Nếu ở giai đoạn trước các tácgiả lấy cảm hứng đạo đức, cảm hứng yêu nước… làm cảm hứng chủ đạo trong các sángtác của mình, thì giai đoạn văn học những năm đầu thế kỷ XX này, các tác giả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 21.1.1 Khái niệm về cảm hứng sáng tác
1.1.2 Khái niệm về cảm hứng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo
1.1.2.1 Khái niệm về cảm hứng tư tưởng
1.1.2.2 Khái niệm cảm hứng chủ đạo
1.2.3.2 Đời sống văn hóa giáo dục
1.2.3.2.1 Đời sống tư tưởng và văn hóa
1.2.3.2.2 Vấn đề giáo dục
1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Tốn
1.3.1 Cuộc đời
1.3.1.1 Xuất thân
1.3.1.2 Trải qua nhiều nghề
1.3.1.3 Viết văn, làm báo
1.3.1.4 Làm chính trị
1.3.1.5 Ngoại hình và tính cách
1.3.2 Sự nghiệp
CHƯƠNG 2 CẢM HỨNG THẾ SỰ QUA NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY TỐN
Trang 32.1 Những vấn đề thế sự
2.1.1 Vấn đề đạo đức và lối sống
2.1.1.1 Các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo
2.1.1.2 Chuyện lường gạt phổ biến
2.1.1.3 Xã hội phổ biến lối sống ăn chơi
2.1.2 Hiện thực về giai cấp thống trị đương thời
2.1.2.1 Quan lại vô trách nhiệm
2.1.2.2 Quan lại bị tha hóa
2.1.3 Đời sống kinh tế nghèo nàn, lạc hậu
2.2 Quan điểm của nhà văn trước vấn đề thế sự
2.2.1 Những lý giải của nhà văn về vấn đề thế sự
2.2.2 Cách giải quyết cho vấn đề thế sự
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG THẾ SỰ
3.1 Ngôn ngữ
3.2 Nhân vật
3.3 Kết cấu truyện
3.4 Chi tiết nghệ thuật
3.5 Thời gian nghệ thuật
3.6 Không gian nghệ thuật
PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian được học tập trên giảng đường đại học, người viết đã được tiếpthu rất nhiều kiến thức quý báu từ thầy cô Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứucủa sinh viên năm cuối, để đánh giá quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của sinh viên
Trang 4Để thực hiện được công trình nghiên cứu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, tìm tòi và sángtạo của sinh viên Trên trang viết đầu tiên này, người viết xin được chân thành cảm ơn côHuỳnh Thị Lan Phương - người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ hoàn thànhluận văn này Đồng thời, người viết cũng xin được cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong bộmôn Ngữ Văn - Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, cùng quý thầy cô bộ môn Sưphạm Ngữ Văn - Khoa Sư Phạm, những người đã dìu dắt, truyền đạt những kiến thức bổích để người viết có được mọi điều kiện thuận lợi nhất khi thực hiện luận văn Xin cảm ơnquý thầy cô trong Trung tâm học liệu, Thư viện Khoa Sư Phạm đã giúp đỡ trong suốt quátrình sưu tầm và nghiên cứu tài liệu Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chịcủa Thư viện Thành phố Cần Thơ đã cung cấp tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu.Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người thân yêu và bạn bè xung quanh
đã động viên, chia sẻ và luôn đứng sau ủng hộ để tiếp thêm nhiệt thành cho người viếthoàn thành luận văn này
Do khả năng hiểu biết kiến thức còn hạn chế và trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm tàiliệu còn gặp nhiều khó khăn nên khi luận văn này hoàn thành vẫn không tránh khỏi nhữnghạn chế và thiếu sót nhất định Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự thông cảm củaquý thầy cô Bên cạnh đó, người viết cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từthầy cô và các bạn sinh viên để luận văn này được hoàn chỉnh hơn
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 04 tháng 05 năm 2011
Lê Xuân Trang
Trang 6phải dừng lại để nghĩ suy, trăn trở Vấn đề thế sự là một trong những vấn đề được ngườiđọc quan tâm nhiều nhất Đặc biệt hơn cả là đối với người cầm bút, bởi họ là những ngườiluôn nhạy cảm trước thời cuộc Và bởi vì một lẽ, để tạo nên những tác phẩm có giá trị lớnlao thì tác phẩm đó phải mang tính hiện thực xã hội, gần gũi với thực tế đời sống và phảnánh chân thực những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống Nếu ở giai đoạn trước các tácgiả lấy cảm hứng đạo đức, cảm hứng yêu nước… làm cảm hứng chủ đạo trong các sángtác của mình, thì giai đoạn văn học những năm đầu thế kỷ XX này, các tác giả ở hai miềnbắt đầu nói nhiều về hiện thực cuộc sống và hướng đến những vấn đề thế sự Đó cũngchính là một phần trong sự đổi mới về cảm hứng sáng tác của văn học thời kì này.
Nhìn lại chặng đường phát triển của văn học giai đoạn 1900 - 1930, ta thấy đây làgiai đoạn đất nước có nhiều chuyển biến phức tạp nhất về các vấn đề kinh tế, chính trị, xãhội và cả về văn học Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mở đầu và phát triển của truyệnngắn Việt Nam hiện đại Truyện ngắn thời kì này trở thành phương tiện đắc lực trong việcphản ánh hiện thực cuộc sống Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX được tái hiệnmột cách sinh động, đa chiều, đa diện Cùng viết về vấn đề thế sự, mỗi tác giả sẽ có cáchthể hiện ở mỗi lĩnh vực riêng và đưa ra cách lí giải riêng Theo dòng chảy của lịch sử, cáctác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lựa khắc nghiệt của dòng chảy thờigian và có những tác phẩm bị rơi vào quên lãng Bên cạnh đó, cũng có một số nhà vănvẫn đứng vững trên con thuyền xuôi dòng chảy thời gian này - họ sống mãi trong lòngngười đọc qua nhiều thế hệ Một trong những người đó là nhà văn Phạm Duy Tốn -người có nhiều đóng góp cho truyện ngắn giai đoạn này và viết nhiều về cảm hứng thế
sự, “một trong những nhà văn có công xây dựng nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam thuở
ban đầu” [25;144] Mặt khác, người viết nhận thấy nhà văn Phạm Duy Tốn có rất nhiều
đóng góp cho văn học giai đoạn này ở sự sáng tạo và những yếu tố cách tân về cả nội
dung lẫn nghệ thuật nhưng chưa được các tác giả nói đến Nghiên cứu về vấn đề “cảm
hứng thế sự trong truyện ngắn Phạm Duy Tốn” sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về những vấn đề
thế sự, đồng thời công việc này còn giúp ta thấy được quan niệm của nhà văn về nhữngvấn đề thế sự, cũng như nhận ra những đóng góp cho truyện ngắn nói riêng và nền vănhọc Việt Nam nói chung trong bước đầu đổi mới
Trang 7Mặt khác, do yêu thích thể loại truyện ngắn và đặc biệt quan tâm đến những vấn đềthế sự của xã hội trong thời buổi đất nước đang có những biến đổi lớn cả về mặt đời sốngchính trị cũng như kinh tế, văn hóa, giáo dục… người viết chọn đề tài này mong muốntìm hiểu rõ hơn về những điều văn học và xã hội đã trải qua trong lịch sử.
2 Lịch sử vấn đề
Nhà văn Phạm Duy Tốn - một trong những tác giả được phong là “chiến sĩ tiên
phong trong địa hạt văn xuôi hiện đại” [27;7] Ông đã có những đóng góp rất lớn trong
quá trình hiện đại hóa truyện ngắn dân tộc vào những năm đầu thế kỷ XX Trong nhiềutác phẩm của Phạm Duy Tốn, hiện thực xã hội được thể hiện một cách sinh động, đa dạng
và phong phú Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn cùng những tác phẩm củaông
Trước 1945, công trình nghiên cứu về văn học giai đoạn giao thời chưa nhiều, nhữngthành tựu của truyện ngắn thời kì này chưa được nhìn nhận đúng như những gì nó đã có.Nên chỉ có những công trình nghiên cứu khái quát điểm qua một vài nội dung của tácphẩm tiêu biểu chứ chưa đi sâu vào từng khía cạnh, nội dung phản ánh
Nguyễn Văn Cổn trong công trình Thi nhân Việt Nam, trích lục và giảng giải [2] đã đánh giá về tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: “Bài này (Sống chết mặc
bay) so với các bài trên kia (của các tác giả khác, như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bình…) đã tiến bộ rất nhiều và có thể được gọi là một bài văn có giá trị” [2;224].
Đến năm 1960, trong Nhà văn hiện đại [23], Vũ Ngọc Phan đã nhận định về lối văn
của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học, qua đó ông đánh giá cao về văn của Phạm DuyTốn, tác giả có một lối văn linh hoạt hơn hẳn Nguyễn Bá Học và đem so với văn chươngthời bấy giờ không kém xa mấy tí Vài ba truyện ngắn của ông đăng trên tạp chí Nam
Phong, như Sống chết mặc bay và Con người Sở Khanh, mà ngày nay nhiều người vẫn
còn nhớ đến, đã được coi một trong những truyện tả chân tuyệt khéo
Thanh Lãng trong công trình nghiên cứu Bảng lược đồ văn học Việt Nam [14] Ở bài
này, Thanh Lãng có bài đánh giá về Phạm Duy Tốn cùng với sự tiến bộ cũng như những
đóng góp của ông: “Về mặt tư tưởng, nếu nhà văn cổ điển đòi hỏi con người ta phải
Trang 8thuận chiều theo xã hội, theo tập tục, theo giai cấp, theo tôn ti, thì Phạm Duy Tốn là người bất mãn, căm hờn nó, muốn đập cái hiện tại mà ông cho là thối nát”.[14;494]
Trong Văn học sử yếu [9], Dương Quảng Hàm có giới thiệu đôi nét về cuộc đời nhà văn: “Có viết nhiều bài luận thuyết và sở trường về lối hài văn và đoản thiên tiểu
thuyết”.[9;425]
Còn trong quyển Lịch sử Văn học Việt Năm tập 4B [1], của hai tác giả Lê Trí Viễn
và Nguyễn Đình Chú, đã khái quát bối cảnh xã hội của Việt Nam ảnh hưởng đến sáng tác
của các nhà văn miền Bắc, trong đó hai ông đánh giá cao tác phẩm Sống chết mặc bay của
Phạm Duy Tốn bởi nó đã phản ánh chân thực và sinh động bối cảnh lúc bấy giờ
Ngoài ra, còn có một số tạp chí văn học sau năm 1976 về những đóng góp của Phạm
Duy Tốn Trong Tạp chí văn học số 6 năm 1987, bàn về vấn đề Bước đầu tìm hiểu truyện
ngắn trên Tạp chí Nam Phong [12], tác giả có tìm hiểu đôi nét về những giá trị của truyện
ngắn Sống chết mặc bay nhưng chưa thật sự đầy đủ.
Trên Báo Văn số 58, tháng 8 năm 1996, xuất hiện công trình nghiên cứu về Phạm Duy Tốn mang tên: Phạm Duy Tốn, người phu kéo cổ xe văn xuôi quốc ngữ lên dốc [4]
của Trung Phương Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá cao những đóng góp của PhạmDuy Tốn đối với việc phát triển nền văn xuôi quốc ngữ
Tạp chí văn học số 3 [17] năm 1999 có nói về “ Đóng góp của Phạm Duy Tốn” đối
với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời Trong công trình nghiên cứu của Vũ Tuấn
Anh, Bích Thu, quyển Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945
[28] là tập hợp đầy đủ nhất những truyện ngắn Việt Nam hiện đại của đầu thế kỷ XX Tuychỉ là những tóm tắt nhưng phần nào cũng có những đóng góp vào sự phát triển của vănhọc
Đến công trình nghiên cứu “ Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả cùng thời” [22], của hai tác giả
Nguyễn Văn Nở và Huỳnh Thị Lan Phương khi bàn đến hiện thực về giai cấp phong kiến
thống trị đương thời, đồng thời có nhận định giá trị của truyện ngắn Sống chết mặc bay :
“Nhiều nhà văn miền Bắc và Hồ Biểu Chánh chưa đạt được thành công như Phạm Duy
Tốn, một tác giả truyện ngắn cùng thời, đã tạo nên một hoàn cảnh điển hình như trong
Trang 9Sống chết mặc bay để làm nổi bật hình tượng nhân vật quan lại vô trách nhiệm, bàng quan trước nỗi khổ của dân nghèo” [22;44]
Nhìn chung, viết về Phạm Duy Tốn và các tác phẩm của ông, các nhà nghiên cứu chỉ
đi sâu vào một khía cạnh nào đó, chưa đi sâu vào vấn đề thế sự mà tác giả đặt ra qua cáctác phẩm của mình Tuy nhiên có thể nhìn nhận rằng những cứ liệu trên là nguồn tài liệuphong phú cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu về tác giả Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp,
sự hiểu biết chưa thật vững vàng nhưng người viết hy vọng với đề tài này sẽ góp phần vàokho tài liệu tìm hiểu và nghiên cứu về nhà văn Phạm Duy Tốn - một nhà văn với trái timnhân hậu luôn trăn trở trước những vấn đề của thời cuộc
3 Mục đích nghiên cứu
Văn học giai đoạn giao thời là một sự chuyển mình mang tính chất bước ngoặc đầyphức tạp của quá trình hiện đại hóa nền văn học nước ta Truyện ngắn hình thành và pháttriển trong thời điểm diễn ra sự giao tranh giữa hai nền văn học: phương Đông và phươngTây Đó cũng là lúc nền văn học trung đại chưa hoàn toàn mất hẳn, và văn học mới chưa
có một thế đứng vững chắc Chính vì vậy, nội dung lẫn nghệ thuật của văn học thời kì nàycòn chịu ảnh hưởng của văn học cũ khá nhiều, truyện ngắn chỉ mới vừa thoát khỏi lối vănbiền ngẫu của giai đoạn trước và chỉ là những đóng góp cho nền tảng văn học mới
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về nhà văn Phạm Duy Tốn, cùng với một vàiđặc điểm nội dung nổi bật trong các sáng tác của ông, người viết muốn góp thêm mộtphần nhỏ nghiên cứu của mình về vấn đề thế sự trong truyện ngắn Phạm Duy Tốn đểchúng ta có thể hiểu thêm về giá trị truyện ngắn Phạm Duy Tốn trong văn học Việt Namgiai đoạn giao thời Hơn nữa, cùng thể hiện một vấn đề nhưng truyện ngắn Phạm DuyTốn có những đặc điểm khác với các nhà văn cùng thời Làm rõ những vấn đề thế sựđược nhà văn đặt ra trong tác phẩm sẽ cho ta thấy rõ hơn quá trình hiện đại hóa nền vănhọc nước nhà cùng với những bước đi riêng biệt và những đóng góp nhất định của nó
4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề “cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Phạm Duy Tốn” sẽ cho ta
có điều kiện tìm hiểu rõ hơn những đổi thay đang diễn ra trong xã hội lúc bấy giờ Qua
đó, ta còn thấy được cách nhìn nhận cũng như quan điểm của nhà văn trước những sự đổi
Trang 10thay Với đề tài này, người viết sẽ tập trung khai thác những vấn đề thế sự mà tác giả đặt
ra trong tác phẩm của mình thông qua nội dung sau: vấn đề đạo đức và lối sống trongbuổi giao thời cùng với những biến đổi của nó; các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏnglẻo; xã hội xuất hiện những chuyện lường gạt phổ biến; con người chạy theo lối sống mới,chỉ thích hưởng thụ, xa hoa; hiện thực về giai cấp phong kiến thống trị đương thời : vôtrách nhiệm, sống tha hóa dẫn đến cuộc sống cùng quẫn, bế tắc cho những người dânnghèo Bên cạnh nội dung, còn có sự đóng góp rất lớn của các yếu tố nghệ thuật góp phầnthể hiện cảm hứng thế sự Ở đây, người viết sẽ tìm hiểu những vấn đề trên qua những tác
phẩm tiêu biểu: Câu chuyện thương tâm, Sống chết mặc bay, Con người sở khanh và
Nước đời lắm nỗi.
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết vận dụng nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu.Trước hết là phương pháp tiểu sử để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác củaPhạm Duy Tốn Kế đến là phương pháp lịch sử, phương pháp đồng đại để so sánh, đốichiếu giữa tác phẩm của Phạm Duy Tốn với hiện thực xã hội và với tác phẩm của các nhàvăn cùng thời để thấy rõ hơn vấn đề thế sự nhà văn đặt ra Cùng với đó, người viết sửdụng các thao tác tổng hợp để hệ thống các tư liệu cần thiết và kết hợp các thao tác phântích, bình luận, chứng minh, để làm rõ những vấn đề đặt ra trong tác phẩm
Để hoàn thành đề tài này, người viết còn trao đổi tham khảo ý kiến từ giảng viênhướng dẫn, tham gia các diễn đàn về văn học và trao đổi ý kiến với bạn bè để tiếp thukiến thức và tích lũy thêm kinh nghiệm cần thiết
Trang 11PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm về cảm hứng và cảm hứng thế sự
Trang 12của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất cuộc sống họ miêu tả “cảm hứng ấy cũng
bắt nguồn từ lý tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại”.
Cũng định nghĩa về cảm hứng, Huỳnh Như Phương tác giả quyển lý luận văn học
-vấn đề và suy nghĩ cho rằng đó là tình trạng phấn chấn về mặt tinh thần giúp cho người ta
thấy rõ, thấy nhanh nhiều vấn đề theo một hướng tập trung Đồng thời, phát hiện đượcnhiều điều mới, thực hiện được công việc một cách thích thú và có hiệu quả cao Nhà lýluận văn học Phương Lựu cũng nêu một cách hiểu khác về cảm hứng đó là niềm say mê,
lý tưởng phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, đồng thời là thái độ ngợi
ca với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầmthường
Bên cạnh đó, trong quyển Từ điển tiếng việt 1999 - 2000, Nguyễn văn Đạm (chủ biên) - Nxb Văn học tuổi trẻ, Hà Nội cũng có định nghĩa về “cảm hứng”: “Cảm hứng đó
là luồng ý nghĩa tư tưởng có tính chất sáng tạo thường đột nhiên nảy sinh trong lòng nhà văn”.
Cảm hứng trước hết đó là “niềm say mê”, là một “ham muốn tích cực” đưa đến
hành động Cảm hứng chính là phần mà sức sống bên trong được ấp ủ, tích tụ lên mensáng tạo đến thời điểm thích hợp sẽ tỏa sáng - thời điểm ngọn lửa thăng hoa bùng cháy.Không có cảm hứng thì không thể làm thăng hoa ý tưởng của tác giả, đặc biệt là đối vớingười cầm bút Điều đó giống như người nghệ sĩ điêu khắc cần có cảm xúc để tạc đượcnhững tác phẩm xuất sắc Cảm xúc được xem là chất xúc tác khởi nguồn cho những ýtưởng về những đứa con tinh thần của nhà văn để có thể tạo ra cho đời những tác phẩmhay
Trang 13Cảm hứng là yếu tố khơi nguồn cho mọi sự thăng hoa trong sáng tạo của ngườicầm bút, nhưng nếu chỉ có cảm hứng thôi thì chưa đủ, cảm hứng đó phải đặt trong tổngthể của ý tưởng sáng tạo nghĩa là nó cần phải nhất quán, xuyên suốt mới tạo thành mộtmặt hoàn chỉnh mang lại giá trị nội dung cho tác phẩm Người cầm bút tạo ra những tácphẩm tuyệt tác văn chương cũng bắt nguồn từ cảm hứng sáng tác Cảm hứng không phải
tự nhiên có ở mỗi người mà chính yếu vẫn là sự rèn luyện tư duy mà có Đặc biệt, đối vớinhà văn, đây là điều quan trọng cần thiết hơn cả Ở hầu hết các nhà văn, những ý tưởngluôn nằm sẵn trong đầu, khi gặp thời điểm thích hợp thì nó sẽ bùng phát mạnh mẽ, đó làlúc cảm xúc được thăng hoa, tuôn trào theo đúng như những gì nhà văn mong đợi Vì cảmhứng thường mang tính tức thời chỉ thoáng qua ở một thời điểm nhất định trong hoàncảnh cụ thể nào đó, nhà văn muốn thành công phải duy trì được tư duy sáng tạo để giúp
họ có được những thông tin cần thiết, liên tục trong sáng tác của mình
Trong mỗi tác phẩm văn chương những yếu tố sáng tạo, thành công phụ thuộc rấtnhiều vào cảm hứng chủ đạo của nhà văn Chính vì vậy mà các tác phẩm nghệ thuậtthường thể hiện cách nhìn chủ quan của tác giả Cảm hứng của tác giả dẫn đến sự đánhgiá theo một quy luật riêng của cảm tính Niềm tin yêu, say mê, khẳng định tư tưởng,
chân lý làm cho cảm hứng trong tác phẩm thường mang tính chất “thiên vị”, “thiên ái”
đối với nhân vật của mình Cảm hứng không cho phép nhà văn thực hiện một cách nhạt
nhẽo, phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và tìm những gì chưa có” (Đời thừa - Nam
Cao)
Có thể nói trong sáng tác văn chương, cảm hứng là yếu tố quan trọng góp phần tạo
sự phát triển cao về mặt tinh thần Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như một lớpnội dung đặc thù của một tác phẩm văn học
1.1.2 Khái niệm về cảm hứng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo
1.1.2.1 Khái niệm về cảm hứng tư tưởng
Cảm hứng trước hết là niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giảdối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ca ngợi, đồng tình với những nhân vậtchính diện, là sự phê phán, lên án, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường
Cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm được hiểu là một tình cảm xã hội đã được ý
thức Đó có thể là những tình cảm khẳng định, như: ca ngợi, vui sướng, biết ơn, tin tưởng,
Trang 14yêu thương, đau xót, thương tiếc … Đó cũng có thể là những tình cảm phủ định các hiện
tượng xấu xa, tiêu cực, như: tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai…
Các tình cảm đó được gợi lên bởi một xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thàng nộidung của tác phẩm Cảm hứng tư tưởng là sức mạnh của tâm hồn, nó lay động tâm hồn ta
vì tự nó là một sức mạnh hùng hậu cho sự tồn tại của con người Nó không phải là những
tư tưởng tầm thường, giả tạo Chỉ những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, và cách mạng củathời đại mới dấy lên được những cảm hứng nghệ thuật đích thực
1.1.2.2 Khái niệm cảm hứng chủ đạo
Theo Hêghen: “cảm hứng chủ đạo là tinh thần thời đại xuất hiện trong cá nhân”,
ở đây “cảm hứng chủ đạo cần hiểu là tình cảm xã hội của thời đại xuất hiện trong tác
phẩm Người ta thường nói đến cảm hứng yêu nước, cảm hứng công dân, cảm hứng nhân loại, cảm hứng anh hùng chính là nói đến những tình cảm mang lý tưởng lớn chi phối sự đánh giá trong tác phẩm”.
Bên cạnh đó, Bêlinxki - nhà lý luận văn học Xô viết cũng đã nhận thức được vaitrò quan trọng của cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học nghệ thuật, ông xem cảm
hứng chủ đạo là “điều kiện không thể thiếu được của việc tạo ra những tác phẩm hiện
thực”, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với
tư tưởng, một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.
Cảm hứng chủ đạo theo Hêghen là tinh thần thời đại xuất hiện trong một cá nhân.Cảm hứng chủ đạo từng hiểu là tình cảm xã hội của thời đại xuất hiện trong tác phẩm Đó
là mạch ngầm tư tưởng của tác phẩm, là yếu tố chi phối và khuấy động không khí xúccảm của cá nhân sáng tác lẫn đối tượng tiếp nhận tác phẩm, là những rung động trong tâmhồn nhà văn chi phối sự thống nhất của cảm xúc hiện tượng và hệ thống biểu cảm nghệthuật của tác phẩm Nhưng vấn đề còn ở chỗ xem xét cảm hứng chủ đạo phải nhìn từnhiều bình diện Xem xét cảm hứng chủ đạo với tư cách là tư tưởng, tư cách của tác giả
đối với hiện thực được miêu tả, chúng ta có thể cắt nghĩa được sự “vận động” của một số
yếu tố nội dung, hình thức trong chỉnh thể tác phẩm Nếu xét cảm hứng chủ đạo với tưcách là yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, chúng ta sẽ chỉ ra được mạch cảm xúctuôn chảy trong tác phẩm, lí giải được phần nào sức hấp dẫn, sức sống của tác phẩm vớicông chúng, với thời gian
Trang 15Cũng có thể nói, cảm hứng chủ đạo là một yếu tố có vai trò quan trọng cả trongquá trình sáng tạo lẫn thưởng thức văn học nghệ thuật Yếu tố đó có mặt và thâm nhập
vào hầu hết các “ngõ ngách” của tác phẩm Có điều cần nhận thức sâu sắc về vai trò của cảm hứng chủ đạo ở mỗi “tư cách” mà nó đảm trách Với “tư cách” là thái độ, tư tưởng
tình cảm của tác giả với hiện thực được miêu tả trong tác phẩm, nó là điều kiện tiên quyết,
là nguồn cảm hứng để người sáng tác tạo nên giá trị tác phẩm từ sự lựa chọn hiện thực.Tức là yếu tố tạo nguồn và thúc đẩy quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật Chẳng hạn,cảm hứng chủ đạo giúp lựa chọn, tổ chức, triển khai các khía cạnh khác nhau của đề tài,tạo nên hệ thống đề tài mới trên cơ sở thế giới quan và quan niệm nghệ thuật mới Với
“tư cách” là một yếu tố của bản thân nội dung tác phẩm, cảm hứng chủ đạo là hệ quả của
quá trình thâm nhập thực tế, lựa chọn đề tài, thể nghiệm tư tưởng, tình cảm… của tác giả.Tức là kết quả của sự hòa điệu tuyệt vời giữa thế giới quan với tài năng, bản lĩnh và mức
độ thâm nhập của người sáng tác vào hiện thực đời sống Nó có khả năng thức tỉnh nhữngtình cảm ở độc giả, làm tiền đề cho sự tiếp nhận sâu sắc tác phẩm, biến quá trình tiếp nhậntác phẩm dường như khô khan thành quá trình tiếp nhận tự nguyện nhờ sự đồng cảm
thăng hoa nghệ thuật Song, điều quan trọng là ở cả hai “tư cách”, cảm hứng chủ đạo đều
có vai trò trực tiếp (hoặc gián tiếp) tác động vào người tiếp nhận, tạo nên những xúc cảm
thẫm mĩ ở họ, khiến “sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối
với tư tưởng” như nhà lí luận Bêlinxki đã từng nhận xét.
1.1.3 Khái niệm cảm hứng thế sự
Nếu cảm hứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật thì vấn
đề thế sự là một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất trong quá trình vận động vàphát triển của xã hội Nói đến thế sự là nói đến những gì liên quan đến cuộc sống thườngnhật của con người mà ở đó đang diễn ra nhiều sự việc để chúng ta cần phải nhìn nhận vàsuy ngẫm Cảm hứng thế sự là cảm hứng về cuộc sống đời thường, là bày tỏ những suynghĩ và tình cảm của người viết về cuộc sống, việc đời, và về những con người thực tại.Những tác phẩm được khơi nguồn từ cảm hứng thế sự là tác phẩm hướng đến những sinhhoạt hàng ngày của con người để ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe, những bất côngtrong xã hội để từ đó khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, đi sâu khám phá
Trang 16những biến đổi phức tạp, những éo le của cuộc sống muôn màu, muôn sắc nhằm tìm kiếmhạnh phúc và khẳng định nhân cách và bản chất con người.
1.2 Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Đầu năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược đầu tiên lên bán đảo Sơn Trà,
mở đầu cho công cuộc khai thác và bình định Việt Nam Đến năm 1897, Pháp căn bản đãthực hiện xong công cuộc chinh phục ở Việt Nam Cũng vào năm đó, chúng cử tên Pôn-
đu - me sang làm toàn quyền Đông Dương Từ một quốc gia có chủ quyền, nước ta bỗngtrở thành thuộc địa của một đế quốc lớn mạnh và hoàn toàn xa lạ ở phương Tây Bên cạnhnhững chương trình khai thác thuộc địa mang tính quy mô, thực dân Pháp còn ban hànhnhững chính sách cai trị hà khắc với nhân dân ta Xã hội Việt Nam phải chứng kiến nhữngthay đổi lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Song, với truyền thống yêu nước vàtruyền thống văn hiến hàng ngàn năm, bất chấp sự đàn áp của bọn thực dân và phong kiếntay sai, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh vì mục tiêu độc lập, tự do và dân sinh, dânchủ theo hướng văn minh tiến bộ
1.2.1 Tình hình chính trị - xã hội
“Bước vào những năm cuối thế kỷ trước, hai chữ Đại Nam mà chế độ phong kiến nhà Nguyễn dùng để đặt tên cho đất nước đã thật sự mất hết ý nghĩa tôn nghiêm của nó Nội dung của danh từ không còn gì nữa Cái còn lại chỉ là một tiếng vang, một ký ức lịch
sử nữa mà thôi Trên bản đồ thế giới, dưới ba chữ tên Tonkin (Bắc kỳ), Annam (Trung kỳ), và Cochinchine (Nam kỳ), nước Nam đã bị chia làm ba khu vực riêng rẽ, như ba bộ lạc nhỏ ở miền châu Phi nhiệt đới, tô theo màu nước Pháp, và ở dưới tên mỗi thứ đã ghi chữ (F), hay chữ (P) chỉ rõ quyền sở hữu, quyền bảo hộ của nước Pháp trên lãnh thổ”.
[20;257]
Từ cuối thế kỷ XIX đến trước kinh tế khủng hoảng (1929 - 1933), có hai giai đoạnthực dân Pháp khai thác Việt Nam: trước và sau đại chiến thứ nhất Trải qua hai cuộc khaithác ấy, một quan hệ sản xuất mới hình thành ở Việt Nam: quan hệ sản xuất Tư bản xãhội chủ nghĩa nhưng thực chất là Tư bản chủ nghĩa dưới hình thức thộc địa Trong lúc đó,
xã hội vẫn tồn tại những quan hệ sản xuất phong kiến, gia trưởng Cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX, thực dân Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định trên đất nước ta
và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới Đây là thời điểm Pháp có thể
Trang 17yên tâm và phấn khởi trước cảnh thái bình mà chúng hằng mong đợi Đối với ta, đây lànhững ngày tháng đau thương, bi đát nhất của lịch sử Bọn quan lại, địa chủ tồn tại lâu đờitrong xã hội giờ lại bắt tay, cấu kết với chính quyền thực dân Pháp Chúng ra thẳng taybóc lột, đàn áp ngưới dân Chính công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã gâynên bao sự xáo trộn trong xã hội, bao cảnh lầm than và làm cho xã hội Việt Nam bị phânhóa sâu sắc Bên cạnh đó, Pháp vẫn duy trì tư tưởng phong kiến lạc hậu để nhằm kìm hãm
sự phát triển của ta, nhằm tạo thuận lợi cho việc cai trị của chúng
Mặt khác, thực dân Pháp dưới chiêu bài khai hóa văn minh, nhưng thực chất chỉ là
những trò lừa bịp, “mị dân” để thực hiện chiến lược vơ vét khai thác tài nguyên thiên
nhiên của nước ta, bóc lột nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc của họ Núp dưới bộmặt văn minh để thực hiện mưu đồ cướp nước, bọn thực dân đã đưa ra Hội đồng tư vấn,bày trò dân chủ giả hiệu Chúng còn lập Viện Hàn lâm Bắc Kì để dựng lên cái quy luậtbảo vệ và phát triển văn hóa
Trước tình hình đó, phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi trong những năm 1905 đến
1908 trước sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước khởi xướng đi theo con đường cách mạngdân chủ tư sản Mặc dù chia làm hai phái kịch liệt và ôn hòa, nhưng những tổ chức yêunước này đều nhằm mục đích chung là cứu nước, khôi phục nền độc lập cho dân tộc.Thực dân Pháp lo sợ và tìm cách đối phó Những cuộc đàn áp dã man những người yêunước diễn ra Sau sự thất bại của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp càng thẳng tayđàn áp nhân dân hơn Cái vòng kim cô của chế thực dân nửa phong kiến dường như càngxiết chặt cuộc sống của người dân Tiếp theo là phong trào chống sưu thuế của nông dânTrung kì, vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội làm cho không khí tranh đấu vô cùng sôi sục
từ nam chí Bắc Thực dân Pháp hoảng sợ, khủng bố điên cuồng Tiếp theo biện pháp quân
sự, chính trị, chúng chủ trương dùng thêm vũ khí văn hóa kĩ thuật để gây ảnh hưởng lâudài và sâu sắc hơn Cách mạng Việt Nam sau đại khủng bố (1908 - 1909) lâm vào thoáitrào Thôn xóm, làng mạc Việt Nam tiêu điều, xơ xác do kẻ thù tàn phá Nhân dân phảixiêu tán, lưu lạc khắp nơi Những người tham gia khởi nghĩa trước kia bị giết, bị tù đàyhoặc không dám trở về Trong khi đó, cột sống của chế độ phong kiến cũng bị sụp đổ.Hàng ngũ giai cấp thống trị bị tan rã Cả bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến từtriều đình đến tỉnh, huyện, làng, xã đều trở thành tay sai cho bọn xâm lược Mọi quyền
Trang 18hành đều nằm trong tay Pháp Tầng lớp trí thức thời phong kiến lúc bấy giờ cũng lâm vàotình trạng sống dở, chết dở Có người không chịu được thử thách cuối cùng phải ra đầuhàng thực dân, làm tay sai và sống nơm nớp lo sợ trong cảnh tù treo thực dân Nhữngngười trí thức có tinh thần yêu nước nhưng bất đắc chí thì lui vào ở ẩn, an phận Đặc biệt,
có những người ham giàu sang, phú quí đã cởi bỏ lớp áo Nho phong để phục vụ cho “ông
chủ mới”.
Ngoài ra, những nhà cai trị Pháp có trách nhiệm ở thuộc địa còn ra sức tạo sự tintưởng vào uy tín tinh thần nhà nước bảo hộ, học thuật tư tưởng cao thâm, khoa học kỹthuật tiến bộ, lịch sự văn minh đệ nhất, và lòng tha thứ rộng rãi đối với phần tử ái quốc,chúng rêu rao rằng nhân dân được yên ổn làm ăn, tuy thuế má nặng nề, vẫn sống được vàcòn thấy hơn hồi dưới quyền của Nam triều Nhờ điều kiện an ninh và tiện nghi về giaothông, liên lạc, nhà ở, nên họ có mong ước tiến thân với chính sách công chức của nhànước bảo hộ tuyển dụng và ưu đãi người có tân học
Vào đầu thế kỷ XX, hai cuộc khai thác thuộc địa đại quy mô của thực dân Pháptrước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã sản sinh ra giai cấp công nhânViệt Nam, do quá trình bần cùng hóa và phá sản của nông dân, thợ thủ công, giai cấp
công nhân Bên cạnh sự hình thành giai cấp công nhân, giai cấp tư sản cũng ra đời Tầng
lớp tiểu tư sản hình thành từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đến những năm
1920, số lượng đông đảo lên chưa từng thấy Vốn dĩ giai cấp tư sản Việt Nam không sinh
ra và trưởng thành từ cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến Việt Nam mà lại do thực
dân Pháp“đẻ ra” Chính vì thế, giai cấp này mang nhiều tính chất mại bản, nặng thương
nghiệp hơn công nghiệp, không lìa bỏ được bóc lột phong kiến Giai cấp này ra đời vàphát triển song song với sự phát triển ở các đô thị và việc tăng cường bộ máy quan liêucủa thực dân Vị trí lưng chừng của nó trong nền kinh tế, có người cho nó là một cái aođón nhận những ảnh hưởng của tư tưởng từ mọi nơi đến: phong kiến có, tư sản có, vô sản
có, đế quốc cũng có Vì lẽ đó mà ý thức tư sản trong cách mạng theo xu hướng tư sản,
trong thời gian đó không khỏi mơ hồ và yếu ớt, và phong trào chỉ có tính bộc phát nhấtthời để rồi xẹp đi nhanh chóng Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì mới phát huy đượchết khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản
Trang 19Nhịp độ và tốc độ của cuộc sống gấp và nhanh hơn với trước, những mối liên hệgiữa các thành thị và những quan hệ giao lưu quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội làm cho thành thị thay đổi mau lẹ, tuy quy mô không hơn nhưng phát triển một cáchđáng kể Các tầng lớp thị dân ngày càng đông Một lối sống tư sản văn hóa lan tràn nơi
phố phường “chật hẹp”, người “đông đúc” Trong môi trường ấy, các tầng lớp và giai cấp
xã hội ở thành thị - tư sản và công nhân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, dân nghèo
thành thị, trí thức tân học và nhà Nho “Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng”, cho tới các
cô sen, cậu bồi tuy rất khác nhau về mức sống và khả năng thực hiện những ước mơ củamình thậm chí đối lập nhau về thái độ đối với chế độ đương thời, nhưng vẫn gần nhau vềnhững nét tâm lý thị hiếu Thích đua đòi, ăn chơi hưởng lạc, muốn sống và giải trí trongmôi trường náo nhiệt, khao khát cái lạ, cái luôn luôn đổi thay
Trong bối cảnh chính trị phức tạp và đen tối như thế, thanh niên Việt Nam cảm thấy
vô cùng bi quan, chán nản, tuyệt vọng Họ nhận ra một thực tế phũ phàng:
“Ông nghè, ông cống cũng nằm co Sao bằng đi học làm ông phán Sáng rượu sâm banh, tối sữa bò”
(Chữ Nho - Trần Tế Xương)Hay:
“Vứt bút lông đi, giắt bút chì”
(Vứt Bút Chì - Trần Tế Xương)
Họ tìm đọc sách vở và báo chí nước ngoài, tiêu biểu là tân thư, tân văn Cũng từ sách
vở nước ngoài, họ được tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ, hiểu được tình hình cách mạng trênthế giới, từ đó ý thức được vai trò và sứ mệnh của mình
Nhìn chung, ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, trong xã hội Việt Nam đã có những chuyểnbiến mạnh mẽ từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ tư sản, ở giai đoạn 30 năm đầu củathế kỷ, ý thức hệ tư sản chưa đủ sức làm thay đổi nền văn hóa phong kiến Việt Namnhưng trong một mức độ nhất định nó đã góp phần tạo ra những nhân tố thúc đẩy cho sựđổi mới hoàn toàn ở giai đoạn sau, giai đoạn năm 1930 - 1945
1.2.2 Tình hình kinh tế
Trang 20Trong kế hoạch của bọn thực dân Pháp, Đông Dương không phải là một xứ thuận lợicho chính sách di dân Đông Dương, trước hết là một thuộc địa để khai thác Trong côngviệc này, địa vị kẻ chiến thắng đã gây dựng cho chúng những điều kiện thuận tiện, mà lẽ
cố nhiên là chúng sẽ lợi dụng triệt để Đầu thế kỷ XX, kinh tế nước ta vẫn là kinh tế nôngnghiệp lạc hậu.Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp
có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song lại rất hạn chế Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cânđối Nền kinh tế Đông Dương vẫn còn bị cột chặt vào kinh tế Pháp Nền kinh tế phongkiến lạc hậu chuyển dần sang kinh tế hàng hóa Giao thông buôn bán mở rộng, kinh tếhàng hóa phát triển đã tạo ra một thị trường thống nhất từ Nam đến Bắc Hàng hóa của tưbản Pháp tràn vào nông thôn, chính sách thực dân khua đuổi hàng nghìn, hàng vạn nôngdân vào các đồn điền, các xưởng máy để làm cu-li, làm thợ Sự phát triển của giao thông
và buôn bán đã làm mọc lên nhiều thành thị, các hải cảng được xây dựng Nhưng thànhthị chủ yếu là trung tâm thương nghiệp và tiêu thụ, không có tác dụng tích cực đẩy mạnhkinh tế nước ta theo sự phát triển các đô thị dẫn đến sự phá sản nông nghiệp, làm chonông thôn tiêu điều xơ xác Nông dân kéo ra thành thị ngày càng đông, chính vì vậy tầnglớp thị dân xuất hiện ngày càng nhiều Một tầng lớp tiểu tư sản nghèo ngày càng đông,sống bấp bênh ở thành thị
Bên cạnh đó, thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân: bán hàng hóa,khai thác nguyên liệu, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, tiến hành cho vay nặng lãi, đặt
ra hàng trăm thứ thuế, trực thu, gián thu, và cứ mỗi năm một tăng, không có ngạch nhấtđịnh Công nghiệp chỉ phát triển trong giới hạn không hại đến công nghiệp chính quốc,đóng khung trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu hay những sản vật
mà chúng thiếu, tăng cường bóc lột, tăng sưu thuế… Chúng còn độc chiếm thị trường,mua rẻ nông phẩm (chủ yếu là gạo, tơ tằm) và bán đất công nghiệp phẩm cho nông dân,độc quyền ngoại thương Độc chiếm các ngành kinh doanh quan trọng từ khai mỏ, giao
thông đến làm muối, nấu rượu “rượu ta nấu nó chê rượu lậu, muối ta làm nó bảo muối
gian”, độc quyền ngân hàng đầu tư vào các nghành lợi cho việc vơ vét tài nguyên, hàng
hóa để xuất khẩu Lợi dụng quyền thống trị về chính trị, thực dân Pháp duy trì bộ máyquan liêu, cường hào và những luật lệ phong kiến Từ đó làm phá sản nông dân và thợ thủcông, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt, phục vụ cho các công trình khai thác của chúng Kết
Trang 21quả của chính sách nói trên đã kéo nước ta vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, nhưngkhông được công nghiệp hóa mà lại biến thành thị trường tiêu thụ cho Pháp.
Đầu thế kỷ XX, mặc dù đất nước đang trên con đường tư sản hóa, kinh tế có sựphát triển hơn trước Tuy nhiên, đó lại là sự phát triển không đồng đều, khoảng cách giữathành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo ngày càng rõ rệt Chính điều đó
đã tạo nên những bất công không đáng có trong xã hội
1.2.3 Đời sống văn hóa giáo dục
Có thể nói, đời sống văn hóa giáo dục trong xã hội Việt Nam ở giai đoạn đầu thế
kỷ XX diễn ra vô cùng phức tạp bởi có sự giao tranh giữa “cái cũ” và “cái mới”, giữa nềnNho giáo tồn tại hàng nghìn năm và đã trở trành truyền thống của con người Việt Namvới nền văn hóa du nhập từ phương Tây của thực dân Pháp
1.2.3.1 Về đời sống xã hội
Đầu thế kỷ XX, giai cấp phong kiến đã tỏ ra bạc nhược, ươn hèn, cúi đầu làm taysai cho giặc Hàng ngũ giai cấp thống trị đã tan rã hoàn toàn Cả một chế độ cũ vừa sụp
đổ, bao nhiêu tín điều thiêng liêng của kinh viện phương Đông cũng lung lay, tàn tạ theo
“Cái mà hàng ngàn năm nay các nhà nho vẫn gọi là thiêng kinh, địa nghĩa, thánh đạo,
Nho phong”, nhìn qua bao nhiêu biến cố vừa rồi sao mà hoang đường, mỉa mai đến thế! Qua cuộc thử thách vừa rồi, rõ ràng là nó không còn hơi sức để đối phó với tình thế mới Hình ảnh của một thời thái cổ thịnh trị, thái bình không phải là chỗ dựa yên ổn nữa”
[20;278] Ý thức hệ phong kiến với tất cả tinh thần của nó không thể làm bùa hộ mệnh.Với cách nhìn của các nhà nho tiến bộ thời này, nó là sức mạnh cản trở sự phát triển của
xã hội
Vào đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản ra đời, tư tưởng tư sản cũng xuất hiện Luồnggió mới Tây phương thổi vào làm cho bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực lẫntiêu cực Chốn thị thành, người ta hô hào với nhau chạy theo những mốt mới, lối sốngmới, thậm chí là hợm hĩnh, ngịch đời Họ bắt đầu chăm chút cho cái vẻ đẹp bên ngoài hơn
là giữ những vẻ đẹp truyền thống bên trong, những vẻ đẹp về thuần phong mĩ tục dần nhạtphai Ở nông thôn cũng bị ảnh hưởng không kém, nếp sống xưa cũng bị xáo trộn, nhữnggiá trị tinh thần dần mất đi, con người bắt đầu hội nhập với cuộc sống thị thành, chạy theo
Trang 22tiếng gọi của địa vị, danh vọng, tiền bạc… Ý thức tư sản giai đoạn này còn chịu khuấtphục bởi ý thức phong kiến.
1.2.3.2 Đời sống văn hóa giáo dục
1.2.3.2.1 Đời sống tư tưởng và văn hóa
Trước khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, nền văn hóa nước ta là nền vănhóa phong kiến mang đậm bản chất Đông phương Tư tưởng phương Đông đã ăn sâu vàotiềm thức người dân và nó đã trở thành nét phong tục tập quán và là một phần căn cốttrong huyết mạch của con người thời bấy giờ Con người sống nghĩa tình, đôn hậu quanhxóm làng giờ không còn nữa, mà thay thế vào đó là lối sống gấp rút, nhộn nhịp, tấp nập,con người bon chen theo danh lợi, bạc vàng Việt Nam có nghề trồng lúa nước cho nênthức ăn là cơm, thức uống thì có rượu cũng được chế tạo từ gạo Khí hậu Việt Nam nóngnên người Việt Nam thường ăn mặc kín đáo, thoáng mát, chất liệu vải được làm từ thựcvật Việc chọn hướng làm nhà ở cũng rất cẩn thận, đặc biệt lưu tâm đến vai trò phongthủy, vì những đặc trưng này, người Việt sớm hình thành tính cộng đồng và sống có tôn
ti, trật tự Những cánh đồng trồng lúa nước nhường chỗ cho những cây đai, cây cối hiênngang mọc lên … Tất cả đều dấy lên trong lòng người một nỗi đau Bên cạnh đó, thựcdân Pháp còn cho dựng lên nhiều trường học dạy tiếng Pháp để mở rộng công cuộc chinhphục thuộc địa của chúng Các cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều với hàng chục tờbáo, tạp chí tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ Nhà cầm quyền Pháp đã ưu tiên, khuyến khích
xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề ”.
Đứng trước những đổi thay của xã hội, đối diện và chứng kiến những điều
“chướng mắt”, “chói tai”, ngay từ những buổi đầu, người Việt Nam đã có những phản
ứng quyết liệt:
“Muốn mù, trời chẳng cho mù nhỉ!
Giương mắt trông chi buổi bạc tình”
(Trần Tế Xương)Trước kia, Việt Nam tồn tại ba tôn giáo được du nhập từ nước ngoài Đó làPhật giáo, Nho giáo và Đạo giáo Kitô giáo vốn đã xuất hiện ở Việt Nam từ các thế kỷtrước (XVI, XVII), đến giai đoạn 1900 - 1930 đã có nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinhthần của người Việt Nam
Trang 231.2.3.2.2 Vấn đề giáo dục
Đi đôi với những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục ở giai đoạn nàycũng xuất hiện nhiều yếu tố mới Thực hiện chính sách cai trị thuộc địa, khi đã bình địnhxong toàn cõi Việt Nam, chúng chưa bỏ ngay việc học và thi cử bằng chữ Hán mà tiếnhành theo từng bước Mãi đến năm 1919, nhà Nguyễn còn cho tổ chức kì thi Hội cuốicùng Nhưng các ông cống, ông nghè, thời đó chỉ có danh hiệu mà thôi, chứ không được
bổ dụng vào các nghạch quan lại như trước nữa Dần dần, các trường dạy chữ Nho cũng
bị đóng cửa Việc dạy tiếng Pháp trong nhà trường được mở rộng hơn Hầu hết học sinh
là con em của tầng lớp giàu có hoặc con em của người dân thành thị có điều kiện thuận lợitrong học tập Lớp trí thức mới này ngay khi ngồi trên ghế nhà trường đã quen với lối viếtcòn mới mẻ của văn học phương Tây, từ thể loại đến bút pháp, từ ngôn ngữ đến phongcách
Chữ quốc ngữ
Cuối thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ đã được người Pháp mang ra phổ biến nhưng bị
sự phản ứng của các nhà nho, cũng như những người yêu nước Việt Nam Nó bị xem làthứ chữ của quân xâm lược Sang đầu thế kỷ XX, những sĩ phu yêu nước trong phong tràoDuy Tân nhận thấy những ưu điểm của nó đã cổ động sử dụng Chữ quốc ngữ chính thức
ra đời thuận lợi cho người sáng tác, vì không thông qua ngoại ngữ Hán văn, lại cũng dễdàng cho người đọc, chỉ cần một thời gian ngắn đã có thể đọc thông, viết thạo Đồng thời,chữ quốc ngữ cũng giúp ích cho việc thống nhất ngôn ngữ Bắc - Trung - Nam, tuy thổ âmcác vùng này có khác nhau nhưng chữ quốc ngữ đều có thể biểu thị và có thể hiểu nhauđược Chữ quốc ngữ dần dần được phổ biến và sử dụng rộng rãi, được xem là thứ chữ củadân tộc Việc đổi mới chữ viết đã mang nhiều ý nghĩa lớn lao, nó không chỉ tạo điều kiện
dễ dàng trong việc học, đọc, viết, mà còn cung cấp phương tiện hiện đại cho nền văn họcmới
Về văn học
Nền văn học giao thời ở Việt Nam ra đời tiếp sau nền văn học của thời trungđại, đối với các nước tiên tiến và đối với lịch sử loài người nói chung Nhưng ở Việt Namthì đó lại là chuyện của đầu thế kỷ XX Không những về thời gian, chưa kể nền văn học
Trang 24đó chưa xa chúng ta bao lâu, mà về thực tế có những vấn đề từ lúc đó còn kéo dài đến tậnngày nay Văn học giai đoạn này diễn ra một sự xung đột trung tâm, xuyên suốt qua các
truyện ngắn là sự va chạm giữa “cái cũ” và “cái mới”, giữa cái gọi là “cách tân” và cái gọi là “bảo thủ” Có đều là cái “cũ” chưa hẳn xấu và cái “mới” chưa thật sự tốt, giai
đoạn cận đại là lúc giao thời, lúc mà các giá trị thật sự ổn định Văn học giai đoạn này có
sự đối lập giữa văn học yêu nước và văn học nô dịch, một bên là của các nhà yêu nước vàmột bên là của thực dân và tay sai, một bên là tiêu biểu cho dân tộc, cho nhân dân, mộtbên tiêu biểu cho quân thù cướp nước và bán nước Đầu thế kỷ XX, công tác dịch thuật,biên khảo, nghiên cứu, phê bình văn học bắt đầu phát triển mạnh theo một chiều hướngtiến bộ, đã để lại nhiều công trình đáng trân trọng làm cho văn học Việt Nam tiếp xúcrộng rãi với văn học thế giới, giới thiệu với công chúng Việt Nam nhiều thể loại mới, làmphong phú vốn từ ngữ và trau dồi câu văn Việt Nam Văn học Việt Nam vừa thoát khỏilối văn biền ngẫu của văn học trước, lối nói bóng gió, lối gửi gắm kín đáo, lối dùng hìnhảnh tượng trưng hoặc mượn lời nhân vật lịch sử để thổ lộ tâm tình rất phổ biến Xu hướnghiện thực mới được manh nha, xu hướng lãng mạn cũng được khơi nguồn
1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Tốn
1.3.1 Cuộc đời
Phạm Duy Tốn (sinh năm 1881, mất ngày 25 tháng 02 năm 1924) là nhà văn xã hộitiên phong của nền văn học mới Việt Nam đầu thế kỷ XX Ông sinh tại nhà số 54Felloneau (nay là phố Hàng Dầu), Hà Nội Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ,huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) ChaPhạm Duy Tốn là ông Phạm Duy Đạt làm chánh tổng, còn mẹ là bà Nguyễn Thị Huệ
“một người ả đầu cũ kỷ, nổi tiếng hát hay một thời” [4]
Thuở nhỏ Phạm Duy Tốn học chữ Nho Sau ông cùng với các ông Nguyễn VănVĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim học trường Thông ngôn Hà Nội ở Yên Phụ và tốtnghiệp năm 1901 Sau khi tốt nghiệp, ông làm phiên dịch tại tòa thống sứ Bắc Kỳ, đượcmột thời gian ông xin nghỉ Sau đó, Phạm Duy Tốn đi dạy học ở trường Trí Tri, phố HàngQuạt, Hà Nội Là một trong số những người Việt Nam đầu tiên húi tóc ngắn và mặc trangphục Châu Âu, Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai trong số những người sánglập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907 Tuy nhiên, trường này bị nhà
Trang 25nước đóng cửa vào năm 1908 vì là nơi tập hợp các tri thức yêu nước, có khuynh hướngdân tộc và chống thực dân Pháp Sau khi thôi dạy học, ông làm đủ các nghề khác nhau.Đầu tiên ông mở một tiệm Cao Lâu ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội Theo Phạm Duy, nghề mởtiệm ăn lúc đó nằm trong tay Hoa Kiều, tiệm Cao Lâu của ông Phạm Duy Tốn là tiệm đầutiên của người Việt Nam Vì không cạnh tranh lại nên phải đóng cửa Ông lại tiếp tục vaytiền mở một tiệm vàng tên Nam Bảo Tiệm vàng thất bại… Sau khi thất bại liên tục trênđường tìm sinh kế, Phạm Duy Tốn được một người bạn Pháp giúp đỡ giới thiệu vào làmviệc cho chi nhánh của ngân hàng Đông Dương ở Mông Tự (Trung Quốc) Không lâu sau
đó, ông lại bỏ việc trở về gia đình và theo đuổi nghề xưa nay ông vẫn cho là nghề phụ:viết văn, làm báo
Sư Schafer trong tiểu luận đã dẫn bình luận với nghề báo và viết lách, Phạm Duy Tốn
“đã tìm thấy tiếng gọi của ông” và ông đã theo đuổi các hoạt động này đến khi qua đời.
Trong đời làm báo của mình, theo lời Schafe, Phạm Duy Tốn đã viết cho tất cả 11 tờ báo
khác nhau Hầu hết các tờ báo đó, như Đông Dương tạp chí hay Nam Phong có trụ sở tại
Hà Nội, nhưng ông cũng có vào Nam Kỳ để viết giúp các tờ báo của miền Nam như Lục
tỉnh tân văn hay Nông Cổ mín đàm Ông còn làm thư ký tòa soạn cho tờ Học báo trước
khi nghỉ hưu vì sức khỏe
Phạm Duy Tốn còn là một chính trị gia Năm 1919, ông được bầu vào hội đồng dânbiểu thành phố Hà Nội Từ năm 1920 - 1923, ông là nghị viện dân biểu Bắc kì, đại biểucủa khu vực Hà Nội Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyềnthuộc địa, như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự hội chợ triễnlãm quốc tế (tức Đấu Xảo) ở Marseilles, Pháp
Theo lời Phạm Duy thì bố ông “người gầy gầy, cao, mặt hơi gỗ, tính tình vui vẻ, hay
nói đùa, hút thuốc lá nặng, không biết nhạc, không nghe nhạc…” [4] Về quan hệ xã hội,
ông là một người có đầu óc phê bình xã hội, một người sống trong một xã hội mà mìnhkhông chấp nhận hoặc không nhập thế… Đời sống làm ăn của cụ đã chứng minh điều
đó: “Cụ không thể nào thành công trong một cái xã hội mà cụ thực tâm khước từ Cuối
cùng cũng chỉ dùng cây viết để nói vào cái xã hội mà mình đang sống” [4].
“Phạm Duy Tốn là một người “Tây học” Ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của xu hướng đạo đức, nhưng truyện ngắn của ông nghiêng về phản ánh xã hội hơn là “treo
Trang 26gương”giáo huấn Ông không ca ngợi, khẳng định một nhân vật nào trong tác phẩm của mình, ông tố cáo một số cảnh bất nhân, độc ác dưới chế độ thuộc địa nữa phong kiến Ở thành thị, chủ nghĩa cá nhân và đồng tiền phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ra lối sống bừa bãi, lường đảo, phá phách, ở nông thôn, cuộc sống của người nông dân rất khốn khổ, bấp bênh vì lụt lội, đói kém, vì bọn quan lại tàn nhẫn, coi khinh tính mạng của họ Truyện ngắn “Bực mình” hé cho ta thấy dân thành thị lúc đó ngày càng đông thêm do người nông dân phải rời bỏ ruộng đất ra phố phường kiếm sống Trong “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn vận dụng khá thành công nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại, kết hợp thuần thục kể chuyện, mô tả, đối thoại, mâu thuẫn của hai cảnh ngộ được tác giả đẩy lên rất cao Phạm Duy Tốn không phản ánh những vấn đề lớn của dân tộc và thời đại, nhưng cùng với Nguyễn Bá Học, truyện ngắn của ông phác vẽ cho thấy hiện thực xấu xa, đen tối của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Hai nhà văn này đều là những cây bút tiên phong trong bước chuyển mình của thể truyện ở Việt Nam những năm 30 để đi tới hiện tại”
[25;101]
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Năm 1913, gia đình Phạm Duy Tốn còn làm việc cho Ngân hàng Đông Dương ở
Mông Tự, ông còn viết bài gửi về cho tờ Đông Dương tạp chí Ngoài ra Phạm Duy Tốn từng viết cho các tờ Đông Dương tạp chí (bút hiệu Ưu Thời Mẫn) Trong Bắc Tân Văn,
Nông Cổ mín đàm (bút hiệu Đông Phương Sóc), Thực Nghiệp dân báo, Đăng Cổ tùng báo, Đông Pháp thời báo…trong số đó thành công nhất có lẽ là bài Hoạn nạn tương cứu
viết về trận lũ lụt ở Bắc kỳ vào tháng 7 và tháng 8 năm 1915 làm 60.000 người thiệt mạng
vì chết đuối và bệnh dịch sau đó Bài báo mô tả hậu quả của trận lũ và gây xúc động mạnhtrong lòng dân chúng dẫn đến việc thành lập một hội từ thiện gây quỹ cho người dân gặpnạn ở miền Bắc
Bên cạnh đó còn có bài Trách nhiệm người làm báo nói lên quan điểm của nhà
văn Ông so sánh nước Việt Nam như một con thuyền và người làm báo là những ngườichèo thuyền có trách nhiệm đưa nó đến bến bờ văn minh Bài báo đề cập rộng đến các vấn
đề vai trò và trách nhiệm của báo chí trong xã hội, cách lựa chọn và đặt đề tài của nhà
báo Sau này, tác giả Hoàng Sơn Công nhận định: “Trách nhiệm người làm báo là một
trong những bài viết đầu tiên ở Việt Nam bàn về vai trò, trách nhiệm và đạo đức của
Trang 27người viết báo, được thể hiện dưới dạng nghị luận với văn phong rất đặc trưng của Phạm Duy Tốn: khôi hài nhưng nghiêm túc, trang trọng mà thiết tha”.
Nhưng sở trường thành công nhất của Phạm Duy Tốn là lối viết đoản thiên tiểuthuyết và ngày nay người ta còn nhắc đến tên tuổi của ông cũng là nhờ vào các truyệnngắn này Phạm Duy Tốn viết văn không nhiều, toàn bộ văn nghiệp của ông chỉ có để lại
bốn truyện ngắn: Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Đông Dương tạp chí, số 55, Hà Nội, 1914), Sống chết mặc bay (Báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918),
Con người Sở Khanh (Báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 02 năm 1919), Nước đời lắm nỗi
(Báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919) Ngoài ra ông còn viết ký với tên
Tiếu lâm Quảng ký (ba tập với bút danh Thọ An) Sự ra đời của tập ký này được Thiên
Tướng kể lại như sau:
“Sau khi giúp việc cho mấy tờ báo trong Nam như “Nông Cổ Mín Ðàm,” “Ðông
Pháp Thời Báo”, “cụ Phạm Duy Tốn trở ra Hà Nội và cuốn sách đầu tiên cụ cho xuất bản ở đó là “Tiếu Lâm Quảng Ký” Tại sao lại là “Tiếu Lâm Quảng Ký” ? Quảng là rộng, Ký là ghi chép “Tiếu Lâm Quảng K” là ghi chép rộng rãi những chuyện vui cười Hiểu theo nghĩa đó thì những chuyện vui cười trong sách không phải do ông sáng tác, mà ông chỉ là người ghi chép lại những truyện vui cười đã được nghe thấy truyền khẩu trong dân gian.
Sách “Tiếu Lâm Quảng Ký” nguyên thủy chia làm ba tập chước số Tập I, Tập II, Tập III, in khổ 10x25 Có một điểm đặc biệt đáng ghi hồi in sách đó (khoảng 1925, 26): lúc ấy người Pháp nắm chủ quyền ở Ðông Dương, sách in rồi chỉ đưa nạp bản, chớ không có kiểm duyệt, nên từ đầu đến cuối, cả ba tập đều không bị kiểm duyệt cắt xén một dòng, một chữ nào, thành thử người đọc xem thật “đã.”
Nhà xuất bản đầu tiên là nhà Ích Ký, ở phố Hàng Giấy, ngay chợ Ðồng Xuân đi lên, ở phố Hàng Khoai rẽ ra một chút Sách bán rất chạy, tái bản nhiều lần Thấy thế, nhà xuất bản Quảng Thịnh ở phố Hàng Gai điều đình mua lại bản quyền và theo chỗ biết đích xác của tôi thì mỗi năm in lại một lần - có khi in lại hai lần - mà lần nào cũng từ 10,000 đến 30,000 cuốn, bán đi khắp các tỉnh ở Ðông Dương, không một tỉnh lỵ quận huyện nào không có.
Trang 28“Tiếu Lâm Quảng Ký” tổng hợp lại, ghi chừng một trăm truyện, truyện nào cũng viết ngắn, không quá hai trang 10 x 15 với một giọng văn giản dị, bình dân hết sức, mà dí dỏm duyên dáng lạ lùng Tiếc rằng vì chiến tranh, các thư viện ở đây không còn mấy cuốn đó nữa, kể cả Tổng thư viện trong Chợ Lớn, mà chỉ còn những cuốn “Tiếu lâm Việt Nam” do nhà Văn Hồng Thịnh xuất bản ở Hà Nội và “Tiếu lâm Việt Nam” xuất bản ở Sài Gòn Ðã đành những chuyện tiếu lâm ghi trong những cuốn “Tiếu lâm” và “Tiếu lâm Việt Nam” cũng thoát thai từ ba tập “Tiếu Lâm Quảng Ký” nhưng các sách này viết với một lối văn tương đối dài dòng hơn, kém duyên dáng nhiều; nhưng chúng tôi cũng cố gạn lọc lấy một vài truyện tiếu lâm thuật theo ba tập “Tiếu Lâm Quảng Ký” giới thiệu với bạn đọc, trước là để giải trí mà sau là để biết quan niệm cái cười của Phạm Duy Tốn qua sự chọn lọc các chuyện tiếu lâm mà cụ đã thu thập được”.
Phạm Duy Tốn đã trở thành một trong những người tiên phong mở lối cho giaiđoạn văn học Việt Nam với những thành tựu rực rỡ Thay vì viết những tác phẩm văn
xuôi theo khuôn khổ truyền thống, người đã “mở ra cánh cửa sổ đến với một thế giới
khác Thế giới không chỉ bao gồm tri thức, những tầng lớp trên, mà cả nông dân và cả những người phu kéo xe cần lao”.
CHƯƠNG 2 CẢM HỨNG THẾ SỰ QUA TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY TỐN
Trang 292.1 Những vấn đề về thế sự
2.1.1 Vấn đề đạo đức và lối sống trong buổi giao thời
Từ bao đời nay, việc mong muốn cháu con luôn sống tốt, sống có ích và có đạođức luôn là những mơ ước thường trực của ông cha Từ thế hệ này truyền sang thế hệkhác, hết lớp này đến lớp khác, những người con nước Việt luôn truyền cho nhau nhữngtruyền thống tốt đẹp của dân tộc để gìn giữ và phát huy Và cứ thế, con người Việt Nam
cứ thực hiện việc làm thiêng liêng và cao cả ấy một cách có trách nhiệm Trong thời xưa,con người lấy nghĩa tình để đối đãi với nhau Trên có vua, dưới có quan lại, dưới cùng làdân, tất cả như một thể thống nhất không thể tách rời
Đến đầu thế kỷ XX, giai đoạn xã hội Việt Nam diễn ra nhiều biến động nhất vềkinh tế, chính trị lẫn văn hóa… khi đó, vấn đề đạo đức và lối sống trong buổi giao thờidần dần có nhiều thay đổi và nó đã trở thành nỗi niềm trăn trở của biết bao nhiêu người,đặc biệt là những người cầm bút
Phạm Duy Tốn và một số nhà văn miền Bắc đã “gặp nhau” ở chỗ cùng tìm thấy
cảm hứng sáng tác từ cuộc sống đầy biến động trong buổi giao thời Những đổi thay của
xã hội trên con đường tư sản hóa trở thành đối tượng được quan tâm miêu tả trong truyệnngắn của Phạm Duy Tốn và cả trong truyện ngắn của nhiều nhà văn miền Bắc cùng thời,đặc biệt là Nguyễn Bá Học
“Nhà văn lúc này chịu sự tác động mạnh từ phía đọc giả, họ đã hết ham sự hoang đường, hết ham trò trinh thám mà nay đã biết ham những truyện xảy ra trong hoàn cảnh của mình, có dính dáng với cái phong tục thực có của dân gian, có quan hệ đến cái chế
độ hiện thời.
Sau khi hoàn thành công cuộc bình định ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX thực dân Pháp
đã đặt bộ máy cai trị của chúng lên toàn cõi đất nước ta Bắc kì, Trung kì là xứ bảo hộ, Nam kì là đất thuộc địa.
“Tuy có sự khác biệt trong chế độ quản lý của chính quyền thực dân từng miền, nhưng đâu đâu trên khắp đất nước này cũng xuất hiện gót giày xâm lược của thực dân Pháp, bè lũ bán nước và tay sai Mọi người Việt Nam lúc bấy giờ đều phải chịu chung số phận: dân nô lệ Bão táp chiến tranh đã cuốn phăng đi nhiều giá trị truyền thống, đưa cả nước đến với lối sống mới, lối sống tự do theo con đường tư sản hóa Lối sống mới tấn
Trang 30công quyết liệt vào nề nếp cũ Nó hình thành lắm cái mới lạ có tính chất tiêu cực, đẩy phong hóa và đạo đức xã hội đến bờ vực của sự suy thoái Con người bắt đầu sống cho cá nhân, chạy theo tiền tài, danh vọng…Những gì thuộc về luân lí, đạo đức, phong tục… đều
bị bỏ lại phía sau Đây là thời kì:
“Luân thường đổ nát, phong hóa suy
Tiết nghĩa rẻ rúng, ân tình ly”
(Tản Đà)
Vì thế, vấn đề phong hóa, đạo đức, lối sống trở thành vấn đề bức xúc của xã hội, được nhiều người quan tâm Hơn thế nữa, mọi người còn tỏ ra rất lo lắng Các bậc trí thức, các nhà cách mạng đương thời đều ra sức tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề trên.
Có người còn xem đó như một nhiệm vụ chính trị, có tính chất cấp bách Để đạt được mục tiêu “chấn hưng dân khí” những nhà cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản cũng chú trọng đến nền đạo đức của xã hội đương thời Nhiều trí thức Việt Nam, trong đó có những người cầm bút sáng tác tin tưởng rằng một khi phong hóa, đạo đức xã hội tốt đẹp thì mọi vấn đề khác của xã hội cũng trở nên tốt đẹp Nhà văn vốn là người rất nhạy cảm trước cuộc sống Mọi hiện tượng đổi thay của cuộc sống đều có tác động đến họ Họ không làm ngơ trước thế sự mà còn tích cực vận động, tuyên truyền vì sự bảo tồn phong hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc Thực trạng phong hóa, đạo đức, lối sống xã hội đang là nỗi trăn trở day dứt của tác giả ở cả hai miền Nam - Bắc lúc bấy giờ Nó đã cuốn hút họ đi vào tìm hiểu sự việc, phát hiện ra sự thật của nhiều vấn đề” [22;37]
Như con dao hai lưỡi, tư sản hóa vừa tạo nên một vài nhân tố tích cực cho nền kinh
tế của đất nước, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức xã hội Quá trình tư sản hóa như mộtcơn lốc, nó cuốn phăng đi hết tất cả những gì là tốt đẹp và thiêng liêng mà ông cha ta đãdày công nâng niu và gìn giữ bấy lâu nay trong đó có cả thuần phong mỹ tục, đó là nhữngchân giá trị vô cùng quí báu để khi đi đâu xa, ta có thể tự hào rằng mình là người con
nước Việt Đặng Trần Phất đã thốt lên những lời xót xa: “Người mình thường nhiều
người hiểu lầm cái phong trào tự do bình đẳng, giữ theo thái độ quá ư vô tình với đường đạo đức, rẻ rúng phong hóa, ngoài xã hội, trong gia đình thường thấy thói kêu bạc, phóng đãng của người mình hiển hiện ra hằng ngày, đâu xa…Ôi luân thường đảo ngược, đạo
Trang 31đức suy đồi, phong tục suy vi là ba cái trở lực của con đường văn minh tiến bộ nước ta sau này vậy…”.[22;38]
2.1.1.1 Các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo
Có thể nói các mối quan hệ trong gia đình trước đầu thế kỷ XX luôn được cácnhà Nho xem trọng Bởi ở đó là hiện thân của những gì tốt đẹp nhất của cái gọi là đạo đứcthánh hiền, là Nho gia Con người ra ngoài xã hội trở thành người tốt hay kẻ xấu cũngphần nhiều do giáo dục từ gia đình mà ra Từ khi thực dân đô hộ đất nước, Tây - Ta lẫnlộn, những giá trị đạo đức bị xem thường, con người bắt đầu học theo lối sống tân thời,những nét đẹp truyền thống trong gia đình dần dần bị phai nhạt Con người bắt đầu vunvén cho lợi ích cá nhân của mình, họ sẵn sàng chà đạp lên những gì thiêng liêng cao quý
mà họ từng tôn thờ Nét đẹp văn hóa của cái nôi truyền thống dần trở nên mờ nhạt, nếpsống truyền thống trong gia đình, vợ chồng, cha con yêu thương nhau, trên nhường dưới,dưới kính trên, vợ chồng yêu quý, kính trọng nhau đã dần trở nên hiếm hoi trong xã hội
buổi giao thời này Theo chính sách “ngu dân” của bọn thực dân Pháp, tất cả những gì của
người Việt đều có chỗ đứng của tư tưởng phương Tây, có khi những tư tưởng đó lấn át cả
tư tưởng phương Đông vốn đã trở thành cây cổ thụ, bám chặt rể sâu vào lòng mỗi con
người Con người sống vì tình nghĩa, dùng cái “nhân” để đối đãi với nhau dần trở nên
phai nhạt, trong xã hội với tư tưởng sống phóng khoáng của nền Âu hóa, con người ViệtNam ít nhiều bị ảnh hưởng và họ trở nên lạc lõng giữa cái “cũ” và cái “mới” Một sốngười sẽ không đứng vững và họ dễ dàng bị sa ngã vào Các mối quan hệ gia đình theo đócũng trở nên lỏng lẻo Ai sinh ra trên đời có sẵn cho một gia đình để yêu thương, để đượcnuôi dưỡng, chăm sóc…đó là đều tự hào và hạnh phúc Theo tiếng gọi của kim tiền, hai
từ “huyết thống” dần trở nên mờ nhạt, máu mủ tình thâm bị xem thường Vợ chồng
không còn thương yêu nhau, con cái dần không còn kính trọng cha mẹ, hay cha mẹ bỏ rơicon cái…và còn rất nhiều hiện thực đau lòng nữa do xã hội tư bản tạo ra Con người vôtình trở thành nạn nhân và công cụ cho quá trình ấy, nếu không đứng vững, họ từng lúc sẽ
bị xoáy sâu hơn và không bao giờ thoát ra được
Nước đời lắm nỗi (1919) là bức tranh gia đình Việt Nam trong thời buổi giao thời
được Phạm Duy Tốn vẽ lại bằng chất liệu ngôn từ Ông đã tái hiện được hình ảnh gia đìnhViệt Nam trong cơn đau đớn chuyển mình sang nền kinh tế tư bản hàng hóa với những
Trang 32thay đổi ghê ghớm gây nên bao thảm kịch đau lòng Điều đó hoàn toàn phù hợp với chủ
trương khai hóa “văn minh” mà thực dân Pháp đã khéo léo đặt ra, chính sách đó đã lôi
kéo bao người Việt Nam đi vào con đường tội lỗi, chạy theo xa hoa phù phiếm, phá hoạihạnh phúc gia đình, tan cửa nát nhà Nổi bật trong các hiện tượng đó việc lỏng lẻo trongcác mối quan hệ gia đình Đọc câu chuyện thương tâm về tấn bi kịch của gia đình Đạo -nhân vật chính trong tác phẩm, ta nghe như có tiếng kêu thống thiết của tác giả khi chứng
kiến những thay đổi này, đó là tiếng kêu đau đớn, xót xa, ai oán Hạnh phúc là “một mùi
thơm mà người ta không thể tỏa sáng cho người khác nếu không rưới vài giọt lên chính mình” - một ai đó khi định nghĩa về hạnh phúc đã từng nói như vậy Hạnh phúc gia đình
là cái gì đó thật thiêng liêng mà người ta không thể phủ nhận hay vứt bỏ nó Thế nhưng,
nhân vật người cha trong Nước đời lắm nỗi đã phủ phàng đạp đổ tất cả Ông nhẫn tâm
đánh đập vợ mình trước sự chứng kiến của đứa con thân yêu Năm ấy Đạo mười bốn tuổi
- cái tuổi đẹp tươi với bao ước mơ dự định ở tương lai Và anh đã chứng kiến một cảnhbạo hành xưa nay chưa từng có đang xảy ra trong gia đình mình, nạn nhân không ai khác
đó chính là mẹ anh Dưới những trận mưa đòn túi bụi của người cha, tưởng chừng họkhông hề có quan hệ gì với nhau, có ai ngờ người đang vật vã dưới những trận đòn kia là
vợ ông - người phụ nữ bao năm cùng chung chăn gối với ông và cả hai cùng có với nhaumột sợi dây ràng buộc: đó là Đạo Lấy chồng, sinh con và được chung sống trong một giađình bình yên hòa thuận, đó dường như cũng là ước mơ của bao cô gái khác trên thế giannày Thế nhưng cuộc đời nào có bằng phẳng giống như ước nguyện, thứ hạnh phúc mà
mẹ Đạo có được lại vô cùng mong manh và ngắn ngủi Mong manh như sương khói vàngắn ngủi tựa kiếp sống đóa phù dung sớm nở tối tàn Hạnh phúc chỉ là sự im lắng củanỗi đau và khi nỗi đau lên tiếng thì hạnh phúc cũng không tồn tại nữa Cuộc sống đang
yên ả thì đột nhiên dòng đời rẻ sang một hướng khác Sự sụp đổ của “ngôi đền hạnh
phúc” là khởi đầu của biết bao biến cố sau này.
Cha Đạo đã tự tay mình cắt đi cái nhịp cầu nối duy nhất giữa ông và vợ, tình cảm
vợ chồng bị xem thường, nó không bằng những cuộc ăn chơi của ông Nếu còn yêu
thương vợ, có lẽ ông đã không đánh bà bị “băng huyết, thụ bệnh” và chết khi trong bụng
có mang được ba tháng Qua hành động của người cha và cái chết của mẹ, Đạo dần khôngcòn thiết tha với cuộc đời nữa Gia đình với anh nghe có gì như xa lạ Nếu kết quả của
Trang 33việc các mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo chỉ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng thôithì không có gì để bàn cãi Mà điều đó còn làm ảnh hưởng đến tâm hồn non nớt của trẻthơ Cái gia tài duy nhất để lại cho con cũng bay theo những cuộc ăn chơi của ông Sauthảm kịch của gia đình, cha Đạo đã bỏ rơi anh và nhẫn tâm vui vầy bên người phụ nữkhác, sự tôn kính của anh dành cho cha cũng không còn nữa, đó chỉ còn là những kí ứcđau buồn Phạm Duy Tốn đã nêu lên được vấn đề đang nhức nhối trong xã hội bấy giờ, đó
là thảm kịch gia đình bị chia rẻ, huyết thống bị xem thường… gây nên bao chuyện đaulòng
Đọc Nước đời lắm nỗi, ta thấy rõ những đổi thay lớn trong gia đình lúc bấy giờ.
Không chỉ là chồng ngoại tình, không chỉ là cái đánh vợ vô tình dẫn đến cái chết của vợ
Mà ở đây, mức độ lỏng lẻo trong quan hệ gia đình đã dần tăng tiến, vợ chồng không yêuthương nhau, không còn là những tiếng quát chửi thông thường, mà đó còn là những trận
bạo hành: nào là “ầm ầm”, “huỳnh huỵch”, rồi “bóp cổ ấn xuống giường, còn một tay thì
đấm tát, tối tăm cả mặt mũi lại”, hay “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, đấm đá vô hồi kỳ trận…” Những hành động như vậy không là bạo hành thì còn là gì nữa! Qua đó, ta thấy
rõ sự sụp đổ của xã hội đương thời, cái nôi của Nho giáo phong kiến dần suy sụp Những
gì thuộc về luân lý, đạo đức, phong tục… đều bị bỏ lại phía sau
2.1.1.2 Chuyện lường gạt phổ biến
Không chỉ bàn về những mối quan hệ trong gia đình, mà ở xã hội lúc bấy giờ cònxuất hiện những chuyện lường gạt phổ biến, và nó đã thành nỗi ám ảnh trong con người.Vấn đề này cũng được Phạm Duy Tốn phản ánh sâu sắc vào trong những trang văn của
mình Có thể nói, đây là thời kỳ “làm ăn” tốt nhất của những kẻ chuyên lừa gạt, kiếm
đồng tiền trên thân xác phụ nữ Giữa buổi Tây - Ta nhố nhăng, lúc mà xã hội trở nên hỗnloạn, thật - giả, đúng - sai, trắng - đen chưa phân biệt được rạch ròi, những chuyện lườnggạt xuất hiện ngày càng nhiều như một hiện tượng vốn có trong xã hội Chúng sử dụng đủmọi phương pháp, mọi hành vi kể cả giẫm lên đạo đức truyền thống, đi ngược lại vớiphong tục… nhằm thực hiện được âm mưu của mình Xã hội đó là đất làm ăn của những
kẻ dường như không còn tính người Đọc Con người Sở Khanh ta sẽ thấy rõ hơn điều này Chưa bước vào nội dung, chỉ đọc đến nhan đề tính chất tố cáo của truyện Cái tên “Sở
Khanh” làm người đọc liên tưởng đến nhân vật cùng tên trong tác phẩm Truyện Kiều của
Trang 34Nguyễn Du, “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”, một gả ăn chơi dâm loạn, chuyên
đi lừa gạt gái lầu xanh, chuyên bắt mối và đưa đường cho các mụ “Tú bà” Ngày nay, chữ
Sở Khanh được dùng rộng rãi trong tiếng Việt với nghĩa chỉ một người chuyên lừa đảo,
đặc biệt là lừa tình các cô gái để chiếm của cải của họ Lợi dụng chút ngoại hình bảnhbao, kết hợp với một chút chải chuốt, ăn diện và lại có chút duyên ăn nói, những kẻ lừađảo dễ dàng chiếm được lòng tin của những cô gái và gia đình họ, đó là điều kiện thuậnlợi để thực hiện mưu đồ của chúng Trong xã hội hỗn loạn, khi mà các giá trị đạo đức bịxem thường, số người còn giữ được thiêng lương, đặc biệt là tầng lớp thanh niên khôngnhiều - và đó là điều đáng khen, đáng trân trọng Khi các gia đình khá giả ở thành thị cócon gái lớn, họ luôn tìm cách kén cho con một chàng rể xứng đáng, họ rất quý nhữngngười không bị mất gốc Dựa vaò điều này, những tên lừa đảo dễ dàng lọt vào nhà giàu có
và trở thành chàng rể quý trong gia đình mà không hề bị ngờ vực
Nhân vật “Sở Khanh” trong truyện cùng tên Con người Sở Khanh, cũng là một tay chuyên lừa đảo như vậy Nhân vật ấy là thầy Ất “làm việc ở sở…tỉnh”, trước khi bước vào miêu tả ngoại hình, tác giả đã cho ta thấy nghề nghiệp của thầy Ất, “làm việc ở
sở…tỉnh”, đó là một câu miêu tả hoàn toàn bỏ lửng, chẳng biết thầy Ất làm việc gì, và ở
sở nào, cũng chẳng biết tỉnh đây là tỉnh nào.
Hẳn đây không phải là sơ suất của Phạm Duy Tốn, mà đó là dụng ý nghệ thuậtcủa nhà văn Chính vì nhà văn không chỉ đích danh công việc, quê quán và gia đình củanhân vật… để mỗi người đọc sẽ liên tưởng đến một nơi hoặc nhiều nơi đã từng xuất hiệnloại người như thế Và cái tên Ất cũng là một cái tên phổ biến, đó không phải là tên củariêng ai, và cũng không tạo sự áp đặt Dấu ba chấm (…) được đặt giữa câu, như một sự bỏlửng, gợi óc liên tưởng, phán đoán của người đọc, càng nhấn mạnh được giá trị tố cáo
Thấy Ất có một ngoại hình trông dễ nhìn: “đẹp trai, mặt mày nhẵn nhụi” Hình ảnh ấy có
khác nào hình ảnh tên Sở Khanh xưa đã từng lừa gạt Thúy Kiều Với ngoại hình khá bảnh
bao, thầy Ất nhanh chóng bước vào nhà cô Giáp và biến thành chàng rể quý mà “thiên hạ
chẳng chê cười điều gì”.
Mọi người đều thấy hai bên lấy nhau là xứng lứa vừa đôi vì “chàng thì vừa trạc
tuổi thanh xuân, hình dung chải chuốt, áo quần bảnh bao” còn nàng thì “đương xuân chỉ nhị đào, rượu nồng dê béo, ai mà chẳng ưa!” Đám cưới nhà cô Giáp rất to, vì cô là con
Trang 35ông bà bá mà: “Đồ tư trang sắm đủ: vòng, xuyến, hột, hoa, mớ ba, mớ bảy, chẳng thiếu
gì” Sau đám cưới, hai vợ chồng dọn nhà ra ở riêng Ngày đêm vợ chồng không rời xa
nhau: “loan ôm phượng, phượng bồng loan Miệt mài trong cuộc tri hoan, trai tơ gái nõn,
xuân đang mặn mà Tha hồ vui chữ “nghi gia”…” Nhìn cuộc sống no ấm, sung túc và vui
vẻ, những tưởng cô Giáp đã trọn vẹn trong niềm hạnh phúc, và ông bà bá đã có được một
chàng rể xứng đáng để “chọn mặt gửi vàng” Ít lâu sau, Ất gạ gẫm, bảo vợ lên Hà Nội chơi: “tôi sẽ đưa mình đi coi hát tuồng, đi ăn cao lâu, lên xem Quán - Thánh, trại Hàng -
hoa, xuống chơi Bôn - be, hồ Hoàn - Kiếm Thuê xe cao su dạo khắp mọi nơi cho thỏa thích” Đã thành vợ chồng, vả lại có cưới hỏi hẳn hoi Giáp không mải mai suy nghĩ, ngần
ngại đắn đo Và những địa danh mà Ất nói đến đã tạo được tính tò mò trong lòng Giáp
Vợ đồng ý, Giáp nào biết chính cái gật đầu đó đã vô tình đẩy cô thành nạn nhân và đồng
lỏa với kẻ lừa đảo Trước ngày đi, vợ bảo chồng “À, này, mình ạ, hai trăm bạc, tôi đem
gửi thầy đẻ nhé? Mang đi làm gì cho nó phiền” Nhưng Ất đã đặt ra hàng trăm lý do để
vợ có thể mang theo hết tài sản: “Ngộ mình còn muốn mua bán, sắm sửa gì nữa chăng?”.
Như những giọt mật ngọt rót vào tai, mỗi ngày, Ất đổ vào tai Giáp vài giọt, cốt ý làm sao
để Giáp tự tay đem theo hết tài sản khi lên Hà Nội chơi Vốn là người cẩn thận, ông bà bá
tỉ mỉ dặn dò hai vợ chồng trẻ: “trong mình mang nhiều tiền bạc, đi đường phải cẩn thận
lắm mới được” hay “tiền đã bỏ cả trong ví, mà để bỏ vào va - lit cẩn thận rồi…những hoa, hột, vòng, xuyến, nhẫn của chị thông, cũng nên tháo hết mà cất vào trong va - lit…”… “vội vàng miệng nói tay làm, bao nhiêu bộ cánh thu cả vào va - lit, chỉ đôi hoa tay mà thôi” Nếu lý trí cao hơn tình cảm, có lẽ cô Giáp đã có thể nhận ra sự bất thường
trong lời đề nghị của chồng Tàu xúp-lê kéo neo, xịch xịch chạy Chuyến tàu đưa vợchồng cô lên Hà Nội, và cũng từ đây cuộc đời cô cũng bắt đầu rẽ sang trang khác Đến Hà
thành, mảnh đất vô cùng mới mẻ và lạ lẫm với Giáp, “đèn hiệu sáng trưng, cô thông nom
cũng choáng mắt”.
Đến nơi đã quá nửa đêm, đây cũng là thời điểm hoạt động tốt nhất của bọn lừađảo Hai vợ chồng thuê hẳn hai xe cao su vào khách sạn cho tiện theo lời đề nghị của
người chồng Giáp đồng ý Lần thứ hai Giáp lại ưng thuận: “Vợ lên một xe, chồng lên một
xe Xe vợ chạy trước, xe chồng chạy sau” Không biết đó là điều kiện tuyệt vời cho thầy
Ất hành nghề: “xe kéo rập rình, qua hết phố này sang phố khác, đêm khuya, đường xá
Trang 36vắng ngắt, thiên hạ ngủ im” Tất cả đều im lìm chìm vào giấc ngủ, khi mọi hoạt động đều
ngưng lại, thời điểm con người ta nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả Tác giả khéoléo chọn thời điểm xảy ra sự việc là vào đêm khuya Vì giờ này đa phần vắng người Thầy
Ất mà cô Giáp gọi là chồng và là con rể của ông bà bá đã mất tích cùng với chiếc xe cao
su và chiếc va-lit chứa tất cả vàng bạc và tư trang của cô Giáp, mà không để lại bất cứmột dấu tích nào Lạc mất chồng, vậy mà cô Giáp còn đinh ninh chồng mình bị lạc Ta
hãy nghe đoạn đối thoại sau giữa cô và bác phu xe: “Ô hay! Xe kia đi vào đường nào?
Đây là phố gì, hử bác? Phố Hàng đào; Bác có biết xe sau chạy ngả nào, không? Không biết; Chết chửa! Coi khéo lại lạc, nhé! ” Như con cừu non bị vứt giữa chợ, cô
-Giáp ngơ ngác chẳng biết đường nào mà lần Nghe cu - li nạc mỡ rằng, “thôi mất câu rồi,
đừng mong người với va - lit nữa”, cô “lạnh gáy cả người, những lo ngay ngáy” Cô
không biết rằng thầy Ất, người mà cô cưới làm chồng là một kẻ Sở Khanh đã lẳng lặng bỏ
cô bơ vơ giữa xứ lạ quê người, ôm va-lit chuồn mất Nếu ngày xưa, Sở Khanh trong
Truyện Kiều chỉ lừa tình các cô gái lầu xanh, thì Sở Khanh ngày nay còn lừa cả tình lẫn
tiền của các cô gái, mà không mải mai suy nghĩ, đắn đo Bị lạc mất chồng, lại ở chốn lạ
quê người, cô Giáp “chẳng biết làm thế nào” bây giờ: “bơ vơ phận gái, đêm khuya một
mình ở nơi đất khách, biết nương vào đâu? Mà chồng thì đi đường nào? Sao lại lạc được? Lẽ đâu vô ý thế! ” May mà có phu-lit đi ngang, nghe cô kể rõ sự tình, cô được
mời “đi lên bóp” Hành động lừa đảo của con người kia dường như đã mất hết tính người.
Không biết đã bao người như cô Giáp bị mắc lừa những tên Sở Khanh như thế Với vẻ bềngoài dễ nhìn, chúng dễ dàng chiếm được lòng tin của các cô gái Chỉ cần bằng mọi giá
và mọi thủ đoạn để thành công mục đích của chúng, không cần biết đến sự an nguy của côgái tên Giáp kia, bơ vơ, lạc lõng giữa chợ đời, mặc cho bao nguy hiểm đang rình rậpquanh cô gái, và còn bị cảnh sát mời lên làm việc Việc xưa hễ có dính líu đến cảnh sát thìlôi thôi lắm, vả lại chỉ một thân một mình, lại vào giữa đêm khuya khoắt, thật khó đểngười ta không nghi ngờ Nhờ gặp được thầy Bính - một người quen của cô, Giáp mới
được thả ra Đợi một ngày, hai ngày người chồng vẫn “bặt vô âm tín”, tìm hết mọi nơi
“hỏi hết chỗ kia, sao mà chẳng thấy tăm hơi đâu cả”, như một cuộc mất tích không để lại
dấu vết Đến ngày thứ tư, nhân ngồi nói chuyện việc cưới hỏi, nghe cô Giáp thuật lại đầu
đuôi, thầy Ất đã dựng nên một hoàn cảnh thật đáng thương: “Cha mẹ mất sớm, mồ côi
Trang 37một mình, trước sau chẳng có ai cả; thân lập lấy thân” Đến bây giờ, thầy Bính mới cho
cô biết là mình bị mắc lừa: “Mắc lừa thằng bợm, chớ mắc lừa ai? Nó cưỡm cả vàng lẫn
bạc, nó tếch lên ngàn rồi…Sao lại tin cái thứ vu vơ, trên không chằng, dưới không rễ thế?! ” Câu nói của thầy Bính cũng là thông điệp nhắn gửi qua tác phẩm này của nhà
văn Âu cũng là một bài học cho cô Giáp, hy vọng những cô gái khác sẽ nhìn vào gương
cô mà tránh Câu nói cuối truyện như một lời giảng giải đạo lý: “Đời bây giờ, thiếu gì
những giống tốt mã dài đuôi, làm nghề cậu Sở! ” Sự thật là như vậy, cách đó hai, ba
tháng sau, quả nhiên biết rằng: “Cậu Sở ấy đồng mưu với một ả giang hồ, để lập cái kế
tàn nhẫn này, mà lấy của và hại đời một người đờn bà đầu xanh tuổi trẻ Xong rồi hai đứa đem nhau đi trốn sang Xiêm, Lào để cùng vui hưởng cái của bất nhân, bất nghĩa”.
Kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt của người khác, lừa chiếm lòng tin để đoạt của cải,
không hề tốn mất công sức nào…Đó là thủ thuật của những kẻ mang danh “cậu Sở”, có
thể nói, đây chỉ là một hiện tượng điển hình và phổ biến trong hàng vạn thủ thuật lường
gạt Những kẻ làm nghề “cậu Sở” xem những cô gái như một thứ đồ chơi biết nói,
chuyền tay nhau để hưởng thụ cho thỏa thích, nhẫn tâm ruồng bỏ không chút thương xót
Đọc truyện Cũng vì ham bằng cấp tú tài của nhà văn Thanh Nhàn, ta thấy hiện tượng
lường gạt không chỉ xảy ra ở miền Bắc mà nó còn phổ biến ở cả miền Nam và nó đã trởthành mối đe dọa lớn đối với xã hội Chuyện kể về gia đình hai ông bà Lê Đức Nghĩa có
cô con gái tên Phi Tiễn Tuy không giàu có hơn người nhưng của cải hai ông bà cũng “ đủ
chi dùng trong buổi giao thời gạo châu củi quế” Cô Phi Tiễn là đứa con duy nhất trong
gia đình Nhan sắc cô “tuy dòm cá chẳng lừ đừ, ngắm nhạn cũng chẳng sa” nhưng cũng
đủ sức để làm lung lay đám trai làng Tuổi cô đã “ hai mươi tám lẻ” nhưng bao nhiêu chỗ
đi nói, cô đều không đồng ý Vì óc cô “nhiễm sự giàu sang” nên chỉ ước có chồng “ xứng
đáng, làm ông này, ông kia, có bằng cấp tú tài, tấn sĩ, cùng là cử nhân… mà lại giàu sang, ruộng cò bay thẳng cánh” thì cô mới chịu Đã nhiều thanh niên trong làng bị cô
khước từ cầu hôn vì họ không có bằng cấp tú tài mà lại không môn đăng hộ đối Đám trailàng quyết định lập kế hại cô cho bỏ ghét Thầy Vô Tâm là một trong những người cầu
hôn cô Phi Tiễn thất bại Thầy quyết định đi “mượn bằng tấn sĩ” và chiếc xe Tallbot limousine của ông “cò mi đa Ngô Minh Thẹo” để sang nhà hỏi cưới cô Phi Tiễn Thấy
đàng nhà trai giàu sang phú quý, lại có học vấn, hợp với tiêu chí mà cô đặt ra nên cô chấp
Trang 38nhận Nào ngờ đâu cái gật đầu đó của cô cũng chính là cái gật đẩy cô vướng vào sợi dâyràng buộc do mình đặt ra Sau ngày hai vợ chồng đi làm tờ hôn thú, thầy Vô Tâm mới tỏthật sự tình cho bên đàng nhà gái nghe và không quên nói lí do anh ta cưới cô Phi Tiễn.
Thầy vốn “làm ở nhà in Albert Partar, ăn lương mỗi tháng đặng ba mươi lăm ngàn bạc,
cha mẹ nghèo khổ chứ chẳng phải ông cò mi, cò mơ gì” Sự tình thì đã rõ, nhưng chẳng
biết trách ai, chỉ còn biết trách “con mình chỉ vì ham bằng cấp tú tài” Thế là cô đành
ngậm đắng nuốt cay chấp nhận số phận mà lòng đau đớn khôn nguôi Thế mới thấy cái xãhội lúc bấy giờ mới lắm sự ngổn ngang, bất ổn
Đạo đức suy vong, con người chạy theo lối sống mới, đồng tiền đã biến họ mấthết nhân tính, dám hành động trái lại luân thường đạo lý mà không chút đắn đo, cắn rứtlương tâm Tất cả đã tạo nên một hiện tượng nhức nhối và đáng được lên án trong xã hội.Điều đó càng làm những người vốn trọng đạo đức thêm căm ghét, và những người đanglung lay tư tưởng thì thấy thêm phân vân, lung lay ý chí
Nhà văn đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo đối với xã hội Việt Nam khi mànhững chuyện lường gạt càng trở nên phổ biến, khi mà đạo đức ngày càng suy vong thìvấn đề lòng tin cần phải được xem xét để lòng tin không biến thành sự cả tin
2.1.1.3 Xã hội phổ biến lối sống ăn chơi
Cơn gió lốc kim tiền đã cuốn phăng đi hết cái rễ sâu đạo đức Nho phong Nếunhư trước kia, con người sống hiền hòa bên lũy tre làng, bến nước, chăm chỉ làm ăn Có
dư dã thì mua của để dành Thì giờ đây, trong xã hội lại xuất hiện lối sống ăn chơi hưởngthụ Khi thực dân đến Việt Nam, chúng đã kéo theo hàng loạt những trò lừa bịp với chiêubài khai hóa văn minh, nhằm vơ vét khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước ta, bóc lộtngười dân để làm giàu cho chính quốc của họ Một cái trở mình, nền văn hóa phươngĐông từ bao đời nay đột ngột chuyển sang lối sống phương Tây Cả thành thị và nôngthôn đều diễn ra đời sống tha hóa, xuất hiện ngày càng đông đảo những con người mớisống hoàn toàn khác trước Không còn những buổi hò hát dưới trăng, vả lại thứ văn nghệthôn dã ấy cũng không thỏa mãn được thị hiếu thị dân Người ta thích đua đòi, ăn chơihưởng thụ Các sòng bạc, thuốc phiện, nhà hát… mọc ngày một nhiều để thỏa mãn nhucầu của những kẻ học đòi xa xỉ Một số người bước vào vì tính tò mò, hiếu kì Một sốngười vì hoàn cảnh muốn tìm nơi để giãi bày tâm sự, để tìm quên đi những uất ức trong
Trang 39tâm hồn Một số khác lại muốn đi tìm nguồn vui mới…Như một cái đầm lầy chứa đầynhững con vi - rút viêm nhiễm, hễ ai đã bước vào thì không bao giờ thoát ra được nữa, màchỉ có lún sâu vào hơn mà thôi (dù họ cố ý hay vô tình) Môi trường đó sẽ thu nhận tất cảmọi tầng lớp, giới tính, giai cấp…và không cần biết đến lý do, nếu đã vào đấy sẽ ở miếtmãi không ra Vui với lối sống mới, con người dần quên đi cái gốc của mình, đạo đức giaphong dần bị đánh bật ra ngoài tư tưởng của họ Gia sản của họ có thể trong phút chốctăng lên rất nhiều nhưng cũng có thể trong một giây, cả gia sản đó tan đi theo canh bạc.
Và ở các tiệm hút, người ta đến đấy để tìm quên và cũng là để nhớ Tìm quên cái tâm sự
và nhớ cái chất trắng đã làm họ đắm, họ say và không thế nào rứt ra được Nó vừa hủyhoại sức khỏe, vừa có thể biến họ thành những kẻ tha hóa, mất hết nhân tính Lối sốngthực dụng đó đã kéo bao người Việt Nam đi vào con đường hư hỏng, hủy hoại cả tương
lai Nhân vật Đạo trong tác phẩm Nước đời lắm nỗi là một trường hợp như vậy Sinh ra
trong một gia đình khá giả Vốn là đứa con được yêu thương, trong gia đình có cha làmthông phán tòa sứ tỉnh, và mẹ là một người phụ nữ hiền từ, đức độ Anh cũng là mộtngười biết đạo lý, trong gia đình vâng lời mẹ cha Anh ta thuộc con nhà nề nếp gia phong,trong một lần chứng kiến cha đánh mẹ một cách dã man và cuối cùng dẫn đến cái chết củangười mẹ Bao ước vọng tương lai bỗng sụp đỗ trước mắt anh Thất vọng vì sự đối đãicủa người cha, đau thương cho cái chết của người mẹ, buồn cho tương lai của mình, cái
tuổi mười bốn lắm mơ nhiều mộng “đang độ vẻ vang sung sướng, hớn hở tươi cười như
thể cánh hoa non Tưởng cuộc đời là nhất, không còn gì vui thú cho bằng…” Nào ngờ,
cánh hoa tươi ấy đột ngột rẻ sang một hướng khác trước bi kịch gia đình Từ đó, Đạo tìmquên và triền miên bên những cơn say thuốc, hết cơn này lại đến cơn say khác, chẳng biếtđến thời gian là gì Một chàng trai đang tuổi vui chơi, giờ đây Đạo trở thành một con
nghiện “trông người rất bẩn thỉu Móng tay đen sì, nước da xanh ngắt, đầu tóc bù xù, áo
quần xốc xếch Rõ thật tồi tàn” Thân xác Đạo tồi tàn hay cuộc đời trở nên tồi tàn “Rõ thật” câu nói như một sự đánh giá của nhà văn dành cho Đạo, đồng thời thể hiện tình thái
vừa mỉa mai cho những người vướng vào lưới nhện của lối sống mới, vừa đau đớn, xót xacho xã hội lúc bấy giờ
Xã hội rõ tồi tàn thật, những thanh niên trai tráng lẽ ra phải đem sức phục vụ đấtnước, đằng này họ dần bị hủy hoại thân xác, trở nên tiều tụy, ốm yếu chẳng khác chi một
Trang 40cụ già Suy sụp về thể chất, họ còn bị suy nhược về tư tưởng, chỉ biết lo hưởng thụ, không
màng đến cuộc sống, “sống hôm nay chẳng cần biết đến ngày mai là gì” Và họ cũng
chẳng màng đến những vấn đề thế sự đang xảy ra quanh họ Ta hãy nghe câu nói của Đạo
mà cũng có thể không chỉ đó là châm ngôn sống của riêng Đạo: “anh tính đời người sống
được mấy gang tay! Tội gì vất vả cho khổ cái thân!”, “chỉ cứ thế này mãi, đến bao giờ già thì chết, chẳng tiếc gì sốt, chỉ tốt cái bàn đèn thôi” Còn đâu nữa cái hào khí Đông A
thời Trần, còn đâu nữa hình ảnh những thanh niên từ biệt gia đình, sục sôi một ý chí nônnóng lên đường giết giặc Còn đâu nữa cái khí tiết ngất trời của những đoàn quân ra trận.Thời trung đại, chỉ cần trong tay còn được một vũ khí, người ta có thể làm nên những kỳtích Lịch sử hào hùng là vậy! Vậy mà giờ đây, khi một lần nữa đất nước có bóng giặcngoại xâm, khi mà sự hiểu biết của con người nâng lên một tầm, thì chẳng những người takhông nhìn lại về quá khứ để lấy đó làm tấm gương để noi theo, lại chạy theo những xahoa cám dỗ phù phiếm, để ngày đêm đắm chìm trong cơn trụy lạc, đánh mất cả lý trí vàtương lai
Lối sống ăn chơi hưởng thụ không chỉ dừng lại ở đó, mà nó còn làm băng hoại
đạo đức con người Con người dễ dàng bị tha hóa Nhân vật người cha trong Nước đời
lắm nỗi là một điển hình Là một người làm nghề thông sứ, có hiểu biết, nhưng ông lại
vướng vào những trò đỏ đen của những canh bạc để rồi nghiện nó khi nào không hay Cả
cơ nghiệp phá tan dưới tay ông, không chỉ thế, lối sống mới còn biến ông thành một kẻbội bạc Cần đến tiền, ông đã đánh đập, hành hạ vợ mình để lấy được tờ văn tự phục vụcho công cuộc ăn chơi của ông Hành động đó đã dẫn đến cái chết thương tâm của người
vợ và nỗi ám ảnh cùng nỗi đau dai dẳng cho đứa con trai Đọc Sống chết mặc bay ta thấy
hiện lên tên quan vô trách nhiệm, coi mạng sống của con người như cỏ rác Vì lo chocanh bạc của mình, quan thờ ơ trước số mệnh của hàng vạn con người đang réo riết kêucứu giữa cơn giông bão Nhân vật trong tác phẩm của Phạm Duy Tốn rất đa dạng: đó làquan huyện, thầy thông, thanh niên Từ quan lại đến người dân thường, tất cả đều bị hútvào vực xoáy của lối sống mới, lối sống mà ở đó con người chỉ biết có mình, chỉ biết cóhôm nay, sẵn sàng giẫm đạp lên người khác để tồn tại, để mua vui cho mình, cho dù đó lànhững người thân yêu nhất quanh mình, là thần dân tội nghiệp của mình