Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu cảm hứng thế sự trong truyện ngắn phạm duy tốn (Trang 76 - 77)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng lịch sử đồng hồ, “thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ, có thể cảm thấy chốc lát dài dằn dặt như nghìn năm, có thể cảm nhận tháng năm như chốc lát, “vó câu qua cửa sổ”, lại có thể thấy thời gian dừng lại khi đắm say…”( Nguyễn Hoa Bằng - Giáo trình thi pháp học - Đại học cần thơ ) cốt làm sao tác giả có thể thể hiện được hết dụng ý nghệ thuật của mình. Thời gian trong

Sống chết mặc bay được tác giả xây dựng vào lúc “gần một giờ đêm”, không phải ngẫu nhiên tác giả chọn thời gian này để xây dựng tình huống vỡ đê.

“Một giờ đêm” - cái thời điểm ngày mới vừa bắt đầu, màn đêm còn bao phủ khắp nơi, con người đang triền miên trong giấc ngủ, điều kiện khách quan rất khó khăn cho người lao đao trong biển lửa. Có như thế mới thấy được hết sự khó khăn vất vả của những

người nghèo khổ, thấp cổ bé họng. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi trời đã về đêm, trời lại mưa tầm tã, mà chỉ với những công cụ thô sơ… Sự nguy hiểm có thể rình rập họ bất cứ lúc nào, số phận họ mong manh tựa hồ như bọt nước.

Một cách xây dựng thời gian rất đặc biệt của Phạm Duy Tốn là không sắp xếp diễn biến các sự việc theo một trật tự nhất định. Nhà văn sắp xếp theo diễn biến tâm lý nhân vật, để từ đó nhân vật tự bộc lộ cảm xúc của mình. ĐọcNước đời lắm nỗi, ta thấy hiện tại và quá khứ đan xen nhau. Mở đầu truyện là hình ảnh bê tha của Đạo trong một cơn say thuốc, rồi đến đoạn Đạo quay về với quá khứ gia đình, với nỗi đau, sau đó thực tại lại trở về, nỗi đau lại xuất hiện, nó càng dai dẳng hơn, càng xoáy sâu hơn vào tâm hồn Đạo. Nếu thời gian theo một tuyến tính quá khứ đến hiện tại thì nỗi đau của Đạo sẽ không được người đọc cảm nhận sâu sắc. Chỉ với việc sắp xếp trật tự thời gian mà đã nói lên được rất nhiều. Đó là cái vòng lẩn quẫn của số phận con người, có muốn thoát hẳn ra vẫn chưa thể được. Quá khứ tốt đẹp của gia đình Đạo có khác nào nếp xưa của xã hội - khi mà các giá trị truyền thống, đạo đức Nho phong vẫn còn ngời sang. Còn thái độ của Đạo khi trở về với thực tại, đó không chỉ là nỗi đau riêng của Đạo, mà còn là nỗi đau của tác giả, của những nhà văn cùng thế hệ khi chứng kiến bi kịch đau thương của đất nước. Vẫn lưu luyến cái thời gian đã qua, nhưng không thể phủ nhận thực tại đang sống, mặc dù nó lắm nỗi bất bình.

Trong Câu chuyện thương tâm thời gian xây dựng là “sau cơn mưa”. Trừ khi có việc gì vội lắm người ta mới đi ra đường, vì đường sá sau cơn mưa rất lầy lội. Ấy vậy mà người phu già đã phải bắt đầu tiếp công việc mưu sinh bằng chiếc xe tay của mình. Chính trời mưa đã làm cho đường sá“đá củ, đậu củ khoai trồi ra lổn chổn” càng làm tăng thêm sự khó khăn, vất vả trong việc kéo xe của ông cụ.

Thời gian trong truyện Phạm Duy Tốn là thời gian mang tính chất điển hình, nó không còn phụ thuộc vào khuôn phép cũ, nó là sự sáng tạo của nhà văn. Đó là thời điểm vào đêm khuya, là hoạt động của con người sau cơn mưa, là quá khứ hiện tại đan xen… tất cả đều có tác dụng cao trong việc thể hiện các vấn đề thế sự của tác giả.

Một phần của tài liệu cảm hứng thế sự trong truyện ngắn phạm duy tốn (Trang 76 - 77)