0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Khát vọng tình yêu đẹp

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 70 -70 )

7. Kết cấu luận văn

2.3.1. Khát vọng tình yêu đẹp

Khao khát có một mối tình đẹp, biết trân trọng, chờ đợi,nâng niu, gìn giữ cho nhau từ những phút giây đầu tiên là biểu hiện khát vọng tình yêu đẹp. Tình yêu đẹp còn là tình yêu biết vun vén cho hạnh phúc tương lai lâu dài chứ không chỉ là thoáng vui hiện tại. Tình yêu đẹp là đích đến thiêng liêng mà đôi lứa yêu nhau chân thành luôn hướng tới. Đó cũng là điều mà các tác giả của chúng ta ngợi ca. Có thể nói rằng những câu chuyện tình yêu trong các sáng tác truyện thơ Nôm mang một vẻ đẹp tinh khôi như thế.

Điều đáng quý ở chàng Mã Phụng là chàng luôn chờ đợi Xuân Hương trong im lặng, mãi đến khi Mã Phụng thi đỗ thám hoa, Xuân Hương mãn tang cha, chàng mới phân trần tình cảm với nàng:

Nay tôi nói thực nàng hay Thương nàng từ ngày tuổi mới lên ba

Nên tôi mới dám sẽ phân cùng nàng Lương duyên trời sẽ định toan Hai ta kết nghĩa đá vàng trăm năm

Hai ta kết nghĩa sắt cầm

Nàng ơi nàng chớ lưỡng tâm thế nào?

(Mã Phụng – Xuân Hương, Khuyết danh)

Tình yêu mà Mã Phụng dành cho Xuân Hương được vun vén qua từng tháng ngày chờ đợi nhau, thương mến nhau.

Chàng Kim Trọng say đắm Thúy Kiều, muốn gần người thương âu yếm:

Sóng tình dường đã xiêu xiêu Xem trong âu yếm có chiều lả lơi

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Kiều một mực chung tình với chàng nhưng nàng không hề dễ dãi đánh mất bản thân, nàng rằng:

Thưa rằng đừng lấy làm chơi ….Đã cho vào bậc bố kinh Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Yêu là giữ trọn tình cảm và gìn giữ cho nhau sự trong trắng của mối tình. Chính vì lẽ ấy, nghe lời nàng tâm tình, Kim Trọng càng thêm yêu Kiều vì nét đẹp đoan chính:

“Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân”. Trân trọng người mình yêu mà biết giữ gìn để tình yêu luôn trong trắng vẹn nguyên là điều đáng quý. Kim Trọng yêu Thúy Kiều ở tấm lòng hiếu nghĩa chung tình, chàng không hề hờ hững khinh khi mà ngược lại thêm yêu Kiều sâu sắc sau những phong trần mà nàng phải nếm trải, chàng rằng:

Xưa nay trong đạo đàn bà Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường

Như nàng lấy hiếu làm trinh …Hoa tàn mà lại thêm tươi

Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Tình yêu Kim Trọng dành cho Thúy Kiều nói riêng, tình yêu Nguyễn Du dành cho biết bao thân phận người phụ nữ nói chung đã giúp tác giả thể hiện một cái nhìn mới mẻ khi nhìn nhận giá trị con người. Con người đáng trân trọng nhất là ở phẩm chất. Đồng thời, ta thấy được vẻ đẹp của tình yêu đích thực: Đó là sự trân trọng con người và một tình yêu cao thượng. Cách nhìn của Kim Trọng đầy nhân đạo, thắm tình. Với chàng, tình yêu mà chàng dành cho Kiều là sự trân trọng phẩm giá và nhân cách, không phải thứ tình yêu vị kỉ, xác thịt, chỉ nghĩ cho bản thân. Chữ trinh đối với chàng có một chuẩn mực đánh giá khác. Đó chính là sự trong trắng của tâm hồn, là sự hi sinh, là chữ hiếu chữ tình sâu sắc, thủy chung. Quan niệm ấy hòa cùng tiếng thơ nhân đạo trong ca dao của ông cha ta thuở xưa:

Con nàng những trấu cùng tro Ta đi xách nước tắm cho con nàng

(Ca dao)

Yêu là luôn nghĩ, luôn sống vì người mình yêu, sẵn sàng hy sinh và làm mọi điều để người mình yêu được hạnh phúc. Tình yêu mà Kim dành cho Kiều cũng vậy. Kiều yêu Kim Trọng và tha thiết nghĩ cho người mình thương, không muốn làm chàng luống thẹn với người đời.Nàng rằng:

Người yêu ta xấu với người Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Có thể thấy nàng là một người con biết hi sinh, biết nghĩ cho người khác, đặc biệt là trong tình yêu.

Tình yêu giữa nàng Thi Nhi và Phiếu Sinh trong Hồng hoan lương sử cũng ghi lại những biểu hiện tình yêu rất đẹp. Thi Nhi đưa Phiếu Sinh về chăm sóc. Họ khao khát âu yếm:

Cửa ngoài oanh yến xôn xao,

Bên song bóng ngựa lòng nào chẳng xuân. Khát khao bể ái nguồn ân,

Ngẩn ngơ dạ thiếp dư trăm thế tình. Rắp, mong trọn chữ gia đình, Bể Đông tát cạn bất bình cũng hay. (Hồng hoan lương sử, Khuyết danh)

Dù vậy, họ vẫn giữ đúng giao ước nghiêm ngặt: “Chưa đạt vận, hãy hoãn giờ đuốc hoa”. Và cũng vì biết gìn giữ cho nhau mà họ càng thêm trân trọng nhau:

Lời oanh năn nỉ trước sau,

Chàng nghe chàng cũng đổi sầu làm tươi. Nghĩ mình thêm thẹn mình thôi, Ngờ đâu thục nữ vốn người cao minh.

Đã lòng quyết chí đua tranh Thì xin trân trọng đinh ninh với lòng.

(Hồng hoan lương sử, Khuyết danh)

Công chúa trong truyện Lý Công hết lòng yêu mến và giúp đỡ chàng Lý học hành, mong chàng sớm ngày thành danh. Nàng thậm chí cho phép chàng được ra vào trong cung để tiện việc kinh sử. Tuy nhiên, nhất định không để nàng và Lý Công gặp nhau. Bản thân nàng lo lắng nhan sắc nàng có thể khiến chàng sao nhãng việc học. Nàng biết lo nghĩ xa cho tương lai của người nàng thương. Khi cha nàng giận dữ bắt nàng và Lý Công thả bè trôi sông. Bè trôi sang nước Hung Nô, công chúa mở quán bán hàng tại đó. Nàng khuyên Lý Công hãy gác việc tình ái mà lo việc học hành. Tình yêu với nàng công chúa không chỉ là biết vui hưởng hạnh phúc hiện tại mà còn là biết vun vén hạnh phúc cho tương lai. Đó là một tình yêu đẹp và bền vững.

Nàng Dao Tiên trong Truyện Hoa tiêncũng khuyên nhủ gửi gắm Lương Sinh:

Nàng rằng : “Bồ liễu chút thân Gió đông những lệ chúa xuân phải phiền

Trăm năm nhẹ một mảnh nguyền Vừng soi đã hổ với trên đỉnh đầu

Thề lòng đợi bến Hà Châu Đợi nhau trên bộc trong dâu ru mà

Dám xin tính rộng lo xa

Bảng vàng treo đã, đuốc hoa vội gì” (Truyện Hoa tiên, Lý Văn Phức)

Trong Mã Phụng - Xuân Hương, ông Mã chinh chiến chốn biên cương không biết ngày nào trở về. Bà Mã một mình ở nhà chờ chồng, chăm sóc mẹ già. Thương vợ còn trẻ, nhan sắc mặn mà lại phải sống cảnh cô đơn, không người quan tâm. Ông sẵn sàng để vợ đi lấy người khác, chỉ mong bà được hạnh phúc. Hành động của ông thể hiện một cái nhìn rất mới dưới thời phong kiến. Quan niện phong kiến xưa cho rằng “trai thời tam thê tứ thiếp/ Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”. Việc làm của ông chứng tỏ ông rất yêu thương vợ và nghĩ cho người vợ của mình, tình yêu ông dành cho bà không hề vị kỉ.

Đôi lứa yêu nhau mỗi người một cách thể hiện nhưng làm sao để đôi lứa có một tình yêu đẹp viên mãn thật không dễ dàng, nhất là khi tình yêu ấy phải trải qua bao sóng gió. Qua từng câu chuyện tình yêu, ta như học thêm được một cách sống, cách nghĩ, cách hành động đẹp trong tình yêu mà cha ông ta gửi gắm. Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay, khi cuộc sống ngày càng trở nên hối hả và đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, bài học về tình yêu đẹp càng có ý nghĩa sâu sắc hơn với họ. Yêu là biết nghĩ cho nhau, gìn giữ để tình yêu luôn đẹp.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 70 -70 )

×