Mạc ngôn nhà văn vượt qua truyền thống tiểu thuyết lịch sử cách mạng trung quốc

10 571 7
Mạc ngôn  nhà văn vượt qua truyền thống tiểu thuyết lịch sử cách mạng trung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mạc Ngôn – nhà văn vượt qua truyền thống tiểu thuyết lị ch sử cách mạng Trung Quốc – Trần Đình Sử Từ khi tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn xuất hiện năm 1995, giới phê bình văn học Trung Quốc lập tức chia rẻ. Một luồng ý kiến phê bình tác phẩm là phản động, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dòng ý kiến này dẫn đến chỗ tác phẩm bị cấm in tiếp, sách đã in bị thu hồi. Luồng ý kiến thứ hai bảo về tác phẩm, đánh giá cao những thành tựu sáng tạo của ông. Dư luận này phù hợp với giá trị khách quan của tác phẩm, hợp với đánh giá chung và cuối cùng tác phẩm được nhân giải Nobel. Nay xin giới thiệu đôi nét để thấy trong thời đại chúng ta, các quan điểm lập trường cũ mèm càng ngày càng xa rời các giá trị đích thực của văn học, của nhân văn và thẩm mĩ. Và tất cả các bài phê bình văn học theo quan niệm ấy ngày càng ít có giá trị đối với văn học. Sau khi Báu vật của đờ i công bố, tờ báo Trung lưu, phụ trương của tờ Quang Minh nhật báo, do các nhà văn lão thành như Lâm Mặc Hàn, Ngụy Nguy phụ trách đã phát động lên một cuộc phê phán lớn, xem Báu vật của đời là “tác phẩm phản động, là rác rưởi bẩn thỉu” của văn học Trung Quốc. Bắt đầu từ số 6 năm 1996 báo này liên tục đăng các bài phê phán. Nhà văn Lưu Bạch Vũ, từng là thứ trưởng Bộ văn hóa Trung Quốc tỏ rỏ lập trường chính thống đầu tiên. Ông cất tiêng nói cha chú dạy cậu nhà văn Mạc Ngôn lúc này vừa 40 tuổi: “Chúng ta hy sinh chiến đấu, giành lại quốc gia thế mà nảy sinh ra loại giòi bọ như thế thật là nhục nhã.” Nhà văn Bành Kinh Phong ở Vân Nam góp bài trên tạp chí của Đảng là Hồng kì văn cảo,số 12 /1996 nói: “Báu vật của đời không chỉ là phản động, mà còn là rác rưởi bẩn thỉu. Nhà văn đã được quân đội giáo dục 20 năm mà chẳng hiểu cái gì hết”. Nhà văn quân đội Giả Nhược Du nhấn mạnh: “Chúng ta không thể đánh giá thấp tác hại sâu sắc của tác phẩm Báu vật của đời.”.Các nhà văn quân đội như Lưu Bạch Vũ, Ngụy Nguy là người tổ chức tích cực nhất cho cuộc tỉ thí phê phán này. Nhà phê bình Hà Quốc Thụy trong bài Báu vật của đời là tác phẩm như thế nào? đã viết: “Trong Báu vật của đời, từ những năm 30 kháng Nhật cho đến những năm 90 mở của khai phóng hầu như đối với tất cả những người và việc thuộc đảng cộng sản tác giả đều viết bằng một giọng văn chế nhạo, khiêu khích, châm chọc, nói cạnh khóe. Cho nên Báu vật của đờikhông chỉ gần như là một tác phẩm phản động mà về đao đức thì phản nhân luân, đối với việc miêu tả nam nữ dâm loạn trang nào cũng có, mà gần như là bệnh tâm thần.” Hà Quốc Thụy chỉ ra tác Mạc Ngô miêu tả nhân vật đảng cộng sản Bát lộ quân Tưởng Lập Ngôn tuy làm đến chính ủy, nhưng không thấy có hoạt động đánh Nhật nào cụ thể, mà chỉ thấy hoạt động sách nhiễu nhân dân. Khi muốn bắt Sa Nguyệt Lượng thì bắt con gái cô ta làm con tin theo cách của thổ phỉ; ông ta đề bạt một anh câm lên làm tiểu đội trưởng, ai cũng biết, anh câm thì làm sao mà chỉ huy; sau đó lại hiếp dâm chị dâu Lãnh Đệ. Thế là biến một đảng viên cộng sản thành tên lưu manh, thổ phỉ, ngu dốt chứ còn gì nữa? Trong lúc đó miêu tả Tư Mã Khố, con nhà đại địa chủ thì lại miêu tả anh ta dũng cảm kháng Nhật, cứu người, có lòng nhân hậu; đánh cộng sản thì chỉ bắn chỉ thiên, không giết một ai, thế mà những người cộng sản ấy sau này quay lại giết ông ta để trả thù một cách hèn hạ. Tiểu thuyết còn miêu tả sau giải phóng trưởng thôn phát động phong trào tái giá, đem toàn bộ quả phụ trong thôn ra tùy tiện ghép cho những người đàn ông chưa vợ. Có cô gái trẻ bị ghép cho một anh chân bị sâu quảng, chị ta không đồng ý, nữ cán bộ thôn liền nói, chân anh ta sâu quảng mà chim anh ta không sâu quảng thì thôi, can gì. Thôn tổ chức triển lãm tố khổ Tư Mã Khố, nhưng người làm chứng lại nói ngược lại, khen Tư Mã Khố cưu người. Còn miêu tả các đảng viên cộng sản thời khai phóng toàn là hũ bại. Có người nói: Hũ bại hơn cả bọn Từ Hy thái hậu, có người dân nói: Ngang ngược là giấy thông hành của cán bộ nhà nước. Rõ ràng như thế là tiểu thuyết phản động chứ gì nữa? Trước làn sóng phê phán ấy, Mạc Ngôn có viết bài biện hộ, song lời của ong càng như đổ dầu vào lửa, phê phán càng nhiều hơn. Sau một thời gian, nhà văn có tu chỉnh lại tác phẩm. Ông nói, tác phẩm in lậu nhiều, có kẻ còn thêm thắt nhiều vào đó, rồi xuất bản, cho nên phải sửa lại để tạo thành bản chính thức. Về thành tựu văn học, giới phê bình văn học ngày càng khẳng định. Tác giả Diêm Hạo Cương thì cho rằng Báu vật cuả đời đã lật đổ hoàn toàn truyền thống tiểu thuyết lịch sử cách mạng Trung Quốc. Truyền thống này miêu tả lịch sử như một cuộc đấu tranh giai cấp giữa đảng cộng sản và các phe phái phản động. Chính nghĩa, yêu nước, anh hùng, đao đức bao giờ cũng thuộc phe đảng cộng sản, còn các phe khác đều là đểu cáng, dâm dật, hũ bại, vô đạo. Tiểu thuyết lịch sử cách mạng kinh điển thường miêu tả các nhân vật chính nếu là những người xuất thân gia đình địa chủ, tư sản thì đều đã cắt đứt quan hệ với giai cấp của mình, bỏ nhà ra đi, kiên quyết đứng về phía lập trường vô sản do đảng lãnh đạo (ví như Lâm Đạo Tĩnh trong tiểu thuyết Bài ca tuổi trẻ của Dương Mạt)… Nhưng Báu vật của đờ i lại làm khác hẳn đi. Tác giả không nói gì đến cách mạng, giải phóng, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, mà chỉ miêu tả chiến tranh, bạo lực, giết người, sự sống, cái chết, chẳng có bên nào đem lại cho nhân dân phúc lợi. Chỉ có nhân dân là người chiụ nhiều đau thương mất mát, đói khổ. Cả câu chuyện gần một trăm năm mà như đi bên lề, ngoài rìa, không dính gì đến lịch sử chính thống. Trong trăm năm ấy hầu như không có Diên An, không có quốc khánh 1/10, không có Mao Trạch Đông…Có thể nói đó là một tiểu thuyết phi chính trị, chỉ quan tâm số phận con người. Tôi nghĩ rằng chính điểm này hình như đã có ảnh hưởng đến tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. Đạo đức không dính gì với bản chất giai cấp, không phải cứ vô sản là tốt còn tư sản, địa chủ đều là xấu. Tác giả làm ngược lại, tôn trọng sự thật của đời sống, vứt bỏ các công thức giả tạo do ý thức hệ tạo nên. Tác giả cũng đổi thay quan niệm tính dục, Tính dục là tự nhiên của con người. Trước đây tiểu thuyết lịch sử cách mạng có khuynh hướng cấm dục, chỉ có bọn tư sản địa chủ phản động mới trai gái, làm tình, mới hũ bại, còn đảng viên cộng sản, nhà cách mạng thì không. Mạc Ngôn đã miêu tả tình dục như là tự nhiên của con người. Trước đây tiểu thuyết miêu tả quân dân như cá với nước, như gia đình thân thuộc, nay Mạc Ngôn làm ngược lại, lính tráng đi đâu cũng cướp, hiếp. Tiểu thuyết lịch sử cách mạng hễ viết kháng Nhật thì chỉ có Bát lộ quân, Đảng cộng sản, còn Tưởng Giới Thạch thì chỉ là phản động, nay Mạc Ngôn cho thấy các đảng phái khác cũng đều yêu nước, cũng kháng Nhật. Viết cải cách ruộng đất trước đây chỉ viết tội ác địa chủ, viết chia ruông đất, nông dân phấn khởi, nhảy múa ương ca. Nay Mạc Ngôn chỉ viết đấu tố, tố điêu, giết người phi pháp…Tiểu thuyết lịch sử cách mạng trước đây viết theo lập trường đảng phái. Nay Mạc Ngôn chỉ viết theo lập trường đạo đức mà không coi đảng phái có giá trị gì. Ông gọi đó là lập trường dân gian. Nếu anh là người tốt, thì anh ở đâu cũng tốt, nếu anh là người xấu thì vào đảng nào anh cũng là người xấu, ở cương vị cao thấp đều là người xấu. Những đặc điểm đó làm cho Báu vật của đờì là tác phẩm hủy hoại triệt để các nguyên tắc kinh điển của tiểu thuyết lịch sử cách mạng Trung Quốc đương đại. Tác giả Trương Thanh Hoa trong sách Nhìn lại mười năm tư trào chủ nghĩa tân lịch sử ở Trung Quốc (Tạp chí Chung Sơn số 4, năm 1998) đã viết: “Báu vật của đời đã thể hiện một cách điển hình quan niệm tiểu thuyết của chủ nghĩa tân lịch sử. Tiểu thuyết này khi mới ra đời với cai tên “mĩ miều” khiên công chúng hãi sợ, nhưng cũng giống như Gia tộc cao lương đỏ, đều là trần thuật theo chủ đề phức điệu lịch sử và nhân loại học. Ông đem lịch sử cận hiện đại Trung Quốc thu gọn vào lịch sử và vận mệnh của các thành viên của một gia đình, đem lịch sử hoàn nguyên lại cho dân gian, dùng quan điểm thuần túy dân gian, không dùng quan điểm quan phương mà miêu tả cuộc đời, viết số phận của người dân qua bao sự kiện lịch sử trọng đại. Dùng khí phách cực lớn và tính bao dung rộng rãi mà khôi phục lại tính toàn vẹn của lịch sử Đồng thời, trong quá trình trần thuật, nhà văn đem quan điểm quan phương và dân gian (cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị khác nhau và quan niệm cùng phương thức sinh hoạt bất biến cổ xưa của dân gian), phương Đông và phương Tây (lấy người mẹ làm biểu tượng cho tinh thần dân tộc và văn minh phương Tây mà Maloa là đại biểu, đương nhiên, đứa con lai Thượng Quan Kim Đồng lại càng có ý nghĩa kết hợp văn hóa Đông Tây), truyền thống cổ xưa và văn minh hiện đại (sinh hoạt kiểu Tiên chim và chiếu phim về phi công Mĩ), đủ loại tình huống và kí hiệu hoàn toàn khác nhau có dụng ý kết hợp với nhau đã phá vỡ sự hạn chế của lối tự sự lịch sử lịch đại đơn tuyến, mà tạo ra những ý nghĩa lịch sử cực kì phong phú và các tình huống cảm tính hết sức sinh động, từ đó mà thực hiện một cách sinh động sự trần thuật một lịch sử cận hiện đại Trung Quốc mang tính ẩn dụ với những trận phong ba bão táp, các khung cảnh bao la sặc sở và biến ảo tang thương.” Báu vật của đời còn sáng tạo ra những biểu tượng văn hóa đặc sắc, như “bệnh si mê vú” của Thượng Quan Kim Đồng. Nhà nghiên cứu Đặng Hiểu Mang (anh ruột nhà văn Tàn Tuyết) đã từng nghiên cứu mặc cảm luyến mẹ trong văn học Trung Quốc. Từ Trương Hiền Lượng, Trương Thừa Chí, Giả Bình Ao, Cố Thành, cho đến Trương Vĩ, Mạc Ngôn, không ai thoát khỏi cái mặc cảm ấy. Sau bao năm bạo loạn động trời, mọi người đều mong muốn trở về thời ấu thơ ôm vú mẹ, êm đềm, ngọt ngào thuần khiết. Vú mẹ ở đây là biểu tượng của văn hóa Trung Quốc, và không ít người nghĩ rằng chỉ có cái vú mẹ ấy (tự lực cánh sinh) là có thể tự mình lớn lên đầy đủ. Nhưng đó lại là ảo tưởng. Mở đầu Báu vật của đời là cảnh tượng âm thịnh dương suy, sinh lực mẹ dồi dào mà người cha bất lực. Cha con Thượng Quan đều bé nhỏ gầy yếu và đã chết dưới mũi súng của quân Nhật. Lỗ Thị sinh bảy người con gái, mỗi người có cha riêng, nhưng đều không phải giống của Thượng Quan. Sau khi gặp nạn được cha cố Maloa cứu, rồi có tình cảm quan hệ tình dục và đẻ sinh đôi ra Kim Đòng, Ngọc nữ, theo “ưu thế tạp chủng”, điều đó tượng trưng cho giao phối văn hóa Đông Tây có sức sống mạnh mẽ hơn, có khả năng thoát khỏi bệnh âm thịnh dương suy hiện tại. Nhưng Kim Đồng lại quá si mê vú mẹ và si vú nói chung, bú mẹ đến mười mấy tuổi, không cai được sữa, không biết ăn các thứ khác ngoài sữa, tức chỉ đắm đuối với văn hóa của dân tộc mình, kết quả, ai cũng thấy, Kim Đồng đến 42 tuổi vẫn không lớn được thành người, mà chỉ là phế nhân. Cho dù làm chủ một cửa hàng bán nịt vú nổi tiếng cuôi cùng cửa hàng cũng rời vào tay kẻ khác. Bản thân anh ta chỉ là người yếu duối, âm thịnh, thiếu dương, lặp lại số phận tầm thường của ông bố ngày xưa. Anh ta chỉ là con rận, kí sinh trùng. Tiểu thuyết kết thúc khi Kim Đồng vào nhà thờ muốn theo đạo, nhưng không biết chúa là ai. Văn hóa Trung Quốc chỉ biết thé giới này, thế giới cảm tính, không biết thế giới bên kia, thế giới siêu hình, thiếu trí, thiếu dũng. Đó là nhận xét của Đặng Hiểu Mang mà Mạc Ngôn tán thành. Tiểu thuyết Báu vật của đời cho thấy hệ thống giá trị văn học đã thay đổi, đa nguyên hơn, đa diện hơn, không một chiều như trước. Phê bình cũ với hệ giá trị một chiều không đủ sức nâng đỡ các sáng tác mới, các thành tựu mới, nó chỉ là một sức mạnh phá hoại, cản trở mà văn học muốn tiến tới bắt buộc phải vượt qua. Mạc Ngôn đã bỏ xa phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, bỏ xa truyền thống tiểu thuyết lịch sử cách mạng. Sáng tác văn học là sáng tạo một diễn ngôn, một huyền thoại, một biểu tượng đa nghĩa, và nhờ thế, tác phẩm của ông xứng đáng với giải Nobel năm 2012. Mỗi tác phẩm được giải lớn phải là tác phẩm mở ra một con đường mới, bỏ xa con đường cũ. Thiếu một hệ giá trị rộng mở, văn học thiếu không gian để phát triển. . Mạc Ngôn – nhà văn vượt qua truyền thống tiểu thuyết lị ch sử cách mạng Trung Quốc – Trần Đình Sử Từ khi tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn xuất hiện năm 1995, giới phê bình văn học Trung. văn học ngày càng khẳng định. Tác giả Diêm Hạo Cương thì cho rằng Báu vật cuả đời đã lật đổ hoàn toàn truyền thống tiểu thuyết lịch sử cách mạng Trung Quốc. Truyền thống này miêu tả lịch sử. cản trở mà văn học muốn tiến tới bắt buộc phải vượt qua. Mạc Ngôn đã bỏ xa phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, bỏ xa truyền thống tiểu thuyết lịch sử cách mạng. Sáng tác văn học là

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan