THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo dao phay lăn trục vít (Trang 71 - 74)

1. Chuẩn và chọn chuẩn

Chuẩn: là tập hợp, đường điểm bề mặt của một chi tiết mà căn cứ vào đó người ta xác định vị trí đường điểm bề mặt của bản thân chi tiết đó hoặc chi tiết khác trên cùng một quan hệ lắp.

Chọn chuẩn:

Việc chọn chuẩn và sử dụng chuẩn hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong tác dụng trực tiếp đến độ chính xác của chi tiết gia công. Chọn chuẩn hợp lý cần thoả mãn hai yêu cầu sau:

- Đảm bảo chất lượng chi tiết trong suốt quá trình gia công. - Đảm bảo năng xuất cao giá thành hạ.

- Khi chọn chuẩn cần đảm bảo các nguyên tắc chung sau: + Chọn chuẩn cần tuân theo các nguyên tắc 6 điểm

Khi định vị để khống chế hết số bậc tự do cần thiết một cách hợp lý nhất. Tuyệt đối tránh thiếu hoặc siêu định vị, trong một số trường hợp tránh thừa định vị không cần thiết.

+ Chọn chuẩn sao cho lúc cắt lúc kẹp không làm cho chi tiết bị biến dạng quá nhiều, đồng thời lúc kẹp phải nhỏ đi giảm sức lao động cho công nhân.

+ Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá đều giảm gọn nhẹ dễ sử dụng thuận lợi thích hợp với từng loại hình sản xuất.

1.1 Chọn chuẩn thô

Chuẩn thô là những bề mặt chuẩn chưa qua gia công cơ lần nào, nó được sử dụng để gia công chuẩn tinh. Chuẩn thô dùng để định vị và gá đặt chi tiết lần thứ nhất, trong quá trình công nghệ ảnh hưởng đến nguyên công sau này và tới độ chính xác gia công.

- Khi chọn chuẩn thô cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo phân bố đủ lượng dư cho các bề mặt gia công.

+ Đảm bảo chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt không gia công với các bề mặt gia công.

- Lời khuyên khi chọn chuẩn thô.

1. Nếu trên chi tiết gia công có một bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt đó làm chuẩn thô.

2.Nếu trên chi tiết gia công có hai, hay nhiều bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt nào có yêu cầu độ chính xác về vị trí tương quan so với bề mặt gia công là lớn nhất để làm chuẩn thô.

3. Nếu trên chi tiết gia công có tất cả các bề mặt đều gia công thì nên chọn bề mặt phôi tương ứng với bề mặt gia công nào đó yêu cầu phân bố lượng dư nhỏ nhất và đều nhất làm chuẩn thô.

4.Nếu trên chi tiết gia công có nhiều bề mặt đủ tiêu chuẩn làm chuẩn thô thì nên chọn bề mặt nào bằng phẳng nhất, trơn tru nhất để làm chuẩn thô.

5. Ứng với một bậc tự do nhất định trên chi tiết gia công, thì chuẩn thô nên chọn một lần trong suất quá trình gia công. Nếu vi phạm lời khuyên này (phạm chuẩn thô) thì sẽ làm cho sai số vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công với nhau rất lớn.

Căn cứ vào các yêu cầu lời khuyên khi chọn chuẩn thô căn cứ vào hình dáng chi tiết là dao phay lăn (chi tiết dạng trục) và dạng sản xuất ta chọn chuẩn thô như sau.

Theo lời khuyên 4 ta thấy bề mặt A là bằng phẳng trơn tru nhất.

Theo lời khuyên 3 ta chọn bề mặt A vì trên bề mặt A có chế tạo các răng vít do đó cơ tính của phôi phải đồng đều, lượng dư gia công nhỏ.

Khi chọn mặt A làm chuẩn thô thì đảm bảo độ đồng tâm giữa mặt trụ ngoài, mặt lỗ và mặt đầu.

Như vậy ta chọn mặt A kết hợp với mặt đầu B làm chuẩn thô khống chế được 5 bậc tự do (Ox; Oy;Oy ; OZ ;Oz)

1.2 Chọn chuẩn tinh

Chuẩn tinh là bề mặt dùng làm chuẩn đã gia công lượng chi tiết gia công trong quá trình gia công cơ khí.

- Khi chọn chuẩn tinh phải đảm bảo hai yêu cầu sau:

+ Đảm bảo độ chính xác vì vị trí tương quan giữa các bề mặt với nhau + Đảm bảo phân bố đủ lượng dư cho các bề mặt gia công.

- Các nguyên tắc và lời khuyên khi chọn chuẩn tinh

1. Nên chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính. Nếu chọn được như vậy vị trí của chi tiết gia công giống như khi làm việc, do đó các thông số làm việc ở độ chính xác đạt được một cách trực tiếp ngay khi gia công nên dễ đạt độ chính xác cao.

2. Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính sao cho tính trùng chuẩn càng cao càng tốt. Nếu chọn được như vậy sẽ giảm được sai số tích luỹ

trong quá trình gia công. Nếu chuẩn cơ sở trùng với chuẩn khởi xuất thì sai số chuẩn tinh sẽ bằng không.

3. Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh thống nhất. Vì nếu ở các nguyên công sử dụng chuẩn tinh giống nhau thì đồ gá sẽ giống nhau dẫn tới ít đồ gá, giảm được chi phí thiết kế chế tạo đồ gá.

Căn cứ vào các yêu cầu và lời khuyên khi chọn chuẩn tinh và hình dáng kết cấu chi tiêt gia công (dao phay lăn răng) dạng sản xuất. Ta chọn chuẩn tinh như sau:

Theo lời khuyên 1 thì ta chọn mặt lỗ C làm chuẩn tinh chính (dùng trong quá trình gia công và lắp ráp).

Theo lời khuyên 3 thì ta chọn chọn mặt lỗ C làm chuẩn tinh thống nhất cho cả quá trình công nghệ (có thể sử dụng nhiều nguyên công).

Như vậy ta chọn mặt lỗ C kết hợp với đầu B làm chuẩn tinh khống chế 5 bậc tự do (Ox; ; Oy; Oy;OZ; oZ

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo dao phay lăn trục vít (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w