Yếu tố địa chính trị kinh tế của châu Phi, nơi thu hút mối quan tâm của các

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 35 - 45)

7. Bố cục của luận văn

1.4. Yếu tố địa chính trị kinh tế của châu Phi, nơi thu hút mối quan tâm của các

các cường quốc

Châu Phi hiện đang trở thành điểm nóng của chính trị thế giới, có vị trí địa chính trị quan trọng, là địa bàn cạnh tranh của các nước lớn.

Thứ nhất, châu Phi nằm ở vị trí tiếp giáp Địa Trung Hải ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía Tây, Ấn Độ Dương và Biển Đỏ ở phía Đông, là vùng đất có vị trí quan trọng trên bản đồ thế giới. Từ xa xưa, Ấn Độ Dương đã là nơi náo nhiệt bởi tàu buồm lợi dụng các đợt gió mùa để lưu hành. Còn Đại Tây Dương đã bị châu Âu chinh phục bởi những cuộc phát kiến địa lý từ thế kỷ XV. Con đường giao lưu thương mại từ Đông sang Tây, sự giao lưu buôn bán giữa châu Phi, châu Âu và Trung Đông ngay từ xưa đã nảy sinh nhiều vấn đề bởi các mặt hàng nổi tiếng là vàng và nô lệ. Trong lịch sử, đặc biệt từ thời thuộc địa, châu Phi là vùng đất tranh chấp quyết liệt của nhiều thế lực bên ngoài. Hiện nay, vị trí địa lý châu Phi tiếp tục tạo ra những vấn đề địa chính trị phức tạp như vấn đề an ninh truyền thống và phi thuyền thống. Điều này gây ra sự lo ngại đối với các nước lớn.

36

Mặt khác, châu Phi được đánh giá là vùng đất đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, vàng và kim cương. Điều quan trọng hơn là châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông “nóng bỏng” ở phía Đông Bắc (còn gọi là Sừng châu Phi), giữ một vị trí chiến lược trong chính sách của các nước lớn.

Chính vì vậy, trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, các nước và nhóm nước lớn đều tìm cách để gây ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Nổi bật là Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Mỹ coi châu Phi là con bài chiến lược trong chiến dịch chống khủng bố và đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia cho Mỹ.

Liên minh châu Âu xem châu Phi luôn là “sân sau” để nâng tầm ảnh hưởng của họ, đối với Trung Quốc, châu Phi được coi là một mắt xích trong vành đai tăng trưởng ASEAN – Nam Á – Trung Đông – châu Phi – Mỹ Latinh nhằm điều hòa các mối quan hệ của Trung Quốc với các nước lớn trong tương lai [29:27].

Ngoài ra, hàng loạt các nước khác như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng có mặt tại châu Phi để khai thác vị trí địa chính trị - kinh tế của khu vực này nhằm giúp đỡ các nước châu Phi phát triển và đồng thời nâng tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

Thứ hai, châu Phi là châu lục đông dân, tạo nên thị trường lao động dồi dào đầy tiềm năng và là sức mua của thế giới. Từ những năm 90 thế kỷ XX đến nay, châu Phi tiến hành cải cách mạnh mẽ thể chế kinh tế và chính trị, tạo nên sự ổn định để phát triển kinh tế, dung lượng thị trường châu lục chắc chắn sẽ ngày càng lớn và vai trò, tiềm lực kinh tế sẽ tăng lên. Chính điều này đã tạo nên sự quan tâm của các nước lớn mà họ không thể bỏ qua. Trung Quốc ngày càng thâm nhập vào châu Phi với tốc độ nhanh ở nhiều mặt như đẩy mạnh khai thác tài nguyên, nhập khẩu hàng hóa, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng... nhằm chinh phục và gây ảnh hưởng mạnh mẽ ở lục địa đen.

Thứ ba, châu Phi hiện nay đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội... không thể phủ nhận. Nhưng châu Phi phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như

37

nghèo đói và tụt hậu; chiến tranh và xung đột; nợ nước ngoài không thể trả được; dịch bênh hoành hành và liên kết khu vực còn nhiều hạn chế... các vấn đề trên mang tính toàn cầu, đòi hỏi các nước lớn phải hợp tác giúp đỡ.

Vấn đề xung đột ở châu Phi đã và đang trở thành vấn đề cấp bách không chỉ đối với các quốc gia châu Phi mà cả cộng đồng quốc tế. Chỉ trong giai đoạn 1997 – 2002, hơn một nửa các cuộc xung đột tàn bạo trên thế giới đã xảy ra tại châu Phi như tại Darfur (Kenya), Angola, Algeria, Ai Cập, Liberia... Xung đột gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội ở châu Phi, là nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát triển của châu Phi.

Cho đến nay, châu Phi vẫn là khu vực nghèo đói nhất thế giới. Trong số 48 nước nghèo nhất thế giới hiện nay, châu Phi có 35 nước, và trong số 32 nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới thì châu Phi có 24 quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người của châu Phi là 490 USD, trong đó ½ số dân sống ở mức 0,65USD/người/ngày, thấp hơn so với chuẩn của thế giới [14:168].

Theo số liệu của IMF, 10 nước nghèo nhất hiện nay trên thế giới đều thuộc về châu Phi (Ethiopia, Malawi, Niger, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Côte d’l voive...). Năm 2009, GDP bình quân đầu người của 10 nước trên đạt dưới 200USD/năm [30:33]. Hiện nay, trong số 40 nước lâm vào khủng hoảng nợ nặng nề nhất thế giới, có 35 nước châu Phi, nợ nước ngoài chiếm 60,7% GDP của châu Phi. Trong giai đoạn 1970 – 2002, nợ châu Phi liên tục tăng, từ 9,457 tỷ USD (1970) lên 235,507 tỷ USD (2002), gấp 25 lần trong vòng 32 năm [15:180]. Như vậy, những vấn đề trên trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Bằng những phương thức hợp tác khác nhau như viện trợ, hợp tác kinh tế - thương mại để giúp châu Phi cùng phát triển, các nước giàu đang tìm mọi cách gây ảnh hưởng của mình tại châu Phi, trong đó có Trung Quốc.

Thứ tư, châu Phi có vị trí địa chính trị quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản, đất đai phì nhiêu chưa được khai thác bao nhiêu. Châu Phi đóng vai trò rất quan trọng trên bản đồ khoáng sản thế giới. Bức tranh chung, khái quát về tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi, chúng ta chỉ trích dẫn lời của Alex Thomson, trong công

38

trình nghiên cứu châu Phi, còn miêu tả: “... châu Phi không hề nghèo về mặt tài nguyên. Về sản xuất điện năng, châu lục này có thể cung cấp 40% thủy điện thế giới. Nó cũng có đến 12% dự trữ khí đốt tự nhiên của toàn cầu và 8% lượng khai thác dầu mỏ của thế giới. Đồng thời, châu lục còn sản xuất 70% cô ca hạt và 60% cà phê hạt của thế giới. Lòng đất của châu Phi giàu các loại khoáng sản, nhiều vùng có đất đai màu mở, phì nhiêu” [29: 30]. Châu Phi có 17 loại khoáng sản có trữ lượng đứng đầu thế giới, bao gồm 70% trữ lượng cô ban, trên 50% platinum, choromium, gần 50% trữ lượng kim cương, 10% lượng khí ga, 67% lượng vàng, 50% măng gan, 20% lượng bôxít, 97% lượng crôm, 14% trữ lượng đồng, 56,2% trữ lượng uranium... [14:20].

Trong những nguồn tài nguyên hiện có, dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây, nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng tăng, khiến nguồn năng lượng thiết yếu này trở nên khang hiếm. Dầu mỏ được ví như “máu”, là loại “vàng đen” quý hiếm của nền kinh tế. Theo đánh giá của Tổ chức Dầu mỏ và khí đốt thế giới (năm 2009), thì châu Phi có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 4 trên thế giới, còn trữ lượng khí đốt xếp ở vị trí thứ ba thế giới sau khu vực Trung Đông và Trung Á. Ở châu Phi, các vùng có trữ lượng dầu mỏ lớn đều tập trung ở Bắc Phi. Đáng kể nhất Algeria, Angola, Ai Cập, Libya, Moroco. Nước có trữ lượng khí đốt lớn ở châu Phi là Nigeria, Algeria, Ai Cập...

Trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, châu Phi là vùng đất chịu ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới như Mỹ, EU và Liên Xô. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, châu Phi trở thành tâm điểm của nhiều nước lớn khác trên thế giới. Mỗi nước đến châu Phi vì những mục đích khác nhau, trong đó dầu lửa là quan trọng nhất. Theo đánh giá, lượng xuất khẩu dầu mỏ của châu Phi sang Mỹ là chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu mỏ của châu Phi. Đối với Trung Quốc, hiện nay đang là nền kinh tế mới nổi ở châu Á, là nền kinh tế thứ hai thế giới vượt qua Nhật Bản, đứng sau Mĩ. Chính vì vậy, nhu cầu về dầu mỏ để phát triển kinh tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Theo cơ quan Năng lượng toàn cầu FACTs, trong năm 2008, nước này đã nhập 3,6 triệu thùng dầu thô, trong đó 1,1 triệu được nhập từ châu Phi

39

(chiếm 30%). Angola là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc (chiếm 1/3 tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc) [12:242].

Châu Phi là khu vực giàu có tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn “vàng đen” dầu mỏ, đồng thời là khu vực giữ một vị trí chiến lược trong chính sách của các nước lớn, nổi bật trong số này là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc... Những chính sách của các nước lớn nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa họ và quan điểm, thái độ của các nước ở lục địa đen cho chúng ta nhận thức rõ sự vận động cục diện địa chính trị thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi nước có những ý đồ và chiến lược riêng đối với châu Phi. Trong đó có Trung Quốc, cũng như các nước khác, ý đồ và chiến lược của nước này đối với châu Phi cũng có những nét riêng, nhằm duy trì ảnh hưởng ở lục địa đen, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên chính trường kinh tế và chính trị thế giới hiện nay.

Lùi lại thời gian, chúng ta có thể thấy, trong thời kì thuộc địa, châu Âu, nhất là Anh, Pháp, Hà Lan đóng vai trò thống trị châu Phi với tư cách là những nước thực dân hay mẫu quốc cai trị và khai thác thuộc địa, đặc biệt là khai thác các nguồn tài nguyên quý giá bao gồm tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực và thị trường thuộc địa rộng lớn, tiêu thụ một lượng hàng hóa công nghiệp từ chính quốc.

Đến thời kỳ nổ ra cuộc đấu tranh giải phong dân tộc, Liên Xô đã vượt lên trở thành nước có ảnh hưởng lớn tới khu vực này, giúp các nước trong khu vực đứng lên đấu tranh giành lại những quyền lợi chính đáng của họ, lật đổ ách đô hộ và áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập tự do.

Khi chiến tranh thế giới bùng nổ, Nga và Mỹ tranh giành ảnh hưởng, làm cho các nước châu Phi bị phân tán, một số nước thân Liên Xô, một số nước ngã về phía Mĩ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột kéo dài. Thời kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, Mỹ nổi lên đóng vai trò chi phối khu vực.

Bước sang thế kỷ XXI, Mỹ vẫn chi phối toàn cục, nhưng Trung Quốc dần dần lấn sân. Với tiềm lực mới được xây dựng và phát triển nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài thập niên, tăng nguồn lực tài chính, quốc phòng, có dân số đông, và lợi dụng sự mâu thuẫn gay gắt giữa Mỹ với một số nước trong khu vực,

40

Trung Quốc ngày càng vươn mạnh và mở rộng ra các vùng trên thế giới, trong đó trọng điểm có châu Phi. Ngoài ra còn có EU, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ...cũng tăng cường sự canh tranh vị thế của mình ở lục địa đen.

Đối với Mỹ, trong các châu lục trên thế giới, châu Phi là châu lục mà Mỹ kém quan tâm nhất. Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã có sự điều chỉnh trong chiến lược và chính sách đối với châu Phi theo hướng quan tâm nhiều hơn. Lý do có thể giải thích như sau: Một là, Mỹ muốn củng cố địa vị siêu cường duy nhất trên thế giới thì không thể không có tiếng nói của châu Phi, một địa vị lớn ở châu lục giúp củng cố vai trò toàn cầu và vị thế siêu cường duy nhất của Mĩ; Hai là, châu Phi là nơi chứa đựng nhiều lợi thế chiến lược của Mĩ bởi vị trí địa chính trị của nó, nhất là dầu mỏ; Ba là, vai trò và ảnh hưởng của Mĩ ở châu Phi vốn đã không lớn thì nay đang bị thách thức bởi sự can dự ngày càng tăng của EU và Trung Quốc; Cuối cùng, châu Phi chứa đựng nhiều nguy cơ từ các vấn đề toàn cầu như môi trường, nghèo đói, chiến tranh, khủng bố... Những vấn đề này đều đe dọa tới lợi ích khác nhau của Mĩ. Sự quan tâm nhiều hơn tới châu Phi sẽ giúp hạn chế nguy cơ này.

Mối quan tâm của Mỹ ở châu Phi thể hiện ở hai lĩnh vực chủ yếu là về chính trị và kinh tế. Về chính trị, Mỹ có hai định hướng là tham gia giải quyết xung đột, duy trì an ninh và định hướng thúc đẩy tự do, dân chủ và nhân quyền. Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ thực hiện ba chính sách là chính sách thương mại, chính sách đầu tư và chính sách tài chính. Cả ba chính sách trên đều nhằm mục đích thực hiện các lợi ích phát triển của Mĩ cũng như hổ trợ cho việc tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi.

Năm 2003, Mĩ đã đưa ra chiến lược 10 điểm nhằm thúc đẩy viện trợ nhân đạo và y tế với những điều kiện áp đặt về dân chủ hóa và cải cách chính trị theo kiểu Mĩ ở châu Phi. Từ đó, Mĩ điều chỉnh chính sách ngoại giao đối với châu Phi theo hai hướng. Đó là tăng cường sự hiện diện về quân sự của Mĩ tại châu Phi và hướng mạnh vào mục tiêu kinh tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Mĩ có mặt ngày càng nhiều hơn ở châu Phi để cạnh tranh với EU và Trung Quốc [24:20]. Như vậy, với vị

41

trí trọng yếu của mình, châu Phi hiện nay đã và đang nằm trong những toan tính chiến lược của Mĩ kể cả trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự.

Đối với Liên minh châu Âu (EU), so với các nước khác, EU là khu vực có ảnh hưởng sâu đậm, mạnh mẽ về nhiều mặt đối với châu Phi. Nhiều nước trong EU trước đây là nước thực dân từng thống trị ở châu Phi. Đến những năm 60, 70 thế kỷ XX, khi các nước ở châu Phi giành độc lập, EU mất dần vai trò ở khu vực này. Cho đến những năm gần đây, EU đã quay trở lại và khôi phục vị thế của mình nhờ những điều chỉnh chính sách ngoại giao mới. Viện trợ phát triển và đối thoại hợp tác là hướng chính thay cho trước dây là chính sách truyền bá ngôn ngữ, văn hóa, chính trị và kinh tế. Nhiều hiệp định được kí kết thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên như Lomé (1976 – 2000), Cotonou, ngoài ra hai bên còn ra Tuyên bố Paris năm 2005, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU – Châu Phi (2007). Có thể nói, đối với EU, châu Phi là “sân sau” rất quan trọng để EU củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thế giới [24:18].

Tuy nhiên, quá trình tăng cường ảnh hưởng của EU ở châu Phi hiện nay, một mặt đã góp phần giúp các nước châu Phi khắc phục những khó khăn nhưng mặt khác những chính sách trợ giúp của EU đối với châu Phi còn nhiều ràng buộc đã gây những phản ứng không tốt đẹp cho mối quan hệ hai bên, điều này khiến EU mất lợi thế trong cuộc chạy đua ảnh hưởng với Mỹ, Trung Quốc...

Đối với Nhật Bản, quan hệ Nhật – Phi hình thành từ thế kỷ XVI, chủ yếu về thương mại. Nhưng mãi đến những năm 90 thế kỷ XX trở đi, Nhật Bản mới quan tâm hơn đến khu vực này. Mục đích chủ yếu của Nhật là tìm kiếm nguồn năng lượng dồi dào và cạnh tranh quyền lực với Mỹ, EU, Trung Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nhật ở châu Phi còn nhiều hạn chế. Để có những bước đi vững chắc ở châu Phi, Nhật Bản đã tiến hành hai xu hướng, đó là ngăn chặn xung đột và viện trợ nhân đạo. Để làm được điều này, Nhật Bản đưa ra chiến lược ưu tiên 5 điểm rõ ràng

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 35 - 45)