PHƯƠNG PHÁP TẠO PHÔ

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo dao phay lăn trục vít (Trang 68 - 71)

1. Phôi rèn

Phương pháp rèn cho ta những chi tiết có hình thù đơn giản cùng với lượng dư lớn. Nhờ việc sử dụng các khuôn dập (cả hở và kín) người ta nhận được các chi tiết rèn có trọng lượng tới 150kg có hình dạng tương đối phức tạp, không có mép gờ.

Rèn phôi thép gió để cải thiện cấu trúc phân độ không đồng đều của các bít và giảm lượng dư gia công cơ theo nhà máy 3ππ rèn thép gío nên phân chia như sau:

Bàn ren dao truốt đường kính bé hơn 30mm, tarô dao cà răng, dao phay ren, phay răng dao xọc răng và dụng cụ cắt răng khác, dùng thép gió có độ không đồng đều các bít ứng với thang điểm 3.

Đối với dụng cụ cắt nhóm II

Dao phay hai, ba mặt: mũi khoét doa, dao chuốt có đường kính lớn hơn 30mm, răng dao của các dụng cụ chắp răng dùng thép gío có độ không đồng đều các bít đai các bít ứng với thang điểm 6

Trong tất cả các trường hợp khi thép có độ không đồng đều các bít không tương ứng với các loại trên thì phôi nhất thiết phải qua rèn

2. Phôi dập

Trong điều kiện sản xuất hàng loạt và hàng khối để cho có dạng phôi gần giống với dạng dụng cụ nguội ta chế tạo phôi bằng phương pháp dập. Khi dập phôi sẽ nâng cao được hệ số sử dụng kim loại lên 25 ÷50% giảm nhỏ được sự không đồng đều các bít tăng cơ tính của dụng cụ cắt từ giảm lượng dư khi gia công cơ. Có thể tiến hành dập nóng hoặc nguội.

Dập nóng thường dùng để dập phôi cho các loại dao tiện dụng cụ có răng chắp, dao xọc răng, dao phay răng chắp.

Dập nguội thường dùng để chế tạo phôi các loại lưỡi cưa đĩa, dao tiện cắt đứt từ phôi tấm dùng để uốn các thân dao tiện.

Vật liệu của phôi dập thường là phôi thép cán nóng

Chất lượng bề mặt phôi dập phụ thuộc vào chất lượng bề mặt của dụng cụ vật liệu bôi trơn, mặt khuôn.

3. Phôi đúc

Việc chế tạo phôi bằng phôi phương pháp đúc được sử dụng rộng rãi vì phôi đúc có hình dạng kết cấu phức tạp và có thể đạt đước kích thước từ nhỏ đến lớn mà các phương pháp khác như rèn, dập, khó đạt được.

Cơ tính và độ chính xác của phôi đúc tuỳ thuộc vào phương pháp đúc và kỹ thuật làm khuôn. Khi đúc phôi có thể tận dụng được các phế liệu, phế phẩm.

Những dụng cụ cắt được chế tạo từ phôi đúc có sự mài mòn của các lưỡi cắt và tuổi bền của chúng không ổn định nên tính năng cắt của chúng thay đổi. Sự phân bố các bít không đồng đều.

4. Phôi dập nóng

Thép được qua nhiều lần cáng làm cho cấu trúc hạt kim loại sẽ nhỏ, sự không đồng nhất các bít sẽ giảm, do vậy cơ tính được nâng cao có khả năng chịu uốn xoắn tốt.

Nhược điểm: là trong thiết bị phức tạp giá thành đầu tư lớn.

Qua việc phân tích các phương pháp tạo phôi trên do các yêu cầu tính công nghệ (lượng dư gia công ít nâng cao hệ số sử dụng vật liệu và giảm độ không đồng đều các bít). Ta chọn phương pháp tạo phôi là rèn khuôn (dập nóng).

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo dao phay lăn trục vít (Trang 68 - 71)