1. Lí do chọn đề tài Văn học và cuộc sống là vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người. Bởi vậy mà những gì văn học phản ánh luôn là sự hướng về cuộc sống con người với muôn mặt trắng đen, phải trái, tốt xấu, đúng sai để rồi từ đó độc giả nhận ra chính mình trên từng trang viết. Bức tường ngăn cách giữa con người trong trang sách với con người ngoài thực tại dường như ngày càng mỏng hơn, điều đó cho thấy văn học đã chạm đến rất gần, rất thật với cuộc đời rộng lớn, bao la chứa đựng nhiều điều sâu kín, khó nắm bắt. Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 là bản nhạc mà mọi giai điệu của nó vang lên đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị hiếu, nhận thức của con người. Bước vào một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, khi mà cả thế giới đang đổi thay từng ngày, người nghệ sĩ không thể bằng lòng với lối mòn xưa cũ. Văn học thời kì này đã có sự lột xác cả về tư tưởng và nghệ thuật. Đó chính là sự đổi mới về quan niệm hiện thực, quan niệm về con người, quan niệm trần thuật… Một loạt các tên tuổi đình đám xuất hiện như Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương… đã tạo nên một bức tranh sinh hoạt văn nghệ phong phú, đa dạng. Nguyễn Huy Thiệp là cái tên mà mỗi khi nhắc đến chắc hẳn sẽ có người tung hô ngợi ca và cũng có người lắc đầu mà quay lưng lại. Tháng 1 năm 1987, Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát – tác phẩm đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp được ra mắt bạn đọc nhưng chưa gây được sự chú ý của đông đảo độc giả. Phải chờ đến khi Tướng về hưu trình làng trên báo Văn nghệ số 24 ra ngày 20 tháng 6 năm 1987 và đặc biệt là chùm truyện Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc liên tiếp xuất hiện từ tháng 4 năm 1988 thì Nguyễn Huy Thiệp mới thực sự tạo được dấu ấn khó phai trên văn đàn. Nguyễn Huy Thiệp đã một thời làm cho văn giới tốn không ít giấy mực, thời gian để mà khen, chê, bình phẩm. Suy cho cùng, cái mới bao giờ cũng phải “dũng cảm” mà đương đầu với những dư luận xã hội bởi đó là môi trường tất yếu để nó tồn tại và phát triển. Trong luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã khẳng định “ Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp như một hiện tượng lạ: Lối nói cộc lốc, sắc bén, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa liên từ… nén một năng lượng bùng nổ dữ dội và trước hết làm rung chuyển lối văn mực thước trang trọng hoặc rào đón đưa đẩy, ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những thưa gửi kiểu cách, những nghi thức nhiều khi khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình đẳng dân chủ giữa những con người với nhau. Lối văn đó phù hợp với cái hiện thực đời thường mà anh mô tả”.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Hồng Đức, TS Nguyễn Văn Phượng - người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Vănhọc Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Ban lãnh đạo
Hệ thống Trung tâm Học Mãi đã hết sức tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tôitrong quá trình học
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Học viên
Trần Thị Ngọc Hà
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Đóng góp của luận văn 6
6 Cấu trúc của luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chương I: Khái quát về cảm hứng thế sự 8
1.1 Khái niệm cảm hứng, cảm hứng chủ đạo, cảm hứng thế sự 8
1.1.1 Khái niệm cảm hứng 8
1.1.2 Cảm hứng chủ đạo 9
1.1.3 Cảm hứng thế sự 10
1.2 Cảm hứng thế sự trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 11
1.2.1 Đôi nét về cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam 11
1.2.2 Cảm hứng thế sự đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam từ sau năm 1975 14
1.2.3 Sự xuất hiện của cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một tất yếu logic – lịch sử 17
Chương II: Các phương diện biểu hiện cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 20
2.1 Hiện thực cuộc sống dưới góc nhìn đầy gai góc và khốc liệt 20
2.1.1 Niềm tin mong manh của con người trước cuộc đời đầy dối trá, lừa lọc 20
2.1.2 Mối quan hệ hôn nhân, gia đình lỏng lẻo và đầy toan tính 24
2.1.3 Những ảo tưởng về danh vọng, hạnh phúc và tình yêu 34
Trang 32.2 Bức tranh muôn mặt về những góc khuất trong đời sống con người 41
2.1.1 Con người với đời sống bản năng không che đậy 41
2.1.2 Con người tha hóa nhân cách trong xã hội thực dụng 45
2.1.3 Con người của lịch sử được soi chiếu lại từ góc độ đời tư 53
Chương III Phương thức nghệ thuật thể hiện các phương diện cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 57
3.1 Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn 57
3.2 Ngôn ngữ nhân vật 64
3.3 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 77
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học và cuộc sống là vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó làcon người Bởi vậy mà những gì văn học phản ánh luôn là sự hướng về cuộcsống con người với muôn mặt trắng đen, phải trái, tốt xấu, đúng sai để rồi từ
đó độc giả nhận ra chính mình trên từng trang viết Bức tường ngăn cách giữacon người trong trang sách với con người ngoài thực tại dường như ngày càngmỏng hơn, điều đó cho thấy văn học đã chạm đến rất gần, rất thật với cuộcđời rộng lớn, bao la chứa đựng nhiều điều sâu kín, khó nắm bắt
Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 là bản nhạc mà mọi giai điệu của nóvang lên đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị hiếu, nhận thức của conngười Bước vào một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, khi mà cả thế giớiđang đổi thay từng ngày, người nghệ sĩ không thể bằng lòng với lối mòn xưa
cũ Văn học thời kì này đã có sự lột xác cả về tư tưởng và nghệ thuật Đóchính là sự đổi mới về quan niệm hiện thực, quan niệm về con người, quanniệm trần thuật… Một loạt các tên tuổi đình đám xuất hiện như Bảo Ninh,Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp, NguyễnXuân Khánh, Nguyễn Bình Phương… đã tạo nên một bức tranh sinh hoạt vănnghệ phong phú, đa dạng
Nguyễn Huy Thiệp là cái tên mà mỗi khi nhắc đến chắc hẳn sẽ cóngười tung hô ngợi ca và cũng có người lắc đầu mà quay lưng lại Tháng 1
năm 1987, Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát – tác phẩm đầu
tay của Nguyễn Huy Thiệp được ra mắt bạn đọc nhưng chưa gây được sự chú
ý của đông đảo độc giả Phải chờ đến khi Tướng về hưu trình làng trên báo
Văn nghệ số 24 ra ngày 20 tháng 6 năm 1987 và đặc biệt là chùm truyện
Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc liên tiếp xuất hiện từ tháng 4 năm 1988 thì
Nguyễn Huy Thiệp mới thực sự tạo được dấu ấn khó phai trên văn đàn
Trang 5Nguyễn Huy Thiệp đã một thời làm cho văn giới tốn không ít giấy mực, thờigian để mà khen, chê, bình phẩm Suy cho cùng, cái mới bao giờ cũng phải
“dũng cảm” mà đương đầu với những dư luận xã hội bởi đó là môi trường tất
yếu để nó tồn tại và phát triển Trong luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn
xuôi Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã khẳng định “ Sự xuất hiện của
Nguyễn Huy Thiệp như một hiện tượng lạ: Lối nói cộc lốc, sắc bén, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa liên từ… nén một năng lượng bùng nổ dữ dội và trước hết làm rung chuyển lối văn mực thước trang trọng hoặc rào đón đưa đẩy, ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những thưa gửi kiểu cách, những nghi thức nhiều khi khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình đẳng dân chủ giữa những con người với nhau Lối văn đó phù hợp với cái hiện thực đời thường mà anh mô tả”.
Dường như sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra “dòng xoáy
dư luận” (Nguyễn Thái Hòa) mạnh mẽ để rồi khi gấp trang văn của ông lại
người đọc vẫn thấy ám ảnh khôn nguôi bởi những gì nhà văn phản ánh ởđời Tranh cãi là có, khen chê là có, thậm chí là rất nhiều nhưng nói nhưNguyễn Kiên thì “ những người chê anh dữ dội cũng công nhận anh cótài” Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, chính cách viết văn rấtđời, rất thật, rất thô tục ấy của Nguyễn Huy Thiệp mà giới văn nghệ sĩ đãnung nấu trong mình nhiều “dự án lớn lao” để thay đổi chính mình, để
“không thể viết như cũ được nữa”
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những trang viết đầy suy tư, lolắng, đầy trăn trở về số phận con người trong thời kì mở cửa; về những giá trịmong manh, dễ bị phá vỡ, dễ bị bôi bẩn trong đạo đức, lối sống của con người;
về vai trò của mỗi một nhà văn “ người chiến sĩ trở về từ lịch sử hào hùng để
viết những điều giản đơn của cuộc sống” trong một xã hội mà mọi thứ dường
như dễ bị xáo trộn, dễ bị đảo lộn nếu chúng ta không cố gắng để giữ gìn
Trang 6Xuyên suốt hành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấynhà văn khai thác mọi đề tài trong đời sống xã hội, lịch sử, từ những vấn đề
về tình yêu, hôn nhân, gia đình đến những câu chuyện thầm kín, tận sâu trongngõ ngách tâm hồn mỗi con người giữa cuộc đời rộng lớn đa sự đa đoan Tuy
một số câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp có “khơi gợi, động chạm” đến lịch
sử nhưng tất cả những gì nhà văn hướng tới là số phận và tính cách của conngười chứ không phải là sự nhìn nhận, đánh giá hay phán xét lịch sử Nhữngvấn đề về đời tư, những phần chìm, góc khuất trong đời sống con người ở mọiphương diện, mọi khía cạnh đã được nhà văn khai thác một cách triệt để nhấtbằng cảm hứng thế sự rất đời mà cũng rất nhân văn.Cảm hứng thế sự có thểcoi là đặc điểm nổi bật của văn xuôi sau 1975 và cũng là điểm nhấn trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2 Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự gây được tiếng vangmạnh mẽ, đánh dấu sự tìm tòi, đổi mới không ngừng của nhà văn để tạo đượcchỗ đứng cho mình Sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chính là
ở cách viết hoàn toàn mới mẻ, dường như không lẫn với bất cứ nhà văn nào
Ông vừa có sự đổi mới tìm tòi, song lại luôn tìm về “những giá trị truyền
thống” Khó có nhà văn nào trong thời kì đổi mới lại được dư luận đánh giá
và quan tâm nhiều như Nguyễn Huy Thiệp Ông liên tục ra mắt công chúng
với những tác phẩm gây tiếng vang như Tướng về hưu, Không có Vua, Kiếm
Sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết, Huyền thoại phố phường, Chảy đi sông ơi…
Năm 2001, trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên cũng đã khẳng định “ … một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kì đổi mới
văn học là sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp –
đó là thành quả của đổi mới” [4,tr.5] Nguyễn Huy Thiệp đã tạo được chỗ
đứng vững vàng cho mình trong làng văn bởi dù khen hay chê thì những câu
Trang 7chuyện của ông, người ta vẫn nghiền ngẫm, vẫn đọc và chiêm nghiệm nó nhưchiêm nghiệm về chính cuộc đời này Những trang văn của Nguyễn HuyThiệp tràn đầy cảm hứng thế sự đời tư, ông nhìn nhận con người từ nhữngbản thể tự nhiên nhất, chân thật nhất dù người đó là ai trong cuộc đời này.
Như chính Nguyễn Huy Thiệp đã từng chia sẻ về viết văn: “ văn chương
chỉ là một bộ phận của đời sống mà thôi Mà đã là đời sống thì phải đối xử như đời thường Huyễn hoặc chính mình,coi mình là thiên chức, nâng cái nghiệp lên thành thần bí thì ắt sinh ra chứng coi thường bạn đọc Nhân vật,
sự kiện trong câu chuyện của tôi chỉ là những mảng, những khối của cuộc sống Tôi cho chúng tiềm nhập một cách tự nhiên Truyện của tôi kết thúc thường không có hậu.” [5, tr.26] Trước những sự xấu xa, đồi bại, tha hóa của
con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Đông La đã có những nhìn
nhận, đánh giá một cách thẳng thắn: “ Nguyễn Huy Thiệp đã xé toạc cái
khách sáo của con người ở chốn đông đúc ấy để viết về cái lõi tâm lí, cái tâm
lí thật, cái tôi của con người Từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du ảo huyền đến thông tục Đó là những ao ước, khát khao, những toan tính mưu
mô, kể cả những ham muốn bản năng… Nhiều khi anh đẩy đến tận cùng khiến người đọc phải e ngại.” [4, tr.132] Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến
cũng đã bày tỏ sự đồng tình và thấu hiểu với Nguyễn Huy Thiệp khi ông phơi
ra ánh sáng những phần chìm, góc khuất trong đời sống con người: “Nói về
sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp thường man mác cảm giác tê tái Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình Một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc… Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa trào phúng vừa xót xa.” [4, tr.14] Hiện lên trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp là cuộc sống từ thành thị đến nông thôn, miền núi với baocảnh đời, bao số phận, bao kiếp người, bao gia đình… với những cách nghĩ,cách sống khác nhau, muôn hình muôn vẻ
Trang 8Tuy cảm hứng thế sự - đời tư là cảm hứng chủ đạo trong văn xuôi sau
1975 và đó cũng là cảm hứng thể hiện rõ trong truyện ngắn Nguyễn HuyThiệp nhưng chưa có một đề tài cụ thể nào đề cập đến vấn đề này Có thể kểđến một số công trình quan trọng khi nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp như Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp – Châu Hồng Thủy (1989), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – Nguyễn Thị Thu Hiền (2001), Con người tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp –
Lê Thị Hằng (2009), Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp qua ngôn ngữ hội thoại của Đoàn Văn Hân (2012)…
Nhận thấy sự hấp dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất phát
từ cảm hứng thế sự, lấy chất liệu từ hiện thực đời sống hàng ngày, chúng tôi
đã mạnh dạn đi tìm những cái mới cho một cánh cửa vốn đã được mở từ lâu,vốn đã nhiều người quan tâm và tìm hiểu trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
Lựa chọn đề tài Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tôi muốn đưa đến người đọc tất cả những gì chân thật nhất, sâu kín nhấttrong thế giới nhân vật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Từ những sáng tác
về đề tài lịch sử đến những sáng tác về đề tài cuộc sống hôn nhân, gia đình, mốiquan hệ bạn bè, tình yêu… Nguyễn Huy Thiệp đều đưa đến cho độc giả cái nhìn
đầu lo âu, bất trắc về “muôn sự ở đời” mà đặc biệt là những đổi thay chóng mặt
của đời sống xã hội trong thời kì mở cửa, hội nhập với thế giới
3 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Triển khai đề tài trên, chúng tôi tập trung vào khai thác hầu hết cáctruyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở các mảng:
- Những truyện ngắn viết về đề tài hôn nhân, gia đình, xã hội, tình
yêu… tiêu biểu như Tướng về hưu, Không có vua, Muối của rừng, Tâm hồn
mẹ, Chảy đi sông ơi, Cún, Huyền thoại phố phường, Những người thợ xẻ, Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Trương Chi…
Trang 9- Những truyện ngắn viết về đề tài văn hóa, lịch sử như Phẩm tiết,
Vàng lửa, Kiếm Sắc, Nguyễn Thị Lộ, Chút thoáng Xuân Hương, Thương cho
cả đời bạc…
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ đặt truyện ngắn Nguyễn HuyThiệp trong tương quan so sánh với một số truyện ngắn của các nhà văn khác
để từ đó có thể đi sâu hơn vào cảm hứng thế sự đời tư trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó,những phương pháp sau đây có chức năng quan trọng hơn cả:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Ngoài ra, các thao tác phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp cũngthường xuyên được vận dụng trong quá trình nghiên cứu
5 Đóng góp của luận văn
Cảm hứng thế sự là xu hướng sáng tác chủ đạo của văn học Việt Nam
sau 1975, bởi thế mà đây là vấn đề đã được khai thác khá nhiều Tuy nhiên, ở
luận văn Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi hi
vọng sẽ khai thác được những vấn đề mới mẻ, sâu sắc và thật sự có ý nghĩa đểnhững người yêu thích văn học hiểu hơn về Nguyễn Huy Thiệp cũng như yêuhơn văn học nước mình
Nhận thấy việc khám phá, tìm hiểu những điều đã được soi đi chiếu lại
từ nhiều góc độ khác nhau là một công việc khó khăn, song, chúng tôi rất hyvọng mình sẽ tìm được cái mới trong những điều không hề mới Rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
Trang 106 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương
Chương I: Khái quát về cảm hứng thế sự
Chương II: Các phương diện biểu hiện cảm hứng thế sự trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương III: Phương thức nghệ thuật thể hiện cảm hứng thế sự trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trang 11NỘI DUNGChương I: Khái quát về cảm hứng thế sự
1.1 Khái niệm cảm hứng, cảm hứng chủ đạo, cảm hứng thế sự
1.1.1 Khái niệm cảm hứng
Cảm hứng chính là yếu tố mang lại cảm xúc cho tác phẩm văn học.
Theo giáo trình Lí luận văn học tập 1 Văn học – Nhà văn – Bạn đọc thì cảm hứng chính là trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác văn học.
Nhu cầu bộc lộ, giải thoát tình cảm cộng với năng lực tưởng tượng dẫn đếntrạng thái sẵn sàng sáng tạo của nhà văn được gọi là cảm hứng
Cảm hứng, theo tiếng Hy Lạp là pathos, thể hiện một tình cảm sâu sắc,
nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ về tư duy Cảm hứng sáng tạo củavăn nghệ sĩ phải mãnh liệt, dồi dào với những giây phút thăng hoa về cảm xúc
để rồi cho ra những tác phẩm văn học để đời Nói như Nguyễn Quýnh: “
Người làm thơ không thể không có hứng, cũng giống như tạo hóa không thể không có gió vậy… Tâm người ta như chuông như trống, hứng như chày và dùi Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ, cũng tương tự như vậy.” [22, tr.103]
Cảm hứng là một trạng thái tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường
Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đạt đến sự hài hòa,kết tinh, sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đếnnhững mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng Chính cảm
hứng trong quá trình sáng tác đã khiến cho các nhà văn “hạ bút như thần”, mang
đến hiệu quả vượt bậc trong quá trình lao động nghệ thuật
Có nhiều cách lí giải khác nhau về cảm hứng Theo duy tâm thì đó là
giây phút thần trợ, trợ giúp của thần linh Theo duy vật thì đó là sản phẩm của một quá trình tích lũy, dồn nén về cảm xúc, về ý tưởng Trong tác phẩm tự
Trang 12sự thì cảm hứng được toát lên từ chính quá trình miêu tả tính cách, số phậnnhân vật của nhà văn còn trong tác phẩm kịch, cảm hứng được thể hiện thôngqua những xung đột kịch Cảm hứng là sản phẩm chủ quan của nhà vănnhưng nhiều lúc nó cũng cần những hoàn cảnh khách quan, những tác độngkhông nhỏ của cuộc sống xung quanh mỗi nhà văn, nhà thơ.
Nhà phê bình Nga Belinski nói: “Tư tưởng thơ, đó không phải là phép
tam đoạn thức , không phải là giáo điều, không phải là quy tắc, mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng” Cảm hứng được hiểu là một tình cảm
mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động Điều
đó cho thấy cảm hứng chính là một phần quan trọng trong tư tưởng của mỗitác phẩm văn học
Cảm hứng trong tác phẩm văn học là niềm say mê khẳng định chân lí,
lí tưởng, phủ định mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồngtình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối,các hiện tượng tầm thường Và đó chính là trạng thái then chốt, bao trùmtrong các sáng tác văn học
1.1.2 Cảm hứng chủ đạo
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [21, tr.44] cảm hứng chủ đạo là trạng
thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm Bê-lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là
điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó
“biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành.
Lí luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nộidung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được
mô tả Cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm
Trang 13Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thầnnhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm.
Với Hegel, cảm hứng chủ đạo là tinh thần thời đại xuất hiện trong một
cá nhân Cảm hứng chủ đạo cần được hiểu là tình cảm xã hội của thời đại
xuất hiện trong tác phẩm Người ta thường nói tới cảm hứng yêu nước, cảmhứng công dân, cảm hứng nhân loại, cảm hứng anh hùng, chính là nói đếnnhững tình cảm mang lí tưởng lớn chi phối sự đánh giá trong tác phẩm vănhọc Những cảm hứng đó phải mang nội dung của lịch sử, giai cấp cụ thể vàkhông phải mọi tình cảm nào cũng có thể dấy lên được cảm hứng Cảm hứngchính là những rung động trong tâm hồn của mỗi người nghệ sĩ và chỉ cónhững tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, nhân văn của thời đại mới dấy lên đượcnhững cảm hứng nghệ thuật đích thực
Đến với mỗi một sáng tác văn học, người đọc không thể “sơ ý” mà bỏ
qua cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Bởi đó chính là yếu tố đang chi phối
sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểucảm của tác phẩm.Với mỗi một dạng cảm hứng khác nhau, người đọc cầnnhìn nhận từ nhiều góc độ: hiện thực cuộc sống, phong cách của mỗi nhàvăn Đây là điểm quan trọng và cần được quan tâm thấu đáo trong mỗitác phẩm văn học
1.1.3 Cảm hứng thế sự
Trong cuộc đời mỗi người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tác luôn được coi làmột phần quan trọng, tất yếu để tạo nên điểm nhấn của mỗi tác phẩm văn học.Cảm hứng ấy một phần xuất phát từ thời đại mà tác giả đang sống, đang gắn
bó và phản ánh nó.Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng rất lớn đến hành trình sángtạo của mỗi nhà văn, và đó cũng là cơ sở để độc giả hiểu hơn về tác phẩm.Cùng mang một cảm hứng, cùng trong một thời đại văn học nhưng ở mỗi nhà
Trang 14văn lại có hướng khai thác khác nhau Chính điều đó đã tạo nên bức tranh vănhọc muôn hình vạn trạng, thật đa dạng và phong phú.
Cảm hứng thế sự là sự xúc động, ám ảnh, những cảm nghĩ về conngười, thế thái nhân tình, về cuộc đời và sự đổi thay của cuộc đời Đó còn làcảm hứng về cuộc sống đời thường, về con người của thực tại, về những gìđang diễn ra xung quanh con người Những tác phẩm mang cảm hứng thế sựthường hướng đến sinh hoạt hàng ngày của con người; chú ý khẳng định giátrị thẩm mĩ của cái đời thường; khám phá mọi phức tạp, éo le, cái cao quý,thấp hèn trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người
Cảm hứng thế sự tìm đến hiện thực con người, quy chiếu về số phận
con người với những quan hệ xung quanh sự tồn tại của nó, phát hiện “những
vấn đề tự nó” Với cái nhìn thế sự, đời sống riêng của cá nhân, kinh nghiệm
cá nhân mới được coi là đối tượng khám phá chủ yếu của tác phẩm văn học
Cuộc sống con người khi được soi chiếu từ góc nhìn thế sự - đời tư sẽtrở nên rõ nét hơn, chân thực hơn, sống động hơn Qua đó, độc giả sẽ đượchòa mình vào những điều rất thật của cuộc đời
1.2 Cảm hứng thế sự trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
1.2.1 Đôi nét về cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam
Trong văn học trung đại, cái tôi trữ tình thường không được thể hiệnmạnh mẽ, cá tính mà thường ẩn nấp, hòa vào cái ta rộng lớn Xã hội phong
kiến hà khắc với nhiều phép tắc, lễ nghi với những tam cương ngũ thường đã
khiến cho con người ta không được sống là chính mình, không được bộc lộnhững điều riêng tư
Tuy nhiên, vẫn có không ít những bài thơ bộc lộ nỗi lòng thầm kín vềcuộc đời, về con người Cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam biểu hiệnkhá rõ nét từ văn học cuối thời Trần Khi triều đại nhà Trần có những biểuhiện suy thoái là lúc văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh
Trang 15cuộc sống đau khổ của nhân dân lam lũ, lầm than Cảm hứng thế sự lúc này lànỗi buồn về nhân tình, thế thái, về thói đời đen bạc Những tác phẩm thể hiệncảm hứng thế sự ở giai đoạn này không thật rõ nét, tuy nhiên nó cũng đã gópphần mang lại cho văn học trung đại một phong thái mới Đó là tâm trạng cánhân cô đơn, buồn bã, trống vắng và thất vọng trước cuộc đời đầy biến động.Tiêu biểu cho cảm hứng thế sự trong văn học trung đại phải kể đến các tác giảnhư Đặng Dung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương… với những vần thơ đầy tâm sự về đời, về người Trong Cảm hoài,
Đặng Dung viết:
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhậm hàm ca.
Đó là những dòng thơ thể hiện tâm trạng day dứt, băn khoăn của nhàthơ trước cuộc đời Tâm trạng ấy được bộc lộ qua sự hữu hạn của đời ngườivới cái vô hạn của cuộc đời đa sự, đa đoan: cuộc đời này thật rộng lớn, bao la,cái nợ công danh còn chưa trả được mà cái già đã đến đầu
Cảm hứng thế sự cũng đã trở thành nội dung lớn trong sáng tác củaNguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về nhân tình thế thái Lê Hữu
Trác viết Thượng kinh kí sự, Phạm Đình Hổ viết Vũ trung tùy bút… Hay bức
tranh về đời sống nông thôn qua thơ Nguyễn Khuyến, bức tranh về xã hộithành thị trong thơ Tú Xương cảm hứng thế sự trong văn học trung đại đãgóp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực giai đoạn sau Cuộcsống qua góc nhìn của các nhà thơ trung đại là một xã hội thật giả, tốt xấu,trắng đen lẫn lộn mà giá trị của con người dường như quá bé nhỏ trước cuộcđời Nói về thế sự nhưng không quá gay gắt mà nhẹ nhàng, thâm thúy, sâu
cay bởi thời thế không cho người ta thể hiện mình quá với những “quy định
khắt khe” của thời đại.
Trang 16Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại mang một đặc trưng riêng.Con người trung đại là cái ta phi ngã, là đối tượng khách thể chứ không phải
là đối tượng chủ thể, con người được đặt trong thế đối sánh với tự nhiên, conngười thường day dứt trước sự vĩnh hằng của thời gian và sự hữu hạn củacuộc đời, để từ đó suy nghĩ về mình, về con người, về thời thế Cái tôi cánhân không được bộc lộ một cách mạnh mẽ, quyết liệt mà âm thầm, bền bỉcháy giữa dòng đời chảy trôi
Trong văn học hiện đại Việt Nam, cảm hứng thế sự cũng được thể hiệnkhá rõ nét trên cả thể loại tự sự và trữ tình Đầu thế kỉ XX, hoàn cảnh xã hội
có nhiều thay đổi, sự ra đời của chữ quốc ngữ, những ảnh hưởng của lối sốngmới buổi giao thời đã khiến cho những người cầm bút lúc bấy giờ có nhìn
nhận khác về vấn đề sáng tác Văn học không gò bó theo quan niệm “văn dĩ
tải đạo, thi dĩ ngôn chí” mà đã đến gần hơn với cuộc sống con người Các nhà
văn, nhà thơ đã nhìn thẳng vào cuộc sống hiện tại để cảm nhận những cái rấtđời, rất người và cũng là để họ hiểu hơn về nhân tình, thế sự Cảm hứng thế
sự trở thành xu hướng khá phổ biến trong tiểu thuyết đầu thế kỉ XX Các nhàvăn tập trung phản ánh về vấn đề đạo đức, lối sống buổi giao thời, về sự thốngtrị của giai cấp phong kiến,về cuộc sống kinh tế còn nghèo nàn, khó khăn vàđầy thiếu thốn của dân tộc Hoàn cảnh sống dẫn đến con người ta bế tắc vàbất lực, những cái xấu xa, bỉ ổi tràn lan trong xã hội như nạn dịch không dễ gì
“tiêu diệt” được.Thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX hầu hết đều hướng tới thực trạng xã hội, tới những vấn đề “nổi cộm” đó trong
cuộc sống con người
Cảm hứng thế sự không phải chỉ xuất hiện trong văn học thời bình, khicon người ta có thời gian để chiêm nghiệm, để kiếm tìm mọi ngóc ngách củađời sống Văn học của những năm 1945 – 1975 vẫn mang hơi hướng của cảmhứng thế sự, tuy không phải là cảm hứng chủ đạo Trong chiến tranh, văn học
Trang 17mang một nhiệm vụ lớn lao là phản ánh con người với mọi hoạt động, mọi tưtưởng đều hướng về phục vụ cuộc đấu tranh, góp sức mình vào sứ mệnh thựchiện những nhiệm vụ cao cả của toàn dân tộc Những vấn đề thế sự có mộtchỗ đứng nhất định nhằm để phản ánh những quan hệ đấu tranh trong nội bộ
xã hội, những tình thế phức tạp trong quan hệ đời sống Con người ta dù sốngtrong hoàn cảnh nào thì cũng vẫn bị chi phối bởi sự đa diện của cuộc đời, bởinhững mâu thuẫn, những va chạm, những sai lầm khó tránh khỏi Nhìn rađược điều đó để điều chỉnh và khắc phục tức là đã góp một phần không nhỏcho cuộc chiến lâu dài của toàn dân tộc Văn học thời chiến vẫn có không ítnhững sáng tác phản ánh hiện thực nghiệt ngã của chiến tranh, thân phận conngười trong chiến tranh, về cuộc sống của cả người ra trận lẫn người ở hậuphương Vì vậy, có thể nói yếu tố thế sự có một sự liên hệ nhất định với chủ
đề chính trị thuộc phạm vi lịch sử - dân tộc
Điều đó cho ta thấy, những câu chuyện về thế sự - đời tư luôn luônđược văn học quan tâm sâu sắc bởi suy cho cùng, điều mà văn học thời đạinào cũng quan tâm, cũng phản ánh không có gì vượt xa đời sống con người
1.2.2 Cảm hứng thế sự đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam từ sau năm 1975
Hai cuộc chiến tranh vệ quốc qua đi với bao mất mát, hi sinh và nhữngnỗi đau vẫn còn ở lại Văn học thời kì kháng chiến đã làm tốt vai trò của mìnhvới chủ trương mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc.Dường như cái tôi cá nhân của mỗi con người chỉ còn là một chấm nhỏ trêntrang giấy cuộc đời, nhường chỗ cho hai chữ cộng đồng, cho cảm hứng sử thi.Những vấn đề thường nhật trong cuộc sống con người giờ không phải là điều
quan trọng và “chủ chốt” của văn học nữa Văn học tập trung cho nhiệm vụ
của quốc gia, dân tộc để thực hiện sứ mệnh cao cả là mang lại độc lập, tự do
Trang 18cho đất nước, cho nhân dân Người ta sống là vì lí tưởng chung cao đẹp ấy
chứ không phải vì những lợi ích “nhỏ nhoi, riêng lẻ” của mỗi người.
Văn học kháng chiến đã xây dựng những “gương mặt điển hình”, những “khuôn vàng thước ngọc” tiêu biểu cho lớp người dám hi sinh tất cả
cho sự nghiệp chung, những con người sống hòa mình vào khí thế khẩntrương, sôi nổi trên khắp các mặt trận Những số phận riêng tư, cá nhân được
“đào sâu chôn chặt”, ít ai quan tâm, ít ai nhắc đến Đó có lẽ không phải là
điều đáng buồn bởi hiện thực kháng chiến cần sự hưởng ứng toàn dân, toànquân và mỗi người cần phải hi sinh cái tôi cá nhân của mình vì mục đích cao
cả của dân tộc Xu hướng sáng tác trong giai đoạn 1945 – 1975 là cảm hứng
sử thi xuyên suốt trên từng trang viết Các nhà văn tập trung cho việc “đi tìm
những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” để xây dựng những hình
tượng cao đẹp và tiêu biểu Mỗi nhà văn lúc này hướng cây bút của mình tớimặt trận chiến đấu đầy khói lửa, bom đạn và khốc liệt ngoài kia để ai ai cũngcảm thấy hào hứng, thấy phấn chấn khi mình là người chiến sĩ trên mặt trậngian khổ ấy của toàn dân tộc
Văn học Việt Nam đã có nhiều thay đổi từ sau 1975 khi quan niệm về
nhà văn, về hiện thực, về con người … đã thay đổi Tuy nhiên, “trượt theo
quán tính cũ”, văn học hậu kháng chiến ở giai đoạn từ 1975 đến trước 1986
vẫn gắn với truyền thống cũ, lấy lịch sử làm hệ quy chiếu với đề tài nhữngngười lính trở về từ mặt trận để hòa nhập vào cuộc sống đời thường Những
sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này như Lửa từ những ngôi
nhà, Miền cháy, kí sự Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân, Năm 75
họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân… mặc dù đã có sự quan tâm đến số
phận con người nhưng vẫn không tránh khỏi “mô hình” của văn học kháng chiến Tuy nhiên đây cũng là điều dễ hiểu bởi “bước ra khỏi cuộc chiến tranh
cũng đòi hỏi con người ta phải có bản lĩnh như bước vào một cuộc chiến
Trang 19tranh”, những thói quen cũ (dù tốt hay xấu, dù tích cực hay tiêu cực) cũng
phần còn tồn tại khi anh đang ngấp nghé bên bờ thay đổi và làm mới mình
Mọi sự thay đổi phải chờ một thời cơ thích hợp, “một phát súng lệnh có sức
công phá dữ dội” nhất.
Đại hội Đảng VI là “lời thúc giục mạnh mẽ” đối với các nhà văn đương
thời để thay đổi nền văn học nước nhà, để chệch ra khỏi quỹ đạo của nền vănhọc sử thi vốn đã tồn tại bao lâu nay Khi đất nước bước vào thời kì đổi mớithì sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi chúng ta phải nhìnnhận lại nhiều điều
Nguyễn Minh Châu cũng đã mạnh dạn kêu gọi “ hãy đọc lời ai điếu
cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” để mỗi trang văn của anh được gần
hơn với cuộc đời để người đọc không nghĩ rằng anh vẫn đang cố tình “cài
hoa, kết lá” cho hiện thực cuộc sống đầy phũ phàng, nghiệt ngã Nguyễn
Minh Châu từng tâm sự “ Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống toàn dân
tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sao cho con người ngày càng tốt đẹp Chính cuộc chiến đầu ấy mới lâu dài”.
Quan tâm đến số phận con người và chú trọng xây dựng nhân tố con người đã
là kim chỉ nam cho sáng tác văn học thời kì đổi mới Một thời kì mới đã mở
ra cho văn học nước nhà, và mỗi nhà văn sẽ là một người chiến sĩ trên mặttrận đổi mới, đổi mới chính mình để tồn tại được trong lòng độc giả Sẽ không
còn tư tưởng “bơi cùng đồng đội thì cảm thấy an toàn và vui vẻ” (Nguyễn Khải) nữa, mỗi cá nhân phải tự bứt phá để “vượt lên chính mình”, để đi tìm
một chỗ đứng giữa cuộc đời nhiều xô bồ, bon chen
Khuynh hướng sử thi nhạt dần và cảm hứng thế sự - đời tư chính làlăng kính rõ nét nhất để soi chiếu muôn mặt của đời sống con người Đó cũngchính là cảm hứng chủ đạo của văn học thời đổi mới, là quy luật tất yếu của
sự vận động và phát triển của văn học
Trang 20Từ sau 1975, vấn đề đổi mới trở thành yêu cầu bắt buộc phải có đối vớimỗi người nghệ sĩ Nếu anh không làm mới mình, nếu anh chỉ bằng lòng vớinhững gì anh đang có, văn học nước anh đang có thì chắc hẳn bạn đọc sẽquay lưng lại với anh để đi tìm những cái mới mẻ và hấp dẫn họ Bởi thế màchúng ta đã được chứng kiến bước thay đổi ngoạn mục của văn học nước nhàkhi hàng loạt các nhà văn ra mắt bạn đọc những tác phẩm ấn tượng, để lạinhiều dấu ấn của sự mới lạ Văn học mà đặc biệt là lĩnh vực văn xuôi đã cónhiều thành tựu đặc sắc Người ta không ngừng nhắc đến tên những Lê MinhKhuê, Lê Lựu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khắc Trường khi họ đã tự biếtlàm mới mình so với trước đây Nhưng có lẽ nhắc đến nhiều hơn cả phải làlớp nhà văn mới với những Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp,
Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Bình Phương những người trẻ về tuổi nghề nhưng lại tạo được ấn tượng rõ rệt về một quanniệm thẩm mĩ mới trong văn chương Cái mới ấy xuất phát từ cái nhìn trựcdiện vào cuộc sống hàng ngày để phản ánh nó theo đúng những gì nó đang có
và đang diễn ra Cái hiện thực ấy không hề được tô vẽ mà nó trần trụi đếnđáng sợ và đáng phải suy ngẫm Bức tranh cuộc sống hiện ra với muôn mảngmàu để người đọc nhận ra rằng cuộc sống chẳng hề dễ dãi, đơn giản nhưchúng ta nghĩ, ở đó luôn ẩn chứa cái tốt lẫn với cái xấu xa, cái trung thực lẫnvới cái giả dối mà sống là con người phải biết chấp nhận nó
1.2.3 Sự xuất hiện của cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một tất yếu logic – lịch sử
Xuất hiện trong dòng chảy văn học sau 1975, Nguyễn Huy Thiệp đã tạođược một vị trí khá vững chãi trên văn đàn khi đem đến cho người đọc nhữngcâu chuyện mới mẻ và ý nghĩa Cái mới mẻ và ý nghĩa ấy tuy đã từng cónhiều tranh luận trái chiều nhưng chúng ta không thể không công nhận sứchút của Nguyễn Huy Thiệp khi người ta liên tục bình luận, khen chê, đánh giá
Trang 21truyện ngắn của ông trên nhiều phương diện khác nhau Xuyên suốt tronghành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp là những câu chuyện về cuộc sốngcon người ở nơi thành thị, chốn nông thôn, miền sơn cước Ở đâu trong cuộcsống từ miền xuôi đến miền ngược ấy đều ẩn chứa những khát khao, nhữngtham vọng và cả những thấp hèn, những lừa lọc, dối trá trong mỗi con người.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng “hài hòa, đẹp và đáng yêu” mà đầy rẫy
những bất công, những cạm bẫy mà con người ta dù vô tình hay cố ý thì cũng
đã đẩy mình vào vòng xoáy đó mà không tìm được lối ra Đã từng đi đếnnhiều mảnh đất khác nhau trên khắp mọi miền đất nước, từng được tiếp xúcvới nhiều loại người nên ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp trở nên nhạy bén, cósức ám ảnh lớn đối với độc giả
Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi các
nhân vật của ông là những “con người thật với những ham mê và dục vọng
tầm thường tình, những nỗi khắc khoải về số phận và những tình cảm yêu ghét, tức giận thông thường” Nằm trong tiến trình vận động của văn học thời
kì đổi mới, các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp được soi chiếu dưới góc nhìncủa cảm hứng thế sự - đời tư để mỗi cuộc đời, mỗi số phận được hiện lên vớinhững gì chân thật nhất, sống động nhất Đó là những con người trở về từ hàoquang rực rỡ của chiến tranh trở nên lạc lõng giữa cuộc sống đời thường xô
bồ, giả tạo (Tướng về hưu), những con người đầy tham vọng, lừa đôi và tàn ác
như Thủy, như Đoài…, đó còn là những ước mơ, những khát khao hết sức đời
thường của mỗi người trong cuộc sống (Muối của rừng, Những người thợ xẻ,
Con thú lớn nhất ), hay những vĩ nhân của lịch sử dưới ánh nhìn của cuộc
sống đời thường (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị
Lộ) Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống rộng lớn, bao la nhiều lừa
lọc, dối trá Người ta cứ mải mê kiếm tìm những điều huyễn hoặc của cuộcsống mà quên đi những giá trị căn bản của đời người Và rồi cuộc sống đã dạy
Trang 22cho họ biết bao bài học quý giá mà không sách vở nào thay thế được (Những
bài học nông thôn, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi ) Nguyễn Huy Thiệp
đã đem đến cho người đọc biết bao cảm nhận mới mẻ và sâu sắc về đời, vềngười để rồi chúng ta nhận thấy những giá trị đạo đức bị đảo lộn, sự gắn kếtgiữa những con người dưới một mái nhà là con số không tròn trĩnh và đáng sợ
(Không có vua), người ta có thể làm những điều ti tiện và hèn hạ nhất để thỏa mãn những đòi hỏi rất “con” trong mỗi người (Những người thợ xẻ, Huyền
thoại phố phường, Giọt máu ) Cuộc sống chưa bao giờ là đơn giản và xuôi
chiều khi ẩn chứa trong nó là bao xô bồ, bụi bặm Nguyễn Huy Thiệp đãvạch trần những toan tính đó của mỗi nhân vật và để cho họ bộc lộ mìnhmột cách tự nhiên mà không cần phải che đậy bằng bất cứ vỏ bọc nào.Mỗi chúng ta không khỏi chua xót trước thực trạng cuộc sống mà nhà vănđưa lên trang viết Điều đó không hẳn là xa lạ đối với mỗi người nhưnggiữa cuộc sống xô bồ hối hả, chúng ta dường như không có thời gian quantâm đến cuộc sống xung quanh hoặc đôi khi chưa đủ trải nghiệm để nhậnthấy những điều tồi tệ của cuộc đời Để rồi, khi đọc những trang văn rấtđời ấy, mỗi người không khỏi ngạc nhiên, thảng thốt về sự tha hóa, biếnchất đến đáng sợ của con người
Trang 23Chương II: Các phương diện biểu hiện cảm hứng thế sự
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2.1 Hiện thực cuộc sống dưới góc nhìn đầy gai góc và khốc liệt 2.1.1 Niềm tin mong manh của con người trước cuộc đời đầy dối trá, lừa lọc
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh đầy khốc liệt và những mất mát hi sinh,con người ta trở về với cuộc sống đời thường với bao lo toan cơm áo gạo tiền.Mỗi thời đại là mỗi khác nhau nhưng suy cho cùng cuộc sống con người vớinhững hỉ nộ ái ố, với những lo toan, tính toán, với chuyện tình yêu, hôn nhân,gia đình, danh vọng, sự nghiệp luôn là đề tài được văn học phản ánh, quantâm Ba mươi năm chiến tranh, con người ta sống trong mưa bom, bão đạn,trong sự hi sinh cao cả mà chẳng hề nghĩ đến bản thân mình Con người củathời chiến dường như vô tư mà sống với niềm tin do chính họ xây dựng Mốiquan hệ giữa con người với con người là tình đồng đội, đồng chí nhiều nghĩa
cử cao đẹp Nhưng trở về với đời thường, khi ánh hào quang của chiến thắngrực rỡ đã tạm lắng xuống, con người ta mới trở nên bơ vơ, lạc lõng giữa cuộcđời Hiện thực cuộc sống có quá nhiều những điều không đơn giản như người
ta vẫn nghĩ Nói như Nguyễn Minh Châu thì trong mỗi con người luôn có cả
“thiên thần lẫn ác quỷ, rồng phượng lẫn rắn rết” và trong cuộc sống có biết
bao điều là dối trá, lừa lọc, phản trắc, vô ơn Những năm đầu sau chiến tranh,khi đất nước còn nghèo đói và nhiều hệ lụy, mỗi con người dường như đang
“vật lộn” trong vòng xoáy cuộc đời để tìm cho mình con đường tồn tại Chiến tranh đã để lại vô vàn những vết thương trong lòng người, để lại sự “đổ nát”
đầy đau đớn và sợ hãi Cuộc sống thời hậu chiến là bức tranh hỗn độn mànhìn vào đó người ta không khỏi lo lắng, hoang mang Viết về cuộc sống conngười sau chiến tranh, các nhà văn đã đi sâu vào những cay cực, khốn khó
Trang 24trong từng nếp nhà, từng con người để lột tả tất cả những gì chân thật nhất vàđời nhất Ba mươi năm đấu tranh không mệt mỏi, con người ta luôn mơ vềmột cuộc sống bình yên và hạnh phúc thời bình Nhưng điều đó là khó khi đấtnước còn chưa kịp hồi sinh, những vết thương sâu vẫn chưa kịp lành.
Cũng như các nhà văn khác cùng thời, Nguyễn Huy Thiệp đã nói lênbao khát vọng, bao ước mơ của mỗi con người giữa cuộc đời rộng lớn, đa sự
đa đoan Họ tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhưng niềm tin đódường như mong manh, dễ vỡ khi cứ đi tìm cái đẹp thì họ chỉ bắt gặp nhữngđiều xấu xa, lừa lọc, dối trá của cuộc đời Người ta cứ tin vào một sức mạnhthần thánh nào đó sẽ cứu rỗi tâm hồn và cuộc sống của chính mình nhưng họ
có biết đâu đó chỉ là một giấc mơ thoáng qua và để lại muôn vàn những niềmđau trong mỗi người Huyền thoại về con trâu đen mang lại sức mạnh và may
mắn cho con người đã khiến cho nhân vật tôi trong Chảy đi sông ơi bao lần
tìm kiếm với niềm tin thiêng liêng, kiên định của tuổi trẻ Con trâu đen là điều
kì diệu của cuộc sống, giúp con người ta “có sức mạnh phi thường, bơi lặn
dưới nước giỏi như tôm cá” Nhưng rồi cậu bé ở bến Cốc ấy đã cảm thấy thất
vọng ê chề khi “ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại
tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen là giả” Càng xót xa hơn
khi hành trình đi tìm những điều tốt đẹp ấy được đáp lại bằng sự đối xử quá
tàn nhẫn, lạnh lùng của người đời “Một nỗi hoảng hốt lạnh buốt lướt trong
tim óc Tôi gào thất thanh kêu cứu Chân tôi cứng đờ, đau buốt lạ lùng Tôi chìm xuống nước Tôi bỗng hoảng sợ điên cuồng vì nhớ những người đánh cá
có lệ không cứu những ai chết đuối…” Sự tàn nhẫn ấy của đồng loại đủ sức
giết chết niềm tin trong nhân vật tôi về cuộc đời này nếu như không có lời nói đầy dịu dàng, thương cảm của chị Thắm: “ Đừng trách họ thế Có ai yêu
thương họ đâu Họ đói mà ngu muội lắm.” Phải chăng cái đói, cái khát của
cuộc sống đầy vất vả, nhọc nhằn đã giết chết những điều tốt đẹp ẩn chứa
Trang 25trong tâm hồn mỗi con người Để rồi tận sâu trong đáy lòng họ không có mộtchút gì là mảy may thương xót khi cái chết đã cận kề Đời là thế nên ai rồicũng phải sống, như con sông kia vẫn đang mải miết chảy về đâu mà quên đinhững phiền muộn, những khổ đau, bất hạnh của đời:
Chảy đi sông ơi Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết Anh hùng còn chi?
Cuộc sống thời bình đầy khốn khó và cơ cực đã hủy hoại những điềutốt đẹp trong cõi người để rồi niềm tin của con người ta vào cuộc đời còn lại
chẳng là bao Nhân vật Chương trong Con gái thủy thần đã bị ám ảnh về
chuyện Mẹ Cả suốt thời niên thiếu Mẹ Cả - người phụ nữ cứu nhân độ thếgiống như Đức Mẹ trong Thiên chúa giáo hay Phật Bà Quan Âm trong Phậtgiáo biểu trưng cho những điều tốt đẹp, ý nghĩa của cuộc đời này Bởi thế màChương đã phiêu bạt về phía biển để tìm cái đẹp, cái cao cả và đáng ngưỡngvọng ấy Từ một chàng trai nông thôn quanh năm chỉ biết làm ruộng, đào đáong, lột giang đan mũ, Chương đã quyết chí ra đi, chấp nhận dấn thân vàocuộc đời rộng lớn để tìm hạnh phúc đích thực của đời mình Anh phải tìmbằng được Mẹ Cả, tìm được Giana Đoàn Thị Phượng Nhưng trên hành trình
dài rộng để đến với biển, Chương chỉ nhận thấy “ những ngộ nhận giới tính
và thói đạo đức giả giết chết vẻ diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ” Con
người vẫn mãi cô đơn, lạc lõng giữa thói đời bội bạc, ích kỉ mà không biết cáiđẹp ở đâu, ở phương nào Kết thúc cuộc tìm kiếm, Chương vẫn chưa tìm thấymục đích của đời mình Nguyễn Huy Thiệp chắc hẳn đã để cho nhân vật củamình cứ mải miết trên hành trình tìm kiếm rồi tự nhận thấy những thất vọng êchề, tự mình nghiệm ra chân lí của cuộc đời Giữa cái bao la, vô hạn của kiếpngười, của cuộc đời là con người bé nhỏ, cô đơn, lạc lõng với niềm tin bị
Trang 26những va đập trên đường đời làm cho “sứt mẻ”, “vỡ tan” “ Trước mắt tôi
dòng sông đang thao thiết chảy Sông chảy ra biển Biển rộng vô cùng Tôi chưa biết biển mà tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy… Tôi đứng lên đi
về nhà Ngày mai tôi đi ra biển Ngoài biển không có thủy thần.” Hành
trình của nhân vật tôi (Chảy đi sông ơi), của Chương (Con gái thủy thần)
cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng của con người để vươn tới sựhoàn mĩ, vươn tới cái đẹp ở đời Đó là khát vọng chính đáng của conngười khi muốn được hòa nhập với thế giới rộng lớn dù cho phải chịunhiều cay đắng, gian nan, khắc nghiệt của cuộc đời
Nhân vật Nhâm (Thương nhớ đồng quê) – chàng trai nông thôn “mơ
mộng và hay nghĩ” mặc dù còn bộc lộ nhiều những “hạn chế” của con người
thôn quê song cũng đã rất tiến bộ trong tư tưởng: Cậu luôn suy nghĩ về kiếpngười cay đắng, mong muốn được thay đổi cuộc sống của quê hương, mơ ướclàm giàu trên chính đồng ruộng quê mình Nhưng rồi Nhâm nhận ra sự thựcphũ phàng: những mơ mộng đổi đời, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn đượcđáp trả lại bằng sự tiều tụy và chai sạn trong nhân cách, tâm hồn con người.Điều đó được thể hiện rõ nét qua nhân vật chú Phụng Bằng kinh nghiệm củanhững tháng ngày lăn lộn nơi đất khách quê người, trải qua bao đắng cay, tủi
cực, Phụng đã nhận ra rằng: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có
các thánh nhân, có yêu quái”.
Qua những nhân vật như Chương (Con gái thủy thần), tôi (Chảy đi
sông ơi), Phụng (Thương nhớ đồng quê) Nguyễn Huy Thiệp lên án xã
hội thực dụng, đầy toan tính, dối trá, lừa lọc đã khiến cho niềm tin củacon người vào cuộc đời bị tổn thương Cái xấu xa luôn hiện hữu, tồn tạimột cách ngang nhiên, vững chãi trong khi điều tốt đẹp, sự cao cả luônmong manh, khó kiếm tìm
Trang 272.1.2 Mối quan hệ hôn nhân, gia đình lỏng lẻo và đầy toan tính
Đề tài gia đình luôn ưu ái trong văn học từ trước đến nay Tuy nhiêntrong thời chiến, những vấn đề của cuộc sống thường nhật không được đề cậpmột cách chi tiết, sâu sắc, tỉ mỉ bởi văn học đang hướng tới phản ánh nhữngcái cao cả mang tầm vĩ mô của thời đại Sau 1975, các nhà văn đã hướng ngòibút của mình vào đề tài gia đình để đi sâu khai thác những mối quan hệ phứctạp, đa chiều của đời sống hôn nhân trong thời kì mở cửa Hiện thực thời hậuchiến với những mặt trái, góc khuất của nó đã được các tác giả đưa vào trangviết của mình Giờ đây, mỗi một ngôi nhà phải đối diện với bao thách thứckhi cuộc sống có nhiều đổi thay, con người ta điên đảo với các quy luật kinh
tế để kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày Mỗi người khi đứng trước cuộcsống mới với nhiều cám dỗ liệu còn giữ được cho mình nếp nhà truyền thốngtrước đây Mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, vai trò, trách nhiệm củamỗi thành viên đối với gia đình được các tác giả đi sâu thể hiện Hàng loạt các
sáng tác về đề tài gia đình được độc giả quan tâm, đón đọc như Mùa lá rụng
trong vườn (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Bến không chồng (Dương Hướng), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư)… Ở những tác phẩm viết về đề tài gia
đình sau 1975 ta thấy được bức tranh muôn màu muôn vẻ của đời sống giađình Mỗi một mái nhà là một cảnh đời khác nhau, ẩn chứa nhiều mâu thuẫn,nhiều xung đột khác nhau Đó có thể là xung đột nàng dâu – mẹ chồng, xungđột vợ chồng, xung đột anh em Có một cô Lý nhiều tính toán, thủ đoạn lạnh
lùng đến tàn nhẫn (Mùa lá rụng trong vườn), có một cô Hạnh đầy hi sinh, nhẫn nhịn, chịu đựng (Bến không chồng), có sự đổ vỡ của hôn nhân trước sức
tấn công và cám dỗ của đồng tiền, của thứ tình cảm ngoài luồng đầy mê hoặc
(Phố, Gia đình bé mọn), vấn đề tình yêu và hạnh phúc gia đình cũng đã được thể hiện rất rõ trong Thời xa vắng, Hai nhà Trước những xô bồ, đưa đẩy
Trang 28của nền kinh tế mới, con người ta dường như đã đánh mất những giá trị cănbản trong lối sống của mỗi gia đình Những giá trị tinh thần, đạo đức bị lép vếgiữa xã hội thực dụng và cằn cỗi nhân tính, người ta sống xa cách nhau, dèchừng và quay lưng lại với nhau.
Đề cập đến những vấn đề “nổi cộm” của đời sống mới, Nguyễn Huy
Thiệp đã có đóng góp vào mảng sáng tác về đề tài gia đình những câu chuyệnđáng nhớ, đáng suy ngẫm Đó là cuộc sống gia đình với sự đi xuống của đạođức, lối sống Cha con xung đột, mâu thuẫn lẫn nhau; anh em ganh ghét, đố kịlẫn nhau; em chồng tán tỉnh, sàm sỡ chị dâu; con rể ngủ với mẹ vợ, bố chồngnhòm con dâu tắm; vợ ngang nhiên ngoại tình trước mặt chồng; con cái thờ ơ,lãnh đạm trước sự sống chết của cha mẹ
Ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, bạn đọc nhận thấy được sự lỏnglẻo trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Trở về từ chiếntrường với ánh hào quang rực rỡ của chiến thắng, của sự tôn vinh, ông Thuấn
là niềm tự hào của gia đình, dòng họ Suốt cả đời người sống trong chiến trận,trải qua bao gian nguy, mưa bom bão đạn của kẻ thù, vị tướng tài ba ấy lậpnên bao kì tích Có lẽ chẳng có điều gì đánh gục được con người mạnh mẽ vàsắt đá trong ông Nhưng khi về với mái ấm gia đình, ông trở nên lạc lõng và
dễ bị tổn thương khi chứng kiến bao điều ngang trái Người chồng ấy khôngđành lòng để bà vợ ở dãy nhà ngang tách biệt với cả gia đình, ông muốn được
ở một phòng như thế nhưng cô con dâu lạnh lùng đưa ra một lí do thật hiển
nhiên “tại mẹ lẫn” Người cha ấy muốn được đỡ đần các con trong công việc nhà nhưng “ Cha là tướng, nghỉ hưu cha vẫn là tướng Cha là chỉ huy Cha
mà làm lính thì dễ loạn cờ ” Sống giữa gia đình mà ông Thuấn không thể
bắt nhịp, không thể hòa nhập với lối sống của mọi người, ông cảm thấy mình
như người lạc loài Các cháu không muốn gần gũi ông nội, con dâu hiểu ít về
bố chồng, anh con trai thì quá bận rộn với công trình nghiên cứu của mình mà
Trang 29không có mấy thời gian để ngồi tâm sự với cha Mối quan hệ giữa các thànhviên trong gia đình không mấy gắn bó, không có tình cảm Ai cũng có nhữngcông việc, những bận rộn của riêng mình Hơn một năm về nghỉ hưu, ôngThuấn không ít lần đau khổ bởi cuộc sống mới quá xa lạ với những gì ông đãtừng trải qua Đám cưới ngoại ô dung tục, lố lăng khiến ông lạc lõng, đàn chónuôi bằng nhau thai của cô con dâu khiến ông ghê sợ Rồi cả việc cô con dâungang nhiên ngoại tình mà con trai ông bất lực không thể làm gì được càngkhiến ông đau khổ hơn Vị tướng ấy một lần nữa lại đi ra trận để rồi ông hisinh ở nơi mà ông mãi mãi thuộc về nó.
Những vấn đề về đạo đức, lối sống trong gia đình đã được Nguyễn HuyThiệp khéo léo đưa vào câu chuyện để người đọc tự suy ngẫm và đánh giá
Trong Tướng về hưu, người ta thấy bức tranh hỗn độn của đời sống mới mà ở
đó cha con sẵn sàng đâm chém nhau, bố chồng tống cổ con dâu ra khỏi nhà,
vợ công khai ngoại tình trước mặt chồng, mối quan hệ họ hàng trở nên xa lạ,
cả năm chẳng qua lại lấy một lần chỉ trừ những dịp lễ, tết, hiếu, hỉ Rồi ngay
cả lúc đưa người chết về với cát bụi người ta vẫn đùa cợt, vẫn tính toán thậttài tình Đáng buồn biết bao khi người ta sống với nhau không phải bằng tấmlòng chân thật, bằng tình thương yêu và gắn bó mà mọi thứ được ngụy trangrất khéo để nhìn vào đó người ta thấy được một mối quan hệ êm thấm, tốtđẹp Tất cả được che đậy bằng thói đạo đức giả, bằng sự vụ lợi đến đáng sợ
Cũng viết về đề tài gia đình, Không có vua là một câu chuyện đầy ám
ảnh về cuộc sống gia đình Thoát ra ngoài những chuẩn mực đạo đức và luân
lí thông thường, Nguyễn Huy Thiệp đã đi sâu vào khai thác cái ti tiện, thấphèn của mỗi con người trong đời sống mới Qua câu chuyện về gia đình lão
Kiền, cái thế giới “không có vua”, không có tôn ti, trật tự thu nhỏ ấy đã khiến
không ít người phải cảm thấy hoang mang, lo sợ về mối quan hệ gia đình, vềtình người trong xã hội hiện đại Ở trong ngôi nhà đó có những con người độc
Trang 30ác, nhẫn tâm, đê tiện và thực dụng Họ lấy đồng tiền làm thước đo giá trị cuộc
sống, tranh giành nhau sự ảnh hưởng, không ai chịu nhún nhường ai Không
có vua đã lột tả đến cao độ sự suy thoái của đạo đức con người, sự băng hoại
trong lối sống của các thành viên trong một gia đình: ông bố chồng bắc ghếnhìn trộm con dâu tắm, em chồng chòng ghẹo đòi ngủ với chị dâu, ông bố
thản nhiên trước mâu thuẫn của những đứa con trong gia đình “Chúng mày
giết nhau đi, ông càng mừng.” Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo đưa vào câu
chuyện cả những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa giáodục sâu sắc: bữa cơm gia đình không ai mời ai, cứ thế chan chan húp húp nhưrồng cuốn; đứa em út thiểu năng, bệnh tật bị nhốt vào căn buồng đựng thancủi cạnh chuồng xí vào ngày làm giỗ cho mẹ nó… Không quá gay gắt, khôngmỉa mai, dè bỉu, tác giả cứ lần lượt đưa những chi tiết rất thật, rất đời vàotrang văn của mình để câu chuyện trở nên thấm thía, sâu sắc hơn Mọi chuẩnmực của đời sống gia đình Việt dường như bị xé vụn, bị giẫm nát bởi nhữngcon người xuống cấp về đạo đức, lối sống Càng đáng sợ hơn khi những conngười của cuộc sống hôm nay chỉ quan tâm đến những lợi ích của riêng mình,đặt lợi ích cá nhân lên trên cả quan hệ gia đình, ruột thịt Nổi bật và tiêu biểu
trong Không có vua là nhân vật Đoài – một công chức ngành giáo dục tham
lam, thâm hiểm, thoái hóa nhân cách Đoài muốn độc chiếm chị dâu, nắm giữquyền hành trong gia đình, muốn đi nước ngoài, muốn lấy được Mỹ Trinh –con gái của một gia đình giàu có Anh ta tính toán mọi đường đi nước bước,sẵn sàng thỏa thuận để đạt được điều mình muốn Nguyễn Huy Thiệp muốnnói điều gì khi ông để kẻ mang danh trí thức, được học hành tử tế lại chính là
kẻ xuống cấp về đạo đức nghiêm trọng, tàn nhẫn trong mối quan hệ gia đình,kệch cỡm, lố lăng trong quan hệ ứng xử ngoài xã hội, hám danh hám lợi đếnmất hết cả danh dự, nhân phẩm Phải chăng đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho
mỗi chúng ta khi mỗi người đã “sẵn lòng” để những ham muốn bản năng chỉ
Trang 31huy bản thân và rồi coi thường, quay lưng lại với những điều đẹp đẽ và ýnghĩa ở đời.
Nguyễn Huy Thiệp đã cay đắng, chua xót khi đưa vào trang văn củamình sự thật đau lòng trong đời sống gia đình Việt Có ở đâu mà anh em ruộtchỉ chực giết hại lẫn nhau, con giơ tay biểu quyết bố chết, thờ ơ trước sự đauđớn của đấng sinh thành, trong giờ phút người cha sắp lìa đời, đứacon chỉ lo
cha chưa viết di chúc, “sau này tài sản biết chia thế nào” Cuộc sống mới với
nhiều bon chen, cơ hội đã khiến cho con người ta đánh mất những điều thiệntrong mình để rồi lầm lạc vào con đường tha hóa, tội lỗi Đi sâu vào mọi ngõngách trong đời sống con người để lột tả những gì chân thật và thầm kín nhất,Nguyễn Huy Thiệp đã không ngần ngại phơi bày cho người đọc thấy bản chấtđen tối của cuộc sống này Ông để nhân vật của mình tự bộc lộ bản thân theo
lẽ tự nhiên mà không cần phải rào đón, che đậy Tuy nhiên, giữa chợ đời xô
bồ, vô nhân tính ấy vẫn sáng lên những con người có nhân cách cao đẹp
Nhân vật Sinh có lẽ là “hạt mưa mát lành, êm ái” để xoa dịu những “đớn đau
tinh thần” trong mỗi chúng ta khi nhìn nhận về đời, về người Suốt cả câu
chuyện Không có vua, người đọc nhận thấy sự tận tụy, chu đáo của Sinh, của
người phụ nữ duy nhất trong gia đình sáu người đàn ông đầy mâu thuẫn, kèn
cựa Được tiếp thu một nền giáo dục bình dân (cha dạy học, mẹ buôn gạo),
tính cách Sinh có phần phóng túng nhưng ta vẫn nhận thấy ở cô nét đẹp củangười phụ nữ Á Đông, biết chăm lo, vun vén cho gia đình Sự xuất hiện củaSinh đã phần nào dung hòa cuộc sống gia đình lão Kiền Có tủi cực, có đauđớn nhưng Sinh không kêu ca, không than trách mà trái lại cô còn thấythương Chính tình yêu thương, sự nhẫn nhục, chịu đựng đó của Sinh đã khiếncho chúng ta cảm nhận được cuộc đời này không quá đáng buồn mà vẫn cónhững con người giàu lòng vị tha để mang đến cho cuộc sống những điều tốtđẹp Nếu Nguyễn Huy Thiệp xây dựng nhân vật Sinh là cô con dâu lăng loàn,
Trang 32tính toán, đầy quyền lực như Thủy trong Tướng về hưu thì chắc hẳn người
đọc sẽ mất niềm tin ghê gớm vào cuộc đời Biết bao lần bị em chồng sàm sỡ,buông lời tán tỉnh nhưng Sinh vẫn giữ được nhân cách của mình, không bịnhững ham muốn của dục vọng thấp hèn kia đánh gục Cô sẵn sàng cầm daodọa giết Đoài để bảo vệ nhân phẩm của mình Sống giữa gia đình phức tạp đócủa nhà chồng, Sinh đã giữ cho mình tâm hồn trong sáng, hồn hậu, vừa đủ đểbao bọc, vị tha và yêu thương Hình ảnh cậu con út Tốn cũng là một điểmsáng trong thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp Đó là một đứa trẻ tậtnguyền ngây ngô, đáng thương nhưng tâm hồn thì trong trẻo, đáng quý biếtbao Tốn tàn tật, ít hiểu biết nhưng cũng biết lo cho mọi người trong nhà Tốnquan tâm đến chị dâu, luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, quần áo của ai thay ra
cũng giặt mà lại giặt rất cẩn thận Có thể nói Tốn chính là “điểm tựa” nho nhỏ
để Sinh bớt đi gánh nặng trong công việc gia đình Đó phải chăng là sự chia
sẻ mà Nguyễn Huy Thiệp muốn mỗi người cần phải có khi sống trong một giađình Gia đình lão Kiền nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh giành nhưng đã phầnnào được xoa dịu hơn khi có Tốn, có Sinh
Viết về đề tài gia đình trong cuộc sống hiện đại, Nguyễn Huy Thiệpquyết liệt chỉ ra cho người đọc thấy được sự rạn nứt, băng hoại trong mốiquan hệ giữa người với người Tuy vậy, người đọc vẫn thấy đâu đó trong câuchuyện của ông những tâm hồn cao đẹp, những con người đáng quý, đángyêu Nhận ra điều ngang trái, tàn nhẫn của cuộc đời, ông Thuấn càng thấm
thía hơn “ Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục Tâm càng lớn, càng nhục”.
Ông quá hiểu sự đời nên càng đau khổ hơn khi nhận thấy những giả dối, vụlợi của con người ta Những nhân vật như ông Thuấn, Sinh, Tốn đã khiến chotrang văn của Nguyễn Huy Thiệp bớt đen tối, bớt bi quan hơn Đời hỗn độn,thật giả lẫn lộn nhưng cũng không vì thế mà nó hủy hoại hết những điều tốtđẹp ở mỗi con người Vẫn còn ở đâu đó trong cõi đời những con người biết
Trang 33sống vì người khác, biết yêu thương, chia sẻ, biết hi sinh và biết sống vì mọingười xung quanh mình.
Không chỉ hướng ngòi bút vào việc thể hiện sự xuống cấp của đạo đức,lối sống gia đình, Nguyễn Huy Thiệp còn đề cập đến vai trò của cha mẹ, củagia đình đối với mỗi con người Sống cùng ông bà ngoại khi mẹ mất sớm, cha
đi lấy vợ hai, cậu bé Đăng (Tâm hồn mẹ) luôn khao khát sự yêu thương và
quan tâm, chăm sóc của mẹ Mồ côi mẹ khi mới tròn hai tuổi, đứa trẻ ấy chưa
đủ trí nhớ và sự lớn khôn để cảm nhận hết được tình mẫu tử nhưng nó lại luôn
so sánh tất cả những người xung quanh mình với mẹ Nếu là mẹ, mẹ sẽ khônglàm như thế, mẹ sẽ không làm đau nó khi tắm, mẹ sẽ không ép nó phải ănnhững gì mà nó không thích Và rồi nó đau đớn khi nhận ra, vì chẳng có mẹ ởbên nên mọi thứ với nó là cơn ác mộng Đề cao vai trò của người cha, người
mẹ trong mỗi gia đình, Nguyễn Huy Thiệp muốn khẳng định nền tảng giađình là điều quan trọng tạo nên nhân cách của mỗi con người Mỗi đứa trẻsinh ra đều trong sáng, đáng yêu, đẹp đẽ như một tờ giấy trắng Những gì cha
mẹ viết lên tờ giấy đó sẽ theo chúng đến suốt cuộc đời Nhận thức của mỗiđứa trẻ về cha mẹ chúng sẽ thay đổi dần theo thời gian, đặc biệt là khi chúng đã
lớn, đã trưởng thành Trong Huyền thoại phố phường, bà Thiều tỏ ra yêu chiều,
cưng nựng con gái, sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để tổ chức sinh nhật cho con,khoe khoang sự giàu có, bề thế của gia đình Nhưng khi con lỡ đánh rơi chiếc
nhẫn vàng, bà thay đổi hẳn thái độ, sẵn sàng “ tát một cái bất ngờ làm cô con gái
ngã lạng” trước mặt bao nhiêu quan khách Phải chăng sự yêu thương, chiều
chuộng ấy là bỏ bọc hào nhoáng bên ngoài, còn ẩn sâu bên trong đó vẫn là thứtình cảm không thể vượt qua được giá trị vật chất tầm thường
Đề cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong mỗi gia đình, NguyễnHuy Thiệp cũng đã nhắc đến mối quan hệ ứng xử giữa vợ chồng, vai trò củangười chồng, người vợ trong mỗi gia đình Người đọc có thể nhận ra trong
Trang 34một số câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp, vai trò của người cha, người đàn
ông trong gia đình trở nên mờ nhạt trong thế giới không có vua Trong gia
đình mình, lão Kiền không hề có tiếng nói đối với các con, người cha ấykhông nhận được từ các con sự nể trọng, thay vào đó luôn là những lời nóihằm hè, đầy thách thức Mặc dù lão tự nhận mình là người cha tốt, đã hi sinhtất cả vì con cái nhưng lại không nhận được sự yêu thương, kính trọng từ cáccon Bản thân lão cũng không coi trọng những giá trị gia đình khi luôn gây sự
với con cái, không có ý định “hòa giải” mâu thuẫn của các con “ Chúng mày
giết nhau đi ông càng mừng”, lão luôn bực tức, đổ lỗi cho con cái về những
gì không may xảy đến với mình “ Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông.
Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu” Và rồi
người đọc sẽ không khỏi ngạc nhiên khi Đoài tàn nhẫn nêu ý kiến “Ai đồng ý
bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé” Anh Thuần trong Tướng về hưu là chồng,
là cha song lại không có vai trò gì trong gia đình: nhà cửa, học hành, dungoạn đều do cha lo toan, mọi việc chi tiêu trong gia đình do vợ quyết định
Thủy – vợ anh “am tường các việc lo liệu kinh tế cũng như dạy dỗ con cái” Còn bản thân Thuần tự nhận thấy ở mình sự yếu kém của một người “khá cổ
hủ, đầy bất trắc và thô vụng” Thuần không có tiếng nói và cũng không quyết
định được bất cứ việc gì trong gia đình “Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy
nhà ngang như mẹ tôi Vợ tôi không chịu, cha tôi buồn Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt.Vợ tôi bảo: “Tại mẹ lẫn” Cha tôi đăm chiêu.
Mẹ ốm, anh Thuần tự mình nhận việc chăm lo, giặt giũ, ý thức được việcphải mang chăn chiếu của bà cụ ra tận ngoài kênh đào giặt vì vợ con ưu sạch
sẽ Thuần tham dự vào công việc của gia đình một cách bị động Ông Bổng
hỏi tôi: “Nhà này ai chủ trì kinh tế?” Tôi bảo: “Vợ cháu” Ông Bổng bảo:
“Đấy là ngày thường Tao hỏi đám ma này ai chủ trì kinh tế?” Tôi bảo: “Vợ cháu” Sự mờ nhạt của nhân vật Thuần trong gia đình đã khiến cho vai trò
Trang 35của người vợ trở nên rõ nét hơn Thủy tính toán, lo liệu mọi việc một cách chitiết, chặt chẽ, cắt đặt đâu vào đấy Là vợ, là con dâu trong gia đình nhưngThủy đứng ra cáng đáng mọi việc, bản thân ông Thuấn cũng không thể canthiệp được nhiều vào việc gia đình bởi con trai ông khá nhu nhược, sợ uyquyền của vợ Ngay cả khi vợ ngoại tình với Khổng, Thuần cũng không thể
phản ứng mạnh mẽ hơn Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược Duyên do là anh đếch
sống được một mình.” Tôi bảo “ Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm” Cha tôi bảo: “ Anh cho là trò đùa à?” Tôi bảo: “ Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải nghiêm trọng.” Độc giả có thể dễ dàng nhận thấy sự khờ
khạo, ngốc nghếch của một anh chồng trí thức đầy thô vụng, không “xử lí”
nổi những chuyện lớn nhỏ xảy ra trong gia đình, phó mặc tất cả cho vợ Trongthời buổi đồng tiền giữ vai trò cốt yếu trong cuộc sống con người, sức mạnhcủa nó mới thật là ghê gớm Món lợi từ đàn chó béc-giê do Thủy nuôi làkhoản thu trội nhất trong nhà, đương nhiên, cô làm ra kinh tế nên sẽ tự nhậnlấy quyền quyết định về kinh tế, mọi việc dù nhỏ hay lớn trong nhà không thểthiếu sự tính toán của Thủy Mọi lời nói của Thủy đều là mệnh lệnh, không aiđược bàn cãi, tranh luận điều gì Trong nếp sống mới, chúng ta không thể coinhẹ vai trò của người phụ nữ trong gia đình bởi họ thực sự cũng đã làm đượcnhiều điều để thay đổi cuộc sống của chính họ Tuy vậy, mọi sự lấn át mộtcách quá đà sẽ khiến cho cuộc sống trở nên mất cân bằng, người chồng, ngườicha vốn là trụ cột gia đình nay mờ nhạt Bản thân điều đó cũng sẽ khiến chonhững đứa con thiếu đi sự tôn trọng cha của chúng và càng nhân lên nỗi sợhãi trước uy quyền của mẹ Tuy vậy, vẫn có những gia đình, người phụ nữ chỉthực hiện đúng nhiệm vụ tề gia nội trợ của mình mà không có quyền tham gia
hay quyết định điều gì trong nhà Vợ chồng Cấn, Sinh trong Không có vua là
điển hình cho điều đó Cấn làm ra kinh tế và giữ vai trò cầm cân nảy mựctrong gia đình Sinh chỉ lo cơm nước ngày ba bữa cho mọi người, quanh quẩn
Trang 36trong nhà, dưới bếp Vai trò trụ cột kinh tế, quyết định về kinh tế đã khiến cho
Cấn trở nên độc đoán, gia trưởng, đôi lúc “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”
với Sinh Mỗi một gia đình là một hoàn cảnh khác nhau và người đọc đã phầnnào nhận thấy sức mạnh, sự chỉ huy của đồng tiền trong đời sống vợ chồng,trong mối quan hệ gia đình Đồng tiền đã luồn lách vào mọi ngõ ngách trongmỗi gia đình, âm thầm chỉ huy, quyết định mọi thứ; âm thầm trao uy quyền,
sự nể phục cho những ai nắm giữ nó trong tay
Ngoài việc đề cao vai trò của cha mẹ, Nguyễn Huy Thiệp cũng đã đềcập đến vấn đề mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình khi khoảngcách thế hệ đã khiến cho mọi người trở nên xa nhau hơn Những đứa cháu củaông Thuấn không gần gũi với ông nội, chúng luôn bận rộn và không trò
chuyện gì với ông Anh Thuần cũng đã thừa nhận điều đó “Tôi cũng không
hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc Chúng lúc nào cũng bận” Ông Thuấn sống giữa gia đình mình mà
luôn có cảm giác “lạc loài”, không hòa nhập nổi với lối sống mới của con cháu Hay chính cậu bé Đăng (Tâm hồn mẹ), sống trong sự quan tâm, lo lắng của ông bà ngoại nhưng nó luôn “kêu than” rằng ông bà không hề hiểu nó,
luôn cấm đoán nó mà đôi lúc đó là những cấm đoán vô cùng phi lí Ngay cảviệc nó kết bạn với Thu cũng là điều không được phép Mọi sự cấm đoán, chỉtrích chỉ làm cho những đứa trẻ trở nên khép kín hơn, thờ ơ với thế giới xungquanh mình Đăng tìm thấy ở đứa trẻ cùng trang lứa như Thu những phẩmchất đáng quý của một người mẹ mà điều đó đơn giản chỉ là sự thấu hiểu vàlòng bao dung – điều mà nó không tìm thấy ở bất cứ ai trong gia đình nó
Những vòng quay của cuộc đời tất bật đã cuốn đi những giây phút yênvui, ấm áp trong mỗi gia đình Nền kinh tế mới đã nhen nhóm trong mỗingười biết bao hoài bão, biết bao hi vọng để được đổi đời Và rồi người ta cứđiên cuồng toan tính để đạt được mục đích mà không cần quan tâm đến bất cứ
Trang 37điều gì, ngay cả khi họ đang gây ra tội lỗi, đang làm tổn thương chính mình
và gia đình mình Những câu chuyện Nguyễn Huy Thiệp gửi đến cho mỗi độcgiả đều chất chứa những điều tuy là hiển nhiên, là rất đỗi bình thường củacuộc sống nhưng lại ẩn chứa trong đó biết bao suy nghĩ của ông về cuộc đời.Chúng ta phải làm gì cho cuộc sống tốt đẹp hơn, phải làm gì để mối quan hệgiữa người với người trở nên nhân văn hơn, nhân ái hơn Đó là câu hỏi đặt rakhông chỉ cho riêng ai mà cho toàn xã hội, cho tất cả những người đang tồntại trong cuộc đời này
Viết về đề tài gia đình, Nguyễn Huy Thiệp đã khắc sâu vào những rạnnứt trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên dưới cùng một mái nhà;nhấn mạnh vào sự lạnh lùng, tàn nhẫn của anh em ruột thịt với nhau Nhữngnhân vật trong truyện ngắn của ông ở mảng đề tài này, dù vô tình hay cố ýđều đang tự mình vứt bỏ những giá trị tốt đẹp của tình người, để những hammuốn vật chất vượt lên tất cả Đó là điều đáng buồn thay Nhưng những gì màNguyễn Huy Thiệp muốn gửi gắm đến độc giả chắc hẳn không chỉ nằm ở sựđời đáng buồn ấy, sâu xa hơn cả là mong muốn đổi thay con người, là hi vọng
về sự thức tỉnh trong mỗi cá nhân lầm lạc để cuộc đời tươi sáng và đẹp đẽhơn Mỗi người trong xã hội hiện đại cần ý thức được vai trò, sứ mệnh củamình trong gia đình, phải làm sao để xóa nhòa mọi ranh giới, mọi khoảngcách để con người gần nhau và yêu thương nhau hơn
2.1.3 Những ảo tưởng về danh vọng, hạnh phúc và tình yêu
Con người ta sống trên đời này ai cũng mong có được mọi điều maymắn, tốt đẹp, ai cũng có những tham vọng, những khao khát của riêng mình
Đó là lẽ tự nhiên, là lẽ sống của mỗi chúng ta Những năm tháng chiến tranh,
có biết bao nhiêu khao khát, mơ ước của tuổi trẻ được tạm gác lại để hướng
về nơi chiến trận xa xôi, nơi hòn tên mũi đạn Biết bao những con người trẻtuổi và trẻ lòng đang mang hết sức mình cống hiến cho đất nước, cho dân tộc
Trang 38mà quên đi những ước muốn nhỏ nhoi của riêng mình Với quan niệm conngười làm chủ vận mệnh của đất nước, dân tộc và cả vận mệnh của chínhmình, những con người của ba mươi năm chiến tranh là con người phơiphới niềm tin, sự lạc quan, luôn sống và chiến đấu vì Tổ quốc, vì lí tưởng
xã hội chủ nghĩa, và dù khó khăn ,gian khổ đến đâu con người ta vẫn luônvững vàng vượt qua
Chiến tranh lùi xa, đất nước hòa bình cũng là lúc quyền sống của mỗi
cá nhân, mỗi con người được đề cao Trong văn xuôi Việt Nam sau 1975,quan niệm nghệ thuật về con người đã có sự thay đổi mạnh mẽ, dần hướng vềcon người cá nhân, con người của những số phận riêng tư
Trên hành trình sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã dành khánhiều những trang văn của mình để viết về cuộc sống con người với những
mơ ước về danh vọng, hạnh phúc và tình yêu Những nhân vật của ông đã
“xông xáo ra đi” đã “khao khát kiếm tìm” những điều tốt đẹp, hướng đến cái toàn diện của cuộc đời Chương (Con gái thủy thần) quyết tâm đi về phía biển
để xem “phía trước có gì”, đi với “sự khát khao tình yêu đến thế nào, như thể
người đi trong sa mạc khao khát nước” Sạ (Những ngọn gió Hua Tát) với
“niềm ham sống và những khát vọng mãnh liệt bứt chàng ra mọi nếp thường” khiến năm ba mươi tuổi chàng bỏ Hua Tát ra đi cùng ý muốn “lập nên sự tích
phi thường ở vùng đất khác” Ông Gia trong Giọt máu đau đáu nỗi niềm “ Họ Phạm xưa nay trong làng không kém họ Đỗ, họ Phan, họ Hoàng Chỉ hiềm họ Phạm làm ruộng, buôn bán, chưa có ai học hành đỗ đạt Thiên hạ coi mình là thô lậu Tức lắm” nên đã quyết tâm đi tìm thầy dạy cho con cháu chữ nghĩa
để mở mày mở mặt với đời mặc dù bản thân ông cũng đang mơ hồ về văn
chương chữ nghĩa: “ Tôi làm nghề đồ tể, tôi biết Cũng như có thịt mông, thịt
thủ, thịt sấn, thịt dọi Nhưng cũng là thịt cả thôi.” “ Tôi suy rằng thịt dọi là thứ vừa phải, nhiều người mua, chẳng bao giờ ế Vậy có thứ văn chương nào
Trang 39tương tự thế không, chỉ vừa phải, nhiều người theo thì cho cháu học.” Anh
Bường trong Những người thợ xẻ quyết tâm đi lên chốn rừng thiêng nước độc
để mong được đổi đời, để cuộc sống khấm khá hơn Khát vọng công danh, sựnghiệp, tiền bạc đã thôi thúc con người ta cất bước ra đi để kiếm tìm Ông
Diểu trong Muối của rừng thận trọng và tính toán kĩ lưỡng để đi tìm thứ mà
“thiên nhiên đã dành cho ông chứ không phải là cho ai khác” Lão thợ săn già trong Con thú lớn nhất cả đời khao khát săn được con thú lớn vài ba tạ thịt.
Nhưng sự kiếm tìm, niềm mơ ước đó của mỗi người dường như đi vàongõ cụt bởi danh vọng là thứ mong manh, khó nắm bắt và người ta nhanh
chóng nhận ra những thất bại của đời mình Ông Liên (Giọt máu) luôn canh
cánh nỗi niềm con cháu họ Phạm được học hành, đỗ đạt làm quan nhưng rồitrải qua bao đời, cái nghiệp chữ nghĩa cũng tàn lụi dần Sau đến đời Phạm
Ngọc Tâm thì coi như dừng lại ở đó “Tâm lớn lên, tự học, đọc nhiều sách vở
nhưng không thi cử hoặc đi làm gì” Như lời bà Cẩm nói với Phong thì “ Cậu
ơi, nhà tay xưa nay làm ruộng, mổ thịt lợn Tôi nghiệm những người bỏ quê
ra ngoài múa may đều không ra gì.” Trải qua quãng đời gian truân và oanh
liệt nơi đất khách quê người, Sạ (Những ngọn gió Hua Tát) quay trở về quê hương và nhận ra một điều rằng “ Quãng đời bình thường cuối cùng ta sống ở
bản Hua Tát như mọi người đời, mới thực chính là sự tích phi thường mà ta lập được” Ông Diểu đi tìm món quà ý nghĩa mà thiên nhiên dành cho ông
nhưng rồi bất chợt nhận ra “ số phận của bậc đế vương không trùng với số
phận của ông” Loay hoay, tính toán, khổ sở mãi mới bắt được con khỉ nhưng
khi đạt được mục đích của mình, ông Diểu lại thấy hối hận và buông xuôi,
giải thoát cho con khỉ tội nghiệp Lão thợ săn già (Con thú lớn nhất) đi tìm
con thú trong mơ ước của đời mình rồi cuối cùng con thú mà lão săn đượcchính là mạng sống của hai vợ chồng lão Số phận của mỗi người dường như
đã là điều được ấn định Con người ta cứ đi tìm những mộng tưởng cho riêng
Trang 40mình để rồi thất vọng, đau đớn nhận ra những ảo ảnh mong manh của cuộc
đời Nhâm (Thương nhớ đồng quê) cũng đã chua xót để nhận ra ở làng quê mình bây giờ lao động chính là phụ nữ, trẻ em còn “ Đàn ông quê tôi phiêu
lưu, lại nhiều ảo tưởng, họ ôm ấp ước mơ làm giầu nên hay ra ngoài thành phố tìm việc, đi buôn bán Cũng có người lăn lộn vào tận miền trong đào vàng, đào hồng ngọc Khi về, tính tình họ đổi khác, họ trở nên những con thú
dữ độc.” Cuộc sống cơ cực đời thường đã chôn vùi ước mơ, những khát khao
của mỗi con người
Hướng ngòi bút về con người cá nhân, Nguyễn Huy Thiệp còn đi sâu
đề cập đến những khao khát yêu đương, hạnh phúc của mỗi con người Tình
yêu và hạnh phúc là “thứ của cải vô hình đáng giá nhất” mà con người ta
luôn mong muốn có được nhưng chúng cũng mong manh, dễ vỡ và khó nắmbắt vô cùng Đó chắc chắn không phải thứ tình yêu mang tính chiếm đoạt của
kẻ có tiền, có quyền là cô chủ Phượng trong Con gái thủy thần “ Tôi thưởng
thức anh, tôi nhắm anh như thể người ta nhắm món ăn.” Tình yêu, hạnh phúc
phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc là xuất phát từ trái tim conngười Tình yêu đích thực sẽ gắn kết con người với nhau, lấp đầy những thiếuhụt và khiếm khuyết trong mỗi người Đó chắc hẳn không thể là thứ tình cảm
vụ lợi, toan tính của Đoài (Không có vua) “Ngủ được với Mỹ Trinh, thưởng
một đồng hồ trị giá ba nghìn đồng Lấy Mỹ Trinh, thưởng 5% của hồi môn”
hay thứ tình lả lơi, mưu mô của Phong với Thiều Hoa (Giọt máu).
Văn học thời chiến, tình yêu và hạnh phúc của mỗi con người được đặt
bên cạnh tình yêu đất nước, quê hương, tình đồng chí, đồng đội “Anh yêu em
như yêu đất nước/ Vất vả, đau thương, tươi thắm, vô ngần” (Nguyễn Đình
Thi) “Mà nói vậy trái tim anh đó/Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ/Anh
dành riêng cho Đảng phần nhiều/Phần cho thơ và phần để em yêu” (Tố Hữu)
Đó là tình cảm của một thời nhiều mộng tưởng và phơi phới lạc quan Con