Cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV là giai đoạn lịch sử đặc biệt với nhiều biến động thăng trầm có tính chất bước ngoặt. Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt đó, trên đất nước chúng ta đã ra đời một con người mà mỗi lần nhắc đến, không ai không kính phục về tài năng, phẩm cách, về công lao cứu nước và dựng nước. Đó là Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng uyên bác, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, đã làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam. Nguyễn Trãi là người có công lao rất lớn trong việc khái quát lên được những vấn đề mang tính quy luật của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nêu được những vấn đề quan trọng về nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản về tư tưởng Nguyễn Trãi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển tư duy lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1MỞ ĐẦU 3
Chương 1 ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ
QUAN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
1.1 Xã hội Đại Việt từ cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV 111.2 Tiền đề lý luận hình thành, phát triển tư tưởng nhân nghĩa
1.3 Truyền thống gia đình, trí tuệ, tài năng và đức độ của
Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA
2.1 Yêu nước, thương dân, đề cao vị trí vai trò của nhân dân đối
2.2 Giải phóng dân tộc cứu nước, cứu dân với tấm lòng nhân đạo,
2.3 Khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng vua sáng, tôi
hiền vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân 49
Chương 3 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA NGUYỄN
TRÃI TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT
3.1 Đặc điểm tình hình và tính chất nhân đạo, nhân văn của sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay 593.2 Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi trong sự nghiệp
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay 70
Trang 2Cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV là giai đoạn lịch sử đặc biệtvới nhiều biến động thăng trầm có tính chất bước ngoặt Trong bối cảnh lịch
sử đặc biệt đó, trên đất nước chúng ta đã ra đời một con người mà mỗi lầnnhắc đến, không ai không kính phục về tài năng, phẩm cách, về công lao cứunước và dựng nước Đó là Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởnguyên bác, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, đã làm rạng rỡ nonsông đất nước Việt Nam Nguyễn Trãi là người có công lao rất lớn trong việckhái quát lên được những vấn đề mang tính quy luật của sự nghiệp dựng nước
và giữ nước, nêu được những vấn đề quan trọng về nhận thức lý luận tronghoạt động thực tiễn Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản về tư tưởng NguyễnTrãi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển tư duy lý luận phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Tư tưởng của Nguyễn Trãi phản ánh nhiều mặt của đời sống nước tatrong chế độ phong kiến đương thời, nhưng nội dung cốt lõi, xuyên suốt nhấtvẫn là tư tưởng nhân nghĩa Mặc dù sử dụng nguyên cụm từ nhân nghĩa củaNho giáo, nhưng Nguyễn Trãi đã lồng vào trong đó những nội dung mới, làmcho nhân nghĩa của ông khác với nhân nghĩa Nho giáo, đó là nhân nghĩa hànhđộng với tư tưởng chủ đạo là cứu nước, cứu dân đem lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho nhân dân Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trở thành đường lốichính trị, sách lược cứu nước giải phóng dân tộc và là ngọn cờ tập hợp lựclượng, là động lực tạo nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quânMinh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn trong điều kiện ta phải “lấy ít địchnhiều, lấy yếu chống mạnh” Và đường lối nhân nghĩa này đã trở thànhphương pháp luận quan trọng cho dân tộc ta trong công cuộc dựng nước vàgiữ nước nhiều thế kỷ qua
Hiện nay, Việt Nam là nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tiềmlực vật chất còn hạn chế nhưng phải đứng trước bối cảnh quốc tế và trong
Trang 3nước có nhiều nhân tố gây bất lợi cho độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc nhất là tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây Đòi hỏi bứcthiết với nước ta là vừa bảo vệ được độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổquốc nhưng phải giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định cho sự pháttriển kinh tế - xã hội trên cơ sở luật pháp quốc tế Trước tình hình đó, việcnghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa, phát huy tinh thần nhân nghĩa mà cốt lõi làđánh giặc bằng nhân nghĩa, giữ nước trên cơ sở nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Sự nghiệp, cuộc đời của Nguyễn Trãi nói chung, tư tưởng của NguyễnTrãi nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều khíacạnh khác nhau, qua các chủ đề phong phú và đa dạng Có thể khái quát kếtquả các công trình nghiên cứu đó trong các chủ đề chính sau:
* Công trình nghiên cứu, sưu tập về các tác phẩm văn, thơ của Nguyễn Trãi: Sau vụ án Lệ Chi Viên oan nghiệt các tác phẩm thơ, văn của
Nguyễn Trãi bị thất lạc rất nhiều, mãi đến năm 1467 sau ba năm giải oan choông, Lê Thánh Tông xuống chiếu cho Trần Khắc Kiệm tìm di cảo thơ, vănNguyễn Trãi Sau nhiều năm sưu tầm đến năm 1480 Trần Khắc Kiệm mới đề
tựa cuốn Ức trai thi tập, mãi đến năm 1868 bản in Ức trai di tập do Dương
Bá Cung sưu tập trong gần 50 năm được khắc in Để cung cấp tài liệu choviệc nghiên cứu về Nguyễn Trãi, Nxb Văn-Sử-Địa đã cho xuất bản các sách:
Năm 1956 xuất bản sách Nguyễn Trãi quốc âm thi tập do Phạm Trọng Điền
và Trần Văn Giáp phiên âm, chú giải; năm 1960 xuất bản sách Dư địa chí do Phan Duy Tiếp dịch; năm 1961 xuất bản Quân trung từ mệnh tập do Phan Duy Tiếp dịch Năm 1962 Nxb Văn hóa xuất bản Thơ chữ hán của Nguyễn Trãi do Phạm Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình dịch
Trang 4Đặc biệt công trình: Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học,
Nguyễn Trãi toàn tập [31] xuất bản năm 1969, in lần thứ hai (có sửa chữa bổ
sung) năm 1976 đã tập hợp khá đầy đủ các tác phẩm văn, thơ của Nguyễn
Trãi gồm: Lam Sơn thực lục, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh, Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Văn bia Vĩnh lăng, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập Ngoài ra Nguyễn Trãi còn có các tác phẩm: Ngọc đường di cảo, Luật thư, Giao tự đại lễ và Thạch khánh đồ cùng
nhiều thơ chữ hán khác đã thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên năm 1442 Nghiêncứu các tác phẩm trên của Nguyễn Trãi chúng ta thấy ông không chỉ là nhàvăn, nhà thơ, nhà chính trị, nhà quân sự thiên tài mà ông còn là nhà tư tưởng
vĩ đại của dân tộc Đa số các tác phẩm đều là mệnh lệnh viết trong quân thứ,những nghị luận bàn bạc ở triều đình nhưng lời nào cũng bao hàm đầy ý nhânnghĩa, đạo đức hàm chứa ý nghĩa giáo dục lớn không chỉ ở đương thời mà còncho mãi về sau Đây là công trình quan trọng để tác giả nghiên cứu khái quátkhẳng định các nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
* Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi dưới khía cạnh lịch sử
có các công trình: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại việt sử ký toàn thư,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1993 [38] Từ trang 261 đến trang 405 đã trìnhbày khái lược toàn bộ biến cố lịch sử của Đại Việt từ cuối nhà Trần đến thờinhà Lê và có đề cập nhiều đến hoạt động của Nguyễn Trãi và cuộc khángchiến 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lê Lợi Trong công trình nàytác giả đi sâu trình bày các sự kiện lịch sử, bình luận các sự kiện nổi bật dướinhãn quan riêng của các nhà sử học phong kiến, đây là công trình quan trọng
để tác giả khai thác các dữ liệu lịch sử về thực tiễn hoạt động của NguyễnTrãi phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài Ngoài ra còn có các tác phẩm
Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi: cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội 2000 [15] Vũ Khiêu, Người trí thức Việt nam qua những chặng đường
Trang 5lịch sử, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1987 [13] trong các tác phẩm này đã trình bày
khá đầy đủ về thân thế, sự nghiệp, đặc biệt các tác giả nhấn mạnh Nguyễn Trãi
là người có tư chất thông minh từ nhỏ, lớn lên có tài kinh bang tế thế nhưng lại
có tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc Đây là những công trình quan trọng
để tác giả khai thác các dữ liệu lịch sử, cũng như nghiên cứu khái quát nhân tốchủ quan hình thành, phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
* Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi dưới góc độ tư tưởng chính trị - xã hội có các công trình tiêu biểu sau: Lê Đức Sơn, Đại cương
lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2005
[24] Trong tác phẩm này, tác giả tập trung trình bày những nét chung, tiêubiểu nhất về sự hình thành và phát triển của tư tưởng Việt Nam trong nhữnggiai đoạn khác nhau của lịch sử, với những nhà tư tưởng tiêu biểu đại diệncho các giai đoạn phát triển đó Tuy nhiên, do lĩnh vực và phạm vi nghiên cứukhá rộng, tác giả chỉ đề cập đến những tư tưởng cơ bản, chủ yếu nhất mangtính khái quát, mà chưa đi sâu phân tích nội dung tư tưởng của từng tác giả
Nguyễn Tài Thư, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 [30] Tác giả không chỉ trình bày toàn bộ tiếntrình phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử với nhiềunhà tư tưởng tiêu biểu mà dành một phần khá lớn nội dung của tác phẩm đểtrình bày khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề tưtưởng hình thành và phát triển tư tưởng đó Đối với tư tưởng Nguyễn Trãi tácgiả đi vào ba nội dung cơ bản là: quan niệm về quốc gia và quốc gia độc lập,
tư tưởng nhân nghĩa, quan niệm về đạo làm người, riêng phần tư tưởng nhânnghĩa tác giả đi sâu phân tích với tính cách là một đường lối chính trị cứunước, cứu dân và đánh giá nhân nghĩa trở thành động lực thúc đẩy xã hộiđương thời phát triển
Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập VI và VII, Nhà
xuất bản Tp Hồ Chí Minh, 1998 [27] Tác giả không chỉ trình bày khái quát
Trang 6nội dung tư tưởng Việt Nam thông qua các nhà tư tưởng tiêu biểu trong đó cóNguyễn Trãi mà còn phân tích cơ sở lý luận hình thành các tư tưởng đó Đốivới Nguyễn Trãi ngoài trình bày nội dung tác giả đi sâu phân tích để chứngminh những tư tưởng đó có sự ảnh hưởng của nho, phật, đạo nhưng đã đượcViệt Nam hóa một cách tài tình nên nó mang khí phách và hồn của dân tộcViệt, nhưng tác giả tiếp cận thiên về màu sắc tôn giáo.
Đây là những công trình quan trọng để tác giả tiếp cận làm rõ cơ sở xãhội và tiền đề lý luận cũng như cách thức khai thác các dữ liệu lịch sử phục
vụ quá trình nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
* Các công trình đánh giá về vai trò của Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam tiêu biểu là: Nguyễn Trãi một tiêu biểu rất đẹp của
thiên tài Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Hà Sơn Bình xuất bản năm 1980
[22] cuốn sách thể hiện sự đánh giá của các nhà chính trị, các nhà khoa họctrong nước và quốc tế về những đóng góp của Nguyễn Trãi trong lịch sử dântộc, tất cả đều coi ông là biểu tượng tiêu biểu của thiên tài Việt Nam cần đượcnghiên cứu và học tập Đặc biệt các tác giả nhấn mạnh công lao của NguyễnTrãi trong quy tụ toàn dân tộc xung quanh bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩaLam Sơn, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh đuổi giặc Minh xâm lược, cũngnhư giá trị của các tư tưởng đó đối với xây dựng đất nước Việt Nam trongthời đại Hồ Chí Minh
Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nxb Sử học, Hà Nội 1962 [14] trong tác phẩm này ngoài đề cập
đến thân thế, sự nghiệp, tác phong, chủ trương xây dựng đất nước của NguyễnTrãi, tác giả còn đề cập đến vấn đề đánh giá vai trò của Nguyễn Trãi với tưcách là người khởi nguồn cho tư tưởng dân chủ tiến bộ vì dân, vì đại cụctrong lịch sử dân tộc Việt Nam
Các công trình này đều đã đánh giá vai trò quan trọng của Nguyễn Trãikhông chỉ với đương thời mà còn có giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo
Trang 7vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa Đây là những tư liệu quan trọng để tácgiả đi sâu phân tích làm rõ ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãivới sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
* Các công trình nghiên cứu về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là: Lê Đức Anh, Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo kế
sách tối ưu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1996 [1]; Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2002 [34]; Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2003 [35] … Đặc biệt công trình: Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010 [37] Trong công trình này các tác giả đãtrình bày một cách toàn diện có hệ thống các quan điểm các quan điểm lýluận bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IVcủa Đảng đến nay, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và dự báo nhữngnhân tố tác động đến sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc củaĐảng ta trong những năm tiếp theo cũng như đưa ra nhưng nội dung cần tiếptục khẳng định, bổ sung và phát triển trong thời kỳ mới
Nhìn lại, những công trình trên cho thấy, các tác giả tuỳ theo góc độnghiên cứu của mình đã nghiên cứu, đánh giá về Nguyễn Trãi khá toàn diệntrên phương diện lịch sử cũng như tư tưởng Tuy nhiên, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, khoa học về “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay” Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trang 8Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi,
từ đó rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩahiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan hình thành, pháttriển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
- Khái quát, phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhânnghĩa của Nguyễn Trãi
- Rút ra ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đối với sựnghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
những nội dung cơ bản tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thông qua cáctác phẩm của ông và các dữ liệu lịch sử còn ghi lại về thực tiễn hoạt động củaNguyễn Trãi
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận của đề tài: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và các công trình các tác giả trước đây đãnghiên cứu, đánh giá về Nguyễn Trãi
* Cơ sở thực tiễn của đề tài: Dựa vào thực tiễn hoạt động của Nguyễn
Trãi thông qua các dữ liệu lịch sử còn ghi lại
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Ngoài phương pháp chung nhất
là phương pháp luận biện chứng duy vật, luận văn sử dụng tổng hợp các phương
Trang 9pháp khác như: logic - lịch sử, so sánh, phân tích - tổng hợp, qui nạp - diễn dịch,
hệ thống-cấu trúc, khái quát hóa, phương pháp giá trị
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụnghiên cứu, học tập về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
7 Kết cấu của đề tài: Đề tài bao gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1 ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN
Trang 10HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA
CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1 Xã hội Đại Việt từ cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV
1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã hội Đại Việt chia rẽ, chứa chấp nhiều mâu thuẫn, nền kinh tế điềntrang, thái ấp không còn phù hợp, trở thành lực cản cho sự phát triển kinh tế -
xã hội
Cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV xã hội Đại Việt rơi vào cuộckhủng hoảng trầm trọng Triều đại nhà Trần sau những đóng góp quan trọngcủa mình đã không còn nắm giữ vai trò tiến bộ như trước mà dần dần bướcvào giai đoạn tụt hậu nặng nề Các điền trang, thái ấp tiếp tục được mở rộngsong sản xuất lại trở nên trì trệ, đình đốn đời sống của các nông nô bị bầncùng hóa, nạn mất mùa đói kém triền miên khiến nông dân nổi dậy khắp nơi.Kinh tế kiểu điền trang, thái ấp thật sự không còn phù hợp và đã thành lực cảnnặng nề với phát triển kinh tế Nếu trước đây nhà Trần quan tâm tới dân,chăm lo cho dân bao nhiêu thì bây giờ ngược lại chỉ biết hưởng lạc, vun véncho riêng mình bấy nhiêu Tầng lớp quý tộc chỉ biết tăng cường bóc lột, vơvét, chiếm đoạt, mải mê ăn chơi mà không hoài ngóng tới dân tình đang sốngnhư thế nào dưới triều đại của mình Sự khủng hoảng rơi vào cực độ ở thờivua Trần Dụ Tông khi đem sự vui chơi xa hoa, trụy lạc lên tới đỉnh điểm
“Đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung, trong hồ xếp đá làm núi, bốn mạch đềukhai ngòi cho chảy thông nhau Trên bờ hồ trồng thông, tre và các thứ hoathơm cỏ lạ, lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó Lại đào một hồ nhỏ khác saingười hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi,cua, cá nuôi ở trong hồ Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào đó.Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ Giáp Thìn, năm thứ 7 (1364),mùa xuân, tháng 2, xây dãy khách lang ở Tây điện, thẳng đến cửa Hoàng
Trang 11Phúc Mùa hạ, tháng 4, gọi Cánh chưởng phụng cung Vĩnh An là Bùi Khoancùng uống rượu Khoan lập mẹo uống vờ hết 100 thăng rượu, được thưởngtước 2 tư Tháng 5, vua đi hóng gió chơi trăng, vì uống rượu quá say lại lộixuống sông tắm nên bị ốm Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhàThiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về, khi tới sôngChử Gia bị cướp mất ấn báu, gươm báu Vua tự biết mình không sống lâu,càng thả sức chơi bời” [38, tr.257-258] Thực tế lịch sử đất nước những nămcuối thể kỷ XIV cho thấy sự suy sụp không gì có thể vực dậy của nhà Trầncùng với nền kinh tế điền trang, thái ấp.
Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng là Hoàng Đế lấyquốc hiệu là Đại Ngu lập nên triều Hồ (1400-1407) Trên tàn tích đổ nát, tiêuđiều cả chính trị , kinh tế, văn hóa, quân sự do nhà Trần để lại Hồ Quý Ly đã
nỗ lực cải cách nhiều mặt để vực dậy đất nước Ông đưa ra chính sách hạnđiền, hạn nô, sa thải tăng lữ hướng tới hạn chế quyền lực của tầng lớp quý tộcphong kiến và gia tăng lực lượng lao động xã hội, cho phát hành tiền giấy đểbớt phần khó khăn tài chính và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa… Vớinhững cố gắng ấy của Hồ Quý Ly, xã hội Đại Việt phần nào có những bướctiến nhưng những cải cách của ông chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự pháttriển xã hội nên cuộc khủng hoảng kinh tế điền trang, thái ấp và chế độ nông
nô, nô tì vẫn chưa được giải quyết, những chính sách Hồ Quý Ly ban ra rấtmới mẻ nhưng chưa thật triệt để Mặc dù ông có đủ nhạy bén để thấy nhữngmâu thuẫn cơ bản của xã hội, nhưng trở ngại lớn nhất là từ giai tầng xuất thâncủa mình nên Hồ Quý Ly chỉ mới là thu hẹp quyền lợi của tầng lớp quý tộc
mà chưa tiến tới xóa bỏ tận gốc quyền lợi của giai cấp ấy, chưa quan tâmnhiều đến quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động Từ nguyên nhân đó mà
Hồ Quý Ly bị chống đối từ nhiều phía, khi dân chúng không ủng hộ, không
có được một cơ sở xã hội vững chắc Nhà Hồ chưa kịp thiết lập quyền thống
Trang 12trị bền vững, thiếu sự đồng thuận từ nhân dân thì phải chống đỡ với âm mưuxâm lược của nhà Minh.
1.1.2 Đại Việt đứng trước nạn đô hộ của ngoại bang
Đất nước đứng trước nạn giặc ngoại xâm đô hộ, đòi hỏi bức thiết của dântộc lúc này là làm thế nào để tập hợp được toàn dân đứng lên đánh đuổi giặcMinh xâm lược, giữ vững nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhưngphải giải quyết được lợi ích của đa số nhân dân lao động đã bị đè nén, kìm kẹp
từ cuối triều đại nhà Trần
Vào thời kỳ này, châu Âu bước vào thời kỳ phục hưng đang chuyểnmình mạnh mẽ Ở châu Á cũng có nhiều biến động to lớn, điển hình là TrungQuốc sau chiến tranh giải phóng nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạonăm 1368 đã lật đổ chế độ thống trị của nhà Nguyên lập nên triều Minh Thời
kỳ nhà Minh thuộc dòng Hán tộc lên nắm giữ quyền thống trị, xây dựng chế
độ chuyên chế và phát triển đạt tới đỉnh cao cực thịnh Bằng những chínhsách ban đầu rất tích cực như khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất,giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho dân…đã đưa đất nước Trung Quốc trở thànhmột quốc gia phong kiến hùng mạnh, thịnh vượng Trung Quốc dù là triều đạinào thì suốt lịch sử của đất nước ấy luôn diễn ra hai quá trình: một mặt đẩymạnh sản xuất, khai hoang trong nước mặt khác là tham vọng bành trướng,
mở rộng xâm chiếm ra bên ngoài lãnh thổ “Lúc bấy giờ ở phương Đông chế
độ phong kiến đang ngự trị và nhiều thế lực bành trướng đang hoành hành dữdội trong đó đế chế Minh là lớn mạnh và nguy hiểm nhất” [38, tr 375] Triềuđại nhà Minh được lập nên nhờ kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộcsong cũng không phải là ngoại lệ khi vẫn mang mộng xâm lấn sang các nướclân cận để thần phục và bắt nạp triều cống làm lợi cho nhà Minh Triều Minhnuôi ý định coi Trung Quốc là tâm điểm của thế giới, Hoàng Đế Trung Hoa làcon trời cai trị muôn dân, quyền uy của đế chế ấy bao trùm lên tất cả các nước
Trang 13láng giềng Vào đầu thế kỷ XV, hướng bành trướng chủ yếu của nhà Minh làvùng Đông Nam Á bao gồm cả âm mưu xâm lược nước ta Năm 1368, nhàMinh bước đầu sai sứ đi giao bang với Việt Nam, đến năm 1384 thì nhà Minhngang nhiên lấn tới đòi Việt Nam phải cống nộp lương thực, hai năm sau épViệt Nam cho mượn đường để đánh Chăm Pa.
Năm 1407 lấy cớ phù Trần diệt Hồ, Trương Phụ đã chỉ huy quân tiếnhành xâm lược nước ta Nhà Hồ dù kiên quyết chống giặc tới cùng songkhông có lực lượng nhân dân ủng hộ nên không đủ sức chống trả và cuối cùngchịu thất bại đau đớn sau gần 6 tháng chiến đấu Câu nói của con trai Hồ Quý
Ly là Hồ Nguyên Trừng là nhìn nhận rõ nhất về nguyên do của sự thất bại ấy
Thần không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi Sự thất bại của
nhà Hồ một lần nữa đẩy nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ của các thế lựcphong kiến phương Bắc Nhà Minh thiết lập nền thống trị thuộc địa tàn bạo,
hà khắc đồng thời bóc lột, vơ vét của cải để mang về nước, chúng bắt dân taphải chịu hàng trăm thứ thuế má nặng nề cùng với âm mưu thâm độc là pháhoại, thủ tiêu nền văn hóa của dân tộc nhằm đồng hóa dân ta về mặt phongtục, tập quán
Cuộc đấu tranh văn hóa và chính trị của dân tộc ta chống sự đô hộ,đồng hóa không ngừng tiếp diễn Lịch sử dân tộc ta đặt ra sự lựa chọn khôngthể nào khác là phải đứng lên đập tan ách thống trị của nhà Minh, giải phóng đấtnước, giành độc lập, tự chủ Những phong trào đấu tranh cứu nước do con cháunhà Trần lãnh đạo diễn ra liên tục khắp nơi từ 1407-1413 song cuối cùng vẫn bịdập tắt, bị nhấn chìm trong biển máu nhưng vẫn giáng cho quân địch những đònnặng nề, thắp lên ý chí kiên cường của dân tộc không biết nhụt chí trước kẻ thùtàn ác Những phong trào ấy thất bại nguyên nhân chủ yếu đều do thiếu tính tổchức, thiếu sự liên minh, đặc biệt thiếu một lý tưởng hợp lòng dân để đoàn kếtđược toàn dân tộc thành lực lượng đông đảo chống giặc ngoại xâm Làm thế nào
Trang 14để quy tụ, tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đểđánh đuổi giặc ngoại xâm, vẫn là câu hỏi lớn chưa tìm được câu trả lời thích đáng.
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đặc biệt đó cùng vớikhát vọng cứu nước, cứu dân in sâu vào tâm khảm ông từ thời trẻ nên mặc dùđược đào tạo trong trường lớp Nho học phong kiến nhưng khi tiếp thu tư tưởngnhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã lồng vào đó nội dung mới gắn với giải quyết nhữngbức xúc của xã hội Đại Việt đương thời Nhân nghĩa của ông đi liền với cứu nước,cứu dân nhưng tập trung vào việc đem lại lợi ích cho đại đa số nhân dân lao động,lực lượng có tiềm năng to lớn, có khát vọng được giải phóng nhưng bị kìm kẹptrong nhiều thế kỷ qua từ cuối triều đại nhà Trần Vì thế, ngọn cờ nhân nghĩa cứunước, an dân quyết “Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược” của Nguyễn Trãi đã đápứng đúng khát vọng và lòng mong mỏi của nhân dân muốn đứng lên đánh đuổigiặc ngoại xâm giải phóng mình nhưng chưa có ngọn cờ phù hợp để quy tụ họ tạonên sức mạnh vô địch của toàn dân tộc Ông đem đường lối cứu nước đó đến vớiphong trào khởi nghĩa Lam Sơn, phất cao lá cờ chính nghĩa kêu gọi nhân dânchung lòng, góp sức giết giặc cứu nước Đường lối cứu nước nhân nghĩa này
đã giúp Lê Lợi không chỉ thu nạp được đội quân đông đảo tham gia vào nghĩaquân của mình cùng ra trận, mà còn có được sự hưởng ứng của các cuộc khởinghĩa địa phương, nhân dân các châu, các huyện cùng tham gia chiến đấu,tiếp tế về nhiều mặt Vì có sức cổ vũ mạnh mẽ ấy mà nghĩa quân cùng chủtướng của mình đã lần lượt đi qua những khó khăn trên chiến trận dù đói ănthiếu mặc, quân thù bao vây tứ phía Sau 10 năm chung lưng đấu cật, chiếnđấu một cách oanh liệt, không mệt mỏi đội quân chiến đấu dưới ngọn cờ của
Lê Lợi đã giành chiến thắng lẫy lừng đập tan âm mưu, tham vọng bànhtrướng, thống trị đất nước ta của giặc Minh Thủ tiêu được ách đô hộ của giặcMinh, quét sạch bóng xâm lăng ra khỏi bờ cõi Đại Việt, khôi phục nền độc lập,
tự chủ cho đất nước Sự thắng lợi vĩ đại của khởi nghĩa Lam Sơn có phần đóng
Trang 15góp không nhỏ, nếu không nói là quyết định của đường lối cứu nước nhânnghĩa, an dân mà Nguyễn Trãi là người đề xuất trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
tư tưởng nhân nghĩa của nho giáo trong truyền thống văn hóa Lý - Trần gắn vớitruyền thống nhân nghĩa của dân tộc cũng như phù hợp với bối cảnh tập hợpquần chúng đánh đuổi giặc ngoại xâm của Đại Việt thời bấy giờ
1.2 Tiền đề lý luận hình thành, phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
1.2.1 Truyền thống yêu nước và tư tưởng yêu thương con người của dân tộc Việt Nam
Đối với mỗi người dân Việt Nam, yêu nước gắn liền với yêu quê hươngvới đạo lý làm người, danh dự, nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với nhân dân Tưtưởng yêu nước và sự phát triển tư tưởng yêu nước thành chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình lich sử dân tộc qua hàngngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước
Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, ông cha ta kiên trì đấu tranhchống sự đô hộ của quân xâm lược phương Bắc, đã khởi nghĩa hàng trăm lần,trong đó có nhiều lần chiến thắng nhưng cũng không ít lần thất bại Vì thùnhà, nợ nước với lòng yêu nước, thương nòi sâu sắc Hai Bà Trưng đã gươngcao ngọn cờ giải phóng dân tộc cho cả nước noi theo làm rạng rỡ khí pháchanh hùng của Phụ nữ Việt Nam và tô thắm nên trang sử đầu của chủ nghĩayêu nước Hai trăm năm sau, Bà Triệu lại vùng lên đánh cho giặc cướp nướcmất vía, kinh hồn khiến cho giặc đương thời đã phải than rằng:
Hoành qua đương hổ dịĐối diện Bà Vương nan [44]
Tiếp theo Bà triệu nhiều thế hệ anh hùng khác vì lòng yêu nước,thương nòi đã đứng lên kiên quyết đấu tranh cho nền độc lập của Tổ quốc, màtên tuổi họ còn ghi sâu trong tâm trí người Việt như: Lý Bí, Triệu Quang
Trang 16Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Đình Nghệ Trong nửa đầu thế
kỷ thứ X, Ngô Quyền đã nhấn chìm quân Nam hán xâm lược xuống lòng sôngbạch đằng, dựng nên nền độc lập lâu dài cho nước nhà từ đấy
Dân tộc Việt Nam trong lịch sử đã trải qua hàng ngàn năm kiên trì đấutranh chống giặc ngoại bang xâm lược, đã nếm đủ mùi cay đắng và khổ nhụccủa một dân tộc lầm than, mất nước nên nhiều lần đã phải vùng lên đấu tranh
tự giải phóng mình Ở đó, yêu quê hương, đất nước không chỉ có lòng cămthù giặc sâu sắc mà còn phải đứng lên, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh tuổi trẻ,tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương Chủ nghĩa yêu nước đã pháttriển thành các quan niệm về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đồng bào, về cộinguồn sức mạnh, quy tắc sống, hành động, sự cố kết cộng đồng trách nhiệm,con đường, biện pháp đánh giặc cứu nước, giữ đất, giữ nhà và đã được đúc kếtthành nguyên lý: cùng một giống nòi, tổ tiên thì phải có nghĩa vụ thương yêunhau, đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau; nếu đoàn kết thì có sức mạnh, chung sứcchung lòng thì dời được non, lấp được biển, nếu tách rời lẻ loi, cô độc thì sẽ bịtiêu diệt, v.v Tư tưởng yêu nước truyền thống dân tộc Việt Nam đã trở thànhcốt cách, phong cách sống, chiến đấu con người Việt Nam, được thử tháchthường xuyên, liên tục qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, gắn liềnvới ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường
Dân tộc ta luôn đề cao lòng tự hào dân tộc, bằng sức mạnh nội lực đãđứng vững và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử Yêu nước trong truyềnthống dân tộc Việt Nam là một hệ tư tưởng có giá trị và là cách ứng xử cónguyên tắc, chuẩn mực, đậm đà bản sắc, cốt cách con người Việt Nam, nhờ
đó, dân tộc Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, tồn tại trong danh dự với khí pháchquật cường, bất khuất Những yếu tố đó đã tạo ra mạch sống trường tồn củadân tộc Việt Nam Yêu nước trong truyền thường dân tộc Việt Nam còn trởthành một biểu tượng thiêng liêng, cao quý, có nhiều yếu tố duy vật, biện
Trang 17chứng, là nguồn gốc xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ Nhờ
đó giúp chúng ta có quan niệm đúng đắn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sống, cáichết, về hạnh phúc, khổ đau
Bên cạnh đó, tình yêu thương con người bao la với tư tưởng nổi trội
“Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” …không phân biệttầng lớp xã hội của dân tộc ta Cùng với khí phách, nghĩa khí dân tộc đã tạo nên
tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam
Rõ ràng là, một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh chính trị tinh thầncủa dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước, thương người của ông cha ta Có lẽyêu nước là mẫu số chung để mọi người dân chung sức chung lòng gánh váctrách nhiệm dựng xây và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Sống trong một đất nước
mà chủ nghĩa yêu nước như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, đặt trongbối cảnh Đại Việt cuối thể kỷ XIV đầu thế kỷ XV đã hun đúc trong con ngườiNguyễn Trãi khát khao muốn cứu nước giải phóng dân tộc, cứu nhân dânthoát khỏi cảnh khốn cùng của thời cuộc Điều này tạo nên ở ông mọi suynghĩ và hành động đều gắn với cứu nước, cứu dân nên khi tiếp thu tư tưởngnhân nghĩa, Nguyễn Trãi cũng gắn với hoạt động giải phóng dân tộc khỏi ách
đô hộ của ngoại bang
Đây là tiền đề lý luận hang đầu của tư tưởng nhân nghĩa của NguyễnTrãi Chính những nhân tố này đã tạo cho Nguyễn Trãi một tấm lòng yêunước, thương dân sâu sắc, khi đất nước bị ngoại xâm truyền thống yêu nướccủa dân tộc đã thôi thúc, hun đúc nên trong ông khát vọng cứu nước, cứu dângiải phóng dân tộc đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân Chínhtruyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam đã làmcho tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mặc dù có ảnh hưởng của Nho giáonhưng nội dung cốt lõi thoát khỏi truyền thống vong bản chính thống, trở
Trang 18thành nhân nghĩa vì sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoạibang đem lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.
1.2.2 Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng nhân nghĩa và yêu thương con người trong văn hóa phương Đông
* Nguyễn Trãi đã tiếp thu những yếu tố tích cực về nhân nghĩa
Khổng-Mạnh, đó là lòng yêu thương con người và lẽ phải cần làm nhưng đã được
ông đẩy lên ở một tầm cao mới thoát khỏi tư tưởng bảo thủ, phân biệt đẳngcấp trong quan niệm về nhân nghĩa của Nho giáo
Khổng Tử (551 – 479 tr.CN) sống trong thời đại mà “vương đạo suyvi”, “bá đạo” đang nổi lên lấn át “vương đạo” của nhà Chu Đứng trong bốicảnh đó ông chủ trương lập lại kỷ cương nhà Chu bằng học thuyết Nhân- Lễ-Chính danh Nhân (仁) xét theo hình dáng văn tự tượng hình gồm hai thành tố
là chữ người và chữ nhị (nghĩa là hai) với cách hiểu này thì nhân là quan hệgiữa người với người mà không có ý nghĩa bình luận và đánh giá nào cả.Nhưng theo Khổng Tử thì nhân là mối quan hệ lý tưởng, tức mối quan hệ tốtđẹp nhất giữa người với người Nhân của Khổng Tử không nói riêng một đứctính nào mà chỉ nói chung mọi đức tính của con người, người có nhân đồngnghĩa với người hoàn thiện nhất, nên nhân là nghĩa rộng nhất của đạo làmngười Học trò Khổng Tử là Phàm Trì hỏi thế nào là nhân, Khổng Tử trả lời
“Ái nhân” – thương người; có lúc Khổng Tử trả lời: Điều gì mà mình khôngmuốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác đó là nhân (Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân), hoặc: mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân,mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt đó là nhân (Kỷ dụclập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân) Như vậy, theo Khổng Tử thì nhân
là bản chất, đức tính nhân ái, nhân đức của con người Nhân còn là đạo làm
người nên nhân chính là cái đích của sự tu thân sửa mình của mỗi người trong
xã hội Khổng Tử chủ trương dùng lễ để đưa mỗi người, đưa cả nước và cả
Trang 19thiên hạ trở về hữu đạo Trong học thuyết chính trị của mình, ông gắn chặtnhân với lễ, coi nhân là nội dung của lễ, còn lễ là hình thức của nhân và chính
danh là con đường để đạt đến điều nhân
Kế thừa và phát triển quan điểm của Khổng Tử, Mạnh Tử (371- 289 tr.CN) cho rằng bản tính con người là thiện từ đó theo ông: Người ta ai cũng cólòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng và lòng thị phi không có bốn lòng ấy thìkhông phải là người Trong đó, lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố làđầu mối của nghĩa Như vậy, theo Mạnh tử thì nhân còn là lương tâm của conngười còn nghĩa là con đường chính đại, là làm việc theo lẽ phải, không lầmđường, lạc lối; Nghĩa (義) xét về hình dáng và văn tự tượng hình gồm chữdương ở trên có nghĩa là dê, bầy dê, là muốn nói về cộng đồng, ở dưới là chữngã có nghĩa là ta, bản thân mình Vậy nghĩa ở đây là sự gắn bó giữa bản thânmình với cộng đồng, là bổn phận của mình với cộng đồng Với Mạnh Tử nghĩacòn là điều nên nói, là việc nên làm, nói điều gì đó, làm việc gì đó mà lươngtâm không cắn rứt thì điều nói, việc làm đó là điều nghĩa, nhưng Mạnh Tửdùng chữ nghĩa chủ yếu cho mối quan hệ giữa kẻ dưới với bề trên theo trật tựđẳng cấp trong xã hội phong kiến Từ đó, Mạnh Tử muốn dùng nghĩa để khôiphục nhân, bởi theo ông nếu “mục đích duy nhất” của con người là tìm lại cáilương tâm (nhân) đã thất lạc nên khi con người ta “theo con đường chính đại”(nghĩa) cũng chính là nhằm thực hiện mục đích đó Mạnh Tử đã đề cao nhân vànghĩa kết hợp chúng thành phạm trù nhân nghĩa, ông nói: Tôi vì nhân nghĩa
mà thờ vua, con vì nhân nghĩa mà thờ cha, em vì nhân nghĩa mà thờ anh, quốcgia như thế mà không có sự hưng thịnh thì chưa từng có Ứng dụng điều nàyvào chính trị ông đưa ra thuyết “Nhân chính” tức trị nước bằng nhân nghĩa,chống lại việc dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau giữa các nước
Như vậy, nội dung chủ yếu quan niệm nhân nghĩa Khổng - Mạnh là
yêu thương con người và lẽ phải cần làm nhưng bảo thủ, tôn sùng quá khứ
Trang 20với mục đích phục vụ giai cấp thống trị Đạo nhân nghĩa chỉ là đạo của lớpngười quân tử không phải là đạo của người dân thường có thể vươn tới được.Với tư cách là một nhà Nho được đào tạo trong nền Nho học Đại Việt, thôngqua các tác phẩm văn thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, tư tưởng của ôngchịu ảnh hưởng của Nho giáo, trong đó có tư tưởng nhân nghĩa Ông sử dụngnguyên cụm từ nhân nghĩa (仁義)của Nho giáo trong các tác phẩm của mình
nghĩa là cái lõi bên trong của nhân nghĩa theo Nguyễn Trãi vẫn là yêu thương con người và lẽ phải cần làm Nên có những chỗ nhân nghĩa được Nguyễn
Trãi dùng gần giống với quan niệm của Khổng, Mạnh như trong thư gửi cho
Đả Trung và Lương Nhữ Hốt có đoạn “Tôi cũng lấy đạo nhân nghĩa, hết lòngkính thờ triều đình, phàm quan quân triều đình đều đưa về hết” [31, tr.109] ở
đây nhân nghĩa được hiểu là hết lòng kính thờ triều đình, hay trong Lam Sơn thực lục cũng có câu “Trong khoảng vua tôi, lấy nghĩa lớn mà xử với nhau”
[31, tr.73] trường hợp này nghĩa được dùng để biểu hiện quan hệ vua tôi đúngnhư nội dung nghĩa của Mạnh Tử Tuy nhiên, đa số các trường hợp nhânnghĩa của Nguyễn Trãi có nội dung tiến bộ vượt lên trên quan niệm KhổngMạnh, đó là nhân nghĩa gắn với nhân dân lao động, gắn với sự nghiệp cứunước, an dân
* Cùng với Nho Giáo tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn chịuảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang đó là đạo và đức, theo thời mà thuận,ung dung, tự tại không màng danh lợi
Tư tưởng của Lão Tử có nhiều nội dung nhưng ảnh hưởng sâu đậmtới các nhà tư tưởng Việt Nam là quan niệm về đạo và đức Theo Lão Tửđạo là phạm trù quan trọng nhất, ông coi mọi sự sinh thành, biến hóa củavạn vật đều từ đạo mà ra Đạo được Lão Tử dùng để chỉ trật tự của tựnhiên, về tính quy luật của vạn vật: Người theo quy luật của đất, đất theoquy luật của trời, trời theo quy luật của đạo, đạo theo quy luật của tự nhiên;
Trang 21Lão Tử cũng dùng đạo để hình dung vạn vật, có chỗ ông lại cho đạo cótrước vạn vật, có trước các hiện tượng đầu tiên: đạo sinh ra khí thống nhất,khí thống nhất sinh ra hai thứ âm dương đối lập, hai thứ âm dương đối lậpsinh ra ba lực lượng trời, đất, người, ba lực lượng đó sinh ra vạn vật Đạocủa lão Tử rất huyền bí không thể dùng ngôn ngữ, khái niệm để nói vànhận thức về nó Bên cạnh đạo còn có phạm trù đức, nếu như đạo là phạmtrù siêu tự nhiên, thần bí khó hiểu thì đức là thứ lý sâu sắc và phổ biến, làhình dáng của vật Đạo làm cho vạn vật sinh trưởng, đức làm cho vạn vậttươi tốt, đạo quán triệt cả thiên hạ, đức của nó sẽ trở nên phổ biến ta cóthể biết được thiên hạ là nhờ đã dựa vào điểm đó Tuy nhiên, ông cho rằngnếu con người đi sâu tìm hiểu định lý bên ngoài (tức quy luật của vạn vậtkhách quan) thì sẽ thất đức, vì định lý bên ngoài thì có còn có mất, có sống
có chết bất thường, mà con người cứ đi tìm theo tính chất bất thường ấy sẽkhông thể trở về với đạo được Từ quan niệm đó nên về luân lý xã hội ôngchủ trương con người cần phải trở về với trạng thái tự nhiên chất phác củatrẻ con, trở về với quy luật tự nhiên “vô vi mà thái bình”
Phát triển quan điểm này Trang Tử (369- 286 tr.CN) quan niệm trước
hiện thực phức tạp con người có hai cách ứng xử: Thứ nhất, theo lý tưởng
“thoát tục”, “thuận theo tự nhiên” coi sống chết bằng nhau, trời đất với ta
là một, coi đời như một cuộc giải trí, một cõi mộng mà tỉnh dậy không còn
biết mình hóa bướm hay hóa người Thứ hai, để “toàn sinh” phải “yêu theo
thời mà ở thuận”, “không chê trách phải trái, để ở cùng thế tục” Theo ông
sự tồn tại nào cũng hợp lý cả nên hãy để cho nó tự lưu hành, không nênkhen tốt, chê xấu làm gì cho trái đạo tự nhiên
Chính tư tưởng về đạo và đức này đã ảnh hưởng đến Nguyễn Trãinhưng được Nguyễn Trãi gắn với bối cảnh hiện thực cuộc sống nên ông đitìm cái triết lý tất yếu của các triều đại là thuận lòng dân thì tồn tại phát
Trang 22triển, nghịch lòng dân thì sẽ suy tàn Từ đó, khi tiếp thu tư tưởng nhânnghĩa của Nho giáo, Nguyễn Trãi có một quan điểm mới về dân, tôn trọng,
đề cao vị trí vai trò nhân dân và mục đích thực hành nhân nghĩa cũng là vìdân, an dân Mặt khác, tư tưởng để “toàn sinh” phải “yêu theo thời mà ởthuận” và không màng danh lợi, đã tạo nên một con người Nguyễn Trãikhông tham lam, không trung một cách mù quáng mà luôn biết “theo thời
mà thuận”, nên khi thấy Hồ Quý Ly bước đầu có những cải cách tiến bộông đã mang nhân nghĩa của mình cống hiến, nhưng khi Hồ Quý Ly khôngđáp ứng được nguyện vọng nhân dân dẫn đến thất bại cay đắng trước giặcMinh xâm lược, nhìn thấy điều đó nên Nguyễn Trãi quay sang phò Lê Lợicùng với phong trào Lam Sơn để tiếp tục lý tưởng cứu nước, cứu dân củamình Những tư tưởng đó hoàn toàn không có trong các nhà Nho vong bảnthời phong kiến
* Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý nhânsinh từ bi, bác ái và bình đẳng không phân biệt đẳng cấp của Phật giáo
Triết lý nhân sinh là một trong những nét đặc sắc của Phật giáo với cốtlõi là bốn chân lý huyền diệu gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế: khổ đế làchân lý về những nỗi khổ mà chúng sinh đều phải gánh chịu; tập đế là chân lý
về các nguyên nhân gây ra nỗi khổ (thập nhị nhân duyên); diệt đế là chân lýkhẳng định có thể diệt được nỗi khổ, đạt tới trạng thái Niết bàn; đạo đế làchân lý về con đường hữu hiệu để giải thoát, đó là chân lý về con đường “bátchính đạo”, hoàn thiện đạo đức cá nhân Những tư tưởng cơ bản về nhân sinhcủa phật giáo tự nó vừa chứa đựng tính định hướng, vừa chứa đựng nhữngchất liệu quan trọng tạo dựng nên những giá trị đạo đức xã hội và đời sốngđạo đức cá nhân Được xã hội hoá và xây dựng thành các quy tắc, chuẩn mựcquy định hành vi, hoạt động sống của con người trong xã hội Ấn Độ cổ, trungđại Với mục đích là “giải thoát”, Phật giáo đã hình thành những nguyên tắc,
Trang 23chuẩn mực đạo đức theo quan điểm của riêng mình Ý thức, hành vi và nhữngquan hệ của con người được coi là có đạo đức khi nó phục vụ cho giải thoát
Triết lý nhân sinh của Phật giáo mang tính bình dân, bênh vực, bảo vệngười nghèo nên tính tích cực của nó là tuyên truyền tư tưởng bình đẳngkhông phân biệt đẳng cấp, không kỳ thị giữa người với người Tư tưởng nàytoát lên: con người là nơi hoà hợp của nhân duyên, nơi hội tụ của ngũ uẩntrong trạng thái vô thường, vô ngã, mọi người đều bình đẳng, đều có thể thựchiện giải thoát, hướng đến Niết bàn, nơi tĩnh mịch, thanh cao, chấm dứt vòngluân hồi, khổ ải Tư tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo với lòng khoan dung,nhân đạo đặc sắc với quan niệm nổi bật là sát hại một sinh linh không chỉ làsát hại một thực thể mà còn là sát hại một Phật tính Nội dung từ bi đặt ra chocác phật tử đã phản ánh tính nhân bản về lòng khoan dung, nhân từ, độ lượngcủa Phật giáo Đồng thời, triết lý nhân sinh Phật giáo cũng khẳng định conngười sẽ phải chịu hậu quả hay sẽ được nhận thành quả mà thân nghiệp, ýnghiệp của mình tạo ra Mỗi người vừa là chủ nhân của nghiệp, vừa là thừa tựcủa nghiệp Phật giáo chủ trương con người phải bắt đầu từ chính mình, phải
tự cải tạo, tự hoàn thiện mình một cách bền bỉ, không mệt mỏi Trong cuộcsống, con người phải biết chiến đấu và chiến thắng những tiêu cực, hạn chếdục vọng của chính bản thân mình và con người cũng phải chịu trách nhiệmtrước mỗi hành vi đạo đức hay phi đạo đức của mình đối với cộng đồng, đốivới xã hội Với tính nhân bản sâu sắc, đáp ứng được khát vọng bình đẳng củanhiều tầng lớp dân chúng, triết lý nhân sinh Phật giáo đã lan toả khắp Ấn Độ
và thâm nhập sâu sắc vào nhiều quốc gia lân cận
Chính triết lý nhân sinh từ bi bác ái, bình đẳng, không phân biệt tầnglớp trong xã hội, luôn hướng tới nhân dân lao động, giải phóng họ khỏi cácnỗi khổ đương thế đã ảnh hưởng lớn đến con người và xã hội Việt Nam.Hòa quyện với Nho giáo, Đạo giáo tạo thành nét đặc sắc trong văn hóa ViệtNam đó là tam giáo đồng nguyên Sống trong bối cảnh hòa quyện văn hóa
Trang 24đó nên tư tưởng từ bi bác ái, bình đẳng, yêu thương con người không phânbiệt đẳng cấp, từng lớp xã hội mà hướng tới giải thoát con người đã ảnhhưởng lớn đến con người và tư tưởng Nguyễn Trãi, ngay cả với kẻ thù tưtưởng của ông cũng hết sức nhân đạo:
Đến như thần võ không giếtĐức lớn hiếu sinhNghĩ về kế lâu dài của nhà nướcTha kẻ hàng 10 vạn sĩ binh [31, tr.87]
Do vậy, khi tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của nho giáo Nguyễn Trãi đã cónhững cải biến về nội dung làm cho nhân nghĩa của ông khác hẳn với nhânnghĩa vong bản chính thống mà nổi bật là tư tưởng yêu thương nhân dânlao động và khát vọng giành độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no tự
do cho nhân dân
1.3 Truyền thống gia đình, trí tuệ, tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi
1.3.1 Truyền thống gia đình Nguyễn Trãi
Gia đình Nguyễn Trãi là gia đình Nho bảng, các thế hệ trước đều lànhững tri thức uyên bác, có công lớn với triều đình nhưng lại có lòng yêuthương nhân dân sâu sắc
Ông tổ xa xưa của Nguyễn Trãi là Đinh quốc công Nguyễn Bặc, người
có công cùng Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất Tổ quốc Sauông bị Lê Hoàn giết hại, trải qua hơn 440 năm đến Nguyễn Trãi Cháu 9 đờicủa Nguyễn Bặc là Nguyễn Minh Du giữ chức quản quân thiết hổ vào năm
1378, có nhiệm vụ bảo vệ hoàng tộc, bảo vệ cấm thành Nguyễn Minh Ducùng gia tộc từ Chi Ngại, Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc chuyển đến lập nghiệp
ở Trại Ổi, thuộc xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín nay thuộc
xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội Ông sinh được ba người con trai,Nguyễn Ứng Long sinh năm 1356 và là con trai thứ ba trong gia đình, lớn lên
Trang 25học rộng hiểu biết nhiều được mời vào dinh quan tư đồ Trần Nguyên Đán đểdạy học Năm Giáp Dần 1374 niên hiệu Long Khánh thứ hai vua Trần DuệTông cho mở khoa thi ở Hành cung, Nguyễn Ứng Long đi thi và đỗ Thái họcsinh (tiến sỹ) sau đó được cử làm quan với chức Kiểm chính Nguyễn ỨngLong lấy bà Trần Thị Thái là con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán sinh được
7 người con 5 trai hai gái, Nguyễn Trãi là con trai đầu sinh năm 1380 tại quênhà làng Nhị Khê
Ông ngoại Nguyễn Trãi là quan tư đồ Trần Nguyên Đán cháu 4 đời củaThượng tướng quốc Trần Quang Khải và cháu 5 đời của Trần Thái Tông Ông
là một danh tướng lừng lẫy, tên tuổi của ông gắn liền với với những chiếnthắng oanh liệt ở Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Tây Kết trong cuộcchống quân Mông – Nguyên cuối thế kỷ XIII Mặc dù vậy nhưng ông lại cólòng bao dung rộng lượng, sử ghi lại rằng: Trần Nguyên Đán giao choNguyễn Ứng Long dạy dỗ cô con gái của mình là Trần Thị Thái, gần gũiNguyễn Ứng Long cô Thái đem lòng yêu quý và hai người đã trót có thai vớinhau, Nguyễn Ứng Long lo sợ quá tìm cách trốn đi Khi biết đầu đuôi sự việc,
Trần Nguyên Đán cho tìm Nguyễn Ứng Long về và bảo rằng Người xưa cũng
đã có như thế, chắc anh cũng đã biết chuyện Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như Nếu anh làm được như Tương Như, lưu danh đến đời sau, thì đó
là nguyện vọng của ta Cảm động trước tấm lòng độ lượng, bao dung của
Trần Nguyên Đán mà Nguyễn Ứng Long đã ra sức dùi mài king sử và đã thi
đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ) vào năm 1374 niên hiệu Long Khánh thứ hai củavua Trần Duệ Tông
Cha nguyễn Trãi lại có lòng yêu thương nhân dân sâu sắc với tư tưởngmong muốn làm cho dân bớt khổ:
An đắc thử thân như thác thượcHòa phòng xuy biến cửu châu tâm(Chỉ ước thân ta làm ống bể
Trang 26Thổi làn gió ấm tới muôn phương) [3, tr.72-73]
Chính truyền thống nho bảng của gia đình cũng như tấm lòng yêuthương nhân dân của cha và lòng bao dung rộng lớn của Ông ngoại cùng vớithực tế đời sống đau khổ của nhân dân và sự khắc nghiệt của lễ giáo phongkiến mà Nguyễn Trãi chứng kiến đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng NguyễnTrãi, in sâu vào tâm trí ông ngay từ nhỏ Khi lớn lên, đương tuổi thanh niênNguyễn Trãi đã: Chuyên đọc điển phần, chí những muốn việc cổ nhân đãmuốn- Đây chính là Nguyễn Trãi đọc những chuyện viết về thời Tam hoàngNgũ Đế, tức thời đại công xã nguyên thủy ở phương Đông, thời đại xã hộikhông giai cấp, không áp bức bóc lột và chính Nguyễn Trãi cũng mong muốnxây dựng một xã hội như thế, cũng như ý chí muốn làm thế nào cho dânchúng khỏi đói khổ, không bị áp bức bóc lột đó là tư tưởng và hoài bão lớnnhất của Nguyễn Trãi
1.3.2 Trí tuệ, tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi
Tài năng, trí tuệ và phẩm chất đạo đức sáng ngời của Nguyễn Trãi lànhân tố giữ vai trò quyết định hình thành nên tư tưởng nhân nghĩa mang dấu
ấn đặc sắc của ông Bởi vì tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm tư duy trí tuệcủa con người, do con người sáng tạo và khái quát trên cơ sở nhận thức nhân
tố khách quan
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) ra đời trong một gia đình có truyền thốngnho học, ông ngoại và cha là những trí thức nho học uyên bác, đã có nhiềucông sức dạy dỗ Nguyễn Trãi từ lúc còn nhỏ Mười lăm năm được thân phụrèn cặp trong hoàn cảnh vô cùng chật vật khó khăn do chiến tranh tàn phá nênkinh tế đình đốn, xã hội loạn lạc nhưng Nguyễn Trãi vẫn quyết chí học hành,lên sáu tuổi ông đã ham mê đọc sách Chính nhờ ý chí quyết tâm học hành đócùng với trí tuệ bẩm sinh của mình nên đến tuổi thanh niên Nguyễn Trãi nổitiếng là người học giỏi trong giới Nho học đương thời:
Trang 27“Thanh niín phương dự âi nho lđm”
(Thuở thanh niín tiếng thơm ngât rừng Nho) [31, tr.365]
Thâng 8 năm canh thìn 1400, nhă Hồ mở khoa thi Thâi học sinh đầu tiín ởkinh thănh Tđy Đô, Nguyễn Trêi đê ra thi vă đỗ Thâi học sinh (Tiến sỹ) Lúc
đó ông mới tròn 20 tuổi vă được bổ nhiệm lăm quan trong Ngự sử đăi vớichức Chânh chưởng Chính tăi năng vă trí tuệ uyín bâc đó của Nguyễn Trêi
đê giúp ông không chỉ dừng lại ở Nho giâo, bộ óc vĩ đại ấy đê tiếp thu toăn bộkiến thức đương thời Ngoăi Nho giâo ông nghiín cứu vă hiểu sđu từ giâo lýđạo Phật đến tư tưởng Lêo- Trang, từ câc tâc giả tiền Tần đến câc sâch mớiđược du nhập Tất cả những điều ấy chỉ lă những kiến thức đương thời mẵng tiếp thu vă sử dụng như những phương tiện để “lấy xưa nghiệm nay” vă
“hiểu người hiểu mình” để sâng tạo vă hănh động, lúc đó mới có đủ bản lĩnh
vă sự sâng suốt để tiếp thu, chắt lọc những nhđn tố tích cực trong tư tưởngNho - Phật – Lêo gắn với truyền thống dđn tộc hình thănh nín tư tưởng nhđnnghĩa đặc sắc của mình
Khi được tin cha bị bắt, Nguyễn Trêi cùng em đến tiễn cha vă có ý địnhtheo đoăn xe tù lín ải Nam Quan với ý định sang bín kia biín giới để hầu hạcha giă trong lúc bị tù đăy Nhưng đến ải Nam Quan Nguyễn Phi Khanhkhuyín Nguyễn Trêi trở về vă giao trâch nhiệm rửa nhục cho nước, trả thùcho cha Về đến thănh Đông Quan, Nguyễn Trêi bị quđn Minh bắt giữ biếtkhông thể ngăy một, ngăy hai có thể lăm lay chuyển được con người có lòngyíu nước nồng năn vă ý chí bất khuất nín chúng đê buộc ông sống ở ĐôngQuan dưới sự giâm sât, theo dõi của quđn Minh Từ đó Nguyễn Trêi về sốngtrong ngôi nhă của người cha khi còn lăm quan dưới triều Hồ với cuộc sống
cơ cực, thiếu thốn của người dđn mất nước:
Góc thănh nam, lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ănCon đòi trốn, dường ai quyến,
Trang 28Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cáNhà quen xú xứa, ngại nuôi vằnTriều quan chẳng phải, ẩn chẳng phảiGóc thành Nam, lều một gian [31, tr.395]
Biết rõ bản chất kẻ thù không thể chịu cảnh cá chậu, chim lồng trongkhi nợ nước, thù nhà từng ngày đang nung nấu tâm can ông Lợi dụng sự lỏnglẻo ông đã thoát ra khỏi sào huyệt của kẻ thù để tìm phương cách cứu nước,cứu dân Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của kẻ thù ở thành Đông Quan, đểtránh sự truy tìm của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã trải qua mười năm lưu lạc, ẩnnáu trong nhân dân ở những vùng quê xa xôi, hẻo lánh xa quê hương vànhững người thân thích:
Kể từ khi chim lạc ra rừng khácĐếm ngón tay thanh minh đã mấy lần
Xa nghìn dặm mồ mả không được lạy quétTrải mười năm thân cựu đã thảy hao mòn [31, tr.395]
Để tránh sự lùng bắt của kẻ thù, ông đã chuyển nơi cư trú của mình nhiều lầnvới cuộc sống đầy gian lao vất vả thiếu thốn, kế sinh nhai chủ yếu bằng:
Áo quan thả gửi hai bè muốngĐất bụt ương nhờ một lãng mồng [31, tr.418]
Mười năm lưu lạc, ẩn tránh sự truy tìm của kẻ thù là thời gian NguyễnTrãi sống gần gũi nhân dân, đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân, với cuộcsống của người dân mất nước trong cảnh loạn lạc, dưới ách áp bức, bóc lộtnặng nề của giặc cướp nước và bè lũ bán nước, cùng nhân dân chia sẻ mọigian nan đau khổ, cho nên ông đã “Tình dân đau khổ đều được tỏ tường,đường đời gian nan cũng đã từng trải” [31, tr.201] cũng như thấy rõ hơn sựthống trị tàn bạo của giặc Minh “chuyên chém giết để ra oai, coi mạng người
Trang 29như cỏ rác Trói bắt vợ con của dân ta, cuốc đào lăng mộ của nước ta Cấm cảmuối để dân khốn thức ăn, đòi gấm lụa để dân thiếu đồ mặc Ngọc vàng vơvét hết, tê tương cung cấp luôn Chính thì hà khắc, hình thì thảm thương, dânkhông sống nổi Kẻ vô tội kêu trời oán trách, người trung nghĩa nghiến răngcăm hờn, đều muốn liều chết diệt giặc” [31, tr.197-198] mà nung nấu thêmlòng yêu nước, yêu thương nhân dân và chí căm thù giặc sâu sắc Đồng thời,với trí tuệ uyên thâm của mình, nên trong thời gian này Nguyễn Trãi đãnghiền ngẫm, tìm hiểu thời cuộc để tìm con đường cứu nước, giải phóng dântộc Chính cuộc sống cơ cực, gần gũi nhân dân này đã giúp Nguyễn Trãi hiểuđược những khát vọng cháy bỏng của nhân dân, hiểu được vai trò, sức mạnhcủa nhân dân Đây là cơ sở quan trọng cho tư tưởng cứu nước nhân nghĩa củaNguyễn Trãi
Điều đặc biệt trong con người Nguyễn Trãi là không chỉ dừng lại ởnhững tri thức, hiểu biết qua sách vở, qua thực tiễn cuộc sống gần dân sinhđộng của mình mà ông luôn suy nghĩ và sáng tạo vì mục đích cứu nước, cứudân, tư tưởng đó đã giúp Nguyễn Trãi tìm được hướng đi cho lịch sử, hiểu rõđược đâu là đúng sai, mạnh yếu để xác định thái độ và hành động phù hợpđáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân Đó là điểm nổi bật ởNguyễn Trãi khiến ông vượt lên trên hẳn những nhà nho đương thời trở thànhcon người toàn thiện tiêu biểu cho khí phác và tinh hoa dân tộc
Như vậy, Nguyễn Trãi là người đọc nhiều, học nhiều, hiểu biết rộng làngười được đào luyện trong trường lớp Nho giáo nên ông rất thông hiểu kinh
sử, say mê trong Vườn chư tử, bề lục kinh Với ý chí tiến thủ cao ngay từ nhỏ,
trí tuệ uyên bác nhưng lại gắn bối cảnh đầy biến động của Đại Việt cuối thế
kỷ XIV nửa đầu thế kỷ XV, cũng như cuộc sống gần gũi nhân dân của ôngnên khi tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo Nguyễn Trãi đã mở rộngkhông bó buộc với sách vở của Khổng- Mạnh, của Tống Nho mà bổ sung vào
Trang 30đó những nội dung mới, thậm chí có nội dung còn đối lập nhau Chính vì thế
mà cốt lõi xuyên suốt trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêuthương nhân dân vì sự nghiệp giải phóng dân tôc, đem lại cuộc sống tự do, ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân
*
Trong lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại, sự ra đời của một họcthuyết, một tư tưởng lý luận không phải là ngẫu nhiên, tự phát mà là kết quảtất yếu của quá trình phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội…và sự kế thừa biện chứng những giá trị từ học thuyết, tư tưởng lý luậnquá khứ Nên có thể khẳng định, các học thuyết, các tư tưởng lý luận không rađời một cách tự phát mà bao giờ cũng ra đời và phát triển trên một mảnh đấtmàu mỡ được bồi đắp bởi các giá trị hiện thực Đúng như C Mác khẳng định:
“ các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thờiđại của mình, của dân tộc mình ” [18, tr.156]
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cũng vậy, đó là sự hội tụ củanhững điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, nếu những điều kiện kinh
tế, chính trị - xã hội đầy biến động của Đại Việt cuối thế kỷ XIV đến nửa đầuthế kỷ XV là nền tảng, cơ sở vật chất quy định sự nảy sinh, hình thành và pháttriển những nội dung tiến bộ trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, thìnội dung tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo là một trong những cơ sở lý luận của
tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi Song tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi cónội dung mới khác xa với truyền thống Nho giáo vong bản là vì Nguyễn Trãi
đã tiếp thu có chọn lọc các giá trị tích cực trong tư tương từ bi, bác ái, ái yêuthương con người, đề cao giải thoát con người của Phật giáo cũng như tưtưởng không màng danh lợi, theo thời mà thuận của Lão - Trang đã làm cho
tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không còn gắn chặt với giai cấp quý tộc
Trang 31nữa mà gắn chặt với nhân dân lao động Đặc biệt, chính truyền thống yêunước của gia đình, của dân tộc Việt Nam và tài năng trí tuệ, phẩm chất đạođức sáng ngời của Nguyễn Trãi là cơ sở hàng đầu làm cho nhân nghĩa củaNguyễn Trãi trở thành nhân nghĩa khai phóng, vì nước vì dân Đó chính là sự
kế thừa biện chứng tư tưởng nhân nghĩa trong lịch sử gắn với bối cảnh ĐạiViệt cuối thể kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV tạo nên tư tưởng nhân nghĩa đặcsắc của Nguyễn Trãi gắn với cứu nước cứu dân, đem lại cuộc sống ấm nohạnh phúc cho nhân dân
Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA
NGUYỄN TRÃI
Nhân và nghĩa vốn là những khái niệm có tính chất chính trị và đạo đức
của Nho giáo, do Khổng Tử đề xướng và Mạnh Tử bổ sung, phát triển và kết
Trang 32hợp nhân với nghĩa thành phạm trù nhân nghĩa Nhưng, nội dung chủ yếutrong khái niệm nhân và nghĩa đó có tính chất bảo thủ, tôn sùng quá khứ vàgắn với mục đích phục vụ giai cấp thống trị “bình thiên hạ” không phải bằng
vũ lực, mà bằng đạo đức, theo một trật tự đẳng cấp khắc nghiệt Còn nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi là hệ giá trị nhân đạo, nhân văn với nội dung chủ đạo
là yêu thương nhân dân lao động và lẽ phải cần làm gắn với cứu dân, an dân cùng dân vui buồn và được ông đẩy lên thành cứu nước, duy trì thế nước an nhằm phục vụ lợi ích của đại đa số dân chúng Đại Việt Được thể hiện trên
các nội dung chính sau đây:
2.1 Yêu nước, thương dân, đề cao vị trí vai trò của nhân dân đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc
2.1.1 Yêu thương nhân dân, đề cao vị trí vai trò nhân dân nhưng cái đặc biệt ở Nguyễn Trãi là có quan niệm rộng lớn về nhân dân.
Trước hết, Nguyễn Trãi có tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc nhưng cái khác biệt của ông là có quan niệm rộng lớn về nhân dân
Nguyễn Trãi suốt đời để tâm tới dân chúng, lo tới đời sống ấm no củadân chúng; làm cho dân giàu, quân mạnh; làm cho Tổ quốc được giàu có,quân đội hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc là phận sự của bề tôi triều đình TheoNguyễn Trãi thì làm tròn bổn phận ấy rút cục là để chăm lo cho lợi ích củanhân dân:
Quốc phú binh cường chăng có chướcBằng tôi nào thửa ích chưng dân [31, tr.408]
Làm gì để giúp nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc? Làm gì để nhân dânhết nỗi sầu than, oán giận? Đó là những câu hỏi lớn mà suốt đời ông theođuổi, nên Nguyễn Trãi chán ghét nhà Trần, hy vọng vào những đổi mới củanhà Hồ nhưng hy vọng đó cũng không trở thành hiện thực vì nhà Hồ cũngkhông đảm bảo được đời sống ấm no cho nhân dân, mà chính những chínhsách sưu cao thuế nặng đã làm mất lòng dân
Trang 33Vừa đây họ Hồ chính sự phiền hà
Để đến nỗi nhân tâm oán, phản [31, tr.77]
Khi quân Minh mượn tiếng “Điếu dân phạt tội” nhưng thực tế là sangxâm chiếm nước ta, là làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhândân ta, thuế nặng, hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng sống khôngđược yên Chúng đã gây nên bao tội ác cho nhân dân ta:
Thui dân đen trên lò bạo ngượcHãm con đỏ dưới hố tai ươngDối trời lừa người kế gian đủ muôn nghìn khóeCậy binh gây hấn, ác chứa gần hai chục năm [31, tr.78]
Ông đau xót trước cảnh nhân dân sống trong chiến tranh loạn lạc, quằnquại, rên xiết dưới móng vuốt kẻ thù:
Khai mỏ vàng, thì xông pha lam chướng, phá núi đãi vàng
Mò ngọc trai, thì mặc giao long, giòng dây quẳng biển
Nhiễu dân đào hầm bẫy hươu đenHại vật, chăng lưới bắt chim trả [31, tr.78]
Từ tội ác tày trời của giặc Minh với lòng yêu thương nhân dân vô bờbến mà Nguyễn Trãi có thái độ căm thù giặc sâu sắc, giặc càng tàn hại dânbao nhiêu ông càng thương dân và căm thù giặc bấy nhiêu, nên Nguyễn Trài
có thái độ dứt khoát với giặc Minh:
Nghĩ thế thù khôn đội trời chungThề giặc nước khó cùng chung sống [31, tr.78]
Từ những hoạn nạn mà nhân dân gặp phải trước sự giày xéo của giặcMinh xâm lược ngày đêm thôi thúc ông tìm ra con đường đánh giặc cứu nước
Vì thế Nguyễn Trãi đã đem hết trí tuệ, tâm huyết, tài năng ra phò giúp Lê Lợi
và phong trào Lam Sơn Chính từ tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc đó
mà ngay cả khi trong chiến trận Nguyễn Trãi đã dùng lời hay, lẽ phải viết thư
Trang 34cho Phương Chính khuyên nghỉ binh, đem lại điều lợi cho nhân dân, đem lạicuộc sống hòa bình cho nhân dân: “Tôi trộm nghĩ cái nỏ nặng nghìn cânkhông phải vì con chuột nhắt mà nẩy máy Nay ngài là bậc danh tướng hiệnthời, lại đem quân hai nước mà tranh thắng với kẻ thất phu, có được chăngnữa, chẳng qua cũng chỉ phong hầu; vạn nhất ngã thua, thì bốn phương nhânthế mà chinh chiến không thôi, dẫu người cơ trí mà không giỏi lo tính chuyện
về sau, hối làm sao kịp? Chỉ e mua cười với đương thế, để chê cho đời sau, tôirất vì lo ngại Vì ngài tính kế ngày nay, không gì bằng cởi giáp nghỉ binh,ngồi nhàn mà nhận hàng, đó là thượng sách Thế tuy là may cho bọn tôi cùngngài, và cũng là may lớn cho vạn dân thiên hạ” [31, tr.104]
Nhưng điều đặc biệt ở Nguyễn Trãi là có quan niệm về dân rất rộnglớn Dân theo ông là toàn thể nhân dân lao động không hề có ranh giới, khôngphân biệt cấp bậc cao thấp Nếu những Nho sĩ khác nhìn nhận về dân mangnặng tính miệt thị, coi thường thì ở Nguyễn Trãi có cái nhìn mới, nhận thứcmới về dân Ông nhắc đến dân rất nhiều lần và mỗi lần đều gắn với nhữnghoàn cảnh nhất định, nhưng tất cả đều hàm chứa lòng yêu thương và sự tôntrọng sâu sắc Theo Nguyễn Trãi dân là những con người bình dị, gần gũiquen thuộc, là những “dân đen” đang bị “thui trên lò bạo ngược”, là những
“con đỏ” bị hãm “dưới hố tai ương” [31, tr.77], họ còn là những “manh lệ tứphương” ở những nơi “trong làng xóm lặng lẽ”, là “Dân mọn xóm làng” [31,tr.106] hay có lúc ông gọi họ là những “bách tính”, “thương sinh” chính họ làlực lượng trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội Với ông yêu dân là yêunước, yêu nước là yêu dân và hơn hết dân chính là lực lượng quyết định tớiphát triển xã hội Trong nhận thức của Nguyễn Trãi thì nhân dân là nhữngngười có phẩm chất cao thượng, có lý tưởng, hướng tới cái đẹp chứ không chỉ
là công cụ phục vụ cho sự thống trị của giai cấp trên Nhận thức ấy đã vượt
Trang 35lên trên tư tưởng của Nho giáo và những bậc tiền bối đi trước trong lịch sửĐại Việt khi quan niệm về dân, đúng như lời đánh giá “Trong lịch sử chế độphong kiến Việt Nam, ông đáng được coi là nhân vật lịch sử có tư tưởng nhândân cao quý nhất Không những ông vượt lên trên những người đương thời,
bỏ xa những nhân vật lịch sử trước đó, mà còn hơn nhiều nhân vật lịch sử sau
đó trong suốt thời kỳ chế độ phong kiến” [7, tr.67]
Thứ hai, một mặt hết sức quan trọng trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi là ông đề cao vị trí vai trò của nhân dân đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc
Theo Nguyễn Trãi dân là cội nguồn, là lực lượng to lớn có sức mạnh
“úp thuyền mới rõ sức dân như nước” hay “Quy mô lớn lao lộng lẫy đều làsức lao khổ của quân dân” [31, tr.196] Dân được Nguyễn Trãi xem là sốđông, là cơ sở của xã hội, là lực lượng chính trong chiến tranh bảo vệ đấtnước và sản xuất của cải vật chất cho xã hội, cũng như xây dựng những côngtrình, kiến trúc có quy mô to lớn Nếu không có sức dân, không có dân đồngtình thì một vị vua cầm quyền trị nước dù có tài giỏi như thế nào cũng khôngthể làm hết tất cả những công việc ấy Sức mạnh đó còn được thể hiện “mếnngười có nhân là dân mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân” [31, tr.203],tức là coi trọng dân, biết chăm lo cho dân thì có thể dừa vào sức mạnh vô địchcủa nhân dân để làm nên sự nghiệp Như vậy, dân là lực lượng có sức mạnh
vô địch, có vị trí quan trọng trong việc xây dựng những triều đại thịnh trị vàlật đổ những triều đại phản động, một ông vua tham tàn… Điều ấy được minhchứng sống động qua những bài học lịch sử, qua chứng kiến những cuộc đấutranh của nông nô, nô tỳ đã làm cho nhà Trần suy sụp, nhà Hồ vì không đượclòng dân nên đã để “Giặc Minh thừa dịp hại dân ta” [31, tr 77]
Xuất phát từ cách nhìn như vậy nên Nguyễn Trãi cùng với Lê Lợi đã tổchức và đoàn kết sức dân hợp nên đội quân hùng mạnh dưới ngọn cờ chính
Trang 36nghĩa đánh đuổi giặc Minh ra khỏi biên giới nước ta Mặc dù Nguyễn Trãimượn lối diễn đạt của Nho giáo nhưng khác với Khổng Tử - người tuy thấyđược vai trò của dân song lại có phần coi nhẹ, khinh miệt, thì Nguyễn Trãi coitrọng và thấy được vai trò quyết định trong lịch sử của dân với tư cách là quầnchúng nhân dân Nếu không có lòng yêu nước thương dân son sắc, sâu nặng thì
sẽ không đủ sức tinh tế và chiều sâu để có thể nhận thức như vậy về dân VớiNguyễn Trãi dân không phải là lực lượng thấp hèn mà là đối tượng cần biết ơn,cần ca ngợi, đáng khâm phục Theo suốt chiều dài tư tưởng của Nguyễn Trãi chothấy ông luôn đánh giá rất cao vai trò, vị trí của nhân dân mặc dù cùng thời điểm
ấy cho tới mãi về sau của chế độ phong kiến Việt Nam ít người nhận thức vàhành động được như tư tưởng của Nguyễn Trãi
Một điều quan trọng nữa là trong thời kỳ Phong kiến thông thường người
ta nói được sống yên ổn là nhờ ân đức nhà vua, được hưởng bổng lôc, được nhàcao cử rộng cũng là nhờ ân huệ nhà vua nên phải chịu ơn vua, phải đền ơn vua.Nhưng với Nguyễn Trãi lại khác, theo ông từ cái ăn cái ở, tới sự sống yên lành
mà có được là nhờ ơn nhân dân nên phải đền ơn nhân dân, cụ thể là những ngườidân cày ruộng và những người dân mặc áo lính:
Ở yên thì nhớ lòng xung đột
Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày [31, tr.445]
Rõ ràng là cái nhìn của Nguyễn Trãi về xã hội, về quan hệ giữa conngười với con người tư tưởng yêu thương nhân dân, đề cao vị trí vai trò nhândân là hoàn toàn khác xa giai cấp phong kiến, chứa đựng những yếu tố tiến bộtích cực không chỉ thời đại đó mà ngay cả những thời đại sau này cũng khó cónhà tư tưởng nào sánh kịp Đúng như Mata Mơban, Tổng giám đốc UNESCOnhận định “Ông rất kính trọng sức sáng tạo của nhân dân, ông thường ví dânnhư nước, nước có thể chở thuyền và cũng có thể lật thuyền, ông luôn nói đếndân với lòng trìu mến vô hạn trong văn xuôi cũng như trong thơ… Sáu trămnăm sau, sự thao thức của con người hành động và nhà thơ Nguyền Trãi cũng
Trang 37là sự thao thức của tất cả những ai yêu tha thiết nhân nghĩa trên trái đất này”[22 tr.50].
2.1.2 Yêu nước nồng nàn nhưng ở Nguyễn Trãi yêu nước gắn với
an dân, duy trì thế nước an.
Trước hết, yêu nước của Nguyễn Trãi là ý thức tự hào dân tộc, tự hào
về nền văn hiến, về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta Đâychính là cội nguồn sức mạnh để ông vượt lên mọi khó khăn thử thách cùng cảdân tộc vùng lên cứu nước trong lúc đất nước gặp nguy nan
Xét như nước Đại Việt taThật là một nước văn hiến
Bờ cõi sông núi đã riêngPhong tục Bắc Nam cũng khácTrải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nghiệpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ động [31, tr.77]
Cũng như lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tự hào về hào kiệt muôn đời của nướcĐại Việt:
Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu [31, tr.77]
Chính từ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự tôn dân tộc sâu sắc màNguyễn Trãi căm thù sâu sắc bọn bán nước và các thế lực bên ngoài mangquân đến cướp nước ta:
Giặc Minh thừa dịp làm hại dân taĐảng ngụy gian ác mưu mô bán nước [31, tr.77]
Chúng vơ vét của cải, chà đạp lên nhân phẩm của con dân Đại Việt “chuyênchém giết để ra oai, coi mạng người như cỏ rác Trói bắt vợ con của dân ta,cuốc đào lăng mộ của nước ta Cấm cả muối để dân khốn thức ăn, đòi gấm lụa
để dân thiếu đồ mặc Ngọc vàng vơ vét hết, tê tương cung cấp luôn Chính thì
Trang 38hà khắc, hình thì thảm thương, dân không sống nổi Kẻ vô tội kêu trời oántrách, người trung nghĩa nghiến răng căm hờn, đều muốn liều chết diệt giặc”[31, tr.197-198] Từ những tội ác tày trời đó Nguyễn Trãi đã tố cáo giặcMinh:
Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa hết vết nhơChặt hết trúc Lam Sơn chẳng đủ ghi hết tội ác [31, Tr.78]
Giá trị to lớn của yêu nước Nguyễn Trãi thể hiện ở tính chiến đấu mạnh
mẽ, ở hành động cụ thể đấu tranh không mệt mỏi, không khoan nhượng với
kẻ thù bên ngoài, bên trong để bản vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn nền văn hóadân tộc và cuộc sống yên bình của nhân dân Từ lòng yêu nước, chí căm thùgiặc sâu sắc là một trong những nguyên nhân quan trọng để Nguyễn Trãi tìmđường cứu nước, cứu dân Bởi lẽ, ông luôn trăn trở phải làm sao để giảiphóng dân, làm sao để dân an bình, ấm no “Cứu dân để dạ, chí háo hức chỉmuốn về Đông” [31, tr.78]
Thứ hai, với Nguyễn Trãi yêu nước gắn với hành động cứu nước nhằm
tạo ra thế nước an Từ tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc đó, bằng trí tuệ,tài năng và được hun đúc từ truyền thống gia đình nên ở Nguyễn Trãi nhânnghĩa còn gắn chặt vơi nước, ngoài vì an dân, nhân nghĩa còn mục đích duytrì thế nước an:
Quyền mưu bản thị dụng trừ gian,Nhân nghĩa duy trì quốc thế an [31, tr.290]
Từ đó, hình thành nên ở Nguyễn Trãi tư tưởng yêu nước thiết tha, trong sáng
và hết sức mãnh liệt “Đêm ngày cuồn cuộn nước đông triều” [31, tr.412] Ngay từ cuối thời Trần trước sự khủng hoảng và suy đồi của dòng họ thốngtrị, Nguyễn Trãi nhận ra ở Hồ Quý Ly có khả năng đưa đất nước ra khỏikhủng hoảng, đưa dân tộc ra khỏi cảnh khốn cùng Vì vậy ông đã tham giavào sự nghiệp chấn hưng đất nước, chuẩn bị đối phó vối giặc minh xâm lược,
Trang 39bởi Nguyễn Trãi thừa hiểu rằng mặc dù nhà Hồ là một Vương triều mới,giành được quyền lãnh đạo khác với truyền thống xưa nay của dân tộc nhưngvới những cải cách táo bạo, tích cực mang nhiều tiến bộ vào thời đó, nếu cóthời gian chắc chắn sẽ có những cống hiến tích cực cho sự phát triển của đấtnước Nhưng rồi nhà Hồ bị diệt vong trước cuộc xâm lăng tàn bạo của giặcMinh, đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân sống cảnh lầm than dưới nanh vuốt
kẻ thù và bè lũ ngụy quân bán nước Không cam chịu làm quan cho giặcMinh, Nguyễn Trãi đã trốn khỏi thành Đông Quan bôn ba đi thực hiện lýtưởng cứu nước, cứu dân của mình Chính lòng yêu nước, thương dân nồngnàn này đã đưa Nguyễn Trãi thoát khỏi triết lý nhân nghĩa, Khổng- Mạnhtruyền thống, từ bỏ từng lớp quý tộc nhà Trần, nhà Hồ đến với từng lớp bìnhdân, đến với phong trào Lam Sơn của Lê Lợi để thực hiện lý tưởng yêu nướcphải cứu lấy nước của mình
Từ đó, mục đích thực hiện nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là vì nước, vì dân Mở đầu tác phẩm Bình ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở an dânQuân cứu nước trước cần trừ bạo [31, tr.77]
Nghĩa là nhân nghĩa với cái cốt, cái lõi chung ở bên trong hay có thể nói mụcđích cần đạt được khi thực hành nhân nghĩa là phải đem lại cuộc sống hòabình, an lành, tự do lao động sản xuất cho nhân dân lao động Và ở NguyễnTrãi nhân nghĩa còn gắn chặt với nước, ngoài vì an dân nhân nghĩa còn mụcđích duy trì thế nước an:
Quyền mưu bản thị dụng trừ gian,Nhân nghĩa duy trì quốc thế an [31, tr.290]
Tức là làm những việc cứu nước, thương dân cốt là để dân được sống yên
ổn, hạnh phúc và muốn cứu nước thì phải trừ bạo tàn “Trừ độc, trừ tham,trừ bạo ngược” [31, tr.440] hoàn toàn khác với nhân nghĩa đạo KhổngMạnh chỉ vì tầng lớp quý tộc, còn nhân dân lao động thì bị coi thường,
Trang 40khinh miệt Hay khi Nguyễn Trãi tha cho quân giặc thua trận mục đíchcũng chỉ vì nghĩ tới làm sao để nhân dân có cuộc sống hòa bình, an lànhkhông phải đối diện với chiến tranh tàn khốc:
Đến như thần võ không giếtĐức lớn hiếu sinhNghĩ về kế lâu dài của nhà nướcTha kẻ hàng 10 vạn sĩ binhSửa hòa hiếu cho hai nướcTắt muôn đời chiến tranh [31, tr.87]
Cũng từ những điều này mà theo Nguyễn Trãi thì nhân nghĩa là gốccủa người làm tướng Vì vậy, khi Nguyễn Trãi có thư khuyên PhươngChính nghỉ binh để đem lại điều lợi cho muôn dân Song không nhữngPhương Chính không nghe theo mà còn tiến quân liên tục vào trại quân ta,đồng thời chúng còn mang thư tới dụ hàng Lê Lợi, Nguyễn Trãi Ông đãđanh thép đáp lại: “Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính Kẻ làm tướnglấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của” [31, tr.105] Hay cũng trong mộtbức thư gửi cho Phương chính sau đó Nguyễn Trãi đã nhắc lại: “Phàm mưuviệc lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu Chỉ nhân nghĩa có đủ thì công việc mớixong xuôi” [31, tr.106] và dối trời, lừa người, làm việc bạo tàn chính là điều bấtnghĩa “Nước mày nhân dịp Họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực
là làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hìnhphiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng sống không được yên Nhân nghĩa màthế ư” [31, tr.106] Nếu làm trái điều nhân nghĩa thì hậu quả sẽ khôn lường “Naybọn mày chỉ chuộng lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết màkhông xót thương Việc ấy trời đất không dung, người ma đều giận cho nên liềnnăm chinh phạt, hằng đánh hằng thua” [31, tr.105]
Như vậy, nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi trước hết là tấm lòng yêu nước,thương dân sâu sắc Nhưng đối với Nguyễn Trãi có quan niệm rộng lớn về