Về kinh tế, chính trị

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 25 - 27)

7. Bố cục của luận văn

1.1.2. Về kinh tế, chính trị

Về mặt kinh tế, do vị trí địa lý thuận lợi và có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và nguồn nhân lực dồi dào nên mặc dù là một châu lục kém phát triển nhất thế giới, song châu Phi đang được thế giới đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai.

Từ những năm 90 thế kỷ XX trở về trước, châu Phi luôn bị xem là châu lục kém phát triển nhất thế giới. Từ sau những năm 90, các nước châu Phi đã tiến hành cải cách thể chế kinh tế, đạt được nhiều thành quả to lớn, tộc độ tăng trưởng nhanh với 3,4% giai đoạn 1999 – 2004 so với 2,5 % giai đoạn 1980 – 1990. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Phi liên tục được cải thiện. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì tốc độ tăng trưởng của châu Phi từ năm 2005 đến năm 2008 tương ứng là 4,5% - 5,4% - 6,2% - 6,3% [18:49]. Trong nhiều năm qua, GDP của khu vực tăng trung bình trên 5%/năm. Trong giai đoạn 2003 – 2008, GDP/người ở châu Phi tăng 3,6%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1% của giai đoạn 1997 – 2002. Năm 2008, GDP của khu vực châu Phi cận Xahara đạt xấp xỉ 6% - một tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Cũng năm 2008, FDI vào châu Phi đạt mức 39 tỉ USD – mức tăng cao nhất kể từ trước đến nay [37:27]. Châu Phi là châu lục kém phát triển, chính vì vậy, châu lục này luôn phụ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. So với giai đoạn 1995 – 2001, viện trợ cho châu Phi giảm -0,4%, nhưng từ năm 2002 đến nay, viện trợ có bước tiến triển nhanh, Trung Quốc là nước viện trợ nhiều nhất, 45% vào năm 2009 cho châu Phi. Viện trợ cho các nước châu Phi chủ

26

yếu tập trung giải quyết các vấn đề như lương thực, giáo dục, y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng...

Cơ cấu nền kinh tế chênh lệch khá lớn, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, xuất khẩu hàng hóa phần lớn tập trung vào ngành này và khoáng sản, hàng công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ do tác động từ các nước bên ngoài ở châu Phi. Mặc dù những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của châu Phi có xu hướng tăng, ngoại thương được mở rộng ra bên ngoài nhưng nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào hàng hóa thô, chưa qua chế biến. Các đối tác thương mại chủ yếu của châu Phi là EU, Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc và Ấn Độ...

Như vậy, cho đến nay, nền kinh tế châu Phi có tốc độ tăng trưởng nhanh và có nhiều triển vọng, song sự tăng trưởng không đồng đều trên toàn châu lục, vẫn chủ yếu tập trung ở một số nước. Vì thế, nhiều nước châu Phi hiện nay vẫn phụ thuộc rất nặng nề vào nguồn viện trợ từ các tổ chức và các nước lớn trên thế giới.

Về mặt chính trị, có thể nói, từ khi giành được độc lập đến nay, nhiều nước châu Phi vẫn diễn ra các cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực... kéo dài gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của lục địa đen. Những năm 90 thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tình hình chính trị khu vực đang đi vào ổn định. Các nước châu Phi đã tiến hành cải cách thể chế chính trị, tiến hành dân chủ hóa chính trị một cách mạnh mẽ, toàn diện, chủ yếu theo hướng phương Tây (xây dựng chế độ nghị viện, đa đảng). Dân chủ hóa đã trở thành làng sóng phát triển rộng rãi đã và đang tiếp tục hoàn thành, mục đích là thiết lập cơ chế để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị. Việc thay đổi thể chế, tiến hành cải cách chính trị ở châu Phi phần nào đã tạo nhiều thuận lợi cho tình hình các quốc gia ở châu Phi, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hiện nay châu Phi không tránh khỏi những thách thức nan giải, khó giải quyết, nhiều vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn đối với hòa bình và phát triển của khu vực như xung đột sắc tộc, thể chế yếu kém, nạn tham nhũng...

27

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)