1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay

19 5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng. Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt. Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẩn nại và ham học hỏi. Sự hiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần, những anh hùng dân tộc… Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta đã được hình thành từ lâu đời do “các bậc thánh đế minh vương không ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia coi đó là công việc cần kíp”. Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục và phát huy tạo thành động lực cho thế hệ trẻ làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, là yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển tương lai của đất nước, hội nhập vào nền kinh tế tri thức thế giới theo xu hướng chung của thời đại ngày nay. Vì vậy, chủ đề: “Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay” nhằm làm rõ thêm những giá trị truyền thống lịch sử quý báu ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng

Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt

Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẩn nại và ham học hỏi Sự hiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần, những anh hùng dân tộc… Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học Truyền thống hiếu học của dân tộc ta

đã được hình thành từ lâu đời do “các bậc thánh đế minh vương không ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia coi đó là công việc cần kíp”

Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục và phát huy tạo thành động lực cho thế hệ trẻ làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, là yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển tương lai của đất nước, hội nhập vào nền kinh tế tri thức thế giới theo xu hướng chung của thời đại ngày nay

Vì vậy, chủ đề: “Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay” nhằm làm rõ thêm những giá

trị truyền thống lịch sử quý báu ngàn đời của dân tộc Việt Nam

Trang 2

NỘI DUNG

Tìm hiểu lịch sử giáo dục Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận biết dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời Từ thời ngàn năm Bắc thuộc, ông cha chúng ta vừa kiên trì chống đô hộ phong kiến phương Bắc, vừa khắc phục khó khăn để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân dân Trung Quốc Nhờ đó, tuy trong tình cảnh bị đô hộ, bị kìm hãm và đồng hóa, nhưng không bị lạc hậu bởi chính sách cai trị bóc lột và ngu dân của các thế lực phong kiến phương Bắc Nhờ sự hiếu học, ý thức gìn giữ văn hóa dân tộc, nên dân tộc ta đã quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc

Trong thời phong kiến, ảnh hưởng tinh hoa của nền giáo dục Nho học người Việt Nam hiểu và ứng dụng Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín trong đời sống, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng Tiêu biểu là nước Đại Việt thời Lý Trần

Bên cạnh đó, chữ Hiếu là đức tính đặc biệt, trở thành bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta Chúng ta thường nghe ông bà cha mẹ khuyên nhủ, làm con cháu phải có hiếu với ông bà, cha mẹ Ngày nay, làm cán bộ phải trung với Đảng hiếu với dân Chữ hiếu đối với người Việt Nam rất thiêng liêng, biểu hiện đạo lý làm người

Trong học tập, người Việt Nam có khái niệm hiếu học Vậy hiếu học là gì? Chữ hiếu trong học tập có khác và giống chữ hiếu đối với ông bà cha mẹ? Khác nhau: Thái độ của người học đối với sự học Học phải có phương pháp, phải có đức tính: Kiên trì, khắc phục hòan cảnh khó khăn, sáng tạo, cầu học để cầu tiến, có mục đích học tập đúng đắn, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ Còn giống nhau đó là: Xem sự học là trách nhiệm, có tính chất thiêng liêng biểu hiện đạo lý làm người Từ đó tôn trọng người có tài có đức như kính trọng ông cha mình Người Việt Nam lo xây mộ phần cho ông bà, cha mẹ, thì

Trang 3

cũng xây lăng cho các bậc hiền tài, tôn vinh là nguyên khí quốc gia Văn Miếu được xây dựng đời nhà Lê (Thế kỷ XV), khắc tên những người đỗ Tiến

sỹ đã chứng minh cho sự giống nhau này

Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1994) truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác

Truyền thống hiếu học của dân tộc ta đã được hình thành từ lâu đời do

“các bậc thánh đế minh vương không ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia coi đó là công việc cần kíp” Truyền thông hiếu học cũng đã được bồi đắp củng cố trong nhân dân bằng các điều khoản trong ''lệ làng'' phép nước'' thể hiện trong các chính sách

sử dụng và đãi ngộ của các triều đại đối với các nhà khoa bảng ''Lệ làng'' thể hiện trong việc khuyến khích, giúp đỡ người theo học thành tài và đề cao họ trong làng xóm Lệ làng và phép nước bổ sung cho nhau, cùng khuyến khích việc học tập làm cho truyền thống hiếu học càng tô đậm

Chúng ta cũng thấy có nhiều làng, nhiều dòng họ có truyền thống hiếu học đã được sử sách và gia phả lưu danh Thậm chí, có những làng còn có hương ước khuyến khích việc học của con em trong làng, như hương ước của làng Dã Lê Thượng (xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) quy định cụ thể số tiền thưởng, ruộng đất cho người đỗ đạt, hay làng Dương Phố (Thanh Chương), làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), làng Câu Hoan (xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), dòng họ Nguyễn Quốc (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), dòng họ Nguyễn Đức (xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), dòng họ Phan Huy (Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh và Phủ Đức Quang, Nghệ An), họ Trần Huy (xã Diễn

Trang 4

Phong, Diễn Châu, Nghệ An), họ Nguyễn Cảnh (Đô Lương, Nghệ An), họ Đinh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An), đáng chú ý là họ Hồ (Quỳnh Lưu, Yên Thành, tỉnh Nghệ An và Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), một dòng họ được lịch sử ca ngợi rất nhiều về thành tích hiếu học “trạng bố - trạng con, trạng ông - trạng cháu” Những dẫn liệu này cho thấy truyền thống hiếu học

bề dày của dân tộc Việt Nam Truyền thống ấy không ngừng được bồi tụ qua các thời đại lịch sử cho đến tận ngày nay

Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà không được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu Lênin cũng dạy rằng: Học! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với

sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng

là một điều bắt buộc

Với ý thức: “Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng tiêu biểu như:

Lê Văn Hưu (1230-1322) người thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung,

huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa với chí ham học, mới 17 tuổi đã đỗ Bảng nhãn (năm Đinh Mùi 1247), sau làm tới chức Thượng thư Bộ Binh (đời vua Trần Thái Tông), Lâm viện học sỹ, kiêm Quốc Sử viện Giám tu (đời vua Trần Thái Tông) và là thầy giáo của Thượng tướng Trần Quang Khải, một danh tướng của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông

Trang 5

Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người xã Lũng động, huyện Chí Linh,

nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày Bà mẹ đã chịu hy sinh tất cả để cố nuôi con, cho con đi học Trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn cắn răng chịu đựng, chỉ ao ước con mình sẽ có ngày đỗ đạt để giúp ích cho đời, thoát khỏi cảnh nghèo, niềm tin ấy đã giúp mẹ vượt qua mọi gian khổ Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập Vốn là cậu bé có tư chất thông minh lại phải sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng chỉ có học tập, học thành tài mới là con đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng là để thể hiện phẩm chất thanh cao của con người từ sự đỗ đạt mà đi lên Vì vậy, không mấy lúc Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách, kể cả lúc vai gánh củi

đi bán Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý Không có tiền mua nến để đọc sách, thì Mạc Đĩnh Chi đốt củi, hết củi thỉ lấy lá rừng đốt lên mà học, thật là vô cùng gian khổ, nhưng chú bé không hề nản chí Do có nghị lực phi thường, cộng với tính thông minh trác việt, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học

xứ Hải Đông Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú” Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình Bài phú đề cao được phẩm chất trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần Vua Trần Anh

Trang 6

Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh quy bái tổ

Chu Văn An sinh năm Nhâm Thìn (1292), mất năm Canh Tuất (1370),

tên hiệu là Tiều Ản, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội) Chu Văn An ngay

từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là người cương trực, luôn sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không màng danh lợi, chỉ thích ở nhà đọc sách thánh hiền Khi thi

đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), ông không ra làm quan như những người khác mà

về quê nhà mở trường dạy học Học trò khắp nơi về xin học rất đông Học trò của ông không chỉ được học chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử Về sau, dù ở cương vị nào, họ cũng là những tấm gương

về tài năng và đức độ Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến Phạm Sư Mạnh

và Lê Quát, cả hai đều đỗ Thái học sinh và làm quan đến chức Hành khiển trong triều Trần Dù quyền cao chức trọng nhưng mỗi lần tới thăm thầy, họ đều quỳ gối để được thỉnh giáo Điều đó một mặt cho ta thấy đạo đức tuyệt vời của học trò chốn cửa Khổng sân Trình nhưng mặt khác khẳng định Chu Văn An phải là người tài năng và đức độ như thế nào mới được học trò trọng vọng như vậy

Đào Duy Từ (1572-1634) người xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh

Thanh Hóa ngày nay, ngay từ tấm bé, kẻ “chăn trâu anh hùng” đã đam mê sách vở, hiểu biết rất rộng nhưng do xuất thân gia đình thấp kém nên không được cho đi thi cử nhân dù đã đổi họ (đổi từ họ Đào sang họ Vũ) Về sau ông quyết chí vào Đàng Trong lập nghiệp với chúa Nguyễn Phúc Thuần Đào Duy

Từ đã được cất nhắc giữ nhiều chức vị quan trọng như Tán trị dực công thần, Lộc Khuê hầu, Hoằng Quốc Công, ông là tác giả của Lũy Trường Dục và Lũy Thầy, hai tuyến phòng thủ quan trọng để chúa Nguyễn ngăn chặn sự tấn công của chúa Trịnh (Đàng Ngoài), tác giả của nhiều tập thơ lục bát và là ông tổ

Trang 7

của nghệ thuật hát Tuồng Việt Nam Sử sách dân tộc đã hết lời ca ngợi ông là người có chí lớn, vượt qua khó khăn gian khổ, một tấm gương sáng về lập thân, lập nghiệp và hiếu học

Lê Hữu Trác (1720-1791), vốn sinh ra tại Hoàng Hữu Nam, Yên Mỹ,

Hải Dương nhưng thời gian sống và nổi danh lại ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng (cha ruột của ông từng đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ thời vua Lê Dụ Tông), do cuộc khởi nghĩa nông dân 1793, ông phải chuyển về quê mẹ ở Hà Tĩnh tiếp tục sự nghiệp đèn sách Sau khi từ giã chốn quan trường, ông theo học lương y Trần Độc Học cạn chữ thầy, Lê Hữu Trác đã đi rất nhiều nơi khác để học thêm về nghề thuốc, tâm nguyện không đạt, ông quay về Hương Sơn “khước từ sự giao du, đóng cửa để đọc sách”, bản thân đã nghiên cứu rất

kỹ về lý luận y học, đồng thời thực hành những tìm tòi mới Về sau, dù triều đình hết mực mời về kinh đô làm việc nhưng Lê Hữu Trác đã từ bỏ vinh hoa phú quý để chuyên tâm nghề thầy thuốc, cứu chữa bệnh cho nhân dân, trở thành một vị lương y được tôn kính

Nguyễn Thiếp (1723-1804) người làng Nghiệt Ao, huyện Đức Thọ, tỉnh

Hà Tĩnh, đậu hương cống (đời Lê), được người đương thời suy tôn là La Sơn Phu tử Ông là người phê phán gay gắt lối học tầm chương trích cú cầu danh lợi, kêu gọi chấn hưng lại nền “chính học” nhằm đào tạo ra những con người

có tài năng đức độ, đem sở học giúp ích cho đời Về sau, Nguyễn Thiếp đã được vua Quang Trung mời ra giúp việc cho triều đình

Nguyễn Du (1766-1820) người làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh,

17 tuổi thi đậu tú tài, 36 năm sau được phong làm Tri phủ huyện Phù Dung, rồi tri phủ Thường Tín, được nhà vua tin cậy nhiều lần cử đi sứ sang Tàu, và cất nhắc giữ nhiều chức vụ quan trọng như Đông Các học sỹ, Cai bạ tỉnh Quảng Bình, Cần chánh điện Học Sĩ, Tham tri Bộ lễ

Trang 8

Lê Quát (còn gọi là Trạng Quét, sống vào đời vua Lê Nhân Tông,

người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn Thanh Hóa) mồ côi cha từ nhỏ, dựng lều sống với mẹ ở chợ và sống bằng nghề quét rác, ban đầu ông học rất kém, nhưng do chí khí vững vàng, lại được vợ động viên cho nên đã chăm chỉ học tập và thi đỗ Thái học sinh, sau này làm quan đến chức Thượng thư hữu bật

Có lúc ông tự trào rằng “Ta lúc bé đọc sách, chỉ muốn bắt chước kim cổ, từng hiểu qua đại thánh để giáo hóa mọi người, mà cuối cùng chửa được một hương nào tin Thường du lãm non nước, vết chân đã nửa thiên hạ, muốn tìm nhà học, văn miếu, chưa từng thấy đâu Vì vậy, ta lấy làm thẹn với nhiều môn

đồ nhà Phật Vậy tự bộc bạch ra để khuyên răn mọi người”

Nguyễn Trường Tộ (1828-1872) người làng Bùi Chu, Hưng Nguyên,

Nghệ An, là người rất đề cao giá trị thực học, ông không khuôn mình theo cái khung của giáo dục Nho giáo, phê phán cách học từ chương khoa cử của nhà Nguyễn lúc bấy giờ, đồng thời kêu gọi học hỏi khoa học và kỹ thuật phương Tây, mở cửa làm ăn với họ để đất nước phát triển, xã hội phồn vinh

Phan Bội Châu, tên thật là Phan Văn San (1867-1940), người làng Đan

Nhiệm, Nam Hòa, Nam Đàn, Nghệ An, ngay từ tấm bé đã hiểu biết Tam Tự Kinh, Luận Ngữ, 13 tuổi thi đỗ đầu huyện, do nhà nghèo phải tự đi dạy học và

ôn thi, đến cuối năm 1900 Phan Bội Châu đỗ Giải Nguyên và sớm tham gia vào nhiều phong trào chống Pháp Suốt đời ông bôn ba khắp thế giới để tìm kiếm con đường giành độc lập cho dân tộc, và cũng là người ngay từ năm

1925 đã đánh giá chính xác về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam về sau

Hồ Chí Minh (1890-1969) người làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An,

là một tấm gương sáng ngời về tinh thần hiếu học, dù hoạt động cách mạng đầy gian truân nhưng ở mọi nơi, mọi lúc Người đều tranh thủ học tập, tích lũy kiến thức Cách học của Người là luôn chủ động nắm bắt tri thức, cập nhật

Trang 9

kiến thức thông tin mới, có lẽ vì thế, Người đã sử dụng thành thạo rất nhiều ngôn ngữ, rất sáng tạo trong học tập và vận dụng lý luận cách mạng, Người là tấm gương sáng về việc học tập suốt đời mà ngày nay bất cứ ai dù làm ở vị trí công tác nào cũng cần noi gương

Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng

là điều được dân gian hết sức quan tâm: Kho vàng không bằng một nang chữ (nang là túi đựng); Người không học như ngọc không mài Từ đó hình thành đạo lý tôn sư trong đao “kính thầy mới được làm thầy” Hậm chí trong tam cương, người xưa còn đặt người cha tinh thần trước người cha đẻ của mình (Quân - Sư - Phụ) Nhưng nếu Nho giáo coi hiếu học và cầu thị là 2 phẩm chất quan trọng của một người trí thức, coi việc học chủ yếu là học chữ Thánh hiền thì giống với quan niệm của dân gian (học ăn học nói học gói học mở),người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng, sự học

là nguồn cội của tất thẩy những thành công dù đó là nghề gì, dù người ấy là ai: “Nên thợ nên thầy vì có học; Có ăn có mặc bởi hay làm” Như vậy, làm nghề gì cũng cần học Có học mới tinh thông nghề nghiệp bởi “nghề nào cũng

có trạng nguyên” (Từ Hy Thái Hậu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa Việt Nam Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông gởi thông báo đến địa phương trên tòan quốc, yêu cầu giới thiệu cho chính phủ biết hiền tài đang

ở địa phương mình, để chính phủ trong dụng Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sự đóng góp của lực lượng trí thức yêu nước, là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam Bác Hồ khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Sau khi giành

Trang 10

độc lập, mặc dầu phải tập trung giải quyết nhiều khó khăn bởi giặc ngoại xâm, giặc đói, Bác xem dốt cũng là một thứ giặc nguy hiểm, nên đã chủ trương cho tòan Đảng, toàn dân phải chống ba thứ giặc cùng một lúc

Về mức độ: Học có 4 mức: Học để biết, học để hiểu, học để làm việc, học để sáng tạo Người hiếu học bao giờ cũng có khát vọng vươn tới

sự sáng tạo

Về cách học: có hai hình thức: Học và tự học Người hiếu học phải là người luôn đề cao việc tự học: học kiến thức kinh viện trong sách vở và học khôn từ thực tiễn cuộc sống, với nguyên tắc: học đi đôi với hành.Vẫn biết, học ở nhà trường là rất quan trọng vì cơ bản và hiệu quả nhưng muốn thành đạt, đặc biệt là muốn vươn tới đỉnh cao thì rất cần phải tự học, đặc biệt phải chăm chỉ đọc sách.Bởi những kiến thức nền tảng giúp mỗi cá nhân bay xa được đều do đọc sách mà có Danh vị cao nhất: Trạng nguyên chỉ dành cho những ai ham học hỏi Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: Không có gì thú bằng đọc sách; Không gì cần bằng kiếm tiền nuôi con

Còn Đỗ Phủ - một trong 3 nhà thơ lớn đời Đường, từ kinh nghiệm của

mình đã viết: Sách đọc muôn ngàn cuốn; Hạ bút như có thần Như thế đủ thấy

ý nghĩa quan trọng của việc học và tầm quan trọng của hành vi ham đọc sách đối với việc thành đạt của một con người Nếu yêu nước là truyền thống ra đời và phát triển mạnh mẽ chủ yếu trong khi Tổ quốc lâm nguy, thì hiếu học gắn với sự phát triển của đất nước trong những năm tháng hòa bình Dĩ nhiên, các vị tướng tài trên chiến trận cũng là những người chịu học, không ít người còn văn võ song toàn

Trong “thế giới phẳng” hiện nay, muốn đồng hành cùng nhân loại, dân tộc Việt Nam không thể không phát huy truyền thống hiếu học, để trở thành công dân quốc tế mỗi người Việt Nam không thể không ham học

Vì sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho xã hội

Ngày đăng: 21/12/2016, 12:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Việt Anh - Cao - Lê Thu Hương (2002), Chuyện kể về các nhà khoa bảng Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện kể về các nhà khoa bảng Việt Nam
Tác giả: Việt Anh - Cao - Lê Thu Hương
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2002
3. Quốc Chấn (2001), Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa
Tác giả: Quốc Chấn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
4. Nguyễn Văn Năm (2007), Đạo học với truyền thống tôn sư, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo học với truyền thống tôn sư
Tác giả: Nguyễn Văn Năm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
5. Lê Minh Quốc (2002), Các vị nữ doanh nhân Việt Nam (Phần hai), Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vị nữ doanh nhân Việt Nam
Tác giả: Lê Minh Quốc
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2002
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội 2006 Khác
6. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc ở Việt Nam, truyền thống hiếu học & tôn sư trọng đạo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w