7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Về công cụ, phương tiện
Những năm đầu thế kỷ XXI, mục tiêu của Trung Quốc là tiến tới trở thành đối tác quan trọng hàng đầu trong chiến lược của các nước châu Phi với thế giới bên ngoài. Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng, còn gọi là “quyền lực mềm”.
Quyền lực mềm là khả năng dùng ảnh hưởng thuyết phục chủ thể khác làm theo ý mình, hay theo Cha đẻ của học thuyết “quyền lực mềm” (Soft Power) người Mỹ là Joseph Nye đã nêu ra khái niệm trong cuốn sách cùng tên của Ông vào thập niên 90 thế kỷ XX là khả năng ảnh hưởng tới người khác thông qua sự hấp dẫn. Ảnh hưởng hay sự hấp dẫn có thể được tạo ra bởi uy tín chính trị, năng lực phát triển kinh tế, sức cuốn hút về văn hóa tư tưởng…và nhiều khi bao gồm cả khả năng về quyền lực cứng [45:66]. Có thể nói, quyền lực mềm là sản phẩm của thời hiện đại.
Đối với Trung Quốc, sau khi gia tăng được “sức mạnh cứng” (Hard Power), cả trên bình diện kinh tế, quân sự, Trung Quốc dành quan tâm lớn hơn cho “sức mạnh mềm” của mình. Trong văn kiện đại hội lần XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên khẳng định, sức mạnh mềm là một bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng như là sức cạnh tranh quốc tế của đất nước [44:188]. Sự phát triển liên tục của mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi trong thời gian qua có ý nghĩa quan trọng để Trung Quốc tăng cường sức mạnh mềm ở châu lục.
58
Mối quan hệ thân thiện giữa hai bên đã tạo nên một chuẩn mực về hình ảnh của Trung Quốc và trách nhiệm quốc tế của họ trong thời đại mới. Quyền lực mềm của Trung Quốc ở châu Phi chủ yếu thể hiện trong các lĩnh vực sau: viện trợ nước ngoài đã đạt được hổ trợ từ chính phủ nhiều nước châu Phi; ảnh hưởng văn hóa được tăng dần ở các nước châu Phi, mô hình phát triển của Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng bởi hầu hết các nước châu Phi. [119:1].
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự tranh chấp thương mại và sự khác biệt về giá trị giữa Trung Quốc với một số nước châu Phi đã phụ thuộc vào quan hệ Trung Quốc – châu Phi ở một mức độ nào đó. Hơn nữa, việc đánh giá tiêu cực chính sách châu Phi của Trung Quốc của dư luận quốc tế, nhất là từ các nước phương Tây đã làm tổn thương lớn đến hình ảnh quốc gia của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc sẽ tập trung thời gian thực hiện các biện pháp tối ưu nhằm cải thiện hình ảnh và danh tiếng của mình ở châu Phi.
Khi Trung Quốc đang lên, có nghĩa là đã tăng sức mạnh toàn diện của họ. Trong thời bình, quyền lực mềm liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ và mở rộng lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở nước ngoài. Điều này, một mặt nào đó có thể xác định được sự gia tăng của Trung Quốc có thể chấp nhận được và được chấp nhận bởi cộng đồng quốc tế.
Sự phát triển quan hệ Trung Quốc – châu Phi trong thời gian qua, những thành tựu và các vấn đề còn tồn đọng có liên quan đến chiến lược sức mạnh mềm của Trung Quốc và sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi. Chúng ta có thể thấy:
Thứ nhất, viện trợ nước ngoài của Trung Quốc ở châu Phi là một nền tảng sâu sắc để xây dựng quyền lực mềm của Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, quan hệ Trung Quốc và châu Phi đã trải qua hơn nửa thế kỷ. Đó là mối quan hệ thân thiết, hổ trợ giúp đỡ lẫn nhau qua các thời kỳ lịch sử trong những năm 1960, khi Trung Quốc đã thông qua 5 nguyên tắc phát triển quan hệ với châu Phi và các nước Ả Rập, 8 nguyên tắc viện trợ kinh tế cho châu Phi,và điều này đã đánh dấu sự hình thành chính sách châu Phi của Trung Quốc. Dù gặp khó khăn, nhưng Trung Quốc đã viện
59
trợ tích cực cho châu lục này. Đến những năm 1980, sau khi các nước châu Phi giành độc lập, Trung Quốc đẩy mạnh công cuộc cải cách mở cửa.
Trong hoàn cảnh như vậy, Trung Quốc đã giúp đỡ, hổ trợ cho châu Phi xây dựng đất nước, ổn định chính trị và phát triển đất nước. Trung Quốc tiến hành đầu tư với nhiều hình thức, đào tạo nhân viên, hổ trợ nhân đạo kịp thời cho nhiều quốc gia châu Phi. Kể từ khi Diễn đàn FOCAC được tổ chức năm 2000, Trung Quốc cũng đã xóa nợ gần 1,4 tỷ USD cho các nước nghèo, kém phát triển có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc cũng cam kết xóa hàng chục tỷ nhân dân tệ cho châu Phi.
Các sự kiện trên cung cấp bằng chứng cho thấy, bản chất của quan hệ châu Phi – Trung Quốc là thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần cùng thắng, đồng thời, đây không chỉ là giúp đỡ và hổ trợ nhau trên các diễn đàn quốc tế mà quan trọng hơn giúp cho các nước châu Phi phát triển kinh tế và xã hội, tạo nên nền tảng vững chắc cho quan hệ hai bên.
Tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2006, Trung Quốc và châu Phi thành lập quan hệ đối tác chiến lược kiểu mới trên cơ sở bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau về chính trị, hợp tác trên tinh thần cùng thắng về mặt kinh tế và tăng cường giao lưu trên bình diện văn hóa. Trung Quốc viện trợ cho châu Phi không đặt điều kiện ràng buộc, trong khi đó các nước phương Tây (Mĩ, EU) lại đưa ra những điều kiện khắt khe về chính trị, kinh tế. Điều này đã được các nước châu Phi đón nhận, đề cao và tăng cường hổ trợ Trung Quốc hơn nữa thế kỷ qua như sự kiện năm 1971, 1989, 1990, vấn đề Đài Loan…
Thứ hai, ảnh hưởng văn hóa, một biểu hiện của quyền lực mềm của Trung Quốc ở châu Phi. Ảnh hưởng văn hóa ở nước ngoài là một phần quan trọng của sức mạnh mềm. Trung Quốc có thế mạnh văn hóa sẵn có, khi được sử dụng rộng rãi sẽ khai thác được lợi thế để tiếp cận các nguồn lực khác.
Ngoại giao văn hóa đã chính thức được chính phủ Trung Quốc coi là một bộ phận cấu thành quan trọng làm nên sức mạnh mềm của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI. Theo đó, việc triển khai gia tăng sức mạnh mềm ra thế giới
60
của Trung Quốc được thực hiện với ba phương thức chính: thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các nước, thành lập Học viện Khổng Tử và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra thế giới. [44: 191].
Cho đến nay, Trung Quốc đã ký 65 thỏa thuận văn hóa và ký kết 150 kế hoạch thực hiện những thỏa thuận với các nước châu Phi, hơn 50 đoàn đại biểu văn hóa chính thức và 170 nhóm nghệ thuật khác nhau đã thăm các nước châu Phi.[119:4].
Trong khuôn khổ FOCAC, Trung Quốc đã tăng cường ngoại giao văn hóa ở châu Phi. Năm 2004, Trung Quốc đã tổ chức một hoạt động có tiêu đề “Văn hóa Trung Quốc ở châu Phi”, tổ chức nghệ thuật và triển lãm nghệ thuật ở châu Phi. Điều này phản ảnh quá trình giao lưu văn hóa nhằm quảng bá hình ảnh, quảng bá văn hóa Trung Quốc và tăng cường sự hấp dẫn ở các nước châu Phi.
Theo thống kê, đến nay, Trung Quốc đã có hơn 300 Học viện Khổng Tử và lớp Khổng Tử tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ. [44: 200]. Năm 2005, Viện Khổng Tử cũng được xây dựng ở Kênia và hiện nay đã có hơn 14 quốc gia châu Phi đã thành lập Viện [119:4]. Việc thành lập Viện khổng Tử với trọng tâm là tuyên truyền ngôn ngữ và quảng bá văn hóa truyền thống của trung Quốc đã làm cho sức hấp dẫn của họ ngày càng lớn. Vì vậy, sức mạnh mềm mà Trung Quốc thực hiện thông qua ngoại giao văn hóa đã làm tăng hình ảnh và sức mạnh của Trung Quốc không chỉ tại châu Phi mà còn trên toàn thế giới.
Thứ ba, sự phát triển mô hình Trung Quốc – một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh quyền lực mềm của Trung Quốc ở châu Phi. Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ phát triển nhanh chóng, tiến bộ và thay đổi sâu sắc kể từ khi tiến hành cải cách, mở cửa. Với sự ổn định về mặt xã hội, tiếp tục phát triển về kinh tế, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công trong công cuộc hiện đại hóa. Một đất nước với dân số đông nhất thế giới cũng là một ấn tượng và bắt mắt. Từ khi thực hiện “đồng thuận Washington”, hầu hết một số quốc gia ở Mỹ Latinh, Đông Âu và châu Phi đã thực hiện và học hỏi kinh nghiệm, nhưng mức độ nền kinh tế và mức sống có phần suy giảm mạnh.
61
Trong những năm 1980, hầu hết các nước châu Phi tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế theo chủ trương của IMF và WB, tổ chức này đã hổ trợ đến 10% chi phí cho thương mại và tái cơ cấu ở châu Phi, nhưng ở nhiều nước nền kinh tế phát triển không tốt thậm chí còn tồi tệ hơn [102:5]. Trái ngược với điều này, nền kinh tế Trung Quốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong vòng hơn 30 năm qua.
Sự thành công của mô hình phát triển của Trung Quốc đã cho thấy chính phủ đã xử lý sự đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, ổn định và phát triển, sự thành công xuất sắc mà Trung Quốc đạt được nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân của họ là vấn đề xóa đói giảm nghèo. Theo số liệu cho thấy, dân số nghèo đói ở nông thôn giảm từ 250 triệu người năm 1978 còn 14,79 triệu người năm 2007 [119:5] và Trung Quốc đã hoàn thành trước thời hạn về thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Điều này đã gây sự chú ý đặc biệt đối với châu Phi và cả thế giới.
Vì vậy, kinh nghiệm của Trung Quốc mang ý nghĩa sâu rộng trên thế giới. Các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh không chỉ đối với viện trợ và các cơ hội thương mại, mà còn để tìm hiểu thêm về mô hình phát triển của Trung Quốc, vì họ biết rằng Trung Quốc là nước nghèo như Malawi cách đây 30 năm và bây giờ nền kinh tế của Trung Quốc đã mở rộng 9 lần trong khi Malawi vẫn còn một trong các nước kém phát triển nhất trên thế giới.
Trong những năm gần đây, để giúp các nước đang phát triển khác khám phá một cách thích hợp cho sự phát triển của mình, Trung Quốc đã tăng cường phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên. Theo khuôn khổ FOCAC, Trung Quốc đã đào tạo được khoảng 20.000 kỹ thuật viên và nhân viên hành chính cho các nước châu Phi. Chính phủ Trung Quốc cũng tích cực ủng hộ một số hội thảo quốc tế để trao đổi kinh nghiệm với các nước về sự phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
Trong tháng 5 năm 2007, tại hội nghị hàng năm của Hội đồng Ngân hàng Phát triển Châu Phi tổ chức tại Thượng Hải, những câu hỏi như xây dựng cơ sở hạ tầng châu Phi, khả năng xây dựng doanh nghiệp, quản lý nợ và xoá đói giảm nghèo đã được thảo luận. Đó là một hành động quan trọng được thực hiện bởi Trung Quốc để
62
thúc đẩy trao đổi và hợp tác với các nước châu Phi trong các khía cạnh của kinh nghiệm phát triển và vấn đề quản lý nhà nước.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh của FOCAC, cựu Tổng thống Nam Phi đã ca ngợi những thành tích vĩ đại trong sự phát triển của Trung Quốc và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của châu Phi. Ngân hàng Thế giới cũng thừa nhận, "những nỗ lực của Trung Quốc đã tạo ra cơ hội ngay lập tức cho nền kinh tế của các nước đang phát triển khác cũng như cơ hội cho họ tiếp thu kiến thức phong phú và kinh nghiệm từ Trung Quốc cho phát triển của mình." [119:6].