Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ nôm (Trang 88)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật có sự kết hợp giữa sự giản dị, mộc mạc với nét tao nhã, trang trọng. Ngôn ngữ các tác phẩm giản dị, gần gũi đời sống. Sự giản dị ấy thể hiện qua cách thức bày tỏ tình cảm tự nhiên, chân thành, sử dụng từ ngữ gần lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, những thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian.

Trước hết có thể thấy rằng, đôi lứa yêu nhau rất tự nhiên và chân thành, vì thế lời lẽ họ dành cho nhau cũng theo đó vừa giản dị, lại vừa sâu sắc. Các từ ngữ trong sinh hoạt hằng ngày được vận dụng vào lời ăn tiếng nói của nhân vật. Điều này giúp cho các nhân vật gần gũi hơn, chân chất hơn, tự nhiên hơn. Khi bày tỏ tình cảm, Kiều Nguyệt Nga trao trâm cho chàng Lục Vân Tiên.Thấy chàng làm ngơ, Nguyệt Nga trách một cách thật thà:

Vật chi một chút gọi là,

Thiếp đưa chưa dứt chàng đà làm ngơ Của này là của vất vơ

Lòng chê cũng phải, mặt chê sao đành (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

Những lời nàng nghe chân chất như lời ăn tiếng nói nhân dân ta trong sinh hoạt đời thường, không hề kiểu cách dù nàng vốn là cô gái lá ngọc cành vàng. Nhưng ẩn sâu từng lời nói của nàng, ta vẫn cảm nhận được tấm lòng người con gái đang yêu mà bị khước từ khi giãi bày tình yêu: vừa có cái thẹn thùng khi “lòng chê cũng phải”, vừa có niềm trách móc nhẹ nhàng “lòng ngơ sao đành”,đưa chưa dứt …đà làm ngơ”, và cả chút giận hơn tủi phận khi tự nhận rằng “một chút” “vất vơ”.Vân Tiên cũng trả lời cũng thật thà không kém:

Than rằng : “Đó khéo trêu đây Ơn kia đã mấy, của này rất sang” (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

“Đây”, “đó” nghe mộc mạc mà gần gũi, chàng giải thích lí do chối từ cũng thật hồn nhiên, thật thà: “của này rất sang”.

Ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt hàng ngàycũng đem lại bộ mặt riêng, giọng điệu riêng cho ngôn ngữ nhiều nhân vật. Các tác giả đã đưa vào ngôn ngữ đối thoại, độc thoại những từ ngữ dân dã mang phong cách khẩu ngữ tự nhiên: “giống hôi tanh”, “mắc lận”, “ăn lời”, “quỉ quái tinh ma”, “đồ ma trơi”...Ví như đoạn Thúy Kiều nói về Hoạn Thư trong màn báo ân báo oán:

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. (Truyện Kiều, Nguyễn Du) Hay như đoạn nàng thất thân với Mã Giám Sinh, nàng rằng:

Tuồng chi là giống hôi tanh,

Thân nghìn vàng để ô danh má hồng. (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đặc điểm của lớp từ thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiênnói trên là chúng mang tính miêu tả cụ thể, giàu hình ảnh, có sắc thái biểu cảm hết sức rõ nét, in đậm dấu ấn chủ quan của cá nhân người nói. Điều này góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Chẳng hạn như qua lời nói kể trên của nàng Kiều, ta thấy được thái độ ghê sợ bộ mặt trâng tráo của Mã Giám Sinh. Thực ra, cách nói sử dụng lớp từ thông tục trong khẩu ngữ dân gian thì không phổ biến với các nhân vật chính diện mà chủ yếu là các nhân vật phản diện. Điều này góp phần bộc lộ thật rõ bản chất các nhân vật, cá tính cũng như thái độ của tác giả với các nhân vật. Ví dụ tiêu biểu như nhân vật viên đô đốc trong Sơ kính tân trang, khi cầu hôn Quỳnh Thư bị chối từ, hắn rằng:

Ông nghe thấy nói trái tai

Đây không đáng rể ông già,

Gớm gan đô đốc có là chi mô!

Trẻ đâu phá cửa bay vô,

Nắm bắt ngó thử náu cô chừng nào”.

(Sơ kính tân trang, Phạm Thái)

Qua câu nói của viên đô đốc, ta thấy rõ thái độ hăm dọa của một kẻ cường quyền, tàn bạo, hợm hĩnh và thô tục. Cũng có khi nhân vật chính diện cũng dùng lớp khẩu ngữ tự nhiên. Đó là khi con người phẫn nộ đến tột cùng. Hạnh Nguyên trong Nhị độ mai

khi tỏ sự phẫn uất, bất bình của mình đối với Lư Kỷ hay như khi nàng Ngọc Hoa chứng kiến cảnh chồng chết oan dưới tay vua Trang Vương, nàng phẫn uất xưng hô táo bạo trước mặt vua:

Chồng tao đã thác thiệt thân

Này thiên địa ắt xoay vần mới hay (Phạm Tải – Ngọc Hoa, Khuyết danh)

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao hoặc những hình ảnh mượn từ ca dao mang nội dung đánh giá hiện thực khá rõ rệt. Đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm, các tác giả chẳng những đã tái hiện một cách sinh động đời sống ngôn ngữ tự nhiên của nhân dân ta mà còn làm cho ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật thêm thâm trầm, hàm súc, giàu hình ảnh nhưng vẫn mộc mạc, giản dị. Hoàng tử Hoàng Trừu giãi bày tình cảm bấy lâu đi tìm người tri kỉ với công chúa nước Nam rằng:

Anh còn thiếu kẻ nâng khăn

Dạo tìm đôi chữ Châu Trần xa xôi (Hoàng Trừu, Khuyết danh)

Kẻ nâng khăn” là cách nói dân gian ta chỉ người vợ . Với cách dùng từ như thế, ta hiểu được ý chàng muốn tìm tình yêu đích thực, đồng thời thấy được ý tình của chàng là hoàn toàn nghiêm túc chứ không hề thiếu chín chắn. Chàng cần một người vợ, một người biết sẻ chia và luôn bên cạnh chàng. Đọc đến đây, những câu thơ này dễ khiến

ta nhớ tới lời chàng trai tỏ bày tâm ý với người con gái trong bài ca dao Tát nước đầu đình khi xưa, vừa ý nhị, vừa khéo léo, vừa đượm tình:

Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho

Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo một vò rượu tăm

Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trầm em đeo...

(Ca dao)

Qua lời giãi bày của chàng trai, ắt hẳn không có người con gái nào có thể làm ngơ trước tấm lòng mộc mạc nhưng chân tình ấy. Thêm vào đó, cách xưng “anh” trong lời hoàng tử cũng thật gần gũi với cách xưng hô trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày của người dân. Cách xưng hô này tạo được sự thân mật giữa người nói với người nghe khiến cho câu chuyện trở nên thân mật, tình cảm hơn.

Khi bày tỏ tấm chân tình quyết không thay lòng đổi dạ, bà Mã Ô dùng cách nói ví von rất đơn sơ nhưng ta cảm nhận được sự quyết tâm như nhất qua cách nói của bà:

Một ngày có một buổi mai

Sinh ra phận gái dễ hai đời chồng? (Mã Phụng – Xuân Hương, Khuyết danh)

Từ Hải tỏ tình với Thúy Kiều, chàng rằng:

Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?

Nghe có gì rất gần với cách ướm lòng của chàng trai với cô gái trong ca dao ông cha xưa:

Gặp đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

(Ca dao)

Những lời nói trong sáng bình dị ấy khiến cho các nhân vật dù đứng ở vị trí nào của xã hội cũng đều thân thuộc, gần gũi, dễ bắt gặp bởi cách nói tự nhiên, thông tục mà chân thành.

Thể hiện quyết tâm son sắt với tình, sẵn sàng từ bỏ con đường công danh để đi tìm cho được người tri âm, tri kỷ, Kim Trọng tự nhủ:

Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua

(Truyện Kiều, Nguyễn Du) Đó cũng là sự quyết tâm ta đọc thấy trong câu ca dao:

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,

Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua. (Ca dao)

Đặc biệt, các tác giả đã học ở ca dao, dân ca những hoán dụ, ẩn dụ nghệ thuật tình tứ, duyên dáng, trong đó, có không ít ẩn dụ có nguồn gốc từ văn học viết, nhưng phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của dân gian, quen thuộc với đời sống thực tế của nhân dân ta nên đã thâm nhập sâu vào đời sống văn hóa dân gian Việt Nam. Nhiều ẩn dụ đã trở thành biểu tượng nghệ thuật phổ biến trong ca dao, dân ca, như “trúc - mai”, “bướm - hoa”, “tằm - tơ”, “nhện - tơ”, “thuyền - bến”, “bèo - nước”... Trong đó, những biểu tượng về hoa, trăng, vàng, rồng, sông, nước, ông Tơ - bà Nguyệt, phượng - loan, ong - bướm... nằm trong số những biểu tượng có tần số xuất hiện cao nhất trong ca dao Việt Nam để biểu thị tình yêu đôi lứa hoặc các mối quan hệ đậm nghĩa đậm tình:

-Thiếp như hoa đã lìa cành,

-Con tằm đến thác hãy còn vương tơ

-Từ phen đá biết tuổi vàng,

Tình càng thắm thía, dạ càng ngẩn ngơ. (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Trúc mai loan phượng sánh đôi

Mây mưa đầm ấm mọc chồi quế Yên. (Châu sơ kim kính lục, Khuyết danh)

Bên cạnh sự giản dị, mộc mạc, ngôn ngữ tác phẩm trang nhã. Sự trang nhã góp phần tạo nên bức tranh tình yêu vừa thanh thoát lại tinh tế từ đường nét đến màu sắc như một bức tranh cổ. Vẻ đẹp ấy thể hiện qua cách thức sử dụng các điển cố, điển tích, từ ngữ ước lệ và hệ thống từ Hán Việt.

Ngôn ngữ ước lệ tượng trưng được diễn tả những điều trần tục xem là cấm kị khiến những điều tưởng chừng rất dễ sa vào tục lại được diễn giải rất ý nhị. Như đoạn khi Nhụy Châu hỏi Thể Vân về đêm tân hôn của Thể Vân với Song Tinh:

Nàng rằng ngày đẹp hoa phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đào hoa gặp trận gió giông thế nào ?

(Song Tinh bất dạ, Nguyễn Hữu Hào) Hay khi Kiều thất thân với Mã Giám Sinh:

Tiếc thay một đóa trà mi

Con ong đã tỏ đường đi lối về

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Hay khi Dao Tiên khuyên nhủ Lương Sinh chăm việc học hành, tạm gác chuyện ái ân chồng vợ:

Dám xin tính rộng lo xa Bảng vàng treo đã đuốc hoa vội gì

(Truyện Hoa tiên, Nguyễn Huy Tự)

“Đào hoa gặp trận gió giông”, “ con ong đã tỏ đường đi lối về”, “đuốc hoa”…là những hình ảnh ẩn dụ tinh tế. Tác giả không hề sử dụng những từ ngữ chỉ chuyện ái

ân nam nữ nhưng người đọc đều có thể hiểu được chúng một cách ý nhị. Đó chính là nhờ hệ thống từ ngữ ẩn dụ được tác giả vận dụng.

Góp phần tạo nên sự tao nhã, hoa mĩ trong ngôn ngữ nhân vật còn có hệ thống các điển cố, điển tích, ý thơ trong các sách xưa hoặc trong văn chương hoặc các từ ngữ Hán Việt. Ví dụ như đoạn nàng Dao Tiên bày tỏ tình cảm với Lương Sinh:

Nàng rằng: “Bồ liễu chút thân,

Gió đông những lệ chúa xuân phải phiền.

Trăm năm nhẹ một mảnh nguyền,

Vừng soi đã hổ với trên đỉnh đầu. Thề lòng đợi bến Hà Châu,

Đợi nhau trên Bộc trong dâu ru mà.

Dám xin tính rộng lo xa,

Bảng vàng treo đã, đuốc hoa vội gì.”

(Truyện Hoa tiên, Nguyễn Huy Tự)

Cách nói của nàng vừa thể hiện được lòng son sắt của nàng dành cho Lương Sinh, không những thế, với hai tích “trong bộc”, “trên dâu”, nàng còn khẳng định tình cảm của nàng không phải là thoảng qua, không phải là dễ dãi mà là tình thủy chung, nghiêm túc trăm năm.

Với Thúc Sinh, người đã cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp, ngôn ngữ Thúy Kiều giàu yếu tố ước lệ, quy phạm, sử dụng nhiều từ Hán-Việt: “nghĩa trọng”, “chữ tòng”, “cố nhân”, tích “Sâm, Thương”, … biểu hiện một thái độ, một tình cảm trân trọng.

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non, Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Khi bày tỏ tình cảm với nhau, những điển cố cũng góp phần làm cho lối diễn đạt tình yêu trở nên trang trọng hơn.

Ngôn ngữ trang trọng còn bởi các tác giả sử dụng những thành ngữ Hán Việt:

Để lời thệ hải minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sinh thành (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Hay thành ngữ xen vào giữa lời nói nhân vật:

Tẻ vui bởi tại lòng này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hay là khổ tận đến ngày cam lai

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Thành ngữ ra đời từ điển cố văn học cũng được các tác giả sử dụng: Gương vỡ lại lành (phá kính trùng thiên) (Truyện Kiều), Giơ búa nhà ban (ban môn lộng phũ) (Song Tinh bất dạ)…Song, trong truyện thơ Nôm, chủ yếu các nhà thơ sử dụng thành ngữ Hán -Việt dưới dạng dịch sang tiếng Việt, vừa nhẹ nhàng, thanh thoát, ai cũng có thể hiểu được, vừa khiến cho ngôn ngữ nhân vật thêm hình ảnh, mỹ lệ, khúc chiết mà vẫn hết sức tự nhiên.

Ngôn ngữ nhân vật trong các truyện thơ ta khảo sát có thể nói vừa mang vẻ đẹp gần gũi, vừa trang nhã. Phần lớn các sáng tác truyện Nôm bình dân, ngôn ngữ nhân vật thường mộc mạc, giản dị. Trong khi đó, truyện Nôm bác học chất trang nhã, ngôn ngữ nhân vật có tính ước lệ đậm đà hơn. Tuy nhiên, ở trong từng tác phẩm thuộc cả hai loại truyện vẫn có sự đan xen giữa tính gần gũi, chân chất và tính tượng trưng, cổ điển. Xét trong lời nói của một nhân vật, ngôn ngữ cũng có sự kết hợp giữa hai lớp ngôn ngữ bình dân và bác học. Ta thấy rằng, trong các truyện thơ Nôm, nhân vật chính diện thường có lời ăn tiếng nói đượm màu sắc trang nhã. Nó góp phần làm tăng vẻ tao nhã, tô đậm tính cách nhân vật. Tuy nhiên, ngay cả các nhân vật phản diện, đôi khi cũng dùng những từ ngữ rất mượt mà, hoa lệ. Ví dụ như, ngay trong suy tính của Mã Giám Sinh, một tên trí thức lưu manh, ta cũng thấy có mặt nhiều yếu tố ước lệ:

Đã nên quốc sắc thiên hương,

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Hay như lời mụ Tú Bà khấn thần thánh khi mua Kiều, dỗ ngọt Kiều cũng sử dụng khá nhiều điển tích văn chương:

-Cửa hàng buôn bán cho may,

Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu .

Muôn nghìn người thấy cũng yêu,

Xôn xao oanh yến rập rìu trúc mai . -Một người dễ có mấy thân

Hoa xuân đương nhụy, ngày xuân còn dài

Cũng là lỡ một lầm hai

Đá vàng sao nỡ ép nài mưa mây

Lỡ thân trót đã vào đây

Khóa buồng xuân, để đợi ngày đào non

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Thế nhưng ngay sau lớp vỏ hoa mĩ đó, ta thấy ngay bản chất của nhân vật qua lớp ngôn ngữ cửa miệng của lớp người gian thương, buôn phấn bán son mà chẳng thể nào lẫn vào đâu được. Đó là lời của phường con buôn Mã Giám Sinh:

Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời,

Miếng ngon kề đến tận nơi,

Vốn nhà cũng tiếc, của trời cũng tham.

…Mập mờ đánh lận con đen,

Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi ? (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Là lời mụ chủ lầu xanh buôn thịt bán người -Tú Bà –khi mắng mỏ Kiều:

Con kia đã bán cho ta,

Nhập ra phải cứ phép nhà tao đây.

Lão kia có giở bài bây,

Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe.

Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao?

(Truyện Kiều, Nguyễn Du) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hách Sinh trong truyện Song Tinh bất dạ khi cầu hôn Nhụy Châu không được, hắn nói với Giang Ông bằng những lời lẽ hết sức bất kính:

Mắng rằng : Lão tặc nói năng nhiều lời

Ví so, ai dễ thua ai

Lão chức khoa đài, cha mỗ nguyên nhung

Gớm lờiđáo trác dẻ dung

Trong đời há bượp má hồng ấy vay

(Song Tinh bất dạ, Nguyễn Hữu Hào)

Nhưng khi muốn mượn tay Diêu Doãn để trả thù tư, hắn thuyết phục Diêu Doãn bằng lời lẽ rất tôn trọng cái đẹp :

Vóc mai mình liễu nõn nà

Hoa nhường, trăng thẹn, nhạn sa, cá nhìn

Khuê môn nữ tắc đoan nghiêm

So đường cung Quảng, thác rèm chói trăng

(Song Tinh bất dạ, Nguyễn Hữu Hào)

Sự tương phản trên góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật : tính toán có mục đích.

Thậm chí là ngay trong một đoạn thơ, ngôn ngữ nhân vật cũng có sự hòa quyện giữa tính dân dã, mộc mạc, chân tình với sự tao nhã, hoa mĩ, ví như lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng trong buổi hẹn hò :

Thưa rằng: đừng lấy làm chơi,

Dẽ cho thưa hết một lời đã nao! Vẻ chi một đóa yêu đào,

Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh

Đã cho vào bậc bố kinh, Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầụ

Thì con người ấy ai cầu làm chi ! Phải điều ăn xổi ở thì,

Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày ! Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,

Lứa đôi ai đẹp lại tày Thôi Trương .

Một phần của tài liệu cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ nôm (Trang 88)