LỜI MỞ ĐẦUTrong xu hướng quốc tế nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp của các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều tác động từ mọi phía hay nói cách khác doanh nghiệp có thể bị rủi ro nhiều hơn trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đầu tư dự án tại nước ngoài, họ sẽ phải đánh giá rất nhiều rủi ro trong đó có rủi ro từ tác động của môi trường đầu tư tác động. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi xem xét những rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên hệ với việc quản trị những rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam.
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng quốc tế nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp của các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều tác động từ mọi phía hay nói cách khác doanh nghiệp có thể bị rủi ro nhiều hơn trong kinh doanh Đối với các doanh nghiệp đầu tư dự
án tại nước ngoài, họ sẽ phải đánh giá rất nhiều rủi ro trong đó có rủi ro từ tác động của môi trường đầu tư tác động Trong bài viết này, chúng ta cùng đi xem xét những rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên hệ với việc quản trị những rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam.
Nhóm thực hiện
32i26
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1 Sơ Lược Hoạt Động Xuất Khẩu Tôm Trong Vài Năm Trước 8
Chương 2 Nhận Dạng – Biện Pháp Khắc Phục, Phòng Ngừa Rủi Ro 13
2.1 Quy trình chăn nuôi – chế biến – bảo quản 13
2.1.1 Quy trình chăn nuôi 13
2.1.1.1 Quy trình: 13
2.1.1.2 Các rủi ro trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm & giải pháp khắc phục: 17
2.1.1.3 Các rủi ro khác 22
2.1.2 Quy trình chế biến – bảo quản 26
2.1.2.1 Quy trình chế biến – bảo quản tôm 26
2.1.2.2 Các rủi ro trong quy trình chế biến – bảo quản 28
2.1.2.3 Giải pháp khắc khắc phục 30
2.2 Quá trình xuất khẩu 31
2.2.1 Kinh tế 31
2.2.2 Chính Trị 32
2.2.3 Các hoạt động 33
2.2.4 Các giải pháp phòng ngừa 38
Trang 4Chương 1 Sơ Lược Hoạt Động Xuất Khẩu Tôm Trong Vài Năm Trước
Số liệu năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu 9T/2010 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước Kết thúc 9T/2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3.4 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước Kết quả đạt được phù hợp với nhận định trong Báo cáo Chiến lược Đầu tư Ngành Thủy sản quý 2/2010, nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới vẫn đang gia tăng.
Như vậy, nếu không có yếu tố bất thường xảy ra, nhiều khả năng ngành thủy sản sẽ vượt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 4.5 - 4.7 tỷ USD trong năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu thủy
Xuất khẩu tôm tăng mạnh Tôm tiếp tục dẫn đầu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu,
chiếm đến 39.9% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt tương ứng 151.9 nghìn tấn và 1,285 triệu USD trong giai đoạn từ 01/01/2010 đến 15/09/2010, tăng lần lượt 14.2% và 20.97% so với cùng kỳ năm 2009 Nguồn cung tôm từ Vịnh Mexico, nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho Mỹ, bị suy giảm vì
sự cố tràn dầu đã giúp nhu cầu nhập khẩu tôm tại thị trường Mỹ tăng lên Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Thái Lan bị mất mùa nên cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm của Việt Nam qua Mỹ gia tăng cả sản lượng và giá cả
Nhật Bản vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam, tăng 13.4%
về lượng và tăng 17.5% về giá trị trong giai đoạn 01/01/2010 đến 15/09/2010
Trang 5Thị trường xuất khẩu tôm 01/01-15/09/2010
Nguồn: Vasep
Thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong giai đoạn từ 01/01/2010 đến 15/09/2010, chiếm 23.8% tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ đứng vị trí thứ 2 với 18.7% và Nhật đứng vị trí thứ 3 với 18.3%.
So với cùng kỳ năm 2009, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 22.2% về sản lượng và 34.4% về giá trị.
Tình trạng thiếu nguyên vật liệu tiếp tục tái diễn Tình trạng thiếu nguyên vật liệu đang tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Nhiều nhà máy chế biến chỉ đang hoạt động khoảng 50-60% công suất, đặc biệt là các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu Trong quý 4, mùa thu hoạch tôm rộ hơn sẽ giúp nguồn cung nguyên liệu dồi dào so với trước đây Tuy vậy, về dài hạn, nguồn nguyên liệu tôm vẫn tiềm ẩn rủi ro thiếu hụt trở lại do nhu cầu tôm trên thế giới đang tăng cao.
Nhu cầu tiêu thụ tôm tiếp tục gia tăng Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm liên tục tăng trong khoảng thời gian từ 2007 đến nay, bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Thêm vào đó, vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico vào tháng 4/2010 khiến nhu cầu tôm tại thị trường Mỹ không ngừng gia tăng Với những lợi thế này, xuất khẩu tôm kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Xuất khẩu tôm đối mặt rủi ro mất thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua (chiếm 29.2%) và được xem là thị
Trang 6trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn Tuy nhiên, trong tháng 9 vừa qua, Nhật Bản đã cảnh báo về dư lượng trifluralin quá mức cho phép trong tôm xuất khẩu của Việt Nam Đồng thời, Nhật Bản cũng cảnh báo khả năng cấm nhập khẩu tôm từ Việt Nam Nếu điều này xảy ra, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chúng tôi cho rằng rủi ro này có thể xảy ra, nhưng khả năng rất thấp do sự ràng buộc về các yếu tố khác như kinh tế, chính trị, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu thủy sản được ký kết bằng USD nên nhiều doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chính sách nới rộng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành
sẽ được đóng góp khá nhiều từ khoản chênh lệch tỷ giá này.
Thống kê xuất khẩu tôm năm 2011
THỊ
(GT)
Tháng 12/2011 (GT)
cùng kỳ 2010 (%)
Năm 2011 (GT)
cùng kỳ 2010 (%) Nhật
Trang 7GT: Giá trị (triệu USD)
VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)
Thông tin về hoạt động xuất khẩu tôm đầu năm 2012
Tín hiệu khả quan năm 2012
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dự kiến xuất khẩu tôm trong năm 2012 sẽ đạt 2,5 tỷ USD Nguồn tôm nguyên liệu trong nước sẽ ổn định hơn nhờ sự góp mặt của tôm chân trắng và những bài học rút ra từ các đợt dịch
Trang 8bệnh tôm sú năm 2011 Thị trường tiêu thụ tôm lớn như Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn cao song sẽ tăng nhập các sản phẩm giá trị gia tăng, giảm nhập tôm nguyên liệu Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ tôm tại EU không mấy khả quan do khó khăn từ khủng hoảng tài chính.
Tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thủy sản của nước ta trong tháng 2-2012 tăng khá cao, đến 65% so với cùng kỳ năm ngoái Cũng theo VASEP, xuất khẩu tôm từ 1/1 đến 15/2/2012 đạt giá trị 184 triệu USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2011 Số liệu thống kê cho thấy Những thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều tăng giá trị xuất khẩu từ 10%- 66% Tuy nhiên các thị trường khối EU tiếp tục sụt giảm, không chỉ với mặt hàng tôm mà còn có cả mặt hàng cá tra của Việt Nam, trong đó Đức giảm mạnh nhất 36,3%, Pháp giảm 21,1%.
Thị trường xuất khẩu tôm từ 1/1 đến 15/2/2012
Trang 9Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, với con số xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD, có thể khẳng định, thủy sản năm 2011 được mùa, được giá Đây cũng là năm đầu tiên nước ta thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2011 - 2020, do vậy con số trên báo hiệu những triển vọng mới của ngành thủy sản.
Bước sang tháng đầu tiên của năm 2012, xuất khẩu thủy sản tiếp tục có những bứt phá mới Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản đã bắt tay thực hiện các hợp đồng xuất khẩu mới Nhờ đó, xuất khẩu thủy sản tháng 1-2012 tiếp tục tăng, đặc biệt là với một số mặt hàng thủy sản chính như: tôm và cá tra, kết thúc tháng 1-
2012, xuất khẩu cá tra đạt 160 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2011.
Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản được thể hiện ở tất cả các thị trường tiêu thụ lớn, điển hình như Mỹ, Đức, Nhật Hiện, lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật tăng 37% Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cũng liên tục tăng 20%/năm trong 3 năm trở lại đây, theo Bộ NN&PTNT, nếu vẫn giữ nguyên mức tăng này thì tới năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 30 tỷ USD/năm.
Chương 2 Nhận Dạng – Biện Pháp Khắc Phục, Phòng Ngừa Rủi Ro 2.1 Quy trình chăn nuôi – chế biến – bảo quản
2.1.1 Quy trình chăn nuôi
2.1.1.1 Quy trình:
1.Chuẩn bị ao lắng và ao nuôi tôm: cải tạo ao, lắp đặt hệ thống quạt nước, quạt oxy
2 Xử lý nguồn nước
Trang 103 Gây màu nước
4 Thả tôm giống
5 Chăm sóc ao nuôi tôm: cho ăn, kiểm tra tôm, điều kiện đìa nuôi tôm
6 Thu hoạch tôm
Ao nuôi thâm canh cần phải thiết kế quạt nước và bố trí phù hợp.
Cải tạo ao:
Dọn sạch các loại cây cỏ xung quanh ao.
Tiến hành tát cạn nước sên vét lớp bùn đáy ao, lắp hang cua, lổ mọi.
Diệt tạp bằng cách bón vôi bột ở xung quanh bờ và đáy ao với liều lượng 10 - 15 kg/100 m2 Đối với ao mới đào phải rửa phèn nhiều lần trước khi bón vôi.
Phơi khô đáy ao từ 3 - 5 ngày.
Tiến hành lấy nước vào hệ thống nuôi thông qua lưới lọc nhằm hạn chế địch hại và trứng các loài cá tạp vào ao nuôi, khi mức nước trong ao đạt 1,2m, 2 - 3 ngày sau tiến hành thả giống.
Kiểm tra, bảo trì hệ thống quạt nước và hệ thống cung cấp oxy Lấy nước đã xử lý từ
ao lắng vào ao nuôi (nên qua túi lọc), chiều cao nước: 0,8 - 1,2m.
Xử lý nguồn nước
Trang 11Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0.2 – 40‰, thích hợp là 15 - 30‰.Tôm trưởng thành lột xác ít hơn, thời gian giữa hai lần lột xác phụ thuộc rất lớn vào nồng độ muối Nồng độ muối thích hợp cho tôm sú là 15-20‰
Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5- 9
- 11mg/lít.
Nhiệt độ: Tôm có biên độ giao động nhiệt cao từ 14 - 35 độ C tôm có thể sống được Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 độ C
Gây màu nước
Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân DAP và bột dinh dưỡng (đậu nành ) hoà với nước và bón ao hàng ngày đến khi đạt độ trong 0,3 - 0,4m Đây sẽ là bứơc chuẩn
bị nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm con.
Gây màu tùy thuộc vào loại tảo sẵn có trong ao, việc sử dụng chế phẩm sinh học như E.M.P để nuôi các phiêu sinh là đặc dụng nhất, vì nó chủ động đưa vào nước ao nuôi một
hệ vi sinh vật có lợi, nhằm giúp các loại tảo có ích phát triển và hạn chế các loại tảo có hại, vừa làm cho nước ao nuôi "béo lên", vừa làm sạch nước, giảm BOD, COD, phòng bệnh
và kích thích tôm sinh trưởng
Khi màu nước ao nuôi đã đạt yêu cầu (vàng nâu hoặc nâu lục), độ trong đạt 40cm thì thả tôm giống Sau khi thả tôm giống, do năng lực bơi và bắt mồi của tôm còn yếu, trong 20-30 ngày đầu (tôm con chủ yếu ăn các phiêu sinh vật) nên tạo màu nước tốt lúc đầu là biện pháp kỹ thuật quan trọng, để nâng cao tỉ lệ tôm sống, tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.
25-Chú ý, khoảng 7-10 ngày sau khi thả, tôm đã bắt mồi nên các phiêu sinh trong ao nuôi có thể cạn dần, vì thế cần tiếp tục bón tiếp chế phẩm sinh học để ổn định màu nước, đảm bảo tôm con không bị gián đoạn nguồn thức ăn tự nhiên.
Thả tôm giống
Lựa giống tôm
Trang 12Có thể nói, giống là quan trọng nhất, vì nếu giống không tốt, bị nhiễm bệnh thì không thể khắc phục được, mức độ rủi ro rất cao Tất nhiên, khi có con giống tốt, người nuôi tôm nuốn đạt năng suất cao cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất.
Để có được giống tốt, bà con nên chọn mua giống có nguồn gốc rõ ràng Nếu khai thác trong môi trường tự nhiên thì phải qua kiểm dịch Thông thường, tôm khỏe mạnh là những con râu không bị đứt gãy, mình không xây xước, khi cầm trên tay nhảy mạnh Riêng với tôm sú, chọn giống tại những trại thật sự tin tưởng, được kiểm dịch, giống có nguồn gốc rõ ràng, mật độ thả từ 20 - 25 con/m2.
Thả tôm
Sau giai chuẩn bị, khi các chỉ tiêu pH, độ mặn, độ trong, màu nước đạt yêu cầu, có thể thả tôm giống
Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm
có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.
Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5 - 7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.
Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm canh (10 - 20 con/ m2), thâm canh (trên 25 con/m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào kích cỡ tôm thả nuôi, mùa vụ sản xuất.
Chăm sóc tôm
Cho ăn
Giai đoạn đầu không được cho tôm ăn thức ăn tươi sống như cá, nhuyễn thể, trứng nghiền, vì tôm con chưa ăn được mà còn tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh, có hại phát triển, vô tình phá vỡ cơ cấu sinh thái nước ao.
Nhà cung cấp thức ăn công nghiệp phải cung cấp bảng hướng dẫn cho ăn, trong đó gồm:
(sàng ăn).
với thức ăn.
Trang 13 Lưu ý cho tôm ăn tránh các khu vực dơ trong ao, khi tôm lột vỏ nhiều nên giảm lượng thức ăn, khi tôm yếu /bệnh hoặc nước trong ao bẩn/đục cũng nên giảm bớt lượng thức ăn.
Sức khoẻ tôm
Thường xuyên quan sát tôm, nhất là vào ban đêm, theo dõi để phát hiện những bất thường.
của tôm, theo dõi sự tăng trọng của tôm và tính toán lượng thức ăn phù hợp Nên chài tôm vào lúc trời mát sáng sớm hoặc chiều mát (4 – 6 giờ)
Kiểm tra điều kiện ao
Đối với các ao chuẩn bị lấy nước, khi lấy nước nuôi phải qua hệ thống túi lọc, lấy vào các ngày triều cường lớn nhất trong tháng Khi nước vào ao đạt độ sâu tối thiểu 1,2m thì tiến hành chạy quạt kích thích trứng các loài giáp xác nở và để lắng ít nhất từ 2 đến 3 ngày mới xử lý.
Đối với các ao tôm đang nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường, dịch bệnh để có biện pháp xử lý ao phù hợp, bổ sung một số khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh người nuôi phải khai báo ngay cho BQL vùng nuôi, UBND xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ hóa chất tiêu hủy.
Kiểm tra bờ, cống, mương, lưới ngăn cua hàng ngà Vệ sinh sàng ăn (vó), vớt tảo (láp láp), bọt
Quạt nước và sục khí
Thời lượng quạt nước và cấp oxy tăng theo tuổi của tôm.
Sục khí chạy máy sục khí thường xuyên vào ban đêm, vào những ngày có mưa hay ít nắng, thời gian chạy sục khí cũng tăng theo tuổi tôm
Thu hoạch tôm
Thời điểm
Trang 14Tùy theo thị trường, và môi trường ao nuôi, tình hình sức khoẻ của tôm mà quyết
định thu hoạch Trọng lượng tôm lí tưởng khi thu hoạch là ≥ 25g/con
Cách thu hoạch
Thu tôm bằng phương pháp xả cống hoặc kéo cào (xung điện).
2.1.1.2 Các rủi ro trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm & giải pháp khắc phục:
-Sau mỗi mùa vụ phải vét sạch đáy bùn tạo nền đáy ao sạch, cứng; tháo rửa ao nhiều lần giúp quá trình sử dụng được lâu dài.
-Bờ phải cao, không rò rỉ, xung quanh bờ có lưới chắn để hạn chế địch hại từ bên ngoài vào ao nuôi Tiến hành tát cạn nước sên vét lớp bùn đáy ao, lắp hang cua, lỗ các loài địch hại.Tiến hành lấy nước vào hệ thống nuôi thông qua lưới lọc nhằm hạn chế địch hại và trứng các loài cá tạp vào ao nuôi, khi mức nước trong ao đạt 1,2m, 2 - 3 ngày sau tiến hành thả giống.
-Kiểm tra, bảo trì hệ thống quạt nước và hệ thống cung cấp oxy thường xuyên, trứơc, trong và sau khi xong mùa vụ, đầu tư vào hệ thống này rất quan trọng vì đây là đìêu kiện hàng đầu để tôm sinh trưởng tốt.
Xử lý nguồn
nước -Nước ao tôm có màu gạch đỏ, trên mặt ao xuất hiện váng.
-Nồng độ muối lớn hơn 25‰
tốc độ lột xác của tôm chậm, dẫn tới chậm lớn.
-Khi môi trường sống của tôm
có pH = 5 tôm chết sau 45 giờ,
-Các chất vô cơ hòa tan thường do phèn sắt (màu đỏ gạch) trong đó sắt có hóa trị 1, 2, 3 rất có hại cho tôm Khi mực nước ngoài cao hơn mực nước ao nuôi sẽ xảy ra hiện tượng rỉ sắt thấm vào, ta cần duy trì cho mực nứơc ao nuôi thấp hơn bên ngoài.
-Tùy theo người nuôi ở từng vùng khác nhau,
Trang 15pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ.
Nếu pH xuống thấp thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ.
-Tôm bị chết vì ngạt thở, bít mang do hàm lượng các chất vô
cơ không hòa tan (cát, bùn) quá 80mg/lít
-Các chất khí hoà tan có nồng độ vượt mức khiến tôm bị ngộp.Quá trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ thường kéo dài, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật có thể gây bệnh cho tôm, tạo
ra các chất độc như NH 3 hay
phát sinh, bùng phát các bệnh virus như bệnh tôm trắng.
-Nhiệt độ dưới 20 độ C hay trên
30 độ C tôm giảm bắt mồi và ở nhiệt độ dưới 15 độ C hay trên
35 độ C thì tôm ngừng hẳn hoạt động bắt mồi Tôm là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể tôm thay đổi theo môi trường xung quanh, tôm thích nghi chậm,
cần phải thuần hóa từ từ cho tôm thích nghi với độ mặn (trong môi trường nuôi có độ muối thấp, tôm thường phát triển nhanh nhưng có sức đề kháng yếu ngược lại với độ muối cao, tôm phát triển chậm nhưng cơ thể chắc và sức đề kháng tăng) Luôn kiểm tra độ muối, tránh nhiễm mặn, đắp đê bao các vùng ven biển.
-Có hệ thống ao chứa lắng đầy đủ -Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao -Hiện nay có 2 phương thức xử lý: ngay trong
ao hoặc bên ngoài ao nuôi Xử lý nước bên ngoài ao nuôi bằng công nghệ lọc tuần hoàn.
Xử lý nước ngay trong ao nuôi bằng công nghệ Biofloc: tạo điều kiện để các loài tảo bám (periplankton) hoặc vi khuẩn dị dưỡng phát triển.sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để chúng có thể chuyển các chất thải hữu cơ trực tiếp thành sinh khối vi khuẩn được xem là giải pháp hiệu quả hơn.
-Nếu nước lạnh quá thì giảm mức nước xuống, hoặc làm cho mức nước tăng lên khi nhiệt độ cao.
-Quy hoạch tổng thể vùng canh tác ngư nghiệp và phát triển công nghiệp cụ thể để tránh chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trừơng nứơc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trừơng nuôi tôm & nguồn nứơc sinh hoạt của con người Đây là vấn đề mang tầm vóc vĩ mô, không chỉ đối với ngành nuôi tôm mà còn nhiều ngành kinh tế khác nói chung Cần nhất
Trang 16nếu nhiệt độ khác biệt quá nhiều tôm sẽ yếu và chết.
-Sông Cửu Long, là nguồn nước chính để núôi tôm, chạy qua một khu vực rộng lớn dọc theo bờ biển từ Mũi Cà Mau đến tp.Hồ Chí Minh Khu vực này có các vùng rừng ngập mặn lớn vốn được coi là khu vực sinh thái nhạy cảm với đa dạng sinh học cao và là nơi sinh sống của các loài tôm bản địa từ nhiều thế kỷ nay Trong số các nguồn gây ô nhiễm, khu công nghiệp khí- điện- đạm hiện đang được xây dựng tại cà mau sẽ thực sự trở thành mối đe dọa lớn cho nuôi trồng thủy sản ở vùng châu thổ
có sản lượng tôm lớn nhất nước trên thực tế, loại hình công nghiệp này được coi là có nguy cơ cao cho môi trường vì khả năng ô nhiễm liên quan đến hoạt động của hệ thống đường ống được dùng để chuyên chở khí từ vùng khai thác dầu thô ngoài khơi biển Nam Trung Hoa.
là sự hợp tác của người dân với các nhà khoa học và các cấp lãnh đạo để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho các ngành.
Gây màu nước -Thả tôm giống quá sớm khi
lượng vi sinh vật chưa sinh ra
đủ hoặc quên bón thêm chế
-Khi màu nước ao nuôi đã đạt yêu cầu (vàng nâu hoặc nâu lục), độ trong đạt 25-40cm thì mới thả tôm giống 7-10 ngày sau khi thả cần
Trang 17thức ăn tự nhiên cho tôm định màu nước, đảm bảo tôm con không bị
gián đoạn nguồn thức ăn tự nhiên.
Thả tôm giống -Nguồn giống tôm kém chất
lượng, tôm nhiễm mầm bệnh, sinh trưởng kém, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
-Tôm chết hàng loạt dù con giống tốt
-Chỉ sử dụng giống của nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng Trứơc khi đặt giống cần tìm hiểu kỹ thông tin về giống để xác định giống phù hợp nhất với điều kiện nuôi Nhận biết: Bắt một ít tôm giống (khoảng 80-100 con) cho vào một cái chậu mủ có nước cao 7-
10 cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe
ra hoặc bám vào thành và đáy thau Tôm yếu
sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm
ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.
-Thuần hoá tôm giống để thích nghi với nước trong ao trong vòng 1 - 3 giờ Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15
- 30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm
và nhiệt độ nước trong ao cân bằng _Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm
từ 5 - 7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa
to, tôm chưa thích nghi khi thả ra thường bơi nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt và dễ chết.
Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày
để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm có trong
ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.
vỡ do cho tôm ăn thức ăn tươi sống như cá, nhuyễn thể, trứng
-Thực hiện tốt bứơc gây nứơc màu tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu đầy đủ cho tôm con -Tôm là loài thích ánh sáng yếu, cường độ bắt
Trang 18nghiền Ở giai đoạn đầu, tôm con chưa ăn được và còn tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh, có hại phát triển
-Tôm không ăn và vùi mình xuống bùn do cường độ ánh sáng mạnh, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng thức ăn.
-Tôm chậm lớn vì thíêu ánh sáng Sự lột xác của tôm do một loại hooc môn ở cuống mắt quy định, sinh ra các tế bào chứ ion Canxi và Phopho Các tế bào này hoạt động được dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
-Các bệnh trên tôm không đựơc phát hiện sớm, lấy lan nhanh trong môi trường nứơc khiến tôm chết hàng loạt.
-Quạt nứơc và sục oxy quá mạnh khiến tôm ngộp, quá yếu khiến ao tù Sự phân hủy các chất hữu cơ thiếu oxy sẽ gây ra nhiều chất độc hại Kết quả cuối cùng là tỉ lệ sống của tôm sẽ giảm xuống thấp Vào cuối mùa
vụ, chất thải tích tụ ở đáy ao, các chất thải này gây độc hại cho tôm.
mồi của tôm lớn nhất vào chiều tối và gần sáng, ngoài ra các hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng diễn ra vào ban đêm Cần chọn thời điểm cho tôm ăn vào thời điểm ánh sáng tương đối yếu, đồng thời vẫn cần đảm bảo đủ
độ sáng cho tôm lột xác.
-Kiểm ra tôm thừơng xuyên bằng cách vớt vó
và quan sát tôm.Thay nước nhiều và không tái sử dụng nước khiến cho mô hình nuôi bị lây nhiễm các tác nhân gây bệnh có trong nguồn nước hoặc ở các ký chủ trung gian (nhất là với những vùng có mật độ ao nuôi dày đặc).
-Hạn chế việc cho ăn thừa -Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao.Kiểm tra độ đục của nước: nước đục thường do các vi sinh vật phát triển quá nhiều (khi nước đục do chất sét hay các vật vô sinh sẽ làm cản trở sự xuyên qua của ánh sáng, giảm khả năng sản xuất của ao, hồ); ngược lại có nghĩa nước quá nghèo chất dinh dưỡng
Trang 192.1.1.3 Các rủi ro khác
Giá nguyên liệu đầu vào cao
Giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực 1,0 – 1,5 USD/kg, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chế biến XK và khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thế giới
Nhưng do sản xuất chưa ổn định và nghề nuôi còn kém bền vững, nên có nghịch
lý là người nuôi tôm lại không thật sự được hưởng lợi từ mức giá cao này
Có thể nêu một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, gồm chất lượng tôm giống thấp; sản xuất nuôi tôm manh mún, kỹ thuật thấp; giá thức ăn cao và không được kiểm soát
Chất lượng tôm giống thấp
Người nuôi tôm hiểu rất rõ, giống tốt là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả nuôi tôm Vì thế, cải thiện chất lượng giống đã được xác định là một trong các mục tiêu quan trọng nhất trong định hướng phát triển thủy sản Việt Nam Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ sở nào ở Việt Nam được đầu tư đúng mức để nghiên cứu gia hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh (SPF) phục
vụ cho sản xuất Việc kiểm soát NK tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm chân trắng (TCT), chưa chặt chẽ nên rất nhiều tôm bố mẹ chất lượng thấp, giá rẻ, được đưa vào Việt Nam để sản xuất giống.
Thậm chí, một số trại còn sử dụng tôm từ ao nuôi thương phẩm để làm tôm bố mẹ, nhằm giảm giá thành mà không quan tâm đến sự nhiễm bệnh và sự sinh sản cận huyết của quần đàn tôm
Kết quả là thị trường tôm giống trở nên hỗn loạn, một lượng tôm giống chất lượng kém, không sạch bệnh và đồng huyết được tung ra thị trường với giá rất rẻ so với tôm sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ SPF, chất lượng cao nhập từ các công ty chuyên sản xuất tôm bố mẹ nổi tiếng của thế giới Chính nguồn tôm giống chất lượng kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề nuôi tôm Việt Nam, tôm nuôi chậm lớn, dịch bệnh lan tràn.