1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm hứng thế sự trong thơ phan thúc trực

56 789 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 668,43 KB

Nội dung

Với sự suy tư, phân tích của một nhà khoa học và trái tim nhạy cảm đầy tình yêu thương, Phan Thúc đã để lại cho đương thời và hậu thế những vần thơ giàu chất hiện thực, gần gũi với cuộc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ ĐẢM

CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ ĐẢM

CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

ThS NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận

Trong khuôn khổ thời gian có hạn nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy

cô giáo và các bạn sinh viên

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Đảm

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khoá luận tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ

Nguyễn Thị Tính Tôi cam đoan rằng:

- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

- Kết quả này không trùng với bất cứ tác giả nào đã được công bố

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Đảm

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Bố cục khoá luận 5

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI NIỆM CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ CƠ SỞ NẢY SINH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC 6

1.1 Khái niệm cảm hứng thế sự 6

1.1.1 Khái niệm cảm hứng 6

1.1.2 Khái niệm cảm hứng thế sự 7

1.2 Cơ sở nảy sinh cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực 7

1.2.1 Bối cảnh thời đại 7

1.2.2 Tác giả Phan Thúc Trực 12

Chương 2 CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC 17

2.1 Nỗi buồn về lý tưởng nhà Nho 17

2.2 Niềm thương dân khốn khổ lầm than 29

2.3 Từ bi kịch cá nhân đến sự xót xa trước sự hữu hạn mỏng manh của kiếp người 39

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thám hoa Phan Thúc Trực đã được giới thiệu với bạn đọc qua các

bản dịch Quốc sử di biên của Viện Sử học, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin

năm 2009, do Đỗ Mộng Khương dịch, Hoa Bằng hiệu đính và chú thích, và bản dịch của Viện Hán Nôm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2010, do nhóm TS Nguyễn Thị Oanh, Ths Nguyễn Thị Hường, Ths Nguyễn Tố Lan dịch chú thích, TS Nguyễn Thị Oanh giới thiệu Qua đó người đọc được biết đến Thám hoa Phan Thúc Trực trong tư cách một nhà sử học đã ghi chép và sưu tầm được nhiều sử liệu quý báu bổ sung cho Quốc sử đầu nhà Nguyễn Thế nhưng ít người biết đến ông trong tư cách một tác giả văn học, một nhà

thơ với những thi tập giá trị trong cuốn Cẩm Đình thi tuyển tập, Nhà xuất bản

Khoa học xã hội năm 2011 của PGS.TS Nguyễn Thị Oanh giới thiệu - phiên

âm - dịch chú

Nhà thơ Phan Thúc Trực cần được ghi nhận một vị trí quan trọng không thể thiếu trong diễn trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam Tuy cuộc đời ngắn ngủi chỉ 44 năm nhưng số lượng công trình, sáng tác ông để lại cho đời

là không nhỏ Đọc thơ văn ông nhiều người sẽ rất tâm đắc với không ít bài viết về quê hương đất nước, gia đình, người thân, thiên nhiên, con người Với sự suy tư, phân tích của một nhà khoa học và trái tim nhạy cảm đầy tình yêu thương, Phan Thúc đã để lại cho đương thời và hậu thế những vần thơ giàu chất hiện thực, gần gũi với cuộc sống đời thường Khi tìm hiểu trước tác thi ca của ông, Nguyễn Thị Oanh đã nhận thấy Phan Thúc Trực không

phải là trường hợp ngoại lệ của thơ văn thế kỉ XVIII - XIX, một thời kì “xuất hiện nhiều bức tranh sinh hoạt đời thường của người dân, nhiều cảnh trí thiên nhiên ở mọi miền đất nước mang nhiều dấu hiệu gần gũi với bút pháp hiện thực rất giàu tính nhân văn và tính trữ tình”[13; 22] Chúng ta có thể thấy

trong thơ ông cái đời thường và tính thời sự được hòa quện với nhau, trong đó

Trang 7

tính thời sự không hẳn là chuyện quân quốc đại sự mà có khi chỉ là những chuyện thường ngày trong cuộc sống nhà thơ và những người xung quanh Thơ Phan Thúc Trực trước hết thể hiện một tấm lòng Tấm lòng của một nho sinh trung hậu, ân tình đối với đất nước, với những người dân quê lam lũ, đói nghèo, với các bậc thức giả tiền bối, với non song đất nước, với bạn bè và gia đình Là một con người từng trải, gắn bó với cuộc sống đời thường nên nỗi buồn, bi kịch trong thơ Phan Thúc Trực không chỉ là nỗi buồn cá nhân mà chủ yếu là nỗi buồn cuộc đời, nỗi buồn thời thế Hay nói khác đi đó là lòng ưu thời mẫn thế, là cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực

Quả thực thơ Phan Thúc Trực có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, có những nét mới, là một cống hiến đáng lưu ý trong nền thơ đầu thế kỉ XIX Song hiện nay, sáng tác của ông chưa được nhiều người quan tâm biết đến Cái tên Phan Thúc Trực còn xa lạ trong các công trình nghiên cứu về văn học thế kỉ XIX Đó thực sự là điều thiệt thòi lớn cho ông và thi đàn văn học trung đại Việt Nam Luận văn này hi vọng một phần nào đó đem lại cho độc giả cái nhìn chân xác về một tác giả văn học, nhận diện nhà thơ Phan Thúc Trực qua những sáng tác giá trị ông để lại Cùng góp phần vào quá trình khai sáng một hiện tượng của văn học Việt Nam trung đại cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

Thêm nữa, thơ văn Phan Thúc Trực còn lạ lẫm với bạn đọc, với văn học nhà trường Do đó luận văn góp phần đánh thức lại mối quan tâm đến một tác giả văn học, góp phần điều chỉnh nhận thức của bạn đọc, giới nghiên cứu về vấn đề thơ ca Phan Thúc Trực, từ đó khẳng định đúng vị trí của ông trên văn đàn Giúp công tác giảng dạy văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ở các trường cao đẳng và đại học được đầy đủ, toàn diện, có chất lượng hơn

Trang 8

1 Luận văn Thạc sĩ của Bùi Thị Hồng Giang (Đại học KHXH và NV,

Hà Nội, năm 2010) với nhan đề Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên có giới

thiệu đôi nét về một số tác phẩm thơ văn còn lại của Phan Thúc Trực

2 Bài viết Quốc sử di biên - một số vấn đề về văn bản, tác giả và tác phẩm của TS Nguyễn Thị Oanh đăng ở phần đầu sách Quốc sử di biên, Nxb KHXH ấn hành năm 2010 có đề cập đến một số bài thơ trong Cẩm Đình thi tuyển tập

3 Trần Thị Giáng Hoa với bài Về tác giả bài thơ Vịnh Lưỡng Kiên sơn

(Thông báo Hán Nôm học năm 2009) có giới thiệu và khẳng định tác giả bài

thơ Vịnh Lưỡng Kiên sơn là Phan Thúc Trực

4 Cuối năm 2010, Luận văn Thạc sĩ của Lê Trọng Tuyên (ĐHSPHN) về

đề tài Nghiên cứu văn bản Cẩm Đình thi tuyển tập, đã làm sáng tỏ một số vấn

đề văn bản và giới thiệu khoảng 20 bài thơ trong Cẩm Đình thi tuyển tập

5 Kỉ yếu hội thảo khoa học, Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực, Nxb KHXH, Hà Nội, 2012

Như vậy, các công trình trên chỉ nghiên cứu tìm hiểu và giới thiệu về mặt văn bản các sáng tác của Phan Thúc Trực chứ chưa đi tìm hiểu sâu sắc về

nội dung tư tưởng Và Cảm hứng thế sự trong thơ ông vẫn còn rất mới lạ

Trang 9

Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan, ta có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề

Bài viết “Hành trình thơ Phan Thúc Trực, chặng đường Hiệu tần thi tập”, trong Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực, PGS.TS Trần Thị Băng Thanh có viết: “Mở đầu con đường thơ của Phan Thúc Trực đã là những bài thơ buồn Buồn vì người đời chỉ trọng quan chức, buồn vì thi không đỗ, trong cuộc khen chê rối bời, mưa gió rét mướt và đặc biệt đau khổ là cuộc sống tinh thần, vợ chồng bị xáo trộn bởi một biến cố quan trọng trong cuộc đời tác giả: người vợ hiền thảo đột ngột qua đời…” [3; 296]

Viết về những tâm sự thời thế ở cuốn Cẩm Đình thi tuyển tập, PGS.TS

Nguyễn Thị Oanh khẳng định:

“Cẩm Đình thi tuyển tập đã khắc hoạ sâu sắc tình cảm của tác giả đối với người dân Sự khốn khó, vất vả của người dân được ông mô tả khá chi tiết, nhất là những lúc dân gặp cảnh thiên tai lũ lụt” [13; 27]

Nhìn chung các nhà nghiên cứu gần đây đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu giới thiệu thơ Phan Thúc Trực, song phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu còn hạn hẹp, chưa cho thấy được những giá trị tiềm

ẩn và những đóng góp của ông cho lịch sử văn học nước nhà Tuy nhiên với những công trình, bài viết trên đây lại là những tài liệu, gợi ý cần thiết cho người viết trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài khóa luận

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài, chúng tôi hướng đến các mục đích:

- Thấy được cảm hứng thế sự, nỗi niềm ưu thời mẫn thế của Phan Thúc Trực

- Thấy được tài năng vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn Phan Thúc Trực

- Nhận diện và có cái nhìn xác đáng đối với sáng tác thơ ca của Phan Thúc Trực trong văn học Việt Nam trung đại

Trang 10

4 Phạm vi nghiên cứu

Như tên đề tài đã nêu phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung vào những sáng tác thơ ca của Phan Thúc Trực mà cụ thể đó là các thi tập của ông

được tổng hợp và dịch thuật trong Cẩm Đình thi tuyển tập do TS Nguyễn Thị

Oanh biên soạn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này người viết sử dụng một số phương pháp chính sau đây:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, bình giảng

Chương 1 Khái niệm cảm hứng thế sự và cơ sở nảy sinh cảm hứng thế

sự trong thơ Phan Thúc Trực

Chương 2 Cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực

C Kết luận

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI NIỆM CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ CƠ SỞ

NẢY SINH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THỨC TRỰC

1.1 Khái niệm cảm hứng thế sự

1.1.1 Khái niệm cảm hứng

Theo Từ điển Tiếng Việt:

“Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt tạo điều kiện để óc tưởng tượng sáng tạo, hoạt động có hiệu quả” [17; 123] Nói cách khác, cảm hứng là tâm trạng,

là cảm xúc đặc biệt của người nghệ sĩ

Theo Dẫn luận nghiên cứu văn học của Pospêlov:

Cảm hứng (nói chung) là sự lý giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch

sử đối với các vấn đề được miêu tả, được nảy sinh từ ý nghĩa khách quan của các tính cách, vấn đề của cuộc sống

Pospêlov cũng chỉ rõ: Từ cảm hứng được dùng để chỉ trạng thái cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả Tác giả còn chia cảm hứng ra thành nhiều loại: Anh hùng, kịch tính, bi kịch, châm biếm, hài hước, thương cảm, lãng mạn Song ông còn nói thêm: Cảm hứng trong tác phẩm văn học cũng bộc lộ một số biến thể Điều đó có nghĩa là trong tác phẩm văn học có sự giao thoa và đan xen của một vài hoặc nhiều loại cảm hứng khác nhau tạo nên giọng điệu riêng, phong phú cho tác phẩm Như vậy cả hai quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ: Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt của người nghệ sĩ khi sức chú ý được tập trung cao

độ để đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với các vấn đề của hiện thực khách quan được miêu tả

Cảm hứng là cái quan trọng quy định nhà văn trong việc tạo ra tác phẩm Hiện thực khách quan chỉ đi vào tác phẩm khi người nghệ sĩ nắm bắt

Trang 12

chính xác, sâu sắc hiện thực và cảm hứng sáng tạo Cảm hứng ở mỗi nhà văn luôn khác nhau Ở cùng một tác giả, loại cảm hứng này cũng bộc lộ sự không giống nhau Đó là những biến thể của cảm hứng chung này

Cảm hứng có thể chia thành nhiều loại: cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo… Mỗi thời đại có một loại cảm hứng riêng

Đứng trước thời đại lịch sử đầu thế kỉ thứ XIX, Phan Thúc Trực đã có cảm hứng thế sự trong sáng tác của mình

Dùng khái niệm cảm hứng thế sự khi nghiên cứu thơ Phan Thúc Trực, chúng tôi đề cập đến những biến thể gần gũi của cảm hứng bi kịch, thương cảm, trăn trở, suy ngẫm… thường được dùng trong lý luận văn học

Như vậy cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực được xem xét nghiên cứu trên nền tảng lý luận văn học trong đó có xét đến những tác động của lịch sử, thời đại và bản thân nghệ sĩ tới nguồn cảm hứng sáng tạo riêng ấy

1.2 Cơ sở nảy sinh cảm hứng thế sự trong thơ Phan Thúc Trực

1.2.1 Bối cảnh thời đại

Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, quốc gia phong kiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đạt đến đỉnh cao của sự cường thịnh ở thế kỉ XV Nhưng từ thế kỉ XVI trở đi, nó bắt đầu suy sụp và ngày càng khủng hoảng trầm trọng bởi những mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn - đẫm máu, tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến Đến thế kỉ XIX, nhà Nguyễn có nhiều quyết tâm

Trang 13

củng cố Nho giáo, ổn định trật tự xã hội Tuy nhiên, điều kiện lịch sử mới đã khiến nhà Nguyễn gặp nhiều khó khăn

Nửa đầu thế kỉ XIX là sự bắt đầu của vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào năm 1802 Từ đây, về cơ bản đất nước được thống nhất, nhà Nguyễn làm chủ một lãnh thổ trải dài từ cửa ải Nam Quan đến mũi

Cà Mau, bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài Do mặc cảm với vị trí của mình, năm 1803, Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang Định đứng đầu, sang nhà Thanh xin quốc hiệu và đầu năm 1804 chính thức công bố tên nước là Việt Nam Năm 1838, Minh Mạng bất bình đã khẳng định lại quốc hiệu là Đại Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo

sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và cử sự giao lưu buôn bán quốc tế Hàng loạt nước Châu Á lần lượt rơi vào ách đô hộ của thực dân, và Việt Nam không tránh khỏi mối đe dọa đó

Về tổ chức chính quyền, từ sớm Nguyễn Ánh đã đặt quan, phong tướng cho những người phò tá Sau khi lấy được toàn bộ Bắc Hà, Nguyễn Ánh xưng vương, kiểm lại các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản Đương thời Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ, ở Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã, ở Đàng Trong thì là trấn, dinh, huyện, xã Về chính quyền trung ương, Gia Long, Minh Mạng giữ nguyên hệ thống cơ quan cũ của các triều đại trước, vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán, bên dưới là 6 bộ Để

đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua, Gia Long đặt lệ “tứ bất” (nhưng không ghi thành văn), tức là không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, khong phong tước vương cho người ngoài họ vua

Bộ máy quan lại thời Nguyễn không cồng kềnh cũng không đông đảo, song

không vì thế mà bớt tệ tham nhũng, năm 1807 Senhô đã nhận xét: “Dân chúng vô cùng đói khổ, vua quan bóc lột thậm tệ Công lý là một món hàng

Trang 14

mua bán, kẻ giàu có thể công khai sát hại người nghèo và tin chắc rằng với thế lực của đồng tiền, lẽ phải sẽ về tay chúng” [15; 7] Do ý thức về sự mâu

thuẫn của nhà nước và nhân dân, các vua Gia Long, Minh Mạng đã xử rất nghiêm hàng loạt những viên quan lớn, trong đó ít nhất là 11 Trấn thủ và Hiệp trấn tham nhũng bị cách chức hoặc xử tử Mặc dù vậy tệ tham lại hàng loạt vẫn không ngăn chặn được Sự bất chính của quan trên tạo điều kiện cho bọn cường hào hoành hành… Các vua nhà Nguyễn cũng rất bảo thủ, hay nghi kị,

và ăn chơi sa hoa không kém gì các vua chúa các triều đại trước Nhà Nguyễn không xây chùa nhưng lại xây lăng tẩm Công việc xây lăng Vạn Niên dưới thời Tự Đức được nghi lại trong câu ca dao:

Vạn Niên là Vạn Niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân

là một dẫn chứng tiêu biểu Ngoài ra các vua nhà Nguyễn còn hay đi tuần du Chỉ tính riêng một chuyến tuần du ra Bắc của Thiệu Trị năm 1842 cũng đã thấy đáng sợ: nhân dân và quân lính tùy tùng 17500 người, 44 thớt voi, 172 con ngựa, đến mỗi tỉnh lại lấy thêm một số binh lính nữa Hành cung trên cạn dưới nước cả thảy 44 cái Chi phí và tiền thưởng tổng cộng một trăm vạn quan… Những gánh nặng, nỗi thống khổ đều đè nặng lên đôi vai của người

nông dân Đến năm 1855, Tự Đức vẫn còn thừa nhận: “bọn tổng lý hương hào nhà nào cũng giàu có, có kẻ tôi tớ hoặc một trăm người, hoặc sáu bảy mươi người, chiêu tập côn đồ, chứa ngầm binh khí, người trong một tổng, một làng

hễ chúng hơi nhếch mép hất hàm là phải theo…” [15; 8] Trong những năm

đầu triều đại, hành động đáng phê phán nhất của nhà Nguyễn là sự trả thù và

tận diệt Tây Sơn “vì 9 đời mà trả thù”, bằng tất cả các thủ đoạn tàn bạo trung

cổ Diệt cho không còn dễ, diệt tất cả đám quần thần, bề tôi, bất kể là phụ nữ hoặc trẻ em Năm 1802 trước khi hành hình Nguyễn Quang Toản, Gia Long phải bắt ông xem quan lính đào mộ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cùng vợ chính, lấy hài cốt giã nhỏ, bỏ vào một cái bồ lớn, rồi đái vào… xương đầu thì

Trang 15

bỏ vào ngục tối giam trong lâu đài Đến lượt mình Quang Toản bị voi xé xác, chặt làm 5 khúc bêu ở 5 chợ Các em của Quang Toản đều bị voi dày Trần Quang Diệu bị chém làm trăm mảnh, vợ là Bùi Thị Xuân cũng bị voi dày cùng con gái Bọn lính đã chia nhau ăn tim gan họ Đến lượt Minh Mạng, năm

1831 cho lùng bắt toàn bộ hơn 100 con cháu nhà Tây Sơn đưa về xử tử hoặc đày làm nô tì

Về quân đội chế độ binh dịch nặng nề, hầu như 3 - 4 đinh lấy một Để giữ vững lòng trung thành của binh lính, nhà Nguyễn đặt chế độ ruộng lương rất hậu thêm vào đó là mức ruộng khẩu phần cao, tuy vậy tinh thần và chất lượng của quân đội ngày càng sa sút

Về ngoại giao, thái độ nhà Nguyễn trong quan hệ với nhà Thanh là tuần phục một cách mù quáng Trong lúc đó nhà Nguyễn lại dùng lực lượng quân

sự khống chế Cao Miên, đặt thành Trấn Tây bắt Lào thuần phục Quan hệ với Xiêm cũng thất thường, lúc thì thân thiện hòa hoãn, lúc thì tranh chấp Đối với các nước phương tây, tinh thần đóng cửa, cự tuyệt vẫn được duy trì cho đến khi bùng nổ cuộc xâm lược của thực dân Pháp

Về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp thời Nguyễn khá đa dạng phong phú nhưng vẫn không vượt qua khỏi phương thức sản xuất cổ truyền Chính quyền nhà Nguyễn cũng quan tâm đến việc đắp đê, nạo vét kênh mương nhưng trong công cuộc trị thủy nói chung không có kết quả gì khả quan, nhà Nguyễn tỏ ra bất lực Trong khi đó thiên tai mất mùa, dịch bệnh xảy ra liên miên đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống của nhân dân

Về tình hình xã hội và đời sống của nhân dân, cũng như ở các triều đại trước, dưới thời Nguyễn, xã hội Việt Nam chia thành hai giai cấp lớn thống trị

và bị trị Giai cấp thống trị gồm vua, quan, thơ lại trong hệ thống chính quyền

và giai cấp địa chủ Vua và hoàng tộc giờ đây đã trở thành một lớp người đông đảo, có đặc quyền nhất là con cháu gần gũi của nhà vua Họ có dinh thự, ruộng vườn rộng rãi và được một hệ thống cơ quan, đứng đầu là phủ Tôn

Trang 16

nhân chăm lo bảo vệ Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau nhưng do vị thế của mình đã trở thành người đối lập với nhân dân, hạch sách

và bóc lột nhân dân, tất nhiên trong số họ cũng có người thanh liêm, trung thực biết lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, sự ổn định của xã hội Giai cấp địa chủ giờ đây đã trở thành một lực lượng đông đảo, vừa có thế ở quan trường vừa có nhiều quyền uy ở làng xã Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một số dân nghèo thành thị Lớp người bị lưu đày, nô tì cùng gia quyến sống ở các đồn điền cũng tăng lên đáng kể Tuyệt đại đa số đời sống của nhân dân là vô cùng nghèo khổ, họ là lớp người gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội Những người dân có ít ruộng thì thuế khóa nặng nề, sự bất công và lộng hành làm cho người dân vô cùng cực khổ, bên cạnh đó thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân nghèo Sau mỗi lần vỡ đê lụt lội lớn, mùa màng hư hại, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán kiếm ăn Nhà Nguyễn tìm mọi cách cứu đói như mở các kho thóc phát chẩn, cho vay, vận động các nhà giàu cho vay thóc không lấy lãi Biết bao nhiêu người trong cảnh đó không tìm ra lối thoát, chất chứa căm thù vua quan nhà Nguyễn và bọn địa chủ tàn ác Họ đã nổi dậy, đã có nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra Triều đình Nguyễn nắm trong tay một lực lượng quân sự to lớn, đã lợi dụng những sai lầm sơ hở của các cuộc khởi nghĩa để đàn áp Chống nông dân khởi nghĩa diễn ra hàng trăm cuộc Thời Gia Long là 50 cuộc, Minh Mệnh là 200 cuộc, Thiệu Trị là 50 cuộc

Với bối cảnh đó, văn học nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, lịch sử và thiên nhiên không cò là hình thức ngụ ý của những bài học về đạo đức Nhà thơ giai đoạn này viết về lịch sử và thiên nhiên thường là để nói lên cảm xúc của mình trước những đối tượng ấy; đồng thời qua đó bộc lộ nhận thức của mình về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống trước mắt Nhìn chung

đề tài cơ bản trong văn học giai đoạn này là vấn đề thiết cốt trong cuộc sống

Trang 17

trước mắt Các nhà thơ giai đoạn này viết về chiến tranh phong kiến và những tai họa của nó, viết về sự thối nát của giai cấp phong kiến thống trị, về cuộc sống khổ cực của người nông dân, về thân phận của gười phụ nữ, về tình yêu

và những rằng buộc khắc nghiệt của đạo đức lễ giáo phong kiến,…Và cái đẹp

ở đây không phải là cái đạo đức được gọi tên một cách khác mà là cuộc sống

Là một nhà thơ trưởng thành trong bối cảnh ấy, Phan Thúc Trực cũng luôn quan tâm đến thời cuộc, đến thế sự

1.2.2 Tác giả Phan Thúc Trực

Phan Thúc Trực chào đời ngày 12 tháng 2 năm Kỉ Tị (tháng 1 - 1808) tại làng Phù Ninh, xã Vân Tụ, tổng Vân Tụ, huyện Đông Thành (nay là huyện Yên Thành) tỉnh Nghệ An Lúc đầu tên là Phan Dưỡng Hạo, sau đổi tên là Phan Thúc Trực Họ Phan này vốn từ Hải Dương vào Nghệ An Ông tổ họ Phan là Phan Phan Phụ đỗ Hiệu sinh (Tú tài) đời Lê cư trú ở làng Trung Phu cùng tổng Vân Tụ, nay thuộc xã Công Thành, huyện Yên Thành Cao tằng và

tổ phụ ông đều đỗ Hương cống triều Lê, đến thân phụ là Phan Tông Vũ (1776), học giỏi, có trí nhớ tuyệt vời, quyết chí theo nghiệp văn chương, đỗ liền 3 khoa Tú tài, người đời cho ông là “cái bồ đựng chữ” Gặp lúc quốc gia

có nhiều nhiễu nhương, ông chỉ ở nhà dạy học, dân trong vùng tôn ông là

“Ông Đồ Bồ” Ông đào tạo được nhiều người thành danh trong đó có con trai

cụ là Thám hoa Phan Thúc Trực

Phan Dưỡng Hạo thông minh lại khoáng đạt, đồng thời rất cần cù chịu khó Xuất thân dòng dõi Nho gia, lại được sự dạy bảo của cha, với bản tính siêng năng, Phan Dưỡng Hạo từ nhỏ đã nổi tiếng “thần đồng” Năm 16 tuổi ông đỗ đầu xứ trong kì khảo hạch “tiến ích” của tỉnh, 17 tuổi đỗ Tú tài khoa

Ất Dậu(1825) Minh Mệnh năm thứ 6 Sau đó, ông ra Thanh Hóa dạy học ở làng Nguyệt Viên, tổng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa Dạy học ở Nguyệt Viên

để kiếm tiền nuôi con nhưng kì thực là để ông học tập, rèn luyện thêm văn tài, khoa sau ông cũng đậu Tú tài Tính ra, ông đã ứng thi 5 chính khoa đời Minh

Trang 18

Mệnh, 3 chính khoa và 2 ân khoa đời Thiệu Trị Đó là hiện tượng rất đặc biệt, rất hiếm có trong lịch sử khoa cử xứ Nghệ và cả Việt Nam Nhân dân địa phương gọi ông là “Thầy Tú Mười” Văn thân huyện Yên Thành tặng ông đôi câu đố:

Nhất cử thành danh thiên hạ hữu Thập khoa liên trúng thế gian vô

ca ngợi gia đình ông như sau:

“Lịch đại dĩ khoa mục thủ nhân, nhi tiến sĩ quý vu thế, tam khôi tiến sĩ khoa chi tối quý giả Kì vinh hạnh thành phi nhất gia, nhất nhân tư giã Ngô

xã tân khoa cập đệ Phan quý thai, gia thế nho, tự lục đại tổ đăng hương tường, tuấn thi lễ chi nguyên, kì hậu tương kế, dự hiền thư giả tam tứ thế…” (Cẩm hồi tập, tờ 12a)

(Trải các đời đều lấy khoa cử để tuyển chọn người tài, đỗ tiến sĩ được người đời quý trọng, mà đỗ Tam khôi tiến sĩ thì không có gì quý hơn Vinh hạnh này quả thực không phải là của một gia đình hay riêng của một người

Đỗ Tân khoa cập đệ xã ta là tôn quý họ Phan Gia thế từ xa xưa đã thuộc hàng danh nho, từ sáu đời trước đến bây giờ đều theo con đường học hành, khơi nguồn thi thư lễ nhạc, con cháu đời sau có đến ba, bốn đời đều đứng vào bậc hiền nho…)

Sau khi đỗ Thám hoa, người ta gọi ông là Quan Thám mười Quan Thám mười về quê “vinh danh báo tổ”, được vua ban cho tấm biển có 3 chữ

“khôi đa sĩ”, chữ lấy trong sách Tam tự kinh “Đối đại đình, khôi đa sĩ”, nghĩa

là vào thi ứng đối ở đại đình, đỗ đầu áp đảo nhiều sĩ tử trong nước Thám hoa

Trang 19

không chỉ là vinh hạnh của ông và gia đình mà còn là niềm tự hào của người dân địa phương nơi ông sinh ra Trong biểu do tổng Vân Tụ mừng ông cũng

có đoạn viết:

“Khoa giáp tông tiền, ngô tổng vị hữu dã Phá thiên hoang tự kim nhật thủy, quốc triều khai khoa dĩ lai, nhất giáp ngô Hoan vị hữu dã Chấn thiên thanh diệc tự kim nhất, ngô tổng chi nhân thủy Lô xướng chi nhật, quận nhân vinh chi, chí ư phủ huyện, dĩ cập xã thôn diệc giai vinh chi”

(Cẩm hồi tập, tờ 10a)

(Khoa cử ở tổng ta từ trước đến nay chưa từng có người đỗ đạc cao

Mở chân trời mới cũng bắt đầu từ đây, từ ngày triều ta mở khoa thi tới nay, chưa từng có giáp nào ở châu Hoan đỗ cao như thế Chấn động khắp vùng từ nay cũng bắt đầu từ người của tổng ta Ngày xướng danh, người khắp trong quận đều thấy vinh dự, từ phủ huyện cho tới xã thôn, ai ai cũng cảm thấy tự hào)

Sang năm sau là Tự Đức nguyên niên (1848), ông được sung Hàn lâm viện Trước tác (Chánh Lục Phẩm), rồi bổ vào Tòa Nội các (Tòa văn thư của vua) rồi thăng Tập hiền viện Thị giảng (Tòng Ngũ phẩm) và sung chức Kinh diên khởi cư chú, một chức quan than cận của nhà vua Thời gian này, Phan Thám hoa ứng chế nhiều thơ văn từng được vua Tự Đức khen ngợi và tặng thưởng Năm Tự Đức 4 (1851), ông vâng chiếu chỉ ra Bắc thành sưu tầm thư tịch cũ Năm sau (1852) sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông trên đường về Kinh đô đến Thanh Hóa thì lâm trọng bệnh và tạ thế hưởng thọ 44 tuổi Một

vị túc nho lão thành trong huyện Yên Khánh đã khóc Phan tiên sinh bằng một câu đối Nôm rất ai oán như sau:

Bảng vàng, bia đá nghìn thu, thương tiếc thay người ấy, Đầu bạc, răng long trăm nỗi, đau xót lắm trời ơi

Phan Thúc Trực không chỉ là nhà khoa bảng lớn ông còn là nhà sử học

với các trước tác: Quốc sử di biên, Trần Lê ngoại truyện, Diễn Châu phủ chi,

Trang 20

Cẩm Đình văn tập… và nhà thơ lớn với Cẩm Đình thi tuyển tập Bài học lớn

nhất mà ông để lại cho đương thời và hậu thế là tấm gương của một con người thành công rực rỡ trong cuộc đấu tranh để vượt lên số phận khắc nghiệt: lên 9 tuổi mồ côi mẹ, 11 tuổi mồ côi bố, lớn lên đi ở rể rồi vợ cũng chết trẻ, một mình nuôi hai con, vậy mà làm nên sự nghiệp lớn

Qua cuộc đời và sự nghiệp, qua những gì là bằng chứng còn lại đã được tìm thấy, ta thấy Phan Thúc Trực là một con người tâm đức trong sáng, cao thượng, giàu nghị lực đa tài năng Ông là một con người thông minh bác lãm,

là nhà sử học, nhà địa phương học, nhà văn nhà thơ Trong Phan Thúc Trực, lòng yêu dân yêu quê hương đất nước và trí năng, tri thức kết hợp một cách nhuần nhuyễn, đúng với khái niệm “hiền tài”, không phải tự dưng mà Tự Đức

đã điếu ông, đã ban tặng ông 4 chữ cô đúc vàng ngọc Học cao hạnh thuần Có

điều công trình, tác phẩm của ông đến nay chưa được sưu tầm và tổ chức biên dịch đầy đủ, nên chưa có cơ sở thuyết phục để đánh giá chính xác và thỏa đáng về ông

Nhìn lại cả đời người chỉ vẻn vẹn có 44 năm của Phan Thúc Trực chúng ta thật khó lòng hiểu nổi ông lấy thì giờ đâu mà vừa học tập, dạy học thi cử, tham gia triều chính, sáng tác thơ văn, nghiên cứu biên soạn sách,… để lưu lại cho đời một tài sản trí tuệ đồ sộ như vậy? Không chỉ mẫn cán, hết lòng phụng sự vương triều Nguyễn, mà ông cò thường xuyên quan tâm đến cuộc sống của người dân nghèo túng nơi thôn quê Năm 1847, đậu Đình Nguyên Thám hoa xong, trong thời gian chờ triều đình bổ nhiệm, ông đã trực tiếp thiết

kế và chỉ đạo thi công công trình trị thủy sông Cẩm Giang ở quê nhà trong vòng nửa năm Việc làm ấy đã khắc phục được tình trạng lụt úng liên miên, dân làng vì thế được cậy nhờ Phan Thúc Trực với đạo đức cao thượng, trí tuệ trác việt, kiến thức uyên thâm, nghị lực kiên cường, tài năng kiệt xuất, tình cảm thâm hậu, nhân cách băng thuần, công lao khả thị… hẳn xứng đáng được

Trang 21

tôn vinh là bậc hiền tài khả kính, danh nhân văn hóa xuất chúng trong cộng đồng họ Phan toàn quốc, danh nhân văn hóa cấp quốc gia

Thơ văn chữ nghĩa của Phan Thúc Trực thật giản dị nhưng hàm súc Các tác phẩm của ông chỉ có 6 bài thơ Nôm, còn lại chủ yếu là chữ Hán hiện

được sưu tầm, dịch và biên soạn tập trung trong Cẩm Đình thi tuyển tập

Những con chữ, dòng chữ, câu văn,… của ông đều có khí có hồn, lí trí và tình cảm quyện hòa nhuần nhuyễn, khiến người đọc tìm được cảm giác gần gũi, yêu thương hơn đối với quê hương đất nước và con người Ông viết về những

gì gần gũi xung quanh cuộc sống của mình, viết về thời đại mình, cuộc đời mình, những người thân, người bạn, về cuộc sống của người nông dân lam lũ Người ta muốn biết trong suốt những tháng năm lẽo đẽo mang lều chiếu đi thi

mà khoa nào cũng chỉ đỗ Tú Tài, Phan Thúc Trực có gì buồn khổ, thất vọng, phản ứng với thực tại ra sao? Người ta cũng muốn biết, trong vòng mấy chục năm ròng rã ông đang bận rộn thi cử, ở toàn cõi Bắc Kì liên tiếp lụt hạn, mất

mùa, giặc dã nổi lên như ong như trong Quốc sử di biên của ông ghi lại, thì

xứ Nghệ lâm vào tình cảnh đói khổ đến đâu, và một trí thức như Phan Thúc Trực nghĩ gì về tình cảnh đó?

Bối cảnh nào con người ấy, con người ấy lại phản ánh thực tại vào văn thơ Qua văn thơ, Phan Thúc Trực cũng đã bộc lộ nỗi buồn cá nhân, cuộc đời,

bi kịch tâm trạng Và đây cũng là mạch nguồn của dòng cảm hứng thế sự trong thơ ông

Trang 22

Chương 2 CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ PHAN THÚC TRỰC

2.1 Nỗi buồn về lý tưởng nhà Nho

Trong suốt mười thế kỉ văn học Việt Nam trung đại, nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu, nhất là thế kỉ XV Là một nhà nho và là một “ông đồ

xứ Nghệ”, Phan Thúc Trực không nằm ngoài quỹ đạo vận hành mà mỗi nhà nho thường phải trải qua

Thơ Phan Thúc Trực là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của một nhà nho đã từng “đeo bám” khoa cử đến mức được dân gian gọi là “thầy Tú mười” dù nằm trong dòng mạch nào chăng nữa thì vẫn có dáng dấp quen thuộc, mang cảm hứng chung của văn chương nhà nho đó là hướng tới

“truyền đạo lý”

Ở giai đoạn mà nhà thơ đang sống đã bắt đầu xuất hiện những rạn nứt trong lý tưởng nhà nho Trong tư tưởng của Phan Thúc Trực cũng như các nhà nho đương thời đã có sự mâu thuẫn, họ mâu thuẫn với lý tưởng của nho giáo, mẫu thuẫn với chính bản thân mình Bởi vậy, trong thơ ông đã xuất hiện nỗi buồn về lý tưởng nhà nho Đọc thơ Cẩm Đình dễ thấy lý tưởng nhà nho trong ông đã không còn nguyên vẹn Thơ Cẩm Đình tồn tại nhiều đối cực: vừa hăm hở vào đời, hăm hở lập danh vừa chán chường, hổ thẹn cho đường đi của mình; vừa muốn góp sức cho sự nghiệp sáng chúa, an dân vừa muốn thoát tục, sống tự do với thiên nhiên, với cảnh quê

Là một nhà nho, Phan Thúc Trực và những người trót mang trong mình nỗi niềm “thức tự đa ưu hoạn”, “nho quan đa ngộ thân” hẳn luôn coi nhập thế

là con đường tất yếu phải đi qua Chính vì thế mà trong thơ Phan Thúc Trực chúng ta luôn thấy tha thiết một niềm tin tưởng chừng khó có thể lay chuyển,

đó là niềm tin vào tầng lớp mình, vào học thuyết mà mình theo đuổi, vào thánh triều cũng như giá trị và chỗ đứng của văn chương Lý tưởng nhà nho là quốc thái dân an, phú quốc cường binh Nhà nho phải góp sức mình vào sự nghiệp đó Văn chương đối với các nhà nho nói chung, với Phan Thúc Trực

Trang 23

nói riêng cũng là một phương tiện hành đạo, để giáo hóa con người theo đường chính đạo:

Tự tín văn chương hoàn hữu dụng, Tây viên thanh giá bản ngô tào”

(Đồng Giám chư hữu sơ bổ hàn lâm nhất nhật kiến phỏng lưu ẩm thư tặng)

(Tự tin văn chương còn chỗ dùng, Vườn Tây danh giá thuộc nhà Nho chúng ta)

Văn thơ nhà nho vì thế thường hướng về ca ngợi những triều đại thịnh trị, vua sáng tôi hiền, ca ngợi các hiền nhân quân tử “kì tài phù xã tắc, chính khí mãn càn khôn” Phan Thúc Trực cũng có những bài thơ nằm trong cảm

hứng ấy, chẳng hạn trong Thần đầu song miếu ông ca ngợi:

Hồng Đức khoa danh cổ, Thần Đầu miếu mạo tôn

Kì tài phù xã tắc, Chính khí mãn càn khôn

Hưởng báo ưng song miếu, Lưu phương nãi nhất môn

Vinh danh kiêm hiển hiệu,

Tự hữu bất vong tồn

(Khoa thi thời Hồng Đức là khoa danh mẫu mực, Miếu Thần Đầu là ngôi miếu tôn nghiêm

Các bậc kì tài phù hộ cho xã tắc, Chính khí đầy khắp trong trời đất

Hưởng ơn báo đáp nên có hai miếu thờ, Lan toả hương thơm chỉ một cửa

Tên họ vẻ vang cùng tên hiệu hiển hách,

Từ khi có tới nay chẳng bao giờ bị lãng quên)

Trang 24

Nhưng xã hội thời nhà thơ sống ngày càng xuống dốc Bước qua những năm ổn định thời Minh Mạng, từ cuối thời Thiệu Trị sang thời Tự Đức, hàng loạt các sự kiện xã hội không thể không tác động đến nhà nho họ Phan: đói kém, mất mùa, lụt lội, các cuộc khởi nghĩa của nông dân… nhà nho không thể dửng dưng đứng ngoài chính sự Một số bài thơ của Phan Thúc Trực thể

hiện sự quan tâm day dứt đến số phận người dân: Nước lụt ngày hè, Ghi chép

về mưa bão, Mưa gió… Bài thơ Tuế yến hành (Bài ca năm thanh bình) của

Phan Thúc Trực, sau khi phác thảo bức tranh cơ cực của nhân dân trong cảnh

“mưa gió giăng giăng” phải “đắp đường sá”, “chịu đói chịu rét” phải “bán ruộng, hoa màu”, nạp tiền bạc của cải để “đấng hiến vương quân”, ở hai câu kết ông viết:

Ngã hoàng bản thị nhân vạn dân, Thùy tương thế sự nhất trần tố

(Triều ta vốn lấy nhân để yên dân,

Ai dám đem việc này để dâng sớ tố)

Bài thơ làm ta nhớ đến Sở kiến hành của Nguyễn Du Trên đường đi sứ,

nhìn thấy cảnh đối lập giữa bốn mẹ con đi ăn xin lê la ngoài đường và cảnh bữa tiệc linh đình của các quan Trung Quốc khoản đãi sứ bộ mình, đại thi hào

xứ Nghệ cũng đã từng thốt lên:

Ai vẽ bức tranh này Dâng lên nhà vua rõ

Xa hơn, bài thơ còn gợi đến câu thơ của Đỗ Phủ:

Chu môn tửu nhục xú,

Trang 25

chế độ quân chủ, mong muốn một vương triều nhân chính đem lại hạnh phúc cho người dân

Bản thân Phan Thúc Trực từ khi đỗ Đình Nguyên Thám hoa (1847) cho đến khi mất (1857) ông luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà nhà vua và triều đình giao phó Lý tưởng hành đạo ấy thể hiện khá rõ trong nhiều bài thơ

của ông Trong Hồi thư cáo ngoại đệ (Gửi thư về cho các em bên ngoại), ông

viết:

Nhân sinh tự tán cổ tầm thường,

Hồ thi tứ phương nam tử sự

(Đời người ly hợp là chuyện bình thường,

Tứ phương tung hoành là việc của đấng nam nhi)

Chí hướng “tứ phương tung hoành” ấy cũng thể hiện ở nhiều bài thơ khác của ông

Khinh phàm bang ngạn ngẫu tương ư,

Tư Thừa phong pha lãng hoài Tôn Ý

(Thướng Độc Sơn đỉnh quan hải)

(Ngẫu nhiên thấy mấy cánh buồn mỏng cùng neo đậu ở bên bờ, Muốn cưỡi gió phá sóng như chí của Tôn Ý.)

Ngay từ lúc từ biệt người thân, xóm làng Phan Thúc Trực đã mang chí

hướng ấy mà quyết ra đi Trong bài Đăng trình biệt áp nhân ông viết:

Ly ca xướng bãi khách đăng trình, Khuyến tửu ân cần cảm phụ huynh

Trong veo dòng sông Cẩm, xanh ngắt núi Bồ

Trang 26

Từ biệt quê hương Vân Tụ ra đi vì chí lớn lại càng cho thấy ý thức cương quyết của nhà nho:

Quyết bạn văn chương đôi ngọn bút, Trải vàng kim cổ mấy đời người

Xuất phát từ ý chí quyết ra đi lập danh của một nhà nho, có thể thấy việc thi cử ám ảnh ông rất nhiều Với một nhà nho truyền thống, sức hấp dẫn

của cảnh Mãn triều chu tử quí, Tận thị độc thư thân hẳn luôn là đích hướng song song với việc lấy lí tưởng trí quân trạch dân làm lẽ sống Phan Thúc Trực cũng từng hăm hở đi thi Kim niên ứng cử phó thần kinh (Năm nay ứng

thi nên đến đất kinh đô) Chọn con đường thi cử để lập danh nên ông lại càng thấy ám ảnh mà hổ thẹn về sự lận đận trong khoa cử của mình Ông đã không dưới 3 lần nhận rằng mình lao đao, lận đận như:

- Tự phận khoa đồ tằng lạo đảo (Hội thí tiền thư đồng châu chư hữu)

(Tự nghĩ mình đã lao đao nhiều trong khoa cử)

- Khoa đồ liệu đảo kỉ niên lai (Nho Lâm song hữu Cao trường xuân phát giải thư tặng)

(Mấy năm nay thi cử lận đận)

- Trường ốc tích niên tằng lạo đảo (Thừa Thiên thí trường cảm hứng)

(Năm xưa ta từng lao đao nơi trường ốc)

Thi cử lao đao có chăng chỉ là nỗi buồn nhưng khi thành danh thì bản thân ông lại thấy chán chường Khi được cử đi làm giám khảo, cụ Phan mang tâm trạng:

Du du cức viện nhật như niên (Mạn đề)

(Ngày ở trường thi dài dằng dặc bằng một năm)

Trang 27

Phan Thúc Trực là nhà Nho ở vào một giai đoạn lịch sử mà thời điểm ông “nhập thế” chưa có nhiều điều khiến những người như ông phải băn khoăn, ông dường như chỉ có một con đường là đi thi và ra làm quan với triều

Nguyễn Tuy nhiên, lợi thế ấy cùng niềm tin về Thánh triều thủ sĩ trọng nho khoa cũng không duy trì được lâu Vào những năm cuối đời của ông, sự va

chạm Đông - Tây đã định hình là với dã tâm xâm lược của thực dân Pháp mà nhà Nguyễn dù cố “bịt mắt bưng tai” cũng phải nhận ra Con người sống theo những giá trị Nho giáo trong Phan Thúc Trực dù ít dù nhiều cũng phải sống trước những lựa chọn và bi kịch của sự lựa chọn ấy sẽ được đẩy đến đỉnh cao

ở Nguyễn Khuyến sau này Bản thân Phan Thúc Trực vẫn luôn nặng lòng

“tiên ưu” với thời thế nhưng trong thơ ông lại cũng không ít lần nhắc đến thú

ẩn dật:

- Tửu phù hoàng cúc Uyên Minh dật

Thi vịnh thù du Tử Mĩ hào

(Trùng cửu ước hữu đăng cao bất quả)

(Uống rượu cúc vàng, có thú nhàn dật của Uyên Minh

Làm thơ vịnh thù du, được cái hào mại của Tử Mĩ)

- Thí vấn yên hà thê ẩn khách,

Đương niên tằng phủ kiến Thừa Trinh?

(Nông Cống đạo trung)

(Thử hỏi khách ẩn dật chốn mây ráng

Năm ấy đã gặp được Thừa Trinh chưa?)

Dễ hiểu, thú ẩn dật có thể phổ biến với những nhà nho đã qua tuổi hay

đó là một phương thức để thể hiện sự thanh bần lạc đạo hoặc sự “độc thiện” của nhà nho Tuy nhiên, trước những biến động bước đầu của thời cuộc, ta hoàn toàn có thể tin sự băn khoăn trong thơ Đình nguyên họ Phan này là có thực Ông lấy triết lí “ngựa ông tái mã” để tự an ủi cho mình:

Thiết mã kim qua không thử địa,

Thiên thu cao ẩn độc lưu danh

(Qúa Lục Niên thành hữu hoài Lạp Phong cao ẩn cảm tác)

Trang 28

(Ngựa sắt gươm vàng, chỉ còn lại mảnh đất suông,

Riêng bậc cao ẩn còn lưu danh nghìn thu)

Tuy chưa quyết liệt, gay gắt và sống còn như hoàn cảnh mà Nguyễn Khuyến sau này phải đối mặt nhưng Phan Thúc Trực đã bắt đầu bị đẩy mình vào cuộc “trở mình” của thời đại và dù an ủi mình bằng đạo lí của tiên nho:

- Xuất xử nguyên lai thị nhất đồ

(Đề Di Lạc sơn thần đồng)

(Xuất, xử vốn là một đường)

- Quân tử xử thân an nghĩa mệnh,

Ngô nhân tuỳ ngộ tín hành tàng

(Yết hưu dưỡng Hoàng ngự sử hữu thi trình tặng)

(Quân tử sống yên với mệnh nghĩa,

Bọn ta tuỳ theo cảnh ngộ mà tự ý hàng tào)

Ông vẫn rơi vào bi quan khi cho rằng Nhân cảnh bách niên câu thị lữ

(Trăm năm cõi người đều là khách) Chẳng thế mà khi xã hội Việt Nam đứng

trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ông viết Hạ nhật du Tây Hồ hoài

cổ chi tác nhị thủ để ngụ ý, ngụ tình mà gửi gắm tâm sự:

Như hà Bắc hải tinh tra phiếm,

Bất cập Tây Hồ thuỷ các lương

Thả vũ ngẫu nhiên tuy sở chỉ,

Trạc anh trạc túc vịnh Thương lang

Dịch nghĩa:

Chẳng biết đi bè ở biển Bắc ra sao,

Nhưng có lẽ cũng chẳng bằng hóng gió mát trên lầu gác ở Tây Hồ Bỗng gặp mưa nên đành tuỳ nơi dừng tạm,

Giặt dây mũ, rửa bàn chân, ngâm bài thơ Thương Lang

Bài thơ phản ánh phần nào tâm trạng của ông sẵn sàng cho một tâm trạng “trú tạm khi mưa xuống”, trở về “rửa chân, giặt mũ” thanh thản làm bài

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Đình Hƣợu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hƣợu
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1999
3. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2012), Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực
Tác giả: Kỷ yếu hội thảo khoa học
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2012
4. Tạ Ngọc Liễn, “Mấy nét về vai trò, đặc điểm của Nho giáo thời Nguyễn, nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nét về vai trò, đặc điểm của Nho giáo thời Nguyễn, nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí "Nghiên cứu lịch sử
5. Nguyễn Lộc (2009), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- đến hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- đến hết thế kỉ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
6. Nguyễn Đăng Na (2005), Con đường giải mã văn học trung đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giải mã văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2005
7. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, Nxb. Văn hoá Sài Gòn, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb. Văn hoá Sài Gòn
Năm: 2007
8. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam trung đại, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam trung đại
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1999
9. Tạp chí Văn học (1963), Nguyễn Đức Vân sưu tầm, dịch, Quan niệm văn học của một số nhà Nho Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1963), Nguyễn Đức Vân sưu tầm, dịch
Tác giả: Tạp chí Văn học
Năm: 1963
10. Bùi Duy Tân (2005), Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam. Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Bùi Duy Tân
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
11. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá
Tác giả: Trần Nho Thìn
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2003
12. Ngô Đức Thọ (1993), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919), Nxb, Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà khoa bảng Việt Nam
Tác giả: Ngô Đức Thọ
Năm: 1993
13. Phan Thúc Trực (2011), Cẩm Đình thi tuyển tập, PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh giới thiệu - phiên âm - dịch chú, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm Đình thi tuyển tập
Tác giả: Phan Thúc Trực
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2011
14. Phan Thúc Trực (2010), Quốc sử di biên, (PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì biên dịch). Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc sử di biên
Tác giả: Phan Thúc Trực
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2010
16. Lê Trọng Tuyên (2010), Luận văn Thạc sĩ về đề tài Nghiên cứu văn bản Cẩm Đình thi tuyển tập, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn bản Cẩm Đình thi tuyển tập
Tác giả: Lê Trọng Tuyên
Năm: 2010
18. Trần Ngọc Vương, Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
17. Từ điển tiếng Việt (1998), Nhà xuất bản khoa khọc xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w