1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KẾ THỪA và PHÁT HUY CHỦ NGHĨA yêu nước của dân tộc VIỆT NAM TRONG xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC HIỆN NAY

27 607 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân ta đã viết lên những bảo thiên anh hùng ca vĩ đại bằng sự nghiệp dựng nước và giữ nước oanh liệt. Trên thế giới, hiếm thấy có một dân tộc nào phải trải qua quá trình liên tục đấu tranh chống ngoại xâm, lâu dài, gian khổ và hy sinh to lớn như dân tộc Việt Nam. Nhân dân thường phải chống lại những thế lực ngoại bang có tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự mạnh hơn hẳn với những mưu mô và thủ đoạn xảo trá, quyết thôn tính Việt Nam biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Nhưng cuối cùng nhân dân Việt Nam đã chiến thắng, giành được độc lập và bảo vệ được sự trường tồn của Tổ quốc. Chính từ trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống đánh giặc giữ nước và nó trở thành truyền thống vô cùng quý báu, độc nhất vô nhị của dân tộc Việt Nam mà trên thế giới không một dân tộc, quốc gia nào có được

Trang 1

Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ViệtNam Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân ta đã viết lên những bảo thiên anh hùng

ca vĩ đại bằng sự nghiệp dựng nước và giữ nước oanh liệt Trên thế giới, hiếm thấy cómột dân tộc nào phải trải qua quá trình liên tục đấu tranh chống ngoại xâm, lâu dài, giankhổ và hy sinh to lớn như dân tộc Việt Nam Nhân dân thường phải chống lại những thếlực ngoại bang có tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự mạnh hơn hẳn với những mưu mô

và thủ đoạn xảo trá, quyết thôn tính Việt Nam biến nước ta thành thuộc địa của chúng.Nhưng cuối cùng nhân dân Việt Nam đã chiến thắng, giành được độc lập và bảo vệđược sự trường tồn của Tổ quốc Chính từ trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâmkiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống đánh giặc giữ nước và

nó trở thành truyền thống vô cùng quý báu, độc nhất vô nhị của dân tộc Việt Nam màtrên thế giới không một dân tộc, quốc gia nào có được

Vấn đề đặt ra là: sức mạnh nào khiến nhân dân Việt Nam chiến thắngnhững kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm?Nhiều học giả, nhà chính trị, quân sự, ngoại giao…trong và ngoài nước với nhữngcông trình nghiên cứu của mình đã có những hướng tiếp cận khác nhau Nhưngtheo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánhngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc” 1 Tinh thần đó chính là chủnghĩa yêu nước Việt Nam Chính chủ nghĩa yêu nước đã tạo ra thế tất thắng vàkhông thể chiến bại của toàn thể dân tộc Việt Nam trước mọi kẻ thù xâm lăng

Hiện nay, chúng ta đang sống trong bối cảnh có nhiều biến động, phức tạptrên mọi bình diện của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Công cuộc đổi mới ởnước ta gần 30 năm qua đã thu được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vịthế và uy tín của nước ta không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế Tuynhiên, sự nghiệp cách mạng nước ta cũng chịu sự tác động đan xen của nhữngthách thức không nhỏ Để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, vấn đềmang tính khách quan đặt ra phải kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước ViệtNam trong điều kiện mới, ra sức đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhậpkinh tế quốc tế, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững Tổ quốc XHCN

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 77.

Trang 2

vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, vấn đề đặt ra cần nhận thức đẩy đủ tính tất yếu, khách quan phải kế thừa vàphát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc trước những tác động của những điều kiện mới Tính tất yếu kế thừa vàphát huy chủ nghĩa yêu nước Việt nam được quy định bởi những biến đổi và nhữngyêu cầu đặt ra của chính những nhân tố đã góp phần hình thành chủ nghĩa yêunước Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy, tính tất yếu khách quan củaviệc kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN hiện nay được quy định bởi các yếu tố sau:

Một là, xuất phát từ vị trí địa kinh tế, chính trị, quân sự vô cùng quan trọng

của nước ta, đặt ra yêu cầu khách quan phải kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện mới.

Việt Nam là quốc gia có vị trí địa kinh tế, chính trị, quân sự vô cùngquan trọng, điều đó được quy định bởi:

Về tự nhiên: Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giápTrung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp các nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào và Vương quốc Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông (TháiBình Dương) với 3260 km đường bờ biển và khoảng trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ.Việt Nam có diện tích khoảng 331.590 km2 đất liền và khoảng 700.000 km2

thềm lục địa, phần biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền.Việt Nam là cửangõ của Đông Nam Á, cầu nối liền phần lục địa của Đông Nam Á với các quầnđảo bao bọc quanh biển Đông; là đầu mối giao thông quan trọng của những conđường biển quốc tế đi từ Ấn Độ Dương lên phía bắc Thái Bình Dương, từ bánđảo Đông Dương đến các quần đảo ở Châu Đại Dương và khống chế một ngã tưđường biển trọng yếu Một đầu của đất nước nằm ở phía bắc của bán đảo ĐôngDương, Việt Nam nằm ở vị trí án ngữ con đường từ Trung Quốc xuống các

Trang 3

nước Đông Nam Á Chiều dài của đất nước kéo dài ở phía đông của bán đảo,Việt Nam như một chiếc áo giáp che trở cho Lào và Campuchia ở hướng biểnĐông Từ Hà Nội đến Rănggun (theo đường chim bay) là 1120km, Hà Nội -Manila là 1170km Trong khí đó Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 1726km, TP HồChí Minh - Singgapo là 1100km, TP Hồ Chí Minh - Giacácta là 1890km,… Mộtcách tự nhiên, Việt Nam trở thành trung tâm của toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Do có vị thế tự nhiên đặc biệt như vậy nên Việt Nam sớm trở thành cửa ngõ, yếthầu giao thông quan trọng, là chiếc cầu nối giữa Châu Á và Thái Bình Dương,giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm của các luồngđường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, nơi tiếp xúc và giao thoacủa nhiều nền văn hóa, văn minh lớn trên thế giới

Về vị trí chính trị: Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là nơi chặn đứng vóngựa của quân xâm lược Mông - Nguyên, từng là “tiền đồn” của phe xã hội chủnghĩa ở Đông Nam châu Á - nơi đối đầu giữa lực lượng cách mạng với nhữnglực lượng phản động đế quốc hung hãn nhất Thắng lợi của cách mạng Việt Namtrong thế kỷ XX có ảnh hưởng to lớn tới cách mạng Lào và Campuchia Hiệnnay Việt Nam đang là một trong số ít nước xã hội chủ nghĩa tồn tại trên thế giới

và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam trở thành một trọngtâm chống phá của các thế lực chính trị phản động trên thế giới

Về vị trí quân sự: Có thể nói Việt Nam là một nước có vị trí địa quân sựtrọng yếu trong khu vực Đông Nam Á Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được cácchuyên gia quân sự thế giới đánh giá là một trong 5 cảng quân sự quan trọngnhất trên thế giới (một trong ba cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới)… Do đó, từxưa tới nay bất kỳ một tên xâm lược nào, dù ở phương Bắc hay các nướcphương Tây, có tham vọng bành trướng ra vùng Đông Nam Á đều coi chiếntrường Việt Nam là là một địa bàn cần chiếm lấy để cướp đoạt những tài nguyêngiàu có, dùng Việt Nam làm bàn đạp để đánh ra các nước Đông Dương, nếu kẻđịch đã thôn tính được nước ta thì sẽ đồng thời uy hiếp chủ quyền của tất cả cácnước còn lại trong khu vực

Về tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú baogồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tàinguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch Trong đó cónhững nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, không những đối với nước ta mà

Trang 4

còn đối với nhiều nước trong khu vực như dầu mỏ và khí đốt ở biển Đông Vìvậy kẻ thù luôn coi đây là những “mảnh đất màu mỡ”, nếu chúng chiếm được sẽtạo động lực quan trọng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa càng phát triển nhanh chóng baonhiêu thì giá trị địa kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa…của Việt Nam càng lớnbấy nhiêu Điều đó không những được chúng ta nhận thức sâu sắc hơn mà cácnước trong khu vực và trên thế giới cũng nhận rõ điều đó Vì thế, bất kỳ một thếlực nào trong hiện tại và tương lai muốn tạo sự ảnh hưởng (dù về mặt quân sự,chính trị, kinh tế hay bất kỳ một lĩnh vực nào) đối với toàn bộ khu vực ĐôngNam Á, từ đó mở rộng ra khu vực châu Á Thái Bình Dương, tất yếu phải tínhđến trung tâm của nó là Việt Nam

Hai là, Từ những thách thức đang đe dọa cách mạng Việt Nam, nhất là

âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đặt ra yêu cầu khách quan phải kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện mới.

Những nguy cơ được Đảng ta đưa ra từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ (KhóaVII) (1/1994) đến nay đã trở thành những thách thức đối với Đảng cầm quyền,trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của chế độ XHCN mà chúng ta đang ra sức xây

dựng Trong số những thách thức ấy, thách thức từ “diễn biến hòa bình” của

chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động chống phá cách mạng nước ta làmột trong những thách thức tác động trực tiếp đến công cuộc xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới

Nghiên cứu dự báo tình hình có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ

Tổ quốc của chúng ta từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo có thể khẳng

định chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch là thách thức lớn,

nổi lên hàng đầu, rất nguy hiểm và trực tiếp liên quan đến sự sống còn của độclập dân tộc và CNXH ở nước ta; đồng thời, cũng không thể loại trừ khả năng kẻthù tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới có sử dụng vũ khí công nghệ caođối với nước ta

Để đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế

lực thù địch, chủ động ngăn chặn nguy cơ chiến tranh xâm lược và sẵn sàngđánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù, chúng ta cần tích cực bồi dưỡngnâng cao chất lượng tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, của chiến tranhnhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, trong đó cần chú trọng nâng cao chất

Trang 5

lượng chính trị - tinh thần của dân tộc, mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước ViệtNam thời đại Hồ Chí Minh

Trong suốt hành trình lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam liên tục trải quanhững cuộc chiến tranh điển hình về tính chất ác liệt và sự gian khổ hy sinh, luônphải đương đầu với những thế lực xâm lược điển hình về tính chất tàn bạo và sựhiếu chiến, có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần, nhưng dântộc ta không chịu khuất phục, không bị đồng hoá như một số dân tộc khác tronglịch sử nhân loại Vì sao như vậy? Đó là vì dân tộc ta đã tự xây dựng được bảnlĩnh chính trị, bản sắc văn hoá và sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn, mà cốt lõi

là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu, có ý nghĩaquyết định trong sức mạnh của dân tộc Việt Nam để trường tồn và phát triển

Trong suốt 85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắnghai thế lực xâm lược lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc,thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH Dân tộc tatiếp tục vượt lên qua cơn lốc sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu,thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mớitheo định hướng XHCN, đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.Chính trong điều kiện lịch sử đó, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được bồi đắp vàphát triển lên tầm cao mới, từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên chủ nghĩayêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiện nay và trong những thập kỷ tới, do ở vị trí chiến lược quan trọng vàluôn kiên định lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, Việt Nam là mộttrong những trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch Chúng đang ráo riết

đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, tăng cường chống

phá về chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội v.v…Để thúc đẩy tự diễn biến

trong nội bộ ta, ra sức lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, “dân chủ”, “nhân

quyền” để cô lập Việt Nam trong quan hệ quốc tế; nhằm kích động chống đối ở

trong nước và tạo cớ can thiệp từ bên ngoài, không loại trừ khả năng kẻ thù tiếnhành chiến tranh xâm lược kiểu mới đối với nước ta Chúng ta không thể xem

nhẹ sự nguy hiểm của “cuộc xâm lăng mới về văn hoá”, khi các thế lực thù địch

ra sức truyền bá, áp đặt những “giá trị văn hoá” của TBCN phương Tây, mà cốt lõi là chủ nghĩa cá nhân thực dụng cực đoan, âm mưu dùng văn hoá để “phi

Trang 6

chính trị hoá” lực lượng vũ trang nhân dân và cả dân tộc ta, nhất là đối với

thanh thiếu niên, làm phai nhạt những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc ViệtNam Chúng ta cũng cần tỉnh táo trước những tác động tiêu cực của cơ chế thịtrường, làm cho không ít người đánh mất lòng tự hào dân tộc, bị cuốn hút vàovòng xoáy của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, đáng chú ý là sự chuyển hoá từ cơhội thực dụng về kinh tế sang cơ hội thực dụng về chính trị

Dưới góc độ khoa học chính trị - quân sự, chúng ta có thể dự báo cuộcchiến tranh xâm lược kiểu mới của các thế lực thù địch tiến hành đối với nước ta

sẽ gay go, quyết liệt hơn gấp nhiều lần các cuộc chiến tranh vừa qua ở: vùngVịnh, Nam Tư, Ápganixtan, Irắc, không phải chỉ do phương thức tiến hànhchiến tranh xâm lược kiểu mới, với vũ khí trang bị công nghệ cao mà còn làcuộc đấu tranh về hệ tư tưởng, về đường lối, quan điểm và thể chế chính trị-xãhội Nếu phải đối phó với cuộc chiến tranh ấy, chắc chắn chúng ta vẫn thua kém

về tiềm lực kinh tế, quân sự, vũ khí và phương tiện chiến tranh Chúng ta chỉ cóthể giành thắng lợi bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam, vớiđường lối chính trị - quân sự đúng đắn và nghệ thuật quân sự Việt Nam, với sựvượt trội kẻ thù về sức mạnh chính trị - tinh thần, mà cốt lõi là chủ nghĩa yêunước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Ba là, xuất phát từ những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc trước những tác động phức tạp của tình hình khu vực, thế giới đang đặt ra hiện nay

Xây dựng đất nước tiến theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa là

sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta Tuynhiên, đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề với rất nhiều khó khăn, thách thứcđặt ra cho cách mạng Việt Nam Nước ta quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩatrong bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã sụp đổ, tạo

ra những ảnh hướng xấu tới cách mạng nước ta Chủ nghĩa đế quốc và các thếlực bành trướng ngày càng trở nên nguy hiểm và trắng trợn hơn trong việc canthiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, thậm chí xâm lược các quốc gia cóchủ quyền bất chấp công luận thế giới Hiện nay thế giới đang thay đổi rấtnhanh, phức tạp và khó lường Trong thập niên tới hòa bình, hợp tác và pháttriển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tàinguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng

Trang 7

cùng với các vấn đề toàn cầu như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thảmhọa thiên nhiên,…buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó Trong đó ViệtNam không phải là một ngoại lệ, thậm chí nhiều vấn đề còn diễn ra rất nóngbỏng.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động nhưngcũng luôn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnhhưởng, tranh chấp chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên…

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, tương quan sức mạnh củacác nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện củanhững liên kết mới Nhưng sau khủng hoảng chủ nghĩa bảo hộ cũng trỗi dậy trởthành rào cản lớn cho thương mại quốc tế Qúa trình tái cấu trúc nền kinh tế thếgiới thời hậu khủng hoảng và sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là cácnước lớn sẽ có tác động nhiều đến nước ta

Như vậy, tất cả những yếu tố nêu trên, từ vị trí địa chính trị, địa quân sự,địa kinh tế, địa văn hóa, tài nguyên thiên nhiên đến yêu cầu thực hiện nhiệm vụxây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới, tất cả tạo cho chúng tanhững thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt Yêucầu tất yếu đặt ra trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,bảo vệ vững chắc Tổ quốc là kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu củadân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là cơ sở, nền tảng và là động lực tạo ra

và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tranh thủ thời cơ, vượt qua mọikhó khăn thử thách để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới Vì thế, kế thừa và pháthuy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành vấn đề tất yếu, khách quan trong thựchiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay

2 Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Yêu nước là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người đối với Tổ quốc,với đất nước mình Khi nói về điều này, V.I.Lênin đã khẳng định: Yêu nước là

“một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm năm,hàng nghìn năm tồn tại của những tổ quốc biệt lập”1 Một khi lòng yêu nướcphát triển thành một tình cảm thiêng liêng, thành một triết lý sống, thành nhu

1 V.I.Lênin Toàn tập, t.37 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.226.

Trang 8

cầu nội tâm, thành khát vọng khiến cho con người lao động hết mình, cống hiếnhết khả năng về sức lực, trí tuệ, thậm chí không tiếc máu xương sẵn sàng hy sinhcho quê hương đất nước thì được gọi là chủ nghĩa yêu nước.

Chủ nghĩa yêu nước được phát triển trên nền tảng của lòng yêu nước.Bắt nguồn từ lòng yêu thương gia đình, họ hàng, làng xóm, yêu quê hương đấtnước và lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước trở thành tình cảm đạo đức vừa sâusắc, vừa thiêng liêng đối với mỗi người dân Lòng yêu nước của mỗi người dânđược biểu hiện ở xu hướng muốn đem toàn bộ trí tuệ, sức lực và cả tính mạngcủa mình để phục vụ lợi ích của Tổ quốc

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn phảiliên tục chống thiên tai và đấu tranh với những kẻ địch mạnh hơn mình gấp nhiềulần, do vậy đã hình thành một chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước của conngười Việt Nam đã được thử thách qua quá trình lịch sử Chủ nghĩa yêu nước làmột trong nhiều yếu tố hợp thành bản sắc dân tộc, tạo thành sức mạnh Việt Nam.Chủ nghĩa yêu nước là yếu tố cơ bản, là chuẩn mực cao quý thiêng liêng của đạo lýdân tộc, là giá trị có ý nghĩa nền tảng vững chắc tạo nên sức mạnh truyền thốngđánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Là “chủ nghĩa yêu nước”, “chủ nghĩadân tộc” hay “tinh thần yêu nước”, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo GSTrần Văn Giàu và nhiều nhà nghiên cứu khác, đa số họ cho rằng nên chọn “chủnghĩa yêu nước” Ông viết: “chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam hẳn khôngphải là một triết lý thâm viễn, cũng không phải là một tín ngưỡng huyền diệu; nó làmột hệ thống tư tưởng nhận thức và ứng xử đơn giản, nhưng vừa đủ để cho dân tộcViệt Nam tồn tại và tồn tại trong danh dự”1

“Chủ nghĩa yêu nước là ý thức sâu sắc về lãnh thổ, về quốc gia, dân tộc;lòng tự hào, tự tôn về văn hiến; ý thức tự lực tự cường và tinh thần bất khuất bền

bỉ, sáng tạo trong lao động, tranh đấu để dựng nước, giữ nước”2 Chủ nghĩa yêunước Việt Nam không do một ai, một vĩ nhân nào sáng tạo ra; mà là sản phẩm củatinh thần yêu nước, hành vi ứng xử, hành động xả thân vì dân, vì nước của toànthể dân tộc Việt Nam được hun đúc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử tạothành Khi nói về tinh thần yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có

1 Trần Văn Giàu, Thông tin chuyên đề, PKHCNMT – TCCT xuất bản, số 62, 01/1999, tr.34.

2 PGS, PTS Phùng Hữu Phú, Thông tin chuyên đề, PKHCNMT – TCCT xuất bản, số 62, 01/1999, tr.2.

Trang 9

một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đếnnay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành mộtlàn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấnchìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1

Trong tác phẩm: “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam”, GS Trần Văn Giàucũng nhấn mạnh: Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử dân tộcViệt Nam, “truyền thống lớn của ông cha ta là yêu nước, là chủ nghĩa yêu nước”2.Gần đây nhiều nhà nghiên cứu khác như PGS Phùng Hữu Phú cũng nhấn mạnh “chủnghĩa yêu nước là một đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam”

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trước hết biểu hiện ở ý thức độc lập dântộc, chủ quyền quốc gia dân tộc Đó là nét đặc trưng cơ bản trong bản sắc dântộc Việt Nam, một nét độc đáo mang giá trị nhân văn cao cả Truyền thống yêunước gắn liền với ý thức độc lập dân tộc đã hình thành và phát triển từ rất sớm

Nó gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, gắn liền với quá trình hìnhthành và phát triển quốc gia dân tộc Việt Nam Đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Chủnghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là cái vốn quý nhất và là đặc điểm của dântộc Việt Nam ta trải qua mấy nghìn năm lịch sử Chủ nghĩa yêu nước và tinhthần dân tộc ấy đã hình thành trong nhân dân ta ngay từ khi dựng nước và pháttriển trong quá trình đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm”3

Yêu nước còn thể hiện ở lòng căm thù giặc sâu sắc, đức tính xả thân hysinh vì Tổ quốc, vì dân tộc và cuộc sống mọi người; lòng yêu nước đó không chỉbiểu hiện bằng những tình cảm thiêng liêng mà còn được đúc kết thành lý luậnlàm cơ sở vững chắc cho lòng tin của muôn người, muôn thế hệ, làm cơ sở thếgiới quan, phương pháp luận cho việc xây dựng sách lược đánh giặc, xây dựng vàphát triển đất nước

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một nét độc đáo của văn hóa Việt Nam,

có giá trị đích thực trong việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách người Việt namyêu nước; nó đã ngầm sâu vào máu thịt của mỗi người dân - chiến sĩ, là nội lực đểtạo nên sức mạnh cộng đồng suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Chủ

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 171.

2 Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1973, tập 1, tr.10

3 Lê Duẩn, Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.316.

Trang 10

nghĩa yêu nước đó đã, đang và ngày càng phát triển phong phú, tô đậm trang sửvàng chói lọi của dân tộc Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng dân tộc nào cũng

có chủ nghĩa yêu nước của mình, nhưng có lẽ ít có dân tộc nào lại có chủ nghĩayêu nước đặc sắc như dân tộc ta

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vừa nói lên trạng thái tình cảm của mỗi conngười Việt Nam đối với quê hương, đất nước, đồng thời cũng nói lên ý thức và tự ýthức của mỗi người về nguồn gốc, giống nòi, tổ tông về cộng đồng quốc gia dântộc, về vận mệnh “sống - còn” của dân tộc trước những thử thách ngặt nghèo củalịch sử Những biểu hiện đó được đúc kết, khái quát thành hệ thống các quan điểm,

lý luận qua lịch sử của nhiều thời đại khác nhau, là học thuyết về con đường, biệnpháp đấu tranh để giải phóng dân tộc, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Vìvậy, nói chủ nghĩa yêu nước là nói đến tình cảm thiêng liêng, các quan điểm củacha ông ta về nguồn gốc giống nòi, về ý thức độc lập, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc,

về hành vi ứng xử, thái độ tích cực, của hàng chục triệu người dân bình thường hợpthành sức mạnh to lớn trong truyền thống Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mang nội dung rất đa dạng, phong phú.Một mặt nó phản ánh đời sống tinh thần, tâm hồn và phong cách người ViệtNam bằng những trạng thái tình cảm, tâm trạng, tâm lý, phong tục tập quán, nếpsống văn hóa hoặc những chuẩn mực đạo đức, những hiện tượng và hành vi đạođức, biểu hiện sinh động sự gắn bó mật thiết, không thể chia cắt được giữangười Việt Nam với quê hương đất nước - nơi chôn rau cắt rốn của mình Mặtkhác, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thắm đượm tinh thần nhân đạo, tình người,sáng ngời chân lý và lẽ sống Đã là người Việt Nam, cùng một giống nòi thì phải

có nghĩa vụ đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, có vậy mới có thể có sứcmạnh dời non, lấp biển, mở mang đất nước, làm cho đất nước phồn vinh, vănhóa phát triển, nhân dân ấm no hạnh phúc Đó là sức mạnh để chiến thắng bất cứ

kẻ thù nào; nó hợp đạo trời, hợp lòng người Quốc gia, dân tộc sẽ lam vòngkhủng hoảng, suy yếu và bị ngoại bang nô dịch, thống trị nếu đi ngược lại quỹđạo đó Lịch sử thịnh suy của bao triều đại phong kiến Việt Nam đã chứng minhđiều đó

Trang 11

Chủ nghĩa yêu nước được hình thành, phát triển cùng lịch sử dân tộc, làhằng tố xuyên suốt chiều dài lịch sử và kết thành nguyên khí quốc gia, mạchsống trường tồn của dân tộc Việt Nam; là một tình cảm rất thiêng liêng, nó ănsâu bám rễ trong lòng dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử; là giá trịthiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam, của tất cả các dân tộc anh em, hiệnđang sống trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như của những người Việt Nam đangsống ở nước ngoài Đó là điều kiện quyết định để hình thành những phẩm chấttốt đẹp của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam như: tinh thần đoàn kết dân tộc, sựchịu đựng gian khổ, hy sinh, đức tính kiên cường, dũng cảm, tự cường, tự hào,

tự tôn dân tộc, thông minh sáng tạo; lòng thương người sâu sắc và chủ nghĩanhân đạo cao cả đã được hun đúc, kết tinh tạo thành tâm hồn, cốt cách của conngười Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là cội nguồn của sức mạnhdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Môi trường kinh tế, xã hội, chínhtrị, văn hoá thay đổi theo lịch sử, cho nên chủ nghĩa yêu nước ở mỗi thời đạikhác nhau cũng có nội dung khác nhau, nó được quy định bởi những điều kiệnlịch sử - kinh tế - xã hội

3 Một số yêu cầu cơ bản nhằm kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay

Để kế tục xứng đáng chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam trong mấynghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông, bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩayêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, chúng ta cần tiến hànhđồng bộ những chủ trương, giải pháp trên các lĩnh vực: chính trị - tư tưởng, kinh tế,văn hoá, xã hội v.v Trong tiểu luận này, tác giả xin đề xuất một số yêu cầu cơ bản,cấp thiết sau:

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được kết tinh từ trong lịch sử đấu tranh anhdũng của dân tộc với bao giá trị đặc sắc là cội nguồn và là một trong nhưng nộidung cốt lõi của sức mạnh truyền thống dân tộc Việt Nam; là đầu mối kết nối mỗingười Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn của trí tuệ Việt Nam, tư tưởng,tình cảm, ý chí và hành động Việt Nam; là chìa khóa để giải mã sức sống trườngtồn của dân tộc ta

Khẳng định tính lịch sử của các giá trị yêu nước giúp chúng ta cách nhìnkhách quan và quan điểm biện chứng khi tiếp thu và kế thừa những giá trị trong

Trang 12

chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam Chúng ta chỉ lựa chọn, tiếp thunhững giá trị tốt đẹp và tiếp tục bổ sung làm cho nó phong phú hơn, đáp ứng vớinhiệm vụ cách mạng mới của đất nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam tiềm ẩnnhững giá trị rất lớn, song trong chiều dài lịch sử, sức mạnh đích thực của nóchưa được phát huy đầy đủ Bởi vì các triều đại phong kiến đều có chung mộthạn chế cốt tử là tồn tại dựa trên nền tảng tư hữu, duy trì áp bức bóc lột và bấtcông – cội nguồn của những mâu thuẫn đối kháng Mà đó lại là vật cản lớn nhấtđến việc phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Dò đó, như một quy luật,sau khi đã yên vị trên ngôi báu, các thế lực cầm quyền sớm hay muộn đều trởnên xa lạ với nhân dân Do vậy, nó đã làm cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc bịsuy giảm, các giá trị và sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước tiềm ẩn trong nhândân không được phát huy đầy đủ.

Từ khí có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, nhân dân ta đã nhất tề vùng lên đấutranh, đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xãhội, giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người Thời đạimới mở ra một cuộc hội tụ những tinh hoa, giá trị truyền thống dân tộc với tinhhoa văn hóa nhân loại Qua đó, nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một tầmcao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời đại mới

Để tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam trong giai đoạn mới, một yêu cầu có tính nguyên tắc là luôn giữ vữngđịnh hướng chính trị của Đảng ta, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội trong xây dựng và củng cố vững chắc tiềm lực chính trịtinh thần cách mạng của toàn xã hội Phát huy vai trò to lớn của ý thức chính trịtiên tiến, cách mạng của Đảng trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho toàndân, toàn quân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Từng bướcquán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lýtưởng, phương hướng, nội dung và phương pháp cách mạng của Đảng nhằm tạo

sự đồng thuận về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn xã hội Luônkiên định con đường các mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Đó là điều kiện bảo đảm vững chắc cho dân tộc ta được sống trong độc lập, tự

do, ấm no và hạnh phúc; cũng là điều kiện để giữ gìn và phát huy chủ nghĩa yêunước

Trang 13

Xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, thực sự “là đạo đức, làvăn minh”, là người đại biểu trung thành cho lợi ích và nguyện vọng của nhândân Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt định hướngchính trị cho quá trình kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩayêu nước Việt Nam trong điều kiện mới Hai thành tựu lớn nhất của nhân loại làđộc lập cho mỗi dân tộc và tự do cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng vàBác Hồ, nhân dân ta đều đã đạt được thông qua việc phát huy chủ nghĩa yêunước Việt Nam Một khi chủ nghĩa yêu nước được phát huy trong nhân dân thìsức mạnh tinh thần và vật chất của cả dân tộc sẽ được nhân lên gấp bội, tạo sứcmạnh vô địch để bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc và chế độ xã hộichủ nghĩa của nhân dân

Sự định hướng chính trị của Đảng thông qua ngọn cờ độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội nhằm phát triển nhân tố chính trị tinh thần của nhân dân là cơ

sở vững chắc đem lại sự thống nhất và sức mạnh toàn dân đoàn kết, nâng chủnghĩa yêu nước Việt Nam lên một tầm cao mới – chủ nghĩa yêu nước thời đại

Hồ Chí Minh Qua đó, chủ nghĩa yêu nước trở thành “thế trận lòng dân” vữngchắc của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, tạothế và lực mới cho đất nước đi vào thế kỷ XXI

Hai là, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện

nay là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là tiếp tục truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước trong thời đại mới.

Dựng nước đi đôi với giữ nước trở đã thành một quy luật tồn tại và phát triểncủa dân tộc Việt Nam Quy luật đó được đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn lịch sửmấy nghìn năm đấu tranh, đánh giặc giữ nước của dân tộc ta Trong quá trình lãnhđạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triểnsáng tạo quy luật này, nhờ đó mà cách mạng Việt Nam tiến lên và giành được nhiềuthắng lợi to lớn Ngày nay, Đảng ta đã xác định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Hai nhiệm vụ đó

có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, có xu hướng thâm nhập vào nhau, hỗ trợtích cực cho nhau một cách thường xuyên Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ đó sẽ tạo

Ngày đăng: 18/05/2017, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại Việt sử ký toàn thư tập I, in lần thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
2. Đại Việt sử ký toàn thư tập II, in lần thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
3. Đại Việt sử ký toàn thư tập III, in lần thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Lê Đình Sỹ, Dân binh Đại Việt trong chiến tranh chống ngoại xâm, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 3-1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân binh Đại Việt trong chiến tranh chống ngoại xâm
7. Lê Duẩn, Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
8. Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, bản dịch, tư liệu Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt thông sử
9. Lê Trắc, An Nam chí lược, bản dịch, tư liệu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 10. Ngô Thi Sỹ, Đại Việt sử ký, bản dịch, tư liệu Viện Lịch sử quân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Nam chí lược", bản dịch, tư liệu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam10. Ngô Thi Sỹ, "Đại Việt sử ký
11. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Nguyễn Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam tập I, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử ViệtNam
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
13. Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
14. Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
15. Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn, tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội
17. Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1973, tập1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển tư tưởng Việt Nam
Nhà XB: Nxb KHXH
18. V.I.Lênin. Toàn tập, t.37. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
19. Văn Tuân, Dựng nước đi đôi với giữ nước, một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 9-1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dựng nước đi đôi với giữ nước, một quy luật tồn tại và phát triển củadân tộc Việt Nam
12. PGS, TS Phùng Hữu Phú, Thông tin chuyên đề, PKHCNMT – TCCT xuất bản, số 62, 01/1999 Khác
16. Trần Văn Giàu, Thông tin chuyên đề, PKHCNMT – TCCT, số 62, 01/1999 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w