Các mục tiêu chiến lược

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 47 - 49)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Các mục tiêu chiến lược

Trung Quốc đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách hiệu quả hướng ra bên ngoài nhằm phục vụ cho những mục tiêu đối ngoại hàng đầu của nước này. Điều này được thể hiện rõ ràng trong nghệ thuật quản lý theo chủ nghĩa tích cực, đa dạng của chính phủ và Nhà nước Trung Quốc: Trung Quốc đã mở rộng một cách có hệ thống phạm vi và cải thiện chất lượng các mối quan hệ song phương; nước này cũng thể hiện rõ sự thắt chặt quan hệ với các tổ chức đa phương, ở nhiều khu vực và trên những vấn đề thiết thực; ngoại giao kinh tế đa diện và vững mạnh; Bắc Kinh còn khéo léo hơn nữa trong việc hợp nhất ngoại giao quân sự với những thay đổi trong chính sách đối ngoại.

Trong thập kỷ cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn thành việc mở rộng phạm vi, chiều sâu và chất lượng các mối quan hệ song phương, như một phần trong nỗ lực hướng ra thế giới của nước này nhằm thúc đẩy ảnh hưởng hiện có, đồng thời tạo ra ảnh hưởng mới. Đây là một khuynh hướng rõ ràng trong ngoại giao của Trung Quốc và có vẻ sẽ tiếp tục được duy trì trong sự ưu tiên mang tính truyền thống của Trung Quốc đối với các mối quan hệ song phương, thậm chí cả trong bối cảnh chủ nghĩa đa phương đang được sử dụng ngày một rộng rãi hơn.

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với chính sách đối với các nước lớn, các nước láng giềng, ngoại giao đa phương thì quan hệ ngoại giao với các nước thuộc thế giới thứ ba – các nước đang phát triển là một trong bốn trụ cột cơ bản trong chính sách đối ngoại hiện đại của Trung Quốc. Quá trình triển khai và điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thế kỷ XXI nhằm đạt được mục tiêu chiến lược là “tạo dựng một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện thắng lợi công cuộc bốn hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời từng bước nâng cao vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và trên trường quốc tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xuyên suốt là vươn lên thành một cường quốc toàn diện trên thế giới” [66:88].

48

Để hoàn thành sứ mệnh đó, châu Phi cũng như các nước đang phát triển đã được Trung Quốc đặt ở vị trí “cơ sở” trong chính sách đối ngoại của mình. Vì vậy, tiếp cận chiến lược của Trung Quốc đối với châu Phi là:

Thứ nhất, Trung Quốc nổ lực để phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược với châu Phi. Nội dung này là phù hợp với chiến lược trong chính sách đối ngoại toàn cầu của Trung Quốc và là tầm nhìn của họ trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc và nhu cầu chiến lược ngày càng ràng buộc họ đến với châu Phi. Trung Quốc cần nguồn lực để tăng trưởng và hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cần thiết về thị trường giúp Trung Quốc xuất khẩu để duy trì nền kinh tế phát triển và liên minh chính trị để hổ trợ tham vọng toàn cầu của mình.

Thứ hai, các lãnh đạo và quan chức Trung Quốc tin rằng, với kinh nghiệm lịch sử của Trung Quốc và mô hình phát triển của họ sẽ là hữu ích và hướng dẫn cho châu Phi. Điều này tạo ảnh hưởng mạnh mẽ trong số chính phủ các nước ở châu Phi, làm cho mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi chiếm ưu thế so với các cường quốc phương Tây. Trung Quốc và châu Phi đã trải qua thời kì thống trị của chủ nghĩa thực dân, họ tìm thấy những điểm chung. Theo quan điểm của Trung Quốc, mô hình phát triển của phương Tây áp dụng ở châu Phi hầu như không được thành công vang dội như can thiệp, đưa ra điều kiện.

Thứ ba, quan hệ lịch sử Trung Quốc – châu Phi là đoàn kết, chân thành, hữu nghị, tôn trọng và hổ trợ châu Phi của Trung Quốc vẫn còn có giá trị to lớn ở những lời nói của lãnh đạo Trung Quốc và điều này vẫn tiếp tục xác định cam kết chiến lược với châu Phi.

Trên cơ sở tiếp cận như vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi trong thế kỷ XXI nhằm đạt được các mục tiêu là đa dạng hóa các nguồn cung tài nguyên năng lượng và các tài nguyên chiến lược khác cho sự phát triển của Trung Quốc; Mở rộng và tiếp cận thị trường châu Phi; Tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc để cô lập Đài Loan với các nước châu Phi và phối hợp chiến lược trong chính sách nước ngoài của Trung Quốc tại các diễn đàn đa phương và xây dựng tầm nhìn chung về các vấn đề toàn cầu.

49

2.3. Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)