Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu cảm hứng thế sự trong truyện ngắn phạm duy tốn (Trang 77 - 90)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.6. Không gian nghệ thuật

Không gian trong truyện ngắn Phạm Duy Tốn là một không gian rất đặc biệt. Đó là những bức tranh không gian rất gần với đời sống con người. Trước hết đó là không gian

gia đình - là cái nôi của đạo đức, cũng là nơi con người sinh ra và lớn lên, và cũng là nơi thể hiện các mối quan hệ gia đình. Thế nhưng không gian gia đình trong truyện ngắn

Nước đời lắm nỗi của Phạm Duy Tốn hoàn toàn khác, đó là nơi xảy ra các xung đột gia đình, các mối quan hệ gia đình dần trở nên lỏng lẻo, nơi chứng kiến nền đạo đức bắt đầu suy vong. Rộng hơn một chút, xa hơn một chút đó là không gian của làng - xã. Nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt tập thể của dân làng. Nơi tổ chức hội hè, đình đám, phô bày những giá trị truyền thống của dân tộc. Cũng là không gian đó, nhưng trong truyện ngắn

Sống chết mặc bay, sân đình giờ đã trở thành một nơi để ăn chơi, nơi diễn ra những cuộc đỏ đen, của các vị quan làng, nên đạo đức xưa mờ nhạt dần, những giá trị thiêng liêng dần thay thế cho những cuộc ngã giá ăn chơi. Đó là một sự suy đồi về đạo đức. Nhà văn còn khéo léo dựng lên không gian: cảnh ngoài đê và cảnh trong đình. Giữa chúng có mối quan hệ không thể tách rời, nó gắn liền với không gian nông thôn. Đình là nơi lưu giữ thiêng liêng, ngoài đê là cuộc sống sinh hoạt của người dân. Ấy vậy mà, hai nơi ấy giờ trở nên đối lập nhau hoàn toàn, ngoài đê, con người lo chắn lũ, còn trong đê, tổ chức ăn chơi, sa đọa.

Bên cạnh không gian làng - xã, tác giả còn hướng ống kính về không gian thành thị. Nơi diễn ra nhiều biến đổi nhất trong xã hội. Đó là không gian của người lao động nghèo nơi thị thành. Với đầy rẫy những khó khăn (là đường đá củ đậu, củ khoai, sau cơn mưa, là chiếc xe nặng nhọc lê từng bước lên dốc với đống hàng hóa và mụ vắt vẻo trên xe…) dường như không gian xung quanh không hề thuận lợi cho việc làm người phu xe chút nào, nó ghập ghềnh khó khăn giống như đường đời của ông. Dù không có lời bình luận nào, nhưng với cách xây dựng không gian như trong truyệnCâu chuyện thương tâm, ta có thể nhận thấy được sự khó khăn, vất vả của những người lao động nghèo.

Đó là không gian với những chuyện chuyên lường gạt phổ biến. Con người Sở Khanh, hiện lên với đầy đủ màu sắc, kích thước. Đặt các nhân vật, sự kiện vào một không gian cụ thể nhất định để từ đó nêu bật lên được dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Với việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ gần gũi, giản dị, đậm chất hiện thực cùng hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú, đầy đủ mọi giai tầng, mọi tính cách, mọi hình thức thể hiện, kết hợp với kết cấu truyện độc đáo, mới lạ đầy sáng tạo. Việc dụng công các chi tiết nghệ thuật vào tác phẩm, cũng như việc xây dựng thời gian nghệ thuật và không gian

nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. Phạm Duy Tốn thể hiện cái tài của mình trong việc vận dụng linh hoạt các yếu tố nghệ thuật. Qua đó thể hiện cái tâm của nhà văn trong cách nhìn nhận, đánh giá sự việc. Xã hội buổi giao thời là xã hội diễn ra nhiều biến động nhất, chính bằng những yếu tố nghệ thuật này góp phần tạo nên sự thành công trong việc thể hiện cảm hứng thế sự qua những tác phẩm của nhà văn.

PHẦN KẾT LUẬN

Phạm Duy Tốn - một cây bút truyện ngắn xuất sắc của những năm đầu thể kỷ XX - người cắm cột mốc cho sự phát triển truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam. Một nhà văn với cái nhìn đầy tinh tế và nhân hậu. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, ông đã khái quát nên một bức tranh chân thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ cùng với những biến động của nó. Đó là một xã hội đau thương. Với cách miêu tả tinh tế, nhà văn đã cho người đọc cảm nhận được những vấn đề thế sự đang diễn ra trong xã hội vào thời buổi ấy. Đó là vấn đề suy đồi trầm trọng về đạo đức và sự tha hóa trong lối sống của con người. Con người không còn sống với nhau bằng nghĩa tình nữa, họ sẵn sàng chà đạp lên danh dự và sinh

mệnh người thân yêu của mình để tồn tại, lấy chuyện hôn nhân gia đình ra làm thú tiêu khiển, biến nó thành cơ hội để kiếm tiền. Xã hội còn tồn tại lối sống ăn chơi, ham mê cuộc sống hưởng thụ, thích đua đòi, chạy theo tiếng gọi đồng tiền biến mình thành kẻ tha hóa, mất hết nhân tính. Đó còn là sự đối lập giữa người nghèo và người giàu, là mâu thuẫn giữa nông dân và giai cấp thống trị. Xã hội trong buổi giao thời còn tồn tại những tên quan tham ô, ăn trên ngồi trước, vô trách nhiệm, thời ơ trước hàng trăm sinh mệnh của hàng trăm con người, là những kẻ tha hóa, bất nhân. Chính điều đó đã dẫn tình trạng đói nghèo, lũ lụt, gây bao đau thương mất mát cho người dân nghèo….Trước những vấn đề thế sự trên, nhà văn dùng nhiều cách để lý giải, nhưng không thấy được nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng trên là do sự độc ác của thực dân Pháp, do chính sách “văn minh” của chúng tạo nên.

Phạm Duy Tốn đứng ở góc nhìn của đạo đức truyền thống để tìm ra nguyên nhân cho những việc làm thối nát trong xã hội, ông cho rằng sở dĩ có những vấn đề xảy ra là do sự sắp đặt của tạo hóa, do số phận của con người. Và sâu hơn nữa, là do giai cấp phong kiến thống trị vô trách nhiệm và bị băng hoại về đạo đức. Tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề, Phạm Duy Tốn không vịnh vào đó nhằm “treo gương giáo huấn” người đời. Khác với Nguyễn Bá Học, ông không giữ thái độ trịnh trọng của một nhà giáo, ngồi từ sập cao để mà phán dạy, tác phong của Phạm Duy Tốn là của một nhà Nho sĩ lấy cái cười chua chát, mỉa mai để mà sửa dạy xã hội. Hầu hết các tác phẩm của Phạm Duy Tốn đều không đưa ra cách giải quyết khi kết thúc tác phẩm, nhà văn chỉ nêu ra để người đọc tự suy ngẫm và tìm ra cách giải quyết. Điều đó phù hợp với thái độ của Phạm Duy Tốn dưới xã hội lúc bấy giờ, khi mà trắng đen còn lẫn lộn, nhà văn dù vững lắm vẫn bị cuốn vào dòng xoáy của xã hội buổi giao thời, Tây - Ta lẫn lộn, chưa thể bỏ hẳn cái cũ mà cũng không thể hoàn toàn chấp nhận cái mới được. Cùng với yếu tố nội dung, nhà văn còn sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật góp phần vào sự thành công trong việc thể hiện cảm hứng thế sự qua truyện ngắn của ông. Trước hết đó là việc sử dụng ngôn ngữ vào tác phẩm của mình. Đặt truyện ngắn Phạm Duy Tốn cạnh truyện ngắn cổ điển, ta thấy có một sự khác biệt, một sự gián cách đột ngột về nghệ thuật. Các yếu tố văn biền ngẫu trở nên xuất hiện hiếm hoi hơn so với văn chương trung đại, ở mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh, tác giả dùng một ngôn ngữ riêng, sao cho phù hợp với cá tính ấy, để làm bật lên hình ảnh nhân vật.

Bên cạnh đó, tác giả còn xây dựng hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú đủ mọi tầng lớp, mọi tính cách…càng tô đậm thêm bức tranh thế sự của mình. Đặc sắc không chỉ ở yếu tố ngôn ngữ, nhân vật, mà còn ở việc xây dựng tình huống đối lập nhằm thể hiện được cao độ mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp thống trị đương thời. Tác giả không miêu tả xã hội đau thương bằng những lời lẽ chua xót, ai oán, những tiếng kêu than thống thiết mà bao giờ cũng có cái tính cách tương phản nhau giữa hai thực tại mỉa mai nhau, xung đột nhau, để từ đó, làm bật lên dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Việc xây dựng các yếu tố thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật và xen vào các chi tiết nghệ thuật làm cho truyện ngắn Phạm Duy Tốn tưởng chừng như không nói gì mà thật ra đã nói lên được rất nhiều.

Trong hầu hết các truyện, Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được xem là truyện đặc sắc nhất của nhà văn. Có thể nói, từ việc chọn đề tài trong đời sống đương thời, cách miêu tả hiện thực cụ thể, xác thực, đến thái độ phê phán cái xấu xa thối nát của cuộc sống đương thời, từ cách mở đầu đi thẳng vào truyện, lối kết truyện tuân theo cuộc sống, không cần có hậu, cho đến lời văn trong sáng, gọn gàng…tất cả ở Phạm Duy Tốn đều theo lối mới. “Chính Phạm Duy Tốn mới là người mở đầu cho lịch sử tiểu thuyết tại Việt Nam. Đang khi Nguyễn Bá Học muốn là người của thế hệ, giữ vai trò trung gian, đều hòa hai lớp người mới cũ, liên kết hai quan niệm mới và cũ, Đông và Tây, thì Phạm Duy Tốn muốn phá vỡ để tiến. Mà hiện thực Phạm Duy Tốn đã mới hoàn toàn trong công cuộc xây dựng các truyện của ông. Cùng chung với thế hệ của ông, Phạm Duy Tốn có lẽ chỉ còn giữ lại có cái chủ trương luân lý răn đời, còn ngoài ra ông đã có một nghệ thuật mới hoàn toàn, mới và đẹp hơn nhiều truyện của Nguyễn Tường Tam xuất bản sau đấy mấy năm trong tập Người quay tơ” [15;493].

Vũ Ngọc Phan đã nhận xét rằng: “Phạm Duy Tốn là người viết truyện ngắn theo lối Âu Tây trước nhất”“những truyện ngắn của ông là thứ văn chương đã đánh dấu một quãng đường văn học của nước nhà [23;135].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Chú, Lê Trí Viễn -Lịch sử văn học Việt Nam tập 4B - Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 1976.

2. Nguyễn Văn Cổn - Thi nhân Việt Nam (Trích lục và giảng giải) - Minh Tân xuất bản, Pari năm 1952.

3. Lê Chí Dũng, Trần Đình Hựu -Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930

- Nhà xuất bản ĐH và THCN, Hà Nội năm

5. Phan Cự Đệ - Văn học Việt Nam (1900 - 1945) - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 1999.

6. Hà Minh Đức (chủ biên) - Lí luận văn học- Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1993. 7. Hà Minh Đức - Truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Tạp chí Văn Học số 12, năm 2000.

8. Trúc Hà - Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết - Phụ nữ Tân văn ngày 16 tháng 11 năm 1993.

9. Dương Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu - Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 1996.

10. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử - Từ điển thuật ngữ văn học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999.

11. Lê Thị Đức Hạnh - Những đóng góp của Phạm Duy Tốn cho truyện ngắn đầu thế kỷ- Tạp chí văn học số 3, năm 1999.

12. Lại Văn Hùng - Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn trên tạp chí Nam Phong - Tạp chí văn học số 6, năm 1987.

13. Nguyễn Phạm Hùng -Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX- Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2001.

14. Thanh Lãng - 13 năm tranh luận văn học, tập 3 - Nhà xuất bản văn học, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995.

15. Thanh Lãng - Bảng lược đồ văn học Việt Nam - Trình bày xuất bản, Sài Gòn năm 1967.

16. Mã Giang Lân (chủ biên) - Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945- Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1986.

17. Đặng Thanh Lê - Việt Nam trên quá trình hội nhập toàn cầu, vị thế nền văn hóa dân tộc trong lịch sử quan hệ với nền văn hóa các cường quốc - Tạp chí văn học số 3, năm 1999.

18. Phong Lê -Phác thảo văn xuôi quốc ngữ- Tạp chí văn học số 11, năm 2011. 19. Phương Lựu -Lý luận văn học- Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, năm 1997. 20. Đặng Thai Mai - Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2003.

21. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - Tinh tuyển Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 tập 7, quyển 1- Nhà xuất bản Khoa học Xã Hội, năm 2004.

22. Nguyễn Văn Nở, Huỳnh Thị Lan Phương - Cảm hứng thế sự, điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả cùng thời -

Tạp chí nghiên cứu văn học số 4 năm 2010.

23. Vũ Ngọc Phan -Nhà văn hiện đại- Bản in Thăng Long, Sài Gòn, năm 1960. 24. Huỳnh Thị Lan Phương - Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại 1- Trường Đại Học Cần Thơ, năm 2008.

25. Vũ Tiến Quỳnh - Phê bình, bình luận văn học - Nhà xuất bản văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998.

26. Trần Mạnh Tiến - Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX- Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001.

27. Phạm Hồng Toàn - Truyện ngắn hay đầu thế kỷ XX - Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội năm 2000.

28. Bích Thu (chủ biên) - Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945- Nhà xuất bản Văn học, năm 2001.

29. Trần Mạnh Thường - Từ điển tác gia Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội năm 2003.

MỤC LỤC Trang ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT ………..1 PHẦN MỞ ĐẦU ... ...4 1. Lí do chọn đề tài ...5 2. Lịch sử vấn đề ...6 3. Mục đích nghiên cứu ...8 4. Phạm vi nghiên cứu ...8

5. Phương pháp nghiên cứu ...9

PHẦN NỘI DUNG ………...10

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ………..11

1.1. Khái niệm về cảm hứng và cảm hứng thế sự...11

1.1.1. Khái niệm về cảm hứng sáng tác ………...11

1.1.2. Khái niệm về cảm hứng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo...12

1.1.2.1. Khái niệm về cảm hứng tư tưởng ...12

1.1.2.2. Khái niệm cảm hứng chủ đạo ...13

1.1.3. Khái niệm cảm hứng thế sự ...14

1.2. Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ...15

1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội ...15

1.2.2. Tình hình kinh tế ...19

1.2.3. Đời sống văn hóa, giáo dục ...20

1.2.3.1. Về đời sống xã hội ... 20

1.2.3.2. Đời sống văn hóa giáo dục ...21

1.2.3.2.1. Đời sống tư tưởng và văn hóa ...21

1.2.3.2.2. Vấn đề giáo dục ...22

1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Tốn ...23

1.3.1. Cuộc đời ...23

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ...25

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG THẾ SỰ QUA NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY TỐN...28

2.1. Những vấn đề thế sự ...28

2.1.1. Vấn đề đạo đức và lối sống ...28

2.1.1.1. Các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẽo ...30

2.1.1.2. Chuyện lường gạt phổ biến ...32

2.1.1.3. Xã hội phổ biến lối sống ăn chơi ...37

2.1.2. Hiện thực về giai cấp thống trị đương thời ...42

2.1.2.1. Quan lại vô trách nhiệm ...42

2.1.3. Đời sống kinh tế nghèo nàn, lạc hậu ...51

2.2. Quan điểm của nhà văn trước vấn đề thế sự ...56

2.2.1. Những lý giải của nhà văn về vấn đề thế sự ...56

2.2.2. Cách giải quyết cho vấn đề thế sự ...59

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG THẾ SỰ ………61

3.1. Ngôn ngữ....61

3.2. Nhân vật...65

3.3. Kết cấu truyện...69

Một phần của tài liệu cảm hứng thế sự trong truyện ngắn phạm duy tốn (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)