Các nước lớn đều đánh giá việc Trung Quốc đưa ra chính sách đối với khu vực châu Phi đã thể hiện tham vọng toàn cầu, không chỉ bó hẹp ở phạm vi xung quanh, láng giềng mà vươn rộng đến l
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Trang 2Ph ản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung
Ph ản biện 2: TS Lê Phụng Hoàng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
Trang 33
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTTRONG LUẬN VĂN
Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
ACP Africa, Caribbean and Pacific Khu vực châu Phi, vùng Caribê và
Thái Bình Dương AGOA Africa Growth and
ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CAR Central African Repulic Trung Phi
CNOOC China National Offshore Oil
EPA Economic Partnership
Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FOCAC Forum of China-Africa
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
LDC Least Deverlopment Countries Các nước kém phát triển nhất
NEPAD New Partnership for Africa’s (Chương trình) Đối tác mới vì sự
Trang 4OECD Organization for Economic
Cooperation and Deverlopment
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh
tế SCO Shanghai Cooperation
Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
SEZ Special Economic Zone Khu vực kinh tế đặc biệt
SINOPEC China Petroleum and Chemical
Corporation
Tập đoàn Hóa dầu quốc gia Trung Quốc
SSA Sub Saharan Africa Châu Phi cận Sahara
UNSC United Nations Security
Council
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 53 Tốc độ tăng trưởng của 54 nước châu Phi (2006 – 2008) 127
4 Kim ngạch thương mại Trung – Phi (1990 – 2008) 127
5 Các chuyến thăm châu Phi của các nhà lãnh đạo Trung
Quốc (1996 – 2009)
127
Trang 66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang
1 Các thị trường châu Phi quan trọng nhất cho hàng hóa
3 Biểu đồ xóa nợ của Trung Quốc cho các quốc gia châu Phi,
năm 2000 –2006, đơn vị: triệu đô la Mỹ
130
4 Hỗ trợ tài chính của Trung Quốc cho châu Phi (2000 –
2006), không bao gồm các khoản tài chính cho Angola trị giá khoản 4 tỉ đô la Mỹ
131
5 Các đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc ở
châu Phi năm 2006, đơn vị triệu đô la Mỹ
132
6 Biểu đồ Thương mại Trung Quốc – châu Phi (2001 –
2010) (đơn vị tỷ USD)
133
Trang 77
MỤC LỤC
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu trong luận văn
Danh mục biểu đồ trong luận văn
DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
4 Phương pháp nghiên cứu 20
5 Nguồn tư liệu 20
6 Đóng góp khoa học của luận văn 21
7 Bố cục của luận văn 22
CHƯƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TR
1.1 Khái quát về châu Phi 23
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và con người 23
1.1.2 Về kinh tế, chính trị 25
1.1.3 Về lịch sử 27
1.2 Sự phát triển của Trung Quốc 29
1.3 Quan hệ Trung Quốc – châu Phi trước thế kỷ XXI 30
1.4 Yếu tố địa chính trị - kinh tế của châu Phi, nơi thu hút mối quan tâm của các cường quốc 35
Ti ểu kết 43
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI TRONG TH ẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 45
2.1 Bối cảnh 45
2.2 Các mục tiêu chiến lược 47
Trang 88
2.3 Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong
thập niên đầu thế kỷ XXI 49
2.3.1 Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC) 49
2.3.2 Về công cụ, phương tiện 57
2.3.3 Cơ chế 62
2.3.4 Nội dung 64
Tiểu kết 74
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM, THÀNH CÔNG, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN V ỌNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI BÀI H ỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 75
3.1 Đặc điểm chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI 75
3.2 Thành công và thách thức 77
3.2.1 Về thành công 77
3.2.2 Về thách thức 81
3.3 Triển vọng 89
3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi 92
Ti ểu kết 93
KẾT LUẬN 95
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC LUẬN VĂN 113
Trang 9Về mặt địa lý, châu Phi là địa bàn xa xôi so với Trung Quốc Trong những
thập niên 1970 và 1980 của thế kỷ XX, châu Phi không phải là địa bàn truyền thống trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc Nhưng đầu thế kỷ XXI, lợi ích về chính
trị, kinh tế và văn hoá, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng đối với Trung Quốc ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề cấp thiết buộc Trung Quốc phải tìm đến các khu
vực xa xôi giàu tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Với lối tư duy
đó, Trung Quốc đã tìm đến châu Phi - lục địa đáp ứng được nhu cầu về năng lượng,
thị trường Mặt khác, châu Phi ấn tượng với mô hình phát triển của Trung Quốc,
sẵn sàng mời chào doanh nghiệp Trung Quốc đến thị trường châu Phi Trên cơ sở
đó, năm 2006, Trung Quốc coi trọng, thúc đẩy quan hệ với châu Phi, và ban hành
chi ến lược kiểu mới” Các nước lớn đều đánh giá việc Trung Quốc đưa ra chính
sách đối với khu vực châu Phi đã thể hiện tham vọng toàn cầu, không chỉ bó hẹp ở
phạm vi xung quanh, láng giềng mà vươn rộng đến lục địa đen xa xôi
Văn kiện cụ thể hoá các lĩnh vực hợp tác, đưa ra nhiều biện pháp thực hiện, đem lại thành quả lớn cho Trung Quốc và châu Phi Bên cạnh mặt thuận lợi, chính sách mở rộng gặp không ít thách thức, đó là xu hướng phản đối sự hiện diện của Trung Quốc trong dư luận châu Phi ngày càng tăng lên, vị thế tương đối thấp của châu Phi trong tính toán chiến lược đối ngoại chung của Trung Quốc Ngoài ra, việc Trung Quốc tăng cường đầu tư cho các quốc gia bất ổn ở châu Phi làm gia tăng tính
cạnh tranh với các nước lớn khác cũng như phá vỡ tính cân đối, phát triển bền vững,
huỷ hoại các nỗ lực chống đói nghèo ở khu vực…
Trang 1010
Trung Quốc hiện xem châu Phi là cái mỏ quan trọng cung cấp nguồn năng
lượng và là thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn hiện nay và ngay cả trong tương lai Vì thế, Trung Quốc tăng cường trao đổi thương mại, thúc đẩy đầu tư và viện trợ đối với các nước châu Phi, nâng cao ảnh hưởng về kinh tế, đương nhiên kéo theo ảnh hưởng về chính trị, an ninh và từ đó tạo ra những lợi thế ở châu Phi Về dài hạn,
việc Trung Quốc chỉ chú trọng đầu tư trong lĩnh vực hợp tác tài nguyên, mà không chú trọng cải thiện nền chính trị, dân chủ hay phát triển bền vững cho các nước châu Phi, thậm chí còn ủng hộ và tích cực đầu tư cho các quốc gia bất ổn tại đây làm cho tình hình các nước châu Phi càng bất ổn hơn, phá vỡ tính bền vững và gây
ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Hoạt động mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng làm xói mòn nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế tại châu Phi… Những điều này sẽ tác động không tốt đến quan
hệ Trung Quốc - châu Phi trong tương lai
Việc Trung Quốc không chỉ mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, mà còn
vươn “bàn tay” đến các lục địa xa xôi như châu Phi, Mỹ La tinh đã phần nào thể
hiện tham vọng cường quốc toàn cầu của mình Việc này sẽ va chạm với chiến lược toàn cầu của Mỹ, dẫn đến làm nóng lên cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc tại
“lục địa đen” Do vậy, tìm hiểu chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI là một việc làm có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn
Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung
Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI nhằm tìm hiểu nguyên nhân, mục tiêu, quá trình hình thành và triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi Từ đó, làm nổi bật đặc điểm và tính chất của chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập kỷ qua
Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu này góp phần lý giải những thách
thức mà Trung Quốc phải đối mặt, khi bị phương Tây và các nước ở châu Phi chỉ trích những chính sách của họ, cũng như tương lai quan hệ Trung Quốc – châu Phi
và những tác động đối với Việt Nam
Trang 1111
Trong điều kiện đó, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “chính sách đối ngoại
c ủa Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI” để làm luận văn Thạc
sĩ Sử học của mình
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam như sau:
Tác giả Lê Văn Mỹ và tập thể nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Trung Quốc
đã biên soạn tác phẩm “Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách
m ở cửa (1978 – 2008)” Tác phẩm đã hệ thống hóa những điều chỉnh trong chiến
lược và chính sách đối ngoại của Trung Quốc 30 năm qua, đặc biệt là sự điều chỉnh trong quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước lớn (Trung - Mỹ, Trung - Nhật,…),
với các nước láng giềng xung quanh (Trung – Nga, Trung - Ấn,…), và một số khu
vực trên thế giới (ASEAN, EU, châu Phi, Mỹ Latinh…) Riêng phần quan hệ Trung Quốc – châu Phi, công trình giành khoảng 26 trang để giới thiệu những sự kiện, thành tựu, triển vọng trong quan hệ hai bên
Tập thể tác giả trên cũng cho ra đời ấn phẩm “Ngoại giao Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa h ai mươi năm đầu thế kỷ XXI” vào quý III năm 2011 Công trình đã
phân tích, đánh giá nhiều vấn đề như tình hình thế giới, khu vực và Trung Quốc
những năm đầu thế kỉ XXI; Quan hệ Trung Quốc với các nước lớn; Quan hệ Trung
Quốc với các nước láng giềng và các nước đang phát triển; ngoại giao văn hóa; Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại (2011 – 2020)… Tuy ở mức độ khái quát, nhưng hai công trình trên đã giúp chúng tôi định hình một cách nhìn tổng quan về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao đối với châu Phi
Đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội, chính trị – đối ngoại, văn hóa – giáo dục của Trung Quốc trong những thập kỷ qua, cũng có một số công trình như sau:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 55 năm xây dựng
và phát triển (1949 – 2004) do Viện Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức và được nhà
xuất bản khoa học xã hội phát hành năm 2005 Công trình tập hợp nhiều bài viết
Trang 1212
khác nhau với nhiều nội dung phong phú như những vấn đề chính trị – đối ngoại, kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục của Trung Quốc trong 55 năm qua; Công trình
Hội thảo khoa học “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 60 năm xây dựng và phát triển
(1949 – 2009)” do Viện nghiên cứu Trung Quốc phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2010, công trình trình bày một cách khái quát về những vấn đề lý luận, thực tiển xây dựng Đảng, xây dựng kinh tế – xã hội, văn hóa, đối ngoại của Đảng và nhà nước Trung Quốc trong 60 năm qua
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc: những
vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Đỗ Tiến Sâm làm chủ biên và được Nhà
xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 2008 Công trình đã tập hợp những bài tham luận của các nhà khoa học với nhiều nội dung như những quan điểm về cải cách mở cửa, về xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; về xây dựng Đảng, đối ngoại và quốc phòng của Đảng và Chính phủ Trung Quốc tại Đại hội XVII
Cuốn “Những vấn đề kinh tế – xã hội nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm
đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020” được Tiến sĩ Hoàng Thế Anh chủ biên,
xuất bản giữa năm 2012 Công trình tập trung làm rõ những chính sách của Đảng và Chính Phủ Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề nổi bật và đưa ra những đánh giá cả định lượng lẫn định tính về những thành tựu và hạn chế của từng vấn đề nổi bật ở Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, đồng thời so sánh một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của Trung Quốc với một số nước trên thế giới Trên cơ sở đó, các tác giả dự báo về sự phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc đến năm 2020
Tác giả Nguyễn Minh Mẫn với luận án Tiến sĩ “Chính sách ngoại giao năng
lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI” đã nêu bật chính sách
ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI và việc triển khai chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại các khu vực trên thế giới, trong đó có châu Phi
Những công trình trên đây đã cung cấp nguồn tư liệu có giá trị về nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, đối ngoại…) giúp chúng tôi có cách nhìn nhận đúng đắn,
Trang 13Viện khoa học xã hội Việt Nam công bố như “Cẩm nang các nước châu Phi” do
PGS.TS Đỗ Đức Định phối hợp với Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, ấn
hành năm 2010; Đỗ Đức Định (chủ biên, 2006), “Tình hình chính trị – kinh tế cơ
bản của châu Phi”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội đã khái quát tình hình chính trị
và kinh tế châu Phi, quan hệ kinh tế đối ngoại của châu Phi và các vấn đề nan giải
về kinh tế-chính trị cũng như xu hướng phát triển chính của châu Phi; Đinh Thị
Thơm (chủ biên, 2007), “Thị trường một số nước châu Phi – cơ hội đối với Việt
Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội đã hệ thống hóa, phân tích những thông tin và tổng hợp những ý kiến không chỉ thuần túy về phương diện kinh tế, thương mại mà
cả về phương diện địa-kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội…những yếu tố quy định tính
đặc thù của thị trường châu Phi; Trần Thùy Phương (chủ biên, 2009), “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở một số nước châu Phi”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội nhằm giải
thích cho những câu hỏi về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở châu Phi, đánh giá tình hình thu hút FDI vào châu lục, những liên hệ và gợi ý cho châu Phi và Việt Nam
Tác giả Đỗ Đức Định với tác phẩm “Châu Phi – Trung Đông: những vấn đề
chính trị và kinh tế nổi bật”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội và công trình của
PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên, 2011), “Châu Phi: một số vấn đề kinh tế và
chính trị nổi bật từ sau chiến tranh lạnh và triển vọng”, Nxb khoa học xã hội, Hà
Nội Hai công trình trên, ngoài nghiên cứu về Trung Đông đã nghiên cứu nhiều vấn
đề lớn, nổi bật và cơ bản nhất về châu Phi, đó là sự thay đổi về thể chế chính trị và kinh tế; vấn đề sắc tộc; vấn đề tôn giáo; mối quan hệ với các nước lớn then chốt; nguồn tài nguyên dầu lửa và mối quan hệ hợp tác với Việt Nam
Việc nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi, chúng ta không chỉ nghiên cứu riêng về Trung Quốc và châu Phi mà chúng ta còn phải đặt phạm vi,
Trang 1414
đối tượng nghiên cứu đó với bối cảnh chung của lịch sử thế giới và khu vực Chính
vì vậy, nghiên cứu những đặc điểm về kinh tế, chính trị thế giới nói chung sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, ở nhiều góc độ cũng như sự tác động và ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với vấn đề nghiên cứu
Công trình “M ột số đặc điểm nổi bật của thế giới và khu vực những năm đầu
th ế kỉ XXI”, của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng và TS Nguyễn Mạnh Hùng (Đồng
chủ biên, 2011), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành nhằm chỉ ra, phân tích, đánh giá đa chiều những chuyển biến kinh tế, chính trị ở cấp độ toàn cầu và khu vực (trong đó có Trung Quốc và châu Phi), hay công trình “Kinh tế và chính trị thế giới
đến năm 2020” do PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh chủ biên, được Nhà xuất bản khoa học
xã hội ấn hành năm 2012, đã khái quát một số nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển nền kinh tế và chính trị thế giới, xác định, phân tích, đánh giá nền kinh tế, chính trị thế giới và khu vực (trong đó có Trung Quốc và châu Phi) từ năm 2000 ở những khía cạnh khác nhau và dự báo xu hướng cơ bản đến năm 2020…
Từ năm 2000, cũng đã có một số bài viết về quan hệ Trung Quốc – châu Phi
Có thể dẫn ra một số tác phẩm:
Tài li ệu tham khảo đặc biệt, số ra hằng ngày của Thông tấn xã Việt Nam
(TTXVN) như: Trung Quốc tăng cường phát triển quan hệ với châu Phi (15/2/2006); Trung Quốc đang tích cực mở rộng quan hệ với châu Phi (9/3/2006); Trung Quốc tăng cường thâm nhập vào châu Phi (10/5/2006); Chính sách ngoại giao mềm của Trung Quốc tại châu Phi, Trung Quốc trong công cuộc chinh phục châu Phi (10/7/2006); Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỉ XXI (30/7/2006); Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc tại châu Phi (28/8/2006); Tham
vọng của trung Quốc ở châu Phi và bóng ma “chủ nghĩa đế quốc cũ” (19/10/2006); Xung quanh chiến lược của Trung Quốc đối với châu Phi (22/11/2006); Triển vọng
hợp tác Trung – Phi, Trung Quốc chiếm lĩnh châu Phi vì dầu mỏ và tài nguyên (16/12/2006); Trung Quốc tăng cường “đổ bộ” vào châu Phi (28/8/2010); Châu Phi quan tâm đến mô hình “chủ nghĩa tư bản Trung Quốc” (5/9/2011); Sách trắng về
“phát triển hòa bình của Trung Quốc” (18/9/2011)…
Trang 1515
Các bài viết trong Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông như: Một số
vấn đề xung quanh quan hệ giữa Trung Quốc đối với một số nước châu Phi về dầu
lửa (Phạm Thanh Tuấn, số 2, 2006); Trung Quốc – châu Phi: đối tác chiến lược kiểu
mới (Đỗ Minh Cao, số 1, 2007); Quan hệ Trung – Phi cuối XIX đầu thế kỉ XXI (Ngô Chí nguyên, số 5, 2007); Tăng cường quan hệ Trung – Phi trên lĩnh vực chính
trị - ngoại giao từ sau chiến tranh lạnh (Nguyễn Thanh Hiền- Hà Thị Phương, số 8, 2007); Quan hệ Trung Quốc – châu Phi trong giai đoạn hiện nay (Hồ Châu, số 11, 2007); Quan hệ nông nghiệp Trung Quốc – châu Phi (Đỗ Minh Cao, số 11, 2008); Trung Quốc- đối tác nông nghiệp quan trọng ở châu Phi trong những thập niên đầu
thế kỉ XXI (Trần Thị Lan Hương- Đặng Thị Thư, số 3, 2009); Chương mới trong quan hệ Trung Quốc – châu Phi (Đỗ Minh Cao, số 4, 2009); Quan hệ với châu Phi –
cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc (Nguyễn Văn Lịch, số 7, 2009); Châu Phi trong chiến lược của các nước lớn những năm đầu thế kỉ XXI (Phạm Thanh Hà – Nguyễn Vĩnh Thanh, số 10, 2009); Sự cạnh tranh vị thế giữa Ấn Độ và Trung Quốc
tại châu Phi những năm đầu thế kỉ XXI (Trần Bách Hiếu, số 11, 2009); Quan hệ châu Phi – Trung Quốc (Vũ Thị Thanh, số 2, 2010); Quan hệ hợp tác kinh tế Trung
Quốc – châu Phi (Nguyễn Nhâm, số 3, 2011)
Các bài viết trong Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc: Quan hệ chiến lược Trung
Quốc – châu Phi nhìn từ khía cạnh kinh tế (Trần Thọ Quang, số 12, 2009); Trung
Quốc trong khu vực- vị thế và thách thức (Phùng Thị Huệ, số 2, 2010)…
Tất cả các bài viết trên chủ yếu ở dạng biên khảo, phổ biến kiến thức và chưa
có công trình nghiên cứu chuyên sâu
Nhìn chung cho đến nay, hầu hết các công trình chỉ nghiên cứu về những vấn
đề có tính chất nổi bật như tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại… của từng nước (Trung Quốc, châu Phi) riêng rẽ Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi thập niên đầu thế kỉ XXI ở Việt Nam chưa phong phú và chưa có mức độ chuyên sâu, phần nào có tính tản mạn và hạn chế
Một vài công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài như:
Trang 1616
Dorothy, G and Manji, F (eds) (2008), “China’s new role in Africa and the
South: A search for a new perspective”, Nairobi, Oxford and Bangkok: Fahamu and
Focus on the Global South, ISBN: 978-1-906387-26-6 Công trình tập hợp các bài báo cáo của các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về các vấn đề
quốc tế (châu Phi, Trung Quốc…) như các chủ đề xung quanh về phát triển, môi
trường, công bằng xã hội và hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế … của Trung Quốc, mà đặc biệt là phản ánh những mối quan tâm chung, sự hiểu biết đầy
đủ hơn với nhiều sắc thái về vị thế địa chính trị của Trung Quốc ở châu Phi…
Hannah Edinger, Hayley Herman & Johanna Jansson (2008), “New impulses
from the South China’s engagement of Africa”, A Publication of the Centre for
Chinese Studies (CCS), Stellenbosch University Stellenbosch, South Africa Công trình hội thảo này cung cấp những tham luận của các nhà khoa học xoay quanh nội dung về sự tham gia ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi, mối quan hệ chính trị và kinh tế của Trung Quốc đối với châu Phi Trong số các vấn đề được thảo luận
là tập hợp những câu hỏi về hỗ trợ phát triển của Trung Quốc sang châu Phi, địa chính trị và phát triển trong quan hệ Trung Quốc-Châu Phi và những tác động của
nó đối với môi trường trong nước và hội nhập của lục địa châu Phi vào nền kinh tế toàn cầu
Anthony Yaw Baah and Herbert Jauch (eds.) (2009), “Chinese investments in
Africa: A labour perspective” Windhoek: African Labour Research Network ISBN
No: 99916-64-94-7 Công trình này xem xét một số các khoản đầu tư chính của Trung Quốc ở châu Phi, bao gồm cả bản chất của đầu tư, các lĩnh vực, tác động kinh
tế của các khoản đầu tư cũng như quan hệ lao động và điều kiện làm việc của các công ty Trung Quốc ở châu Phi Sự quan tâm đặc biệt trong cuốn sách này là thương mại và đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi có phải là thoả thuận đôi bên cùng
có lợi hay chỉ đơn thuần là một hình thức mới của "chủ nghĩa thực dân"?, sự tham gia kinh tế của Trung Quốc có phải thúc đẩy nền kinh tế châu Phi phát triển hay châu lục sẽ là nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Trung quốc …
Trang 1717
Ian Taylor (2009), “China’s New Role in Africa”, USA, ISBNs:
978-1-58826-636-1 hc, đã khái quát về chính sách châu Phi của Trung Quốc, ngoại giao dầu mỏ, tác động của hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, vấn đề con người và gìn giữ hòa bình của Trung Quốc… từ đó làm nổi bật vai trò mới của Trung Quốc đối với châu lục
Richard Schiere (2011), “China and Africa: An Emerging Partnership for
Development”? – An overview of issues, Series N° 125, African Development
Bank, Tunis, Tunisia Công trình tập trung làm rõ sự tăng cường mạnh mẽ quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các đối tác châu Phi hơn mười thập kỷ qua Sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư thường được hỗ trợ bởi sự trợ cấp hoặc cho vay ưu đãi từ chính phủ Trung Quốc như là một phần của chiến lược "toàn cầu" của Trung Quốc Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc là một phần kết quả của sự gia tăng vai trò kinh tế và sức mạnh của Trung Quốc trên trường quốc tế, và một phần là kết quả sự quan tâm của Trung Quốc đối với tài nguyên thiên nhiên phong phú của châu Phi để phục vụ cho nền kinh tế tăng mạnh của mình
Congressional Research Service Library of Congress (2008), “China’s
Foreign Policy and “Soft Power” in South America, Asia, and Africa”, U.S
Government Printing Office, Washington, DC Nội dung công trình phân tích các
mối quan hệ của Trung Quốc với các nước ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, Tây Nam Thái Bình Dương, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Á, Đông Nam Á, và châu Phi cận Sahara Nguyên nhân sự tham gia ngày càng tăng ảnh hưởng đến chính sách
của Trung Quốc?
Các lợi ích kinh tế và chính trị Trung Quốc cam kết với quốc tế ở các khu vực này, và Trung Quốc sẽ tăng cường ảnh hưởng tính thực dụng và minh bạch hơn trong chính sách của mình hay là để củng cố tình cảm dân tộc chủ nghĩa và đường
lối cứng rắn hơn? Đồng thời, tổng quan về mục tiêu chính sách của Trung Quốc ở nước ngoài bằng sức mạnh mềm và tác động đối với Hoa Kỳ
Luo Jianbo & Zhang Xiaomin (2009), "China’s African Policy and its Soft
Power", in AntePodium, Victoria University of Wellington Các tác giả đã đưa ra
Trang 1818
một số mục tiêu chủ yếu, thành công và thách thức về việc sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc đối với châu Phi, đồng thời cung cấp một vài giải pháp để họ tiếp tục sử dụng quyền lực mềm, nhằm cải thiện hình ảnh và tăng cường mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi trong tương lai
Các công trình trên đây đã cung cấp một nguồn tư liệu giá trị và cần thiết giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn đối với vấn đề đặt ra
Ngoài ra, còn có một số bài viết, các bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc
và châu Phi đăng trên các tạp chí, trích từ các công trình, các website … ở mục tài liệu tham khảo của luận văn và có liên quan đến đề tài như Chuka Enuka (2010),
China’s Rising Roles in Africa’s Socio-Economic Good: The Problems and Challenges, Pakistan Journal of Social Sciences Year: 2010, Volume: 7, Issue: 6,
Page No: 424-432; Du Xiaocong (2010), China's Role in Africa -Speech by
Counselor Du Xiaocong of the Chinese Permanent Mission to the UN at the
"Symposium on Africa-China Relations" held by Syracuse University, August,
4th,2010; Evan S Medeiros (2006) ,Chinese Foreign Policy: The African
Dimension Presentation given at a FLADIPRI conference on “Strategy and
Security in Southern Africa”, Lisbon, October 2006 (mimeo); Garth Shelton (2005),
China, Africa and Asia Advancing South-South Co-operation Ciudad Autónoma de
Buenos Aires, Argentina Junio 2005 pp: 347-383; Guillaume Mounmouni (2010),
China’s Relations with African Sub-regions: The Case of West Africa In: AUC:
China and Africa: Assessing the Relationship on the Eve of the Fourth Forum on China Africa Co-operation (FOCAC IV) African Union Commission (AUC), The Bulletin of Fridays of the Commission Team, 3 (2010)1:25-43; Guillaume
Mounmouni (2006), Domestic Transformations and Change in Sino-African
Relations, Center on China's Transnational Relations - Working Paper No 21; Hany
Besada (2008), The Implications of China’s Ascendancy for Africa, Working Paper
No 40, The Centre for International Governance Innovation (CIGI), Waterloo,
Ontario, Canada; Li Anshan (2007) “China and Africa: Policy and Challenges,” China Security, Vol 13, No.13, pp.69-93; Mary-Françoise Renard (2011), China’s
Trang 1919
Trade and FDI in Africa, African Development Bank, Working Paper No 126 May
2011; Michal Meidan (2006) “China’s Africa Policy: Business Now, Politics
Later”, Asian Perspective, Vol.30, No.4, 2006, pp72; Peter Brookes and Ji Hye
Shin (2006), China’s influence in Africa: Implication for the United States, The
Heritage Foundation (Washington, DC.), No.1916, February 22, 2006…
Hầu hết các bài viết có sự phân tích, đánh giá, tổng hợp và nêu lên những ý kiến cá nhân về sự tham gia của Trung Quốc ở châu Phi như chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại Tuy nhiên, những ý kiến đó chưa có sự thống nhất, thậm chí có những nhận định trái chiều, nội dung còn rời rạc
Tóm lại, các tác giả nói trên đã nêu lên các mặt hoạt động trong quan hệ Trung Quốc – châu Phi ở những mức độ khác nhau và thời gian công bố nhưng còn chưa đi sâu vào phân tích, trình bày đầy đủ chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề đặt ra một cách hệ thống và có tính chất chuyên khảo, làm nổi bật lên chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi thập niên đầu thế kỉ XXI
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách
đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI Qua
đó, luận văn tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, mục tiêu chiến lược, nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI
Không gian nghiên cứu của luận văn là chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi Châu Phi là khu vực có vai trò, vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách ngoại giao của Đảng và chính phủ Trung Quốc
Thời gian mà luận văn tập trung nghiên cứu là trong thập niên đầu thế kỷ XXI, tức là từ năm 2001 đến năm 2010 Đây là khoảng thời gian mà Trung Quốc thực hiện và triển khai chính sách đối ngoại với không gian rộng, đa chiều, mang
Trang 2020
tính tích cực, chủ động… nhằm tranh thủ tập hợp lực lượng, tạo thế có lợi và ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong trật tự, cục diện mới của thế giới mới
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp chuyên ngành: chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp lịch sử, phương pháp logich, phương pháp so sánh sử học và phương pháp định lượng Trong đó, vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logich là quan trọng nhất Cụ thể là thu thập, sưu tầm, nghiên cứu và
xử lý các nguồn tư liệu thành văn để rút ra những sự kiện lịch sử chân thực cần thiết cho đề tài; Vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của vấn đề nghiên
cứu để hiểu đúng đắn, sâu sắc chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong những thời điểm nhất định
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp liên ngành như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế (phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân tích tổng thể và toàn cục, phương pháp so sánh lực lượng, phương pháp lý luận liên hệ thực tế…) để làm rõ những quy luật phát triển của quan hệ quốc tế, rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta
5 NGUỒN TƯ LIỆU
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau: Văn kiện, tài liệu của Đảng và nhà nước Trung Quốc, các bài phát biểu trả lời
phỏng vấn của các nhà lãnh đạo hai nước được công bố trên website, báo, tạp chí… Nguồn tư liệu này tương đối phong phú, là nguồn tài liệu gốc, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài liên quan mật thiết đến đề tài được công bố trên các sách, tạp chí… bằng tiếng Việt và
Trang 2121
tiếng Anh Nguồn tài liệu này cũng khá phong phú, tin cậy không chỉ cung cấp tư
liệu mà còn gợi mở nhiều vấn đề để chúng tôi đi sâu nghiên cứu
Báo chí ở Việt Nam như Bản tin tham khảo hằng ngày của Thông tấn xã Việt Nam, báo Quốc tế, Nhân dân…
Tư liệu trên internet cũng khá phong phú như website Diễn đàn hợp tác Trung
Quốc – châu Phi, Bộ ngoại giao Trung Quốc…
Những nguồn tài liệu ở những mức độ khác nhau sẽ góp phần khôi phục lại
bức tranh toàn cảnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi thập niên đầu thế kỉ XXI
6 ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Qua lịch sử vấn đề và những nội dung nghiên cứu của luận văn được thực
hiện trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa
học trong và ngoài nước Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng đóng góp một số điểm mới trong luận văn của mình như sau:
- Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi và việc triển khai chính sách này đối với châu Phi trong trong thời gian đã được xác định
- Lý giải được những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Trung
Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI
- Rút ra những đặc điểm, thành công, thách thức và triển vọng chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi cũng như quan hệ hợp tác Trung Quốc – châu Phi
- Nêu ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay
- Cung cấp một số tài liệu thành văn với nhiều thể loại được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc nói chung và đối với châu Phi nói riêng, cũng như quan
hệ Trung Quốc – châu Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI…
Trang 2222
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương I: Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Trung
Quốc với châu Phi trong thập niên đầu niên kỉ XXI
- Chương II: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu niên kỉ XXI
- Chương III: Đặc điểm, thành công, thách thức và triển vọng chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 2323
CHƯƠNG I NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC VỚI CHÂU PHI
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1 Khái quát về châu Phi
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và con người
Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía Tây Nam châu Á, cách châu Âu
bởi Địa Trung Hải, cách châu Á bởi Hồng Hải, là châu lục đứng thứ ba trên thế giới
về diện tích lẫn dân số (sau châu Á và châu Mỹ) Châu Phi có diện tích 30.244.050
km2, nếu tính cả các đảo cận kề thì châu lục này chiếm 20,4% diện tích của thế giới Dân số 800 triệu người, tương đương 1/7 dân số toàn cầu Toàn châu lục có 55 quốc gia lớn nhỏ, trong đó có 49 quốc gia thuộc vùng đất liền và 6 quốc gia vùng ven
, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam và đông nam giáp Ấn Độ Dương và Biển Đỏ Cầu nối ở phía Đông Bắc giữa châu Phi và châu Á là kênh đào Suez dài 160 km bờ biển, Địa Trung
Hải ở phía bắc được ngăn cách bởi hai châu lục Phi – Âu Châu Phi nằm ở hai bên đường xích đạo, điểm Cực Bắc là mũi Blăng cách xích đạo 4.144 km và mũi Kim ở điểm Cực Nam cách xích đạo 3.868 km Chính sự phân bố tự nhiên này đã tạo nên
sự khác biệt lớn giữa các vùng của châu Phi
Địa hình chủ yếu của châu Phi là cao nguyên, núi và sa mạc chiếm diện tích
chủ yếu Sa mạc Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, với diện tích hơn 9 triệu km2
(xấp xỉ diện tích của Mỹ và Trung Quốc) Mạng lưới sông ngòi châu Phi kém phát
Trang 2424
triển và phân bố không điều, sông Nin là sông dài nhất lục địa chảy qua 10 nước châu Phi (Eritrea, Ethiopia, Rwanda, Uganda, Congo, Sudan, Tanzania, Burundi, Kenya, Egypt) và thứ hai thế giới sau sông Amazon Châu Phi cũng là châu lục có nhiều hồ kiến tạo điển hình nhất thế giới như hồ Tanganica, hồ Nyasa và hồ Victoria (diện tích là 69.000 km2) là hồ nước tự nhiên lớn nhất châu Phi
Châu Phi được thiên nhiên ưu đãi giàu tài nguyên, nhiều gỗ quí, cây có dầu, cao su, bông, ca cao, cà phê, mía, mỏ quặng (măng gan, crom, đồng, phốtpho, dầu
lửa, vàng, platin, uran, kim cương) Dầu mỏ và khí đốt cũng là tài nguyên có thế
mạnh của châu Phi Theo nhiều dự báo, châu Phi sẽ chiếm 12% cung dầu trong vài năm tới Ngoài ra, tiềm năng thủy điện của châu Phi cũng chiếm tới 35% trữ lượng
của thế giới Nguồn thực vật tự nhiên của châu Phi rất phong phú Các khu rừng
rậm nhiệt đới xanh tốt quanh năm, với nhiều loại lâm thổ sản quí hiếm, các loại thú (sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ, ) là những tiềm năng du lịch và kinh tế rất lớn của châu Phi
Châu Phi có dân số đông, chiếm 13% dân số toàn cầu, nhưng lại phân bố
không đều Hiện nay, châu Phi là châu lục có tỷ lệ tăng dân số cao so với mức trung bình của thế giới, năm 2008 là 1,89%, trong khi mức tăng dân số trung bình của thế
giới là 1,2% Dân cư phần lớn là người Nêgrôít có màu da đen nên được gọi là “lục địa đen” Ngoài ra, đây cũng là châu lục đa sắc tộc, đa tôn giáo (ba trụ cột tôn giáo
chủ yếu là Hồi giáo (27,5%), Kitô giáo (19,1%), Đạo truyền thống (42,2%) so với
thế giới), hơn 1.000 bản ngữ khác nhau
Châu Phi còn là châu lục của dịch bệnh, đặc biệt là AIDS, HIV, chi phí chăm sóc cho người mắc bệnh hàng năm lên tới trên 300 triệu USD Năm 2005 thế giới có 4,1 triệu bệnh nhân AIDS thì châu Phi là 3,2 triệu người, trong số 2,8 triệu người
chết thì châu Phi có tới 2,4 triệu
Chất lượng dân số thấp dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng nguồn nhân lực châu Phi, lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao, đi đôi với tăng dân số là sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, có thể nói là cao nhất thế giới, mức thất
Trang 25và hợp tác với thế giới bên ngoài Đồng thời, châu Phi cũng còn nhiều vấn đề hạn
chế, mang tính toàn cầu (như nghèo đói, bệnh tật…) đòi hỏi châu lục này phải giải quyết, nhất là cần sự hổ trợ từ hợp tác quốc tế
1.1.2 Về kinh tế, chính trị
V ề mặt kinh tế, do vị trí địa lý thuận lợi và có nguồn tài nguyên phong phú, đa
dạng và nguồn nhân lực dồi dào nên mặc dù là một châu lục kém phát triển nhất thế
giới, song châu Phi đang được thế giới đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai
Từ những năm 90 thế kỷ XX trở về trước, châu Phi luôn bị xem là châu lục kém phát triển nhất thế giới Từ sau những năm 90, các nước châu Phi đã tiến hành
cải cách thể chế kinh tế, đạt được nhiều thành quả to lớn, tộc độ tăng trưởng nhanh
với 3,4% giai đoạn 1999 – 2004 so với 2,5 % giai đoạn 1980 – 1990 Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Phi liên tục được cải thiện Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì tốc độ tăng trưởng của châu Phi từ năm
2005 đến năm 2008 tương ứng là 4,5% - 5,4% - 6,2% - 6,3% [18:49] Trong nhiều năm qua, GDP của khu vực tăng trung bình trên 5%/năm Trong giai đoạn 2003 –
2008, GDP/người ở châu Phi tăng 3,6%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1% của giai đoạn 1997 – 2002 Năm 2008, GDP của khu vực châu Phi cận Xahara đạt xấp xỉ 6%
- một tốc độ tăng trưởng khá nhanh Cũng năm 2008, FDI vào châu Phi đạt mức 39
tỉ USD – mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay [37:27] Châu Phi là châu lục kém phát triển, chính vì vậy, châu lục này luôn phụ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài So với giai đoạn 1995 – 2001, viện trợ cho châu Phi giảm -0,4%, nhưng từ năm 2002 đến nay, viện trợ có bước tiến triển nhanh, Trung Quốc là nước viện trợ nhiều nhất, 45% vào năm 2009 cho châu Phi Viện trợ cho các nước châu Phi chủ
Trang 2626
yếu tập trung giải quyết các vấn đề như lương thực, giáo dục, y tế, đầu tư cơ sở hạ
tầng
Cơ cấu nền kinh tế chênh lệch khá lớn, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo,
xuất khẩu hàng hóa phần lớn tập trung vào ngành này và khoáng sản, hàng công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ do tác động từ các nước bên ngoài ở châu Phi Mặc dù
những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của châu Phi có xu hướng tăng, ngoại thương được mở rộng ra bên ngoài nhưng nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào hàng hóa thô, chưa qua chế biến Các đối tác thương mại chủ yếu của châu Phi là EU, Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc và Ấn Độ Như vậy, cho đến nay, nền kinh tế châu Phi có tốc độ tăng trưởng nhanh và có nhiều triển vọng, song sự tăng trưởng không đồng đều trên toàn châu lục, vẫn chủ
yếu tập trung ở một số nước Vì thế, nhiều nước châu Phi hiện nay vẫn phụ thuộc
rất nặng nề vào nguồn viện trợ từ các tổ chức và các nước lớn trên thế giới
V ề mặt chính trị, có thể nói, từ khi giành được độc lập đến nay, nhiều nước
châu Phi vẫn diễn ra các cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực kéo dài gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của lục địa đen Những năm 90 thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tình hình chính trị khu vực đang đi vào ổn định Các nước châu Phi đã tiến hành cải cách
thể chế chính trị, tiến hành dân chủ hóa chính trị một cách mạnh mẽ, toàn diện, chủ
yếu theo hướng phương Tây (xây dựng chế độ nghị viện, đa đảng) Dân chủ hóa đã
trở thành làng sóng phát triển rộng rãi đã và đang tiếp tục hoàn thành, mục đích là thiết lập cơ chế để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị Việc thay đổi thể chế,
tiến hành cải cách chính trị ở châu Phi phần nào đã tạo nhiều thuận lợi cho tình hình các quốc gia ở châu Phi, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, hiện nay châu Phi không tránh khỏi những thách thức nan giải, khó giải quyết, nhiều vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn đối với hòa bình và phát triển của khu vực như xung đột sắc tộc,
thể chế yếu kém, nạn tham nhũng
Trang 2727
1.1.3 Về lịch sử
Châu Phi là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, đặc biệt là
nền văn minh Ai Cập tồn tại hơn 3000 năm trước công nguyên Tiếp đó, vào thế kỷ
thứ IX trước công nguyên, xuất hiện người Phênêxi chinh phục cả vùng bắc và đông
bắc châu Phi thành lập nên Đế chế Carthage Đây là một cường quốc về thương mại
và có lực lượng hải quân hùng mạnh Sau đó, vào thế kỷ thứ II TCN, đế chế này bị người La Mã chinh phục và thống trị toàn vùng Bắc Phi Đến thế kỷ thứ V, Đế chế Tây La Mã suy yếu và sụp đổ năm 476 Con đường thương mại giữa châu Âu và châu Phi bị cắt đứt cho đến khi người Hồi giáo đến vùng này Thế kỷ thứ VII, đến lượt người Arab tăng cường có mặt tại châu Phi, văn hóa Arập đã ảnh hưởng sâu
sắc đến châu Phi với quy mô lớn Theo chân các thương nhân, đạo Hồi đã được truyền bá tới những miền đất xung quanh sa mạc Xahara (vùng Bắc Phi), tới vương
quốc hùng mạnh nhất thời Trung cổ ở châu Phi là vương quốc Tây Sudan
Ở phía Nam châu Phi, các nhà khảo cổ học đã xác định sự tồn tại từ nguyên
thủy của các tộc người nói tiếng Batu (ngôn ngữ nguồn gốc chung cho tất cả người
da đen châu Phi), họ đã tạo nên một nền văn minh nông nghiệp kéo dài 15 thế kỷ đầu công nguyên và bộ tộc này đã thống trị hoàn toàn khu vực phía Nam châu Phi Tuy nhiên, từ thế kỷ XV sau công nguyên trở về trước, trừ Ai Cập là một nền văn minh lâu đời, có ảnh hưởng rộng lớn, châu Phi vẫn là một vùng kém phát triển,
gần như còn giữ nguyên trạng cuộc sống nguyên thủy Thật vậy, lịch sử châu Phi đáng được chú ý nhất là từ sau thế kỷ XV, khi người châu Âu xuất hiện và đưa vùng đất này vào quỹ đạo trao đổi, khai thác và mưu sinh
Từ đây, lịch sử châu Phi bước sang một kỷ nguyên mới, một thời kỳ đen tối Các nước thực dân phương Tây đã tăng cường thâm nhập vào châu Phi và chia nhau vùng ảnh hưởng và thống trị Người đi tiên phong chinh phục châu lục này là người
Bồ Đào Nha, Đông Phi và Tây Phi trở thành thuộc địa của họ Theo kinh nghiệm
của Bồ Đào Nha, các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ… lần lượt xâm nhập vào châu Phi Thế kỷ XVII, Hà Lan chiếm đoạt phần cực nam châu Phi, đầu thế kỷ XIX, Anh xâm chiếm vùng Cape Verde rồi mở rộng lên phía Bắc chiếm tiếp vùng Lapan sau
Trang 28Lục địa đen trở thành một lục địa đen tối, ảm đạm trong một thời gian khá dài
So với châu Á, quá trình xâm lược châu Phi của thực dân phương Tây dễ dàng hơn, do hầu hết lục địa này còn trong tình trạng lạc hậu Đồng thời, hình thức xâm lược cũng có những đặc điểm riêng Ban đầu, hình thức phổ biến nhất là kiếm lợi thông qua trao đổi hàng hóa công nghiệp để lấy nguồn tài nguyên rẻ mạc Sau đó, nghề buôn bán nô lệ xuất hiện và ngày càng có qui mô lớn Đặc biệt là con đường buôn bán nô lệ từ châu Phi đến châu Mĩ, đã chuyển tới 60 triệu người trong khoảng
thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX [5:89] Ở một số vùng, bọn thực dân còn giết hại dân
cư để chiếm đoạt đất đai và tài sản, lấy đi những công trình văn hóa cổ xưa của các dân tộc
Như vậy, từ lâu, châu Phi đã trở thành nơi giành giật, chiếm đoạt, thống trị
của các thế lực thực dân phương Tây Điều đó đã để lại những hậu quả nặng nề trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của châu Phi Vì thế, trong suốt quá trình bị đàn áp, bóc lột đó, nhân dân châu Phi đã đứng lên đấu tranh mạnh mẽ
để giành độc lập dân tộc Đặc biệt sau năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ của Việt Nam, đã ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi Đặc biệt, năm 1960, có 17 nước châu Phi giành độc lập, lịch sử gọi là
“Năm châu Phi” và cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam châu Phi, trong đó nổi bật nhất là Cộng hòa Nam Phi, Ông Nelson Mendela đã trở thành
Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi, mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho số phận châu Phi
Trang 2929
Sau chiến tranh lạnh đến đầu thế kỷ XXI, châu Phi có nhiều chuyển biến quan
trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để bước vào kỷ nguyên hợp tác và hội
nhập trong thế kỷ mới
1.2 Sự phát triển của Trung Quốc
Hoàng đế Napoleon đã từng nói một câu rất nổi tiếng: “Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ Hãy để cho nó ngủ yên, bởi khi thức dậy, nó sẽ làm cả
thế giới ngạc nhiên” [87:83] Thật vậy, trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, chưa
có một nước nào có khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, gần 10% và liên tục như Trung Quốc trong 30 năm qua Hiện nay, Trung Quốc được xem là “công xưởng của thế giới”, là một trong những thị trường tiêu thụ hàng hóa
và địa bàn đầu tư lớn nhất hành tinh, cùng với đó là sự tăng trưởng kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ, sức mạnh quân sự ngày một tăng Là quốc gia thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhanh nhất, vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế
thứ hai thế giới năm 2010 với GDP đạt 5.480 tỷ USD và mức dự trữ ngoại tế lớn
nhất thế giới là 2.400 tỷ USD [87:84]
Với quy mô kinh tế ngày càng lớn và ảnh hưởng địa chính trị của nước này ngày càng tăng, Trung Quốc đã có những điều chỉnh chính sách và biện pháp để khuếch trương thanh thế của mình ra khắp các châu lục thông qua các khoảng đầu
tư và viện trợ, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho “công xưởng thế giới”, thu mua đất đai và tranh chiếm các vùng tài nguyên thiên nhiên, nhất là năng lượng,
để nuôi sống bộ máy công nghiệp ngày càng phình to và dân số trên 1,3 tỷ dân Có
thể nói “sự trổi dậy” của Trung Quốc không chỉ mang lại cơ hội mà còn kéo theo
những nguy cơ tiềm ẩn cho nhiều nước và cho cả thế giới
Bên cạnh những thành tựu to lớn về nhiều mặt, thì Trung Quốc cũng gặp không ít những thách thức to lớn Nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, theo chiều
rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực sáng tạo chưa vượt trội và chất lượng nguồn nhân lực thấp, vấn đề phát triển chưa hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư, nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, nguy cơ già hóa dân số, nạn tham nhũng những mâu thuẫn nghiêm trọng trong
Trang 30nhận thấy hiện nay là hàng hóa của Trung Quốc đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các nền kinh tế đang phát triển ở các thị trường châu Âu, châu Á, châu Mĩ và liên
tục bị các nước phương Tây dựng lên các rào cảng thương mại để ngăn chặn sự xâm
nhập hàng hóa Trung Quốc, gây nhiều khó khăn cho nước này Chính điều này, châu Phi với dân số đông và là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc xâm nhập Thực tế cho thấy, quan hệ thương mại Trung Quốc – châu Phi thời gian qua tăng lên nhanh chóng Thương mại giữa Trung Quốc – châu Phi năm 2008 tăng tới 45%, tăng gấp 10 lần so với năm 2000, tổng kim ngạch thương
mại hai bên năm 1990 là 0,8 tỷ USD, đến năm 2010 tăng lên 107 tỷ USD, tăng hơn
100 lần [13:154] Bên cạnh đó, châu Phi giàu tài nguyên nhưng đa số các nước châu Phi là những nước nghèo, thiếu vốn cho phát triển Vì vậy , đây sẽ là một thị trường đầu tư tiềm năng cho các doanh nghiệp của Trung Quốc đến làm ăn, nhất là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất hàng tiêu dùng
Như vậy, chính sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc về mọi mặt cùng với
những thách thức tiềm ẩn đòi hỏi Trung Quốc phải tính toán chiến lược kịp thời Trong đó, những lợi ích về kinh tế ngày càng to lớn là nguyên nhân cơ bản khiến Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn tới châu Phi
1.3 Quan hệ Trung Quốc – châu Phi trước thế kỷ XXI
Có thể nói, mối quan tâm hiện nay của Trung Quốc đối với châu Phi không
phải là mới Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với châu Phi bắt đầu từ nhà Hán (202 – 220 TCN) [91: 16] Trong thời gian này, hàng hóa từ châu Phi xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại Mãi đến các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh, sự tiếp xúc qua lại giữa Trung
Trang 3131
Quốc và châu Phi thường xuyên hơn Thời nhà Minh (1368 – 1644), đô đốc Trịnh Hòa đã có ba lần thực hiện chuyến đi đến Đông Phi Trong làn sóng này, người Trung Quốc đến châu Phi chỉ là những thương nhân Trong thời kì lịch sử cận và
hiện đại, cả Trung Quốc và châu Phi bị thực dân xâm lược và cai trị trong một thời gian dài, đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc
lập dân tộc Cùng chung hoàn cảnh lịch sử gian khổ, kinh nghiệm đấu tranh và hợp tác giữa họ đã để lại dấu ấn sâu sắc của nhân dân Trung Quốc và nhân dân châu Phi
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập (10 – 1949),
quốc gia mới này quan hệ với thế giới đang phát triển dựa trên một học thuyết rõ ràng – “năm nguyên tắc chung sống hòa bình” Trung Quốc đã sử dụng di sản xâm lược thực dân và kinh nghiệm giải phóng dân tộc của mình để thắt chặt các liên hệ
với các quốc gia châu Phi đang nổi lên từ sự cai trị của thực dân phương Tây [67:21] Hội nghị Bangdung (1956) diễn ra tại Indonesia là một sự kiện có ý nghĩa
lịch sử đặc biệt đánh dấu sự bắt đầu của mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến những năm 90 thế kỷ XX, quan hệ hai bên đã
trải qua hơn nửa thế kỉ phát triển và củng cố với tốc độ ngày càng nhanh chóng và
chất lượng Có thể chia quan hệ Trung Quốc – châu Phi trước thế kỷ XXI làm các giai đoạn: Từ năm 1956 đến năm 1977; từ năm 1978 đến những năm 1990
Từ năm 1956 đến 1977, từ Hội nghị Bangdung, Bắc Kinh đã cố gắng để
khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với thế giới thứ ba và phong trào không liên kết Ai Cập là quốc gia châu Phi đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc (tháng 5 năm 1956) Đến đầu những năm 1960, đã có hơn 10 quốc gia châu Phi đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc như Moroco, Algeria, Sudan…Đến cuối những năm 1970, có 44 trong tổng số 50 quốc gia độc lập ở châu Phi đã đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc [144]
Quan hệ Trung Quốc với châu Phi thời kì này chủ yếu tập trung xây dựng tình đoàn kết theo ý thức hệ chính trị, tư tưởng Trung Quốc ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, không chỉ hổ trợ về mặt tinh thần mà còn cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự Chính sách châu Phi của Trung Quốc nhằm hai mục đích
Trang 3232
chính: thứ nhất là ủng hộ Trung Quốc khôi phục lại vị trí hợp pháp của mình tại Liên hợp quốc; thứ hai là là để đối phó lại ảnh hưởng của phương Tây và sau đó là Liên Xô [144]
Từ tháng 12 năm 1963 đến tháng 6 năm 1965, Thủ tướng Chu Ân Lai đã 3 lần liên tiếp đến thăm 11 nước châu Phi Chuyến đi này đã thúc đẩy quan hệ Trung
Quốc – châu Phi lên một tầm cao mới Cũng trong chuyến thăm này, lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra 5 nguyên tắc trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châp Phi, Arab và 8 nguyên tắc viện trợ của Trung Quốc đối với các nước châu Phi [107:5] Theo những nguyên tắc này, Trung Quốc và châu Phi thành lập một mối quan hệ bình đẳng và hổ trợ lẫn nhau và điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử quan hệ quốc tế
Những năm 1960, do chịu ảnh hưởng của “Cách mạng văn hóa” ở Trung
Quốc, quan hệ Trung – Phi xuống mức thấp nhất Từ năm 1965 đến 1967, có 5 nước châu Phi (gồm Burundi, Benin, Ghana, Tunisia và Kenya) liền cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Tuy nhiên đến năm 1970, có 25 nước châu Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và nối lại quan hệ với 5 quốc gia vừa nêu Đặc
biệt, trong Đại hội đồng Liên hợp quốc lần 26 tổ chức vào năm 1971, trong 76 phiếu của các quốc gia ủng hộ khôi phục lại vị trí hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong Liên hợp quốc, có 26 phiếu thuộc các nước châu Phi [41: 97] Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đã viện trợ 2,5 tỷ USD cho 36 nước châu Phi [125:70] Trung Quốc đã gửi 10.000 Kỷ sư, Bác sĩ… để hổ trợ cho sự phát triển của châu Phi và thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác nhau như 1.860 km đường sắt Tanzania – Zambia, xây dựng một tượng đài lớn ca ngợi tình hữu nghị Trung Quốc – châu Phi [108] Đồng thời, Trung Quốc cung cấp một khoảng vay 988 triệu (Yuan) NDT (tương đương 119 triệu USD) và vận chuyển khoảng 1 nghìn tấn thiết bị và vật liệu sang châu Phi [91:17]
Như vậy, thông qua viện trợ, Trung Quốc đã có được danh tiếng trong số các nước châu Phi Và có thể nói, sự tham gia của Trung Quốc ở châu Phi, phản ảnh một chính sách xuyên suốt trong thời gian này Và thành công to lớn nhất có lẻ là
Trang 33nước phương Tây đã chỉ trí và cô lập Trung Quốc Vấn đề này làm cho Trung Quốc đánh giá lại chính sách đối ngoại của mình Vì thế, châu Phi một lần nữa đã được Trung Quốc quan tâm và tìm thấy sự hổ trợ từ những người bạn cũ ở châu Phi trong các diễn đàn đa phương
Sau chiến tranh lạnh kết thúc, khi lợi ích của các nước phương Tây ở châu Phi suy yếu, Trung Quốc nắm lấy cơ hội để tăng cường quan hệ toàn diện với châu Phi trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị và văn hóa Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Phi phát triển lên một tầm cao mới
Các mối quan hệ song phương được tiến hành bằng việc tăng cường các chuyến thăm trao đổi và cấp cao giữa hai bên Điều này trở nên rõ ràng hơn, chỉ riêng năm 1989, có 9 lãnh đạo các nước châu Phi thuộc khu vực Nam Sahara đến thăm Trung Quốc Trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1997, có khoảng 130 cuộc viếng thăm các nhà lãnh đạo Trung Quốc tới hơn 40 nước châu Phi như Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ Ngược lại, có 43 Tổng thống, 14 Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của các nước châu Phi đến thăm Trung Quốc [30:231] Đặc biệt, năm 1996, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đến thăm 6 nước châu Phi, và đưa ra 5 nguyên tắc quan hệ hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài hướng tới thế kỷ XXI với các quốc gia châu Phi và đề nghị phương châm: chân thành hữu
Trang 34Trong những năm 1990, Trung Quốc đã cải cách chính sách viện trợ kinh tế ra nước ngoài Việc làm này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả Trung Quốc và châu Phi
Từ năm 1995 đến 1997, Trung Quốc đã kí hơn 20 hiệp định khung cho vay ưu đãi
với lãi suất thấp cho 19 quốc gia châu Phi, 20 dự án hợp tác liên doanh được phê duyệt và thực hiện Từ khi Trung Quốc thông qua chiến lược đa dạng hóa thị trường năm 1991, kim ngạch thương mại Trung Quốc – châu Phi tăng đáng kể, các đối tác thương mại chính là Nam Phi, Ai Cập và Nigeria Trung Quốc đã thiết lập hơn 150 công ty thương mại và đại lý buôn bán ở châu Phi [107:9] Tổng kim ngạch thương
mại Trung Quốc – châu Phi tăng từ 0,8 tỷ USD năm 1990 lên 6,5 tỷ USD năm 1999 [30:238]
Cùng với thương mại, đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi cũng tăng cao Cuối năm 1996, Trung Quốc đã cung cấp viện trợ cho 53 nước châu Phi và xây dựng 560 hạng mục thiết bị toàn bộ bằng viện trợ [30:241] Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi còn để xây dựng nhà máy lọc dầu, thăm dò và khai thác tài nguyên, nhất là dầu mỏ (ở Sudan, Nigeria, Angola…)
Trong lĩnh vực khoa học và văn hóa, Trung Quốc tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác khoa học, giáo dục … với hầu hết các nước châu Phi Các hoạt động
Trang 3535
văn hóa như “tuần phim Trung Quốc”, “triễn lãm văn hóa Trung Quốc”… được đẩy mạnh Ngoài ra, Trung Quốc còn cử Bác sĩ, chuyên gia nông nghiệp, giáo viên… đến châu Phi để làm việc, hợp tác và giúp đỡ họ
Như vậy, đối với Trung Quốc, châu Phi là một khu vực giàu tiềm năng mà thế giới chưa được khai phá được bao nhiêu Vì vậy, Trung Quốc quyết tâm tranh thủ
cơ hội để thâm nhập vào châu Phi trên cả mặt trận kinh tế và chính trị Qua phân tích mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi trước thế kỷ XXI, có thể thấy Trung Quốc
đã tạo những cơ sở tốt đẹp để phát triển thành một mối quan hệ lâu dài, ổn định và hướng tới tương lai giữa Trung Quốc và châu Phi Trên cơ sở đó, để đối phó với những thách thức trong thế kỷ mới, trước sự thúc đẩy của một số quốc gia châu Phi, Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi mà Trung Quốc đề nghị thành lập (năm 2000) đã trở thành cơ sở mới để tăng cường hợp tác và thỏa thuận giữa Trung Quốc
và châu Phi trong thế kỷ XXI
1.4 Yếu tố địa chính trị - kinh tế của châu Phi, nơi thu hút mối quan tâm của các cường quốc
Châu Phi hiện đang trở thành điểm nóng của chính trị thế giới, có vị trí địa chính trị quan trọng, là địa bàn cạnh tranh của các nước lớn
Thứ nhất, châu Phi nằm ở vị trí tiếp giáp Địa Trung Hải ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía Tây, Ấn Độ Dương và Biển Đỏ ở phía Đông, là vùng đất có vị trí quan trọng trên bản đồ thế giới Từ xa xưa, Ấn Độ Dương đã là nơi náo nhiệt bởi tàu buồm lợi dụng các đợt gió mùa để lưu hành Còn Đại Tây Dương đã bị châu Âu chinh phục bởi những cuộc phát kiến địa lý từ thế kỷ XV Con đường giao lưu thương mại từ Đông sang Tây, sự giao lưu buôn bán giữa châu Phi, châu Âu và Trung Đông ngay từ xưa đã nảy sinh nhiều vấn đề bởi các mặt hàng nổi tiếng là vàng và nô lệ Trong lịch sử, đặc biệt từ thời thuộc địa, châu Phi là vùng đất tranh
chấp quyết liệt của nhiều thế lực bên ngoài Hiện nay, vị trí địa lý châu Phi tiếp tục
tạo ra những vấn đề địa chính trị phức tạp như vấn đề an ninh truyền thống và phi thuyền thống Điều này gây ra sự lo ngại đối với các nước lớn
Trang 3636
Mặt khác, châu Phi được đánh giá là vùng đất đem lại nhiều lợi ích kinh tế
nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, vàng và kim cương Điều quan trọng hơn là châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải và khu
vực Trung Đông “nóng bỏng” ở phía Đông Bắc (còn gọi là Sừng châu Phi), giữ một
vị trí chiến lược trong chính sách của các nước lớn
Chính vì vậy, trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, các nước và nhóm nước
lớn đều tìm cách để gây ảnh hưởng của mình ở khu vực này Nổi bật là Mỹ, Trung
Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Ấn Độ Mỹ coi châu Phi là con bài chiến lược trong chiến dịch chống khủng bố và đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia cho Mỹ
Liên minh châu Âu xem châu Phi luôn là “sân sau” để nâng tầm ảnh hưởng
của họ, đối với Trung Quốc, châu Phi được coi là một mắt xích trong vành đai tăng trưởng ASEAN – Nam Á – Trung Đông – châu Phi – Mỹ Latinh nhằm điều hòa các
mối quan hệ của Trung Quốc với các nước lớn trong tương lai [29:27]
Ngoài ra, hàng loạt các nước khác như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản cũng có mặt tại châu Phi để khai thác vị trí địa chính trị - kinh tế của khu vực này
nhằm giúp đỡ các nước châu Phi phát triển và đồng thời nâng tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế
Thứ hai, châu Phi là châu lục đông dân, tạo nên thị trường lao động dồi dào đầy tiềm năng và là sức mua của thế giới Từ những năm 90 thế kỷ XX đến nay, châu Phi tiến hành cải cách mạnh mẽ thể chế kinh tế và chính trị, tạo nên sự ổn định
để phát triển kinh tế, dung lượng thị trường châu lục chắc chắn sẽ ngày càng lớn và vai trò, tiềm lực kinh tế sẽ tăng lên Chính điều này đã tạo nên sự quan tâm của các nước lớn mà họ không thể bỏ qua Trung Quốc ngày càng thâm nhập vào châu Phi
với tốc độ nhanh ở nhiều mặt như đẩy mạnh khai thác tài nguyên, nhập khẩu hàng hóa, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm chinh phục và gây ảnh hưởng mạnh
mẽ ở lục địa đen
Thứ ba, châu Phi hiện nay đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội không thể phủ nhận Nhưng châu Phi phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như
Trang 3737
nghèo đói và tụt hậu; chiến tranh và xung đột; nợ nước ngoài không thể trả được;
dịch bênh hoành hành và liên kết khu vực còn nhiều hạn chế các vấn đề trên mang tính toàn cầu, đòi hỏi các nước lớn phải hợp tác giúp đỡ
Vấn đề xung đột ở châu Phi đã và đang trở thành vấn đề cấp bách không chỉ đối với các quốc gia châu Phi mà cả cộng đồng quốc tế Chỉ trong giai đoạn 1997 –
2002, hơn một nửa các cuộc xung đột tàn bạo trên thế giới đã xảy ra tại châu Phi như tại Darfur (Kenya), Angola, Algeria, Ai Cập, Liberia Xung đột gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội ở châu Phi, là nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát triển của châu Phi
Cho đến nay, châu Phi vẫn là khu vực nghèo đói nhất thế giới Trong số 48 nước nghèo nhất thế giới hiện nay, châu Phi có 35 nước, và trong số 32 nước có chỉ
số HDI thấp nhất thế giới thì châu Phi có 24 quốc gia Thu nhập bình quân đầu người của châu Phi là 490 USD, trong đó ½ số dân sống ở mức 0,65USD/người/ngày, thấp hơn so với chuẩn của thế giới [14:168]
Theo số liệu của IMF, 10 nước nghèo nhất hiện nay trên thế giới đều thuộc về châu Phi (Ethiopia, Malawi, Niger, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Côte d’l voive ) Năm 2009, GDP bình quân đầu người của 10 nước trên đạt dưới 200USD/năm [30:33] Hiện nay, trong số 40 nước lâm vào khủng hoảng nợ nặng nề
nhất thế giới, có 35 nước châu Phi, nợ nước ngoài chiếm 60,7% GDP của châu Phi Trong giai đoạn 1970 – 2002, nợ châu Phi liên tục tăng, từ 9,457 tỷ USD (1970) lên 235,507 tỷ USD (2002), gấp 25 lần trong vòng 32 năm [15:180] Như vậy, những
vấn đề trên trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới Bằng những phương
thức hợp tác khác nhau như viện trợ, hợp tác kinh tế - thương mại để giúp châu Phi cùng phát triển, các nước giàu đang tìm mọi cách gây ảnh hưởng của mình tại châu Phi, trong đó có Trung Quốc
Thứ tư, châu Phi có vị trí địa chính trị quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản, đất đai phì nhiêu chưa được khai thác bao nhiêu Châu Phi đóng vai trò rất quan
trọng trên bản đồ khoáng sản thế giới Bức tranh chung, khái quát về tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi, chúng ta chỉ trích dẫn lời của Alex Thomson, trong công
Trang 38gần 50% trữ lượng kim cương, 10% lượng khí ga, 67% lượng vàng, 50% măng gan, 20% lượng bôxít, 97% lượng crôm, 14% trữ lượng đồng, 56,2% trữ lượng uranium [14:20]
Trong những nguồn tài nguyên hiện có, dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò quan
trọng Trong những năm gần đây, nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng tăng, khiến nguồn năng lượng thiết yếu này trở nên khang hiếm Dầu mỏ được ví như
“máu”, là loại “vàng đen” quý hiếm của nền kinh tế Theo đánh giá của Tổ chức
Dầu mỏ và khí đốt thế giới (năm 2009), thì châu Phi có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ
4 trên thế giới, còn trữ lượng khí đốt xếp ở vị trí thứ ba thế giới sau khu vực Trung Đông và Trung Á Ở châu Phi, các vùng có trữ lượng dầu mỏ lớn đều tập trung ở
Bắc Phi Đáng kể nhất Algeria, Angola, Ai Cập, Libya, Moroco Nước có trữ lượng khí đốt lớn ở châu Phi là Nigeria, Algeria, Ai Cập
Trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, châu Phi là vùng đất chịu ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới như Mỹ, EU và Liên Xô Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, châu Phi trở thành tâm điểm của nhiều nước lớn khác trên thế giới Mỗi nước đến châu Phi vì những mục đích khác nhau, trong đó dầu lửa là quan trọng nhất Theo đánh giá, lượng xuất khẩu dầu mỏ của châu Phi sang Mỹ là chiếm gần 1/3
tổng sản lượng dầu mỏ của châu Phi Đối với Trung Quốc, hiện nay đang là nền kinh tế mới nổi ở châu Á, là nền kinh tế thứ hai thế giới vượt qua Nhật Bản, đứng sau Mĩ Chính vì vậy, nhu cầu về dầu mỏ để phát triển kinh tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng Theo cơ quan Năng lượng toàn cầu FACTs, trong năm 2008, nước này đã nhập 3,6 triệu thùng dầu thô, trong đó 1,1 triệu được nhập từ châu Phi
Trang 3939
(chiếm 30%) Angola là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc (chiếm 1/3 tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc) [12:242]
Châu Phi là khu vực giàu có tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn “vàng đen”
dầu mỏ, đồng thời là khu vực giữ một vị trí chiến lược trong chính sách của các nước lớn, nổi bật trong số này là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc Những chính sách của các nước lớn nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa họ và quan điểm, thái độ của các nước ở lục địa đen cho chúng ta nhận thức rõ sự vận động cục diện địa chính trị thế giới trong nhiều thập kỷ qua Mỗi nước có những ý đồ và chiến lược riêng đối với châu Phi Trong đó có Trung Quốc, cũng như các nước khác, ý
đồ và chiến lược của nước này đối với châu Phi cũng có những nét riêng, nhằm duy trì ảnh hưởng ở lục địa đen, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên chính trường kinh tế và chính trị thế giới hiện nay
Lùi lại thời gian, chúng ta có thể thấy, trong thời kì thuộc địa, châu Âu, nhất
là Anh, Pháp, Hà Lan đóng vai trò thống trị châu Phi với tư cách là những nước
thực dân hay mẫu quốc cai trị và khai thác thuộc địa, đặc biệt là khai thác các nguồn tài nguyên quý giá bao gồm tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực và thị trường thuộc địa rộng lớn, tiêu thụ một lượng hàng hóa công nghiệp từ chính quốc
Đến thời kỳ nổ ra cuộc đấu tranh giải phong dân tộc, Liên Xô đã vượt lên trở thành nước có ảnh hưởng lớn tới khu vực này, giúp các nước trong khu vực đứng lên đấu tranh giành lại những quyền lợi chính đáng của họ, lật đổ ách đô hộ và áp
bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập tự do
Khi chiến tranh thế giới bùng nổ, Nga và Mỹ tranh giành ảnh hưởng, làm cho các nước châu Phi bị phân tán, một số nước thân Liên Xô, một số nước ngã về phía
Mĩ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột kéo dài Thời kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, Mỹ
nổi lên đóng vai trò chi phối khu vực
Bước sang thế kỷ XXI, Mỹ vẫn chi phối toàn cục, nhưng Trung Quốc dần dần
lấn sân Với tiềm lực mới được xây dựng và phát triển nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài thập niên, tăng nguồn lực tài chính, quốc phòng, có dân số đông, và lợi dụng sự mâu thuẫn gay gắt giữa Mỹ với một số nước trong khu vực,
Trang 4040
Trung Quốc ngày càng vươn mạnh và mở rộng ra các vùng trên thế giới, trong đó trọng điểm có châu Phi Ngoài ra còn có EU, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ cũng tăng cường sự canh tranh vị thế của mình ở lục địa đen
Đối với Mỹ, trong các châu lục trên thế giới, châu Phi là châu lục mà Mỹ kém quan tâm nhất Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã có sự điều chỉnh trong chiến lược và chính sách đối với châu Phi theo hướng quan tâm nhiều hơn Lý do có thể
giải thích như sau: Một là, Mỹ muốn củng cố địa vị siêu cường duy nhất trên thế
giới thì không thể không có tiếng nói của châu Phi, một địa vị lớn ở châu lục giúp
củng cố vai trò toàn cầu và vị thế siêu cường duy nhất của Mĩ; Hai là, châu Phi là nơi chứa đựng nhiều lợi thế chiến lược của Mĩ bởi vị trí địa chính trị của nó, nhất là
dầu mỏ; Ba là, vai trò và ảnh hưởng của Mĩ ở châu Phi vốn đã không lớn thì nay đang bị thách thức bởi sự can dự ngày càng tăng của EU và Trung Quốc; Cuối cùng, châu Phi chứa đựng nhiều nguy cơ từ các vấn đề toàn cầu như môi trường, nghèo đói, chiến tranh, khủng bố Những vấn đề này đều đe dọa tới lợi ích khác nhau của Mĩ Sự quan tâm nhiều hơn tới châu Phi sẽ giúp hạn chế nguy cơ này
Mối quan tâm của Mỹ ở châu Phi thể hiện ở hai lĩnh vực chủ yếu là về chính
trị và kinh tế Về chính trị, Mỹ có hai định hướng là tham gia giải quyết xung đột, duy trì an ninh và định hướng thúc đẩy tự do, dân chủ và nhân quyền Trong lĩnh
vực kinh tế, Mỹ thực hiện ba chính sách là chính sách thương mại, chính sách đầu
tư và chính sách tài chính Cả ba chính sách trên đều nhằm mục đích thực hiện các
lợi ích phát triển của Mĩ cũng như hổ trợ cho việc tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi
Năm 2003, Mĩ đã đưa ra chiến lược 10 điểm nhằm thúc đẩy viện trợ nhân đạo
và y tế với những điều kiện áp đặt về dân chủ hóa và cải cách chính trị theo kiểu Mĩ
ở châu Phi Từ đó, Mĩ điều chỉnh chính sách ngoại giao đối với châu Phi theo hai hướng Đó là tăng cường sự hiện diện về quân sự của Mĩ tại châu Phi và hướng
mạnh vào mục tiêu kinh tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Mĩ có mặt ngày càng nhiều hơn ở châu Phi để cạnh tranh với EU và Trung Quốc [24:20] Như vậy, với vị