0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Tạo tiếng cười từ sự pha trộn mang tính nghịch dị các loại hình ngôn ngữ

Một phần của tài liệu CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 72 -72 )

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Tạo tiếng cười từ sự pha trộn mang tính nghịch dị các loại hình ngôn ngữ

ngôn ngữ

Nghịch dị, hay cái thô kệch, lố bịch “là một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tưởng, tiếng cười, sự phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc với cái thực, cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống như thực với cái biếm họa” [18; 141]. Như vậy, nghịch dị là một kiểu ước lệ đặc thù

Theo Bakhtin, trong tiến trình vận động của văn học, nghịch dị có những biến dạng khác nhau. Khởi nguyên của nó là tiếng cười trào tiếu dân gian sảng khoái hồn hậu. Đến thời kỳ văn học hiện đại, nó được dùng để biểu hiện cái “vô ngã”.

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là những nhà văn đầu tiên vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật nghịch dị vào sáng tác văn học. Ở trên, chúng tôi đã đề cập đến nghiên cứu của Đào Tuấn Ảnh. Trong bài viết Mỹ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, bà cho rằng: “Trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao thế giới nghịch dị mang màu sắc ảm đạm, đen tối, ghê sợ, nó là một cái gì đó thù địch, xa lạ và phi nhân. Trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cái nghịch dị thể hiện cảm quan cá nhân về một thế giới hiện đại bất ổn, hỗn loạn, trong đó diễn ra sự sụp đổ “quyền uy” của hệ hình văn hóa, xã hội đã tồn tại hàng nghìn năm trước đó, các giá trị tưởng như vĩnh hằng đã bị đảo lộn, mọi đức tin bị đánh mất (…), tất cả chỉ còn là một trò chơi, một cuộc chơi khổng lồ tràn ngập những diễn ngôn vô nghĩa lý” [84; 259-260].

Giai đoạn 1945 - 1975, trong nền văn học chính thống mang khuynh hướng sử thi trang trọng, nghịch dị không có môi trường tồn tại. Từ sau 1986, nó được hồi sinh gắn với nhu cầu “cười trở lại” của văn học và công chúng. Nghịch dị góp phần thể hiện tiếng nói tự do, dân chủ của con người cá nhân trước một thế giới mới đầy hỗn độn. Nó là sự kết hợp những cái không thể kết hợp như bi - hài, thật - giả nhằm khai tử những thói quen cũ mòn và khuôn sáo.

Nhiều cây bút truyện ngắn Việt Nam tiêu biểu trong khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI đã thể hiện thành công tiếng cười sảng khoái, mạnh mẽ nhờ sự pha trộn mang tính nghịch dị các loại hình ngôn ngữ. Đáng ghi nhận nhất là Hồ Anh Thái.

Độc giả đặc biệt ấn tượng với cách gọi tên nhân vật của Hồ Anh Thái. Có loại tên gắn với nghề nghiệp, địa vị, chức tước: giám đốc, võ sư, ông sử, bà viện phó, gã chuyên viên, ông viện trưởng, họa sỹ, chị nhà văn, ông Việt kiều… Có loại tên bị vật chất hóa: Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu (Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và Bóng Rổ) hay: Sâm Banh, Dăm Bông, Xúc Xích (Vẫn tin vào chuyện thần tiên). Có loại là một định dạng tếu táo: củ tam thất, Bạch Cốt Tinh (Bãi tắm); Phập, Rú (Chạy quanh công viên mất một tháng); Cá Sấu 1, Cá Sấu 2 (Trại cá sấu). Có khi tên nhân vật được số hóa, mã hóa: ông Số Một, bà Số Hai, cô Số Ba, Số Bốn (Tờ khai visa); cô Nhất, cô Nhị, cô Tam, cô Tứ (Bến Ôsin); ông A, ông Bê, ông Xê (Cây hoàng lan hóa thành cây si), Trạng 1, Trạng 2, Trạng 3… (Tin thật lòng). Có khi cũng họ tên đầy đủ: kiến trúc sư Nguyễn Toàn Thích, hòa thượng Thích Khái Quát… Kiểu tên gọi này xóa nhòa cá tính, diện mạo, biến nhân vật thành kẻ vô danh, phiếm chỉ như trong truyện cổ. Ngoài ra, còn tạo cảm giác về sự thủ tiêu bản sắc, bị hủy hoại nhân tính. Nhân vật hiện lên trong ám ảnh về sự vô tâm, dị hợm, lạc loài trong cõi sống.

Kèm theo cách gọi tên nhân vật, tác giả có khi còn chua thêm những lý giải khiến người đọc phải bật cười. Truyện Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và Bóng Rổ - kể về ba cô gái vừa hết năm thứ nhất khoa diễn viên thì được nhận vai trong một bộ phim hợp tác với Việt kiều; diễn viên chính được trả chín triệu, hai cô còn lại một cô ba triệu, một cô hai triệu: “Cả ba cô sẽ trở thành diễn viên nổi tiếng, ta chẳng nên gọi tên thật của họ ra làm gì. Cứ đơn giản gọi họ là Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu, mặc dù dùng tiền nong để đặt tên nhân vật đâu có hay ho gì”. Hoặc: “Ông tên là A. Tên thật. Không phải tôi sợ phiền viết tắt. Tên ông như một tiếng reo ngạc nhiên bất ngờ vỡ lẽ” (Cây hoàng lan hóa thành cây si).

Cách đặt tên nhân vật của Hồ Anh Thái khiến ta nhớ đến những “Typn”, ông “phán mọc sừng”, “cậu Phước - em chã” hay các bộ y phục

“Ngây thơ”, “hãy chờ một phút”… trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Cái xệch xạc, méo mó của nhân vật Số đỏ không chỉ lộ ra bên ngoài (hình ảnh lố bịch kệch cỡm của mẹ con bà phó Đoan) mà quan trọng là qua đối thoại, giọng điệu, cử chỉ (cụ cố Hồng, phán mọc sừng…). Chúng ta có thể không nhớ cốt truyện cả tác phẩm Số đỏ, nhưng không thể quên câu nói cửa miệng “bất hủ” của cụ cố Hồng: “biết rồi! khổ lắm, nói mãi”; không thể quên tiếng khóc quái đản của đứa cháu rể cụ cố Tổ: “Hứt!... Hứt!... Hứt!...”; càng không quên nổi cái “đám ma gương mẫu” mà Vũ Trọng Phụng đã thay mặt đám con cháu danh giá nhà cụ tổ chức. Thật là một màn đại hài kịch, một bức phù điêu kiệt tác về lối sống rởm đời, dị hợm của cả một xã hội. Tiếng cười, nhờ thế, trở nên cao cả và giàu tính nhân bản hơn.

Trong truyện Hồ Anh Thái, nhiều khi tác giả cố ý thổi phồng một chi tiết có thật, biến nó thành phi lý, bất thường, khó có thể hình dung. Trong

Chim anh chim em, đó là giấc mơ quái đản được ngủ với suốt lượt các nữ nhân viên, từ bà phó tiến sỹ sắp về hưu đến cô tạp vụ, cùng những trang nhật ký đĩ thõa của ông Thiển; là “đường dây chim Nam - Bắc” với sự tham gia của Sở Văn hóa, văn nghệ dân gian, Môi trường, An ninh Cửa khẩu, Hội Bảo vệ Mèo. Trong Cây hoàng lan hóa thành cây si hay Phòng khách, đó là thói ăn cắp vặt của đám trí thức, văn nghệ sỹ: “ông A” mỗi lần đi khiếu kiện lại đút túi một cái chén trà của văn phòng Vụ trưởng đem về tặng người yêu, “ông sử” mỗi lần rời “phòng khách” phải “cầm nhầm” một thứ gì đó trong những bộ đồ ăn sang trọng…

Có khi lại kết hợp vừa dân gian vừa hiện đại trong ngôn ngữ, kích thích trí tưởng tượng bằng lối trào tiếu độc đáo. Trong Tự truyện, đó là vô khối những biệt hiệu mà nhân vật “gã” đặt cho đồng nghiệp và các vật dụng trong cơ quan theo lối dân gian hóa: “vừa già vừa xấu đun nấu suốt ngày”, “đầu đen chân trắng mẹ mắng cũng mua”, “cắm vào run rẩy toàn thân, rút ra ướt đẫm

cả chân lẫn càng”. Rồi quy ước tất cả trong một đơn vị “con”: “con chủ nhiệm”, “con thủ trưởng”, “con tủ lạnh”. Quái dị hơn, ở đó người ta sẵn sàng bỏ tiền ra để hàng ngày được nghe đồng nghiệp nói xấu, bêu riếu lẫn nhau, thậm chí còn thấy hãnh diện vì mình có thể trở thành đề tài được giễu. Tự truyện đem đến những tràng cười khoái trá và đầy dư vị sâu xa; đem đến cho ta cảm giác được nhập cuộc, được đối thoại với cuộc sống của ngày hôm nay. Nhiều thành ngữ, lối nói dân gian được làm mới trong hành văn của Hồ Anh Thái, tạo sắc thái châm biếm, mỉa mai thâm thúy: “chị viện phó em chó què”, “cho gà ăn thịt gà”, “gái một con trông mòn con mắt, gái hai con mòn a xít”, “một người làm quan cả họ được nhờ, một người làm thơ cả họ bơ phờ”, “cha mẹ ki cóp cho cọp con xơi”, “túm kẻ nhuộm tóc, ai túm kẻ đen đầu”… Lối kể pha giọng quảng cáo với hàm ý mỉa mai cũng làm cho hành văn trở nên sống động: “Thời nay phụ nữ đã có Kôtếch Oai Xóptina luôn luôn giúp bạn tự tin, thời xưa chưa xa thì không tự tin bằng” (Trại cá sấu).

Bên cạnh đó, cách phát âm bảng chữ cái hay lối phiên âm tiếng nước ngoài theo kiểu “rất An Nam” cũng là một kết hợp tưởng như không thể mà Hồ Anh Thái đã sử dụng rất đắc địa để cười nhạo thói học đòi: “vê tê vê ba” (VTV3), “em xi” (MC), “mờ pê ba” (MP3), “Háo a iu? Oăn phôtô? Oăn mép?” (How are you? One photo? One map?), “oép” (web) …

Thú chơi chữ độc đáo của tiếng Việt còn cho phép Hồ Anh Thái thể hiện những liên tưởng hài hước, chua cay bằng lối tách - ghép từ rất nhuyễn: “vô tư và duyên dáng gọi tắt là vô duyên” (Anh xe ôm một chặng đường núi), “vô tư và hồn nhiên” gọi là “vô hồn” (Chơi), “ngôn ngữ ấy chỉ có ông mới xuất ra đằng khẩu được” (Cây hoàng lan hóa thành cây si), có kẻ đã đặt cho ông biệt danh Thủ Đô, theo nghĩa thủ là đầu đô là to (Cả một dây theo nhau đi). Thêm nữa là lối nói lái tạo tiếng cười bất ngờ, hiểm hóc: “Chín phẩy năm. Nắm phải chin”. Hoặc: “Đàn ông nó tiến thì mình giật lùi, đàn ông nó lúi thì mình giật tiền” (Tin thật lòng)…

Phổ biến nhất là lối diễn đạt suồng sã của đám thị dân hiện đại với đủ dạng biến hóa của ngôn ngữ đời sống thường nhật: “Chuyện của cô ấy nhạt như nước ốc, nước ốc gọi bằng cụ” (Tự truyện), “Hình hài phong độ ấy mà thơ ca thì phí một đời trai”, “cái gì cũng là chuyện vặt, cũng là chuyện nhỏ như con thỏ trên đồng cỏ” (Tin thật lòng), “Bỏ cha, giọng ấy quen thật. Hay chính là chủ nhiệm chửi đểu chửi đùa?” (Chơi).

Tóm lại, trong truyện Hồ Anh Thái, sự pha trộn đa dạng các loại hình ngôn ngữ đã tạo nên giọng văn xô bồ, hỗn tạp, phi chuẩn mực. Nó có tác dụng kích thích tư duy, buộc người đọc phải suy nghĩ, trăn trở về cái không bình thường của đời sống. Nó cũng là một phương thức nghệ thuật đặc sắc giúp thể hiện thành công cái hài theo tinh thần dân chủ và cảm quan hậu hiện đại của nhà văn.

Nhiều truyện trong Văn mới 5 năm cũng thể nghiệm lối hành văn pha trộn đa dạng các kiểu ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ của thị dân đương đại. Sau đây là một đoạn đối thoại của các nhân viên tòa soạn báo trong truyện

Bóng ma trong mê cung của Lê Anh Hoài:

“A: Cái váy ngủ chúng mày cứ bảo tao lấy hôm nay trông cũng đẹp đấy nhưng mà tao thấy mặc vào cứ như con phò, có khi chồng mình phát hoảng.

B: Mày ngu lắm, thảo nào chồng nó chán. Chồng nó thích mình như phò cơ…

C: Đàn ông chúng nó đều thích bọn gái đĩ!

B (liếc xéo sang Man): Bọn gái đĩ thì lại thích càng nhiều đàn ông càng tốt! A: Chứ không phải là mày cũng thích thế?” [45; 90,91].

Đó là kiểu hành ngôn lột truồng bản chất của đời sống hiện đại, để cho nó hiện lên trong vẻ sống sượng, thô kệch mà không hề mài giũa, đẽo gọt.

Truyện Nguyễn Việt Hà hấp dẫn độc giả đương đại nhờ cái “vỏ ngôn từ” rất cởi mở và có tính hội nhập cao. Trong đó, người đọc không khó để

nhận ra sự hòa phối thật bất ngờ các loại hình ngôn ngữ. Đọc Biển lạ, ta đặc biệt ấn tượng về “tứ đại phê bình gia” với những cái tên sặc mùi kiếm hiệp: Tây Đọc, Nam Gào, Bắc Thét, Đông La. Nghe thế, đủ biết phương tiện hành nghề của họ không thể là những khối óc uyên thâm, sắc sảo và tiến bộ. Đây là lời của họ để giới thiệu tập thơ “ÔI” mới xuất bản: “ÔI là một tập thơ tươi nên đương nhiên có nhiều mới lạ. Nó sẽ không có những độc giả trên sáu mươi tuổi, những người đã sống nhẵn một hoa giáp. ÔI là một tiếng kêu miên dại của một bản ngã thanh tân Tôi đã mất Tê. Vì vậy nó cựa quậy sống động. ÔI không bao giờ là thiu” [15; 204].

Đọc nhiều truyện ngắn trong tập Của rơi của Nguyễn Việt Hà, thấy trong văn thỉnh thoảng lại xuất hiện một câu thơ hay trích lời một ca khúc mà giữa chúng chẳng có mối liên hệ gì với nhau: “Tại sao Nam lại lấy người đàn bà này mà không lấy người đàn bà kia. Một câu hỏi lớn không lời đáp. Và nếu có trả lời được thì cũng hàm hồ mông lung như xuất xứ của một đặc sản dân tộc là phở bò…” (Cố rồi sẽ nhớ); “Và Trang thiếp đi như là cô muốn ngủ.

Nắng có hồng bằng đôi môi em. Mưa có buồn bằng đôi mắt em. Tóc em từng sợi nhỏ. Hình như lại sắp đến rằm” (Hồn của bướm); “Trong đám đông nhan nhản vô danh đã có thêm một người. Chao ôi, nam tử Hán đại trượng phu,

phải có danh gì với núi sông. Thi sĩ nhớ lại mối tình đầu” (Thật bồ đoàn); “Hơn bốn mươi năm rồi màu mắt người nông dân hình như vẫn vậy. Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Thơ ca nhiều lúc được dùng như xà phòng” (Kịch bản của đời). Rõ ràng, văn đang kể chuyện này, thơ lại thò ra chuyện khác. Tác giả ép chúng cặp đôi với nhau, tạo sự đứt gãy, chắp vá trong mạch kể. Phải chăng, đó cũng là một dụng ý nhằm biểu đạt sự nham nhở, ngổn ngang những mảnh ghép của cuộc đời?

Có khi tác giả mượn lời của một nhân vật khác đặt vào miệng nhân vật của mình: “Vợ Nam bảo người Hà Nội gốc khi ăn phở có thể cho thêm cơm

nguội. Nước phở bò nóng chan cơm nguội rồi nửa nằm nửa ngồi xem đá bóng Anh. Ngon thật. Tiên sư thằng Tào Tháo” (Cố rồi sẽ nhớ). Tác giả còn đưa ra nhiều liên tưởng khuếch đại đậm chất hài hước: “Tôi lấy được vợ tôi là một kỳ tích. Tuy nó không hào hùng bằng chiến công của dũng sĩ Hercule, không quá gian nan như trò chơi Mario đi cứu công chúa, nhưng ở khía cạnh nào đấy nó cũng suýt soát tầm hoành tráng của bi kịch Othenllo” (Thiếp cưới của vợ) [15, 135]; hay: “Mẹ tôi ấp úng cười hoan hỉ như Tôn phu nhân được tin cầu hôn, còn bố tôi bối rối vụng về như Lưu Huyền Đức phiêu lưu sang Giang Đông lấy vợ” (Những trang báo ma quái)[15; 259]…

Kiệt Tấn cũng là nhà văn tạo được thế mạnh riêng cho ngòi bút của mình nhờ biết kết hợp nhiều kiểu ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác với nhiều nhà văn đương đại trong nước, sự kết hợp ấy trong văn Kiệt Tấn đọc lên thấy dí dỏm, hiền lành, quê kiểng. Kiệt Tấn viết da diết nhất về mẹ, về những “khuôn mặt quê hương”, viết rất bạo về tình yêu, tình dục. Ông coi đàn bà như một thứ tôn giáo, và tự nhận: “Tôi nghiền đàn bà như nghiền ma túy”. Biệt tài của Kiệt Tấn là dù viết về niềm thành kính trân trọng hay sự thụ hưởng trần thế đều bằng giọng văn đậm chất “miệt vườn”, chấp chới giữa nghiêm túc và bỡn cợt, pha trộn giữa truyện và ký. Nụ cười tre trúc là truyện về mẹ, tưởng phải trang trọng thiêng liêng, nhưng lại rất hóm. Tiếng cười tinh nghịch theo suốt những kỷ niệm được gợi nhắc:

“Má tôi hiền lành như vậy đó, nhưng lúc nào cần “động thủ” là bà cũng thẳng tay trừ gian diệt bạo như một hiệp khách, khi tình thế đòi hỏi: mỗi lúc bà lôi tôi ra sàn tắm rửa kỳ cọ! Tôi mà giãy dụa không để yên cho bà chà láng cạo hờm là má tôi không ngần ngại khỏ gáo dừa lên đầu tôi, mặc tình cho tôi giẫy khóc, tranh thủ độc lập, dành quyền tự quyết và đòi hỏi được tự do… ở dơ. Tắm xong, bà cho tôi cái bánh men để dỗ an bá tánh” [65; 89].

“Má tôi không biết được những mối tình của thằng con út của bà (…). Cũng may cho bà. Vì nếu biết được, có lẽ bà lại có chầu đổ lệ khóc tiếng Tây,

tiếng Mỹ và không chừng cả tiếng Mọi Da Đỏ để tỉ tê với các nàng dâu hụt của bà” [65; 114-115].

“Không phải má tôi chỉ khóc vì tình mà thôi đâu. Má tôi còn khóc vì thương nhiều lắm (…). Con heo chở theo lúc tản cư bị bắt làm thịt ăn bà cũng

Một phần của tài liệu CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 72 -72 )

×