Đặc điểm chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 75 - 77)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Đặc điểm chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên

niên đầu thế kỷ XXI

Từ việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI, chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau đây:

3.1.1. Là chính sách của một nước với một nhóm nước – châu lục

Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới và tiềm lực ngày càng tăng kể từ sau khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, đặc biệt trong 10 năm đầu thế kỷ XXI. Là một quốc gia đang trổi dậy, hàng hóa phong phú nhưng lại khang hiếm tài nguyên, nhiên liệu, Trung Quốc xác định châu Phi là một khu vực có vị thế địa chính trị quan trọng trong chiến lược của mình. Trong khi châu Phi là một lục địa rộng lớn, dân số đông, giàu tiềm năng, có tiếng nói và vị thế trên trường quốc tế và thuộc châu lục có nhiều quốc gia đang phát triển nhất thế giới nhưng lại khang hiếm hàng hóa và thiếu vốn, công nghệ để phát triển. Vì vậy, thực thi chính sách đối với châu Phi, Trung Quốc sẽ đạt được những mục tiêu to lớn về cả kinh tế, chính trị và ngoại giao.

3.1.2. Là chính sách đối ngoại của một nước với một châu lục có chế độ chính trị – xã hội khác nhau.

Hầu hết các quốc gia ở châu Phi hiện nay điều theo mô hình dân chủ hóa theo kiểu phương Tây. Kể từ sau chiến tranh lạnh, mục tiêu chủ yếu của các nước này là chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ đa nguyên. Thực tế hiện nay là ở châu Phi vẫn đang duy trì một sự đa dạng về chính thể nhà nước và chế độ chính trị. Mô hình nhà nước thuộc chính thể quân chủ như Swaiziland, Lesotho, Morocco; mô hình nhà nước thuộc chính thể cộng hòa nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh của Hồi giáo như Mauritania, Algeria. Tuy nhiên, mô hình hiện nay chiếm đa số là chính thể cộng hòa

76

tổng thống và mang đặc sắc mô hình phương Tây. Bên cạnh bức tranh về dân chủ hóa đời sống chính trị thì châu Phi còn nhiều mảng đen tối về những mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, bạo lực, vũ trang là những căn bệnh chưa chữa khỏi. Trong khi đó, Trung Quốc là một nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, xã hội tương đối ổn định. Nhìn chung mô hình chính trị –xã hội các nước châu Phi đã vượt qua thời kỳ hỗn loạn chính trị và phần lớn đã có vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới. Những điều này Trung Quốc điều nhận thấy rõ và muốn thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện với châu Phi trong thế kỷ XXI nhằm mang lại những lợi ích căn bản cho Trung Quốc, đồng thời cũng đóng vai trò là một nước lớn có trách nhiệm để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu của châu Phi.

3.1.3. Nội dung phong phú, đa dạng và toàn diện nhưng chính sách kinh tế và chính trị chiếm vị trí nổi bật.

Qua phân tích, chúng ta nhận thấy, chính sách Trung Quốc đối với châu Phi được hoạch định cụ thể, trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, quân sự, khoa học kĩ thuật… với nhiều tầng nấc khác nhau và mang tính toàn diện. Đặc biệt là từ năm 2006, Trung Quốc đã ban hành văn kiện “Chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi” và thiết lập khuôn khổ phát triển đối tác chiến lược kiểu mới Trung Quốc – châu Phi. Điều này đã thể hiện tính toàn diện những mục đích rõ ràng và quyết tâm của Trung Quốc đối với châu Phi. Tuy nhiên, Chính sách kinh tế và chính trị đóng vai trò nổi bật. Các mục tiêu kinh tế và chính trị luôn đi song hành với nhau. Trung Quốc sử dụng ngoại giao kinh tế để tác động đến chính sách đối ngoại và đối nội của các nước châu Phi, thực hiện được mục tiêu đó, các nước châu Phi đã giúp Trung Quốc rất lớn trên mặt trận ngoại giao trên thế giới.

3.1.4. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi đã tác động mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế cũng như khu vực châu Phi

Cơn khát năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu, là mối đe dọa cho các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao và lượng dân số đông, các quốc gia tăng cường hoạt động ngoại giao năng lượng với châu Phi, trong đó có Mỹ và Nga, đặt ra cho Trung Quốc cần phải xử lý tốt tam giác quan hệ chiến lược Trung – Mỹ - Nga trên

77

mảnh đất châu Phi. Chính sách mà Trung Quốc thực thi ở châu Phi chưa bao giờ bị lên án nhiều như hiện nay, không chỉ cộng động quốc tế hay các quốc gia đang cạnh tranh với Trung Quốc mà ngay cả từ các châu Phi. Trên thực tế, Trung Quốc đã sử dụng quan hệ kinh tế của mình để tác động vào chính sách đối nội và đối ngoại của nhiều nước châu Phi, những lợi ích kinh tế đã khiến cho chính sách ngoại giao đối với châu Phi của Trung Quốc bị lung lay như nhiều phương tiện đã lên án, chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi là “chính sách thực dân kiểu mới”…

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 75 - 77)