- Nguyên liệu nhập vào kho phải đạt về chất lượng….
- Kho bảo quản phải được định kỳ vệ sinh, chống mốc, côn trùng và các loài gặm nhấm theo hướng dẫn giám sát của y tế
- Kho phải có hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió, phương tiện phòng cháy chữa cháy, hệ thống an toàn điện
- Công nhân phải được vệ sinh sạch sẽ và được trang bị bảo hộ lao động trước khi vào kho
- Thủ kho phải kiểm tra thường xuyên tình trạng nguyên liệu đã nhập kho, không đưa các vật liệu khác hoặc hoá chất cháy nổ vào kho
- Nguyên liệu phải được sắp xếp gọn gàng, không để lẫn các sản phẩm khác loại, khác cỡ.
- Giữa các lô nên có lối đi để kiểm tra hàng ngày.
- Kho phải luôn giữ ở tình trạng khô ráo, sạch sẽ, ngăn nắp - Người không có nhiệm vụ không được vào kho.
- Xuất hàng đúng nguyên liệu, đúng quy cách, số lượng theo đơn đặt hàng.
- Các ngày nghỉ không kiểm tra và ghi nhận kết quả nhưng phải đảm bảo kiểm soát được tình trạng của nguyên vật liệu.
- Các thiết bị làm lạnh,máy hút ẩm phải định kì được kiểm tra,bảo dưỡng,đảm bảo
công xuất đúng quy định quản lý thiết bị QT- QLTB-VIME.
- Nhiệt độ, độ ẩm trong kho phải tuân theo chuẩn bảo quản của doanh nghiệp (nhiệt
độ bảo quản của tôm, cá mực là -25oC), nhiệt kế và ẩm kế phải đặt ở vị trí có sự thay về
nhiệt độ nhiều nhất,hằng năm phải hiệu chỉnh lại ẩm kế và nhiệt kế
- Định kì kiễm tra nguyên liệu trong suốt quá trình bảo quản. kịp thời phát hiện nấm móc,hư hỏng do côn trùng mói mọt,chuột bọ.
- Tuyệt đối không để rác,đồ ăn đồ uống trong khu vực kho. - Hằng ngày phải làm vệ sinh sạch sẽ khu vực kho hàng hóa.
- Diện tích và dung tích kho phải được tính toán hợp lý phù hợp với năng suất và khối lượng nguyên liệu đầu vào.