7. Bố cục của luận văn
3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mối quan hệ Trung Quốc – châu Phi
3.4.1. Phát huy và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Sự hợp tác này giữa Việt Nam và châu Phi đã phát huy tác dụng rất lớn trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp đó cần được tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao trong công cuộc cải cách, đổi mới, xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
3.4.2. Mở rộng hơn quan hệ hợp tác từ thiên về chính trị sang các lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Nhất là các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, chuyên gia, khai thác tài nguyên, nông sản, chia sẽ kinh nghiệm cải cách, xóa đói giảm nghèo, thu hút sử dụng viện trợ, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.
3.4.3. Nâng cao quan hệ với những nước thân thiện và có nhiều lĩnh vực hợp tác thiết thực với Việt Nam lên tầm hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược. Trong thời gian qua, thực tiễn hoạt động hợp tác với châu Phi, nhiều nước có quan hệ nhiều lĩnh vực với Việt Nam như Nam Phi, Ai Cập, Tanzania, Angôla, Angiêri, Sudan… Đây là những nước có quan hệ hợp tác ngày càng tăng nhanh và mang lại những kết quả thiết thực, cần nâng lên tầm quan hệ hợp tác nhiều mặt, toàn diện và đối tác chiến lược, đồng thời từ những đối tác, thi trường trọng điểm đó mở rộng quan hệ hợp tác ra các thị trường khác ở châu Phi.
3.4.4. Tăng cường vai trò chủ đạo của chính phủ. Là người điều hành, đề ra chính sách và các chương trình hành động nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác. Chính phủ cần lựa chọn các khâu đột phá, các lĩnh vực trọng yếu, tạo cơ chế thuận lơi để thúc đẩy quan hệ hợp tác. Thông qua các cuộc gặp cấp cao, tiếp xúc và trao đổi thường xuyên, thành lập các cơ quan nghiên cứu… nhằm tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau.
93
3.4.5. Nâng cao vai trò xung kích của doanh nghiệp. Đây là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Để đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp cần phải tăng cường mở rộng các cuộc gặp gỡ, tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động khảo sát, tìm kiếm thị trường, lựa chọ hình thức kinh doanh phù hợp để nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong các hoạt động như kinh doanh, hợp tác kinh tế thương mại…
3.4.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh đi đôi với liên kết, phối hợp với những nước lớn và các nước phát triển khác…Hiện nay có nhiều đối thủ lớn ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…) và phương Tây có nhiều tiềm tăng về nhiều mặt như vốn, kinh nghiệm, công nghệ, công cụ chính sách….Việt Nam muốn cạnh tranh với họ cần có nhiều nổ lực và cách làm phù hợp, nhất là xác định rõ những thế mạnh của mình mà các nước châu Phi có nhu cầu lớn, cũng như bổ sung cho nhau.
3.4.7. Khắc phục những khó khăn, hạn chế, có biện phát xử lý phù hợp trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Khó khăn có thể thuộc về vốn, công nghệ, cách tiếp cận thị trường, khoảng cách về địa lý, thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, tài nguyên, ngôn ngữ… Việt Nam cần xuất phát từ lợi ích của tất cả các nước liên quan, dựa vào những nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế như tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ… vì mục đích hòa bình, ổn định và phát triển.
Tiểu kết
Quan hệ Trung Quốc – châu Phi thập niên đầu thế kỷ XXI, đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và có nhiều nét mới mang tính đột phá trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị ngoại giao. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, sự phụ thuộc, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau của tất cả các quốc gia, dân tộc và khu vực trên thế giới thì chiến lược của Trung Quốc xâm nhập vào châu Phi để đáp ứng lợi ích của họ và việc các nước châu Phi hưởng ứng và hợp tác mạnh mẽ với Trung Quốc là hoàn toàn phù hợp.
Quan hệ Trung – Phi tuy phát triển mạnh mẽ, nhưng vị trí của Trung Quốc ở châu Phi vẫn xếp sau Mỹ và đang gặp nhiều thách thức từ nước này. Ngoài ra, cạnh
94
tranh chiến lược giữa Trung Quốc và các nước lớn khác đã tác động không nhỏ đến lợi ích của Trung Quốc ở lục địa đen.
Mặc dù gặp nhiều thách thức lớn từ nhiều phía, nhưng vị trí và vai trò của Trung ngày càng tăng, điều này phản ảnh sự lựa chọn khôn khéo trong đường lối chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Với Trung Quốc, ngoài lợi ích về kinh tế như dầu mỏ, tài nguyên, thương mại… thì mối quan hệ chiến lược Trung – Phi đã góp phần cũng cố vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Và ngược lại, các nước châu Phi quan hệ với Trung Quốc cũng giúp các quốc gia này phát triển cũng như vị trí của châu Phi ở khu vực và quốc tế.
Với những thế mạnh hiện có, quan hệ Trung Quốc – châu Phi thật sự là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, triển vọng trong thời gian tới sẽ được thúc đẩy hơn nữa. Điều cần thiết là các bên đối tác sẽ tìm ra các giải pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và điều kiện của mình theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả Trung Quốc, châu Phi và nhiều đối tác khác, trong đó có Việt Nam.
95
KẾT LUẬN
Chính sách châu Phi của Trung Quốc đã được đảng và Chính phủ Trung Quốc đưa ra một cách rõ ràng, minh bạch và nhất quán. Điều này phản ảnh nguyện vọng và mục tiêu hợp tác lâu dài với các nước châu Phi và phù hợp với lợi ích hai bên. Thật vậy, cho đến nay, Trung Quốc cơ bản đã đạt được các mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị đối với châu Phi. Về chính trị, Trung Quốc đã cô lập được Đài Loan, đạt được sự ủng hộ của châu Phi trên trường quốc tế, mở rộng và hợp tác giúp châu Phi phát triển để tiếp tục củng cố niềm tin của châu Phi đối với Trung Quốc. Mặt khác, góp phần tạo thế thượng phong để Trung Quốc có điều kiện mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi, thắng lợi trong cạnh tranh ảnh hưởng đối với các nước lớn tại châu Phi và cũng cố vị trí nước lớn và vị thế Trung Quốc ở cấp độ toàn cầu.
Chính sách châu Phi của Trung Quốc trong bối cảnh thế kỷ XXI, được họ luôn coi các nước châu Phi là thế giới đang phát triển, một cộng đồng thống nhất, vị thế và vai trò thống nhất có chung tiếng nói trên các diễn đàn quốc tế. Chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của châu Phi, tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của các nước châu Phi, không áp đặt điều kiện kinh tế và chính trị… đã đáp ứng lợi ích của Trung Quốc và sự đồng thuận từ các nước châu Phi.
Qua chính sách và cách tiếp cận một cách khôn khéo của Trung Quốc trong ngoại giao ở châu Phi cho thấy: Trung Quốc hành động với mục đích trước tiên là vì lợi ích của Trung Quốc, nhưng không thể phủ nhận những gì mà Trung Quốc mang lại cho châu Phi. Chính sách đối ngoại ngày càng tăng cường của họ ở lục địa đen đã tác động không nhỏ đến các nước lớn và khiến họ ngày càng can dự mạnh vào châu Phi. Trên thực tế Trung Quốc đã sử dụng quan hệ kinh tế của mình để tác động vào chính sách đối nội và đối ngoại của nhiều nước châu Phi, lợi ích kinh tế đã khiến cho chính sách ngoại giao đối với châu Phi của Trung Quốc bị lung lay như nhiều phương tiện truyền thông và internet về sự có mặt của Trung Quốc hiện nay một chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi. Điều này có thật sự xảy ra hay không còn
96
phụ thuộc vào sự quyết định của các giới lãnh đạo hai bên, đặc biệt là từ phía châu Phi.
Quan hệ Trung Quốc – châu Phi mười năm đầu thế kỷ XXI đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có những bước đột phá mới trong cả lĩnh vực chính trị - ngoại lẫn kinh tế. Đối với các nước châu Phi, quan hệ với Trung Quốc đã giúp các quốc gia trong châu lục ngày càng được cải thiện và phát triển. Còn đối với Trung Quốc, quan hệ với châu Phi là sự lựa chọn khôn khéo trong chính sách đối ngoại của họ, ngoài những lợi ích thu được về kinh tế, thương mại…. mối quan hệ chiến lược Trung – Phi đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Trung Quốc ở châu lục và trên trường quốc tế. Chúng tôi khẳng định rằng, mặc dù quan hệ hai bên gặp không ít những thách thức, hạn chế nhưng những thành công đạt được trong 10 năm qua cho thấy đây thực sự là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Việc ban hành chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi cũng cho thấy: mục tiêu của Trung Quốc hướng đến châu Phi nhằm tham gia cạnh tranh tài nguyên toàn cầu bởi châu lục này vốn giàu có về tài nguyên và nhiên liệu. Song để được chấp nhận tại châu lục này, Trung Quốc đã khôn khéo và tích cực tham gia giải quyết các vấn đề nan giải của châu lục trên nhiều lĩnh vực và tỏ ra rất thận trọng. Sự quan tâm đó cũng thể hiện tính thực dụng hơn, khôn ngoan hơn và tập trung chủ yếu vào các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng…, Trung Quốc xác định châu Phi là một khu vực có ý nghĩa kinh tế và chính trị đặc biệt. Trung Quốc đã quảng bá mô hình thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế của Trung Quốc. Nhiều nước châu Phi đang hướng vào mô hình phát triển của Trung Quốc hơn là châu Âu, bởi họ tìm thấy ở đó vừa có sự tăng trưởng kinh tế vừa duy trì được quyền kiểm soát chính trị. Nhận sự trợ giúp và hợp tác của Trung Quốc, châu Phi có thêm điều kiện để phát triển kinh tế và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột… trên châu lục, đồng thời châu Phi có thêm đối tác để làm ăn, đa dạng hóa thị trường của mình.
Trong chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi, chúng ta thấy các phương hướng hoạt động nhằm nâng cao tầm quan hệ của Trung Quốc với châu Phi trong mọi lĩnh vực, trong đó trước hết phải kể đến lĩnh vực chính trị. Những phương
97
hướng đó bao gồm các chuyến thăm cấp cao, các cuộc trao đổi, các cơ chế đàm thoại, hợp tác trong các công việc quốc tế và các cuộc trao đổi giữa các chính quyền địa phương. Đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Trung Quốc tiếp tục tăng cường cũng cố tình đoàn kết và sự hợp tác với các nước châu Phi trên trường quốc tế, tiến hành trao đổi thường xuyên các ý kiến, phối hợp quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cơ bản…. Trung quốc ủng hộ châu Phi trở thành đối tác bình đẳng trong các công việc quốc tế, cống hiến cho việc Liên hợp quốc có thể giữ vai trò to lớn hơn, bảo vệ mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, khuyến khích các quan hệ quốc tế dân chủ hơn, đảm bảo các lợi ích và quyền hợp pháp của các nước đang phát triển.
Dù sao đi nữa, qua chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi những năm đầu thế kỉ XXI, chúng ta có thể thấy Trung Quốc xác định châu Phi là một khu vực địa – chiến lược quan trọng, có ý nghĩa chính trị, kinh tế đặc biệt quan trọng. Việc quản bá hình ảnh của mình đối với các nước châu Phi đã được các nước ở châu lục này đón nhận. Mục tiêu kinh tế và chính trị luôn song hành, biện chứng và tác động lẫn nhau và hai mục tiêu này biểu hiện cụ thể ở từng giai đoạn cụ thể nhất định có tác dụng to lớn cho một chính sách và chiến lược nhất quán và thống nhất về châu Phi của Trung Quốc.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc với châu Phi đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam với mục đích là xây dựng một chiến lược lâu dài với châu Phi để phục vụ cho mục tiêu phát triển của Việt Nam trong tương lai, đồng thời trên cơ sở chiến lược đã định sẵn, Việt Nam sẽ có những phương hướng tiếp cận, bước đi khác nhau để vươn đến thị trường trọng điểm châu Phi trong những thập kỷ mới của thế kỷ XXI.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Thế Anh (chủ biên, 2012), Những vấn đề kinh tế – xã hội nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Phương Anh (2006), Chính sách châu Phi của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 10(38).
3. Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978 – 2008), Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Kim Bảo (Chủ biên, 2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (giai đoạn 1992 – 2010), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đỗ Thanh Bình (2010), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX – một cách tiếp cận, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Đỗ Minh Cao (2007), Trung Quốc – châu Phi: đối tác chiến lược kiểu mới,
Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 1(17).
7. Đỗ Minh Cao (2009), Chương mới trong quan hệ Trung Quốc – châu Phi, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 04(44).
8. Đỗ Minh Cao (2008), Quan hệ nông nghiệp Trung Quốc – châu Phi, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 11(39).
9. Võ Kim Cương (2004), Việt Nam và châu Phi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Hồ Châu (2007), Quan hệ Trung Quốc – châu Phi trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 11(27).
11. Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Đỗ Đức Định (Chủ biên, 2012), Châu Phi – Trung Đông: những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
99
13. Đỗ Đức Định – Nguyễn Thanh Hiền (Đồng chủ biên, 2009), Châu Phi và
Trung Đông năm 2008: những vấn đề và sự kiện nổi bật, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
14. Đỗ Đức Định (Chủ biên, 2006), Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của châu Phi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Đỗ Đức Định (2006), Lịch sử châu Phi (giản yếu), Nxb Thế giới, Hà Nội. 16. Đỗ Đức Định (Chủ biên, 2008), Nam Phi: Con đường tiến tới dân chủ công
bằng và thịnh vượng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Đỗ Đức Định (Chủ biên, 2010), Việt Nam – châu Phi: Từ đoàn kết hữu nghị truyền thống hướng tới hợp tác toàn diện, đối tác chiến lược, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Đỗ Đức Định – Giang Thiệu Thanh (Đồng chủ biên, 2010), Cẩm nang các nước châu Phi, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
19. Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên, 2012), Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Bình Giang (Chủ biên, 2011), Di chuyển lao động quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Graham Connah (2012), Nền văn minh lục địa đen, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
22. Gregory C. Chow (2012), Giải mã nền kinh tế Trung Quốc, Nxb Hồng Đức – DT Books, Hà Nội.
23. Trương Hiểu Hà (2005), Những sách lược làm thay đổi Trung Quốc, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
24. Phạm Thanh Hà – Nguyễn Vĩnh Thanh (2009), Châu Phi trong chiến lược của các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và