Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 93 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
93
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
B GIO DC V ĐO TO !" #$%&'()%&*%+ ,-./,0 1)2'%* B GIO DC V ĐO TO !" #$%&'()%&*%+ 3456778973:,;<3=>?3@8ABA C=D:E'F22F'GF%% ,-./,0 Người hướng dẫn khoa học: F,HI# 1)2'%* ,JK Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nổ lực của bản thân, phải kể đến sự hướng dẫn nghiêm túc, nhiệt tình, chu đáo của Tiến sĩ Lê Đức Hoàng, giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Vinh trong suốt thời gian tôi làm luận văn. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh; bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học, được bảo vệ luận văn đúng thời hạn quy định. Mặc dù tác giả đã cố gắng nhiều, nhưng do đây là một vấn đề tương đối khó, nguồn tư liệu còn hạn chế, trình độ tiếng Trung còn kém, kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân còn ít, nên chắc chắn luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cần được góp ý, sửa chữa. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và bạn đọc để luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2014 L<8AM N,N Trang A. M UỞĐẦ 6 1. Lý do ch n t iọ đề à 2. L ch s nghiên c u v n ị ử ứ ấ đề 3. M c ích, nhi m v v ph m vi nghiên c uụ đ ệ ụ à ạ ứ 4. Ngu n t li u v ph ng pháp nghiên c uồ ư ệ à ươ ứ 5. óng góp c a lu n v nĐ ủ ậ ă 6. B c c c a lu n v nố ụ ủ ậ ă B. N I DUNGỘ Ch ng 1 LÝ DO PHAN B I CHÂU VÀ NGUY N ÁI QU C N HO T ươ Ộ Ễ Ố ĐẾ Ạ NG CÁCH M NG TRUNG QU CĐỘ Ạ Ở Ố 1.1. S g n g i v m t a lýự ầ ũ ề ặ đị 1.2. S t ng ng v ho n c nh l ch s v v n hoáự ươ đồ ề à ả ị ử à ă 1.3. S phát tri n c a phong tr o cách m ng Trung Qu c u th kự ể ủ à ạ ố đầ ế ỷ XX 1.4. Phan B i Châu v Nguy n Ái Qu c có m i quan h t t v i chí sộ à ễ ố ố ệ ố ớ ĩ cách m ng Trung Qu cạ ố Ch ng 2 CH S CÁCH M NG TRUNG QU C V I HO T NG C A ươ Í Ĩ Ạ Ố Ớ Ạ ĐỘ Ủ PHAN B I CHÂU VÀ NGUY N ÁI QU CỘ Ễ Ố 2.1. Chí s cách m ng Trung Qu c v i ho t ng Phan B i Châuĩ ạ ố ớ ạ độ ộ 2.1.1. Giai o n 1905 - 1912đ ạ 28 2.1.2. Giai o n 1913 - 1924đ ạ 38 2.2. Chí s cách m ng Trung Qu c v i ho t ng c a Nguy n Áiĩ ạ ố ớ ạ độ ủ ễ Qu cố 2.2.1. Giai o n 1924 - 1933đ ạ 45 2.2.2. Giai o n 1938 - 1941đ ạ 54 Ch ng 3 NH N XÉT HO T NG CÁCH M NG C A PHAN B I ươ Ậ Ạ ĐỘ Ạ Ủ Ộ CHÂU VÀ NGUY N ÁI QU C TRUNG QU CỄ Ố Ở Ố 3.1. Vai trò chí s cách m ng Trung Qu c i v i ho t ng c a Phanĩ ạ ố đố ớ ạ độ ủ B i Châu v Nguy n Ái Qu c Trung Qu cộ à ễ ố ở ố 3.2. Ho t ng c a Phan B i Châu v Nguy n Ái Qu c Trung Qu cạ độ ủ ộ à ễ ố ở ố i v i cách m ng Vi t Namđố ớ ạ ệ 3.3. Ho t ng c a Phan B i Châu v Nguy n Ái Qu c Trung Qu cạ độ ủ ộ à ễ ố ở ố i v i cách m ng Trung Qu cđố ớ ạ ố C. K T LU NẾ Ậ D. TÀI LI U THAM KH OỆ Ả OF N,N 5 FPQ %F,RST<3U7VW?9A Từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, chính thức xâm lược nước ta bằng vũ lực, thì cũng là lúc phong trào đấu tranh chống Pháp liên tiếp nổ ra. Đặc biệt là vào cuối thế kỷ XIX đã diễn ra phong trào đấu tranh chống Pháp rất mạnh mẽ, có quy mô rộng khắp, do văn thân, sỹ phu phong kiến lãnh đạo, với mục tiêu giúp vua cứu nước, đó là phong trào Cần Vương. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương cuối cùng cũng thất bại, nước ta lại rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc. Lịch sử lại đặt ra yêu cầu tìm được một con đường cứu nước đúng đắn, đưa dân tộc ta thoát khỏi tình trạng này. Trước bối cảnh đó, từ những năm đầu thế kỷ XX, một số văn thân, sỹ phu yêu nước tiến bộ đã vươn lên tiếp thu luồng tư tưởng mới, khởi xưởng phong trào đấu tranh, đưa dân tộc đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong đó tiêu biểu nhất là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Tiếp sau đó là hoạt động tích cực của những người yêu nước, cách mạng theo khuynh hướng vô sản, muốn đưa cách mạng nước ta đi theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Người đi tiên phong, tài ba nhất, có công lao to lớn nhất, xuất sắc nhất của dân tộc ta chính là Nguyễn i Quốc - Hồ Chí Minh 1 . Đối với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thời cận - hiện đại, Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc là những người có ảnh hưởng lớn nhất. Trong đó, có thể nói, hoạt động của Nguyễn i Quốc là giai đoạn tiếp nối trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, là bước chuyển tiếp từ khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu khi nó đã không 1 Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Bác Hồ có nhiều tên gọi khác nhau. Nhưng ở đây để cho thuận tiện trong xưng hô, chúng tôi chỉ dùng danh xưng Nguyễn i Quốc. 6 còn phù hợp với điều kiện mới của lịch sử dân tộc, sang giai đoạn cách mạng theo khuynh hướng vô sản đang được thực tế chứng minh tính đúng đắn. Đây là con đường cách mạng đạt được mục đích cứu nước, cứu dân mà bấy lâu nay dân tộc Việt Nam đang mong đợi và Nguyễn i Quốc dày công tìm kiếm. Đồng thời, có một điều rất lý thú là, trong quãng đời hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đều dành thời gian hoạt động nhiều nhất trên đất Trung Quốc. Rồi lại có một sự trùng lặp ngẫu nhiên là Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đều bị kẻ thù bắt hai lần nghiêm trọng cũng trên đất Trung Quốc; đều thành lập được những tổ chức cách mạng có tính chất quan trọng, tạo nên bước ngoặt cho cách mạng nước nhà cũng trên đất Trung Quốc. Từ thực tế đó, chúng tôi rất có hứng thú khi tìm hiểu về hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc, trong đó đặc biệt là mối quan hệ, những đóng góp của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trong thời gian ở đất nước này. Trong điều kiện và năng lực cho phép, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Chí sĩ cách mạng Trung Quốc với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc (1905 -1941)" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, xuất phát từ một số lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, trong suốt hành trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu cũng như của Nguyễn i Quốc thì thời gian hoạt động trên đất Trung Quốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất; đồng thời những kết quả mà Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc hoạt động cách mạng trên đất Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp nhất đối với cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu cụ thể, đầy đủ hơn về vấn đề này là một điều rất cần thiết và bổ ích. Thứ hai, hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc có tác động lớn đối với cách mạng Việt Nam và có ảnh 7 hưởng nhất định đối với cách mạng Trung Quốc. Mặt khác, thông qua hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc cùng nhiều chí sĩ yêu nước, cách mạng khác của Việt Nam trên đất Trung Quốc, nó đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng tạo dựng nên mối quan hệ cách mạng tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc hồi đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi thì cho đến nay chưa có nhiều tác giả tập trung khảo cứu vấn đề này một cách sâu sắc và toàn diện. Thứ ba, nghiên cứu về hoạt động của Phan Bội Châu ở Trung Quốc, các học giả chủ yếu tìm hiểu giai đoạn khi cụ mới xuất dương, hoạt động ở Nhật rồi về Trung Quốc đến năm 1917, còn thời gian từ năm 1917 về sau thì chưa được đề cập nhiều. Nghiên cứu hoạt động của Nguyễn i Quốc ở Trung Quốc, các học giả chủ yếu nghiên cứu giai đoạn ở Quảng Châu (1924 - 1927). Trong khi đó, thời gian Người hoạt động ở Quảng Tây những năm 1938 - 1941 với nhiều nội dung quan trọng, có tác dụng lớn đối với Cách mạng tháng 8/1945. Đặc biệt là chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh được Nguyễn i Quốc vạch ra từ khi còn trên đất Quảng Tây năm 1939 - 1940 thì chưa được các học giả nghiên cứu đầy đủ. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ sung thêm, phong phú và đầy đủ hơn về nội dung, giá trị, ý nghĩa những hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc trên đất Trung Quốc là điều vô cùng cần thiết. Thứ tư, khi nghiên cứu vấn đề này, tác giả cũng muốn góp phần giải thích vì sao các chí sĩ cách mạng Trung Quốc lại có sự giúp đỡ, nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho các chí sĩ cách mạng Việt Nam nói chung, cho Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc nói riêng hoạt động trên đất Trung Quốc. Hay nói cách khác, chúng tôi muốn tìm hiểu động cơ nào mà chí sĩ cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ lại có sự che chở, cưu mang chí sĩ cách mạng Việt Nam khi họ hoạt động cách mạng ở đây. 8 Thứ năm, tác giả nghiên cứu vấn đề này nhằm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hồi đầu thế kỷ XX thông qua tìm hiểu mối quan hệ giữa chí sĩ cách mạng Trung Quốc như Lưu Vĩnh Phúc, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai với hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc. Hơn nữa, đây không chỉ là vấn đề mà cá nhân tác giả rất thích thú, mà còn là muốn tìm kiếm những kiến thức để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình. Với những lý do trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu đề tài này vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Chí sĩ cách mạng Trung Quốc với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc (1905 - 1941)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2F,;<3=>783A67<X4YZ7VW Có thể nói, từ trước đến nay đã có không ít tác giả nghiên cứu về mối quan hệ cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, trong đó, vấn đề chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đã được một số tác giả đề cập trên các sách báo, tạp chí, luận văn, các ẩn phẩm định kỳ ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Tuy nhiên, vì trình độ ngoại ngữ có hạn, nên chúng tôi chủ yếu mới tiếp cận được những tài liệu tiếng Việt. Các nguồn tài liệu này chủ yếu gồm một số sách, bài viết đăng trên các tạp chí như Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam , Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản, luận án, luận văn 2.1. Về nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, có một số công trình sau: - Cuốn Phan Bội Châu toàn tập do tác giả Chương Thâu sưu tầm và biên soạn (Nxb Thuận Hoá, Huế, 1990), từ trước đến nay chúng ta đã sử dụng tác phẩm này khá phổ biến và coi nó là một tài liệu gốc rất quý về nhiều công trình nghiên cứu hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. 9 - Cuốn Nghiên cứu Phan Bội Châu của tác giả Chương Thâu (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) đã nói về cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của ông, trong đó có thời gian Phan Bội Châu ở Trung Quốc. - Cuốn Phan Bội Châu cuộc đời và sự nghiệp, Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, Hà Nội, 1998, đã phân tích và làm sáng tỏ những đóng góp và công lao to lớn của Phan Bội Châu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta đầu thế kỷ XX, đồng thời nêu bật những cống hiến xuất sắc của ông trong lĩnh vực văn hoá và tư tưởng. - Cuốn Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam, Nxb Văn hoá, năm 1958, đã phân tích về cuộc đời của Phan Bội Châu từ lúc sinh ra, hoạt động cách mạng và đến khi cuối đời. Đặc biệt là thời gian mà cụ hoạt động trên đất Trung Quốc, rồi bị bắt, bị giam lỏng. - Cuốn Cách mạng Tân Hợi 90 năm sau nhìn lại (1911 - 2001) của Trung tâm khoa học Hà Nội, năm 2002, là cuốn sách tập hợp những bài viết trong Hội thảo khoa học chào mừng 90 năm Cách mạng Tân Hợi. Cuốn sách đã có những bài phân tích về những vấn đề cụ thể trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Bên cạnh đó, cũng có những bài viết phân tích về mối quan hệ giữa Tôn Trung Sơn và cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam 2.2. Về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có một số công trình sau: - Cuốn Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924 - 1927) của nhóm biên soạn bao gồm tác giả Song Thành, Lê Văn Tích, Phạm Hồng Chương, Nguyễn Văn Khoan, Ngô Văn Tuyển - Nxb Chính trị Quốc gia. Dựa vào những tài liệu mới sưu tầm được, thừa hưởng những thành quả nghiên cứu trước đây, các tác giả đã cố gắng làm sống lại những hoạt động của Bác Hồ trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) 1924 - 1927. 10 [...]... dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Lý do Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc đến hoạt động cách mạng ở Trung Quốc Chương 2 Chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc Chương 3 Nhận xét hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc 16 B NỘI DUNG Chương 1 LÝ DO PHAN BỘI CHÂU VÀ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC 1.1... những hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc trên đất Trung Quốc Từ đó rút ra tác dụng của nó đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc, với quan hệ Việt - Trung 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, lý giải tại sao Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc đến hoạt động ở Trung Quốc; bổ sung thêm một số sự kiện Phan Bội Châu hoạt động ở Trung Quốc giai đoạn 1917 - 1924 và Nguyễn Ái Quốc hoạt động. .. góp của luận văn - Luận văn cung cấp thêm một số thông tin quan trọng về hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc như bổ sung về hoạt động của Phan Bội Châu giai đoạn 1917 - 1924, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1938 - 1941 ở Quảng Tây - Phân tích một số vấn đề về sự ủng hộ, giúp đỡ của các chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc -. .. ở Trung Quốc 1938 - 1941, trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài (1911 - 1941) - Về nội dung: Các sự kiện về hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc trên đất Trung Quốc; mối quan hệ giữa các chí sĩ cách mạng Trung Quốc với các chí sĩ cách mạng Việt Nam, trong đó tập trung vào việc chí sĩ cách mạng Trung Quốc có những đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi cho Phan Bội Châu. .. tác động của cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc, nhất là vai trò chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc giai đoạn ở đất nước này 3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu vai trò, đóng góp, tạo điều kiện giúp đỡ của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với những... tác động những hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc đối với Việt Nam và cách mạng Trung Quốc 15 - Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề quan hệ cách mạng Việt Nam - cách mạng Trung Quốc; đến hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính... giai đoạn 1938 - 1941 Thứ hai, góp phần tìm hiểu những đóng góp, giúp đỡ, tạo điều kiện của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc trên đất Trung Quốc Thứ ba, chỉ ra một số tác dụng cơ bản trong nội dung hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc không chỉ có tác động đối với cách mạng Việt Nam mà còn có tác động đối với cách mạng Trung Quốc Với nhiệm vụ đó,... 1.4 Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc có mối quan hệ tốt với chí sĩ cách mạng Trung Quốc Có thể nói, giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc với các nhà cách mạng Trung Quốc từ lâu đã có những mối quan hệ tốt đẹp Từ khi còn ở trong nước, Phan Bội Châu đã có những hiểu biết nhất định về tình hình chính trị Trung Quốc Cụ đọc sách, tìm hiểu tư tưởng, đường lối cứu nước của các nhà hoạt động chính trị Trung Quốc. .. được, ở góc độ này hay góc độ khác đã đề cập đến cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc Tuy nhiên chưa có đề tài chuyên khảo về vai trò, tác động của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc trên đất Trung Quốc 12 Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi cố gắng hệ thống... rất nhiều vấn đề Nhưng trong phạm vi khả năng cho phép và tư liệu chưa nhiều, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số đóng góp, sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc trên đất Trung Quốc 2.1 Chí sĩ cách mạng Trung Quốc với hoạt động Phan Bội Châu 2.1.1 Giai đoạn 1905 - 1912 Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam . thêm tác động của cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc, nhất là vai trò chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc giai. với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc. Tuy nhiên chưa có đề tài chuyên khảo về vai trò, tác động của chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc. dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Lý do Phan Bội Châu và Nguyễn i Quốc đến hoạt động cách mạng ở Trung Quốc Chương 2. Chí sĩ cách mạng Trung Quốc đối với hoạt động của Phan Bội Châu