1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG LÃNH đạo kết hợp sức MẠNH dân tộc với sức MẠNH THỜI đại TRONG sự NGHIỆP bảo vệ tổ QUỐC GIAI đoạn 1996 2006

100 636 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 753 KB

Nội dung

Kết hợp SMDT với SMTĐ là quan điểm tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, là quy luật và bài học kinh nghiệm lịch sử của cách mạng nước ta. Ngay từ khi ra đời, với cương lĩnh, đường lối đúng đắn Đảng ta đã xác định rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, kết hợp SMDT với SMTĐ tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam là vấn đề tất yếu khách quan. Nhờ khéo kết hợp SMDT với SMTĐ mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh thắng thực dân, đế quốc có sức mạnh về kinh tế và quân sự gấp nhiều lần, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ban Chấp hành Trung ương BCHTW

Trang 2

1.1 Yêu cầu khách quan về kết hợp sức mạnh dân tộc với

sức mạnh thời đại trong bảo vệ Tổ quốc 81.2 Chủ trương của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc với

sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

1.3 Đảng chỉ đạo kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (1996 - 2006) 34

2.1 Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ

2.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp sức

mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp

Trang 3

Ngày nay, sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN có những thuận lợi vàkhó khăn, thách thức mới Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triểnnhư vũ bão và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra sôi động, những tácđộng, ảnh hưởng xấu từ sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô cùngvới những hoạt động chống phá của CNĐQ thông qua chiến lược “diễn biếnhòa bình”, bạo loạn lật đổ đã đặt nhiệm vụ BVTQ của nước ta đứng trướcnhững nội dung, yêu cầu mới Đặc biệt, hiện nay trước sự biến đổi nhanhchóng, mau lẹ của tình hình thế giới, khu vực cùng với tình hình trong nướccòn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như:sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sự phân hóa giàu nghèo, phân hóagiai cấp, phân tầng xã hội đang diễn ra khá mạnh, các tiêu cực và tệ nạn xãhội vẫn đang diễn biến phức tạp, những nhân tố gây mất ổn định chính trị, xãhội vẫn tồn tại… cùng với yêu cầu mới về mục tiêu BVTQ ngày càng rộnglớn, tính chất phức tạp hơn, đặt ra yêu cầu mới đổi mới việc kết hợp SMDTvới SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN.

Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước đang đòi hỏi nhiều vấn đề lýluận và thực tiễn của công việc đổi mới nói chung, của quá trình kết hợpSMDT với SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ nói riêng cần được tổng kết đánh giáđúng thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để rút ra những kinh nghiệm vận dụngvào công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trang 4

Với lý do trên tác giả chọn đề tài “Đảng lãnh đạo kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ năm 1996 đến năm 2006” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nhóm các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò của SMDT, SMTĐ

và mối quan hệ giữa SMDT với SMTĐ:

Nguyễn Tuấn Dũng (1997), “Góp phần nhận thức bài học kết hợp sức

mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 2/1997 Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1998), Tư tưởng Hồ chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại Lê Mậu Hãn (2001), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb

CTQG, Hà Nội Lê Văn Quang, “Thời cơ, nguy cơ và việc phát huy sức mạnh

thời đại trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 4/2004 Ngô Đăng Tri, “Sự kết hợp sức mạnh dân tộc

với sức mạnh thời đại trong cách mạng tháng Tám và ý nghĩa thực tiễn của

nó”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2005 Trịnh Văn Tuấn (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1973), Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Quân sự

Nguyễn Dy Niên (2006), Phát huy cao độ nội lực, ra sức khai thác ngoại lực kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước, Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Nguyễn Văn Sáu (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát huy nội lực trong xây dựng, phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ từ năm

1996 đến năm 2006, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Bùi Đình Phong (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Trần Nguyên Việt (2009), Kết hợp sức mạnh dân tộc và những thành tựu thế giới đương đại, Hội Khoa học xã hội Nguyễn Văn

Trang 5

Dưỡng (2009), Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Di chúc Bác Hồ, Nxb QĐND, Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng, “Quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh quốc phòng thời kỳ hội

nhập”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 8/2010 Nguyễn Chí Vịnh,

“Quan điểm của Đảng ta về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong công

tác đối ngoại quốc phòng” Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 7/2012.

Những công trình nêu trên đã chỉ ra sự cần thiết phải kết hợp SMDTvới SMTĐ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Với nhiều cách tiếp cận, cáctác giả đã luận giải sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các vấn đềnhư: SMDT, SMTĐ là gì ? phân định rõ vị trí, vai trò của SMDT, SMTĐ vàmối quan hệ giữa SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp cách mạng Vì vậy, đây

là nguồn tư liệu quý, giúp tác giả có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiêncứu một cách có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp SMDT với SMTĐtrong sự nghiệp BVTQ từ năm 1996 đến năm 2006

Nhóm các công trình nghiên cứu về sự kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ:

Phạm Trang, “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong

sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số

7/2001 Mạc Thuận, “Phát huy sức mạnh tổng hợp lấy lực lượng vũ trang làm

nòng cốt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 5/2003 Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay và Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb QĐND, Hà Nội (2003) Tô Xuân Sinh (2004), “Tăng cường

việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3/2004 Trần Quang Cơ, “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và mấy vấn đề đặt ra trong sự

nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 4/2005 Dương Văn Lượng (2006), Sức mạnh thời đại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 6

xã hội chủ nghĩa hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài Viện Khoa học xã hội nhăn văn

Quân sự - Bộ Quốc phòng, Hà Nội Hoàng Xuân Lâm, “Kết hợp kinh tế với quốc

phòng - an ninh trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 8/2010 Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2010), Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội Nguyễn Bá Dương, Góp phần phát triển tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2013

Những công trình khoa học được công bố trên đã đề cập dưới nhữnggóc độ khác nhau về kết hợp SMDT với SMTĐ Nhưng cho đến nay chưa

có một công trình khoa học nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt vềquan điểm và chủ trương của Đảng đối với sự kết hợp SMDT với SMTĐtrong sự nghiệp BVTQ từ năm 1996 đến năm 2006 Tuy vậy, các côngtrình khoa học nêu trên là tài liệu quý, tác giả tham khảo trong quá trìnhxây dựng luận văn của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích: Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp

SMDT với SMTĐ trong công cuộc BVTQ từ năm 1996 đến năm 2006, từ đórút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc XHCN hiện nay

* Nhiệm vụ:

- Một là, làm rõ tính tất yếu của việc kết hợp SMDT với SMTĐ trong

sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

- Hai là, trình bày có hệ thống và phân tích làm sáng tỏ chủ trương

và sự chỉ đạo của Đảng kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc từ năm 1996 đến năm 2006

- Ba là, nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp SMDT với SMTĐ,chỉ rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm

Trang 7

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng về sự kết hợp SMDT vớiSMTĐ trong sự nghiệp BVTQ

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của

Đảng kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2006 Tuy nhiên, để bảo đảm tính

hệ thống, phục vụ mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng tài liệu, tư liệutrước và sau khoảng thời gian nói trên

Về không gian: Trên phạm vi cả nước.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Lênin, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phươngpháp luận sử học mácxit

Mác-* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic Ngoài ra,còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh

5 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng lãnh đạo kếthợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ năm 1996 đến năm

2006 Đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trìnhĐảng lãnh đạo kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ từ năm

1996 đến năm 2006

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạymôn Lịch sử Đảng trong các nhà trường quân đội

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 8

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG SỰ NGHIỆP

BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

1.1 Yêu cầu khách quan về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bảo vệ Tổ quốc

1.1.1 Vị trí, vai trò của kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Kết hợp SMDT với SMTĐ là yêu cầu khách quan, có tính quy luật củacách mạng vô sản Giai cấp vô sản muốn chiến thắng kẻ thù, hoàn thành sứ mệnhlịch sử của mình phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trongnước và ngoài nước, sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại

Chủ nghĩa Mác ra đời là một thành tựu vĩ đại của nhân loại, là vũ khí lýluận khoa học và cách mạng soi đường để giai cấp vô sản và các dân tộc vươnlên giải phóng mình Chủ nghĩa Mác đã khẳng định: Trong cuộc đấu tranh cáchmạng lâu dài, giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền và

tự mình trở thành dân tộc Nhưng sức mạnh đấu tranh của các lực lượng cáchmạng ấy lại không bao giờ được tự giới hạn mình trong phạm vi dân tộc, mà cầnphải được đặt trong mối liên hệ quốc tế, theo tinh thần “vô sản tất cả các nước,đoàn kết lại” Mặt khác, giai cấp vô sản mang bản chất quốc tế, đó là cơ sởkhách quan của sự liên minh đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp công nhân, nhândân lao động ở tất cả các quốc gia dân tộc theo quan điểm kết hợp SMDT vớiSMTĐ tạo thành sức mạnh vô địch chiến thắng chủ nghĩa tư bản

Kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin là người hoạtđộng trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang CNĐQ, khi hệ thốngthuộc địa của chúng đã bao trùm cả thế giới và khi phong trào giải phóng dântộc đã bắt đầu được khơi dậy Trong điều kiện ấy, V.I.Lênin đã phát triểnkhẩu hiệu chiến lược của C.Mác và Ph.Ăngghen thành: “Vô sản tất cả cácnước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!” Người nói: “Chỉ độc một mìnhđội tiên phong thôi thì không thể thắng nổi Ném một đội tiền phong vào cuộc

Trang 9

chiến đấu quyết định… thì đó không những là một điều dại dột mà còn là mộttội ác nữa” [40, tr 97] Lênin đã chỉ ra: Trong thời đại ngày nay, sự nghiệpđấu tranh đánh đổ CNĐQ chỉ có thể giành thắng lợi bằng sự kết hợp chặt chẽcách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa với cách mạng giải phóng dântộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc Đồng thời, cách mạng vô sản ở các nước

tư bản chủ nghĩa cũng chỉ có thể nổ ra và giành thắng lợi khi có sự hỗ trợ,phối hợp của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc

Vì vậy, cách mạng vô sản chính quốc phải tích cực giúp đỡ phong trào giảiphóng dân tộc bằng mọi hình thức có thể, thì mới tạo nên sức mạnh tổng hợp

để chiến thắng kẻ thù giành thắng lợi cho cách mạng

Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,hiểu sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấysức mạnh to lớn của dân tộc Đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc,những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là tiềmnăng của dân tộc, đất nước được Nhân dân ta phát huy lên trên tất cả các mặtcủa đời sống xã hội trong quá trình cách mạng Sức mạnh đó chính là sứcmạnh của tinh thần yêu nước, của ý chí tự lực, tự cường, kiên cường bất khuất

và sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, sức mạnh của con người, của đất nướcViệt Nam Người ý thức rất rõ sức mạnh đó sẽ trở thành vô địch khi cáchmạng nước ta đặt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Đồng thời, Ngườicũng khẳng định, sức mạnh đó được nhân lên nhiều lần khi được kết hợp vớiSMTĐ tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù Theo Hồ ChíMinh, SMTĐ trước hết là sức mạnh của tính quy luật phát triển của lịch sử xãhội loài người; sức mạnh của nền văn minh nhân loại; sức mạnh của các lựclượng cách mạng thế giới Đó là sức mạnh của tính chất thời đại quá độ từCNTB lên CNXH, là sức mạnh của nhân dân lao động, các dân tộc thuộc địa

bị áp bức gắn với sức mạnh của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản, đượcsoi sáng bởi chủ nghĩa Mác - Lênin, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân

Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tính tất yếu phải kết hợp đúng đắn haiyếu tố ấy để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam

Trang 10

Theo Hồ Chí Minh, kết hợp SMDT với SMTĐ trước hết phải đặt cáchmạng Việt Nam trong tiến trình chung của cách mạng thế giới Bởi vậy, khilựa chọn con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam theo gương cuộc cáchmạng Tháng Mười Nga (1917), Hồ Chí Minh đã nhận thấy nhiệm vụ chủyếu của loài người trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là phải biết đoàn kếtxung quanh giai cấp công nhân, tiến hành cuộc cách mạng vô sản để lật đổCNTB, xây dựng CNXH Do đó, vấn đề dân tộc phải gắn liền với vấn đề giaicấp, cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với cách mạng vô sản Vấn đềgiải phóng thuộc địa trở thành một vấn đề quốc tế, không chỉ đối với nhân dâncác nước thuộc địa, phụ thuộc mà cả với nhân dân chính quốc Tuy nhiên, khigắn bó cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng thế giới, Hồ Chí Minhvẫn nhấn mạnh đến những mặt riêng về lịch sử - xã hội, kinh tế, văn hóa của mỗicuộc cách mạng, những đặc điểm riêng giữa phương Đông và phương Tây đểvạch ra chiến lược đấu tranh cho phù hợp Trong đó, Người chú ý khai thácnhững điểm riêng của dân tộc mà không trái với đường lối chung của cách mạngthế giới Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động trong thời đại đế quốc chủnghĩa dù diễn ra dưới các hình thức khác nhau, nhưng đều phải nằm trong quỹđạo cách mạng vô sản, đều nhằm vào mục tiêu giải phóng dân tộc và giải phónggiai cấp “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cảhai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và củacách mạng thế giới” [40, tr 416].

Cách mạng vô sản phải biết kết hợp cuộc đấu tranh giải phóng giai cấpvới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì mới có thể thắng lợi Tuy nhiên, khichỉ đạo thực hiện ở mỗi nước lại phải rất linh hoạt Theo Hồ Chí Minh cáchmạng muốn thành công, trước hết phải dựa vào những điều kiện cụ thể củadân tộc mình, để làm cơ sở kết hợp phát huy sức mạnh của thời đại, đồng thờikhông được xa rời nguyên tắc đấu tranh của cách mạng vô sản

Đó thực chất là việc xử lý khéo léo, có hiệu quả mối quan hệ giữa vấn đề

“dân tộc” và “giai cấp”; vấn đề “dân tộc” và “quốc tế” trong tình hình cụ thể củathế giới và trong nước Xét về bản chất, theo Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng ở

Trang 11

các nước thuộc địa “dân tộc cách mệnh”, cũng thể hiện tính chất giai cấp rõ rệt.

Đó là cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân lao động mà “công nông là gốccách mạng”, nhằm chống lại “cường quyền”, tức là chống lại ách áp bức của tưbản đế quốc và bọn tay sai nhằm thiết lập chuyên chính vô sản Mặt khác, HồChí Minh luôn luôn nhấn mạnh rằng: Trong thời đại mới, mở đầu bằng cuộccách mạng Tháng Mười Nga (1917), cuộc “dân tộc cách mệnh” và “thế giớicách mệnh” do “vô sản giai cấp đứng đầu đi trước” có quan hệ chặt chẽ vớinhau

Khẳng định sự kết hợp biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề quốc

tế, Hồ Chí Minh đã làm tất cả để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thếgiới, Người đã viết: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cáchmệnh thế giới Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân

An Nam cả” [43, tr 301] Chính nhờ nắm bắt được đặc điểm và xu thế pháttriển của thời đại mà Hồ Chí Minh đã xác định đường lối chiến lược, sáchlược, phương pháp cách mạng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam theo conđường cách mạng vô sản

Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kếtcủa giai cấp vô sản với nhân dân lao động tất cả các nước trên thế giới, theo

Hồ Chí Minh phải xây dựng tinh thần hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, dântộc và các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới Vì vô sản ởchính quốc hay lao động bị áp bức ở thuộc địa, những người cùng khổ, tất cảđều có mối tương đồng là đấu tranh cho hòa bình, tiến bộ xã hội, con ngườiđược giải phóng mọi áp bức và bất công Do đó:

“Quan san muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em”.

Đây là cơ sở để Hồ Chí Minh đề ra chủ trương xây dựng tình đoàn kếthữu nghị giữa các dân tộc Nguyên tắc đoàn kết của Hồ Chí Minh là “có lý, cótình” Có lý là tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,những nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế: Tôn trọng độc lập chủ quyền,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, hai bên cùng có

Trang 12

lợi Có tình là trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc chung phải chú ý đến đặc điểmriêng của mỗi dân tộc, phải thông cảm, tôn trọng nhau của những người cùngchung lý tưởng, khắc phục tư tưởng nước lớn, tránh dùng sức ép chính trị,kinh tế, ngoại giao hoặc vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biệnchứng giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, Hồ Chí Minh khẳng định kếthợp SMDT với SMTĐ nhưng phải dựa vào sức mình là chính Người nói:

“Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thìkhông xứng đáng được độc lập” [43, tr 293]

Như vậy, kết hợp SMDT với SMTĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự

kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong hoàncảnh mới của cuộc đấu tranh cho độc lập, tiến bộ xã hội Nó có ý nghĩa lýluận và thực tiễn to lớn, là nguyên tắc quan trọng cho Đảng, Nhà nước ta xácđịnh đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn; đồng thời là phươnghướng lớn của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng vàBVTQ Việt Nam XHCN

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhvào thực tiễn cách mạng Việt Nam, ngay từ khi mới được thành lập Đảng đã

có những quan điểm đúng đắn về sự kết hợp SMDT với SMTĐ trong quátrình lãnh đạo cách mạng

Trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930 xác định: Đảng là đội tiênphong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấpmình… Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vàohạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng… Đảng phải hết sức liên lạcvới tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt… để kéo họ đivào phe vô sản giai cấp Để thực hiện chính sách đó Đảng luôn luôn phấnđấu vì hòa bình, tự do vì tiến bộ xã hội, luôn luôn kiên định lập trường củagiai cấp công nhân: “không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấpcông nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác” Tất cả mọi đường lối

Trang 13

chính sách của Đảng và Nhà nước đều dựa trên lợi ích, nhu cầu nguyệnvọng của quần chúng nhân dân lao động.

Từ chiến lược phát huy đoàn kết toàn dân, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụcủa toàn thể dân tộc phải đoàn kết quốc tế Đảng xác định cách mạng ViệtNam nằm trong phạm trù cách mạng vô sản thế giới Trong Chính cương vắntắt Đảng xác định: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địacách mạng để đi tới xã hội cộng sản” và thực hành liên lạc với bị áp bức dântộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp Đến Luận cươngchính trị, Đảng xác định: vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vôsản thế giới, nhất là vô sản Pháp để làm mặt trận vô sản “mẫu quốc” và thuộcđịa cho sức đấu tranh cách mạng được mạnh lên

Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) là thời kỳ cáchmạng nước ta gặp nhiều khó khăn Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập,thế và lực chưa mạnh, uy tín của Đảng, của dân tộc trên trường quốc tế chưacao Trong khi đó kẻ thù lại có tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự mạnh hơn

ta gấp nhiều lần Nhưng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khéo kết hợpSMDT với SMTĐ, biết đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽvới cách mạng thế giới, do đó đã tranh thủ tối đa những thời cơ thuận lợi từđiều kiện quốc tế trong đấu tranh giành chính quyền Sự kết hợp SMDT vớiSMTĐ ở thời kỳ này được thể hiện rõ nét nhất trong cao trào giải phóng dântộc 1939 - 1945 Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo sát diễn biến củacuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, phân tích một cách khoa học nhữngbiến động của tình hình thế giới, chiều hướng phát triển của cuộc chiếntranh, tích cực xây dựng lực lượng cách mạng, bao gồm cả lực lượng chínhtrị và lực lượng quân sự, lực lượng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựngcăn cứ địa cách mạng và cơ sở cách mạng trong cả nước Nhờ đó, chớp thời

cơ khi Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân mạnh nhất của phátxít Nhật(13/8/1945) và phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh(15/8/1945), Đảng đã kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyềntrong cả nước, đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng 8/1945 và sự ra đời của

Trang 14

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Nhà nước công nông đầu tiên

ở khu vực Đông Nam Á Điều đó lý giải một thực tế khi Liên Xô và lực lượngĐồng minh chiến thắng phát xít Nhật, mở ra thời cơ giải phóng dân tộc đối vớinhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng chỉ có cách mạng Việt Namgiành thắng lợi Bởi vì, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp SMDT vớiSMTĐ để tạo nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975),Đảng đã kết hợp chặt chẽ SMDT với SMTĐ, sức mạnh chiến đấu của nhândân ta với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nướcXHCN anh em khác Sự giúp đỡ, ủng hộ của các lực lượng hòa bình, giảiphóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, sự liên minh đoàn kết chiến đấu của

ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nhândân ta đứng trước những khó khăn thử thách nặng nề Đảng và Chủ tịch HồChí Minh đã phân tích, nhận định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng và tínhchất của cuộc kháng chiến chống Pháp là một cuộc chiến tranh chính nghĩa.Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựavào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa điều kiện quốc tế thuậnlợi, hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi bên ngoài để đẩy mạnh cuộckháng chiến Cho nên chúng ta đã phát huy được tối đa sức mạnh của cảdân tộc tham gia vào kháng chiến với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyếtsinh”; vừa đánh địch vừa tích cực xây dựng lực lượng, vượt qua những khókhăn thử thách ban đầu Sau thắng lợi Chiến dịch Biên giới (1950), Nhândân ta có điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận và phát huy có hiệuquả sự chi viện, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của nhân dân Trung Quốc,Liên Xô và nhân dân các nước XHCN cùng với sự đồng tình ủng hộ củanhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, dẫn đến kết thúc thắng lợi cuộc khángchiến chống thực dân Pháp, mở đầu cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩathực dân cũ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã khẳng địnhđường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, đường lối đó đã

Trang 15

kết hợp sức mạnh của cả dân tộc với SMTĐ tạo nên sức mạnh tổng hợpchiến thắng kẻ thù.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), bêncạnh những thuận lợi cơ bản, cách mạng nước ta cũng gặp những khó khăn,phức tạp về nhiều mặt; đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với haichế độ chính trị xã hội khác nhau; trong hệ thống XHCN xuất hiện mâuthuẫn kéo dài, thậm chí có lúc khá gay gắt; kẻ thù của dân tộc là đế quốc

Mỹ, có ưu thế vượt trội về kinh tế, quân sự Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết đúng đắnmối quan hệ giữa chiến tranh cách mạng và bảo vệ hòa bình, vừa đẩy mạnhchiến tranh cách mạng ở nước ta, vừa tích cực góp phần vào sự nghiệp giữgìn hòa bình của nhân dân thế giới, đề ra đường lối tiến hành đồng thời haichiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Do đó, cách mạng Việt Nam

đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả các dân tộc, của loàingười tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ Chúng ta đã kết hợpmột cách có hiệu quả sự chi viện giúp đỡ nhiều mặt của nhân dân các nướcXHCN Đặc biệt, Đảng đã kết hợp đúng đắn sức mạnh của nước ta với sứcmạnh của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, tạo thành thế chiến lược,sức mạnh tổng hợp chung chống kẻ thù xâm lược

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một lần nữakhẳng định tính đúng đắn của bài học kết hợp SMDT với SMTĐ của Đảng.Đánh giá nguyên nhân thắng lợi của cuộc khán chiến chống Mỹ cứu nước.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) nêu rõ:

Nhờ kết hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đạinhờ đường lối quốc tế đúng đắn của Đảng, chúng ta đã tranh thủ được

sự ủng hộ to lớn về tinh thần và vật chất của các nước XHCN anh em,của tất cả các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tạo thànhmột mặt trận quốc tế rộng lớn chưa từng có để ủng hộ Việt Nam chống

đế quốc Mỹ, xâm lược [15, tr 23]

Trang 16

Thời kỳ cả nước tiến hành cách mạng XHCN, tình hình thế giới cónhiều diễn biến phức tạp, tác động bất lợi đối với sự nghiệp xây dựng vàBVTQ của Nhân dân ta Đảng, Nhà nước đã có nhiều cố gắng tranh thủ sựgiúp đỡ viện trợ của quốc tế để xây dựng và BVTQ Song mười năm đầu(1975 - 1985), Việt Nam chưa tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi ởmức cao nhất và chưa sử dụng tốt sự hợp tác giúp đỡ của các nước để xâydựng đất nước sau mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá.

Từ năm 1986 đến nay, dưới ánh sáng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5 - 1988), Nghị quyết Hội nghị Trungương lần thứ sáu (3 - 1989) đã đặt cơ sở cho việc đổi mới công tác đối ngoại

và hoạt động ngoại giao của Việt Nam Đảng cho rằng, Việt Nam có cơ hộilớn để giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế, rằng lợi ích cao nhất của Đảng

và nhân dân ta là phải củng cố hoà bình, để tập trung sức xây dựng và pháttriển kinh tế Đó là nhân tố quyết định củng cố an ninh và giữ vững độc lập.Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóacác quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác vớicác nước, các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trên thế giới Việt Nammuốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập vàphát triển Vì thế, đã tranh thủ được những điều kiện quốc tế thuận lợi, kếthợp chặt chẽ lợi thế và nguồn lực trong nước với lợi thế và nguồn lực bênngoài để xây dựng đất nước và BVTQ

1.1.2 Thời kỳ mới đặt ra yêu cầu kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bảo vệ Tổ quốc

Một là, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang

diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tếđang đặt ra yêu cầu phải kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ

Sự phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, đã và đanglàm cho lực lượng sản xuất thế giới có những biến đổi mạnh mẽ; làm thay đổi

cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý sản xuất, thay đổi tính chất, hình thức laođộng… Trong lĩnh vực quân sự, nhiều thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh

Trang 17

mới có hiệu quả chiến đấu cao ra đời thay thế các thế hệ trước đây Thực tiễnchiến tranh cục bộ ở các nước vùng Vịnh những năm 1991, 2003 và Nam Tư(1999) cho thấy ưu thế thuộc về các nước có tiềm lực quân sự, khoa học, côngnghệ cao và vũ khí hiện đại Sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệhiện đại, đã tác động một cách sâu sắc đến các quốc gia dân tộc trong việc hoạchđịnh chính sách xây dựng đất nước và BVTQ, đặt các quốc gia dân tộc trướcmột sự thách thức rất lớn nhằm tìm kiếm và chiếm lĩnh những thành tựu mới vềkhoa học, công nghệ nếu không muốn lạc hậu so với các quốc gia dân tộckhác.

Mặt khác, từ năm 1996 đến năm 2006, quá trình toàn cầu hóa kinh tếcũng diễn ra mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia, khu vực trên thế giới

Sự tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với mỗi quốc gia đều mang tính haimặt, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa đem đến những thời cơđiều kiện thuận lợi mới cho các quốc gia phát triển kinh tế, củng cố quốcphòng, BVTQ, vừa đặt các quốc gia trước việc đối phó với những nguy cơ,thách thức do mặt trái của quá trình toàn cầu hóa đem lại Sự phân hóa giàunghèo giữa các quốc gia, theo đó cũng gia tăng và làm tăng tính phụ thuộccủa các nước về vốn, công nghệ và thị trường

Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ViệtNam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, khai thác thêm vốn, tận dụng nhữngthành tựu khoa học công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Đồng thời, trong quá trình đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những mặt tráicủa toàn cầu hóa và những tác động tiêu cực bởi sự xâm nhập các trào lưu vănhóa - tư tưởng độc hại từ bên ngoài, đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chống âmmưu, thủ đoạn lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế để chống phá cách mạngViệt Nam của các thế lực thù địch

Hai là, diễn biến của tình hình quốc tế và khu vực phức tạp, mau lẹ

khó lường

Sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô,CNXH tạm thời lâm vào thoái trào; phong trào cách mạng thế giới đứng trước

Trang 18

những khó khăn thử thách to lớn Đây là đặc điểm nổi bật của tình hình thếgiới tác động chi phối đến việc kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệpBVTQ ở nước ta.

Sự khủng hoảng kinh tế - xã hội dẫn tới sự sụp đổ chế độ XHCN ở cácnước Đông Âu và Liên Xô không phải là “bất ngờ lớn” đối với Đảng và Nhândân ta Nhưng cách mạng Việt Nam mất một chỗ dựa to lớn cả về kinh tế vàchính trị, tinh thần; có ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của đội ngũ cán bộ đảngviên và Nhân dân ta Sự nghiệp xây dựng, BVTQ của Việt Nam không còn nhậnđược sự viện trợ giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi như trước

Lợi dụng CNXH lâm vào thoái trào, CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mỹ điềuchỉnh chiến lược chống phá CNXH Chiến lược tiến công cách mạng thế giới vàchống các quốc gia độc lập có chủ quyền bằng những cuộc chiến tranh xâmlược, can thiệp quân sự, lật đổ chính quyền Điều đó đặt ra yêu cầu mới đối vớiViệt Nam phải tiếp tục phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh mớicủa thời đại trong sự nghiệp BVTQ để tiếp tục giữ vững ổn định chính trị - xãhội của đất nước tạo môi trường hòa bình để xây dựng thành công CNXH

Mặt khác, các thế lực thù địch và CNĐQ lợi dụng chủ trương mở rộngquan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nướcxúc tiến thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ, tiến công tatrên mặt trận văn hóa tư tưởng và ngầm phá hoại Việt Nam về tổ chức, nhằmlàm biến chất cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ chủ chốt trong cơ quan lãnh đạocác cấp của Đảng và Nhà nước, hòng tạo nên quá trình “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” chuyển đất nước đi vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa Các hoạt độngtình báo, gián điệp có cơ hội, điều kiện luồn lách vào các lĩnh vực của đời sống

xã hội, nắm thực lực của Việt Nam, đặc biệt là sức mạnh quân sự - quốc phòng

và sơ hở trong thế trận quốc phòng - an ninh để có thời cơ, tiến hành bạo loạn lật

đổ hoặc đánh đòn phủ đầu nhằm lật đổ chế độ

Ba là, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm

1986 đến năm 2006 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sửtạo tiền đề và động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt

Trang 19

Nam XHCN Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội và cónhững bước tăng trưởng khá vững chắc Tình hình chính trị, xã hội dần đivào ổn định; thế và lực của Việt Nam không ngừng lớn mạnh; quan hệquốc tế được mở rộng; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện;khả năng giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập được tăng cường Qua đó,lòng tin của Nhân dân đối với cách mạng, đối với Đảng được củng cố tăngcường, sức mạnh tổng hợp do thành quả đổi mới tạo ra và sức mạnh truyềnthống BVTQ được phát huy trong nhân dân và lực lượng vũ trang.

Đảng Cộng sản Việt Nam với tinh thần độc lập, sáng tạo và kinh nghiệmlãnh đạo của mình cùng Nhân dân nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, luôn đềcao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻđịch đối với cách mạng Việt Nam Thế và lực quốc phòng của Việt Nam đã có

sự phát triển mới trên cơ sở thế và lực của đất nước An ninh quốc gia, an ninhbiên giới, biển đảo của Việt Nam tiếp tục được củng cố dựa trên cơ sở tăngcường sức mạnh tổng hợp của cả nước, kết hợp với việc giải quyết tốt quan hệđối ngoại với các nước láng giềng và khu vực Đồng thời, BVTQ trong thời kỳmới của Nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh chính nghĩa, nên được sự ủng hộcủa nhân dân tiến bộ trên thế giới Đó là những thuận lợi hết sức cơ bản là cơ sở

để Việt Nam phát huy SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ hiện nay

Bốn là, đất nước đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, đan xen

nhau, diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến việc kết hợp SMDT với SMTĐtrong sự nghiệp BVTQ

Nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng kém phát triển; nguy cơ tụthậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồntại Cùng với những hạn chế về khoa học, công nghệ, về năng lực quản lý vànhững tiêu cực nội sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy nội lực đểphát triển kinh tế bền vững và tăng cường quốc phòng - an ninh đất nước

Trong đời sống chính trị đất nước, tình trạng suy thoái tư tưởng, chínhtrị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với

tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí vẫn tiếp tục diễn ra với tính chất nghiêm

Trang 20

trọng nhưng vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả Việc giữ vững hòa bình, ổnđịnh nội địa, ổn định biên giới, biển đảo của Việt Nam trong điều kiện các thếlực thù địch tăng cường chống phá, với nhiều thủ đoạn thâm hiểm, nhất là việctăng cường các hoạt động “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ làmột thách thức gay gắt Các hoạt động khủng bố, ly khai, các cuộc bạo loạnquân sự và chính trị, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ở một số nước và trong khuvực cũng tác động tiêu cực đến an ninh - quốc phòng ở Việt Nam.

Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải kết hợpSMDT với SMTĐ, để thực hiện tốt việc chủ động BVTQ từ xa, nhằm ngănngừa mọi nguy cơ làm mất ổn định tình hình đất nước Phát huy mạnh mẽnguồn nội lực kết hợp với nắm bắt xu thế phát triển hòa bình, hợp tác trên thếgiới tạo ra và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển,đẩy nhanh công cuộc đổi mới bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

1.1.3 Yêu cầu kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong

sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Một là, kết hợp SMDT với SMTĐ tạo ra sức mạnh tổng hợp để giữ

vững hòa bình và ổn định chính trị - điều kiện căn bản để đất nước tiếp tụcphát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh quốc tế mới

Mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh

sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động và tíchcực hội nhập quốc tế vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Đó là một sự nghiệp đòi hỏiphải phát huy toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam,tận dụng và phát huy thế và lực mới của cách mạng Việt Nam; đồng thời phảitranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, trước hết là xu thế phát triển vềkinh tế, khoa học công nghệ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của lực lượng tiến

bộ trên thế giới đối với sự nghiệp đổi mới của Việt Nam

Hiện nay, thế giới đã và đang tiếp tục chứng kiến cuộc đấu tranh gaygắt giữa lực lượng tiến bộ với các thế lực đế quốc phản động - mà thực chất làcuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp Cùng với các âm mưu, thủ đoạn

Trang 21

trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, các thế lực thù địch sẵn sàng gâychiến đối với những quốc gia có chủ quyền không tuân theo “gậy chỉ huy”của chúng Vấn đề đấu tranh cho hòa bình vẫn là mục tiêu hàng đầu của hầuhết các quốc gia, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới Việt Nammong muốn giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, dĩ nhiên đókhông phải là “hòa bình bằng mọi giá”, mà là một nền hòa bình trên cơ sở độclập, tự chủ, một nền hòa bình mà trong đó Nhân dân Việt Nam có thể sống,lao động và xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh” Với mục tiêu ấy, cần tranh thủ xu thế hòa bình, xu thếchống chiến tranh xâm lược của tất cả các nước, các dân tộc, của mỗi conngười tiến bộ trên thế giới cho sự nghiệp BVTQ của chúng ta.

Thứ hai, kết hợp SMDT với SMTĐ tạo sức mạnh mới để giữ vững độc

lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa

Với tư duy mới về BVTQ, nội hàm của khái niệm Tổ quốc XHCNkhông chỉ là đất nước theo phạm vi biên giới quốc gia, mà còn là chế độXHCN ở Việt Nam, là nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, là bản sắc văn hóa Việt Nam Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợiích quốc gia, dân tộc Giữ vững độc lập dân tộc trước hết phải kiên định vàgiữ vững con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, Bác Hồ đãlựa chọn - con đường được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ủng hộ

Yêu cầu của việc kết hợp SMDT và SMTĐ trong điều kiện mới, mộtmặt phải động viên được toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng đem tất cả tinhthần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập; mặtkhác, bằng nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Nhân dân thông qua các hoạt độngchính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao,… khơi dậy và tranh thủ được lương tricủa loài người tiến bộ, làm cho thế giới hiểu rõ, hiểu đúng Việt Nam hơn, tạo

ra một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đổi mới và phát triển bằng

cả tinh thần và vật chất Nếu trong thời bình Việt Nam làm được việc đó, thìchắc chắn khi cần thiết phải cầm vũ khí tiến hành chiến tranh chống xâmlược, Việt Nam sẽ được thế giới ủng hộ mạnh mẽ Trong thời đại ngày nay,

Trang 22

bất cứ một cuộc tiến công quân sự xâm lược nào, kẻ gây chiến dù điên cuồngđến mấy cũng không thể, không tính đến phản ứng của dư luận quốc tế vàngay ở trong nước chúng.

Kết hợp SMDT với SMTĐ trong BVTQ không chỉ đơn thuần về lĩnhvực chính trị Trong một thế giới đầy mâu thuẫn, Việt Nam vẫn có thể tranhthủ được sự ủng hộ về kinh tế, quân sự, tạo nên tiềm lực quân sự Ngược lại,nếu Việt Nam có tiềm lực quân sự mạnh mới có thể tranh thủ được lợi thếtrong quan hệ quốc tế Theo hướng đó, lĩnh vực đối ngoại quân sự, kinh tếquân sự cần được chú trọng đúng mức trong tình hình mới

Thứ ba, kết hợp SMDT với SMTĐ tạo động lực to lớn để đẩy mạnh sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước đáp ứng đầy đủ các yêu cầu BVTQ

Hiện nay, Việt Nam cần có sự ổn định chính trị - xã hội để phát triểnkinh tế, trong điều kiện nhiều nước trên thế giới đã đạt đến trình độ phát triểnkinh tế cao, muốn ổn định và phát triển chúng ra phải đẩy mạnh sự nghiệpCNH, HĐH Việt Nam có thể tự hào về sự lãnh đạo của Đảng, về Nhân dânlao động cần cù, sáng tạo, về tiềm năng và lợi thế chính trị - kinh tế Cái thiếunhất của Việt Nam hiện nay là vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và tiếnhành CNH, HĐH Nếu biết kết hợp SMDT với SMTĐ, chúng ta hoàn toàn cókhả năng để phát huy tính chủ động và lợi thế, đồng thời tranh thủ và pháthuy có hiệu quả các yếu tố về vốn, công nghệ, kinh nghiệm của các nước trênthế giới phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp BVTQ

1.2 Chủ trương của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (1996 - 2006)

1.2.1 Quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

* Quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thể hiện

sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Mục tiêu BVTQ XHCN ngày nay được Đảng Cộng sản Việt Nam nhậnthức một cách đa diện, nhiều chiều đòi hỏi phát huy sức mạnh tổng hợp, lựclượng của toàn dân và cả hệ thống chính trị với phương thức tổng hợp và đặtdưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 23

Sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình thế giới, khu vực vàtrong nước là căn cứ thực tiễn của quá trình đổi mới tư duy, phát triển nhậnthức của Đảng trên những vấn đề cơ bản về quốc phòng, BVTQ Trong quátrình đổi mới đất nước, Đảng không ngừng đổi mới tư duy về BVTQ XHCN,

để có những quan điểm đúng đắn, khoa học và đề ra những chủ trương, biệnpháp phù hợp với tình hình mới Kế thừa tư tưởng, quan điểm về BVTQ củacác kỳ đại hội và hội nghị Trung ương trong công cuộc đổi mới, Đại hội IXcủa Đảng (4 - 2006) đề ra quan điểm về BVTQ là bảo vệ: Độc lập dân tộc,chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định của chế độ, an ninh của đấtnước trước hết và chủ yếu phụ thuộc vào ổn định chính trị tăng cường kinh tế

và phát triển khoa học, công nghệ theo định hướng XHCN, đồng thời phụthuộc vào tiềm lực quốc phòng, an ninh Tư duy mới về nhiệm vụ BVTQ mộtmặt nhấn mạnh đến các biện pháp phi vũ trang, tích cực xây dựng đất nước vềmọi mặt theo đúng định hướng XHCN; mặt khác không coi nhẹ các biện pháp

vũ trang, đảm bảo luôn có đủ sức mạnh vũ trang cần thiết để ngăn đe, giữđược hòa bình và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược trên các quy môcủa chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch

Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệchế độ XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân Nói một cách khái quát: bảo

vệ chế độ XHCN mà Nhân dân đang xây dựng bao hàm bảo vệ độc lập chủquyền quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước Nét mới, đặc sắctrong tư duy lý luận của Đảng ta là: trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam gắn bó chặt chẽ với các nộidung nhiệm vụ bảo vệ ở trong nước; nhiệm vụ BVTQ XHCN vừa phải bảođảm lợi ích đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho

sự nghiệp đổi mới, phát triển theo đúng định hướng XHCN, thực hiện thắnglợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đồng thời,giữ vững hòa bình, ổn định chính trị xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các

Trang 24

nước hợp tác kinh tế và làm ăn lâu dài ở Việt Nam Chính điều đó, đã thu hút,lôi cuốn họ, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam một cách tự nguyện, tự giác,phát huy được SMDT và SMTĐ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Tư duy mới về BVTQ Việt Nam XHCN của Đảng thể hiện sâu sắc ởviệc quan tâm giữ cho “trong ấm”, “ngoài êm”, coi đó là một trong những kếsách quan trọng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong bối cảnhhiện thời Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện có và thực lực của ViệtNam, khi mà cùng lúc, chúng ta vừa đang phải đối mặt, vượt qua những nguy cơthách thức, khó khăn, vừa tìm phương thức tối ưu để khai thác, tận dụng có hiệuquả những thời cơ, vận hội, những thuận lợi mới đưa đến Vì vậy, việc xác địnhđúng đắn và thực hiện tốt kế sách “trong ấm”, “ngoài êm” là sự xác định thôngminh nhất, khôn khéo nhất, có lợi nhất cho quốc gia, dân tộc Đó là vấn đề cực kỳ

hệ trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước trong một thế giớiđầy biến động phức tạp như hiện nay Theo tinh thần đó, Đảng nhấn mạnh việc chútrọng giáo dục thống nhất nhận thức về “đối tượng”, “đối tác”, giữ cho “trong ấm”,

“ngoài êm” phải giữ an ninh nội địa, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấptrong nhân dân; phải chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh

Sự nhận thức sâu sắc, toàn diện các nội dung trong mục tiêu, nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là kết quả của quá trình phát triển tư duy lýluận của Đảng ta về quân sự, quốc phòng, BVTQ kể từ khi Đảng khởi xướng

và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; đặc biệt là sự vận dụngsáng tạo bài học về kết hợp SMDT với SMTĐ trong tình hình mới

Trước sự biến đổi mau lẹ của thời cuộc và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vữngchắc độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dânphát triển kinh tế, xây dựng đất nước; tránh mọi tác động xấu, các nguy cơ có thểxảy ra, Hội nghị Trung ương 8, khóa IX đã xác định sáu nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, giữ vững hòa bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp

công nghiệp hóa đất nước theo định hướng XHCN

Hai là, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với

bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ

Trang 25

Ba là, nỗ lực thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ trung tâm là phát triển

kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập

tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Bốn là, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng dân

chủ XHCN đi đôi với việc tăng cường trật tự kỷ cương, chú trọng giải quyếtcác vấn đề dân tộc, tôn giáo, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Năm là, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn

lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàndân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt

Sáu là, về hoạt động đối ngoại: đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở

rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tincậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập vàphát triển” [3, tr 48, 49]; ưu tiên phát triển hợp tác với các nước láng giềng,chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn, đồng thời đềphòng sự thỏa hiệp có hại cho sự nghiệp BVTQ

Trong các nhiệm vụ trên đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xácđịnh: nhiệm vụ thứ nhất là quan trọng hàng đầu Bởi lẽ, chỉ có thể xây dựngthành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN khi giữ vữngmôi trường quốc tế thuận lợi; duy trì được nền hòa bình lâu dài và sự ổn địnhchính trị bền vững, không để xảy ra bạo loạn chính trị và “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa”; ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu “diễn biến hòa bình”, nguy cơ canthiệp và xung đột vũ trang xâm hại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnhthổ của đất nước Trong tình hình mới, nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảngphải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng và bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Để đápứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm

vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp cáchmạng nước ta là phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán

bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, đức và tài ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ;

Trang 26

bảo đảm sự đoàn kết thống nhất cao trong Đảng, Nhà nước và trong hệ thốngchính trị; tăng cường và đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tácvận động quần chúng, củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế

độ XHCN; giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội và địnhhướng XHCN trong quá trình xây dựng và BVTQ

Trong khi tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế,Hội nghị Trung ương 8, Khóa IX đã đặt ra yêu cầu phải gắn nhiệm vụ này vớigiải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của Nhân dân, thực hiện công bằng xã hội; xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc vững chắc làm cơ sở để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiếnlược của cách mạng Việt Nam Hội nghị Trung ương 8, Khóa IX đã xác địnhnhiệm vụ trọng yếu thường xuyên là tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninhquốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Trong đó, cần tiếp tục nâng cao chất lượng tổnghợp của lực lượng vũ trang theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từngbước hiện đại, củng cố, hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận anninh nhân dân; chuẩn bị các phương án chủ động xử lý các tình huống xấu Mụctiêu của nhiệm vụ đối ngoại là củng cố môi trường quốc tế thuận lợi, tranh thủvốn, công nghệ và thu hút các chuyên gia giỏi phục vụ tốt nhu cầu phát triểnkinh tế, xây dựng đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế

* Phương thức bảo vệ Tổ quốc thể hiện quan điểm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Hội nghị Trung ương 8, Khóa IX khẳng định quan điểm: “Chủ độngphòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫnđến những đột biến bất lợi” [3, tr.47, 48] Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng đãxác định phương thức BVTQ trên các vấn đề chủ yếu là: “Kiên định nguyêntắc chiến lược, đi đôi với sự vận dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự ủng hộrộng rãi của Nhân dân trong nước, dư luận quốc tế; phân hóa, cô lập các phần

tử chống đối, ngoan cố nhất, các thế lực chống phá Việt Nam hung hăng nhất”[3, tr 48] Việt Nam làm tất cả những gì để có thể “thêm bạn, bớt thù”, góp

Trang 27

phần quảng bá hình ảnh, con người, lịch sử văn hóa dân tộc và thế mạnh củaViệt Nam, gây ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam trong conmắt bạn bè quốc tế, thu hút họ đến làm việc và giúp đỡ sự nghiệp chính nghĩacủa dân tộc Việt Nam.

Đối với nội bộ, Hội nghị Trung ương 8, Khóa IX xác định, lấy việcphát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính, đi đôi với giữgìn kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm Đối với các thế lựcchống đối ở trong nước, cần phân hóa, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố; xử lýnghiêm minh, kiên quyết với những người cố tình chống đối, đi ngược lại lợiích dân tộc Giáo dục, lôi kéo những người lầm đường, lạc lối; không để hìnhthành tổ chức đối lập, chống đối ta dưới bất kỳ hình thức nào

Thường xuyên đi sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời mọi mầmmống gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để đất nước rơivào thế bị động bất ngờ, có quan điểm đúng đắn bảo vệ Tổ quốc từ xa tronghòa bình, khi đất nước chưa lâm nguy

* Lực lượng và sức mạnh bảo vệ Tổ quốc thể hiện quan điểm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là tập trung:

Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, vănhóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh của khối đạiđoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng,

sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang làmnòng cốt; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh không ngừng xâydựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dânphù hợp với hoàn cảnh mới [3 tr 47]

Từ nhận định nêu trên có thể nhận thấy các vấn đề cơ bản sau đây:

Về lực lượng bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở phân tích, chỉ ra ưu thế vượt

trội và hạn chế cơ bản, khó có thể khắc phục của các thế lực thù địch, ĐảngCộng sản Việt Nam cho rằng, các lực lượng hiếu chiến không phải có sứcmạnh vô hạn; tuy chúng điên cuồng thực hiện mưu đồ thống trị thế giới songmặt yếu cơ bản nhất của chúng đã, đang và sẽ bị nhân dân tiến bộ, yêu chuộng

Trang 28

hòa bình trên thế giới lên án, phản đối là tính chất phi nghĩa, tàn bạo, khôngcòn nhân tính của kẻ xâm lược, hiếu chiến, giết người Vì vậy, Ban Chấphành Trung ương xác định, lực lượng BVTQ Việt Nam XHCN là toàn Đảng,toàn dân và toàn quân, bao gồm các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, xãhội, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tức là cả hệ thống chính trị, trong

đó xác định Đảng có trách nhiệm lãnh đạo, Nhà nước quản lý, điều hành; xâydựng và BVTQ là trách nhiệm của mọi công dân; lực lượng vũ trang mà cụthể là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt; Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò to lớn trong tập hợp, cổ vũ,động viên các thành viên thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới

Về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Trung ương Đảng xác định: “Sức mạnh

của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chính là sức mạnh tổnghợp Trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chínhtrị, sự trong sạch đội ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu

tố quyết định” [3, tr 46] Đó là sức mạnh tổng hợp của tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội hiện có; trước hết là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dântộc; của cả hệ thống chính trị; trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai tròlãnh đạo, Nhà nước quản lý, điều hành, lực lượng vũ trang là nòng cốt Sứcmạnh BVTQ không ngừng được tăng cường, được xây dựng và ngày càngđược củng cố vững chắc gắn với xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàndân, thế trận an ninh nhân dân Trong đó, phát huy sức mạnh của khối đại đoànkết toàn dân sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Sứcmạnh bên trong là nhân tố nội sinh, mang ý nghĩa quyết định Vì vậy, ĐảngCộng sản Việt Nam chủ trương phát huy nội lực là chính, trên cơ sở kết hợpnhuần nhuyễn SMDT với SMTĐ, tranh thủ tối đa và khai thác có hiệu quả thời

cơ, vận hội, các điều kiện thuận lợi ở bên ngoài để phát triển kinh tế, xây dựngđất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

BVTQ là một chiến lược tổng hợp kết hợp quốc phòng, an ninh và đốingoại; cả quốc phòng, an ninh và đối ngoại phải kết hợp với phát triển kinh tế,xây dựng đất nước về mọi mặt Nền tảng của quốc phòng, an ninh và đối

Trang 29

ngoại là phát triển kinh tế đúng định hướng và ổn định về chính trị BVTQgắn liền với bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốcgia, toàn vẹn lãnh thổ (vùng đất, vùng trời, vùng biển), bảo vệ sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ bản sắc dân tộc, chống kẻ thù xâmlược bên ngoài và bọn phản động bên trong câu kết với nhau, chống sự “tựdiễn biến”, tự chuyển hóa trong nội bộ đi chệch hướng XHCN.

BVTQ hiện nay là BVTQ trong thời kỳ CNH, HĐH Sự nghiệp CNH,HĐH đặt ra cho nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân phải đáp ứngyêu cầu CNH, HĐH, củng cố môi trường hòa bình ổn định, tạo điều kiện quốc

tế và trong nước thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theođịnh hướng XHCN

BVTQ XHCN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân của cả hệ thốngchính trị, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòngcốt Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng, làm cho toànĐảng, toàn dân, toàn quân nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia xâydựng nền quốc phòng và an ninh, BVTQ

Sự nghiệp BVTQ ngày nay là BVTQ trong thời bình, do đó phải tậptrung xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân bao gồm tổngthể những hoạt động về mọi mặt; chính trị, kinh tế, quân sự gắn liền với an ninh,văn hóa, xã hội, đối ngoại mà một quốc gia phải tiến hành đồng bộ, nhằm tạonên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống

Như vậy, nội dung cơ bản của tư duy mới về BVTQ XHCN của Đảng

đã phát triển từ tư duy chủ yếu về quân sự, về chiến tranh, về xây dựng lựclượng vũ trang để đề phòng chiến tranh trước đây…nay đã chuyển sang tưduy toàn diện về BVTQ XHCN trong thời bình, chủ động ứng phó với cáctình huống chiến tranh, đánh thắng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạnlật đổ Có thể nói, những đổi mới nhận thức này có ý nghĩa rất quan trọng,làm cơ sở cho chủ trương, chiến lược của Đảng trong việc bố trí lại thế chiếnlược trên phạm vi cả nước; tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Trang 30

gắn với thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang vữngmạnh, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốcphòng, an ninh và đối ngoại tạo sức mạnh tổng hợp để chúng ta kết hợpSMDT với SMTĐ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

1.2.2 Quan điểm về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

* Quan điểm về sức mạnh dân tộc trong tình hình mới.

Trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN hiện nay, cần tiếp tục khơidậy và phát huy SMDT để bảo vệ Tổ quốc XHCN Vì SMDT đó là sức mạnhtổng hợp, bao gồm cả sức mạnh “tiềm tàng” và sức mạnh “hiện hữu”, cả sứcmạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, cả sức mạnh tự nhiên vốn có và sứcmạnh do Nhân dân ta tạo dựng lên trong quá trình tồn tại và phát triển, sứcmạnh đó có thể được khơi dậy và phát huy vào công cuộc đấu tranh dựngnước và giữ nước của dân tộc ta trong mỗi thời kỳ lịch sử

Trong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN hiện nay, SMDT gồm sức mạnhvật chất và sức mạnh tinh thần phát triển trong quá trình đổi mới Đó là sức mạnhcủa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang từng bước được xây dựng vàphát triển Trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ hiện đại, nhất là các ngành khoa học mũi nhọn, các côngnghệ tiên tiến để tăng cường phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra ngày càng nhiềucủa cải cho xã hội, nâng cao mức sống của các tầng lớp nhân dân, đi đôi vớikhông ngừng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, xác lập vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đồngthời, đó là sức mạnh của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sức mạnhcủa con người Việt Nam yêu nước, yêu CNXH được nâng nên một tầm cao mới,phù hợp với yêu cầu mới của sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN, với các giá trịtiêu biểu như: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng; ý chí đấutranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do và CNXH; ý thức tự lực, tự cường;chủ nghĩa nhân văn cao cả… trong hoàn cảnh mới

Trang 31

Sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp BVTQ hiện nay bao gồm cả sứcmạnh của thế mới và lực mới Đó là thành quả của công cuộc đổi mới đúngđắn và sáng tạo của Đảng đem lại cho dân tộc ta sự tăng trưởng về kinh tế, sự

ổn định về chính trị, xã hội, sự phát triển về văn hóa, đạo đức, lối sống, sự mởrộng về quan hệ đối ngoại và tăng cường quốc phòng, an ninh SMDT trong

sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN hiện nay còn được tạo nên bởi lực mới.Lực trong SMDT hiện nay có thể được khơi dậy và huy động vào công cuộcBVTQ của Nhân dân ta bao gồm cả lực lượng “tiềm tàng” và “hiện hữu” trongcộng đồng người Việt Nam sống xa Tổ quốc là một sức mạnh rất quan trọngtrong sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN Đây là một sức mạnh cần được nhậnthức và tổ chức huy động vào sự nghiệp BVTQ hiện nay Đó là sức mạnh củangười Việt Nam yêu nước, yêu CNXH, luôn sẵn sàng hiến dâng sức lực, trí tuệcủa mình góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đưa dân tộc ta vượtqua nghèo nàn, lạc hậu, sánh vai với các cường quốc năm châu, có đủ sức mạnh

để bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và CNXH

Trong những năm qua, với đường lối đổi mới đúng đắn, Đảng và Nhànước đã quy tụ và phát huy mạnh mẽ sức mạnh tinh thần của cộng đồngngười Việt Nam sống xa Tổ quốc vào công cuộc xây dựng và BVTQ củanhân dân ta Sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam sống xa Tổ quốcđược tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng có hiệu quả thiếtthực Chính sự đóng góp quý báu đó đã đem lại cho dân tộc ta một sức mạnhmới cả về thế và lực, cả về vật chất và tinh thần, cả lúc đất nước yên bìnhcũng như khi khó khăn hoạn nạn

Như vậy, có thể khẳng định SMDT ngày nay bao gồm sức mạnhtruyền thống, ý chí vươn lên của cả dân tộc Đó là sức mạnh của đường lốichính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng; sức mạnh của các yếu tố kinh

tế, chính trị văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại đã đạt được trong quátrình đổi mới; đó là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của

cả hệ thống chính trị, sức mạnh của lợi thế và nguồn lực trong nước

* Quan điểm về sức mạnh thời đại trong tình hình mới.

Trang 32

Khai thác từ góc độ phát huy nguồn lực của thời đại tạo thành sứcmạnh tổng hợp trong BVTQ Việt Nam có thể thấy: SMTĐ nhìn từ góc độquốc phòng quân sự là tổng thể các khả năng vật chất và tinh thần tiềm ẩntrong các nhân tố quốc tế, nhân loại và thời đại, trong các vận động xã hội,các xu thế, phong trào cách mạng… được khai thác và phát huy thành nhữnglực lượng hiện thực, tác động có hiệu quả vào quá trình xây dựng nền quốcphòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiếntranh nhân dân BVTQ xã hội chủ nghĩa.

SMTĐ tồn tại dưới dạng tiềm lực, khả năng và dạng sức mạnh hiệnhữu Khi chưa được huy động, SMTĐ chỉ ở dạng tiềm lực, khả năng Khiđược khai thác và phát huy, các khả năng này được chuyển hóa thành lựclượng tác động vào tiến trình thực hiện nhiệm vụ của quốc gia

SMTĐ của một quốc gia, dân tộc được tạo nên bởi một loạt các yếu tốthuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, công nghệ… trên thế giới.Những yếu tố thuận lợi ấy tùy thuộc vào những lĩnh vực khác nhau, trongnhững mối quan hệ khác nhau, nhưng đều cùng một hướng, tạo nên một hợplực làm cho thế và lực của quốc gia dân tộc đó tăng lên Do vậy, về thực chấtSMTĐ trong sự nghiệp BVTQ là sức mạnh tổng hợp do các yếu tố thuận lợicủa quốc tế tạo nên trong thời đại mới, góp phần làm cho thế và lực quốcphòng, an ninh của quốc gia, dân tộc được tăng cường

SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ của chúng ta là kết quả của việc khaithác các điều kiện thuận lợi từ sự vận động và phát triển của các yếu tố thờiđại, nhân loại để chuyển hóa thành các lực lượng vật chất và tinh thần đápứng các yêu cầu của mỗi nhiệm vụ cụ thể Với cách nhìn duy vật và biệnchứng về lịch sử, có thể khẳng định rằng trong mỗi quá trình vận động vàphát triển của các yếu tố, các lực lượng, các xu thế, các quan hệ quốc tếđều chứa đựng nhiều nguồn lực, nhiều tiềm năng, nhiều điều kiện quốc tếthuận lợi để có thể tận dụng, khai thác, chuyển hóa thành sức mạnh BVTQ.Tuy nhiên, cần nhận thức sâu sắc vấn đề phát huy SMTĐ trong điều kiệnhiện nay so với các thời kỳ trước đây đã mang những đặc điểm mới và việckhai thác nó cũng được tiến hành bằng những phương thức mới

Trang 33

SMTĐ của sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN của chúng ta ngày nayrất đa dạng và có thể được khai thác từ nhiều phương diện, từ nhiều phía Cósức mạnh nằm trong xu thế thời đại và nhân loại; có sức mạnh nằm trong cácquan hệ các tổ chức, các phong trào; cũng có sức mạnh nằm trong các nước,khối nước khu vực hoặc trong cộng đồng quốc tế Có SMTĐ nằm trong nhữngthời cơ, thuận lợi xuất hiện từ sự vận động chính trị của thế giới và khu vực, từquan hệ đa phương và song phương, thậm chí có cả những xung đột và mâuthuẫn trong hàng ngũ các thế lực thù địch Đặc điểm của SMTĐ là ở chỗ,chúng luôn trong trạng thái vận động và chuyển hóa của những mặt đối lập:thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, đối tác và đối tượng.

* Mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Trong bất cứ một giai đoạn lịch sử nào, việc kết hợp SMDT với SMTĐcũng là nhân tố cơ bản bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam Sựnghiệp BVTQ Việt Nam XHCN từ năm 1996 đến năm 2006 diễn ra trong bốicảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, càng đặt ra sự cầnthiết kết hợp SMDT với SMTĐ Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa SMDTvới SMTĐ hiện nay có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc xác định yêucầu, tìm ra giải pháp và hình thức tối ưu để có thể kết hợp tốt nhất hai nguồnsức mạnh này đáp ứng nhiệm vụ BVTQ trong điều kiện mới

Mối quan hệ SMDT với SMTĐ cần phải được hiểu trên cơ sở quanđiểm sức mạnh tổng hợp Theo đó, đây là mối quan hệ giữa sức mạnh bêntrong và sức mạnh bên ngoài; nội lực và ngoại lực; cách mạng Việt Nam vàcách mạng thế giới; trong mối quan hệ giữa SMDT với SMTĐ, thì SMDT -nguồn nội lực trong nước bao giờ cũng là nhân tố quyết định thành công củacách mạng Việt Nam Tư tưởng “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, “tự lực cánhsinh”, “dựa vào sức mình là chính”, “tự lực tự cường” mà Đảng và Chủ tịch HồChí Minh luôn nêu cao trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam đã khơi dậy vàphát huy cao nhất nguồn nội lực của đất nước, sức mạnh của mọi tầng lớp nhândân, của toàn dân tộc, cả quá khứ, hiện tại và tương lai…, viết lên trang sử huy

Trang 34

hoàng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX và tạo thuận lợi căn bản cho sự pháttriển đất nước ở thế kỷ XXI Sự nghiệp BVTQ của Nhân dân hiện nay vẫn phải

kế tục tư tưởng ấy, SMDT vẫn là nhân tố cơ bản chủ yếu quyết định bảo vệ vữngchắc của Tổ quốc XHCN trước bất kỳ sự chống phá nào

Vai trò quyết định của SMDT biểu hiện ở chỗ, không những nó là cáibảo đảm cho sự bền vững của Tổ quốc; mà còn tạo điều kiện để kết hợp tốtnhất với SMTĐ hạn chế những khó khăn, tranh thủ những thuận lợi và sự ủng

hộ, giúp đỡ của cách mạng thế giới phục vụ thắng lợi sự nghiệp BVTQXHCN Việt Nam không thể phát huy cao nhất yếu tố thời đại cho sự nghiệpBVTQ, nếu Việt Nam không có tiềm lực quốc phòng đủ mạnh; và nếu ViệtNam không biết dựa vào sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tuy nhiên, trong khi khẳng định vai trò quyết định của yếu tố dân tộc, chúng

ta không bao giờ xem nhẹ yếu tố thời đại, trái lại luôn coi SMDT với SMTĐ đượcĐảng coi là một nội dung quan trọng đối với cách mạng Việt Nam nói chung, đốivới sự nghiệp BVTQ nói riêng Tại Đại hội IX, vấn đề kết hợp SMDT với SMTĐđược Đảng ta coi là một nội dung cơ bản của quan điểm sức mạnh tổng hợp BVTQtrong điều kiện mới Theo đó, việc thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạnghóa “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồngquốc tế” là yêu cầu cơ bản của kết hợp SMDT với SMTĐ hiện nay

Mối quan hệ giữa SMDT với SMTĐ đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ cáchoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao trong chiến lược quốc phòng, anninh, BVTQ Sự kết hợp giữa các hoạt động đó nhằm tạo điều kiện cho đấtnước phát triển; đồng thời bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi để chẳngnhững có thể ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh từ xa, làm thất bại mọi

âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, mà còn tạo ra sự ủng hộ mạnh

mẽ và có hiệu quả của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến đấu BVTQ củaViệt Nam nếu chiến tranh xảy ra Như vậy, có thể nói mối quan hệ giữaSMDT với SMTĐ trong tình hình cách mạng hiện nay có sự liên hệ chặt chẽ,

bổ sung, cùng nhau phát triển, tạo khả năng to lớn trong việc thực hiện nhiệm

vụ trọng đại của đất nước là BVTQ

Trang 35

1.3 Đảng chỉ đạo kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (1996 - 2006)

1.3.1 Chỉ đạo xây dựng tiềm lực và sức mạnh nội lực bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và cục diện cách mạng trong nước, kếthừa và phát triển những bài học kết hợp SMDT với SMTĐ trong điều kiệnmới Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định phải khơi dậy “phát huycao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” [20, tr.89] vàxác định rõ “Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhauthành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước” [20, tr.166]

Đảng đã nhận thức sâu sắc trong quá trình kết hợp SMDT với SMTĐ,trước hết phải nêu cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy cao nhất các yếu tố nộilực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, bao gồm nguồn lực con người,đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống (lịch sử, văn hóa của dân tộc) Kinhnghiệm cho thấy, nếu không nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường,không phát huy đầy đủ thì tiềm lực, và thực lực SMDT thì không thể đứng vững,

đi lên một cách lâu bền và cũng không thể hội nhập quốc tế một cách bình đẳng

Để hội nhập quốc tế một cách chủ động, tránh “đánh mất” mình, hay “hòa tan”mình vào cuộc hội nhập đầy phức tạp và tiềm ẩn nhân tố bất trắc thì phải giữvững bản sắc, văn hóa dân tộc Việt Nam, phải có thực lực của đất nước

Kết hợp SMDT với SMTĐ trong sự nghiệp BVTQ đòi hỏi Đảng phải tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó vấn đề pháttriển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm tăng cường sức mạnh tiềm lực củadân tộc, được Đảng coi là “nhiệm vụ trung tâm” của công cuộc đổi mới Quamười năm (1996 - 2006), Đảng đã chú trọng tập trung chỉ đạo phát triển nềnkinh tế, tiến hành CNH, HĐH nhằm nâng cao tiềm lực, thực lực của đất nước

* Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ theo định hướng XHCN để tạo điều kiện nâng cao tiềm lực và sức mạnh của dân tộc trong quá trình hội nhập.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết là độc lập, tự chủ về

đường lối phát triển kinh tế theo định hướng XHCN; đồng thời phải xây dựng

Trang 36

được tiềm lực kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, có năng lựcnội sinh về khoa học, công nghệ…đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trênchính khả năng của mình và có cơ cấu kinh tế hợp lý, an toàn về tài chính, anninh, lương thực, năng lượng…đủ sức ứng phó với các tình huống xấu xảy ra.

Phát huy sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là chủ trương lớn,một bài học xuyên suốt của cách mạng Việt Nam Việc phát huy nội lực gắnvới nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế càng trở nên quan trọng và bức thiếttrong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế; như Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đã xác định: Phải xây dựng cơ cấu kinh tếhợp lý, đảm bảo khả năng giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế, quốc phòng - anninh, để chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế Đồng thời,nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh Chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế

so sánh của đất nước, gắn nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước Đó lànền kinh tế độc lập, tự chủ, đáp ứng nhu cầu xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, cókhả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu xây dựngnền quốc phòng đủ mạnh, để răn đe kẻ thù và đánh thắng chúng khi chúngliều lĩnh xâm lược Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục chỉ rõ: “ Chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc, bảo vệ môi trường” [20, tr 43]

Như vậy, để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, vấn đề có tính quyếtđịnh sống còn là phải khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, vì đó lànguồn đối ứng để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực biếnngoại lực thành nội lực Do vậy, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế trởthành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và nâng cao hiệuquả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Chính vì thế, trong “ Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định,

Trang 37

phải gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế Bởi vì, trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của đấtnước thì độc lập, tự chủ về kinh tế luôn là nền tảng vật chất cơ bản để giữvững độc lập, tự chủ về chính trị và chỉ tăng cường độc lập, tự chủ về chínhtrị khi không bị lệ thuộc về kinh tế Độc lập, tự chủ về kinh tế phải đặt trongmối quan hệ biện chứng với độc lập, tự chủ về chính trị và các mặt khác đểtạo thành sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để tạo ra cơ hội, môi trường nâng cao thế và lực của dân tộc trong quá trình hội nhập Đại hội

lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tếtheo hướng: hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng XHCN Đại hội Đảng IX (4/2001) tiếp tục khẳngđịnh: “Phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, đặc biệt là trí tuệ và kỹ nănglao động của người Việt Nam, nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, khắcphục những khó khăn, yếu kém, tận dụng mọi thuận lợi và thời cơ để phát triểnkinh tế, xã hội nhanh và bền vững theo định hướng XHCN” [20, tr 260, 261]

Để thực hiện mục tiêu đó Đảng đã chỉ đạo: tạo lập đồng bộ các yếu tốcủa nền kinh tế thị trường; tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước Thúcđẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theođịnh hướng XHCN (nhất là các thị trường lao động, bất động sản, khoa học,công nghệ, chứng khoán) Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý theo hướng pháthuy các yếu tố tích cực của thị trường và tăng cường vai trò quản lý, điều tiết

vĩ mô của Nhà nước để hạn chế tác động tiêu cực của nó; tạo lập môi trườngpháp lý bình đẳng, thuận lợi cho cạnh tranh và hợp tác phát triển giữa cácdoanh nghiệp, các thành phần kinh tế; phân bố hợp lý các nguồn lực, triệt đểxóa bỏ bao cấp trong các hoạt động kinh doanh, tiếp tục đổi mới chính sáchthuế, tín dụng, ngân hàng…

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa quan hệ sở hữu

Đó là quan điểm đổi mới rất quan trọng của Đảng, trong quá trình chỉ đạo

Trang 38

phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới nhằm phát triển lực lượng sảnxuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội Đại hội IX(4/2001) của Đảng khẳng định: phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế ở nước ta hiện nay nhằm giải phóng mọi tiềm năng pháttriển trong mỗi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân, mỗi vùng miền… nhằmphát huy tối đa nội lực, tạo ra sự phát triển nhanh của nền kinh tế.

Xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại chính là tạo ra cái cốt vậtchất của CNXH Đồng thời, gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới theo địnhhướng XHCN và xây dựng hệ thống kinh tế mở, mở rộng quan hệ kinh tế đốingoại Theo hướng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thầnphát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tựchủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộngtrên cơ sở lấy ngoại lực để phát huy nội lực, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoàilàm năng động các nhân tố bên trong, làm cho các doanh nghiệp chấn chỉnh tổchức quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, nắm bắt thông tin, tăng cường khảnăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như chính thị trường nội địa để pháttriển kinh tế đất nước, tăng cường quốc phòng bảo vệ vững chắc Tổ quốcXHCN

Thực hiện các chỉ đạo trên, Đảng và Nhà nước đã tiến hành nhiều biệnpháp nhằm giữ vững, mở rộng thị trường đã tạo lập được với các nước trongkhu vực và các nước thuộc Liên minh châu Âu, khôi phục thị trường Nga vàcác nước Đông Âu, phát triển quan hệ thương mại chính ngạch với TrungQuốc, tăng cường quan hệ buôn bán, hợp tác với Ấn Độ, mở rộng thị trường

Mỹ, đẩy mạnh việc tìm thị trường mới ở Trung Cận Đông, châu Phi, Mỹ latinh; đa phương hóa quan hệ thương mại, giảm sự tập trung với một vài đốitác và việc mua bán qua thị trường trung gian

Trang 39

Như vậy, với việc thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần, chủ trương chuyển nền kinh tế hiện vật theo cơ chế tập trung,quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, thực hiện đường lốiCNH, HĐH và thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở “đa phương hóa, đadạng hóa” các quan hệ kinh tế đối ngoại, nền kinh tế Việt Nam đã có sự biếnđổi, phát triển toàn diện, khá vững chắc góp phần quan trọng vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

* Chỉ đạo phát huy sức mạnh dân tộc, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa.

Phát huy cao độ SMDT trên cơ sở đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước làmột trong những phương hướng mà Đảng đã tập trung chỉ đạo trong nhữngnăm qua Có thể khẳng định CNH, HĐH là nhiệm vụ cơ bản quyết định thắnglợi của sự nghiệp xây dựng và BVTQ XHCN CNH, HĐH là con đường,phương tiện để xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam XHCN trong giai đoạn mới Thực chất của việc đẩy mạnh CNH, HĐHchính là quá trình hiện đại hóa lực lượng sản xuất, thực hiện phương châm pháttriển rút ngắn theo định hướng XHCN CNH, HĐH đất nước là tiền đề cần thiết,

cơ bản và quan trọng để củng cố tiềm lực nội sinh của đất nước, góp phần thắnglợi vào sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam trong tình hình mới

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và đổi mới, phát triển tư duy lý luận vềCNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra một hệ thống các quanđiểm chỉ đạo về đẩy mạnh CNH, HĐH Đó là:

Một là, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa

phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước làchính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài Xây dựng một nền kinh

tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thờithay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả

Trang 40

Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của

mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo

Ba là, lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự

phát triển nhanh và bền vững Động viên toàn dân cần, kiệm, xây dựng đấtnước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển Tăng trưởng kinh tếgắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường

Bốn là, khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH Kết hợp

công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiệnđại ở những khâu quyết định

Năm là, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định

phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ đầu tư chiều sâu đểkhai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có

Sáu là, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh.

Trong những năm qua, quan điểm trên được thể hiện đậm nét trongquy hoạch và kế hoạch phát triển đất nước, từng vùng, ngành, địa phương

và trong nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, đã góp phầnnâng cao tiềm lực nội sinh của đất nước, giữ vững ổn định chính trị và trật

tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

và an ninh quốc gia Đồng thời, tạo thế và lực mới cho đất nước phát triểntrên con đường hội nhập

Đảng đã chỉ rõ: “phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩymạnh CNH, HĐH vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội” [17, tr.8] Để cụthể hóa nội dung đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) đãxác định: tranh thủ môi trường thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra, đồng thờiphát huy tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đấtnước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế trithức là yếu tố quân trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH Thể hiện bước tiến về

Ngày đăng: 30/09/2016, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aliốp (2000), “Việt Nam là biểu tượng của thế kỷ XX”, Báo Nhân dân, ngày 20/9/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam là biểu tượng của thế kỷ XX”, "Báo Nhân dân
Tác giả: Aliốp
Năm: 2000
2. Ban Cán sự Đảng Bộ Thương mại (2006), “Hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập kinh tế quốc tế tronggiai đoạn hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, "Thamluận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Ban Cán sự Đảng Bộ Thương mại
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
3. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập Nghị quyết Hộinghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 2003
4. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương - Vụ Tuyên truyền và Hợp tác quốc tế (2004), Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập phát triển ở nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập phát triểnở nước ta
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương - Vụ Tuyên truyền và Hợp tác quốc tế
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
5. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2006), Nhận dạng các quan điểm sai trái, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận dạng các quan điểm saitrái
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
6. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2006), Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng lý luậnchính trị dành cho đảng viên mới
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
7. Trần Thái Bình, “Mấy vấn đề đặt ra với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX)”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (4) 2013, tr. 7 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đặt ra với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc qua 10 nămthực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX)”, "Tạp chí Quốc phòng toàndân
8. Bộ Chính trị (2001), “Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, (24) 2001, tr.4 - 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2001
9. Chu Văn Cấp (1994), “Phát huy nội lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (3) 1994, tr. 14 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nội lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước”, "Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Tác giả: Chu Văn Cấp
Năm: 1994
10. Trần Quang Cơ (2005), “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và mấy vấn đề đặt ra trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (4) 2005, tr 18 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trongkháng chiến chống Mỹ cứu nước và mấy vấn đề đặt ra trong sự nghiệp bảo vệTổ quốc hiện nay”, "Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Tác giả: Trần Quang Cơ
Năm: 2005
11. Lê Duẩn (1985), Chiến thắng của sức mạnh tổng hợp, sức mạnh dân tộc và thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng của sức mạnh tổng hợp, sức mạnh dân tộcvà thời đại
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1985
12. Dương Quốc Dũng (2002), Những vấn đề cơ bản tạo nên sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản tạo nên sức mạnh thờiđại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Dương Quốc Dũng
Nhà XB: NxbQuân đội nhân dân
Năm: 2002
13. Nguyễn Tuấn Dũng (1997), “Góp phần nhận thức bài học kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, (2) 1997, tr.12 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nhận thức bài học kết hợp sứcmạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện hiện nay”,"Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự
Tác giả: Nguyễn Tuấn Dũng
Năm: 1997
14. Nguyễn Bá Dương (2013), Góp phần phát triển tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần phát triển tư duy mới về bảo vệ Tổquốc
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2013
15. Phạm Thế Duyệt (1998), “Phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế cần kiệm để CNH, HĐH”, Tạp chí Công tác tư tưởng, văn hóa, (4) 1998, tr. 14 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tácquốc tế cần kiệm để CNH, HĐH”, "Tạp chí Công tác tư tưởng, văn hóa
Tác giả: Phạm Thế Duyệt
Năm: 1998
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1977
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w