử ép buộc nàng lấy hắn, nàng không chịu, bị hắn đày đọa khổ sở, không cho ai giúp đỡ hai mẹ con nàng .

Trong Vân Trung nguyệt kính tân truyện, Vân Trung chưa kịp làm lễ cưới Thủy Nguyệt thì giặc Man ập tới. Chúa Man ép Thủy Nguyệt làm hoàng hậu,nàng vờ nhận lời, rồi tìm cách tự thắt cổ chết. Tình yêu của nàng với Vân Trung chia lìa bởi sự tham lam và tàn nhẫn, háo sắc của bọn vua chúa cầm quyền.

Trong Trương Viên truyện, hai vợ chồng Trương Viên sống vui vẻ chưa được bao lâu thì bỗng đất nước có giặc. Trương Viên phải lĩnh ấn tiên phong đi ra chiến trường. Rồi giặc tràn đến quê hương, Thị Phương phải dắt mẹ chồng đi lánh nạn . “Năm năm trong chốn sơn lâm”, hai mẹ con đã chịu nhiều nỗi khổ cực. Chính sự hiếu chiến muốn tranh quyền đoạt lợi mà bọn vua chúa không màng cuộc sống người dân, liên tiếp gây chiến tranh và tang thương làm chia lìa bao gia đình.

Phạm Công trong Phạm Công - Cúc Hoa đỗ trạng nguyên. Những tưởng rằng từ đây chàng và Cúc Hoa sẽ thoát khỏi những tháng ngày cơ cực khi xưa và chung sống hạnh phúc. Không ngờ, vua ép gả công chúa, chàng không chịu, bị đày đi Hung Nô. Tới Hung Nô, chàng thi và đỗ trạng nguyên lần nữa.Chàng lại bị ép gả công chúa và cuối cùng bị chặt tay, khoét mắt, đục răng. Chàng và vợ phải triền miên trong những tháng ngày xa cách.

Qua kỳ thi, chàng Tống Trân trong Tống Trân - Cúc Hoacũng đỗ đầu làm trạng nguyên. Vua ngỏ ý muốn gả công chúa, Trạng từ chối. Ở kinh, nàng công chúa bị Tống Trân từ hôn đã ton hót:

Bước vào tâu với cửu trùng,

Trạng nguyên tình phụ mình rồng tóc mây. Trạng về bái tổ chớ chầy,

Đã đậu thì bắt đi đày cho xa. (Tống Trân - Cúc Hoa, Khuyết danh)

Vua nghe, xuống chiếu cử Tống Trân đi sứ mười năm. Tống Trân đành để mẹ già, vợ dại ở lại nhà, một mình đi sứ nước Tần. Gia đình chàng chia lìa từ đó.

Công chúa và chàng Lý Công trong truyện Lý Côngkhông những gặp biến cố bởi lòng mẹ cha không ưng thuận mà còn bởi bọn vua chúa ham mê sắc đẹp của nàng, rắp tâm nhiều lần hãm hại hòng chiếm đoạt. Sau khi bị vua cha bắt thả bè trôi sang nước Hung Nô, công chúa lên bờ mở quán bán hàng. Nàng khuyên Lý Công hãy gác việc tình ái mà lo việc học hành. Vua Hung Nô thấy công chúa đẹp thì say đắm, tương tư, bày mưu để cướp nàng. Nàng cự tuyệt, vua Hung Nô bắt bớ đọa đày, nàng phải chịu bao khổ ải.

Trong Phạm Tải - Ngọc Hoa, vua Trang Vương vì ham mê nhan sắc Ngọc Hoa mà “giết chàng Phạm Tải cho yên một đường”.

Những biến cố trong tình yêu còn bị gây nên bởi những kẻ tham tiền tài hay ghen ăn ghét ở hoặc vì thù riêng mà hãm hại uyên ương khiến họ gặp sóng gió trong đời.

Thôi Tuấn Thần trong Phù dung tân truyện vốn con nhà giàu sang, có tài văn võ lại thêm tài vẽ giỏi. Chàng kết duyên cùng Vương Thị là người có nhan sắc, giỏi văn thơ, vợ chồng ý hợp tâm đầu. Sau đó, chàng được bổ làm Huyện úy Vĩnh Gia (Chiết Giang). Chàng đem theo gia đình thuê thuyền đến nhậm chức. Đến bến Đại Mã (Tô Châu), chàng thương người lái thuyền vất vả, cho dừng thuyền nghỉ. Chẳng ngờ:

Nào ngờ A Tú phi loài ,

Vốn phường bội nghĩa tham tài côn quang Thấy chàng đồ đệ tư trang ,

Bảo nhau làm sự tà gian hại người. (Phù dung tân truyện, Trúc Lâm Cư Sĩ)

Thôi Tuấn Thần lâm vào thế bí phải nhảy xuống sông tự tử. Vương Thị định chết theo, nhưng bị A Tú giữ lại vì thấy nàng nhan sắc, muốn ép gả cho con trai hắn.

Lý Thông trong truyện Thạch Sanh hết lần này đến lần khác lập mưu lừa Thạch Sanh. Vì muốn giết chàng để bịt đầu mối hòng lấy được công chúa lên ngôi phò mã, hắn nỡ lấp cửa hang bịt đường thoát của chàng. Khi Thạch Sanh bị linh hồn chằn tinh và xà tinh hãm hại vu oan nên bị bắt, hắn luôn tìm cách giết chàng thật nhanh.

Trong Hoàng Tú tân truyện, Tống Thần hại Hoàng Tú vì lẽ:

Tống Thần ra dạ bất nhân, Hiềm vị sự trước ái ân cùng nàng. (Hoàng Tú tân truyện, Khuyết danh) Thế nên:

Gieo tai gieo vạ cho chàng Trạng nguyên. (Hoàng Tú tân truyện, Khuyết danh) Vợ chồng Ngọc Côn phải xa lìa từ đấy.

Tình yêu của những đôi lứa yêu nhau trong các truyện thơ Nôm phải trải qua rất nhiều những khó khăn, trắc trở. Một phần trong các nguyên nhân khiến tình yêu của họ bị chia cắt chính là do bản thân họ. Điều đáng lưu ý là trong hầu hết các truyện, sai lầm dẫn đến gia đình tan vỡ đều xuất phát từ người chồng. Qua đó, ta có thể thấy cái nhìn trân trọng và bênh vực người phụ nữ bất hạnh trong hôn nhân thuở xưa. Điều này cũng đã được ông cha ta đề cập đến rất nhiều trong ca dao:

-Lấy chồng gặp phải kẻ tồi Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay

Cả ngày chỉ rượu sưa say

Khi nay thuốc phiện, khi nay tài bàn Nói ra mang tiếng phủ phàng Nín đi thì não can tràng xiết bao! -Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối,

Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan. Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan, Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười.

-Xưa kia ở với mẹ cha

Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành Từ ngày tôi ở với anh

Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi (Ca dao)

Đôi khi, tiếng thơ dân gian ấy pha chút trào lộng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được nỗi cay đắng của biết bao người phụ nữ bị chồng đánh đập:

-Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai? Có đánh thì đánh sớm mai Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm.

(Ca dao)

Nhìn chung, những đôi lứa yêu nhau trong các sáng tác truyện thơ Nôm đa phần đều phải nếm trải những đau đớn trong tình yêu như cấm cản, chia rẽ…từ phía gia đình của họ cũng như sự háo sắc của các thế lực thống trị phong kiến như quan lại, đặc biệt là vua chúa. Ngay cả sự ngăn trở từ phía gia đình, một phần do tham lam tiền tài, còn lại hầu như là xuất phát từ tư tưởng không “môn đăng hộ đối” nói riêng và giáo lí hà khắc của xã hội phong kiến nói chung. Ca dao cũng phản ánh rất rõ thực tế này:

Mẹ tôi tham thúng xôi rền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh hưng Tôi đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng!

-Đũa mốc mà chòi mâm son (Ca dao)

Các thế lực phong kiến ngăn trở tình yêu còn hiện lên rất rõ qua từng cái tên,

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 48 -48 )

×