7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên
Ai trong chúng ta hẳn cũng có tình yêu. Từ khi sinh ra chúng ta yêu cha mẹ, yêu anh em rồi lớn hơn nữa là tình yêu bè bạn….và yêu người khác phái. Tình cảm với người khác phái khá đặc biệt. Nó xuất phát từ sự rung động của cả tâm hồn và thể xác. Có thể nói rằng, tình yêu đôi lứa là một trạng thái tâm lí rất tự nhiên của con người mà điểm khởi đầu của tình yêu đó chính là từ những ánh nhìn dành cho nhau trong những lần gặp gỡ. Ông bà ta vẫn nói “con gái yêu bằngtai, con trai yêu bằng mắt”. Ẩn trong câu nói ấy, ta thấy tình cảm nảy sinh qua cái nhìn là một lẽ hiển
nhiên. Từ ánh nhìn nảy sinh những tình cảm lưu luyến. Khổng Tử cũng từng cho rằng
“có người hiếu học, có người không hiếu học, nhưng không có ai là không hiếu sắc”.Các bậc thánh hiền cũng thường hay lưu truyền câu nói cửa miệng “anh hùng nan quá mĩ nhân quan” ( anh hùng khó qua ải mĩ nhân). Như vậy, niềm yêu mến lẫn nhau giữa nam và nữ từ cái nhìn là điều dễ hiểu.
Có thể nói rằng, mỗi con người chúng ta đều có một giác quan nhạy bén khi đứng trước “một nửa đời mình”. Ngay từ cái nhìn đầu tiên khi gặp người ấy, trong con người ta tự nhiên nảy sinh một cảm xúc kì lạ: đó là niềm cảm mến không thể lí giải và cũng không thể cưỡng lại. Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên chính là vậy.
Hẳn chúng ta vẫn nhớ trong tiết trời xuân xanh, Thúy Kiều và Kim Trọng đã yêu mến nhau ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ. Có lẽ gặp gỡ nhau cũng là duyên, thương mến nhau cũng là nợ. Ấy vậy nên “đôi bên cùng liếc, đôi lòng cùng ưa”, khoảnh khắc thẹn thùng đó được Nguyễn Du ghi lại rất tinh trong cái ngập ngừng, e thẹn, vương vấn:
Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Để rồi sau giây phút gặp gỡ ấy, đôi lứa tơ vương. Nàng băn khoăn: “Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?”. Chàng lại không thôi nhớ nhung cái thuở ban đầu: “Chàng Kim từ lại thư song/Nỗi nàng canh cánh trong lòng biếng khuây”. Ấy là phút lưu luyến giữa tài tử và giai nhân bởi cái tài và sắc, cũng từ đó bắt đầu một thiên tình sử muôn đời.
Trong Mã Phụng-Xuân Hương, ta không khỏi cảm động mối tình giữa cha và mẹ chàng Mã-đó là mối tình đơm hoa kết trái từ tình yêu, sự cảm thương nết người, nết ăn ở. Bà Mã vốn là cô hàng bán rượu xinh xắn, bao người đeo đuổi. Ông Mã Ô, cha mẹ mất sớm, phải sống nghèo khổ một mình. Năm hai mươi tuổi vì nghèo khó, xin đi lính.Cô hàng bán rượu không chê anh nghèo mà ngược lại đem lòng yêu mến
vì thấy chàng đẹp người tốt nết.Tình yêu ấy cũng xuất phát ngay từ những cái nhìn đầu tiên:
Chẳng qua trời đất định toan Thấy chú lính mới lòng càng đã ưa
Chẳng tham áo gấm quần hồng Thấy chú lính mới não nùng vô song (Mã Phụng-Xuân Hương, Khuyết danh)
Đôi khi duyên đến vô tình, đôi khi con người ta chủ động tìm đến với tình yêu, chủ động đi tìm một nửa của đời mình và rồi họ tìm được nhau như duyên định trước. Câu chuyện tình yêu trong Hoàng Trừu chính là vậy. Công chúa nước Nam nhan sắc tuyệt đẹp đương tìm kiếm người chồng ưng ý, Hoàng tử Trung Quốc tìm bạn trăm năm nhưng chưa ai lọt vào mắt xanh. Để rồi, chàng tìm đến nàng, sẵn sàng giả gái nhập cung để được cận kề bên công chúa, bởi lẽ, ngay từ cái nhìn đầu tiên, hoàng tử đã đem lòng yêu mến:
Hoàng Trừu liếc mắt trông vào Môi son mắt phượng má đào tốt tươi
Gương quang ngọc tỏa hoa cười Nào đâu là chẳng não người trượng phu
(Hoàng Trừu, Khuyết danh)
Mối tình trong truyện thơ Hồng Hoan lương sử có khác với những chuyện tình khác: Phiếu Sinh quê ở Hoan Châu, trong dịp nhàn du với bạn bè, được gặp Thi Nhi là một danh ca tài sắc. Họ đem lòng thương mến nhau nhưng chỉ ngầm hiểu, rồi do hoàn cảnh, mỗi người một ngã. Rất lâu sau này, dòng đời xô đẩy mới có dịp gặp lại. Ngay từ lần đầu gặp, Phiếu Sinh cũng đem lòng tơ tưởng Thi Nhi, chàng vương vấn mãi duyên kì ngộ mà băn khoăn:
Phiếu Sinh từ buổi nhàn du, Tưởng như lòng đã hẹn hò với ai.
Người đâu cân sắc cân tài,
Chân mây mặt đất khơi chừng, Biết đâu cá nước chim rừng mà theo. (Hồng Hoan lương sử, Khuyết danh)
Truyện Tây Sương ngợi ca một mối tình đẹp giữa Trương Sinh và Thôi Oanh Oanh cũng bắt đầu từ cái nhìn đầu như thế của người tài tử:
Vừa khi bảng lảng chiều trời, Nhác trông xa thấy một người thần tiên.
Biết đâu là nợ là duyên,
Trời sinh “vưu vật” chi miền nhân gian. Rộn lòng tài tử khôn toan,
Phải làm quen với hồng nhan cho gần ! (Truyện Tây Sương, Lý Văn Phức)
Chàng Tú Uyên và nàng Giáng Kiều trong Bích Câu kỳ ngộ cũng cùng chung một nỗi lòng tương tư:
Vốn mang lắm bệnh Trương sinh
Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao ? Đưa tình một liếc sóng đào
Dẫu lòng vàng đá cũng siêu lọ người. (Bích Câu kỳ ngộ, Vũ Quốc Trân)
Nàng Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cũng đem lòng yêu mến chàng Vân Tiên, trước là vì ơn anh hùng cứu mĩ nhân, nhưng nghe kĩ thì đó lại là cái tình nam nữ rất thật, rất tự nhiên, bởi chính nàng đã thú thật với lòng mình:
Nghĩ mình mà ngán cho mình, Nỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương. (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)
Phương Hoa trong truyện Phương Hoa cũng là cô gái có trái tim nhạy cảm của một người thiếu nữ tuổi yêu đương.Trái tim nàng cũng đã thổn thức từ những phút “người đâu gặp gỡ làm chi”, và nó còn là sự rung động đầy lí trí để nhận ra cái tài của người thương để rồi nàng ưng thuận làm vợ chàng theo lời cha mẹ:
Phỏng đà mặt xứng, lòng ưa, Nên chăng thì nói, chớ chờ lời min.
Phương Hoa liếc mắt mà nhìn, Xem chàng văn mạo, giá nên anh hào
(Phương Hoa, Khuyết danh)
Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên trong Truyện Phan Trần đến với nhau trọn đời cũng bởi lẽ họ yêu mến nhau ngay từ buổi ban đầu. Dẫu hoàn cảnh gặp gỡ ít nhiều có phần trớ trêu hơn so với những câu chuyện tình yêu khác, họ gặp gỡ và nảy sinh tình yêu trong giới nghiêm của giáo lí nhà Phật, trong cửa Thiền, trong cảnh tu tâm muốn dứt nợ tình, nhưng dường như sức mạnh của tình yêu lại khiến họ đạp đổ tất cả bức tường rào ấy để động lòng trần.Ngay khi ánh mắt gặp nhau, Phan đã yêu mến Trần, tất cả tình cảm ấy chàng gói ghém trong một chữ duyên:
Vội vàng làm cách bờ lơ, Đến gần ướm hỏi khách thơ một lời:
“Kể từ đến cảnh Bồng Lai,
May thay đã trộm thấy người tiên cung. Mới hay sắc sắc không không.
Chẳng duyên mà dễ đến vòng trần duyên.” (Truyện Phan Trần, Khuyết danh)
Từ Thức tân truyện là câu chuyện tình giữa Từ Thức và tiên nữ Giáng Hương. Từ Thức vốn là người ở Hóa Châu, làm Tri huyện Tiên Du ( Bắc Ninh ). Năm Quang Thái thứ 19 ( 1936 ), Từ đi chơi hội mẫu đơn, gặp Giáng Hương đang bị nhà chùa bắt giữ vì vô ý làm gãy cành hoa. Từ cởi áo gấm chuộc lỗi cho nàng. Cũng từ lúc đó, Từ Thức say vì vẻ đẹp của Giáng Hương và nàng cũng như chàng , yêu Từ Thức từ cái nhìn đầu tiên:
Thu ba lóng lánh doành sương, Thuyền tình như giục khách sang bến tình.
…Nỗi lòng bối rối nhường tơ, Nửa mừng, nửa sợ, nửa ngờ, nửa tin.
Biết đâu là tục là tiên,
Biết đâu là nợ là duyên nhường nào. …Tuy chưa giáp mặt bày tình, Vì say vẻ phượng, dễ khuynh tơ tầm. (Từ Thức tân truyện, Lê Khắc Nguyên)
Nàng Cúc Hoa trong Phạm Công - Cúc Hoa là một người con gái có trái tim nhân hậu. Ngay từ những ngày đầu biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình Phạm Công,nàng đã đem lòng thương giúp đỡ chàng việc học hành, tình cảm của nàng từ mến, thương rồi nhung nhớ. Tình yêu của nàng dành cho Phạm Công cũng bắt đầu thành hình từ khoảnh khắc rung động khi thấy chàng:
Người hiếu nghĩa nghĩ mà thương Lâu dần lại thấy vấn vương trong lòng
Xa rồi nhớ nhớ mong mong Chập chờn mơ tưởng tơ hồng cùng ai (Phạm Công-Cúc Hoa, Khuyết danh)
Bạch Viên tân truyện là mối tình đẹp giữa Bạch Viên và Tôn Sinh. Bạch Viên là con vượn trắng, vốn là tiên nữ bị đày xuống trần. Một hôm Bạch Viên đến nghe kinh ở chùa Phi Lai, được thầy Huyền Trang cho vào tu ở chùa, lại cho đôi xuyến vàng để đeo. Chẳng bao lâu, Bạch Viên do còn nặng tình duyên nên đã bỏ chùa về chốn Thạch Tuyền cũ. Bấy giờ có chàng Tôn Sinh thi trượt, trên đường về quê bị lạc vào rừng, tình cờ gặp Bạch Viên, lúc ấy biến hình thành một thiếu nữ xinh đẹp . Thấy dung nghi Bạch Viên xinh đẹp, tha thướt, Tôn Sinh sinh lòng thương yêu:
Tôn Sinh ghé liếc dung quang Say sưa Tây Tử mơ màng Chiêu Quân
(Bạch Viên tân truyện, Khuyết danh)
Vân Trung Nguyệt Kính tân truyện cũng không nằm ngoài mạch nguồn xuyên suốt này. Đời Tống, có Vân Trung Nhạn học giỏi, năm 16 tuổi thì cha chết. Trước đó, nhà chàng đã có hẹn ước hôn nhân cho chàng với nàng Thủy Nguyệt, con gái quan Thứ sử họ Dương ở Cẩm Thành. Nay chàng muốn tới đó trọ học và tiện thể thăm dò
hôn ước cũ. Nhà họ Dương thấy Trung Nhạn đến ở thì rất vui mừng, tiếp đãi ân cần và vẫn nhớ hẹn ước cũ.Vân Trung và Thủy Nguyệt gặp nhau, thề ước ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên :
Rượu hoa tiếp chuốc chén quỳnh Lấy tâm tình đợi tâm tình càng say
Chén đưa mừng mặt hôm nay Nghĩa trăm năm cũng một ngày định nên
Đôi ta đã có ước nguyền
Quyền cha mẹ định, nhân duyên là trời (Vân Trung Nguyệt Kính tân truyện, Khuyết danh)
Mặc dù mối tình của họ đã có sự sắp xếp định ước từ trước của hai bên gia đình nhưng đồng thời cũng là tình cảm chân thành từ hai phía chàng và nàng. “Lấy tâm tình đợi tâm tình càng say” chính là vậy. Say vì rượu hoa nhưng cũng chính là say tình từ ánh nhìn đầu cho nhau.
Trương Viên trong Trương Viên truyện là chàng học trò nghèo quê ở Vũ Lăng, cha mất sớm, mẹ già tần tảo nuôi con ăn học. Gần miền có nàng Thị Phương, con gái một Tể tướng đã cáo lão hồi hương, đẹp người đẹp nết. Trương Viên muốn có người giúp đỡ mẹ già nên đã nài nỉ mẹ đến nhà tể tướng xin cưới Thị Phương làm vợ. Tể tướng là người trọng nghĩa khí, quý hiền tài, sau khi nghe mẹ Trương Viên bày tỏ, đã cho gọi Trương Viên đến gặp. Thấy chàng tuấn tú, lại hỏi qua thi phú thấy tinh thông, tể tướng rất hài lòng. Rồi ngài ướm hỏi Thị Phương. Thị phương thấy Trương Viên phong nhã,tài hoa, nàng đem lòng thương rồi ưng thuận.
Mộc mạc, giản dị, tự nhiên và khỏe khoắn là những gì ta có thể cảm nhận khi nói đến những sáng tác dân gian về tình yêu đôi lứa. Ở đó, ta có thể gặp bất cứ đâu một tình yêu nảy nở kì diệu, mạnh mẽ cũng ngay từ những cái nhìn đầu tiên của những con người hiền lành, chân chất. Nó tạo nên vẻ đẹp rất người, rất đậm tình:
Gặp đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không?
-Gặp đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
-Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Ca dao)
Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên là điều tự nhiên nhất mà khó ai có thể lí giải được. Có lẽ vì tình yêu có sức mạnh, độ hút riêng của trái tim những người yêu nhau. Từ chính những cái nhìn đầu tiên ấy mà tình yêu đơm hoa kết trái. Cũng chính sức mạnh tình yêu ấy khiến con người có thể vượt qua được những rào cản tình yêu để chủ động tìm đến với nhau. Ca ngợi tình yêu tự do, những sáng tác về tình yêu đôi lứa đề cao tình cảm tự nhiên ngay từ những giây phút đầu gặp gỡ. Bên cạnh đó, việc xây dựng những hình tượng nhân vật yêu thương nhau tự nhiên, mãnh liệt từ lần đầu gặp mặt, các tác giả đã lên tiếng đả phá sự hà khắc của lễ giáo phong kiến đối với hạnh phúc cá nhân mỗi con người. Bởi lẽ, sống dưới thời phong kiến, phận làm con cái không được quyền tự quyết việc lựa chọn vợ hay chồng mà phải tuân thủ “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Do đó, việc tự ý nảy sinh tình cảm với một ai đó là làm trái với lời dạy bảo của mẹ cha, trái với phép tắc mà xã hội đã ấn định. Đặc biệt là với người con gái, ngay cả một cái liếc mắt nhìn người khác cũng có thể bị xem làkhông đứng đắn. Thế nhưng, ngay trong các truyện Nôm mà ta vừa điểm qua, ta không chỉ thấy hình ảnh các chàng trai đem lòng thương yêu người con gái mà ngược lại, chính các cô gái cũng đáp lại niềm mến mộ ấy. Không chỉ có thế, các nàng, có khi lại chính là người đem lòng ái mộ trước, ví như nàng Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên chẳng hạn.