Nhân vật

Một phần của tài liệu cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ nôm (Trang 82)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Nhân vật

Nhân vật là trung tâm của câu chuyện. Đối với các truyện thơ Nôm viết về tình yêu đôi lứa, nhân vật nam nữ yêu nhau là đối tượng chính. Ta có thể thấy rằng hai nhân vật nam nữ chính thường là những người khác hẳn nhau về địa vị xã hội và một phần nào về tính cách. Đáng lưu ý là mặc dù địa vị và tính cách trái ngược nhau nhưng họ lại có trái tim đồng cảm sâu sắc. Trong đó cô gái là người có nhiều điểm nổi bật hơn. Điều này có phần nào xuất phát từ tấm lòng trân trọng và bênh vực người phụ nữ, vì thế nên các nhân vật nữ được xây dựng tập trung hơn cả về ngoại hình lẫn tính cách, hành động.

Ông cha ta thường nói trai tài gái sắc. Nguyễn Du cũng từng viết trai anh hùng, gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng. Ca ngợi tình yêu nam nữ, các tác giả xây dựng những hình tượng nhân vật nam thanh nữ tú tài sắc xứng đôi. Ở mỗi nhân vật là vẻ đẹp bên ngoài, tâm hồn bên trong và cái tài hơn người. Tình yêu được ươm mầm từ sự lưu luyến nhau về sắc, yêu mến nhau về tài và đồng cảm, đồng điệu với nhau. Sắc chính là nét đầu tiên được các sáng tác chú ý, nhất là vẻ đẹp của người con gái. Có khi đó là vẻ đẹp yểu điệu, khuê các như nàng Thôi Oanh Oanh trong Truyện Tây Sương:

Người đâu yểu điệu thanh tân Vẻ hoa đằm thắm sắc xuân não nùng

Nghiêng mình uốn éo gió đông Khúc rồng khi lượn, cánh hồng khi bay

Mấy cành thoa ngọc lung lay Mày trăng vằng vặc, tóc mây rà rà

Ngập ngừng khi nói chửa ra

Thức hồng hớn hở, miệng hoa khêu cười (Truyện Tây Sương, Lý Văn Phức) Khi là vẻ đẹp mặn mà sắc sảo như cô Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm kiễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Vẻ đẹp có khi đài các như nàng công chúa trong truyện Hoàng Trừu:

Môi son mắt phượng má đào tốt tươi Gương quang ngọc tỏ hoa cười

(Hoàng Trừu, Khuyết danh)

Có khi lại là vẻ đằm thắm, dịu dàng, chân chất, mộc mạc hơn như nàng Cúc Hoa:

Cúc Hoa tính nết dịu hiền Con quan tri phủ giá nên ngọc ngà

Ngời ngời độ tuổi mười ba Mi cong, mắt sáng, làn da mịn hồng (Phạm Công – Cúc Hoa, Khuyết danh)

Hầu hết các cô gái đều là những người thuộc gia đình giàu có hoặc có địa vị cao trong xã hội. Mặt khác, bên cạnh sắc đẹp, các nàng còn là những người có tài năng. Ví như nàng Thúy Kiều:

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều, Nguyễn Du) Hay như nàng Cúc Hoa:

Kinh sử thuộc hết làm lòng

Thầy cho thay mặt dạy trong học đường (Phạm Công – Cúc Hoa, Khuyết danh)

Vương Thị trong Phù dung tân truyện

Giá so ả Tạ, nàng Ban kém gì? (Phù dung tân truyện, Trúc Lâm Cư Sĩ) Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên :

Đã mau mà lại thêm hay, Chẳng phen Tạ nữ cũng tày Từ phi. (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

Tài năng của các nàng còn được thể hiện ở khả năng làm thơ hay thưởng thức, đánh giá thơ văn. Ví như nàng Quỳnh Nương và chàng Phạm Tải trong Sơ kính tân trang, họ yêu và hiểu nhau là qua từng trang thơ, thư từ gửi gắm hay như em nàng là Nhụy Châu (do Quỳnh Nương đầu thai) cũng yêu mến chàng Phạm Tải qua những lần đối ẩm thơ văn. Trong Truyện Hoa Tiên, tài năng của nhân vật nữ thể hiện qua một bài thơ nhỏ mang tên “Trì liễu”được hết thảy mọi người khen ngợi.

Song song đó, các chàng trai cũng là những người có tài đức và phong thái. Chàng Kim Trọng trong buổi đầu gặp gỡ với Thúy Kiều được tác giả giới thiệu và miêu tả rất đẹp. Chàng vừa là người tài mạo song toàn lại vừa là người có gia thế hiển hách:

Nguyên người quanh quất đâu xa Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

Nền phú hậu, bậc tài danh

Văn chương đất nết, thông minh tính trời Phong tư tài mạo tót vời

Vào trong nho nhã ra ngoài hào hoa (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Tuy nhiên phần đông các nhân vật nam trong câu chuyện tình yêu đều là người tuy tài đức nhưng nghèo khó. Có khi sự nghèo khó là từ khi sinh ra gia cảnh xưa nay vốn nghèo nhưng phần lớn là do sa cơ thất thế nên từ chỗ giàu có trở nên vất vả long đong. Ví như chàng Tống Trân, cha mẹ chàng vốn là người khá giả, thường hay giúp đỡ người nghèo nhưng không có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn cho thái tử xuống đầu thai làm con. Từ khi chàng ra đời, gia đình sa sút:

Ai hay tạo hóa cơ cầu

Có con hết của thêm đau tấm lòng Tống Trân số phận long đong Lên ba bỗng bị nhà thông chầu trời

Mẹ già con bé thương ôi Kém bề no ấm ngậm ngùi xót thay

Xin ăn đắp đổi qua ngày

Độ thân rau cháo, ngày ngày nuôi nhau (Tống Trân – Cúc Hoa, Khuyết danh)

Tuy khác nhau về địa vị xã hội nhưng nhân vật đều là những người có phẩm chất tốt. Họ đều là những người có tấm lòng hiếu nghĩa với mẹ cha sinh ra mình, hiếu thuận với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ. Với người yêu, họ thủy chung son sắt, không vì lợi quên tình, dám chủ động đến với tình yêu, dám đấu tranh, dám hi sinh để bảo vệ tình yêu của mình. Tính cách các nhân vật vì thế cũng được xây dựng đậm nét. Tính cách được thể hiện qua tiếng nói và hành động của họ. Đôi khi, chỉ một câu nói, người đọc vẫn có thể cảm nhận được cá tính, cảm xúc của nhân vật, ví dụ như, sự mạnh mẽ, cương quyết thể hiện trong câu nói của nàng công chúa trong truyện Thạch Sanh khi nàng bày tỏ tình cảm với người đã cứu nàng thoát khỏi nguy hiểm, muốn kết nhân duyên cùng chàng:

Đáp rằng: “Cảm nghĩa ơn chàng cứu em, Thiếp xin kết nghĩa lương duyên,

(Thạch Sanh, Khuyết danh)

Phải nói rằng nàng là người rất mạnh mẽ, táo bạo bởi với cương vị là một công chúa, đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến, mặt khác lại là phận gái, nàng dám vượt qua giáo lí hà khắc của phong kiến để mạnh dạn bày tỏ tình cảm với chàng trai mà chưa hề được sự cho phép của cha nàng. Thêm vào đó, khi nàng biết tin về việc cha nàng hứa gả nàng cho Lí Thông, thay vì chấp nhận lệnh cha hoặc là thái độ than thân tủi phận ngậm ngùi, nàng lại thay đổi ngay giọng điệu, từ chỗ đang rất nhún nhường

trước người yêu, xưng em, nàng chuyển sang cách nói trịnh trọng, xưng tôi, quyết tâm gìn giữ tình yêu dành cho Thạch Sanh, bất chấp lời định ước của cha nàng.

Nàng rằng: “Dẫu việc triều đình Thì tôi cũng kết duyên lành từ đây”

(Thạch Sanh, Khuyết danh)

Sự mạnh mẽ còn có thể thấy qua hành động thẳng thắn vạch trần sự xấu xa của lũ vua quan háo sắc. Nàng Ngọc Hoa trong Phạm Tải - Ngọc Hoa đã bất chấp nguy hiểm tính mạng, đối diện với vua Trang Vương, vạch trần sự háo sắc của hắn:

Hiếm chi cung nữ trâm anh, Mà người lại phải ép tình tôi chi! (Phạm Tải - Ngọc Hoa, Khuyết danh)

Khi Phạm Tải, chồng nàng, bị Trang Vương bức hại mà mất mạng, nàng căm phẫn đến tuột độ, lời nói của nàng như lời thách thức với toàn bộ guồng máy thống trị phong kiến:

Chồngtao đã thác thiệt thân Ắt là thiên địa xoay vần mới hay (Phạm Tải - Ngọc Hoa, Khuyết danh)

Không chỉ mạnh mẽ, cương quyết, táo bạo, những nhân vật nữ trong các tác phẩm còn là những cô gái rất chu đáo, biết yêu thương và quan tâm đến người mình yêu, hiếu thuận với cha mẹ già, ví như nàng Cúc Hoa: nàng tình nguyện làm lụng vất vả để chăm lo cho chồng học hành, phụng dưỡng mẹ chồng. Điểm nổi bật nhất ở các nhân vật có lẽ chính là đức hi sinh và sự thủy chung. Các nhân vật sẵn sàng chịu đựng mọi nỗi đau đớn về thể xác, thậm chí là cả cái chết nhưng tâm ý thủy chung với người yêu nhất định không thay đổi.

-Chồng tôi đi bộ bên ngoài Tôi mà lên kiệu nỡ hoài tao khang

-Lấy uy mà ức hiếp lòng Thời tôi tự vẫn cam lòng cho phu

-Khăng khăng nàng quyết một lòng Cầm dao lá trúc xuyên thông ngang hầu

(Phạm Tải-Ngọc Hoa, Khuyết danh)

Không phải tác phẩm nào tâm lý nhân vật khi yêu cũng được thể hiện đậm đà như nhau nhưng những cung bậc xúc cảm trong lòng của mỗi đôi lứa yêu nhau cũng hiện lên rất rõ qua từng tác phẩm từ lưu luyến, nhớ, trăn trở, mong chờ, hờn oán, trách…. Điều này góp phần khắc họa nhân vật rõ nét: lẩy ra một ví dụ như nàng Thúy Kiều. Ta thấy nàng tương tư chàng Kim ngay sau lần đầu gặp gỡ, băn khoăn về duyên nợ giữa hai người, nguyện chung tình với chàng, khi nàng lâm vào cảnh truân chuyên thì nàng vẫn nghĩ về Kim Trọng và mong sao cho chàng Kim hạnh phúc, lo lắng cho chàng, đau đớn khi phải rời xa chàng, căm giận Sở Khanh, Mã Giám Sinh đã lừa nàng vào cảnh đa đoan, cương quyết báo ân báo oán những người gieo ân, gieo oán trong cuộc đời nàng…

Có thể nói trong truyện thơ Nôm,tình yêu luôn đi đôi giữa lời nói và hành động.Hành động của họ trước hết là cứu giúp gia cảnh người yêu trong lúc nghèo khó. Họ yêu bằng hành động, khi tìm được người thương, họ bất chấp cha mẹ chưa ước gả để chủ động thề nguyền đính ước cùng nhau. Rồi tình yêu của họ phải trải qua bao khó khăn và thử thách, khi đó, chính họ lại bằng hành động của mình đấu tranh bảo vệ tình yêu: có khi là bất chấp nỗi đau thể xác mà gánh chịu cực hình chứ quyết không phụ tình, khi là từ bỏ mọi danh lợi, thậm chí là họ lấy cái chết để giữ gìn tình yêu trong sáng, thủy chung. Họ tìm cách để bảo vệ người yêu từ việc dám đứng lên chỉ trích kẻ rắp tâm phá vỡ hạnh phúc của họ như nàng Ngọc Hoa chỉ trích vua Trang Vương, họ tìm kế minh oan cho chồng và gia đình chồng như nàng Phương Hoa, lặn lội tìm người yêu như chàng Kim Trọng, Phạm Công…Từ những biến cố đó, ta mới thấy được hết bản lĩnh phi thường của họ. Họ yêu và hành động vì tình yêu.

Trong tương quan so sánh giữa nhân vật nữ và nhân vật nam trong những câu chuyện tình yêu, ta có thể thấy được sự chủ động và hành động có phần nghiêng mạnh về phía các nhân vật nữ. Mặt khác như đã nói ở trên, sự chủ động trong tình yêu của các nàng và hạnh phúc trọn vẹn mà các nàng đạt được là minh chứng hùng

hồn nhất cho việc phái nữ có quyền tự do bình đẳng trong tình yêu. Tiếng nói và hành động của họ đi cùng với chiến thắng trong tình yêu sẽ tạo nên niềm tin bất diệt vào sức mạnh tình yêu chân chính của con người, chống lại các thế lực muốn chà đạp lên quyền nhân văn đó.

Một phần của tài liệu cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ nôm (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)