Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC)

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 49 - 57)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC)

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới trãi qua những thay đổi lớn, đặt ra những vấn đề cấp bách đối với các nước đang phát triển trong một trật tự thế giới mới. Đó là vấn đề công bằng, hợp lý quốc tế về kinh tế và chính trị để đối phó với những thách thức của toàn cầu hóa kinh tế và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Vào cuối những năm 1990, một số nước châu Phi nhiều lần đưa ra đề xuất rằng, cũng như các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản… đã thiết lập một cơ chế hợp tác với châu Phi, nó cũng rất cần thiết đối với Trung Quốc và châu Phi. Hai bên đã có nền tảng quan hệ vững chắc, điều này thích hợp để thành lập một cơ chế tương tự nhằm tăng cường trao đổi và hợp tác trong tình hình mới. Sau khi nghiên cứu một cách nghiêm túc, Trung Quốc đã quyết định đồng ý những đề nghị từ các nước châu Phi. Do đó, diễn đàn Trung Quốc – châu Phi đã được thành lập vào năm 2000.

Diễn đàn là nơi tập trung các nước đang phát triển châu Phi và Trung Quốc. Với cơ chế đa phương này, hai bên sẽ tăng cường trao đổi, tham khảo ý kiến, phối hợp hành động và thể hiện vị trí của họ về các vấn đề quốc tế và tương lai của mỗi nước.

Trong thực tế, với diễn đàn đầu tiên này, đây là một thành công lớn trong lịch sử quan hệ Trung – Phi và hơn nữa thế kỷ trong ngành ngoại giao của Trung Quốc. Đây cũng là một nổ lực mang lại lợi ích cũng như những chuyển biến quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc nhằm tiếp tục cũng cố và tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị trong thiên niên kỷ mới.

2.3.1.1. Hội nghị Bộ trưởng tại Bắc Kinh, năm 2000 (FOCAC-1)

Tháng 10 năm 2000, lần đầu tiên “Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi” (FOCAC) được tổ chức tại Bắc Kinh với sự tham gia của 44 nước châu Phi. Hai chủ đề chính trong diễn đàn đưa ra để thảo luận là làm thế nào để thúc đẩy và thiết lập một trật tự quốc tế mới công bằng và bình đẳng; và làm thế nào để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế và xã hội giữa Trung Quốc với châu Phi. Cuối cùng, điễn đàn

50

đã đạt đến sự đồng thuận về một loạt các vấn đề. Hai văn kiện quan trọng – Tuyên bố Bắc Kinh và chương trình Hợp tác kinh tế và phát triển xã hội Trung Quốc – châu Phi đã được nhất trí thông qua [106:10].

Hai văn kiện trên được đưa ra dựa trên nền tảng của chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình và tầm nhìn Trung Quốc – châu Phi của Giang Trạch Dân trong chuyến thăm châu Phi năm 1996 của mình.

Mục đích trọng tâm của diễn đàn là để tăng cường hợp tác kinh tế và những vấn đề quan tâm chung. Giang Trạch Dân đã thiết lập nguyên tắc cho tương lai quan hệ Trung Quốc – châu Phi với cam kết là Trung Quốc sẽ gắn kết chặt chẽ hơn trong hoạt động hợp tác Nam – Nam và tạo ra một trật tự mới về chính trị và kinh tế quốc tế một cách công bằng. Các kế hoạch cụ thể bao gồm mở rộng thương mại, đầu tư, các dự án chung, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, ngân hàng và khai thác tài nguyên thiên nhiên [101:5].

Cũng trong hội nghị, một đại điện Bộ ngoại giao Trung Quốc phát biểu rằng, tăng cường đoàn kết và hợp tác với các nước châu Phi là một phần chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Và việc thúc đẩy một hệ thống đa cực toàn cầu và thiết lập một trật tự mới về chính trị, kinh tế là mục tiêu quan trọng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước đang phát triển [101:6]. Có thể nói rằng, hai văn kiện trên đây đã trở thành văn bản hướng dẫn cho sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng như một khuôn khổ cho quan hệ Trung Quốc – châu Phi.

Sau đó không lâu, một hội nghị quốc tế về quan hệ Trung Quốc – châu Phi được tổ chức tại Bắc Kinh để giải quyết vấn đề tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt là về kinh tế và thương mại. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã xúc tiến thành lập một ủy ban để thực hiện các quyết định tại Hội nghị Bắc Kinh. Trung Quốc cũng đã chính thức thông qua tài liệu về những yếu tố quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – châu Phi.

Cụ thể là hai bên tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển, bình đẳng cùng có lợi, tiến hành đa dạng các hình thức hợp tác

51

trong kinh tế và thương mại mà không có bất kì điều kiện chính trị kèm theo, tin tưởng lẫn nhau, giải quyết các công việc thông qua trao đổi song phương, chân thành và thân thiện, tư vấn và hợp tác chặt chẽ các vấn đề khu vực và cùng nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nước đang phát triển [101:6].

Ngoài ra, để thiết lập một quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và cùng có lợi với các nước châu Phi trong khuôn khổ hợp tác Nam – Nam, Trung Quốc đã đưa ra đề xuất nhằm thúc đầy quan hệ Trung Quốc – châu Phi:

Thứ nhất, hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ cấp cao, tăng cường thông tin liên lạc và trao đổi giữa các nhà lãnh đạo hai bên nhằm tiếp tục cũng cố mối quan hệ truyền thống hữu nghị Trung Quốc và châu Phi.

Thứ hai, thiết lập các hình thức tư vấn và cơ chế hợp tác đa dạng, mở rộng đối thoại và phối hợp trong các vấn đề quốc tế, các vấn đề song phương nhằm thực hiện hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực song phương và đa phương, bảo vệ hiệu quả hơn lợi ích của các nước đang phát triển.

Thứ ba, đẩy mạnh thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại lên tầm cao mới, cần tập trung tìm kiếm những cách thức mới ở các lĩnh vực, khuyên khích các doanh nghiệp cả hai bên mở rộng hợp tác.

Tiếp theo Hội nghị Trung Quốc – châu Phi tại Bắc Kinh, văn phòng của thủ tướng Chu Dung Cơ đã đề nghị một số hướng dẫn cho các mối quan hệ Trung Quốc-Châu Phi. Trong đó có việc mở rộng thương mại song phương, phát triển hợp tác đầu tư, cải thiện công tác viện trợ của Trung Quốc ở các nước châu Phi, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau và làm việc với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề nợ của châu Phi. Với diễn đàn lần thứ nhất này, đã góp phần đưa quan hệ Trung Quốc – châu Phi lên thành quan hệ đối tác chiến lược.

2.3.1.2. Kế hoạch hành động Addis Ababa, năm 2003 (FOCAC-2).

Tháng 12 năm 2003, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai của Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi tổ chức tai Addis Ababa, Ethiopia, với sự tham gia của 44 quốc gia châu Phi và các nhà ngoại giao Trung Quốc. Mục đích của hội nghị Bộ trưởng thứ hai được xác định là đánh giá tiến độ thực hiện các thỏa thuận đạt được

52

tại cuộc họp tháng 10 năm 2000 (Bắc Kinh), cùng với phác thảo một kế hoạch hành động mới, tập trung hơn.

Trong khuôn khổ của "Kế hoạch Addis Ababa" tiếp tục tăng cường trao đổi cấp cao và tăng cường đối thoại chính trị, cùng với một lời hứa đổi mới từ Bắc Kinh để tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hòa bình châu Phi và hợp tác trên một loạt các vấn đề an ninh liên quan. Hợp tác trong lĩnh vực phát triển xã hội bao gồm mở rộng Quỹ phát triển con người và tài nguyên châu Phi để đào tạo lên 10.000 kỹ thuật viên châu Phi trong ba năm tiếp theo [101:8]. Điều này sẽ được bổ sung bởi các thỏa thuận của Trung Quốc để hỗ trợ trong các lĩnh vực chăm sóc y tế, giao lưu văn hóa và trao đổi của người dân.

Kế hoạch hành động Addis Ababa (2004 – 2006) gồm những những lĩnh vực hợp tác như sau: Khoa học công nghệ, tham gia giữ gìn hòa bình của Trung Quốc, vấn đề an ninh phi truyền thống, hợp tác chống khủng bố, chống nghèo đói, hợp tác hổ trợ cho AU, NEPAD, hợp tác trong nông nghiệp, thương mại dầu tư, du lịch, hổ trợ phát triển, tài nguyên và khai thác năng lượng.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng hứa sẽ dần dần tăng viện trợ cho châu Phi. Trong tháng 9 năm 2005, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về tài trợ cho phát triển, ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong sự phát triển khu vực và tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ có biện pháp quan trọng trong các lĩnh vực như thuế quan, nợ, cho vay ưu đãi, y tế công cộng và nguồn nhân lực để giúp các nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước châu Phi. Những biện pháp này bao gồm [106:9]:

- Trong hai năm tới, Trung Quốc sẽ xóa hoặc hủy bỏ theo những cách khác nhau tất cả các khoản vay chính phủ có lãi hoặc lãi suất thấp mà các nước nghèo mắc nợ có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã không trả nợ đúng thời hạn vào cuối năm 2004.

- Trung Quốc sẽ giúp các nước đang phát triển đào tạo 30.000 người cho các ngành nghề khác nhau trong ba năm tới.

53

- Trung Quốc cam kết 10 tỷ USD các khoản cho vay nhượng bộ đối với các nước đang phát triển trong 3 năm tới trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam.

Qua các nguồn tài liệu, có thể nói rằng, thông qua kế hoạch hành động trên đây, rõ ràng là một số nước châu Phi đã được hưởng lợi từ sự tham gia của Trung Quốc trên lục địa. Đồng thời, chứng minh FOCAC là một nền tảng quan trọng và cơ chế đối thoại để tăng cường quan hệ đối tác kiểu mới Trung Quốc-Châu Phi, với phương châm phát triển ổn định, lâu dài, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai bên.

2.3.1.3. Quan hệ đối tác chiến lược mới Trung Quốc – châu Phi, năm 2006 (FOCAC-3)

Năm 2006 được coi là năm đột phá trong quan hệ Trung Quốc – châu Phi. Vào tháng 1 năm 2006, Chính phủ Trung Quốc đã công bố văn kiện mang tính chất cương lĩnh: “Chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi” và ngay tháng 11 năm đó, ở Bắc Kinh đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – châu Phi lần 3 (FOCAC-3) với sự tham gia của 48 đoàn đại biểu cấp cao châu Phi và 43 nguyên thủ quốc gia, 20 tổ chức quốc tế cùng với những nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Chủ đề của hội nghị có nội dung: “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”. Đây là sự kiện trọng đại trong quan hệ Trung Quốc và châu Phi.

Văn kiện “Chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi” thể hiện toàn diện những mục đích rõ ràng và quyết tâm, nổ lực của Trung Quốc tiếp tục tình hữu nghị truyền thống giữa hai bên, phát triển đối tác chiến lược kiểu mới Trung Quốc – châu Phi.

Văn kiện nêu rõ quan điểm của Trung Quốc về vị trí, vai trò của châu Phi, đồng thời đưa ra một chương trình tổng thể về hợp tác song phương trong giai đoạn mới trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Tăng cường hợp tác với các nước châu Phi đã trở thành một trong những mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Hơn thế nữa, Trung Quốc còn quyết tâm thiết lập và phát triển một loại hình đối tác chiến lược mới với những đặc điểm bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau về chính

54

trị, hợp tác trên tinh thần cùng thắng về mặt kinh tế và tăng cường giao lưu trên bình diện văn hóa.

Các nguyên tắc và mục tiêu chủ yếu trong chính sách châu Phi của Trung Quốc như sau [142]:

- Duy trì tin cậy, tình hữu nghị chân thành và đối xử bình đẳng. Trung Quốc tuân theo năm nguyên tắc chung sống hòa bình, tôn trọng độc lập của các nước châu Phi trong lựa chọn con đường phát triển và ủng hộ những nổ lực của các nước châu Phi để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

- Đảm bảo hai bên, tin cậy lẫn nhau và vì sự thịnh vượng chung. Trung Quốc ủng hộ nổ lực của các nước châu Phi trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, tiến hành hợp tác dưới các hình thức hợp tác khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy sự thịnh vượng chung Châu Phi – Trung Quốc.

- Hợp tác chặc chẽ và ủng hộ lẫn nhau. Trung Quốc muốn đẩy mạnh hợp tác với châu Phi trong Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác bằng cách ủng hộ các đề xuất, ý kiến của châu Phi, tiếp tục kêu gọi cộng đống quốc tế quan tâm hơn nữa để phối hợp giải quyết các vấn đề về hoàn bình và phát triển ở châu Phi.

- Học hỏi lẫn nhau và cùng nghiên cứu những con đường phát triển. Trung Quốc và châu Phi muốn học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm trong quản lý và phát triển, thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế. Để ủng hộ những cố gắng của châu Phi nhằm củng cố xây dựng năng lực, Trung Quốc tích cực cùng châu Phi tìm kiếm con đường phát triển bền vững.

- Tuân thủ nguyên tắc một nước Trung Quốc duy nhất, coi đó là nền tảng chính trị trong việc thiết lập và phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước châu Phi cũng như các tổ chức khu vực.

Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh, các bên đã thông qua “Kế hoạch hành động Bắc Kinh năm 2007 – 2009”, dự tính tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư, thương mại, tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, các nguồn lực, khoa học – kĩ thuật. Đồng thời, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã

55

công bố 8 cam kết thực hiện viện trợ đối với châu Phi [92:109] nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – châu Phi theo tinh thần FOCAC.

Như vậy, thông qua đó, Trung Quốc muốn thông báo với thế giới rằng mục tiêu chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi là thiết lập và phát triển một quan hệ đối tác chiến lược kiểu mới trên cơ sở thúc dẩy các lợi ích cơ bản của cả hai bên, đồng thời cũng thể hiện kế hoạch lâu dài của Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác với châu Phi.

Rõ ràng, lợi ích ở đây không hoàn toàn chỉ đề cập đến lợi ích chính trị như trong giai đoạn 1955 – 1978 hoặc lợi ích kinh tế trong thời gian 1978 – 1989. Thay vào đó, là thiết lập mục tiêu chiến lược thực dụng, bao gồm cả hợp tác kinh tế, chính trị, trao đổi văn hóa…mà trong chính sách, kế hoạch đã đề cập.

2.3.1.4. Diễn đàn hợp tác Trung – Phi năm 2009 (FOCAC-4)

Đến tháng 11 năm 2009, FOCAC lần thứ tư đã được tổ chức tại khu nghĩ mát Sharm el Sheikh (Ai Cập), đây là cơ hội để Trung Quốc và các nước châu Phi đối phó với những thách thức trong thời gian kế tiếp, đồng thời thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và tăng cường hợp tác trong tương lai. Tham dự hội nghị có các nguyên thủ và bộ trưởng đến từ 49 nước châu Phi. Tham dự hội nghị, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Sẵn sàng tăng cường hợp tác hơn nữa ở châu Phi và đóng vai trò trong việc giải quyết vấn đề hòa bình và an ninh ở châu lục.

Tại diễn đàn lần này, một lần nữa Trung Quốc đưa ra 8 cam kết viện trợ đối với châu Phi [136]. Hành động này đã được các quốc gia châu Phi đánh giá cao và

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại của trung quốc với châu phi trong thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)