1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục truyền thống dân tộc việt thông qua khóa trình lịch sử việt nam từ thế kỷ x đến thế kỷ XVIII

24 506 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 140 KB

Nội dung

Chuyên đề: Giáo dục truyền thống dân tộc Việt thông qua khóa trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII Th.S Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành A. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 7/5/2014, Việt Nam tưng bừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cả dân tộc Việt Nam cùng ca vang khúc ca khải hoàn “Giải phóng Điện Biên” giữa khí thế sục sôi nhớ lại “9 năm kháng chiến”. Cũng trong ngày 7/5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong thềm lục địa Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc bùng lên ở khắp nơi, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai, không phải tầng lớp nào cũng có những hành động yêu nước tỉnh táo và đúng đắn, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên. Nếu không tỉnh táo sẽ dễ bị kích động, gây ảnh hưởng đến bản thân và lợi ích của quốc gia. Trên tất cả, lúc này người Việt Nam cần phát huy được bản sắc truyền thống của dân tộc, chung vai sát cánh tạo nên nguồn sức mạnh to lớn đập tan âm mưu vi phạm chủ quyền của các thế lực bên ngoài. Hơn lúc nào hết, cần giúp cho nhân dân - đặc biệt là thế hệ trẻ người Việt - hiểu và trân trọng truyền thống, bản sắc dân tộc. Trước bối cảnh đó, bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc truyền dạy những bài học truyền thống của cha ông thưở trước, tạo nền tảng, cơ sở để thế hệ trẻ giữ gìn, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa Việt, từ đó bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Khóa trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử thuận lợi trong việc hình thành cho các em học sinh hiểu khái niệm và những biểu hiện cụ thể của truyền thống dân tộc Việt Nam. Chính 1 vì vậy, trên cơ sở lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập Lịch sử Việt Nam thế kỷ X – thế kỷ XVIII, tôi quyết định lựa chọn chuyên đề “Giáo dục truyền thống dân tộc Việt thông qua khóa trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” làm nội dung nghiên cứu và gửi tham dự xây dựng Kỷ yếu Trại hè Hùng Vương lần thứ X tại Hạ Long – Quảng Ninh (2014). B. NỘI DUNG Truyền thống là những thói quen, tư tưởng, lối sống, việc làm hay những giá trị văn hóa tinh thần lập đi lập lại nhiều lần, truyền từ đời này sang đời khác. Truyền thống mang tính tích cực và được mọi người tôn trọng, gìn giữ, kế thừa và phát huy. Mỗi một dân tộc lại có một đặc điểm, một cá tính hay một truyền thống khác nhau. Điểm khác nhau đó tạo nên bản sắc riêng biệt cho mỗi một quốc gia, một dân tộc. Thế kỷ X – thế kỷ XVIII là giai đoạn tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam trải qua các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần – Hồ - Lê sơ – Mạc – Lê trung hưng – Tây Sơn. Trong đó được chia ra làm hai thời kỳ rõ rệt: Từ thế kỷ X – thế kỷ XV là thời kỳ chế độ phong kiến trung ương tập quyền, chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành, xây dựng và phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ thế kỷ XV. Thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII là thời kỳ đất nước chứng kiến nhiều biến động về chính trị với sự lập lên – đổ xuống của các vương triều Mạc – Lê – Trịnh – Tây Sơn. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến phân quyền, đất nước bị chia cắt làm hai Đàng: Đàng Ngoài – Đàng Trong. Tuy nhiên, mặc dù có sự khác biệt về hoàn cảnh chính trị nhưng tựu chung lại, trong cả giai đoạn lịch sử thế kỷ X – thế kỷ XVIII, nhân dân ta đã tích cực xây dựng một thể chế chính trị độc lập, một nền kinh tế phát triển, một nền văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc và đã giành chiến 2 thắng trong hầu hết các cuộc kháng chiến chống phong kiến phương Bắc xâm lược và đô hộ như kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, Lý; kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần; khởi nghĩa chống ách đô hộ của giặc Minh. Trong suốt thời kỳ lịch sử ấy, dân tộc Việt Nam đã biết gìn giữ, tiếp nối, phát huy những truyền thống quý báu của cha ông từ thuở văn minh Văn Lang – Âu Lạc để làm rạng rỡ lịch sử Việt Nam. Vậy truyền thống dân tộc Việt bao gồm những đặc điểm nào và có những biểu hiện cụ thể ra sao? Người giáo viên Lịch sử cần xác định và có minh chứng cụ thể trong khóa trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X – thế kỷ XVIII, từ đó tạo nền tảng, cơ sở trong việc giáo dục tinh thần, tình cảm, thái độ và định hướng hành động cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu và giảng dạy khóa trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII tôi lựa chọn và phân tích 6 biểu hiện, đặc điểm trong truyền thống dân tộc Việt như sau: 1. Truyền thống yêu nước Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới này cũng đều có lòng yêu nước. Lòng yêu nước tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với tiến trình lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người. Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Theo G.S Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ 3 nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Ở mỗi một người dân Việt thời trung đại lại có cách thể hiện tình yêu nước khác nhau: Đối với nhân dân, “trung quân” mới là yêu nước; đối với vua quan, yêu nước là phải “thương dân”; người nông dân yêu nước phải chăm lo phát triển sản xuất; người thương nhân yêu nước là phải làm hưng thịnh nền thương nghiệp nước nhà,…Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá 4 trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chảy “chủ lưu” của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam. Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [1;140]. 5 Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống (981); Lý Thường Kiệt và quân dân nhà Lý đã đánh bại cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Tống (1075-1077); nhà Trần ba lần đánh bại quân Mông – Nguyên (1258, 1285, 1287-1288); Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến thắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt Nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Từ lâu, nhân dân ta đã quen xem việc giữ nước là việc của nhà mình. Người nông dân Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt mà vẫn lo việc nước. Nguyễn Chế Nghĩa tự nguyện tòng quân dưới cờ súy ngày hội. Các gia nô, nô tì tạm gác mối thù giai cấp, lao vào cuộc chiến đấu cứu nước không kể đến thân mình như Yết Kiêu, Dã Tượng,… Những người dân tộc thiểu số như Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương đứng lên đánh giặc giữ nước, đồng thời giữ yên xóm làng quê hương, … Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu 6 người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu cũng là quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để “nói suông” mà nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên. Nội dung cơ bản của truyền thống yêu nước được áp dụng truyền dạy và định hướng tình cảm, thái độ cho học sinh trong tất cả các nội dung bài dạy của khóa trình Lịch sử Việt Nam thế kỷ X – XVIII, từ bài 28 đến bài 37 (SGK Lịch sử 10 Nâng cao); từ bài 17 đến bài 24 (SGK Lịch sử 10 Cơ bản). Đặc biệt được sử dụng tích cực khi dạy bài Tổng kết lịch sử Việt Nam, bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (SGK Lịch sử 10 Cơ bản). Như vậy, được hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà theo G.S Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”. 2. Truyền thống đoàn kết Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập chủ quyền là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam. Và như trên đã trình bày, dân tộc ta đã đánh bại gần như tất cả các cuộc xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên những thắng lợi đó chính là tinh thần đoàn kết của quân dân ta. 7 Đoàn kết là sự đồng thuận và đóng góp của mỗi cá nhân trong một nhóm vì một mục đích hay một công việc chung nào đó mà không làm phương hại đến lợi ích của người khác. Vai trò của đoàn kết đặc biệt được thể hiện rõ ràng nhất là khi Tổ quốc lâm nguy, bị giặc ngoại xâm giày xéo. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta khẳng định rằng: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [4; 217]. Thực tế lịch sử đã chứng minh, mỗi khi có giặc ngoại xâm, chỉ khi nào chúng ta đoàn kết được toàn dân, huy động được sức mạnh toàn dân tộc như thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Tây Sơn thì chúng ta tất giành thắng lợi. Ngược lại, nếu không lấy được lòng dân, không phát huy được sức mạnh toàn dân tộc thì khi đó cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ bị thất bại như cuộc kháng chiến của nhà Hồ, nhà Nguyễn ở các thế kỷ trước. Truyền thống đoàn kết được áp dụng cụ thể khi giảng dạy ở các bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV; Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII (SGK Lịch sử 10 Cơ bản); Bài 30 và bài 37 (SGK Lịch sử 10 Nâng cao). Khi giảng dạy về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta trong các thế kỷ X –XVIII, nhấn mạnh nhất trong các cuộc kháng chiến chống phong kiến phương Bắc. Tinh thần đoàn kết đã tạo điều kiện cho dân tộc ta thực hiện thế trận cuộc “chiến tranh nhân dân” – toàn dân đánh giặc, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, giàu nghèo,… Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 của nhà Tiền Lê, ta thấy được tinh thần đoàn kết thể hiện ở chỗ triều thần nhà Đinh đứng đầu là Thái hậu Dương Vân Nga - đã từ bỏ lợi ích của dòng tộc, giai cấp, đặt lợi ích của quốc gia làm đầu thông qua việc Thái hậu khoác áo cổ cồn cho 8 Lê Hoàn, lịch sử chuyển giao từ triều Đinh sang Tiền Lê một cách hòa bình. Từ đó đã tạo được khối đại đoàn kết đánh tan mưu đồ xâm lược của quân Tống với những chiến thắng ở vùng Đông Bắc như trận Ải Chi Lăng và trận Bạch Đằng năm 981. Những tên tuổi như Lê Hoàn, Dương Vân Nga sáng mãi cùng lịch sử dân tộc và trong lòng quần chúng nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần II (1075-1077), Lý Thường Kiệt cùng vua quan nhà Lý cũng phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc làm nên những chiến thắng vang dội, tiêu biểu là trận chiến ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Tinh thần đoàn kết chưa bao giờ được phát huy rực rỡ như dưới triều đại nhà Trần thế kỷ XIII. “Hào khí Đông A” – hào khí nhà Trần - trở thành một sức mạnh lớn lao để giúp nhân dân ta 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên. Hạt nhân của khối đại đoàn kết đó chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn đã gạt bỏ mọi tư thù cá nhân, hết lòng trung nghĩa phụng sự sứ mệnh của đất nước. Khi giảng dạy về mối đoàn kết trong nội bộ tướng sĩ nhà Trần, giáo viên có thể chứng minh qua câu chuyện cảm động về việc Trần Quốc Tuấn tắm gội cho Trần Quang Khải, chủ động giải quyết mối bất hòa riêng tư để thực hiện đoàn kết chặt chẽ từ trong nội bộ triều đình. Từ tinh thần đoàn kết đã tạo nên tính chất toàn dân sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên của nhà Trần thế kỷ XIII. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các lực lượng vũ trang của triều đình và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược: Các vua Trần cùng các vương hầu, quý tộc đều ra trận thể hiện khí phách hiên ngang, lòng yêu nước nồng nàn như Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão,... đặc biệt là Trần Quốc Tuấn. Những người có địa vị thấp kém nhất trong xã hội Yết Kiêu, Dã Tượng vốn là gia nô, gia đồng - cũng vẫn có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về nghĩa vụ 9 của mình với vận mệnh dân tộc, dũng cảm, kiên gan tham gia cuộc chiến và lập nhiều chiến công vang dội. Mọi giới, mọi lứa tuổi đều hăng hái tham gia kháng chiến. Các vị bô lão tham gia Hội nghị Diên Hồng 1285 thể hiện sự đồng lòng nhất trí qua lời hô vang “Đánh!” ... Những người phụ nữ cũng có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến như Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung tổ chức cho gia đình hoàng tộc, quan lại di chuyển khỏi kinh thành Thăng Long. Bà bán nước ở bến đò Rừng đã chỉ cho Trần Quốc Tuấn sự lên xuống của mực nước,... Đồng bào các dân tộc ít người đều có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến. Các tù trưởng miền núi là người dân tộc thiểu số như Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương có vai trò lớn trong chặn đánh và chặn đường rút chạy của địch. Như vậy, chỉ khi khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố ở mức độ cao thì kế sách “thanh dã” – “vườn không nhà trống” của nhà Trần mới phát huy được hết sức mạnh. Từ quân sĩ đến nhân dân đều quyết tâm “Sát Thát”. Tinh thần ấy được truyền giao từ Hội nghị Bình Than 1282 đến hội nghị Diên Hồng 1285. Tiếng hô vang “Đánh!” lan tỏa về các địa phương để nhân dân trên dưới một lòng cùng triều đình đánh giặc làm nên những chiến thắng lẫy lừng như trận Đông Bộ Đầu, trận Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với quân các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong 10 những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù. Khi tổng kết nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi to lớn của quân dân ta trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII, người anh hùng vĩ đại của dân tộc - Trần Hưng Đạo đã nói: “Mới rồi Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây nhưng vì vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức nên bọn giặc phải chịu bị bắt” [3;117]. Thế kỷ XV chứng kiến nỗi đau khổ tột cùng của nhân dân ta dưới ách đô hộ, kìm kẹp của nhà Minh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”… (Trích: Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) Cao trào kháng chiến chống Minh, do yêu cầu và tính chất của nó đã phát huy thêm một bước tinh thần cả nước cùng đứng lên chống quân xâm lược. Khắp mọi nơi, nhân dân rầm rộ nổi dậy, không phải đi theo một đội quân chính quy nào đó, hay theo mệnh lệnh của nhà nước mà tự động chống lại kẻ thù. Cuộc đấu tranh mang đậm tính tự phát nên cũng nói lên tính tự giác cao độ để bảo vệ Tổ quốc của nhân dân. Không sợ hy sinh, không sợ kẻ thù lớn mà tùy theo sức mà đánh. Mỗi tầng lớp tập hợp theo hoàn cảnh và điều kiện của mình với những hình thức đấu tranh khác nhau nhưng tất cả các cuộc đấu tranh đều có chung một mục đích: giải phóng Tổ quốc. Và từ cao trào tự phát như vậy mới có được đỉnh cao tập trung trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) một cuộc chiến tranh nhân dân xuất sắc trong lịch sử dân tộc. Trong cuộc khởi nghĩa ấy đã huy động được toàn dân tham gia đánh giặc, không phân biệt già trẻ, trai gái, tướng – sĩ,…Tất cả nghĩa quân như một đại gia đình: 11 “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.”… (Trích: Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) Với tinh thần đoàn kết và đội quân “phụ tử” như vậy, nghĩa quân Lam Sơn đã lật đổ ách cai trị của nhà Minh, từ một cuộc khởi nghĩa ở địa phương đã phát triển lên trở thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, năm 1428 nhà Lê sơ đã được thành lập và trở thành vương triều phát triển đỉnh cao trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Thế kỷ XVI – XVIII đất nước bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng Trong – Đàng Ngoài. Đời sống nhân dân khổ cực, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra nhưng đều bị thất bại. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đã phất cờ khởi nghĩa tại ấp Tây Sơn – Bình Định. Cuộc khởi nghĩa đã có những vai trò to lớn đối với lịch sử dân tộc: Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước; đập tan âm mưu xâm lược của hai thế lực ngoại bang Xiêm (1785) – Thanh (1789); xây dựng một vương triều mới tương đối ổn định, tiến bộ, nhất là vương triều Tây Sơn của Quang Trung (1789-1802). Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã trở thành cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, vĩ đại nhất hoàn thành những nhiệm vụ có “một không hai” trong lịch sử dân tộc ta. Và để làm nên những trận Ngọc Hồi – Đống Đa ấy chính là sức mạnh đoàn kết của quần chúng nhân dân, của toàn thể dân tộc. Đồng thời với những thắng lợi trên, lịch sử cũng đã ghi nhận rằng, khi nào nhà nước không đoàn kết một lòng với nhân dân, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân bị hao tổn thì các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, hay sự tồn tại của cả vương triều đều bị thất bại. Đó chính là sự thất bại của nhà Hồ, vương triều Mạc và vương triều Nguyễn sau này. Đúng như Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”. 12 3. Truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất Tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc ta được thể hiện qua hàng ngàn đời. Tinh thần đấu tranh quật khởi ấy ngay từ thời Bắc thuộc đã trở thành một nét ngời sáng trong truyền thống đấu tranh của dân tộc. Đấu tranh kiên cường chống lại sự “đồng hóa” của phong kiến phương Bắc, để chúng ta “mất nước chứ không mất dân tộc”. Đấu tranh vũ trang kiên cường qua các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 40, Khởi nghĩa Lí Bí 542, khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905 và đỉnh cao là chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Tiếp nối tinh thần ấy, bước sang thời kỳ độc lập, nhân dân ta quyết tâm xây dựng nền chính trị - kinh tế độc lập tự chủ, và hơn bao giờ hết, tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất phát huy cao độ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất thể hiện đanh thép qua lời “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ tiếc chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. Những câu nói bất hủ của những vị tướng lĩnh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tỏ rõ chí khí chiến đấu bất khuất của dân tộc ta. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất 1258, Trần Thủ Độ đã nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Ở lần kháng chiến lần II (1285), Trần Hưng Đạo nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin chém đầu thần trước đã”. Trước khi bị chém đầu, Trần Bình Trọng đã tỏ rõ khẩu khí của mình qua câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. 13 Hình ảnh người anh hùng Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, cương quyết đi đầu đạo quân của mình với “6 chữ vàng”: “Giết giặc Thát, Báo hoàng ân”, lời Hịch tướng sĩ, chữ “Sát Thát” trên tay các binh sĩ, lời hô quyết chiến của các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng...đã thể hiện được tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất của quân dân Đại Việt. Những tấm gương kiên trung, sẵn sàng hy sinh tính mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc mãi ngời sáng trong lịch sử. Lê Lai giả vua để “cứu chúa” cùng đội cảm tử quân quyết tâm đánh lạc hướng quân thù để cứu nghĩa quân và chủ tướng Lê Lợi khi cuộc khởi nghĩa ở trong giai đoạn khó khăn nhất. Nói về tinh thần anh dũng, bất khuất, “ngạo nghễ, hiên ngang” của những tướng lĩnh thời phong kiến không ai không biết tới nhân vật Nguyễn Biểu. Ông là tướng nhà Hậu Trần, quê ở làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông đỗ Thái học sinh thời cuối nhà Trần (có sách nói đậu khoa Nhâm Dần (1400) cùng Nguyễn Trãi), làm quan đến chức Điện tiền Ngự Sử. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông phò Vua Trần Trùng Quang (tức Trần Quý Khoách, từ năm 1409 - 1413) tổ chức kháng chiến. Vào năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Vua Trùng Quang phải chạy vào Hóa Châu và sai Nguyễn Biểu đi sứ giảng hòa. Và vì biết rõ bản chất tàn bạo của giặc Minh, Nguyễn Biểu xác định rõ lần đi này là “một sống mười chết”. Nhưng với khí phách của một tướng lĩnh nước Nam, ông không hề run sợ. Trong bữa tiệc “quái đản” với cái đầu người luộc chín của tướng giặc Trương Phụ, Điện tiền Ngự sử Nguyễn Biểu thản nhiên lấy đũa khoét đôi mắt cho vào miệng nuốt chửng và nói: “Chẳng mấy khi người Nam được ăn đầu người Bắc” khiến cho tướng giặc kinh sợ trước khí phách oai hùng của ông. Tuy nhiên sau đó ông bị tướng nhà Minh là Trương Phụ sát hại một cách hèn hạ. Nguyễn Biểu - vị sứ giả can trường của dân tộc - đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh. Tiết tháo của ông thật lẫm 14 liệt, trước giặc giữ lòng chỉ nghĩ đến Vua, trước vận suy của nước vẫn làm rạng danh quốc thể. Những minh chứng về tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc được giáo viên sử dụng khi giảng dạy về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X – XVIII nhằm tăng sức hấp dẫn của bộ môn và hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giáo dục tinh thần, ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập chủ quyền của Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 4. Truyền thống độc lập, tự chủ Truyền thống độc lập tự chủ được thể hiện sâu sắc trên các khía cạnh chính trị - kinh tế - văn hóa. Về mặt chính trị, truyền thống độc lập thể hiện nổi bật, rõ nét nhất thông qua việc đất nước ta thoát khỏi sự ràng buộc của phong kiến phương Bắc và xây dựng cho mình một nhà nước mang tính tự chủ rõ ràng. Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương đã khẳng định lòng tự tôn dân tộc, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập tự chủ lâu dài. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, chế độ phong kiến Việt Nam dần được hình thành và hoàn thiện thông qua việc tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ. Đến những năm 60 – thế kỷ XV, sau cải cách của vua Lê Thánh Tông, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao. Với những nội dung quan trọng trong cuộc cải cách như bãi bỏ chức Tể tướng hay Đại hành khiển, thành lập 6 Bộ, đứng đầu là các Thượng thư, chia cả nước thành 13 đạo Thừa Tuyên,… đã tạo ra bộ máy quản lý hoàn chỉnh, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế. Đồng thời tạo ra uy lực, uy quyền của nhà vua trong việc cai quản đất nước, khẳng định tính độc lập, tự chủ trong thiết chế chính trị của Nhà nước Đại Việt. 15 Về mặt kinh tế, thế kỷ X – XVIII là giai đoạn cha ông ta tích cực xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế của phong kiến phương Bắc. Với sự quan tâm của các nhà nước phong kiến, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta đều phát triển đạt được những thành tựu lớn. Kinh thành Thăng Long với 8 chợ, 36 phố phường không những là trung tâm chính trị lớn nhất cả nước mà còn trở thành nơi buôn bán sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất. Về mặt văn hóa, dân tộc ta thoát ra khỏi 1000 năm Bắc thuộc với những hệ quả hết sức nặng nề do chính sách “ngu dân”, “đồng hóa” về mặt văn hóa của phong kiến Phương Bắc. Tuy nhiên, chúng ta không phải đi lên từ “hai bàn tay trắng” mà chúng ta có một cơ sở văn hóa hết sức vững mạnh, đó chính là nền văn minh sông Hồng – văn minh lúc nước. Chính vì vậy, dân tộc ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ và đã xây dựng được một nền văn hóa đa dạng, phong phú trên tất cả các mặt tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhất định của văn hóa nền bên ngoài như văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, các nước phương Tây nhưng ông cha ta đã biết tiếp thu có chọn lọc để nền văn hóa vẫn mang tính dân tộc, dân gian sâu sắc. Nếu như văn minh Văn Lang – Âu Lạc phác họa và định hình bản sắc truyền thống dân tộc thì văn minh Đại Việt có vị trí tiếp nối nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, kiện toàn bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam, là nền tảng của văn hóa Việt Nam, góp phần tạo nên tâm hồn và tính cách Việt, là niềm tự hào của dân tộc ta, là cơ sở và sức mạnh để nước ta hội nhập văn hóa với thế giới tiên tiến bên ngoài. Truyền thống độc lập tự chủ còn được thể hiện ở những tuyên bố về chủ quyền của cha ông đối với các thế lực ngoại bang: Trong cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI đã xuất hiện bài thơ “Thần” – Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc: 16 “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định thận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Dịch: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời) Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh thế kỷ XV đã xuất hiện áng hùng văn bất hủ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi – bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, trong đó khẳng định rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… Trong quá trình tiến quân ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược năm 1789, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã ban hành bài “Hiểu dụ” để khích lệ tinh thần đấu tranh của quân sĩ, đồng thời khẳng định nền độc lập của dân tộc: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. 17 Tất cả những ánh văn thơ bất hủ đó đã khích lệ tinh thần đấu tranh của quân sĩ, khẳng định sự tất thắng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, khiến cho tinh thần kẻ địch hoang mang, lo sợ và trên tất cả, những bài thơ đó đã khẳng định một chân lý “bất di, bất dịch” – nước Việt ta là một nhà nước độc lập, là một nước có quyền tự chủ. Những minh chứng cụ thể về truyền thống độc lập tự chủ được áp dụng giảng dạy trong các bài 17 đến bài 20, bài 23 (SGK Lịch sử 10 Cơ bản); Từ bài 28 đến 32, bài 37 (SGK Lịch sử 10 Nâng cao) với các nội dung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X – XV và phong trào Tây Sơn. 5. Truyền thống yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa Đất nước ta, dân tộc ta luôn yêu chuộng hòa bình và căm ghét chiến tranh phi nghĩa. Có lẽ chưa ở đâu, chưa dân tộc nào lại phải đương đầu với các cuộc chiến tranh tàn khốc như ở Việt Nam. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc nhưng cũng sẵn lòng bắt tay giảng hòa để bảo vệ tình hòa hiếu. Truyền thống ấy được thể hiện rõ qua các cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý (10751077), sau khi dùng thắng lợi quân sự đè bẹp ý chí của kẻ thù ở trận chiến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hòa, mở đường lui cho quân địch, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Yêu chuộng hòa bình còn được thể hiện ở sự kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao trong các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã nhiều lần viết những bức thư kêu gọi quân địch đầu hàng. Và những bức “tâm thư” của Nguyễn Trãi có sức mạnh được ví như hàng vạn mũi tên. Sau chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, tinh thần của quân 18 Minh rệu rã, sức cùng lực kiệt, bộ tham mưu nghĩa quân Lam Sơn lại “chủ động giảng hòa, mở đức hiếu sinh” thông qua Hội thề Đông Quan 1427. “Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc”… (Trích: Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) Tinh thần yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa của dân tộc đã trở thành một truyền thống. Bước sang thời lịch sử hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy có sáng tạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng. Các Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, Bản Tạm ước ngày 14/9/1946 và đỉnh cao là Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 đã thể hiện rõ thiện chí, tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), sau khi đập tan âm mưu leo thang chiến tranh của Mĩ trong cuộc tập kích 12 ngày đêm cuối năm 1972 ra miền Bắc với trận “Điện Biên Phủ trên không”, quân dân ta cũng đã cho thế giới thấy rõ được tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc thông qua việc kí kết Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong quá trình khai thác nội dung, biểu hiện của truyền thống này, giáo viên cần làm liên hệ với tình hình thời sự nổi bật của đất nước để học sinh thấy rằng, đến giai đoạn lịch sử hiện đại (tháng 6/2014), dân tộc ta vẫn tiếp tục phát 19 huy tinh thần yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh thông qua các biện pháp đấu tranh hòa bình, ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế nhằm yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD – 981 ra khỏi thềm lục địa Việt Nam. Những biện pháp đấu tranh của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn so với Công ước Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế, được bạn bè quốc tế đồng tình ủng hộ. 6. Truyền thống hiếu học “Hiếu học” là một khái niệm có thể coi như làm thành một bộ phận, một chi tiết, một biểu hiện của sự khát khao tri thức rất tự nhiên của con người. Các động vật khác không có sự khát khao ấy. Việc vươn tới sự tự cải thiện của chúng nhằm thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh sống là một bản năng, không phải một ý chí. Con người có ý thức về sự tự cải thiện cũng như sự cải thiện những điều kiện sống của mình. Muốn thế con người phải không ngừng tìm hiểu, học hỏi để hiểu rõ thêm về thế giới xung quanh và cả bản thân mình. Nền giáo dục phong kiến Đại Việt từ khi được hình thành, phát triển từ thời Lý, Trần, cho tới thời Lê sơ với những khuôn phép, chuẩn mực của mình đã tôi luyện nên đức tính hiếu học của ông cha ta. Thời “nghìn năm Bắc thuộc”, ông cha chúng ta vừa kiên trì chống đô hộ phong kiến phương Bắc, vừa khắc phục khó khăn để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân dân Trung Quốc. Nhờ đó, tuy bị đô hộ, bị kìm hãm và đồng hóa, nhưng chúng ta không bị lạc hậu bởi chính sách cai trị bóc lột và ngu dân của các thế lực phong kiến phương Bắc. Nhờ sự hiểu biết và quyết tâm giành lại chủ quyền, ý thức gìn giữ văn hóa dân tộc, nên dân tộc ta không bị mất hoàn toàn chủ quyền trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, chúng ta “mất nước nhưng không mất dân tộc”. Hai Bà Trưng từng giành lại chủ quyền, được nhân dân tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh vào năm 40 - 43. Lí Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, lập nước Vạn Xuân thời tiền Lý (544 - 602), kéo dài 58 năm. 20 Mai Hắc Đế khởi nghĩa đánh đuổi nhà Đường ra khỏi nước ta, chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), giành lại chủ quyền. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Đến thời nhà Lý, ý thức được giá trị của tri thức, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Văn Miếu (1070) và Quốc Tử Giám (1076) - được xem là trường đại học đầu tiên - để đào tạo nhân tài cho đất nước. Từ đó về sau, nền giáo dục ngày càng được kiện toàn và phát triển. Tuy nhiên cũng có thời kỳ bị khủng hoảng và suy thoái do sự biến động của đất nước, chiến tranh xâm lược và khủng hoảng kinh tế - chính trị. Nhiều tấm gương hiếu học được thế giới đương thời thán phục và đời sau noi theo xuất hiện trong suốt lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Mạc Đĩnh Chi được xem là “Lưỡng quốc trạng nguyên”, “Trạng Trình” Nguyễn Bỉnh Khiêm được Trung Quốc thán phục là nhà thông thái ( An Nam lý số hữu trình tuyền), nhà mưu lược Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quí Đôn… Giáo viên có thể giới thiệu những câu chuyện liên quan tới những tấm gương hiếu học trong lịch sử như câu chuyện về cậu học trò nghèo Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm thắp sáng học bài. Ông chính là tấm gương cho bao thế hệ học trò có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Truyền thống hiếu học đã hình thành đức tính cầu học, cầu tiến với tư tưởng sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngoài. Từ đó hình thành tinh thần “ Tôn sư trọng đạo”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều…”… Nếu yêu nước là truyền thống ra đời và phát triển mạnh mẽ chủ yếu khi Tổ quốc lâm nguy, thì hiếu học gắn với sự phát triển của đất nước trong những năm tháng hòa bình. Dĩ nhiên, các vị tướng tài trên chiến trận cũng là những người ham học, không ít người còn văn võ song toàn, tiêu biểu như Lý Thường 21 Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung – Nguyễn Huệ,… Đến giai đoạn lịch sử hiện đại ta không thể không nhắc tới tinh thần học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người học trò xuất sắc – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Truyền thống hiếu học của cha ông được giáo viên truyền giảng khi dạy nội dung phần văn hóa – giáo dục ở các bài 20, bài 24 (SGK Lịch sử 10 Cơ bản); bài 31, bài 36 (SGK Lịch sử 10 Nâng cao). Đồng thời, giáo viên giúp học sinh liên hệ với việc học tập của bản thân trong một “thế giới phẳng” hiện nay. Muốn đồng hành cùng nhân loại, dân tộc Việt Nam không thể không phát huy truyền thống hiếu học và để trở thành một công dân quốc tế mỗi người Việt Nam không thể không ham học. Sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho xã hội hưng thịnh, làm cho gia đình “đỏ ngành xanh ngọn”, là cơ sở để con người có thể trở nên có ích cho xã hội. Hiếu học sẽ giúp con người không chỉ thoát nghèo mà còn có thể giàu có một cách chân chính. Bởi vì nhờ hiếu học mà con người có được nghề nghiệp, có thu nhập cao và ổn định. Trong nhà sẽ không có ly hôn, ngoài xã hội không có tệ nạn đáng tiếc; cái xấu, cái ác sẽ bị đẩy lùi. Cho nên “hiếu học là kế sâu rễ bền gốc, là quốc sách để quốc gia phát triển bền vững. Hiếu học là con đường để mỗi gia đình hạnh phúc, ấm no. Hiếu học là hướng đi giúp mỗi cá nhân thành đạt một cách đàng hoàng” [9;8]. C.KẾT LUẬN 22 Truyền thống dân tộc Việt có rất nhiều đặc điểm, biểu hiện cụ thể. Trong giới hạn chuyên đề của mình tôi tập trung làm rõ sáu đặc điểm: Đó là truyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết; truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất; truyền thống độc lập tự chủ; truyền thống yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa và truyền thống hiếu học. Trên cơ sở xác định và phân tích những điểm nổi bật trong truyền thống dân tộc Việt, tôi lựa chọn các đơn vị kiến thức có thể áp dụng giảng dạy trong khóa trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, việc giáo dục truyền thống dân tộc ngày càng trở nên cấp thiết. Đây là một vấn đề “sống còn” của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Bởi nếu không biết “Mình là ai?” “Dân tộc mình có truyền thống, giá trị lịch sử gì?” thì khi ra “biển lớn” hội nhập sẽ rất dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc truyền thống dân tộc. Là một giáo viên Lịch sử với tâm huyết với nghề, tôi hy vọng có thể truyền tải một phần của quá khứ để giúp các em học sinh - thế hệ trẻ của đất nước – hiểu được giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó định hướng được tư tưởng, tình cảm, thái độ và có những hành động đúng trong tương lai. Đồng thời, việc nắm bắt, bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống dân tộc Việt trong bối cảnh hiện đại còn giúp cho “gốc rễ” của đất nước vững mạnh trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài để Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Lịch sử 10”, NXB Giáo dục, HN, 2006. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Lịch sử 10 Nâng cao”, NXB Giáo dục, HN 2006. 3. Cao Huy Giu (Dịch), “Đại Việt sử ký toàn thư”, (Tập 1), NXB Hội Văn học, HN, 2006. 4. “Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3: 1930 - 1945)”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 5. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), “Tiến trình lịch sử Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. 6. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), “Đại cương lịch sử Việt Nam” (Tập I), NXB Giáo dục, 2004. 7. Nguyễn Khắc Thuần, “Danh tướng Việt Nam” (tập 2 – Danh tướng Lam Sơn), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. 8. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Trần Huy Đoàn, Nguyễn Thị Hương, “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học phổ thông”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012. 9. PGS.TS Trần Thị Trâm, “Hiếu học – một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Lý luận và truyền thông, số tháng 11/2012. * Các trang web: - http://.google.com.vn - http://vi.wikipedia.org 24 [...]... là truyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết; truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất; truyền thống độc lập tự chủ; truyền thống yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa và truyền thống hiếu học Trên cơ sở x c định và phân tích những điểm nổi bật trong truyền thống dân tộc Việt, tôi lựa chọn các đơn vị kiến thức có thể áp dụng giảng dạy trong khóa trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến. .. thế kỷ X đến thế kỷ XVIII Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, việc giáo dục truyền thống dân tộc ngày càng trở nên cấp thiết Đây là một vấn đề “sống còn” của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Bởi nếu không biết “Mình là ai?” Dân tộc mình có truyền thống, giá trị lịch sử gì?” thì khi ra “biển lớn” hội nhập sẽ rất dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc truyền thống dân tộc Là một giáo viên Lịch sử với tâm huyết... Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), “Tiến trình lịch sử Việt Nam , NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005 6 Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), “Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập I), NXB Giáo dục, 2004 7 Nguyễn Khắc Thuần, “Danh tướng Việt Nam (tập 2 – Danh tướng Lam Sơn), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 8 Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Trần Huy Đoàn, Nguyễn Thị Hương, “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học phổ thông , Nhà xuất... để Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử 10”, NXB Giáo dục, HN, 2006 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử 10 Nâng cao”, NXB Giáo dục, HN 2006 3 Cao Huy Giu (Dịch), “Đại Việt sử ký toàn thư”, (Tập 1), NXB Hội Văn học, HN, 2006 4 “Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3: 1930 - 1945)”, NXB Chính... nước Việt ta là một nhà nước độc lập, là một nước có quyền tự chủ Những minh chứng cụ thể về truyền thống độc lập tự chủ được áp dụng giảng dạy trong các bài 17 đến bài 20, bài 23 (SGK Lịch sử 10 Cơ bản); Từ bài 28 đến 32, bài 37 (SGK Lịch sử 10 Nâng cao) với các nội dung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, các cuộc đấu tranh chống ngoại x m từ thế kỷ X – XV và phong trào Tây Sơn 5 Truyền thống. .. bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam, là nền tảng của văn hóa Việt Nam, góp phần tạo nên tâm hồn và tính cách Việt, là niềm tự hào của dân tộc ta, là cơ sở và sức mạnh để nước ta hội nhập văn hóa với thế giới tiên tiến bên ngoài Truyền thống độc lập tự chủ còn được thể hiện ở những tuyên bố về chủ quyền của cha ông đối với các thế lực ngoại bang: Trong cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI đã xuất hiện... quân dân ta cũng đã cho thế giới thấy rõ được tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc thông qua việc kí kết Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam Trong quá trình khai thác nội dung, biểu hiện của truyền thống này, giáo viên cần làm liên hệ với tình hình thời sự nổi bật của đất nước để học sinh thấy rằng, đến giai đoạn lịch sử hiện đại (tháng 6/2014), dân tộc. .. noi theo xuất hiện trong suốt lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến Mạc Đĩnh Chi được xem là “Lưỡng quốc trạng nguyên”, “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Trung Quốc thán phục là nhà thông thái ( An Nam lý số hữu trình tuyền), nhà mưu lược Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quí Đôn… Giáo viên có thể giới thiệu những câu chuyện liên quan tới những tấm gương hiếu học trong lịch sử như... Nguyễn Trãi, Quang Trung – Nguyễn Huệ,… Đến giai đoạn lịch sử hiện đại ta không thể không nhắc tới tinh thần học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người học trò xuất sắc – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Truyền thống hiếu học của cha ông được giáo viên truyền giảng khi dạy nội dung phần văn hóa – giáo dục ở các bài 20, bài 24 (SGK Lịch sử 10 Cơ bản); bài 31, bài 36 (SGK Lịch sử 10 Nâng cao) Đồng thời, giáo viên... giả can trường của dân tộc - đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống x m lược nhà Minh Tiết tháo của ông thật lẫm 14 liệt, trước giặc giữ lòng chỉ nghĩ đến Vua, trước vận suy của nước vẫn làm rạng danh quốc thể Những minh chứng về tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc được giáo viên sử dụng khi giảng dạy về các cuộc kháng chiến chống ngoại x m từ thế kỷ X – XVIII nhằm tăng sức ... Lịch sử Việt Nam kỷ X – kỷ XVIII, định lựa chọn chuyên đề Giáo dục truyền thống dân tộc Việt thông qua khóa trình Lịch sử Việt Nam từ kỷ X đến kỷ XVIII làm nội dung nghiên cứu gửi tham dự x y... nghiên cứu giảng dạy khóa trình Lịch sử Việt Nam từ kỷ X đến kỷ XVIII lựa chọn phân tích biểu hiện, đặc điểm truyền thống dân tộc Việt sau: Truyền thống yêu nước Bất dân tộc giới có lòng yêu... lịch sử đặc thù dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không tình cảm tự nhiên, mà sản phẩm lịch sử hun đúc từ lịch sử đau thương mà hào hùng dân tộc Việt Nam Lịch sử nghìn năm dân tộc

Ngày đăng: 17/10/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w