Các giải pháp phòng ngừa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam (Trang 36 - 38)

Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

Bất kỳ một nhà sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm, hàng hóa nào cũng có thể phải đối đầu với những khiếu kiện về trách nhiệm sản phẩm, mà các quy định trách nhiệm liên quan là hết sức ngặt nghèo ở nhiều thị trường tiêu thụ phát triển như Mỹ, Canada, châu Âu. Trong quá trình hoạt động mà sản phẩm gây ra sự cố buộc DN phải bồi thường, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm sẽ bồi thường trách nhiệm pháp lý cho bên thứ ba (người tiêu dùng cuối cùng) liên quan đến thương tật thân thể, thiệt hại tài sản…

Tuy nhiên, các DN cũng cần cân nhắc xem theo hợp đồng, ai là người chịu trách nhiệm đối với sản phẩm, nhà XK hay nhà NK? và sản phẩm của mình được XK tới thị trường nào, DN có thể bị khiếu kiện ngoài phạm vi Việt Nam hay không? Các DN XK thủy sản nên quan tâm đến các công ty bảo hiểm quốc tế cho vấn đề này bởi ở Việt Nam, tuy có nhiều công ty nổi tiếng và uy tín nhưng không ai là bao quát được hết mọi vấn đề, nhất là trách nhiệm sản phẩm thường xảy ra ở nước ngoài, nơi sản phẩm được phân phối và tiêu thụ.

Bảo hiểm thu hồi sản phẩm và sản phẩm bị nhiễm bẩn

Khi sản phẩm bất ngờ bị nhiễm bẩn hoặc bị hành động ác ý làm cho bị nhiễm bẩn, bảo hiểm sẽ chi trả cho các chi phí hợp lý và cần thiết để thu hồi và thay thế sản phẩm tại nơi mà nếu tiếp tục tiêu thụ có thể dẫn đến việc DN phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Chi phí được chi trả gồm các chi phí trực tiếp như thông tin, giám định, kiểm tra... và các

chi phí gián tiếp như gián đoạn kinh doanh, nhân công, khôi phục thị trường, thiệt hại về uy tín…

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Đây là loại hình bảo hiểm rất thông dụng, gắn liền với các điều kiện thương mại (Incoterm) và được thiết kế để giảm thiểu các tổn thất do tai nạn với nội dung chính là bảo hiểm cho các mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đa số DN hiện nay đều đang mua bảo hiểm cho hàng hóa theo dạng rời, nghĩa là chỉ mua bảo hiểm cho từng lô hàng thực xuất, chỉ một số ít mua theo hợp đồng bao, nghĩa là mua luôn 1 lần từ đầu năm và hằng tháng kê khai số lượng thực tế xuất đi để làm căn cứ tính phí.

Bảo hiểm tín dụng XK (BHTDXK)

Là loại hình bảo hiểm mới và đang được sự quan tâm của hầu hết các DN. Bảo hiểm tín dụng XK nhằm hạn chế các rủi ro trong việc thanh toán của các nhà NK ở nước ngoài như phá sản, vỡ nợ, các rủi ro về chính trị như chiến tranh, bị chính quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh… Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực tới Việt Nam, khiến cho phần lớn các DN XK phải chịu những áp lực tài chính ngày một gia tăng thì BHTDXK được xem là công cụ chiến lược thúc đẩy XK.

Nhiều chuyên gia tín dụng đã nhận định BHTDXK là phương thức quản trị rủi ro mới và rất hiệu quả đối với các DN, đảm bảo được nguồn tài chính, bảo vệ tài sản công ty (đối với nợ xấu không thể thu hồi được), tạo thuận lợi trong cạnh tranh… Hình thức bảo hiểm XK được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển, trong khi thực tiễn kinh doanh XK của DN Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro.

Việc áp dụng biện pháp BHTDXK để hỗ trợ DN, khuyến khích đẩy mạnh XK là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO. Được biết ngay từ đề án đẩy mạnh XK các năm 2009- 2010, Bộ Công Thương cũng đã đề cập đến giải pháp nhanh chóng triển khai thành lập Công ty BHTDXK.

Hạn chế rủi ro tỷ giá:

Trong thanh toán xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm ngoại hối và công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro như mua ngoại tệ giao ngay, thực hiện hợp đồng mua/bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán/quyền chọn mua.

Trong đó, với các hợp đồng kỳ hạn, thông qua thỏa thuận mua bán ngoại tệ với ngân hàng về một tỷ giá và số lượng ngoại tệ xác định được thực hiện vào một thời điểm trong tương lai, doanh nghiệp có thể loại bỏ nguy cơ tỷ giá biến động theo chiều bất lợi. Việc xác định tỷ giá được chủ động tính toán và đặt trong kế hoạch kinh doanh.

Ngoài ra hiện có một loại sản phẩm khá mới ở Việt Nam là hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, cho phép doanh nghiệp có quyền (nhưng không kèm theo nghĩa vụ) mua hoặc bán một loại ngoại tệ bằng một loại ngoại tệ khác với một tỷ giá ấn định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Với những sản phẩm trên, doanh nghiệp có thể đưa ra một tỷ giá mong muốn, phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và loại trừ tối đa rủi ro tỷ giá. Tất nhiên, để có được điều này, phải kèm theo một khoản phí nhất định.

Tóm lạị, trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các DN XK nói chung và thủy sản nói riêng của Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Việc quản lý hiệu quả các rủi ro trong kinh doanh XK không chỉ giúp DN giảm thiểu tổn thất tài chính mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đảm bảo uy tín của DN đối với người mua. Nhờ đó, các sản phẩm XK sẽ ngày càng hấp dẫn hơn với người mua, không phải chỉ nhờ giá cả của hàng hóa mà còn bao gồm các dịch vụ đi kèm như các điều kiện thanh toán linh hoạt, bảo hiểm hàng hóa, trách nhiệm với sản phẩm, tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi hơn với các đối thủ đến từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á xung quanh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w