1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI

87 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 606 KB

Nội dung

Với đề tài Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, ta có thêm cứ liệu để chứng minh sự đa dạng của những hướng tìm tòi nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi Việt Na

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NHƯ LUẬT

CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NHƯ LUẬT

CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 14

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 14

6 Cấu trúc luận văn 15

Chương 1 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

1.1 Tình trạng phát triển của cái lố lăng trong một xã hội “không có vua” 16

1.2 Truyền thống thể hiện cái hài trong văn xuôi Việt Nam các thời kỳ trước đó 18

1.2.1 Cái hài trong văn xuôi 1930 - 1945 18

1.2.2 Cái hài trong văn xuôi 1945 - 1975 24

1.2.3 Cái hài trong văn xuôi 1975 - 2000 25

1.3 Ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại của chủ thể sáng tạo 28

1.3.1 Ý thức về dân chủ như là điều kiện cần cho sự trở lại của cái hài 28

1.3.2 Cảm quan hậu hiện đại - một nhân tố quan trọng thúc đẩy cái hài phát triển 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1 Cái hài từ cuộc “cãi cọ” giữa các giá trị đời sống 35

2.2 Cái hài từ sự cọc cạch trong cấu trúc nhân cách của con người 44

2.3 Cái hài từ sự bất tương xứng giữa bản chất của đời sống và sự phản ánh của nghệ thuật 52

Chương 3 CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

3.1 Tạo tiếng cười từ các tình huống nghệ thuật giả tưởng 57

3.2 Tạo tiếng cười từ hình thức giễu nhại 64

3.3 Tạo tiếng cười từ sự pha trộn mang tính nghịch dị các loại hình ngôn ngữ 72

KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ quan trọng của cuộc sống con

người Mỗi nền nghệ thuật dân tộc qua từng thời đại lại có những khám phásâu sắc về cái hài của dân tộc mình Cái hài xuất hiện trong văn học Việt Namngay từ buổi sơ khai, được thể hiện qua nhiều dạng thức phong phú và thăngtrầm theo những biến thiên của các hình thái xã hội khác nhau Sau một thờigian bặt tiếng, cái hài đã trở lại với văn học đương đại Việt Nam, rõ nhất làtrong truyện ngắn, tạp văn và tiểu thuyết Đây là một hiện tượng đáng quantâm, tìm hiểu

1.2 Truyện ngắn là thể loại nhỏ gọn, vừa hội tụ được nhiều yếu tố để

đảm nhiệm vai trò xung kích trong đổi mới văn học, vừa phù hợp với độc giảhiện đại Truyện ngắn cũng là thể loại văn học có lợi thế trong việc tiếp cậnđời sống hiện thực từ nhiều chiều Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam là một

đề tài thú vị nhưng chưa có nhiều thành tựu nghiên cứu thỏa đáng Với truyệnngắn Việt Nam đương đại, cái hài trở thành một nội dung phản ánh chứa đựngnhiều tầng sâu tư tưởng và cũng là một phương thức sáng tạo thể hiện tài

năng của các nhà văn Nghiên cứu Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập

niên đầu thế kỉ XXI chính là để phát hiện bí quyết tạo nên sự hấp dẫn bạn đọc

ở một số cây bút nổi tiếng thuộc nhiều thế hệ khác nhau

1.3 Từ sau năm 1986, xã hội Việt Nam hình thành một diện mạo mới,

đòi hỏi nhu cầu khám phá mới Một khi tinh thần dân chủ đã bắt đầu lan rộng,tiếng cười cũng trở nên phổ biến trong văn học, đem lại dư vị mới cho nhiều

tác phẩm Với đề tài Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỉ

XXI, ta có thêm cứ liệu để chứng minh sự đa dạng của những hướng tìm tòi

nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi Việt Nam đương đại

Trang 5

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về cái hài trong văn học nghệ thuật nói chung

2.1.1 Khái niệm cái hài

Cái hài là một đặc tính vốn có của đời sống Nó muôn hình ngàn vẻ,hiện diện trong mọi lĩnh vực xã hội và là một phạm trù mỹ học thu hút sự lígiải của nhiều học giả

Các nhà mỹ học Hi Lạp cổ đại như Platon, Aristote đã đưa ra nhữngkiến giải sâu sắc về cái hài Platon cho rằng: “Thiếu hài hước không nhậnthức được cái nghiêm túc… Cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập” [24;170] Ông thừa nhận cái hài, nhưng lại phản đối cái hài trong đất nước lítưởng của ông vì sợ nó sẽ làm cho công dân thiếu nghiêm túc, hoặc sẽ chọcghẹo bề trên Với Aristote, cái hài là tương phản giữa đẹp và xấu

Các nhà triết học cổ điển Đức như Kant, Hegel cũng quan tâm đến việc

lý giải cái hài Theo Kant (1724-1804): cái hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấphèn và cái cao cả Hegel (1770-1831) quan niệm hài là mâu thuẫn giữa cái giảdối, cái có cơ sở hư ảo với cái có ý nghĩa, cái bền vững và chân lí

Tsernyshevsky, nhà văn, nhà tư tưởng Nga định nghĩa: “Cái hài là sựtrống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênhhoang tự cho rằng có nội dung và có ý nghĩa thực sự” [18; 30]

Những phát hiện trên đều là thành tựu của mỹ học, chúng đồng nhất ởchỗ: cái hài được sinh ra từ mâu thuẫn của những mặt đối lập

Từ điển thuật ngữ văn học đã khái quát: cái hài là “phạm trù mỹ học

phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo

ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau Đó là sự mâu thuẫn, sựkhông tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội -thẩm mỹ (chẳng hạn giữa hình thức với nội dung, hành động với tình huống,mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện v.v…)” [18; 29]

Trang 6

Giáo trình Mỹ học đại cương (PGS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên)

cũng kết luận: “Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mang ý nghĩa

xã hội sâu sắc Đó là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ vàgây ra tiếng cười tích cực, phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởngthẩm mỹ tiến bộ” [24; 177]

Như vậy, cái hài gắn với tiếng cười, chứa đựng tiếng cười, cái hài làmột hiện tượng gây cười Tuy nhiên không phải tiếng cười nào cũng là biểuhiện của cái hài Mặt khác, một hiện tượng chỉ có thể được coi là cái hài khichủ thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó

2.1.2 Đặc điểm của cái hài

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, có ba yếu tố tạo thành cái hài: một là

bản chất mang tính hài của đối tượng; hai là sự cường điệu những đường nét,kích thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng; ba là sựsắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện

Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc là con người cóđiểm xấu Nhưng không phải mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài Cái xấuchỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội Ví dụ như tính xunịnh, gia trưởng,…; thói dối trá, ngoại tình, hống hách, cửa quyền…; sự dốtnát, tình trạng thiếu dân chủ,… Cái xấu đáng cười là cái chưa đến nỗi xấuquá, chưa đến mức đê tiện, kinh tởm

Cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp Bản thân cái xấu có nhiều dạng tháirất khác nhau Những cái xấu giả dạng cái đẹp, xấu mà chưa biết mình xấumới là cái hài với tư cách phạm trù của mỹ học Nó bộc lộ mâu thuẫn trongbản thân, trong quan hệ và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Ví dụ một tên quanhuyện ăn đút lót cứ tưởng mình là thanh liêm và nhiều kẻ nịnh bợ cho hắn làthanh liêm; một người đam mê quyền lực nhưng lại phê phán những ngườikhác là hám danh,…

Trang 7

Cái hài luôn gắn với yếu tố bất ngờ: “bất ngờ là yếu tố riêng biệt biểuthị biên độ sâu và rộng về không gian và thời gian của cái hài Thiếu yếu tốbất ngờ thì không có mối liên hệ giữa chủ thể và đối tượng của cái hài” [24;175] Một tình huống căng thẳng đang diễn ra giữa cái đẹp và cái xấu, cái xấutưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại, lúc đó tiếng cười bậtlên Tính bất ngờ nào cũng xoáy vào các điểm yếu của con người và nhữngcon người có điểm yếu Nếu vấn đề mà cái bất ngờ nêu lên có giá trị nhân loại

và văn hóa, cái hài sẽ có ý nghĩa xã hội rộng và sâu hơn

Cái hài gắn với tiếng cười tích cực Đó là tiếng cười dí dỏm, mỉa mai,châm biếm một cách nhẹ nhàng nhưng lại có sức mạnh chống lại cái xấu, dânchủ hóa xã hội Ở đâu có cái xấu và có lý tưởng của cái đẹp thì ở đó xuất hiệntiếng cười tích cực Nó không giết người mà xóa các điểm yếu trong conngười, nó nhằm vào con người có điểm yếu nhưng không để tiêu diệt conngười “Cái hài bao hàm một ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lítưởng thẩm mỹ cao cả… Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ định lạivừa mang ý nghĩa khẳng định Nó phủ định cái lỗi thời xấu xa nhân danh cáicao đẹp” [18; 30]

Mỹ học hiện đại còn bàn đến yếu tố tục như một dạng của cái hài.

Người ta thường gắn cái hài với những bộ phận sinh dục của con người để tìm

ra tiếng cười Sự liên kết các yếu tố tục với các yếu tố không tục làm nên hậuthuẫn và điểm đột phá của tiếng cười Tuy nhiên, tục không phải là yếu tố cơbản của cái hài

2.1.3 Các cấp độ của cái hài

Trong cuộc sống cũng như trong văn học nghệ thuật, cái hài được thể

hiện qua nhiều cấp độ khác nhau: nhẹ nhất là hài hước - bông đùa nhằm loại

bỏ những điểm yếu cho đối tượng; dí dỏm - chỉ bảo, gợi mở là cái cười có tính chất trí tuệ mang ý nghĩa nhận thức; châm biếm, mỉa mai là tiếng cười

Trang 8

có màu sắc phê phán một cách nhẹ nhàng; cao nhất là tiếng cười đả kích có

tính xã hội rõ rệt, nhằm phủ định đối tượng Cái hài còn gắn với tiếng cườimang nhiều sắc thái: cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cườichua chát,…

Sự phát triển của cuộc sống phát sinh các hình thức khác nhau của tiếngcười Việc nhận ra tính hài hước của đối tượng thuộc về những người thôngminh, sắc sảo, có xúc cảm hài, nhạy cảm với các xung đột, mâu thuẫn, có ýthức dân chủ và tinh thần sáng tạo

Cái hài được phản ánh trong nhiều loại hình nghệ thuật (trừ kiến trúc);thuận lợi nhất là trong văn học

2.2 Những nghiên cứu về cái hài trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiêncứu nào bao quát một cách thỏa đáng về cái hài trong văn xuôi Việt Nam nóichung, văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng, nhưng những nhận xét về cáihài trong sáng tác của một tác giả hay tác phẩm cụ thể thì có khá nhiều

Giai đoạn trước 1945, cái hài từng là một phạm trù thẩm mỹ quan trọnglàm nên sự đa dạng của văn học dân tộc Văn xuôi trào phúng đầu thế kỉ XXxuất hiện hai cây bút tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng.Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy trong sáng tác của họ, cái hài như lànhu cầu tự nhiên của đời sống, mang tính chất nhiều chiều, lưỡng hợp

Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận cái hài trong truyện ngắn NguyễnCông Hoan từ nhiều góc độ Lê Thị Đức Hạnh với “Nghệ thuật trào phúngtrong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan” đã chỉ ra: “Cơ sở tiếng cười củaông thường là do nhà văn nhận thức được sự trái ngược giữa hiện tượng vớithực chất của sự vật và con người; là do thấy được mối mâu thuẫn giữa cáiphô trương bề ngoài và tình trạng thiếu sức sống bên trong của một sự vậtnào đó” [19; 403]

Trang 9

Nguyễn Thanh Tú với “Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan” đi

từ quan niệm “đời chỉ là một sân khấu hài kịch” của nhà văn để thấy ông “cóthái độ tiếp cận cuộc sống một cách hết sức suồng sã, xóa bỏ mọi khoảngcách ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn ti trật tự, bóc trần mọi giáo lý giả tạo… để trơ

ra một “thế giới bị lộn trái”[19; 424]

Trần Văn Hiếu trong bài “Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châmchọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan” khẳng định: “Tác phẩm của ôngđược xem như một mảng mầu không thể thay thế trên bức tranh trào phúngtoàn cảnh vốn hết sức phong phú và đa dạng của văn học thời kỳ 1930-

1945 Đặc sắc truyện trào phúng Nguyễn Công Hoan được thể hiện trênnhiều phương diện và ở nhiều cấp độ song nghệ thuật tạo dựng chất trí tuệ

và óc châm chọc tinh quái có thể được xem như một đóng góp riêng, độcđáo và quan trọng” [19; 459]

Có một thời, cái hài không được xem như một thái độ nghệ thuật trongvăn chương của Vũ Trọng Phụng Trong bài “Tìm hiểu lịch sử cái gọi là “vấn

đề Vũ Trọng Phụng”, Phong Lê giải thích rằng bởi “nó chạm vào một chỗthiêng nhất, nhạy cảm nhất trong quan niệm nghệ thuật, vốn gắn rất chặt vớiquan niệm chính trị và quan niệm đạo đức ở xứ ta” [84; 27,28]

Nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia “mổ xẻ” cái hài trong sáng tác của

Vũ Trọng Phụng và coi đó chính là điều làm nên tên tuổi một nhà văn lớn củadân tộc Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Dị ứng với cái rởm - một phương diệncủa trào phúng Vũ Trọng Phụng” đã viết: “Hài hước là một tình cảm mĩ học

có giá trị nhân bản và sức cảm hóa to lớn Tình cảm hài hước chế giễu những

gì đáng khinh ghét, đồng thời làm dịu đi những tình cảm khinh ghét… Số đỏ

là một tác phẩm trào phúng hài hước” [84; 97]

Tác giả Mai Quốc Liên trong bài “Bản chất mỹ học của cái cười trong

Số đỏ” đã đưa ra một lý giải thuyết phục: “Vũ Trọng Phụng vươn tới tầm của

Trang 10

“tiếng cười toàn dân” trong văn học dân gian, trong thơ Hồ Xuân Hương và vìthế tiếng cười của ông mang một tầm cỡ triết lý nhân sinh mà đồng thời vẫnmang ý nghĩa thời sự” [84; 104]

Đào Tuấn Ảnh trong “Mỹ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng

Phụng” cũng ghi nhận thành tựu xuất sắc của tác phẩm trào phúng Vũ Trọng

Phụng: “Nụ cười đau khổ, cảm giác bi kịch là nhân vật “chính diện” trong Số

đỏ Nụ cười ấy là chất thanh lọc cao cấp nhất của văn chương, bởi nó giúp ta

hiểu và tin rằng trong cái thế giới nghịch dị đó nhất thiết, hoặc trực tiếp, hoặcgián tiếp, phải tồn tại sự nhận biết về chuẩn mực của cuộc sống, về điều cuộcsống là như thế nào và cần phải như thế nào” [84; 271]

Bên cạnh Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng, tiếng cười trongsáng tác của nhà văn Nam Cao cũng đem lại cho người đọc một cái nhìn mới

về sự vận động của thẩm mỹ hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn trướcnăm 1945 Đó là tiếng cười ra nước mắt, gắn với những trạng huống bi kịchthuộc về “phần xác” của con người: cái đói và miếng ăn Tiếng cười có ýnghĩa “khai tử và tái sinh”, gắn với “phần dưới” của con người ở Nam Cao đãgóp phần khẳng định tầm vóc của một nhà văn lớn

Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và sáng tác của họ còn

là những cái “mỏ” có nguồn trữ lượng dồi dào cho văn học nhà trường Khó

mà thống kê cho hết tên các đề tài khóa luận, luận văn, luận án về họ đã đượccác sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh thực hiện Trong số đó, đề tài liên

quan đến khía cạnh trào phúng, hài hước chiếm tỉ lệ cao, như: Tiếng cười

trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng; Đối sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng…

Giai đoạn 1945 - 1975, văn đàn Việt Nam vắng bóng cái hài Quanniệm thẩm mỹ của văn học thời chiến gắn với khuynh hướng sử thi trang

Trang 11

trọng Sáng tác của các nhà văn cách mạng tập trung phụng sự nhiệm vụchính trị của đất nước Về bộ phận văn học miền Nam, chúng ta chưa đầu tưnghiên cứu được đầy đủ Đâu đó trong các truyện ngắn, thấp thoáng tiếngcười đôn hậu nhẹ nhàng của nhà văn Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải.

Sau 1975, đặc biệt từ sau năm 1986, văn học Việt Nam có hiện tượng

“cười trở lại” Thời kỳ này, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong công cuộcvận động đổi mới của văn học dân tộc Vai trò cách tân của văn xuôi đồngthời được khẳng định với vị thế mới của cái hài Nhiều thế hệ nhà văn đã chọntiếng cười như một phương tiện để khám phá cho hết các ngóc ngách, tầngbậc của cái thế giới mới đang đầy biến động Đầu tiên, phải kể đến những cây

bút có tuổi như Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn với giọng văn hài hước, hóm hỉnh mà chua cay Rồi những tên tuổi từng làm chấn động văn đàn dân tộc khi sử dụng

yếu tố dâm tục với tần suất khá cao như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài.Rồi Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Quang Lập,…

Theo đó, các nghiên cứu về cái hài trong văn xuôi cũng xuất hiện ngàycàng phong phú Nhiều bài viết về sáng tác của các tác giả đều có phần đề cậpđến yếu tố cái hài

Bài “Vũ Bão và tiếng cười triết luận” của Hoài Nam đặt ra giả thiết:

“Hẳn ông muốn nối nghiệp tác giả của Số đỏ mà “đi tìm sự thật biết cười”, mà

khiêu vũ với chữ nghĩa, mà mang tiếng cười hài hước góp phần làm tươi tắncho một nền văn chương đã quá thừa sự nghiêm nghị” [35]

Bài “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Đăng Điệpviết: “Có lẽ Vũ trọng Phụng là người có ảnh hưởng không nhỏ đến NguyễnHuy Thiệp (…) Chất đời thấm vào ngôn ngữ và khoảng cách tiếp cận suồng

sã trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng cũng như trong văn Nguyễn Huy Thiệp đãgóp phần tạo nên màu sắc giễu nhại trong giọng điệu của nhà văn Những yếu

tố nghịch dị và giọng điệu giễu nhại một mặt giúp ta nhận thấy bản chất thật

Trang 12

của đời sống, mặt khác, tạo nên một không gian dân chủ về phương diện tinhthần” [14].

Nguyễn Thị Thanh Nga trong bài “Yếu tố trào lộng trong văn xuôi ViệtNam đương đại qua một số tác giả tiêu biểu” cho rằng: “Văn xuôi Việt Namđương đại tính từ sau 1975, ngoài vẻ đẹp và ý nghĩa nhân văn vĩnh cửu thìtiếng cười trào lộng thi thoảng được lồng vào đó, mà đôi khi còn trở thànhcảm hứng chủ đạo…” [36]

Phạm Tuấn Anh trong bài “Hài hước phồn thực trong văn xuôi ViệtNam sau 1975” cũng khẳng định: “Bắt nguồn từ truyền thống văn học, hàihước phồn thực đã phô diễn thỏa sức và trở thành một phẩm chất thẩm mỹđặc sắc của văn xuôi Việt sau 1975” [1]

2.3 Những nghiên cứu về cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI

Sáng tác của các nhà văn Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà,Phan Thị Vàng Anh,… với sắc điệu đa dạng của cái hài tiếp tục được mến

mộ Tuy nhiên, sự chú ý của dư luận cũng chỉ mới dừng lại ở các bài viết nhỏcủa một số nhà nghiên cứu văn học hoặc một số luận văn, khóa luận của họcviên, sinh viên trường đại học

Nguyễn Việt Hà và Hồ Anh Thái là hai nhà văn được giới nghiên cứu

để ý nhiều khi đề cập đến phạm trù cái hài trong văn xuôi đương đại Nhữngnăm gần đây, sáng tác của họ đã thực sự trở thành đối tượng của các côngtrình khoa học, nhưng cũng chưa đủ bề dày

Các bài viết trực tiếp đề cập đến yếu tố cái hài trong truyện ngắn đươngđại mới chỉ gắn với việc khảo sát một tác giả hoặc tác phẩm cụ thể, chưa cótầm bao quát rộng, kiểu như: “Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện

ngắn Vũ điệu của cái bô” (Nguyễn Thị Thúy Hằng), “Cái “lạ” trong truyện

ngắn Hồ Anh Thái” (Hỏa Diệu Thúy)…

Trang 13

Bài “Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện ngắn Vũ điệu của

cái bô” của Nguyễn Thị Thúy Hằng đã chỉ ra: “Sau 1975, đất nước chuyển

mình sang một giai đoạn mới Đời sống hòa bình và sự khuyến khích pháthuy dân chủ của Đảng đã tạo điều kiện thuận lợi để ý thức cá nhân trỗi dậy.Kinh nghiệm cá nhân được coi trọng đã “phục sinh” cảm hứng trào lộngtrong văn xuôi” [21]

Tác giả Hỏa Diệu Thúy trong bài “Cái “lạ” trong truyện ngắn Hồ AnhThái” viết: “Những chân dung nghịch dị, nghịch lý rất đông trong truyện ngắn

Hồ Anh Thái và xuất hiện ở cả mảng truyện trong nước đến mảng truyện nướcngoài Không chỉ sử dụng để diễn tả “cái tất yếu không thể hiểu được”, tác giảcòn nhằm bộc lộ thái độ hoặc để hài hước, giễu nhại, thậm chí phê phán, lên ánnhững tồn tại mặt trái của xã hội, những thói tật của con người, trong đó “cómình” như một thái độ “tự phê bình”, tự kiểm điểm nghiêm khắc” [80]

Về tập truyện ngắn Của rơi của Nguyễn Việt Hà, tác giả Nguyễn Chí

Hoan cho rằng: một phần quan trọng năng lượng của những truyện ngắn này

“biểu hiện chủ yếu qua những phát ngôn trào lộng, dí dỏm, qua những motivenhại rất bỡn cợt và thách thức” [15; 283]

Phạm Tuấn Anh trong luận án tiến sĩ Sự đa dạng thẩm mỹ của văn xuôi

Việt Nam sau 1975 cũng nhận thấy: “Cái hài trong văn xuôi Việt Nam sau

1975 có cả cái châm biếm, đả kích và cái hài hước ( ) Tuy nhiên, theo chúngtôi, cái hài hước mới thực sự chứa đựng sự thay đổi sâu sắc, có tính bản thểcủa tư duy nghệ thuật, tư duy văn hoá mới Chính từ cánh cửa hài hước đã mở

ra những khả năng tương tác, chuyển hoá đa dạng của các phẩm chất thẩm mĩ:đẹp - hài, bi - hài, cảm thương - hài…” [2; 156,157]

Nhìn chung, những thành quả nghiên cứu nói trên chưa bao quát được

vị thế chủ âm hết sức phong phú của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam 10năm đầu thế kỉ XXI, nhưng cũng là nguồn tư liệu tham khảo quý giá giúpchúng tôi thực hiện đề tài này

Trang 14

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Chúng tôi khảo sát toàn diện các truyện ngắn có yếu tố hài hoặc thểhiện rõ cái hài được xuất bản trong khoảng 10 năm, từ 2000 đến 2010, đặcbiệt là truyện ngắn của các tác giả Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn, Ma Văn Kháng,Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phan Thị Vàng Anh

Vì điều kiện không cho phép, chúng tôi chỉ quan tâm đến các sáng tác

được đưa vào hai cuốn tuyển tập Văn mới 5 năm đầu thể kỷ và Văn mới 5

năm 2006-2010 cùng một số tuyển tập truyện ngắn của cá nhân các tác giả Hồ

Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Lê, Phan Thị Vàng Anh

Chúng tôi cũng khảo sát cả những tập truyện ngắn của một số tác giảViệt Nam như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… hay củacác tác giả nước ngoài như Azit Nexin, V.Sucsin… để có tư liệu đối sánh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Tìm hiểu điều kiện phát triển của cái hài trong truyện ngắn Việt

Nam thập niên đầu thế kỷ XXI

4.2 Làm sáng tỏ cái hài của truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ

XXI từ phương diện đối tượng được miêu tả (những mâu thuẫn đáng cườitrong đời sống, trong nhân cách con người, trong thái độ ứng xử với tự nhiên,

xã hội…)

4.3 Phân tích những phương thức nghệ thuật đã được các nhà văn sử

dụng để tạo nên cái hài trong truyện ngắn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi chủ yếu sử dụngcác phương pháp sau đây:

- Phương pháp hệ thống - cấu trúc

Trang 15

- Phương pháp loại hình.

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1 Điều kiện phát triển của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam

thập niên đầu thế kỷ XXI Chương 2 Đối tượng của cái hài trong truyện ngắn Việt Nam đầu

thế kỷ XXI Chương 3 Các phương thức nghệ thuật thể hiện cái hài trong

truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Trang 16

Chương 1 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

1.1 Tình trạng phát triển của cái lố lăng trong một xã hội “không

có vua”

Cuộc sống vốn chứa đầy mâu thuẫn: giữa cũ và mới, hình thức và nộidung, đẹp và xấu Chính sự không tương khớp giữa các yếu tố này đã làm nảysinh cái hài Trong văn học, cái hài được coi là một kiểu nhận thức cuộc sống

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điều đầu tiên trong ba yếu tố tạo thành cái hài là bản chất mang tính hài của đối tượng Nói rõ ra, đó chính là môi

trường xã hội trong diện mạo của một tấn trò đời chứa nhiều nghịch cảnh trớtrêu Có thể mượn tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để mô

tả tình trạng xã hội này: “không có vua” Theo nhà nghiên cứu Lã Nguyên thì

đó “là trạng thái nhân thế đảo điên, thiếu vắng chuẩn mực giá trị, điểm tựatinh thần và vì thế mà sự sống trở nên vô nghĩa” [37]

Bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới đã đi được một chặng đường

Xã hội Việt Nam đã bước qua đoạn đầu của thời kì hậu chiến đầy cam go, đờisống chính trị, kinh tế và văn hóa đang diễn tiến hết sức phức tạp

Việc áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế đã mở ra thời cơlớn đan xen cùng những thách thức nghiệt ngã trên con đường phát triển Việcđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hướng tới hội nhập, toàn cầu hóacũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy Đời sống kinh tế được nâng cao, internet giúpcon người cập nhật và kết nối thông tin trong mọi lúc, ở mọi nơi Từ mô hìnhquan liêu bao cấp bưng bít, xã hội chuyển sang thời kỳ mở cửa với sự trỗi dậymạnh mẽ của tinh thần dân chủ,… Tất cả đòi hỏi những dịch chuyển phù hợp

về cơ cấu, thể chế, quan hệ xã hội, nhu cầu và lối sống

Trang 17

Việc lúng túng trong hoạch định đường lối sách lược, chiến lược củanhà nước đã tạo ra nhiều nghịch cảnh: kinh tế bề ngoài có vẻ phồn thịnhnhưng không có tính bền vững; sự phân hóa giàu - nghèo; đội ngũ chủ chốt làtrí thức và công chức không tìm thấy sự đảm bảo cuộc sống trong khu vựccông; khoa học chậm phát triển; giáo dục bị thương mại hóa, suy thoái về chấtlượng; gia tăng những tình huống gia đình xung đột, tan vỡ, tác động tiêu cựcđến sự hình thành nhân cách; …

Xã hội đã phải cảnh báo về sự suy đồi đạo đức, nạn bạo hành, tệ nóidối, hiện tượng làm giàu bất chính, phi pháp, lợi dụng chức quyền và các kẽ

hở trong khâu quản lý vốn yếu kém của nhà nước Đó là nguyên nhân dẫn tớitình trạng bất công, dẫn tới tiêu cực, gây bất ổn xã hội và bất an cho chế độ

Trước thực trạng cuộc sống như thế, suy nghĩ của con người cũng khác

đi Những khái niệm to tát, thiêng liêng của thời “sử thi” ít được nhắc đến,ngôn ngữ tuyên truyền trở nên sáo rỗng Bên cạnh những nhân tố lành mạnh,tích cực, đã xuất hiện những lệch lạc trong lối sống: thực dụng, hưởng thụ,tôn thờ vật chất, cực đoan, vô cảm, cơ hội, đạo đức giả,… ở một bộ phậnnhân dân, trong đó có lớp trẻ, có cả quan chức và công chức thoái hóa Một

bộ phận sống hoang mang, hoài nghi, không lý tưởng

Theo Giáo trình Mỹ học đại cương, “xã hội loài người là vương quốc

của cái hài Ở đâu có cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu thì ở đó có cái hàixuất hiện Mâu thuẫn xã hội, sự tan rã của kỉ cương, sự thống trị của quyềnlực là những nguyên nhân rất sâu xa làm xuất hiện cái hài trong cuộc sống(…) Ở cuối mỗi hình thái xã hội, cái hài thường nở rộ để loài người từ giãquá khứ một cách vui vẻ Ở đầu thời kỳ mới đang lên, mọi sự vụng về, bỡ ngỡcũng tạo nên cái hài” [24; 178,179]

Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỷ XXI đang bước sang mộtthời kỳ mới, mọi sự còn “vụng về, bỡ ngỡ” Cái mốc 1986 với những tiếng

Trang 18

đổi mới, cởi trói lần lượt được xướng lên, thức dậy khát vọng tự do trong sáng

tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ Và sáng tác của họ đã trở thành một bộphận quan trọng trong diện mạo mới của đất nước Nhà văn thời đổi mới cóquyền được nói cái mình nghĩ, được viết cái mình thấy Họ dấn thân trongcông cuộc tìm tòi cách thể hiện hiện thực, và đã chọn tiếng cười như một giảipháp thỏa đáng Tiếng cười trong văn học tồn tại qua nhiều cách diễn đạt: hàihước, giễu nhại, trào lộng, trào tiếu, trào phúng…

1.2 Truyền thống thể hiện cái hài trong văn xuôi Việt Nam các thời

kỳ trước đó

Cái hài gắn với văn học Việt Nam ngay từ buổi sơ khai Bùi VănNguyên cho rằng: “Trong dòng văn học phong phú và không bao giờ cạn ấy cómột điều hiển nhiên là truyện vui cười bao gồm các loại truyện khôi hài, truyệntrào phúng và truyện tiếu lâm rất được quần chúng ưa chuộng Nếu như truyện

cổ tích mô tả một cách linh động cuộc sống và ước mơ của người bình dân,giúp họ suy nghĩ thêm về vận mệnh của mình thì truyện vui cười gây đượcnhững ấn tượng mãi mãi không phai mờ về những màn kịch nhỏ trong đầu tròđời qua các thời đại” [9] Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đếntruyền thống thể hiện cái hài trọng văn xuôi Việt Nam hiện đại

1.2.1 Cái hài trong văn xuôi 1930 - 1945

Như ở phần trên chúng tôi đã lưu ý: Nguyễn Công Hoan và Vũ TrọngPhụng là hai cây bút tiêu biểu của văn xuôi trào phúng giai đoạn này Đốitượng của tiếng cười trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hết sức đa dạng,sắc độ của tiếng cười mang nhiều cung bậc, nghệ thuật trào phúng hết sứclinh hoạt, giàu cá tính Văn Nguyễn Công Hoan được ví “như mũi tên nhằmvào một loại đối tượng của xã hội”, là “loại văn tiễn đưa tất cả những gì lỗi

thời đi vào vương quốc của bóng tối” [19; 402] Trong khi miêu tả xã hội cũ,

nhà văn chú trọng khắc họa mâu thuẫn cơ bản của thời đại: giữa kẻ áp bức và

Trang 19

người bị áp bức Theo nhà nghiên cứu người Nga N.I.Niculin, để vạch trầntính phi lý của tất cả những gì được chấp nhận trong cái xã hội Việt Namthuộc địa - phong kiến, “Nguyễn Công Hoan đã sử dụng toàn bộ vũ khí muônhình muôn vẻ của cái hài - từ cái cười thương hại anh chàng trẻ tuổi háo danh

trong Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo… đến thái độ tởm lợm và phẫn

nộ trong Răng con chó của nhà tư sản hoặc Một tấm gương sáng” [19; 367] Trong một số truyện ngắn như Cụ Chánh Bá mất giầy, Mất cái ví… tài dẫn

chuyện của nhà văn đã biến sự “thông cảm” dành cho nhân vật phản diệnthành cái cười mỉa mai đối với nhân vật đó Cuối truyện, bao giờ cũng là mộtkết cục bất ngờ, “như cái giỏ hom, nó bất ngờ đối với độc giả hệt như miệnghom nhỏ mà kéo được con cá vào” [19; 368]

Nguyễn Công Hoan là người có khả năng nhận biết tinh tường và xử lýrất hoạt mối quan hệ giữa những tình huống hài hước nhỏ nhặt với các vấn đề

xã hội quan trọng của thời đại Nhan đề truyện Tinh thần thể dục nghe rất

trang trọng, nhưng thực chất câu chuyện lại là một màn bi hài kịch Hay chuỗi

truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha và Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, tưởng sẽ nói chuyện hiếu thảo, ân nghĩa, mà thực ra là chuyện đại bất hiếu Chuyện Mất

cái ví thực chất là “trộm” cái ví; chuyện Cụ Chánh Bá mất giầy kể về một cụ

Chánh “ăn cắp” giầy…

Đọc truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan, ta gặp nhiều loạingười, thuộc nhiều tầng lớp xã hội, trong nhiều dáng vẻ, góc độ khác nhau,nhưng ấn tượng nhất là các nhân vật phản diện Ông ưa sử dụng thủ phápcường điệu, phóng đại, nhưng cũng rất khéo trong miêu tả ngoại hình nhânvật chỉ với vài chi tiết rất đắt Đây là chân dung một nghị viên ở nông thôn:

“Một người mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không râu,mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt…” [19; 414] Đây là nhà tư sản: “cái bụngphưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng như cái hộp Tóc bóng mượt,

Trang 20

nhẵn như cái gáo lĩnh úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa khéonhư vẽ Miệng lúc nào cũng chực tóe ra một chuỗi cười… [43; 89,90] Cònđây là viên tri huyện: “Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dânnào vô ý buột miệng nói ra một câu sáo rằng “nhờ bóng quan lớn” là ôngtưởng ngay nó xỏ ông Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp”[19; 414] Không hề giống nhau, nhưng hình ảnh nào cũng gây cười, cũngđáng ghét, cũng hé lộ cái bản chất tham ăn, đần độn, hoặc vênh vang tự đắc,hoặc gian manh, hách dịch…

Tiếng cười trong văn Nguyễn Công Hoan còn bật lên qua lối ví von sosánh độc đáo, những liên tưởng bất ngờ, thú vị: “Quan ngắm một lúc, haicon mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời, khiến cho hai vợ chồng nhà hàngbánh giò phải thất đảm” [43; 64] hoặc: “một cô xấu, nhưng tân thời, mặtphấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trông tức anh ách, như

một bài thơ thất luật” [43; 50] Có hình ảnh một bà phủ với khuôn mặt long trọng như “chiếc bánh dầy đám cưới” (Đàn bà là giống yếu); hoặc một bà

chủ mà chỉ thoạt trông thì phải bảo là “một đống hai ba cái chăn bông cuộnlại với nhau, sắp đem cất đi” nếu “chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái

thân nung núc, và bốn chân tay ngắn chùn chụt” (Phành phạch); hay một bà phán trông như một cây thịt tuy hơi cổ thụ nhưng chưa có vẻ gì cằn cỗi (Cho

tròn bổn phận)…

Sử dụng yếu tố nhại cũng là một biệt tài của Nguyễn Công Hoan: nhại

thể văn hành chính, công vụ như trong Tinh thần thể dục; nhại văn cáo phó trong Báo hiếu: trả nghĩa mẹ; nhại giọng hát tuồng trong Đào kép mới; nhại giọng trí thức Tây học trong Cái ví ấy của ai…

Có thể nói, “chỉ với những truyện ngắn trào phúng cũng đủ xác nhậnmột sức sáng tạo to lớn tuyệt vời ở Nguyễn Công Hoan Đọc lại tác phẩm củaông, không những chúng ta thấy hàng loạt bức tranh nhiều màu vẻ của xã hội

Trang 21

thực dân phong kiến… mà còn có dịp hiểu thêm cách nhìn, cách sử dụngtiếng cười của nhà văn” [19; 420] Tiếng cười như thế chính là vũ khí của cáithiện, giúp phê phán, đẩy lùi, xóa bỏ những mặt tiêu cực trong cuộc sống.

Vũ Trọng Phụng là một cây bút trào phúng bậc thầy trong nền văn xuôi

hiện đại Việt Nam Tiểu thuyết Số đỏ có thể giúp chúng ta kiểm nghiệm được đánh giá này Theo Mai Quốc Liên, Số đỏ từng được gọi là “tiểu thuyết vỉa

hè”, “tiểu thuyết đô thị”, “tiểu thuyết hoạt kê”, đồng thời cũng được xếp vàotầm kiệt tác, “kỳ lạ, vô song” [84; 99]

Đối tượng trào phúng của Số đỏ là đời sống thành thị Việt Nam vào

giai đoạn đầu của xã hội hiện đại - những năm 30 của thế kỷ XX Trong mắt

Vũ Trọng Phụng, có cả một “xã hội Số đỏ”, một “thế giới Số đỏ” với hàng

loạt cái “rởm”: Âu hóa rởm, cải cách rởm, tu hành rởm, khoa học rởm, nghệthuật rởm, luật pháp rởm… Đó là thói sính khoa học, “tiết hạnh” rởm của bàPhó Đoan khi bà “mừng thầm rằng mình đã trót hư hỏng một cách có tínhchất khoa học” Đó là những bài thơ của Xuân Đó là những “bối rối” tronggia đình cụ cố Hồng trước “hạnh phúc của một tang gia”…

Trong tác phẩm Số đỏ, “cái rởm được cường điệu, được biếm họa…

Nhưng không thể nói là Vũ Trọng Phụng ghét những nhân vật nhếch nhác, lốbịch này; … và hài hước của ông đặc biệt khởi sắc, đặc biệt dí dỏm khi viết

về họ, từ Min Đơ, Min Toa, cụ cố, Typn, ông mọc sừng đến bà Phó Đoan,

Xuân tóc đỏ…” [84; 91] Hoàng Ngọc Hiến, trong bài viết Dị ứng với cái

rởm - một phương diện của trào phúng Vũ Trọng Phụng đã cho rằng: “đó là

những biểu hiện của một cái nhìn đại trí”

Ngôn ngữ trào phúng đặc sắc là một thành công của tiểu thuyết Số đỏ.

Đó là “một thứ ngôn ngữ “đầu đường xó chợ”, ngôn ngữ “bụi đời”… tươngứng với cái mà Bakhtin gọi là “ngôn ngữ quảng trường” trong Rabelai và cáctác giả thời phục hưng Châu Âu - một thứ ngôn ngữ bị đuổi ra khỏi thứ ngôn

Trang 22

ngữ quý phái, salon, sách vở” [84; 104,105] Đó chính là âm vang trung thựccủa cuộc đời, dội lại thành tiếng cười nhại đa cung bậc có ý nghĩa phủ định cảmột xã hội nhố nhăng, lố bịch từ “Em chã” đến cụ Tổ, từ trí thức đến bìnhdân, tăng ni đến cảnh sát… Có thể dẫn ra phản ứng cửa miệng của Xuân tóc

đỏ với cụm từ “mẹ kiếp!”: Mẹ kiếp! con với chả cái!; Mẹ kiếp! chữ với chảnghĩa!; Mẹ kiếp! quần với chả áo!

Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên đã so sánh tiếng cười của Vũ Trọng

Phụng trong Số đỏ với tiếng cười của các tác giả văn học cùng thời như

Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Lý Toét, Xã Xệ và kết luận đó là

“tiếng cười nằm sâu trong hệ hình văn học Việt Nam truyền thống, đồng thờikhác lạ, không giống ai, thời sự, mới mẻ hiện đại trong ngôn ngữ và trong cấutrúc tác phẩm” [84; 104]

Không ầm ĩ, suồng sã và phổ rộng như tiếng cười trong Số đỏ của Vũ

Trọng Phụng, cái cười trong sáng tác của Nam Cao “bị thu lại tới mức, nếucòn có thể cười được, thì chỉ là nụ cười nhếch mép lạnh lùng” [84; 270] mangmàu sắc ảm đạm Mỗi tác phẩm của Nam Cao chứa đựng một sự cắt nghĩa hài

hước về cuộc đời Đọc Sống mòn, Đời thừa, Chí Phèo, Trẻ con không được

ăn thịt chó… ta thấy cuộc đời thật buồn cười, còn con người thật đáng thương

- đáng thương nhưng cũng rất đáng trọng ở cái ranh giới mong manh giữa bảnnăng và ý thức, thể xác và tâm hồn, thú tính và nhân tính Nam Cao thườngviết về “cái đói” và “miếng ăn” như một ám ảnh nghệ thuật, cũng là đề tàicười ra nước mắt

Ngay đến chuyện ân ái đầy bản năng, Nam Cao vẫn như cười cợt: “VàThị Nở giật mình Thị Nở mới kịp giật mình thì thằng đàn ông đã bám lấythị… Thị vùng vẫy để ra, thị mở mắt, thị tỉnh hẳn, thị nhận ra Chí Phèo Thịvừa thở, vừa vật nhau với hắn và hổn hển: “Ô hay… Buông ra… Tôi kêu…Tôi kêu làng… Buông ra Tôi kêu làng lên bây giờ!” Thằng đàn ông phì cười

Trang 23

Sao thị lại kêu làng nhỉ? Hắn vẫn tưởng chỉ có hắn mới kêu làng thôi; saongười ta lại kêu tranh của hắn, bỗng nhiên hắn la lên, kêu làng Hắn kêu nhưmột kẻ bị đâm, vừa kêu vừa dằn người đàn bà xuống Thị Nở trố mắt ngây ranhìn Thị Nở kinh ngạc: sao hắn lại kêu làng nhỉ? Mà hắn vẫn chưa chịu thôikêu làng Cũng may người quanh đây không có ai lại gì tiếng hắn: mà khi hắnkêu làng thì không ai cần động dạng: họ lạu bạu chửi rồi lại ngủ; hắn kêu làngcũng như người khác buồn, hát ngao Đáp lại hắn, chỉ có lũ chó cắn xao lêntrong xóm” [11; 36,37] Đây là biểu hiện của tiếng cười lưỡng trị trong lýthuyết của Bakhtin: “nó vừa vui nhộn, hoan hỉ, vừa nhạo báng, chế giễu, nóvừa phủ định vừa khẳng định, vừa khai tử vừa tái sinh”.

Hài hước nghịch dị là một “sở trường” của Nam Cao Những hình

tượng quái đản trong Chí Phèo, Nửa đêm, Lang Rận… đều gắn với bi kịch

của thân phận con người Đây là chân dung Thị Nở: “Cái mặt của thị thực làmột sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bềngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má

nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốnnhiều hơn người ta tưởng trên cổ người Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vửa đỏ,vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cáimôi cũng cố to cho không thua với cái mũi, có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt

nở như rạn ra Đã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dàythêm, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách Đãthế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa đượcmột vài phần cho sự xấu” [11; 33,34]

Đến cách đặt tên cho nhân vật của Nam Cao cũng thật nực cười: ChíPhèo, Thị Nở, Lang Rận, Trạch Văn Đoành…

Nói đến tiếng cười trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, cònphải nhắc đến Ngô Tất Tố Ông vốn là con người nghiêm cẩn, mực thước

Trang 24

chốn cửa Khổng sân Trình, nhưng trong sáng tác vẫn thấp thoáng nụ cườihóm hỉnh: cảnh “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, ậm ọe quan trường miệng thét loa”

trong Lều chõng; cảnh xôi thịt chốn đình trung trong Việc làng; chi tiết về bộ râu một ông quan hay hành xử của một chị chàng con mọn trong Tắt đèn…

Tóm lại, dòng văn học hiện thực phê phán với nhiều cây bút tài năng đãphơi trần tính chất “ba đào”, điên đảo của xã hội thực dân nửa phong kiến từcác góc nhìn khác nhau Trong đó, không thể phủ nhận vai trò của cái nhìn hàihước, trào phúng Cái hài trong văn xuôi hiện thực trước 1945 vừa tiếp thu, kếthừa truyền thống cười từ truyện dân gian, vừa mang bản sắc hiện đại vớinhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc

Chúng tôi khá tỉ mỉ khi đề cập đến cái hài trong văn xuôi hiện thực giai

đoạn này, bởi nó sẽ tái xuất tân kỳ trong văn học thời kỳ đổi mới và sau đó

nữa, đánh dấu tính chất bước ngoặt của một thời đại xã hội mới

1.2.2 Cái hài trong văn xuôi 1945 - 1975

Từ 1945 - 1975, văn học Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh lịch sửđặc biệt của đất nước: 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam, văn học tậptrung thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc Những nguồn cảm hứnglớn là yêu nước và căm thù giặc, tình đồng chí và tình quân dân Nhân vậttrung tâm là người chiến sỹ Văn học mang đậm khuynh hướng sử thi, thểhiện chức năng tuyên truyền cổ động chính trị

Diện mạo văn học kháng chiến được xây dựng bởi tên tuổi các nhà văn

- chiến sỹ của thời đại: Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tô Hoài, NguyễnTrung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải… Họ say sưa ca hát non sông đấtnước, say sưa ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng với tư cách con người -công dân nghiêm nghị, đầy lửa nhiệt tình

Bởi vậy, tiếng cười hầu như vắng bóng trong văn học giai đoạn này.Nếu có, đó thường là tiếng cười đả kích kẻ địch trong thơ trào phúng của Tú

Trang 25

Mỡ (Bút Chiến Đấu), Xích Điểu, Thợ Rèn… Văn xuôi hài hước đặc biệthiếm hoi Thấp thoáng đâu đó nụ cười nhân hậu, cảm thông nhưng cũng rất

tinh quái trong văn Nguyễn Khải (ở những truyện như Đứa con nuôi, Mùa

lạc, Một trường hợp ly dị…); giọng diễu cợt thân tình, dân giã của Vũ Tú

Nam ở truyện Ông Bồng và một số truyện khác in trong tập Sống với thời

gian hai chiều

Có thể nói rằng ở giai đoạn 1945 - 1975, văn xuôi Việt Nam nói chung,truyện ngắn Việt Nam nói riêng quá nghiêm nghị Điều này hoàn toàn có thểgiải thích được và đáng cảm thông, nhưng dù sao sự thiếu vắng tiếng cười cầnđược xem là một hiện tượng không tích cực Hiện tượng đó làm cho sáng táctrở nên đơn điệu, không nối mạch được với truyền thống cười rất phong phútrong văn học Việt Nam, phần nào làm lụi tắt khả năng sáng tạo của một sốnhà văn có phong cách cười bẩm sinh như Nguyễn Công Hoan

1.2.3 Cái hài trong văn xuôi 1975 - 2000

Trước 1986, khi cả đất nước đang phải loay hoay đối mặt với quá nhiềuvấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống thời bình, thì văn học vẫn trên quán tính

sử thi, thưa thớt tiếng cười

Từ 1986, văn học đã thực sự bước vào quỹ đạo đổi mới Đổi mới toàndiện và quyết liệt, nhưng nổi bật nhất là hoạt động lý luận, phê bình và sángtác Sự đổi mới trong quan niệm về con người, về đời sống và về bản thânvăn học nghệ thuật đã mở ra trước mắt các nhà văn một bầu trời sáng tácmới Trong đó, văn xuôi là thể chủ đạo, xung kích Theo nhà nghiên cứu vănhọc hiện đại Lã Nguyên: “Giọng lu loa, sừng sộ, tiếng gầm gào cuộn réotrong văn học thời đổi mới không thể cất lên thành tiếng hát Cái vô lý, phi

lý, chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hóa thân vàotiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học thế sự biến thành tiếng nói nghệthuật” [38]

Trang 26

Tiếng cười trước hết xuất hiện trong các sáng tác về những mảng đờisống còn khuất tối Mọi sự thật được phơi bày qua cái nhìn hài hước của nhàvăn Trên báo chí chính thống, những cái tên như Mai Ngữ, Vũ Bão cùngtiếng cười hả hê, giòn giã trong tác phẩm của họ được độc giả đón đợi nhiệt

tình Chuyện như đùa (1988) là một tập truyện ngắn đặc sắc của Mai Ngữ,

viết về đời sống đất nước ta những năm 90 của thế kỷ XX Trong đó hay nhất

là truyện ngắn Chuyện như đùa Những trang văn của Mai Ngữ đã khiến

người đọc cười trong nước mắt trước thực trạng xã hội lúc bấy giờ Đó lànhững lời cảnh báo, dự báo xót xa, được viết bằng một thái độ chân thật,

thẳng thắn và xây dựng Cái tên Chuyện như đùa về sau trở thành câu cửa

miệng của nhân dân để nói về một cái gì đó thật viển vông, không thực tế

Với Chuyện như đùa, Mai Ngữ được ví như một Azit Nexin của Việt Nam.

Đời văn Vũ Bão kiên trì với giọng trào phúng, giễu cợt Đối tượngchâm biếm trong sáng tác của ông là những thói hư tật xấu tràn lan trong xã

hội, “phủ sóng” mọi tầng lớp, địa vị, ngành nghề, vùng miền Người vãi linh

hồn là truyện ngắn nổi tiếng nhất của Vũ Bão “Vãi linh hồn” nguyên là một

sáng tạo ngôn từ của Vũ Bão, bây giờ đã trở thành một khẩu ngữ dân gian

“Người vãi linh hồn” trong truyện là kẻ đã sợ đến vãi đái trong một trận côngđồn địch Nhưng khi người ta cần dựng lại trận đánh đó để quay phim tài liệu,thì chính kẻ kia lại được chọn làm người phất cờ chiến thắng Bộ phim đượccông chiếu, tấm ảnh người chiến sỹ phất cờ được in thành tem, thành lịch,người lính trong ảnh được mời sang tận nước Anh…

Tiếng cười hài hước bật ra từ tình huống nhầm lẫn trong truyện đãkhẳng định một thái độ: có phải cái gì thuộc về lịch sử cũng là chân lý? Và:

thời đại nào cũng tồn tại kiểu người Lý Thông Các truyện ngắn khác như Ông

khóc tôi cũng khóc, Người chưa có chiến công, Phó tiến sỹ không hữu nghị…

đã cho thấy tiếng cười trong văn Vũ Bão mang đậm hơi thở của đời sống Đó

Trang 27

là tiếng cười phanh phui, là những làn roi quất mạnh vào cái giả, cái xấu, cáiđáng ghét trong đời sống Tiếng cười, vì thế có sức mạnh điều chỉnh xã hội.

Bên cạnh thế hệ lão thành, một đội ngũ các nhà văn mới đã làm thayđổi hẳn diện mạo của cái hài trong văn xuôi đương đại Nổi bật nhất trong số

đó là Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, rồi đến Đoàn Lê, Nguyễn Việt

Hà, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh

Nguyễn Huy Thiệp viết nhiều về phong hóa, thế sự: Tướng về hưu,

Không có vua, Những người thợ xẻ… Đó là những câu chuyện thật giả lộn

sòng, thiện ác khó phân ngay giữa thanh thiên bạch nhật Đó có khi lại lànhững chuyện hoang đường, huyền thoại “Có thể gọi Nguyễn Huy Thiệp lànhà văn của những câu chuyện về cái “trớ trêu” Từ trong chiều sâu củamạch văn, người đọc thấy toát lên một tinh thần cốt lõi: “trớ trêu” vừa là

chuyện cực kỳ tàn nhẫn, vừa là chuyện nực cười: nực cười trước cái vô lý,

phi lý gợi ra cảm giác về cái vô nghĩa của đời sống (…) Ý tôi muốn nói,phạm trù thẩm mỹ trung tâm trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là cái

hài hước, nghịch dị” [37]

Còn Phạm Thị Hoài lại nhìn cuộc đời như một cõi nhân gian thiếu vắng

sự sống Trong Thiên sứ, các hình mẫu lý tưởng đều trở nên “mất giá” dưới

ngòi bút của tác giả: trí thức thì nhếch nhác, đớn hèn, cái đẹp, cái thiện bị bỏquên, bị tha hóa, những cái quái thai lại đủ sức mạnh chi phối con người…

Trong Man Nương, chân dung con người hiện đại hiện lên méo mó, vô hồn,

thậm chí đời sống tình dục cũng chạy theo bản năng, hình thức, đua đòi.Phạm Thị Hoài có biệt tài sử dụng thứ ngôn ngữ suồng sã đầy biến hóa Vìthế, mỗi sáng tác của bà đều tạo ấn tượng nhờ thủ pháp giễu nhại về ngôn từ,tạo vẻ bề ngoài nghiêm túc nhưng bên trong chứa đầy sự giả dối

Sáng tác của Đoàn Lê, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Phan Thị VàngAnh nối tiếp bằng những tiếng cười đầy cá tính, góp phần làm phong phú

Trang 28

thêm sắc điệu của cái hài đang trỗi dậy trong văn xuôi lúc này Ở mỗi tácphẩm của họ, hiện thực cuộc đời được soi chiếu từ nhiều góc độ Nhìn đâucũng thấy những oái ăm, sự tha hóa, dục vọng: trong gia đình, nơi công sở,chốn hội hè…; tầng lớp trí thức, văn nghệ sỹ, công chức…; già, trẻ, nam,nữ… Cuộc đời giống như một trò diễn Ở đó, các nhân vật được nhà văn đeocho nhiều loại mặt nạ khác nhau, tha hồ mà múa may Người đọc lạc vào sânkhấu ấy, như quen như lạ, bị dẫn dắt bởi ma lực ngôn từ của nhà văn, cườikhông dứt…

Xin trở lại với vấn đề cái hài Nhiều người thường nhầm lẫn cái hài vớitiếng cười Dĩ nhiên, hài là một hiện tượng gây cười Nhưng không phải tiếngcười nào cũng trở thành cái hài với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ Chúng

tôi muốn lưu ý đến tính vũ khí, tính phương tiện của cái hài Đúng như lời của

nhà triết học dân chủ cách mạng Nga Ghecxen đã viết: “Tiếng cười là mộtcông cụ phá hoại hùng mạnh nhất Nó đánh và thiêu cháy như sét Do tiếngcười mà những thần tượng sụp đổ” [24; 167]

Trên thực tế, có tiếng cười chỉ nhằm mục đích đả kích những thói hư tậtxấu của con người Nhưng còn có những tiếng cười đa cung bậc: vừa đả kíchmột thói tật, vừa phơi bày một thực trạng, vừa đem đến không khí dân chủcho đời sống Chỉ những nhà văn có năng khiếu thẩm mỹ, có khát vọng hoànthiện cuộc sống mới nắm bắt và thể hiện được tiếng cười này trong văn học,góp phần làm thay đổi xã hội Đó chính là diện mạo của cái hài có khả nănglàm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc

1.3 Ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại của chủ thể sáng tạo

1.3.1 Ý thức về dân chủ như là điều kiện cần cho sự trở lại của cái hài

Tiếng cười chỉ xuất hiện khi chủ thể sáng tạo có ý thức về tinh thần dânchủ Cười cũng là một cách để phát biểu suy nghĩ, bày tỏ quan điểm Cười làmột “phương tiện”, là “vũ khí” đấu tranh xã hội của văn học Trước yêu cầu

Trang 29

dân chủ ngày càng cao, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXIđang tiềm ẩn nhiều biến động Văn học cũng có những bước phát triển mạnh

mẽ trên nhiều bình diện: quan niệm sáng tác, tiếp nhận… Trên cơ sở tinh thầndân chủ, ý thức cá nhân, cùng với sự thúc bách, cật vấn của thời đại, văn học

đã tái sinh tiếng cười trào lộng và đem đến cho nó những giá trị mới

Khái niệm dân chủ ra đời trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, gắn với mô hình xã hội thực dân nửa phong kiến Tinh thần dân chủ là sản

phẩm của cuộc giao lưu văn hóa với phương Tây hiện đại Trước 1945, hìnhảnh người lao động khốn cùng trong văn học hiện thực phê phán, sự bi quan

bế tắc của nhân vật trữ tình trong Thơ mới, khát vọng độc lập tự do của ngườichiến sỹ trong thơ ca cách mạng chính là những biểu hiện của tinh thần dânchủ Sự ra đời của các thể loại văn học hiện đại phát triển theo hướng phá bỏmọi câu thúc cứng nhắc, sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật cũng là nhữngbiểu hiện của tinh thần dân chủ Từ 1945 - 1975, dân chủ gắn với quyền lợichung của đất nước, là sự mất còn của chủ quyền dân tộc

Sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986, ý thức về dân chủ trở lại trong mộtbiểu hiện mới - gắn với con người cá nhân Dân chủ là sự tôn trọng vai trò

cá nhân, là không có gì cấm kỵ Dân chủ đòi hỏi tinh thần phản biện và chấpnhận đa nguyên ý kiến Nhà văn biểu hiện ý thức về dân chủ trong sáng tác

là người biết đối thoại với cuộc đời trên một sân chơi cac-na-van Theo

M.Bakhtin: “Cuộc sống cac-na-van là cuộc sống vượt khỏi nền nếp thườngnhật, ở mức độ nào đó, là “cuộc đời lộn trái”, “thế giới lộn ngược” [7; 132].Ông “nhìn thấy ở cac-na-van tinh thần dân chủ và nguồn cội loại hình thế

giới quan của thời đại mới: nguyên tắc đối thoại, cho nên, ông đã áp dụng

khái niệm “cac-na-van” vào mọi hiện tượng văn hóa thời hiện đại” [78].Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… là những hiện tượngvăn học như thế

Trang 30

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được coi như lời tuyên chiến với

những đạo mạo giả trang của cuộc đời Các tác phẩm Sang sông, Không có

vua, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ… đã phơi trần sự lộn

nhào của thời cuộc, đưa ra một cách nhìn mới về trật tự xã hội, về tầng lớp

tinh hoa Trong Không có vua, lão Kiền chửi con trai: “Quân trí thức bây giờ

toàn phường phàm phu tục tử”; Đoài nói với em trai: “Triết học là thứ xa xỉcủa bọn mọt sách Chú có thấy cái chuỗi hạt nhựa đeo trên cổ chị Sinh không?

Nó là triết học đấy” Lời giáo Triệu trong Những bài học nông thôn: “Chú

không chống nổi sự ngu dốt của bọn có học đâu Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc

sự ngu dốt của bọn có học tai hại như thế nào, vừa phản động, nó vừa nguyhiểm, lại vừa mất dạy”…

Nguyễn Huy Thiệp không nhìn lịch sử theo lối biên niên, ca ngợi, tôhồng hoặc bôi đen một chiều, mà ông soi ngắm lịch sử bằng cái nhìn đa diện.Những Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Tú Xương, Xuân Hương…hiện lên trong sáng tác của ông rất đời thường, đầy bi kịch

Hồ Anh Thái đã đặt ra vấn đề sự tha hóa nhân cách của con người trên

mọi khía cạnh cuộc sống: trong truyện ngắn Phòng khách, đó là lối sống thực dụng, hám danh lợi của những kẻ hãnh tiến; trong Chim anh chim em, đó là thói đố kỵ, ghen ghét, soi mói lẫn nhau; Tờ khai visa lại thể hiện tư tưởng sính ngoại; Trại cá sấu chỉ ra những bất cập, nhố nhăng, thương mại hóa trên các

lĩnh vực hội họa, điện ảnh, phẫu thuật thẩm mỹ… Ở đâu cũng rặt những tìnhhuống bi hài

1.3.2 Cảm quan hậu hiện đại - một nhân tố quan trọng thúc đẩy cái hài phát triển

Hậu hiện đại là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong khoảng

hơn một thập kỷ Khi được dùng để nói về những tìm tòi mới trong văn học

Việt Nam đương đại, nó thường đi kèm với các từ: dấu hiệu, dấu ấn, tinh

Trang 31

thần, cảm quan Ở Việt Nam đã có chủ nghĩa hậu hiện đại (trong văn học)

hay chưa, hiện nay, đó vẫn còn là một vấn đề còn nhiều ý kiến tranh cãi

Theo các tài liệu phổ biến, thời hậu hiện đại là sự tiếp nối tự nhiên của thời hiện đại Đây là thời đại của những lựa chọn không ngừng, hệ quả của sự bùng nổ thông tin, là “thái độ hoài nghi đối với mọi đại luận thuyết” Chủ

nghĩa hậu hiện đại được xem là một trào lưu văn hóa và là một thời kỳ lịch

sử, có khi nó được đánh giá là tiến bộ, được ủng hộ, nhưng có khi lại bị coi làphản động, bị kết tội, bị lên án… Đó là một thứ chủ nghĩa nhị nguyên đầynghịch lý, một tên gọi lai ghép cho thấy một sự kế tục và siêu việt hóa của

chủ nghĩa hiện đại Quan điểm chung của các nhà hậu hiện đại là: thế giới

như một sự hỗn độn và bất khả nhận thức Họ cho rằng những tri thức và

chân lý của chủ nghĩa hiện đại là những thứ quyền uy, và chống lại nó

Theo Đỗ Ngọc Thạch trong bài Vài đặc điểm văn xuôi hiện đại Việt

Nam, cảm quan hậu hiện đại “là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện

trạng thái tinh thần của thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đờisống, tính áp đặt của cái chính thống, của các “đại luận thuyết”, sự đảo lộntrong các thang giá trị trong đời sống xã hội, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài,vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình trạng bất an của con người…”

Biểu hiện của nó khá phức tạp Trên nét lớn, đó là sự khủng hoảngniềm tin của con người Đời sống, xã hội hỗn loạn, không lý tưởng Conngười méo mó, đáng thương, mất sức đề kháng, thậm chí tê liệt Trạng huống

bi - hài trở nên phổ biến Cái đẹp thưa vắng, mà, nếu có thì cũng yếu ớt, mong

manh, lạc lõng, chẳng cứu vớt được ai…

Với cảm quan hậu hiện đại, văn xuôi Việt Nam đương đại đang cónhững chuyển động đa dạng và phức tạp trên nhiều bình diện Nhà văn khôngcần khái quát, chỉ làm đầy hiện thực bằng cách phơi bày các hiện tượng đờisống Tiếp nhận hiện thực ấy thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào kinh nghiệm

Trang 32

sống, trình độ, môi trường văn hóa… của người đọc Mỗi sáng tác như mộtmảnh ghép, giúp con người tiếp cận cuộc đời một cách sống động Quá trìnhsáng tác cũng được giải phóng bằng các phương tiện hiện đại, có tính cập nhậtcao như blog, facebook

Sáng tác của các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, NguyễnQuang Lập, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái… từ cuối thế kỷ XX đã ít nhiều

thể hiện cảm quan hậu hiện đại của chủ thể sáng tạo

Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, cuộc đời như một cõi loạn, nhưnhững mảnh vỡ, điểm nhìn và ngôi kể dịch chuyển liên tục, mỗi sự kiện đều

được nhìn từ nhiều phía: Cơ hội của Chúa (1999) bày tỏ lý tưởng con người

“chơi cùng cái hỗn loạn”, Khải huyền muộn (2005) miêu tả kẻ tha hóa như

người bình thường… Ở đó, con người không còn niềm tin, lí tưởng, sống loayhoay trong cõi nhân sinh thiếu vắng tình người

Còn sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp “là câu chuyện

về một thế giới vô nghĩa, vô hồn Thế giới ấy “loạn cờ”, “không có vua”, cóvăn minh mà chẳng thấy tiến bộ, khó tìm thấy một gương mặt đích thực củacon người, nhưng đâu đâu cũng có những ham hố phàm tục, những sự thật trớtrêu, những thảm bại ê chề, tương lai đợi chờ ở phía trước gắn với dự cảm vềnhững cuộc lìa bỏ, chia xa…” [37]

Để thể hiện ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại, văn học phải

có những hình thức nghệ thuật đặc thù Yếu tố hài, hay cảm hứng trào lộng,giễu nhại, giải thiêng… đã được nhiều tác giả lựa chọn và trở thành một đặcđiểm nổi bật của văn xuôi đương đại Với tinh thần tôn trọng đa nguyên vănhóa, xóa nhòa ranh giới giữa trung tâm - ngoại biên, thiểu số - đa số và biệt tài

sử dụng các thủ pháp gây cười, những đề tài sáng tác quen thuộc trở nên mới

mẻ, có sức hấp dẫn lạ thường Một khi tiếng cười đã quay trở lại, độc giả cũngmặn mà, khăng khít với văn học hơn

Trang 33

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Những ngọn gió Hua Tát là chùm truyện giả cổ tích, Con gái thủy thần nhại huyền thoại, Kiếm sắc, Vàng

lửa, Phẩm tiết nhại truyền thuyết, lịch sử…

Ở nhiều truyện khác, “lời” và “vật” như bị tách thành hai nhân vật,

nhân vật này giễu nhại nhân vật kia Đây là một đoạn trong truyện Không có

vua: “Khảm bảo: "Hai anh em mình mang tiếng có học mà Tết nhất đến, một

bộ quần áo hẳn hoi không có" Đoài bảo: "Chỉ có con đường lấy vợ giàu thôi.Tối nay mày đưa tao đến con ông ánh sáng ban ngày đấy nhé" Khảm bảo:

"Được thôi Nếu anh tán được thưởng em cái gì?” Đoài bảo: "Thưởng cáiđồng hồ" Khảm bảo: "Được rồi Anh ghi cho em mấy chữ làm bằng" Đoàihỏi: "Không tin tao à?" Khảm bảo: "Không" Đoài ghi vào giấy: “Ngủ đượcvới Mỹ Trinh, thưởng một đồng hồ trị giá ba nghìn đồng Lấy Mỹ Trinh,thưởng 5% của hồi môn Ngày tháng năm Nguyễn Sĩ Đoài" Những cáitên rất đẹp (Khảm, Đoài); những nghề nghiệp rất lương thiện (một là sinhviên đại học, một là công chức ở ngành giáo dục), nhưng chẳng ăn nhập tí nàovới chuyện họ mặc cả cùng nhau Hóa ra, mọi thứ danh xưng đều vô nghĩa,vênh lệch với bản chất thật của con người

Phạm Thị Hoài là người ưa đặt lại tên cho những gì vốn đã có tên.Chẳng hạn: một tiệm may dạy nghề được gọi là “Toa tàu đen chật ních ướcmơ” - nơi “treo đầy sơ mi hàng chợ và áo gió đóng mác Nam Triều Tiên”

(Tiệm may Sài Gòn) Hay: cả một thời đại được gọi là “Second Hand” (Second Hand)

Theo Lã Nguyên, “thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn HuyThiệp và Phạm Thị Hoài là thế giới phân mảnh, đứt gãy mạch lạc, hình tượngđược kiến tạo theo nguyên tắc lạ hóa, văn bản ngôn từ nổi trên bình diện thứnhất của văn bản văn học, “lời” và “nghĩa” xô đẩy, giễu nhại nhau đưa nghệthuật ngôn từ đến với các hình thức ngoài thể loại Loại hình tư duy ấy không

Trang 34

phải từ trên trời rơi xuống, mà gắn với những nguyên tắc kiến tạo hình tượng,

tổ chức văn bản của đồng dao, câu đố có nguồn cội từ thời tiền văn học, trongsáng tác dân gian” [37]

Ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại của chủ thể sáng tạo đã thểhiện tiếng cười trong văn học bằng mọi chất liệu Chính nhu cầu cởi mở củathời đại và những vận động tự thân của lịch sử văn học là cơ sở cho sự trở lạicủa tiếng cười Đến lượt nó, với tư cách là một phạm trù mỹ học, tiếng cười

đã bồi đắp cho văn học sức sống mới, bắt kịp cùng thời đại và trở nên gần gũihơn với cuộc đời

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG CỦA CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1 Cái hài từ cuộc “cãi cọ” giữa các giá trị đời sống

Cuộc sống của con người luôn gắn với những giá trị tinh thần, vật chất

đã được kết tinh, lưu truyền qua thời gian và không gian Đó là nghĩa tình,đạo hiếu, lẽ sống; đó có khi là một bức tượng, bản nhạc hay một bài thơ…

Nó thuộc về chân lý, trở thành mẫu mực để con người phấn đấu hướng đến.Mặt khác, nó cũng biến hóa đa dạng và được nhìn nhận theo cảm quan củathời đại

Xã hội Việt Nam đương đại thực sự là một môi trường đầy thách thứcđối với các giá trị đời sống tưởng đã được xếp chỗ yên ổn, đồng thời cũng làmôi trường lý tưởng của cái hài với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ Trongthời điểm kinh tế thị trường đang ở buổi hoang dã, cuộc sống ngày càng đổ vềphía hỗn mang, con người phải chật vật trước những lựa chọn lẽ sống cũngnhư cách thể hiện mình Mọi chuẩn mực giá trị dường như đều trở nên méo

mó, cái đẹp phải ẩn dật đâu đó Những thứ tình cảm tưởng bất biến như tìnhngười, tính hướng thiện, tín ngưỡng tôn giáo, tình yêu thiên nhiên… đều bịhoài nghi dữ dội Đạo lý làm người đang có nguy cơ trở nên xa lạ trước sựphát triển của văn minh đô thị

Người ta tuyên ngôn rất đạo mạo, nhưng hành xử lại tầm thường; dùng

vỏ bọc công chức để che đậy bản chất trần tục Từ chỗ quy thuận tập thểchuyển sang những đòi hỏi cá nhân, từ việc gồng lên để xây dựng một nềnvăn hóa cao sang chuyển sang tôn vinh văn hóa đại chúng, từ phê phán nước

Mĩ như một kẻ thù xấu xa nay lại đua nhau tìm đường sang Mĩ như tìm đếnmiền đất hứa…

Trang 36

Bên cạnh đó, ý thức về dân chủ và cảm quan hậu hiện đại giúp các chủthể sáng tạo “nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt củacái chính thống, của các “đại luận thuyết”, sự đảo lộn trong các thang giá trịtrong đời sống xã hội”, rơi vào trạng thái “mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vongthân, (…) hồ nghi tồn tại và bất an…” [67].

Bức tranh cuộc sống thời “mở cửa” hiện hữu muôn mặt trong sáng táccủa các thế hệ nhà văn đương đại Ở đó, tiếng cười bật ra từ cuộc “cãi cọ” gaygắt giữa các giá trị đời sống

Trong nhiều sáng tác của Đoàn Lê, người đọc thấy trở đi trở lại hìnhảnh một làng quê trong quá trình đô thị hóa Đó là thời điểm các giá trị mớichưa kịp hình thành, các giá trị truyền thống đang tan rã, không thiếu nhữnghiện tượng xấu xa, bỉ ổi, nhếch nhác của xã hội, sự suy đồi, tha hóa của đạo

đức con người: Đất xóm Chùa, Trinh tiết xóm Chùa, Xóm Chùa thời ung thư,

A tourisme xóm Chùa… Ở đó, đầy rẫy các bi kịch về tranh chấp đất đai, về

những cô gái đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, về niềm ham mê đỏ đen xổsố…, thậm chí người ta bán cả mồ mả ông cha mà không biết

Vui nhất là chuyện về sự xuất hiện của “cái máy khóc hộ” khiến cho

“con cháu nhà đám im tịt, ngơ ngác xúm cả vào cái cát-sét Những người đếnchia buồn cũng quên luôn bà già nằm đó, chỉ còn trầm trồ bàn tán xôn xao về

sự sáng kiến này” (Xóm Chùa Ông) Đến người kể chuyện cũng phải thừa

nhận: “Thế mới hiện đại! Kèn trống réo rắt, than khóc có bài bản vần điệu Vềmặt kinh tế, chỉ tốn tí điện, không mất mâm cao cỗ đầy, không mất hàng chụcnghìn đồng cung phụng thợ kèn trống Và cái chính, cát-sét nó không biết mệt

dù phải gào khóc suốt ngày đêm Như vậy đỡ được bao nhiêu hơi sức cho concháu, nhất là các nàng dâu, người có trách nhiệm phải gào to hơn tất cả” [29;151] Đọc Đoàn Lê, cứ thấy bâng khuâng những nỗi niềm về văn hóa làngthời hiện đại…

Trang 37

Đất xóm Chùa viết về sự “loay hoay tìm đường đi nước bước” trong

tình thế “loạn nhà loạn xóm”, “thiên hạ kháo nhau rặt chuyện chục cây, trămcây” Xóm này khi trước được coi là cái xó “quy ra gạo” Có cô gái lai Tâytên Mừng, “xuất xứ từ cuộc chạy giặc chậm chân của một người đàn bà quêmùa với tên lính viễn chinh Marốc nhanh nhẹn” Mừng bị cái máu kỳ thị dântộc của trai làng loại ra khỏi danh sách dạm hỏi, dù cô cũng ưa nhìn và tràntrề sức sống “Đã thế Mừng sống nhơn nhơn, bất cần đời Mừng đi tỉnh như đichợ, thi thoảng lại đẻ một đứa con không bố”

Chuyện bị vỡ là do “anh chàng Khải Khẹt mắt toét, cán bộ văn hóa xã,ông chủ mẫu mực của gia đình gồm một vợ bốn con, xưa nay được tiếngchững chạc” định “chạy làng” Mừng đã làm toáng lên: “Mày sấp mặt với bà

ba lần… chứ ít, miệng mày ngoen ngoẻn hứa quy ra năm bơ, nay mày địnhquỵt bà hở? (…) Lúc ấy các bà vợ xóm Chùa mới giật mình, ngấm ngầmkiểm tra thạp gạo ở nhà” Hoàn cảnh cô Mừng xóm Chùa gợi nhắc chuyện

Nàng Bua của Nguyễn Huy Thiệp Đều là những trạng huống bi hài của đời

sống thời “mở cửa”

Tập truyện ngắn Của rơi của Nguyễn Việt Hà là dòng tâm tư miên man

về Hà Nội Mỗi truyện như một tấn kịch buồn nho nhỏ được gợi dựng từ các

mâu thuẫn trong đời sống của con người thủ đô thời hiện đại: Sếp và tôi và…,

Từng vòng khói thuốc, Người đi thi hộ, Thiếp cưới của vợ, Kịch bản của đời, Mãi không tới núi… Bao trùm lên tất cả là sự đối lập từ hình thức ăn mặc, tiện

nghi, sinh hoạt, việc làm cho đến lối ứng xử trong tín ngưỡng tôn giáo, đạothầy trò, nghĩa cha con, tình chồng vợ; đối lập giữa con người hành động vàcon người tâm trí Ở đó, những con người thị dân, trí thức, công chức, văn nghệ

sỹ, nhà tu hành… đang chới với trong mặc cảm tự thấy xa lạ với chính mình

Tín ngưỡng tôn giáo vốn thuộc lãnh địa tâm linh, vừa là nhu cầu vừa

là khao khát của con người có ý thức Trong truyện ngắn Rửa tội, Nguyễn

Trang 38

Việt Hà đã nêu thực trạng về đức tin của con người đương đại: “Trí giả

nhạo thủy Nhân giả nhạo sơn còn đểu giả thì nhạo báng Trên đời này làm

kế hoạch “lột truồng tay linh mục mà dạo này anh ra sức khen là thánh thiện”,

Vũ thấy hoang mang, thất vọng: “Thượng đế đã chết” Đức tin của con người

bị thử thách khi linh mục xuất hiện tại bàn tiệc hỗn tạp của những kẻ phàmtục, thậm chí bị “lùa” vào phòng karaoke

Trong Mãi không tới núi, Vọng là một giám đốc, lại sắp bảo vệ luận án

tiến sỹ Nhưng một ngày, cuộc sống dư thừa bỗng trở nên vô vị đối với anh.Câu trả lời đơn giản của viên trợ lý bốn mươi hai tuổi gốc Hà Nội: một tríthức có thể tha hóa thành đê tiện chỉ vì “không có đức tin” dường như đã mở

ra cho anh một lối thoát Vọng bỏ Hà Nội, tìm đến một tu viện trên núi cao:

“anh đã đau khổ, đang sám hối và tự mình đi tìm Đạo mong một sự thanh tẩy(…) anh đã buông bỏ tất, vinh hoa phú quý danh vọng”

Tuy nhiên, chuyến tìm kiếm của anh “loay hoay mất công rồi cũng chỉđẩy vào những cánh cửa đã mở sẵn” Tay trợ lý của Vọng đã đứng sau thuxếp một cách chu đáo mọi thứ cần thiết cho chuyến đi (thuê người phục vụ,đem theo rất nhiều các loại thức ăn như pa-tê Pháp, trứng cá Nga, whiskyGiôn xanh, rượu ngâm mật gấu rừng…) Những tưởng sẽ được tĩnh tâm giữachốn thâm sơn cùng cốc, nhưng ở ngay giữa rừng chiều mà anh “tuyệt nhiên

Trang 39

không thấy núi” Chưa bao giờ văn học đặt ra những băn khuăn lớn như thế

về tín ngưỡng: “Tại sao người ta lại phải quỳ dưới chân Chúa (…) Tại saongười ta lại phải đọc kinh gõ mõ ăn trường chay ngủ vật vờ trên những tấm

bồ đoàn” [15; 220]

Truyện ngắn Cả một dây theo nhau đi của Hồ Anh Thái nói đến một

“dây” các nhà lãnh đạo và những mối quan hệ của họ tại một cơ quan nọ Đầutiên là sếp - “ông Nhạc nhẹ”: “Cơ quan nào chẳng có ít nhất một người nhưvậy Chuyện nhà đem bày ra hết ở cơ quan Đồng nghiệp vô tình phải bận tâmtheo, vật vã theo, lê lết theo, mòn mỏi theo Cho đến khi nào xong chuyện, khinào giải quyết, khi nào dứt điểm, khi nào cưa đứt đục suốt Bằng không còn là

bơ phờ phải nghe” Đây là ông thứ hai: “Ông phó sướng rồ cả người nhưtrúng số độc đắc năm tỉ Ông đã bảo cậu đoàn thanh niên thảo sẵn điếu văn đểông đọc trong đám ma sếp, ngôn ngữ tất nhiên có thể sử dụng cho bất cứ đám

ma nào, anh là một cán bộ tuyệt vời, một người chồng chung thủy, một ngườicha mẫu mực” Còn nữa: “Đứng đầu bảng phải là bà công đoàn (…).Đầubảng còn có mẹ già ngấm ngầm đợi chồng chết sẽ xử lý mẹ con cô Kiều chàiđược cái nhà của ông già thích của ngọt Cũng có khi đầu bảng còn có côKiều kia Hay là chị em hai cô cá sấu” [44; 121,138]

Trong truyện, tác giả đã bố trí cái chết này nối cái chết kia, người tưởngchết thì lại sống, người tưởng sống hoá ra lại chết, cuộc sống lẫn lộn giữa hư

và thực, giữa người với ma Đó là cơ hội để các nhân vật tự bộc lộ mình Kẻthực dụng, thủ đoạn, mánh khoé, kẻ theo đuôi, kẻ sống sa đoạ… Đám người

ấy cứ nhắng nhít cả lên, hồn nhiên phô diễn những ham hố dục vọng của mìnhqua lối hành văn giễu nhại, cười cợt độc đáo Đằng sau cái vẻ ngoài thân tình,chu đáo rất đáng cảm động mà họ dành cho nhau là những tâm địa tối tăm,hằn học đến mức trơ trẽn

Là cây bút nhạy bén và tỉnh táo, Hồ Anh Thái cũng tạo được cái nhìn

riêng về thế giới Anh hình dung cuộc sống như những mảnh vỡ và nhận thấy

Trang 40

ở đó sự xen cài của cái ác và cái thiện, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng

đi liền với cái nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục Hàng loạttruyện ngắn của anh tập trung phơi trần lối sống bê tha, nhếch nhác của con

người trong mọi hoàn cảnh bằng chất giọng giễu nhại: Phòng khách, Sân bay,

sứ quán sạch như lau như li” (Tờ khai visa) Rồi nhà văn cay đắng phát hiện

ra một nghịch lý: chỉ vì một suất đến “nước chiến bại” mà những “kẻ chiếnthắng” sắn sàng giẫm đạp lên nhau, bước qua cổ nhau

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng văn minh, thì xuất hiện càngnhiều cảnh sống nhố nhăng, ích kỷ, buông thả theo dục vọng thấp hèn, thậmchí điên rồ Đồng tiền đã phát huy thế lực vạn năng của nó trong khả năng thahóa cả xã hội

Trong truyện Cây hoàng lan hóa thành cây si của Hồ Anh Thái, ông Xê

đã quý vàng hơn tất cả Quái chiêu độc nhất mà ông nghĩ ra để đối phó khi bịkiểm tra là cạy mồm lũ con, bắt mỗi đứa nuốt mấy cái nhẫn, khiến đàn con

“phất phơ đi lại trong nhà như ma vàng” Rồi lại bắt chúng dàn hàng ngangđại tiện trước mặt mình, “gẩy tung tóe lên mà chẳng tìm được nhẫn vàng”

Có kẻ con nhà giàu đã giết đến ba mạng người một lúc để cướp sợi dâychuyền trên cổ người đàn bà đang mang thai và cái vòng bạc trên tay đứa bénăm tuổi chỉ vì “cướp cho vui cho thêm phần li kỳ cuộc sống nhạt thếch”

(Nghĩ ngợi quẩn quanh - Lê Minh Khuê) Kẻ gây tội phải đền tội: nhận án tử

hình Cái án tử hình với rất nhiều thủ tục đã được thi hành, dù tận năm năm

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tuấn Anh (2008), “Hài hước phồn thực trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”, http://tapchisonghuong.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tuấn Anh (2008), “Hài hước phồn thực trong văn xuôi Việt Namsau 1975”
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 2008
2. Phạm Tuấn Anh (2009), Sự đa dạng thẩm mỹ của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ Ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tuấn Anh (2009), "Sự đa dạng thẩm mỹ của văn xuôi Việt Nam sau1975
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 2009
3. Phan Thị Vàng Anh (2012), Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Vàng Anh (2012), "Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
4. Phan Thị Vàng Anh (2012), Tạp văn Phan Thị Vàng Anh, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Vàng Anh (2012), "Tạp văn Phan Thị Vàng Anh
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
5. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Nguyên Ân (biên soạn, 2003), "150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
6. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M. Bakhtin (1992), "Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
7. M. Bakhtin (1992), Những vấn đề thi pháp Dostoievski (Trần Đình Sử dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M. Bakhtin (1992), "Những vấn đề thi pháp Dostoievski
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
8. Vũ Bão (2010), Rễ bèo chân sóng, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Bão (2010), "Rễ bèo chân sóng
Tác giả: Vũ Bão
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2010
9. Vũ Bằng, “Cái cười trong văn chương Việt Nam”, http://www.trieuxuan.info Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Bằng, “Cái cười trong văn chương Việt Nam”
10. Nam Cao (2003), Sống mòn, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao (2003), "Sống mòn
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
11. Nam Cao (2011), Chí Phèo, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao (2011), "Chí Phèo
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2011
12. Đoàn Ánh Dương, “Phác thảo truyện ngắn Việt Nam đương đại”, http://nhavantphcm.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Ánh Dương, “Phác thảo truyện ngắn Việt Nam đương đại”
13. Đoàn Ánh Dương (2007), “Về lý thuyết tiếng cười lưỡng trị của M.Bakhtin”, http://vanhoanghethuat.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Ánh Dương (2007), “Về lý thuyết tiếng cười lưỡng trị củaM.Bakhtin”
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2007
14. Nguyễn Đăng Điệp, “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp”, http://tapchisonghuong.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Điệp, “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp”
15. Nguyễn Việt Hà (2008), Của rơi, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Việt Hà (2008), "Của rơi
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008
16. Nguyễn Việt Hà (2013), Con giai phố cổ, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Việt Hà (2013), "Con giai phố cổ
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
17. Bùi Như Hải, “Tư duy truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới về đề tài đạo đức xã hội”, http://vannghedanang.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Như Hải, “Tư duy truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới về đề tài đạođức xã hội”
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1992), "Từđiển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Lê Thị Đức Hạnh (giới thiệu và tuyển chọn, 2003), Nguyễn Công Hoan Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Đức Hạnh (giới thiệu và tuyển chọn, 2003), "Nguyễn Công HoanVề tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), “Cảm hứng giễu nhại trong văn học Việt Nam sau 1975”, http://stdb.hnue.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), “Cảm hứng giễu nhại trong văn học ViệtNam sau 1975”
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w