Quá trình xuất khẩu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam (Trang 28 - 38)

2.2.1 Kinh tế

Rủi ro lãi suất

Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay từ ngân hàng để bổ sung cho hoạt động kinh doanh do vậy sự biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu nên nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. Bên cạnh đó để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, DN phải thường xuyên đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, xây dựng nhà xưởng nên phát sinh nhu cầu vay vốn trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng cũng tương đối lớn. Chính vì vậy khi lãi suất ngân hàng không ổn định thường xuyên biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN.

Rủi ro về sự biến động của giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu là yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh XNK. Bài toán giá là ẩn số khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn khi thỏa thuận giá xuất khẩu với đối tác.

của Việt Nam đã tăng cao hơn so với trước. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2 tháng đầu năm 2011, giá tôm xuất khẩu tăng mạnh tại hầu hết các thị trường. Trong đó, thị trường Mỹ đạt mức giá cao nhất trong tất cả các thị trường, cụ thể, hiện giá trung bình xuất khẩu sang Mỹ là 11,75USD/kg, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn buồn vì họ đang kinh doanh huề vốn, thậm chí bị lỗ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã gặp thiệt hại khi ký hợp đồng với giá thấp nhưng thời gian giao hàng xa và tới khi giao hàng thì giá cả của chi phí đầu vào tăng, khiến nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Sự hội nhập sâu và rộng như hiện nay, giá hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không chỉ của nền kinh tế trong nước mà còn cả nền kinh tế thế giới, chính vì vậy rủi ro về giá ngày càng cao hơn.

Rủi ro từ sự biến động của tỷ giá hối đoái

Trong kinh doanh thương mại quốc tế thì điều bắt buộc là hợp đồng được ký kết và thanh toán bằng ngoại tệ. Giá trị hợp đồng thường là lớn. Chính vì vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá trong XK là thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty hoạt động XNK. Sự thay đổi tỷ giá khiến giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi trong tương lai bị thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh XNK ảnh hưởng đáng kể. Sự biến động của tỷ giá khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bất ngờ mà không lường trước và tránh được khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Nhiều hợp đồng kinh doanh đã lỗ nặng khi tới thời điểm thanh toán tỷ giá tăng vọt khiến doanh nghiệp phải điêu đứng.

Tính chung, biến động tỷ giá VND/USD bình quân một năm chỉ trong khoảng 1%, có sự ổn định tương đối, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khi mà USD đang là đồng tiền chiếm khoảng 70% trong thanh toán. Sự ổn định đó cũng làm mờ nhạt đi những rủi ro về tỷ giá và vai trò của những sản phẩm phái sinh.

Theo phân tích của MB, rủi ro tỷ giá được xếp vào 1 trong 5 áp lực chính mà doanh nghiệp phải đối mặt trong kinh doanh (bên cạnh chính sách thuế, môi trường cạnh tranh, năng lực vốn và biến động thị trường).

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thùy Chi, Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ MB, dù đồng USD chiếm chủ yếu trong thanh toán xuất nhập khẩu, có nhiều biến động mạnh

trên thị trường thế giới nhưng ảnh hưởng không quá lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam, vì có chính sách “bảo hộ” của Ngân hàng Nhà nước.

“Dù biên độ tỷ giá VND/USD đã được nới rộng lên +/-0,5% nhưng vẫn khá hẹp, hạn chế mức độ rủi ro trong biến động tỷ giá. Đáng chú ý là khi có rủi ro, những thiệt hại đó lại không thể hiện trên sổ sách nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm và đó là sự lãng phí”, bà Chi nói.

2.2.2 Chính Trị

Rủi ro chính trị được định nghĩa như là chính sách của chính phủ áp dụng mà giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể hơn là những khả năng mà các cơ quan của chính phủ có thể tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia mà tác động đến lợi nhuận và các mục tiêu khác của công ty kinh doanh.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội:

Việc điều hành kinh tế của Nhà nước đang có những bất cập ảnh hưởng trực tiếp

đến con tôm Việt Nam. VD vấn đề có nên đưa tôm thẻ chân trắng vào danh mục cho phép

nuôi trồng hay không.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong một văn bản có hiệu lực từ ngày 16/08/2011 cho rằng loài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) là sinh vật ngoại lai xâm hại.

Trong khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại có quan điểm ngược lại, theo đó hai loài nói trên, từ khi được nhập về, đã phát triển thương phẩm rất tốt ở nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế.

Những sinh vật có tên trong danh sách sinh vật ngoại lai sẽ không được phép nhập về Việt Nam hoặc nếu được gây nuôi thì chỉ với số lượng có hạn và phải được sự cho phép của cơ quan quản lý. Theo Bộ Nông nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản và sinh kế của nhiều người.

Sự đối lập giữa ý kiến của các cơ quan chức năng có thẩm quyền khiến chongười nuôi và các công ty xuất khẩu thủy sản có tâm lý hoang mang vì không biết loài thủy sản này có được phép xuất nhập khẩu nữa hay không để có kế hoạch sản xuất chăn nuôi trong thời gian tới.

Ngành xuất khẩu Tôm Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành ngày càng mở rộng và vai trò của ngành cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngành đã nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính Phủ, thông qua luật Doanh Nghiệp, luật Đầu Tư, luật Gía Trị Gia Tăng, luật thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, luật Chứng Khoán và các luật khác.

Tuy nhiên trong quá trình hội nhập WTO, Chính Phủ có sự thay đổi các luật trên để dần phù hợp, hoàn thiện hơn so với thong lệ Quốc Tế. Rủi ro liên quan đến pháp lý thường đưa đến tranh tục kéo dài có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Rủi ro pháp lý thường có nguồn gốc:Do luật pháp về kinh doanh của nước chủ

nhà thay đổi: qui định về môi trường, về lao động, về nhãn hiệu ...

2.2.3 Các hoạt động

Rủi ro cạnh tranh.

Rủi ro cạnh tranh có thể xuất hiện do sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng hay sự gia tăng số lượng cũng như qui mô của các doanh nghiệp sản xuất trong cùng một ngành sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành càng cao thì khả năng để một doanh nghiệp bị thôn tính trên thị trường cũng tăng rất cao.

Đối thủ cạnh tranh xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản của Việt Nam là Thái Lan,Inđônêxia, Ấn Độ và Trung Quốc.

5 năm qua, từ 2006 - 2010, Việt Nam luôn đứng đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho thị trường Nhật Bản và đây cũng là thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu về NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2011 cho thấy Thái Lan đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 11.700 tấn, trong khi ViệtNam "tụt hạng" xuống vị trí thứ ba với 8.752 tấn, sau cả Inđônêxia 10.580 tấn.

Năm 2006, Thái Lan mới chỉ là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho Nhật Bản sau Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2007, Thái Lan vươn lên xếp thứ 4, trước Trung Quốc. 2 năm sau đó, 2008 và 2009, Thái Lan giữ vị trí thứ 3 sau Việt Nam, Inđônêxia và đến năm 2010, nước này nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí thứ 2 - chỉ sau Việt Nam. Điều này cho thấy rõ mục tiêu của Thái Lan là lấy Nhật Bản làm thị trường trọng tâm XK tôm của nước này.

Rủi ro cạnh tranh có thể xảy ra khi doanh nghiệp bị mắc vào một số lỗi sau:

Thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ kinh doanh.

Doanh nghiệp không đưa ra được chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trên

thị trường.

Do doanh nghiệp không lường trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía đối

thủ hay của hàng giả, hàng nhái...Có thể nói rủi ro cạnh tranh có khả năng xảy ra rất cao đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Rủi ro do cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu tôm

Do khó khăn trong khâu nguyên liệu, các nhà máy phải cạnh tranh khốc liệt, đồng thời phải không ngừng cải tiến kỹ thuật chế biến hiệu quả hơn để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được như vậy. Một số nhà máy có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như bơm chích tạp chất. Nhiều nhà máy có qui mô quá nhỏ, không có điều kiện đầu tư công nghệ mới nên phải sản xuất hàng kém chất lượng để với giá rẻ, làm mất uy tín bán tôm Việt Nam trên thị trường thế giới...

Rủi ro về văn hoá

Thông thường sự khác nhau về văn hoá sẽ làm tăng sự hiểu lầm trong nhiều khía cạnh.

Trong kinh doanh rủi ro về văn hoá có thể gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

Không tìm hiểu kỹ về văn hoá của nơi định đầu tư: Phong tục tập quán, ngôn

ngữ,... do đó có thể gây ra sự hiểu lầm nhau trong đàm phán cũng như trong việc quảng cáo.

Không am hiểu các tập quán kinh doanh của nước chủ nhà

Không am hiểu phong cách thực hành quản lý của các doanh nghiệp của từng

nước.

Rủi ro về chất lượng sản phẩm

Ngành thương mại thủy sản có những yêu cầu, quy tắc, qui trình phức tạp để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đáp ứng các chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù vậy, sản xuất chế biến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn XK quốc tế mới chỉ là một phần của vấn đề. Khi sản phẩm của DN được đưa đến người tiêu dùng sẽ hình thành một hệ thống trách nhiệm pháp lý tiềm tàng đối với DN. Nếu người tiêu dùng bị bệnh hoặc tử vong khi ăn những sản phẩm của DN, những kiện tụng, tranh chấp sẽ xảy ra sau đó, đặc biệt là ở

những nước phát triển châu Âu, Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia… nơi mà ngoài những yêu cầu trách nhiệm nghiêm ngặt, nhà sản xuất, chế biến còn phải chịu trách nhiệm nếu sản phẩm bị lỗi, cho dù họ không có sơ sót trong quá trình làm ra sản phẩm lỗi đó.

VD: Việc mặt hàng tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh enrofloxacin và trifluralin đang ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam. Như công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi (Sóc Trăng) là một trong số rất nhiều công ty gặp khó khăn bởi thị trường Nhật Bản hiện chiếm trên 30% lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam, năm 2011, Công ty đã bị phía đối tác Nhật Bản trả về 2 lô hàng, trị giá 200.000 USD, do dư lượng kháng sinh enrofloxacin từ mặt hàng tôm vượt quá mức cho phép. Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lo ngại thị trường này, bởi vì cơ quan quản lý của Nhật Bản đang siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.

Rủi ro trong khâu vận chuyển

Hàng hóa trong kinh doanh XNK thường được vận chuyển qua nhiều quốc gia, bằng nhiều cách khác nhau (đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường không, đa phương tiện) trên nhiều loại phương tiện (tàu thủy, thuyền, ô tô, tàu hỏa,…) và trên những quãng đường rất dài (thông qua nhiều biên giới của nhiều quốc gia), điều đó đồng nghĩa với

việc rủi ro hàng hóa bị hư hỏng mất mát là rất lớn, đặc biệt là khi gặp phải thời tiết xấu,

cướp biển, lâm tặc,…Trong khi đó, quá trình vận chuyển hàng hóa hay lưu kho, lưu bãi ở cảng, tàu, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát được mà do hãng vận tải, do bên Hải Quan phụ trách, điều đó đồng nghĩa việc doanh nghiệp hoàn toàn có thể mất mát hàng hóa khi mà hãng vận chuyển không đáng tin cậy. Đối với những loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn và yêu cầu cách bảo quản phức tạp như tôm thì việc vận chuyển trong thời gian dài, quãng đường xa, bằng nhiều phương tiện,..sẽ khiến cho tôm dễ bị hư hỏng, có thể là hư hỏng nhẹ, hư hỏng một phần nhưng nhiều trường hợp là hư hỏng hoàn toàn và doanh nghiệp XK là người phải chịu thiệt hại.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rủi ro trong khâu vận chuyển được xem là quan trọng hàng đầu, bởi một khi hàng hoá vận chuyển ra nước ngoài sẽ có những yêu cầu về quy định bảo quản đặc biết ( lạnh), thời gian vận chuyển, vệ sinh an toàn thực phẩm… Ngoài ra còn rủi ro trong các khâu kiểm tra của hải quan tại các vị trí lưu kho, lưu bãi,

Bất cứ rủi ro nào trong quá trình đó cũng làm các nhà XK đau đầu và tốn kém vì phải giải quyết vấn đề phát sinh từ xa.

Nhận thấy điều đó, các DN Việt Nam hiện nay đa số đều cố gắng đàm phán XK trên giá FOB với mức trách nhiệm chấm dứt khi hàng đã lên tàu và xem đó là cách giảm thiểu rủi ro an toàn nhất. Tuy nhiên, với nhiều thay đổi và quy định mới tại Incoterm 2010, điều đó không còn hoàn toàn đúng nữa và đã có rất nhiều tranh chấp xảy ra.

Rủi ro về nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, nguồn nước, chất lượng con giống… Nhưng trong những năm gần đây, đã xảy ra rất nhiều thiên tai, lũ lụt… làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào.

Rủi ro về thiếu hụt nguyên liệu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm. Vào những tháng trái vụ, DN bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu, phải mua một số lượng lớn bên ngoài. Nguồn nguyên liệu bên ngoài rất phức tạp, thừa bẩn thiếu sạch, giá cả quá cao. Tôm nguyên liệu Việt Nam đang có mặt bằng giá cả cao hơn các nước khác. Chẳng hạn tôm thẻ chân trắng của VN cao hơn Thái Lan đến 1 USD/kg.

Rủi ro về thị trường xuất khẩu

Đối với ngành Tôm Việt Nam, thị trường vừa là yếu tố quyết định đến khả năng tăng trưởng vừa gắn liền với các yếu tố rủi ro ngành. Thị trường xuất khẩu chính của Ngành hiện nay là: EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…Đây là những thị trường có nhiều biến động và khó tính. Những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các rào cản thương mại, phi thuế quan (kiện bán phá giá), ký quỹ… là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngành.Một khi không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu đồng nghĩa với việc tự loại bỏ mình ra khỏi thịtrường.

Theo Bộ NN-PTNT, trong năm 2012, nhiều nước nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam sẽ trực tiếp sang nước ta giám sát, đánh giá chất lượng thủy sản. Dự kiến phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Thực phẩm - Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) sẽ sang kiểm soát an toàn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w