7. Bố cục của luận văn
1.3. Quan hệ Trung Quốc – châu Phi trước thế kỷ XXI
Có thể nói, mối quan tâm hiện nay của Trung Quốc đối với châu Phi không phải là mới. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với châu Phi bắt đầu từ nhà Hán (202 – 220 TCN) [91: 16]. Trong thời gian này, hàng hóa từ châu Phi xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại. Mãi đến các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh, sự tiếp xúc qua lại giữa Trung
31
Quốc và châu Phi thường xuyên hơn. Thời nhà Minh (1368 – 1644), đô đốc Trịnh Hòa đã có ba lần thực hiện chuyến đi đến Đông Phi. Trong làn sóng này, người Trung Quốc đến châu Phi chỉ là những thương nhân. Trong thời kì lịch sử cận và hiện đại, cả Trung Quốc và châu Phi bị thực dân xâm lược và cai trị trong một thời gian dài, đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập dân tộc. Cùng chung hoàn cảnh lịch sử gian khổ, kinh nghiệm đấu tranh và hợp tác giữa họ đã để lại dấu ấn sâu sắc của nhân dân Trung Quốc và nhân dân châu Phi. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập (10 – 1949), quốc gia mới này quan hệ với thế giới đang phát triển dựa trên một học thuyết rõ ràng – “năm nguyên tắc chung sống hòa bình”. Trung Quốc đã sử dụng di sản xâm lược thực dân và kinh nghiệm giải phóng dân tộc của mình để thắt chặt các liên hệ với các quốc gia châu Phi đang nổi lên từ sự cai trị của thực dân phương Tây [67:21]. Hội nghị Bangdung (1956) diễn ra tại Indonesia là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt đánh dấu sự bắt đầu của mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến những năm 90 thế kỷ XX, quan hệ hai bên đã trải qua hơn nửa thế kỉ phát triển và củng cố với tốc độ ngày càng nhanh chóng và chất lượng. Có thể chia quan hệ Trung Quốc – châu Phi trước thế kỷ XXI làm các giai đoạn: Từ năm 1956 đến năm 1977; từ năm 1978 đến những năm 1990.
Từ năm 1956 đến 1977, từ Hội nghị Bangdung, Bắc Kinh đã cố gắng để khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với thế giới thứ ba và phong trào không liên kết. Ai Cập là quốc gia châu Phi đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (tháng 5 năm 1956). Đến đầu những năm 1960, đã có hơn 10 quốc gia châu Phi đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc như Moroco, Algeria, Sudan…Đến cuối những năm 1970, có 44 trong tổng số 50 quốc gia độc lập ở châu Phi đã đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc [144].
Quan hệ Trung Quốc với châu Phi thời kì này chủ yếu tập trung xây dựng tình đoàn kết theo ý thức hệ chính trị, tư tưởng. Trung Quốc ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, không chỉ hổ trợ về mặt tinh thần mà còn cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự. Chính sách châu Phi của Trung Quốc nhằm hai mục đích
32
chính: thứ nhất là ủng hộ Trung Quốc khôi phục lại vị trí hợp pháp của mình tại Liên hợp quốc; thứ hai là là để đối phó lại ảnh hưởng của phương Tây và sau đó là Liên Xô [144].
Từ tháng 12 năm 1963 đến tháng 6 năm 1965, Thủ tướng Chu Ân Lai đã 3 lần liên tiếp đến thăm 11 nước châu Phi. Chuyến đi này đã thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – châu Phi lên một tầm cao mới. Cũng trong chuyến thăm này, lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra 5 nguyên tắc trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châp Phi, Arab và 8 nguyên tắc viện trợ của Trung Quốc đối với các nước châu Phi [107:5]. Theo những nguyên tắc này, Trung Quốc và châu Phi thành lập một mối quan hệ bình đẳng và hổ trợ lẫn nhau và điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Những năm 1960, do chịu ảnh hưởng của “Cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, quan hệ Trung – Phi xuống mức thấp nhất. Từ năm 1965 đến 1967, có 5 nước châu Phi (gồm Burundi, Benin, Ghana, Tunisia và Kenya) liền cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tuy nhiên đến năm 1970, có 25 nước châu Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và nối lại quan hệ với 5 quốc gia vừa nêu. Đặc biệt, trong Đại hội đồng Liên hợp quốc lần 26 tổ chức vào năm 1971, trong 76 phiếu của các quốc gia ủng hộ khôi phục lại vị trí hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong Liên hợp quốc, có 26 phiếu thuộc các nước châu Phi [41: 97].
Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đã viện trợ 2,5 tỷ USD cho 36 nước châu Phi [125:70]. Trung Quốc đã gửi 10.000 Kỷ sư, Bác sĩ… để hổ trợ cho sự phát triển của châu Phi và thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác nhau như 1.860 km đường sắt Tanzania – Zambia, xây dựng một tượng đài lớn ca ngợi tình hữu nghị Trung Quốc – châu Phi [108]. Đồng thời, Trung Quốc cung cấp một khoảng vay 988 triệu (Yuan) NDT (tương đương 119 triệu USD) và vận chuyển khoảng 1 nghìn tấn thiết bị và vật liệu sang châu Phi [91:17].
Như vậy, thông qua viện trợ, Trung Quốc đã có được danh tiếng trong số các nước châu Phi. Và có thể nói, sự tham gia của Trung Quốc ở châu Phi, phản ảnh một chính sách xuyên suốt trong thời gian này. Và thành công to lớn nhất có lẻ là
33
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thay thế Đài Loan là một thành viên của Liên hợp quốc (1971) với sự giúp đỡ từ các nước châu Phi.
Giai đoạn từ năm 1978 đến những năm 1990. Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa. Khi tập trung vào phát triển kinh tế trong nước và mở cửa với thế giới bên ngoài, quyền lợi của Trung Quốc tại châu Phi suy giảm. Đến thập niên 1980, khi Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Mĩ, cải thiện quan hệ với Liên Xô, mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là tìm kiếm hòa bình để phát triển, ưu tiên lợi ích quốc gia, chuyển từ lập trường ý thức hệ sang chính sách ngoại giao thực dụng. Nhưng sự kiện Thiên An Môn năm 1989, đã kết thúc tuần trăng mật của mối quan hệ Trung Quốc với các nước phương Tây, do các nước phương Tây đã chỉ trí và cô lập Trung Quốc. Vấn đề này làm cho Trung Quốc đánh giá lại chính sách đối ngoại của mình. Vì thế, châu Phi một lần nữa đã được Trung Quốc quan tâm và tìm thấy sự hổ trợ từ những người bạn cũ ở châu Phi trong các diễn đàn đa phương.
Sau chiến tranh lạnh kết thúc, khi lợi ích của các nước phương Tây ở châu Phi suy yếu, Trung Quốc nắm lấy cơ hội để tăng cường quan hệ toàn diện với châu Phi trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị và văn hóa. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Phi phát triển lên một tầm cao mới.
Các mối quan hệ song phương được tiến hành bằng việc tăng cường các chuyến thăm trao đổi và cấp cao giữa hai bên. Điều này trở nên rõ ràng hơn, chỉ riêng năm 1989, có 9 lãnh đạo các nước châu Phi thuộc khu vực Nam Sahara đến thăm Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1997, có khoảng 130 cuộc viếng thăm các nhà lãnh đạo Trung Quốc tới hơn 40 nước châu Phi như Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ. Ngược lại, có 43 Tổng thống, 14 Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của các nước châu Phi đến thăm Trung Quốc [30:231]. Đặc biệt, năm 1996, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đến thăm 6 nước châu Phi, và đưa ra 5 nguyên tắc quan hệ hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài hướng tới thế kỷ XXI với các quốc gia châu Phi và đề nghị phương châm: chân thành hữu
34
nghị, đối xử bình đẳng, đoàn kết hợp tác, cùng nhau phát triển và hướng tới tương lai [41:98].
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thu được những thành công về ngoại giao khi Trung Quốc lấy nguyên tắc một nước Trung Hoa làm nền tảng chính trị để xây dựng và phát triển quan hệ với các nước châu Phi. Từ thập niên 1990, thông qua các khoảng viện trợ kinh tế, Trung Quốc đã thắng Đài Loan và giành được sự công nhận từ nhiều nước châu Phi như Lesotho (năm 1994), Nigeria (năm 1996), Cộng hòa Trung Phi, Guinea Bissau và Nam Phi (vào năm 1998) đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan, chuyển sang công nhận Trung Quốc [28:5]. Việc tăng cường quan hệ trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao giữa Trung Quốc và châu Phi không chỉ có lợi cho việc trao đổi quan điểm, phối hợp hành động mà còn rất hữu ích cho việc phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai bên.
Trong những năm 1990, Trung Quốc đã cải cách chính sách viện trợ kinh tế ra nước ngoài. Việc làm này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả Trung Quốc và châu Phi. Từ năm 1995 đến 1997, Trung Quốc đã kí hơn 20 hiệp định khung cho vay ưu đãi với lãi suất thấp cho 19 quốc gia châu Phi, 20 dự án hợp tác liên doanh được phê duyệt và thực hiện. Từ khi Trung Quốc thông qua chiến lược đa dạng hóa thị trường năm 1991, kim ngạch thương mại Trung Quốc – châu Phi tăng đáng kể, các đối tác thương mại chính là Nam Phi, Ai Cập và Nigeria. Trung Quốc đã thiết lập hơn 150 công ty thương mại và đại lý buôn bán ở châu Phi. [107:9]. Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc – châu Phi tăng từ 0,8 tỷ USD năm 1990 lên 6,5 tỷ USD năm 1999 [30:238].
Cùng với thương mại, đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi cũng tăng cao. Cuối năm 1996, Trung Quốc đã cung cấp viện trợ cho 53 nước châu Phi và xây dựng 560 hạng mục thiết bị toàn bộ bằng viện trợ [30:241]. Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi còn để xây dựng nhà máy lọc dầu, thăm dò và khai thác tài nguyên, nhất là dầu mỏ (ở Sudan, Nigeria, Angola…).
Trong lĩnh vực khoa học và văn hóa, Trung Quốc tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác khoa học, giáo dục … với hầu hết các nước châu Phi. Các hoạt động
35
văn hóa như “tuần phim Trung Quốc”, “triễn lãm văn hóa Trung Quốc”… được đẩy mạnh. Ngoài ra, Trung Quốc còn cử Bác sĩ, chuyên gia nông nghiệp, giáo viên… đến châu Phi để làm việc, hợp tác và giúp đỡ họ.
Như vậy, đối với Trung Quốc, châu Phi là một khu vực giàu tiềm năng mà thế giới chưa được khai phá được bao nhiêu. Vì vậy, Trung Quốc quyết tâm tranh thủ cơ hội để thâm nhập vào châu Phi trên cả mặt trận kinh tế và chính trị. Qua phân tích mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi trước thế kỷ XXI, có thể thấy Trung Quốc đã tạo những cơ sở tốt đẹp để phát triển thành một mối quan hệ lâu dài, ổn định và hướng tới tương lai giữa Trung Quốc và châu Phi. Trên cơ sở đó, để đối phó với những thách thức trong thế kỷ mới, trước sự thúc đẩy của một số quốc gia châu Phi, Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi mà Trung Quốc đề nghị thành lập (năm 2000) đã trở thành cơ sở mới để tăng cường hợp tác và thỏa thuận giữa Trung Quốc và châu Phi trong thế kỷ XXI.