Trong lịch sử loài người đã có hàng vạn cuộc chiến tranh lớn nhỏ, với hàng vạn sinh mạng ngã xuống. Nhưng những trận chiến đó qua đi chỉ để lại một trang sử, mà không gây xúc động cho nhân loại. Nhất là sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, trước hậu quả thảm khốc của nó và vai trò sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ ngày càng lộ rõ, tâm lý sợ Mỹ, sợ chiến tranh đang diễn ra trong các phong trào tiến bộ và các lực lượng nhân dân tiến bộ thế giới. Nhất là chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Mỹ và đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh thế giới; tác động tiêu cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh cộng đồng XHCN và phong trào cộng sản và công nhân thế giới, nhất là hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc, đang có mâu thuẫn về đường lối cách mạng thế giới và không thể thống nhất trong hành động chống Mỹ xâm lược Việt Nam.
Trang 1Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân CMDTDCNDCách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương I YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA
ĐẢNG TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC(1965 - 1975)
9
1.1 Yêu cầu khách quan của vấn đề tranh thủ sự giúp
đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
9
1.2 Chủ trương của Đảng về tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1975)
(1965-25
Chương II ĐẢNG CHỈ ĐẠO TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ QUỐC
TẾ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨUNƯỚC (1965 - 1975) KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM
42
2.1 Đảng chỉ đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
42
2.2 Kết quả và nguyên nhân tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1975)
(1965-60
2.3 Kinh nghiệm Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ
quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
81
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người đã có hàng vạn cuộc chiến tranh lớn nhỏ, vớihàng vạn sinh mạng ngã xuống Nhưng những trận chiến đó qua đi chỉ để lạimột trang sử, mà không gây xúc động cho nhân loại Nhất là sau Chiến tranhThế giới lần thứ II, trước hậu quả thảm khốc của nó và vai trò sen đầm quốc tếcủa đế quốc Mỹ ngày càng lộ rõ, tâm lý sợ Mỹ, sợ chiến tranh đang diễn ra trongcác phong trào tiến bộ và các lực lượng nhân dân tiến bộ thế giới Nhất là chính
sách “bên miệng hố chiến tranh” của Mỹ và đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình,
an ninh thế giới; tác động tiêu cực đến sự phát triển của phong trào giải phóngdân tộc Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ViệtNam diễn ra trong bối cảnh cộng đồng XHCN và phong trào cộng sản và côngnhân thế giới, nhất là hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc, đang có mâuthuẫn về đường lối cách mạng thế giới và không thể thống nhất trong hành độngchống Mỹ xâm lược Việt Nam
Trước những diễn biến khó khăn, phức tạp trong quan hệ quốc tế, ĐảngCộng sản và nhân dân Việt Nam vẫn quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ xâm lược Mặt khác, Đảng ta đã tiến hành đường lốiđoàn kết quốc tế rộng mở, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của phong trào tiến bộ
và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, sự giúp đỡ to lớn của cộng đồngcác nước XHCN Nhờ chủ trương đúng đắn đó, cuộc kháng chiến của nhân dânViệt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược đã không chỉ duy nhất trở thành tâmđiểm chú ý của dư luận thế giới, làm xúc động lương tri nhân loại tiến bộ, màcòn có tác động biến phong trào đoàn kết quốc tế với nhân dân Việt Nam thànhmột làn sóng mạnh mẽ chống đế quốc Mỹ Đặc biệt, sự giúp đỡ to lớn cả về vậtchất lẫn tinh thần của các nước anh em XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc
đã góp phần quan trọng làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam lớnmạnh cả về thế và lực, nhanh chóng đi đến thắng lợi
Trang 4Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IV ngày 14/12/1976 đã nêu: "Thắng lợi trọn vẹn của nhân
dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gắn liền với sự ủng hộ chí tình và sự giúp đỡ to lớn của anh em bầu bạn khắp năm châu." [1, tr.616] đãkhẳng định sự giúp đỡ to lớn đó là một trong những nhân tố quan trọng gópphần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuốicùng Trong tám bài học kinh nghiệm lớn về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổng kết, bài học về rasức tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phát huy tối
đa sức mạnh của thời đại được coi "là một bộ phận hợp thành của đường lối
chống Mỹ, cứu nước" [2, tr.248]
Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975” làm luận
văn tốt nghiệp cao học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu của các tập thể và các nhànghiên cứu đề cập đến sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứunước của nhân dân Việt Nam Mỗi công trình khai thác dưới góc độ khác nhau,
có thể chia thành các nhóm sau:
Những công trình khoa học nghiên cứu về đường lối và hoạt động lãnh
đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Bao gồm: "Chiến tranh
cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học", Nxb CTQG., H., 2000,
của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị;“Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tập 3 và tập
4, của Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng; “Tổng kết cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 của Ban
chỉ đạo tổng kết chiến tranh; "Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995", Nxb CAND, H., 1996, tập 1, của Lưu Văn Lợi“Tìm hiểu tư duy khoa học của
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiên Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H., 2004, T.37
2 Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước -
thắng lợi và bài học, Nxb.CTQG, H., 1995
Trang 5Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1996 của Hoàng Tùng Những công trình trên đã nêu lên những nguyên nhân vàbài học lớn dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cónhững đánh giá sâu sắc về hoạt động đấu tranh ngoại giao và đoàn kết quốc tếcủa Đảng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn, phạm vi rộngcủa cuộc kháng chiến chống Mỹ, không đề cập đến chủ trương tranh thủ sự giúp
đỡ quốc tế của Đảng, song là cơ sở và là nguồn tư liệu quí giúp tác giả địnhhướng nội dung trong quá trình nghiên cứu đề tài
Các bài viết, các công trình nghiên cứu về hợp tác quốc tế, sự ủng hộ vàchi viện quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân tabao gồm: “Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980)”, Nxb
Tiến bộ, M., 1983; “Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và
Đảng Cộng sản Việt Nam - Lịch sử và hiện tại”, Nxb Sự thật, H., 1987 của
Nguyễn Vịnh; "Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: nguồn chi viện to
lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN", báo Quân Đội Nhân Dân,
ngày 13/4/2005 của Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng; “Sự giúp đỡ của Trung
Quốc đối với Việt Nam những năm 1965 - 1968”, Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 7 (95) năm 2009, của Nguyễn Văn Quyền; “Góp phần tìm hiểu việntrợ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc cho Việt Nam (1965-1975)”,
Tạp chí Lịch sử quân sự, số 158/2005 của Nguyễn Văn Quyền; “Tìm hiểu viện
trợ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Rumani cho Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 167/2005
của Nguyễn Văn Quyền; “Phong trào đấu tranh chống Mỹ ở châu Mỹ latinh:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai”, Nxb Khoa học xã hội, H., 1968 của Phạm
Xuân Nam Các công trình này tập trung thể hiện quan hệ hữu nghị và sự giúp
đỡ quốc tế thông qua thống kê số liệu hợp tác giúp đỡ trên các lĩnh vực chính trị,ngoại giao, kinh tế và quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước củanhân dân Việt Nam, không nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng Đây là
Trang 6nguồn số liệu chính mà tác giả sử dụng để thuyết minh cho các luận điểm trong
đề tài
Nhóm các công trình nghiên cứu, các luận văn và bài viết có chủ đề gầnvới đề tài, gồm: “Tìm hiểu về quan hệ Việt Nam với Liên xô và Trung Quốc
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/2007, của
Nguyễn Thị Mai Hoa đã đề cập khá rõ nét về hoạt động chỉ đạo của Đảng tanhằm giải quyết mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong
kháng chiến chống Mỹ; “Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử”, Nxb Công an nhân dân, H., 2005 của Nguyễn Phúc Luân, “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1965 1973”, luận văn thạc sỹ, HVCTQS, 2002 của Nguyễn Văn Hoà đã trình bày cụ
-thể, có hệ thống về đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam trong quan
hệ với Liên Xô và Trung Quốc, nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của Đảng trongkháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc từ 1954 - 1975 song vẫn chưakhái quát thành chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng Đáng chú ý
là một số nhà nghiên cứu độc lập nước ngoài, đã có những nghiên cứu sâu sắc
về về vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với vấn đề chiến tranh Việt Nam,
như "Liên bang Xôviết và chiến tranh Việt Nam", tài liệu tham khảo nội bộ, Tổng
cục V - Bộ Nội vụ (1998), của tác giả I.V.Gaiduk, với nguồn tài liệu giải mậtđược tiếp cận hẹp sau khi Liên Xô tan rã, tác giả đi sâu phân tích các nhân tố, xuhướng và động cơ ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định về các chính sách củaLiên Xô đối với chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên tài liệu chỉ giới hạn nghiên cứutrong giai đoạn 1964-1973, chưa có những nghiên cứu sâu về chủ trương củaĐảng Cộng sản Việt Nam Đây cũng là những tài liệu có giá trị, với những cứliệu lịch sử gốc mà tác giả sử dụng làm nguồn nghiên cứu của đề tài
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số công trình, bài viết mang tính tham
khảo như: “Liên xô với cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 -1975) - nhìn từ chiến
tranh lạnh” của tác giả Văn Ngọc Thành đăng trên “Kỷ yếu hội thảo quốc tế quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga - lịch sử, hiện trạng và triển vọng”, Viện
khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 3/2010, “Chủ trương của Đảng Cộng sản
Trang 7Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001”, Luận án
tiến sĩ của Nguyễn Thị Mai Hoa, 2007; “America, the Vietnam War and the
World”, Nxb ĐH Cambridge, 2003, bài tiểu luận của Eva Maria Stolberg, giáo
sư ở ĐH Bonn có tựa đề "Trung Quốc và Liên Xô nhìn nhận vấn đề chiến tranh
Việt Nam như thế nào?"; các bài viết trên các trang website phân tích về mối
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Liên Xô, là nguồn bổ sung, kiểm chứng vàđối chiếu những tài liệu mà tác giả sử dụng trong luận văn
Nhìn chung những công trình trên đều đề về hoạt động chỉ đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam dưới góc độ đoàn kết quốc tế và đấu tranh ngoại giao trongthời kỳ chống Mỹ, cứu nước; nếu có bàn về quan hệ ngoại giao hoặc viện trợquốc tế thì chỉ trình bày hạn chế trong khoảng thời gian hẹp, và chỉ dừng trongcác mối quan hệ song phương Cho đến nay chưa có một công trình nào trìnhbày một cách cụ thể, có hệ thống về chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế củaĐảng trong kháng chiến chống Mỹ thời kỳ 1965-1975 Tác giả có kế thừa nhữngthành tựu nghiên cứu của những công trình trên trong việc thực hiện luận văncủa mình
*Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những chủ trương và hoạt động chỉ đạo của Đảng nhằm tranh thủ
sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1975)
Làm rõ sự giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướccủa nhân dân ta trong thời kỳ 1965 - 1975
Trang 8Nêu lên những vấn đề cần nghiên cứu, vận dụng quan điểm của Đảngtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng: Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của
Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Phạm vi: Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về tranh thủ
sự giúp đỡ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965đến năm 1975
5 Cơ sở, và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp
luận chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối củaĐảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và quân đội, về đoàn kết và tranh thủ sự
giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến
* Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp này là chủ yếu Ngoài ra còn sử dụngphương pháp thống kê, so sánh, đồng đại, lịch đại để làm rõ những nội dung màluận văn đề cập tới
6 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo của chủtrương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng ở đỉnh cao cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước và giai đoạn kết thúc chiến tranh Góp phần đánh giá đúngnguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước;
Góp phần khẳng định về nghệ thuật xây dựng và phát huy sức mạnh tổnghợp trong chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc Những kinh nghiệm rút ra cóthể tham khảo vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạymôn Lịch sử Đảng trong các nhà trường Quân đội
7 Kết cấu của luận văn
Trang 9Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu thành 2 chương (5 tiết)
Trang 10Chương 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ, CỨU NƯỚC (1965 - 1975)
1.1 Yêu cầu khách quan của vấn đề tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
1.1.1 Cơ sở lý luận:
Thế kỷ XVIII, khi chủ nghĩa tư bản đang ở giai đoạn phát triển, giai cấp
tư sản là lực lượng trung tâm xã hội, có khả năng nắm vững ngọn cờ dân tộc,giải quyết được vấn đề dân tộc, đưa dân tộc phát triển Đó là dân tộc tư sản
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân là những người “không có tổ
quốc”, phải phấn đấu tự mình trở thành dân tộc, thành lực lượng nắm chính
quyền Vì thế, muốn giải phóng dân tộc, trên hết phải giải phóng giai cấp công
nhân, C.Mác đã nêu khẩu hiệu nổi tiếng “vô sản các nước đoàn kết lại” [3,
tr.64].
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủnghĩa đế quốc Giai cấp tư sản phản bội lại lợi ích dân tộc, thẳng tay áp bức, bóclôỵ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước Bên ngoài, chúng đưaquân đi xâm lược các nước khác trở thành thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa
đế quốc Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc trởthành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Muốn giải phóng giai cấp,trên hết phải giải phóng dân tộc Trong điều kiện đó, V.I.Lênin đã bổ sung, pháttriển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản
“vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” [4, tr.] Trongthời kỳ mới, sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc chỉ giành được thắng lợi bằng
sự kết hợp cách mạng vô sản ở các nước tư bản với cách mạng giải phóng dântộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nướcthuộc địa, phụ thuộc chỉ có thể giành được thắng lợi triệt để khi nó trở thành một
3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb CTQG, H., 1995
4 V.I.Lênin, Toàn tập, T.
Trang 11bộ phận khăng khít của các mạng vô sản thế giới và cách mạng vô sản ở cácnước tư bản chủ nghĩa cũng chỉ có thể nổ ra và thành công, khi có sự phối hợp,
hỗ trợ của các mạng giải phóng dân tộc Đoàn kết, hợp tác quốc tế là điều kiệnbảo đảm cho thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng trongcông cuộc xây dựng chế độ mới - chế đọ xã hội xã hội chủ nghĩa
Khâm phục trước tinh thần yêu nước và sự anh dũng của các cuộc khởinghĩa và phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, HồChí Minh đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc.Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh: trong một thời đại đã thay đổi, phương pháp cáchmạng cũng phải thay đổi, không thể đánh thắng một kẻ thù mới bằng con đường
cũ, cách làm cũ Người cho rằng: các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầuthế kỷ XX ở Việt Nam thất bại là do các phong trào đó thiếu một phương phápcách mạng đúng đắn, hoặc chưa biết kết hợp các phong trào trong nước vớinhau, hoặc thiếu sự liên hệ giữa phong trào đấu tranh ở trong nước với phongtrào đấu tranh của các dân tộc khác, nhất là phong trào đấu tranh của các dân tộc
thuộc địa, phụ thuộc Theo Người trong thời đại mới “ không thể nào hạn chế
những hoạt động hiện nay và tương lai của chúng tôi trong khuôn khổ dân tộc thuần tuý, rằng những hành động đó có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ” [5, tr.596]
Trong quá trình bôn ba tìm con đường làm cách mạng, Hồ Chí Minh đãnhận ra rằng các nước đế quốc không hành động đơn độc, mà chúng có sự phốihợp chặt chẽ với nhau để bóc lột người lao động Một mặt, chúng đưa lính ởchính quốc đi đàn áp các cuộc nổi dậy ở các nước thuộc địa; mặt khác, chúng lạituyển mộ lính từ thuộc địa để quay về đàn áp phong trào đấu tranh ở chính quốc
Hồ Chí Minh khẳng định: ở đâu, dù thuộc địa hay chính quốc cũng đều có người
bị bóc lột và kẻ bóc lột, cho “ dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” [6, tr.266] Từ đó,Người đi đến kết luận: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế,muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa lao động các
5 Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự thật, H., 1960
6 Hồ Chí Minh (1924), “Đoàn kết giai cấp”, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T.1
Trang 12thuộc địa với nhau và giữa lao động thuộc địa với vô sản ở chính quốc, khôngthực hiện đoàn kết, giai cấp vô sản khó có thể tự giải phóng cho mình
Bên cạnh đó, sự tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa sauChiến tranh Thế giới thứ Hai đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thờiđại Vai trò to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa trong việc ủng hộ và giúp đỡphong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,của nhân dân thế giới vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội; cùng với nó là phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản đã góp phần làm suyyếu chủ nghĩa đế quốc, góp phần tích cực vào việc bảo vệ các nước xã hội chủnghĩa Sự xuất hiện của ba trào lưu cách mạng, đồng thời chĩa mũi nhọn vào chủnghĩa đế quốc làm phát sinh nhu cầu tất yếu phải kết hợp lại với nhau Nói cách
khác, thực hiện đoàn kết quốc tế trở thành một nhân tố tạo lên sức mạnh thời
đại, là yêu cầu khách quan đối với mọi phong trào chống áp bức, là nhu cầu tất yếu của bất cứ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nào: đoàn kết để hỗ trợ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh, thực hiện đoàn kết để tranh thủ sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế chống lại một kẻ thù mang tính quốc tế Từ nhận thức đó, Hồ Chí
Minh khẳng định: đoàn kết quốc tế là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệpđấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, một dân tộc muốn giành độc lập cho mình,bên cạnh việc huy động sức mạnh tổng hợp từ lòng yêu nước và tinh thần dântộc, nhất thiết phải đoàn kết với các dân tộc khác, phải tranh thủ được sự đồngtình, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh của mình Người nói
“Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong Mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe XHCN hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi” [7, tr.315-316]
7 Hồ Chí Minh, “Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay”, Hồ Chí Minh toàn tập,
T.9, Nxb CTQG, H., 2000
Trang 13Với việc nắm bắt chính xác đặc điểm xu thế của thời đại, bằng thực tiễnhoạt động trong phong trào vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức ngày càng sâusắc về vai trò, nội dung của việc tranh thủ sức mạnh thời đại Người khẳng định:
trước hết, đội tiền phong của giai cấp vô sản Việt Nam phải biết kết hợp chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới, gắn mục tiêu cách mạng Việt Nam với mục tiêu chung của thời đại.
Theo Hồ Chí Minh tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế là sự tậndụng những nhân tố có lợi của thời đại để tăng thêm sức mạnh tổng hợp chocuộc đấu tranh của dân tộc mình, chống lại kẻ thù có tiềm lực lớn hơn Hồ ChíMinh cho rằng: mỗi dân tộc, mỗi cuộc cách mạng đều có đặc thù riêng, đó là cơ
sở để mỗi đảng vạch ra đường lối cách mạng riêng của mình, nhưng phải cónhững đặc điểm chung của nhân loại, là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàchủ nghĩa xã hội làm điểm tương đồng; lấy lý luận khoa học của giai cấp vô sản
là chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cơ sở để thực hiện đoàn kết Người
nói“trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều
kiện riêng biệt của từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi đảng cộng sản và đảng công nhân Đồng thời chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là cơ sở không gì lay chuyển nổi của cuộc đấu tranh chung của tất cả các đảng ấy ”[8, tr.596] Hơn nữa, để tranh thủ sự đồng tình,ủng hộ quốc tế phải làm cho mỗi dân tộc gạt bỏ được sự vị kỷ và chủ nghĩa dântộc hẹp hòi, phá bỏ sự biệt lập, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, mở ra mốiquan hệ quốc tế ngày càng rộng lớn giữa các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗidân tộc gắn liền với vận mệnh chung của cả loài người, và phải phấn đấu đểcách mạng mỗi nước phải phát triển hướng đến mục tiêu cao cả của nhân loại làchủ nghĩa xã hội, có như vậy cách mạng vô sản mới giành thắng lợi hoàn toàn.Muốn vậy, các đảng của giai cấp vô sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục
tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng “Trong
thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của
8 Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự thật, H., 1960
Trang 14cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn” [9, tr.304-305]
Là nhà yêu nước chân chính, nhà hoạt động quốc tế vô sản trong sáng,
Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi để tăng cường tình đoàn kết giữa dântộc Việt Nam với các dân tộc đang đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và chủ nghĩa xã hội Người chủ trương: cách mạng Việt Nam phải hướngđến mục tiêu đấu tranh chung của nhân loại, đồng thời thường xuyên nhắc nhởcán bộ, đảng viên và nhân dân ta không chỉ quan tâm đến lợi ích đất nước mình,
mà còn phải quan tâm bảo vệ lợi ích của cả dân tộc khác, vì mục tiêu cao cả củathời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Người khẳng
định: để cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, phải coi: “Cách mệnh An Nam
cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới.” [10, tr.301], và phải coi vấn đề
dân tộc “chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên
chính vô sản” [11, tr.277] như di huấn quý báu của Lênin Và Người kêu gọi:“vì
nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống áp bức” [12, tr.452]
Thứ hai, phải dựa vào sức mình là chính, giữ vững độc lập tự chủ trong
quá trình tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN và sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ; đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
Hồ Chí Minh rất coi trọng sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Người coi đóvừa là biểu tượng cao cả của tình cảm quốc tế vô sản trong sáng, vừa là nghĩa vụthiêng liêng của những người cộng sản vì mục tiêu chung của giai cấp vô sản thếgiới; đồng thời vừa là điều kiện quan trọng giúp cho sự nghiệp đấu tranh củamột dân tộc phát triển, vừa là nhân tố góp phần vào thắng lợi chung của phongtrào vô sản quốc tế Vì vậy, một mặt Hồ Chí Minh thẳng thắn phê phán các đảng
9 Hồ Chí Minh, “Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc”, Hồ Chí Minh
toàn tập, T.12, Nxb CTQG, H., 2000
10 Hồ Chí Minh, “Quốc tế cứu tế đỏ”, Hồ Chí Minh toàn tập, T.2, Nxb CTQG, H., 2000
11 Hồ Chí Minh, “Phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản”, Hồ Chí Minh toàn tập,
T.1, Nxb CTQG, H., 2000
12 Hồ Chí Minh, “Bản truyền đơn bằng tiếng Việt của Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Công sản Pháp”, Hồ
Chí Minh toàn tập, T.1, Nxb CTQG, H., 2000
Trang 15xã hội thuộc Quốc tế II vẫn chưa làm gì để giáo dục cho giai cấp công nhânnước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính; mặt khác, Người không quên
nhắc nhở giai cấp vô sản "muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp
lấy mình đã" [13, tr.293] Cũng theo Hồ Chí Minh: mối quan hệ giữa sức mạnhdân tộc và sức mạnh thời đại là rất mật thiết, không thể tách rời, có tác dụngthúc đẩy lẫn nhau phát triển, trong đó: nguồn sức mạnh nội sinh có vai trò quyếtđịnh, nguồn sức mạnh ngoại sinh đóng vai trò quan trọng và chỉ được phát huythông qua sức mạnh nội sinh Do đó, Người luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự
chủ, “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính” và luôn căn dặn những người yêu nước Việt Nam phải lấy tinh thần "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta"
[14, tr.554] Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cho rằng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
không đồng nghĩa với khuynh hướng “đóng cửa khép kín”, “tự ti dân tộc”; phải
kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, đồng thời khôngđược trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, mong người khác làm thay
mình Bởi theo Hồ Chí Minh: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi
chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập" [15, tr.522]
Thứ ba, kiên trì mục tiêu chiến lược, linh hoạt trong sách lược, thực hiện
mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, kể cả các nước có chế độ chính trị khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi.
Theo Hồ Chí Minh: bên cạnh những mục tiêu chung đòi hỏi sự hợp tácgiữa các quốc gia, dân tộc cùng nhau giải quyết, thì vẫn có những đặc điểm, điềukiện, lợi ích riêng của mỗi quốc gia, dân tộc Cho nên hoà bình, độc lập dân tộc,bình đẳng và cùng có lợi giữa các quốc gia, dân tộc phải được coi là cơ sở và làđiều kiện tiên quyết trong vấn đề pháp lý để các quốc gia, dân tộc chủ độngtham gia một cách tự nguyện Vì thế ngay trong cuộc kháng chiến chống Pháp
còn nhiều cam go, Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố:“Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước VN, để cùng
13 HCM, Toàn tập, T.2, Nxb CTQG, H., 2000
14 HCM, Toàn tập, T.3, Nxb CTQG, H., 1995
15 HCM Toàn tập, T.6, Nxb CTQG, H., 2000
Trang 16nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới” [16, tr.8] Cũng theo Hồ ChíMinh: mở rộng đoàn kết, hợp tác không có nghĩa là đoàn kết vô nguyên tắc, là
hy sinh quyền lợi dân tộc; mà mục tiêu đầu tiên là để “làm cho nước mình ít kẻ
thù hơn hết, nhiều bạn đồng minh hơn hết” [17, tr.314], thực hiện mở rộng quan
hệ quốc tế không chỉ nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của những người vôsản anh em, mà còn kéo phái chần chừ, trung lập ngả về phía mình, còn đối với
kẻ thù thì làm phân hoá hàng ngũ chúng Muốn vậy phải kiên định mục tiêuchiến lược, mềm dẻo trong sách lược, nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế
có lợi nhất cho cách mạng của ta Mục tiêu chiến lược đó là: hoà bình phải gắnliền với nền độc lập thực sự của quốc gia, dân tộc và được đặt trong môi trường
hoà bình thế giới, Người khẳng định: “nhân dân Việt Nam rất tha thiết với hoà
bình, nhưng hoà bình thật sự không thể tách khỏi độc lập thật sự” [18, tr.3] Cuối
cùng, theo Hồ Chí Minh: “muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ
ai là bạn ai là thù; phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù.” [19, tr.605]
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh: tranh thủ sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế chính
là thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là thực hiện đoànkết quốc tế trên cơ sở tình cảm giai cấp vô sản; đồng thời là sự kết hợp chủnghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản và còn là thực hiện xâydựng khối liên minh chiến đấu giữa vô sản các nước để nhằm tăng cường sứcmạnh tổng hợp, huy động lực lượng cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc
từ nhiều phía Sức mạnh thời đại đó chính là sức mạnh của liên minh giai cấp vôsản, của cách mạng vô sản và đảng tiên phong của nó, của lý luận và phươngpháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin
1.1.2 Cơ sở thực tiễn:
*) Thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh thủ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1965
Ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời năm 1945, Chính phủ
đã sớm có những chủ trương đặt quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực
và trên thế giới Song trên thực tế, do những hạn chế bởi điều kiện khách quan
16 HCM, Toàn tập, T.6, Nxb CTQG, H., 2000
17 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H., 1995, T.7
18 HCM, Toàn tập, T.12, Nxb CTQG, H., 2000
19 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T.10
Trang 17đem lại, nền độc lập của nước ta vẫn trong tình trạng mong manh “ngàn cân
treo sợi tóc”, nhân dân ta lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
trong điều kiện bị bao vây, cô lập với bên ngoài, không có nước nào đặt quan hệvới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố chính sách ngoại giaocủa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Chính phủ các nước Sau tuyên
bố trên, đến nửa đầu tháng 3/1950 đã có 10 nước trên thế giới công nhận nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà Sự kiện này đã đánh dấu mối liên hệ ngày càngchặt chẽ giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, giữa Việt Nam với loài người tiến bộ.Đặc biệt, qua chuyến viếng thăm Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm
1950, cả hai nước Trung Quốc và Liên Xô đã đặt quan hệ ngoại giao và đồng ýchi viện quân sự cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt
Nam Nhưng Hồ Chí Minh vẫn khẳng định “Rồi đây có sự chi viện của Liên Xô
và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi phải do sự nỗ lực của chính bản thân ta quyết định” [20, tr.151-
154] Nhờ sự trợ giúp to lớn đó, nhân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn thực
dân Pháp, góp phần động viên hàng loạt nước thuộc địa trên thế giới giành độclập Qua đó khẳng định giá trị to lớn của sự giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sảncủa bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta Nhân
kỷ niệm 10 năm Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh viết “10 năm trước đây,
chúng ta hầu như cô đơn, chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết mà cách mạng thắng lợi Ngày nay, nhân dân ta lại có đại gia đình gồm 900 triệu anh em từ Á sang Âu
và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới ủng hộ Cho nên cuộc đấu tranh chính trị để thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước tuy nhiều khó khăn, nhưng chúng ta nhất định thắng lợi”[21, tr.1]
Trong 10 năm tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 1965), trên cơ sở không ngừng củng cố tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô,Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, ta đã tranh thủ viện trợ của cácnước anh em nhằm khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc: khôi phục giao
(1955-20 Lưu Văn Lợi (1996), “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995”, Nxb CAND,, H., T.1
21 Hồ Chí Minh (1955), “Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám”, Báo Nhân dân, số 534, ngày 19/8/1955
Trang 18thông và xây dựng mới nhiều nhà máy có vai trò chủ lực cho nền kinh tế vớithiết bị, kỹ thuật hiện đại Tính đến năm 1964, các nước xã hội chủ nghĩa đãviện trợ không hoàn lại và cho Việt Nam vay dài hạn 750 triệu rúp; với sự giúp
đỡ của Liên Xô về kinh tế - kỹ thuật, Việt Nam đã bảo đảm được 46% nănglượng điện, 90% khai thác than, 100% trong ngành khai khoáng [22, tr.387].Nhờ đó, ta đã thực hiện thắng lợi Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), Kế hoạch ngắn hạn 3 năm phát triển kinh tế văn hóa (1958-1960) và Kếhoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc đã đạt được những thành tựutrong công cuộc xây dựng CNXH: cơ bản tự túc được lương thực và gần nhưthỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng, bắt đầu có tích lũy nội bộ, hàng trăm xínghiệp trung ương và địa phương được đưa vào vận hành, đời sống kinh tế xãhội được cải thiện, số học sinh và sinh viên tăng từ 3,5 đến 25 lần, bệnh dịchđược ngăn chặn Kinh tế miền Bắc từng bước củng cố vững chắc, làm cơ sở xâydựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến của nhân dânmiền Nam, là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụchiến lược của cách mạng Việt Nam Trước âm mưu mở rộng chiến tranh pháhoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự giúp đỡ to lớn của miền Bắc cho miền Nam,hòng bắt nhân dân Việt Nam khuất phục Một mặt, nhân dân miền Bắc phải giữvững nhịp độ sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của miềnBắc, mặt khác phải tăng cường năng lực kinh tế để phục vụ cho nhu cầu ngày
càng cao của chiến trường miền Nam, đặt ra yêu cầu cho Đảng ta phải có bước
đi phù hợp nhằm đẩy mạnh tranh thủ sự trợ giúp về kinh tế cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
*) Sự hình thành từ rất sớm đường lối cách mạng Việt Nam là nhân tố quyết định, là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (tháng 12/1957), Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khẳng định: nước ta đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng:cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ
22 Nguyễn Vịnh (1987), “Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt Nam - Lịch sử
và hiện tại”, Nxb Sự thật, H.
Trang 19nghĩa ở miền Bắc Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹnhiệm vụ nào đều sai lầm Tuy nhiên nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến dần lênchủ nghĩa xã hội có tính chất quyết định cho toàn bộ thắng lợi của cách mạng
trong giai đoạn mới Người còn chỉ rõ: “miền Bắc có được củng cố thì ta mới có
cơ sở vững chắc bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” [23, tr.572] Trước tình hình Hiệp định Giơnevơ bị Mỹ - Diệm xóa bỏ,nhu cầu của cách mạng miền Nam lên cao, tháng 05/1959 Đảng Cộng sản ViệtNam đã ra Nghị quyết Trung ương 15 về cách mạng Việt Nam trong điều kiệnmới, trong đó xác định rõ mối quan hệ cách mạng miền Nam trong mối quan hệvới cách mạng miền Bắc, quan hệ cách mạng Việt Nam với cách mạng ba nướcĐông Dương và đặt trong xu thế tiến triển của cách mạng thế giới, từ đó xácđịnh con đường tiến lên của cách mạng miền Nam nhằm góp phần đẩy mạnhphong trào cách mạng quốc tế, bảo vệ hòa bình thế giới
Đường lối cách mạng và những chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tếcủa Nghị quyết Trung ương 15 (01/1959) đã được Đại hội III của Đảng (9/1960)phát triển thành đường lơi chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cáchmạng mới, là cơ sở để Đảng ta hình thành đường lối đối ngoại, đoàn kết quốc tế
và tranh thủ sự trợ giúp quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhất là cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta
*) Mưu đồ đẩy mạnh chiến tranh và chiến lược toàn cầu của Mỹ
Thất bại trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ phải thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" trên đất nước ta Từ tháng 2/1965, tổng thống Mỹ
Johnson bắt đầu khởi xướng mở rộng cuộc chiến tranh trên toàn lãnh thổ ViệtNam24, bằng việc huy động một số lượng lớn quân đội Mỹ và các nước đồngminh tham chiến trực tiếp trên quy mô lớn ở miền Nam và một lực lượng lớnkhông quân, hải quân đánh phá miền Bắc, với âm mưu đánh bại cách mạng miền
23 Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), “Thống nhất tư tưởng, đoàn kết toàn Đảng đẩy mạnh hoàn thành nhiệm vụ
công tác trước mắt”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005
24 Từ 7/2/1965 tổng thống Mỹ ra lệnh cho hải quân và không quân Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc; 8/3/1965 lữ đoàn viễn chinh lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng; 01/4/1965, Hội đồng An ninh quốc gia
Mỹ chấp thuận quan điểm phát động chiến tranh cục bộ xâm lược trực tiếp Việt Nam; 28/7/1965 Johnson tuyên
bố tăng số quân Mỹ ở miền Nam lên 125.000 người Tính đến tháng 4/1968, số quân Mỹ lên đến 543.000 người
Trang 20Nam trong 25-30 tháng Đây là cố gắng quân sự lớn nhất, là bước leo thangchiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ ở Việt Nam trong suốt 21 năm chiến tranh,
đánh dấu giai đoạn đối đầu trực tiếp giữa lực lượng kháng chiến của ta với quân
đội nhà nghề của tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới trên chiến trường Việt Nam.
Thời kỳ này, chi tiêu quốc phòng của Mỹ và viện trợ quân sự cho chính quyềntay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được coi là lớn nhất cho một cuộc viễnchinh xâm lược của thế kỷ XX Chính quyền Mỹ đã huy động đến 70% năng lựclục quân, 40% hải quân, 60% lính thuỷ đánh bộ, 60% không quân và 22.000 xínghiệp trên đất Mỹ trực tiếp phục vụ chiến tranh, đồng thời Mỹ đã sử dụng
những kỹ thuật quân sự mới nhất với hy vọng nâng cao năng lực tiến hành
chiến tranh, hòng đè bẹp ý chí kháng chiến của nhân dân miền Nam, làm kiệt
quệ nền kinh tế và đe dọa đưa miền Bắc Việt Nam “trở về thời kỳ đồ đá”, buộc
nhân dân Việt Nam phải chấp nhận một giải pháp chính trị do Mỹ áp đặt
Nham hiểm nhất là đế quốc Mỹ lợi dụng triệt để những bất đồng trongcộng đồng các nước XHCN, đặc biệt sự bất đồng giữa hai nước lớn Liên Xô vàTrung Quốc, nhằm làm suy yếu hậu phương quốc tế của cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam Chúng đã sử dụng mọi thủ đoạnngoại giao xảo quyệt để phân hoá lực lượng đồng minh chiến lược của cáchmạng Việt Nam; thông qua đàm phán hoà hoãn tay đôi, mặc cả với từng nước,
Mỹ hy vọng sẽ kiềm chế được hai nước Liên Xô và Trung Quốc trong việc ủng
hộ tinh thần và vật chất cho công cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam; đồngthời chúng dùng giải pháp tuyên truyền đe doạ và gây sức ép đối với phong tràogiải phóng dân tộc, các nước theo xu hướng trung lập, nhằm hạn chế sự ủng hộcủa các nước cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Tổng thống Mỹ
Johnson đã ví “Cuộc chiến tranh này giống như một trận đấu ăn giải Tay phải
của ta nắm lực lượng quân sự, song tay trái cần có các đề nghị hoà bình Mỗi khi đưa quân đội lên phía trước thì cũng phải đưa các nhà ngoại giao lên phía trước Các tướng lĩnh muốn tôi đưa ra nhiều nhiều hơn nữa Họ muốn tiến xa
Trang 21hơn Song Bộ Ngoại giao cũng phải cung cấp cho tôi thêm cái gì nữa” [25,tr.415]
Với mưu đồ tăng cường chiến tranh huỷ diệt đi đôi với tạo sức ép quốc tếtới cuộc kháng chiến của nhân dân ta, tạo cục diện quốc tế có lợi cho cuộc chiến
đã trở thành một yêu cầu mang tính chiến lược của đế quốc Mỹ, nhằm hỗ trợtích cực cho thực hiện mục tiêu chiến tranh của Mỹ Trước thực tiễn bất lợi đó,đòi hỏi Đảng ta phải có đường lối, phương châm, chính sách đoàn kết đúng đắnnhằm tranh thủ cao nhất sự ủng hộ, đồng tình của phong trào cách mạng thếgiới Một mặt, Đảng phải khẳng định đường lối độc lập, tự chủ, biết dựa vàothực lực để tiến hành kháng chiến và phải đánh thắng đế quốc Mỹ, làm cơ sởcho bạn bè quốc tế hiểu rõ quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến của nhân dân
ta, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần thúc đẩy phongtrào cách mạng thế giới phát triển, từ đó tạo thành phong trào đoàn kết quốc tếủng hộ mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, làm cho tươngquan so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến; mặt khác, phải vừa kiên trìnguyên tắc đoàn kết quốc tế vô sản, vừa mềm dẻo, linh hoạt nhằm đấu tranh vớinhững biểu hiện dẫn đến nguy cơ phá vỡ tính đoàn kết trong nội bộ các nước xãhội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và tràolưu giải phóng dân tộc
Bên cạnh đó, đế quốc Mỹ tiến hành lôi kéo một số nước châu Á - TháiBình Dương tham gia mở rộng chiến tranh Việt Nam, sử dụng lực lượng tay saitiến công và uy hiếp Vương quốc Lào và Camphuchia, gây ra tình hình căngthẳng ở khu vực Đông Nam Á, trực tiếp đe dọa độc lập, chủ quyền và nền hoàbình, trung lập của hai Vương quốc Lào và Campuchia Đòi hỏi Đảng ta phải cóchính sách cụ thể nhằm giữ vững và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt với Lào
và Campuchia, thúc đẩy đoàn kết ba nước Đông Dương, góp phần tập hợp lựclượng và bảo vệ lợi ích dân tộc, hoà bình và an ninh khu vực
*) Diễn biến tình hình chính trị quốc tế
25 Richard Holbrooke: Counsel to the President A Memoir (Hồi ký: Cố vấn Tổng thống), Nxb Random House,
1991
Trang 22Sau Hiệp định Giơnevơ, mặc dù là đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ, song
do lợi ích hoà hoãn với Mỹ và phương Tây nhằm củng cố hoà bình và giữnguyên trạng ở nhiều khu vực trên thế giới, nên Đông Nam Á nói chung vàĐông Dương nói riêng không phải là mối quan tâm hàng đầu của Liên Xô Đốivới Việt Nam, Liên Xô chỉ thúc đẩy thi hành các điều khoản và tiến hành việntrợ để khôi phục và xây dựng kinh tế, cung cấp phương tiện quốc phòng chỉ đủ
để bảo vệ miền Bắc Từ tháng 10/1964, sau khi Khơrútxốp thôi giữ vai trò lãnhđạo hàng đầu ở Liên Xô, ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã có những điều chỉnhchính sách ủng hộ đường lối kháng chiến của Việt Nam theo chiều hướng tíchcực hơn, việc coi cuộc đấu tranh của cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia làmột bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc, chống sự thống trị của phươngTây và coi Việt Nam là thành viên của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứngđầu, đã làm Mỹ phải có bước đi thận trọng trong đẩy mạnh chiến tranh ViệtNam Ngày 09/2/1965 sự kiện Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án việc Mỹxâm lược miền Nam Việt Nam và tiến công Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đãđánh dấu thời kỳ mở rộng hợp tác và giúp đỡ toàn diện của Liên Xô đối vớicuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam Trung Quốctrước sau vẫn ủng hộ cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, đưa ra nhiềukiến nghị với hai đồng Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ, để buộc Mỹ và chính quyềntay sai Nam Việt Nam tôn trọng Hiệp định Ngày 09/7/1965 Chính phủ Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố “Nhân dân Trung Quốc quyết không
khoanh tay ngồi nhìn Mỹ mở rộng xâm lược Việt Nam và Đông Dương” Điều
đó đã làm thất bại một bước mưu đồ nham hiểm, lợi dụng hoà hoãn và mâuthuẫn giữa các nước lớn để kìm hãm và làm suy yếu cuộc đấu tranh sống còncủa nhân dân ta; tạo điều kiện tập hợp lực lượng đông đảo cho phong trào cộngsản và công nhân quốc tế ủng hộ Việt Nam Bên cạnh đó, nhằm tranh giành tăngcường ảnh hưởng đối với Việt Nam cũng như với phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế, cả hai nước Liên Xô, Trung Quốc đều bắt đầu có những bước đimạnh mẽ hơn trước trong việc ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam,như tăng cường viện trợ hoặc có những phát ngôn mạnh mẽ trước các hành động
Trang 23mở rộng chiến tranh của Mỹ Điều này đã tạo ra cơ hội để cách mạng Việt Nam
tận dụng triệt để sự ủng hộ đường lối kháng chiến và tranh thủ sự trợ giúp có lợi nhất của hai nước đồng minh lớn trong điều kiện hai nước đang từng bước đi
đến những thoả thuận hoà hoãn với Mỹ gây bất lợi cho cách mạng Việt Nam,
mở ra thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh việc trợ giúp và ủng hộ cuộc kháng chiếnchống Mỹ của nhân dân Việt Nam
Điều lo ngại là trong khi Mỹ ngày càng dấn sâu vào các chính sách quân
sự ở Việt Nam, thì mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc bộc lộ ngày càngcông khai với mức độ căng thẳng ngày càng tăng, có nguy cơ làm phân liệtphong trào cộng sản và công nhân quốc tế Trong cuộc chạy đua nắm giữ vai tròlãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cả hai nước đều muốn lôikéo Việt Nam ủng hộ mình, đồng thời phê phán bên kia, thông qua các hứa hẹntăng cường viện trợ cho Việt Nam, đi ngược lại những nguyên tắc của chủ nghĩaquốc tế trong sáng Đầu những năm 1960, lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn viện trợ
ồ ạt để lôi kéo Việt Nam ủng hộ Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung củaphong trào cộng sản quốc tế và triệu tập hội nghị 11 đảng cộng sản để lập ra
“Quốc tế công sản” mới dưới vai trò lãnh đạo của Trung Quốc, gạt Liên Xô ra
khỏi phong trào cộng sản quốc tế, song ý định này không thành do gặp phải sựkhông đồng tình của Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa Trong suốt cuộcchiến tranh Việt Nam, mối bận tâm lớn nhất của Liên Xô đó là vai trò ngày càngtăng của Trung Quốc đối với Mỹ và việc Mỹ - Trung có những thoả thuận ngầm
về Việt Nam sau lưng Liên Xô, do đó Liên Xô đi vào tăng cường tiếp xúc bí mậtvới Mỹ nhằm hy vọng gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này [26]
Hơn nữa cả Liên Xô và Trung Quốc đều đang đi vào thế hoà hoãn với Mỹ
và phương Tây Vì vậy, tuy với động cơ và lợi ích khác nhau, cả hai nước đềukhông muốn Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh quân sự chống Mỹ: Liên Xô nhiều
lần mong muốn Việt Nam “tìm kiếm một giải pháp hoà bình” để tránh “một
đốm lửa nhỏ làm cháy rừng” Còn Trung Quốc một mặt đề nghị Việt Nam
“trường kỳ mai phục” tập trung vào xây dựng kinh tế miền Bắc, mặt khác sử
26 Ilya V.Gaiduk (1996), Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam, tài liệu tham khảo nội bộ, Tổng cục V - Bộ
Nội vụ (1998)
Trang 24dụng những diễn biến ở Đông Dương vào việc kiềm chế Mỹ, đấu tranh thúc đẩyhoà dịu với Mỹ, tập hợp lực lượng nhất là các nước đang phát triển và phongtrào giải phóng dân tộc phục vụ cho chiến lược của mình Tháng 5/1960, khi hội
đàm với Việt Nam, đại diện Trung Quốc đã đề xuất “đấu tranh chính trị hay
đấu tranh quân sự không phải là cướp chính quyền ngay, mà đấu tranh vẫn là trường kỳ”, thậm chí khi không cản được nhân dân Việt Nam đấu tranh vũ
trang, đại diện Trung quốc còn đề xuất miền Bắc từ bỏ nghĩa vụ với miền Nam
“khi ăn chắc, miền Bắc có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi hoàn toàn chắc chắn không xảy ra chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà không cho ai biết Nhưng nói chung là không giúp”[27, tr.42]; hoặc muốn ViệtNam đánh Mỹ, không muốn Việt Nam đàm phán với Mỹ ngay cả khi diễn biếncách mạng đã có nhiều dấu hiệu thuận lợi, trong hội đàm với Việt Nam tháng
4/1968 đại biểu Trung Quốc khuyên “Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán
chưa phải là thời cơ và tư thế trên cao, ta đã nhân nhượng một cách vội vã”[28,
tr.51] Có thể nói chính những chính sách hai mặt này của Liên Xô và Trung
Quốc đã gây không ít khó khăn cho cách mạng Việt Nam mỗi khi muốn đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới, vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta vừa tiến hành đường lối kháng chiến thuận lợi với sự trợ giúp của hai đồng minh lớn, vừa không để cuộc kháng chiến của nhân dân ta bị chi phối bởi chính sách hoà hoãn của cả Liên Xô và Trung Quốc
Tuy nhiên, dù Liên Xô và Trung Quốc có những mâu thuẫn về đường lốicách mạng, nhưng trước sự lên án mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa, củanhiều đảng cộng sản và công nhân trên thế giới đối với hành động chiến tranhcủa Mỹ, bày tỏ sự ủng hộ đối với sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình, độc lập vàthống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam; hơn nữa Liên Xô đang là đồng Chủtịch Hội nghị Giơnevơ, Trung Quốc vốn là thành viên tích cực kiến tạo nên thoảthuận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương và Việt Nam, lên cảhai nước không thể làm ngơ trước việc đế quốc Mỹ ngang nhiên can thiệp và
27 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Sự thật về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong ba mươi năm qua”, Nxb Sự
thật, H, 1979
28 Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Sự thật về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong ba mươi năm qua”, Nxb Sự
thật, H, 1979
Trang 25đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam, đe doạ tước bỏ lợi ích của cả Liên Xô, TrungQuốc và phe xã hội chủ nghĩa ở khu vực nóng bỏng này.
Nét nổi bật trong quan hệ quốc tế thời kỳ này là cuộc chiến tranh xâmlược quy mô lớn của Mỹ chống lại nhân dân Việt Nam đang dần trở thành mốiquan tâm hàng đầu trong dư luận và hoạt động quốc tế Mặc dù đế quốc Mỹ đãhuy động tối đa bộ máy tuyên truyền chiến tranh, sử dụng nhiều thủ đoạn ngoạigiao hòng lừa bịp hoà bình đi đôi với đe dọa, gây sức ép cho dư luận, song Mỹvẫn không ngăn cản được làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng trên toàn thếgiới Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của nhân dân tiến bộ Mỹ đã hìnhthành phong trào đấu tranh mới trong lòng nước Mỹ và lan rộng ra 40 nước trênthế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ Tây Bắc Âu, sựliên kết giữa phong trào của từng quốc gia với phong trào ở từng khu vực trên cơ
sở tình cảm với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đã khích lệ
xu hướng tăng cường ủng hộ và mở rộng đoàn kết với nhân dân Việt Nam,chống chiến tranh xâm lược của Mỹ Phong trào này đã thu hút ngày càng nhiềucác nhân vật hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng trên thế giới Các phong tràonày đã buộc chính quyền Mỹ phải đối phó cùng một lúc với ba trận tuyến: chiếntrường Việt Nam, trên thế giới và trong lòng nước Mỹ, góp phần thay đổi cục
diện quốc tế của cuộc chiến tranh, khích lệ nhân dân Việt Nam tăng cường đoàn
kết và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của phong trào hoà bình thế giới.
Tại Mỹ, trong khi nền kinh tế đang bước vào thời kỳ khủng hoảng thìchính quyền Mỹ lại tốn khá nhiều tiền của và nhân lực vào một cuộc chiến vônghĩa, theo ước tính chi phí của Mỹ lên đến 1.647 tỷ USD (nếu tính cả nợ lãi vàchi phí cho quân nhân bị thương); về con người, thời điểm cao nhất Mỹ huyđộng đến 549.500 người (chiếm hơn 40% toàn bộ lực lượng quân sự của Mỹ)[29, tr.1] Sự thất bại của chính sách “vừa bơ vừa súng” đã dẫn đến sự khủng
hoảng lòng tin sâu sắc; và ngày càng không có lối thoát đang làm xã hội Mỹ bịchia rẽ nghiêm trọng: Quốc hội Mỹ chia rẽ sâu sắc, chính giới Mỹ bất đồngtrước những phiêu lưu mới của chính quyền Mỹ; sự phản đối gay gắt chiến tranh
29 Trịnh Vương Hồng, “Tổn thất của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”, Báo Quân đội
nhân dân, số ra ngày 22/4/2005
Trang 26xâm lược của những cá nhân và tổ chức tiến bộ, có uy tín trong chính giới Mỹ
đã hạn chế sự hiếu chiến của giới quân sự Mỹ, cô lập giới ủng hộ chiến tranh ởMỹ; phong trào phản chiến đã lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia
Chính giới nhiều nước, kể cả các nước đồng minh của Mỹ cũng bị phânhoá, thậm chí ra mặt xa lánh; các nước phụ thuộc giảm hẳn lòng tin vào đế quốcMỹ; một số nước tư sản phương Tây và Nhật Bản đã tranh thủ việc Mỹ sa lầy ởViệt Nam để vươn lên, thoát khỏi sự khống chế của Mỹ về chính trị, kinh tế vàquân sự, gây bất lợi cho ý định leo thang, mở rộng chiến tranh của Mỹ Trước
những diễn biến của tình hình chính trị thế giới, đặt ra cho Đảng ta vấn đề phải
tập hợp lực lượng và tranh thủ dư luận quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân loại tiến bộ thế giới, lôi kéo các nước còn đang do dự, trung lập ngả sang ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, làm phân hóa sâu sắc lực lượng đồng minh và nội bộ hàng ngũ kẻ thù, cô lập đế quốc Mỹ và tay sai
1.2 Chủ trương của Đảng về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
1.2.1 Quá trình hình thành chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Ngay khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc mốiquan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng quốc tế và nhận racội nguồn sức mạnh của giai cấp vô sản chính là ở tính liên minh quốc tế của nó.Văn kiện đầu tiên của Đảng đã khẳng định: cách mạng Việt Nam cũng không
nằm ngoài mối liên hệ quốc tế ấy, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “
trong khi tuyên truyền khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới ” [30, tr.4-5], nhằm trước là đồng tâm hiệp lực đánh đổ đế quốc thế giới, sau là để giúp đỡcho cách mạng từng nước lớn mạnh Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban
chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua “Luận cương chánh trị của Đảng
Cộng sản Đông Dương” trong đó khẳng định: “Xứ Đông Dương sẽ nhờ vô sản
30 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 1998, T.2
Trang 27giai cấp chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển”[31, tr.94], do đó“Vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhứt là vô
sản Pháp để làm mặt trận vô sản “mẫu quốc” và thuộc địa cho sức tranh đấu cách mệnh được mạnh lên” [32, tr.103] Đây là những tư tưởng, quan điểm đầutiên của Đảng về đoàn kết quốc tế, là cơ sở hình thành đường lối tranh thủ sựgiúp đỡ quốc tế của cách mạng Việt Nam, đã được Đảng ta vận dụng thành côngtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp tục được Đảng ta phát triểntrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Sau khi giành độc lập từ tay thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam lại đứngtrước những diễn biến phức tạp mới của cách mạng miền Nam và hành động pháhoại Hiệp định Giơnevơ của Mỹ - Diệm, Đảng ta đã xác định công cuộc thốngnhất đất nước còn lâu dài và nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ Do
đó, cách mạng Việt Nam phải tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ vớicách mạng thế giới trong những điều kiện mới Trong báo cáo tại Hội nghịTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 15/2/1958, đồng chí TrườngChinh, Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã nêu rõ định hướng lậptrường đoàn kết và tranh thủ quốc tế của Đảng ta sau khi hoà bình được lập lại:
“Một lần nữa cần nhắc lại lập trường quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là đứng hẳn trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu” Đây
chính là những định hướng nguyên tắc cơ bản với những điều chỉnh kịp thời về
chính sách đoàn kết quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong suốt 30 năm sau đó
Từ định hướng trên, nhiệm vụ quốc tế của Đảng trong thời kỳ này bao gồm: gópphần tích cực vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới, chốngmọi âm mưu gây chiến của đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai, ủng hộ nămnguyên tắc chung sống hoà bình; không ngừng tăng cường tình đoàn kết hữunghị và sự hợp tác anh em với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhândân; xây dựng và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt với vương quốc Lào vàvương quốc Cao Miên, tăng cường đoàn kết hữu nghị và phát triển quan hệ vớicác nước Á Phi; ra sức ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; tranh
31 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 1998, T.2
32 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 1998, T.2
Trang 28thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân các nước đối với sự nghiệp củng cốhoà bình, thực hiện thông nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong các nước [33
Tr.17-18, 35 (Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9/1954)]
Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 của Đảng (01/1959) đã định ra phươnghướng đấu tranh cho cách mạng miền Nam, đồng thời khẳng định vị trí, vai tròcủa cách mạng Việt Nam đối phong trào cách mạng thế giới và chỉ rõ: cáchmạng Việt Nam là một bộ phận cách mạng thế giới; nước Việt Nam Dân chủCộng hoà là tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á; thắng lợi của cách mạngViệt Nam có tác dụng cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; ngượclại, mọi thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình dânchủ trên thế giới làm suy yếu thế lực của chủ nghĩa đế quốc sẽ tác động có lợicho cách mạng Việt Nam Tiếp đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III củaĐảng (9/1960) trên cơ sở vạch ra đường lối, nhiệm vụ cách mạng Việt Namtrong giai đoạn mới, cũng đã vạch ra phương hướng, tư tưởng chỉ đạo của hoạtđộng tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế Trong bối cảnh cụ thể từng thời kỳ của cuộcchiến tranh, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namthường xuyên theo dõi và ra nhiều nghị quyết nhằm chỉ đạo hoạt động tranh thủ
sự giúp đỡ quốc tế Đặc biệt, là nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (3/1965), 12(12/1965), 13 (01/1967) và 19 (01/1971) , Đảng ta cũng đã đề ra những mụctiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm tranh thủ có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế cao nhất cả
về vật chất lẫn tinh thần Trong tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt các chủ trương đó
Đảng ta luôn khẳng định "Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là
chiến đấu lâu dài, dựa vào sức mình là chính", "nhưng đồng thời chúng ta hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và viện trợ quốc tế", các tư tưởng đó đã thể hiện
những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về tranh thủ sự giúp đỡquốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ từ năm 1965 đến năm1975
33 Trường Chinh (1958),“Tăng cường đoàn kết để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh”, Nxb Sự thật, H.
Trang 291.2.2 Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
1.2.2.1 Phương hướng, đối tượng tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) vạch rõ nhiệm
vụ chung của cách mạng Việt Nam là: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng DTDCND ở miền Nam, kiên quyếtđấu tranh giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước, góp phần tăngcường cho phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình thế giới Đại hội đã chỉ ramối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam được tiếnhành đồng thời, cùng nhằm vào giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta và bè lũ
đế quốc, tay sai và cùng hướng tới mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, tiếntới thống nhất đất nước Trong đó: miền Bắc phải tiến bước vững chắc lên chủnghĩa xã hội, làm căn cứ địa, làm hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam;cách mạng miền Nam trực tiếp đánh đuổi đế quốc tay sai, góp phần bảo vệ miềnBắc XHCN phát triển; khi cách mạng hai miền thành công sẽ góp phần củng cốsức mạnh cho chủ nghĩa xã hội, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và động viên cổ
vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới Do đó phương hướng chung là "Phải
ra sức tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân cả thế giới, trước hết là Trung Quốc, Liên Xô, các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước Á, Phi và Mỹ latinh" [ 34 , tr102], "kể cả nhân dân Mỹ" [ 35 , tr.609]
Đảng ta đã nhận rõ đặc điểm xu thế của thời đại, đó là sự xuất hiện của badòng thác cách mạng đang chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa đế quốc Sự kết hợp sứcmạnh của ba dòng thác cách mạng chính là sức mạnh của thời đại, là chỗ dựavững chắc cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam Đảng ta khẳng định:Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam nhằm đưa miền Bắc tiến lênchủ nghĩa xã hội và chống đế quốc Mỹ ở miền Nam, thực hiện thống nhất đấtnước là một bộ phận tích cực của phong trào quốc tế đấu tranh cho chủ nghĩa xãhội, độc lập dân tộc và hòa bình thế giới Cuộc đấu tranh của nhân dân ViệtNam, một mặt được phong trào chung trên thế giới cổ vũ và giúp đỡ, mặt khác
34 Sdd., Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 (3/1965), T.26
35 Sdd Nghị quyết Trung ương lần thứ 12 (01/1965) T.26
Trang 30cũng góp phần thúc đẩy phong trào chung của cách mạng thế giới phát triển Do
đó, Đảng ta xác định: cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi, trước hết phải dựa
chắc vào phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, trụ cột của hòa bình và độc lập dân tộc thế giới [36, tr.346] Bởi lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa hiện nay
về nhiều mặt đã hơn hẳn lực lượng của chủ nghĩa đế quốc và đang là nhân tốquyết định trong sự phát triển của tình hình thế giới Vì vậy, sự thắt chặt quan hệhợp tác, tương trợ anh em của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa là điều kiệnchủ yếu để nhân dân Việt Nam bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cáchmạng của mình, đồng thời có điều kiện phát triển nhanh chóng về mọi mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa, cải thiện đời sống của nhân dân Đi đôi với việc tăngcường đoàn kết và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, cần tăng cường sựđoàn kết nhất trí với các đảng cộng sản và đảng công nhân trên thế giới
Bên cạnh đó, Đảng ta khẳng định ngày nay phong trào độc lập dân tộc đã
trở thành một lực lượng hoà bình to lớn [37, tr.349], đã và đang góp phần tíchcực vào cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố hoà bình trên thế giới, nhằm ngănchặn sự xâm lược và hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc Cuộc đấu tranh của nhândân miền Nam là một mắt xích quan trọng của phong trào giải phóng dân tộcđang xiết chặt yết hầu của chủ nghĩa đế quốc Sự liên kết của các mắt xích có tácdụng tương trợ lẫn nhau phát triển, do chúng có cùng lợi ích, cùng mục tiêunhằm tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, mà đứng đầu là đế quốc Mỹ Do đó, phongtrào giải phóng dân tộc thế giới là nhân tố quan trọng của ba trào lưu cách mạngthế giới, dựa vào nó cách mạng Việt Nam tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ từnhững dân tộc có hoàn cảnh tương đồng
Đảng ta nhận định, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ đã trở thành một xuthế của thời đại, lương tri của nhân loại tiến bộ đã bắt đầu thức tỉnh Sự hình
thành một lực lượng thứ ba từ phong trào dân chủ và hoà bình các nước dân tộc
chủ nghĩa, các nước dân chủ và trong lòng các nước tư bản cũng là một lực
36 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T21.
37 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T21
Trang 31lượng quan trọng bảo vệ hoà bình [38, tr.349], một nhân tố quan trọng cho cáchmạng thế giới Do đó, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của phong trào hòa bình,tiến bộ trên thế giới không những góp phần làm phân hóa và tranh thủ đáng kểlực lượng trung lập trên thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ViệtNam, mà còn làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu từ bên trong.
Tóm lại, “sự phát triển lớn mạnh của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc
lập dân tộc và hoà bình dân chủ trên thế giới đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ không sao tránh khỏi được của chủ nghĩa đế quốc” [39, tr.349] Tình hình đó
chứng tỏ lực lượng so sánh trên phạm vi toàn thế giới đã thay đổi cǎn bản: lực
lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc và hòa bình dân chủ thế giới đã áp đảothế lực của chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến, đang đẩy dần chúng vào chỗ cô lập,tạo ra khả năng thực tế để ngăn ngừa chiến tranh thế giới mới và khả năng ấyđang ngày càng tăng thêm Do đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một tư tưởngquan trọng, là nhân tố không thể thiếu trong đường lối cách mạng Việt Nam.Phương hướng tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng xác định tại Đại hội lầnthứ III và các Nghị quyết Trung ương sau đó bổ sung, phát triển, đã trở thành tưtưởng chỉ đạo cho toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tranh thủ sự đồng tình vàủng hộ của bạn bè quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước củanhân dân ta
1.2.2.2 Vị trí, vai trò của vấn đề tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Namphải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Nhân dân miềnBắc tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến hành xâydựng những nền tảng đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội Từ những năm 1965 khi Mỹ
mở rộng chiến tranh, một mặt miền Bắc phải vừa xây dựng, củng cố và chiếnđấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ thành quả xã
38 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
39 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
Trang 32hội chủ nghĩa, mặt khác miền Bắc liên tục chi viện cả sức người và sức của chocuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam Khó khăn chất chồng, từ một nềnkinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, tàn dư của nền sản xuất nhỏ còn đeobám trong tư duy người lao động, hệ quả của những sai lầm trong cải cách ruộngđất nặng nề Trong khi đó, chúng ta xác định mục tiêu tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội khi cơ sở hạ tầng để xây dựng chủ nghĩa xã hội gần như chưa có gì, sựgiúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa chỉ đủ vực nền sản xuất, năng lực nộisinh của nền kinh tế còn nhiều yếu kém Chiến tranh phá hoại miền Bắc của đếquốc Mỹ đã làm tê liệt nhiều nhà máy, xí nghiệp quan trọng; nhân lực, vật lựcphải chia sẻ cho cả hai nhiệm vụ chiến lược, chưa kể đến những hy sinh mất mát
do chiến tranh đem lại40*) Do đó, để khắc phục tình trạng nền kinh tế nôngnghiệp nghèo nàn, lạc hậu, trong công cuộc kiến thiết, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, tranh thủ sự trợ giúp của bạn bè quốc tế“là một sự cần thiết
không thể thiếu được, là một nhân tố rất quan trọng” [41, tr.292]
Bên cạnh đó, Đảng đã xác định cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướccủa nhân dân ta còn lâu dài và gian khổ Đặc biệt, từ khi đế quốc Mỹ chuyển
sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, một mặt chúng mở rộng chiến thuật “tìm
và diệt” ở miền Nam, mặt khác chúng tăng cường chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân ra miền Bắc, tập trung đánh phá suốt toàn bộ tuyến tiếp
tế của ta cả trên biển và trên bộ, gây thiệt hại khá lớn cho cả hai miền và lựclượng chi viện cả về hậu cần và phương tiện, khí tài chiến đấu Theo các nghiêncứu mới đây: có 100% nhà máy điện, 1.500/1.600 công trình thủy lợi, hơn 1.000quãng đê xung yếu, 6 đường xe lửa, hầu hết các cầu cống, 66/70 nông trườngquốc doanh bị phá hủy và hơn 40.000 trâu bò bị giết hại trong chiến tranh pháhoại miền Bắc do Mỹ tiến hành [42, tr.2] Trong khi đó, do nền kinh tế của miền
40*) Theo các số liệu cho thấy: có 6 thành phố lớn bị đánh phá (trong đó Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội bị đánh phá nặng nề), 28/30 thị xã (trong đó có 12 thị xã bị phá hủy hoàn toàn), 96/116 thị trấn, 4.000/5.788 xã (với hơn
300 xã bị phá hủy hoàn toàn), 1.500 bệnh xá, 1.300 trường học, hơn 5 triệu mét vuông nhà ở bằng gạch ngói và hàng chục vạn hecta ruộng vườn bị bom Mỹ cày xới [, tr.2]
41 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
42 Trịnh Vương Hồng, “Tổn thất của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”, Báo Quân đội
nhân dân, số ra ngày 22/4/2005
Trang 33Bắc còn nghèo nàn, năng lực sản xuất không đủ bù đắp cho mất mát Do đó, nhucầu về viện trợ để tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc khángchiến ở miền Nam là rất cần thiết, là điều kiện chủ yếu để nhân dân Việt Namtiếp tục phát triển và có đủ khả năng bảo vệ thành quả cách mạng, góp phần vào
sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa Đại hội Đảng lần thứ III đã xác định:
“Tǎng cường sự đoàn kết nhất trí và thắt chặt quan hệ hợp tác tương trợ anh
em giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa là điều kiện chủ yếu để bảo vệ
độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở mỗi nước, để các nước trong phe có thể phát triển nhanh chóng về mọi mặt kinh tế, chính trị, vǎn hoá, cải thiện đời sống của nhân dân”[43, tr.353]
Cũng theo quan điểm của Đảng, có nhiều nhân tố góp phần quan trọngcho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng có ba nhân tố
cơ bản, quan trọng nhất đó là: giá trị pháp lý của Hiệp định Giơnevơ, lực lượngđấu tranh của nhân dân ta trên các mặt trận chính trị - quân sự - binh vận và sựđồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới Ba nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽvới nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, chi phối toàn bộ cuộckháng chiến của nhân dân ta và trong mỗi lần Đảng quyết định đưa cuộc khángchiến lên một bước mới: giá trị pháp lý của Hiệp định Giơnevơ được thể hiệnthông qua phương hướng, mục tiêu cơ bản của Đảng quyết định đến sự hìnhthành đường lối chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước củanhân dân ta, là tiền đề cơ bản về vật chất, tinh thần và pháp lý quốc tế để nhândân ta bước vào chiến đấu; lực lượng nhân dân giữ vai trò quyết định trực tiếptrên các mặt trận đấu tranh với kẻ thù; sự đồng tình, ủng hộ của nhân loại tiến bộ
và bạn bè quốc tế giữ vai trò tiếp thêm sức mạnh cho hai nhân tố trên Vì vậy
Đảng ta khẳng định: “nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng không phải
là Hiệp định Giơnevơ mà là lực lượng đấu tranh của quần chúng nhân dân cả nước, được sự đồng tình ủng hộ ngày càng rộng rãi của nhân dân thế giới.
43 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
Trang 34Những tư tưởng ỷ lại vào Hiệp định Giơnevơ hoặc coi thường giá trị pháp lý của Hiệp định Giơnevơ đều là sai” [44, tr70]
Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta,quan điểm về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế không những được Đảng ta coi trọng
và vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo, mà nó đã trở thành một vấn đề có tínhchiến lược, xuyên suốt toàn bộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta, thể hiện đườnglối đúng đắn của Đảng trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12/1965) của Đảng, đồng chí Lê Duẩn
Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã phát biểu “giữ vững sự
đoàn kết với phe ta, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của phe ta là vấn đề chiến lược” [45, tr.566]
1.2.2.3 Mục tiêu tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: chiến tranh là sự thử tháchtoàn diện của các bên tham chiến Vì vậy, Đảng ta khẳng định: trong một cuộcchiến tranh cách mạng hay bất cứ một cuộc cách mạng nào, vấn đề quan trọngnhất là phải đánh giá chính xác tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch,làm cơ sở đề ra nhiệm vụ, yêu cầu chiến lược và sách lược đúng đắn Tươngquan lực lượng đó không chỉ đánh giá một cách đơn thuần là dựa vào tiềm lựcquân sự, mà phải dựa trên đánh giá tổng hợp các tiềm lực về chính trị - tinh thần,kinh tế, quân sự Đảng ta nhận định: đế quốc Mỹ dù có vũ khí tối tân, có độiquân viễn chinh hùng hậu vẫn không mạnh hơn ta Sức mạnh kháng chiến củanhân dân Việt Nam chính là ở nhân tố chính trị tạo thành, nếu biết khai thácnhân tố đó, thì sức mạnh kháng chiến của nhân dân Việt Nam sẽ lớn gấp nhiềulần địch
Do đó, mục tiêu tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng ta chính là nhằm
huy động tối đa sự trợ giúp cả về vật chất lẫn tinh thần từ các nước anh em xã hội chủ nghĩa, từ nhân loại yêu chuộng hòa bình, nhằm tạo lên sức mạnh vật chất to lớn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đủ sức đánh bại kẻ thù có
44 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.19
45 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.26
Trang 35tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần là đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc và thực hiện thống nhất đất nước Theo đó, tùy vào lợi thế của từng
quốc gia, dân tộc, khu vực và lực lượng cụ thể mà Đảng đặt ra mục tiêu tranh
thủ khác nhau, “tuỳ theo thái độ chính trị của chính phủ và nhân dân từng nước,
từng khu vực mà miền Bắc và miền Nam đề ra yêu cầu giúp đỡ và ủng hộ cho thích hợp”[46, tr.110], nhưng đều phải cố gắng tranh thủ với mức cao nhất có thểđược Như vậy, mục tiêu trước mắt là tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất và tinhthần, tạo sức mạnh lớn hơn cho cách mạng Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêulâu dài của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, đưa
cả nước tiến lên CNXH
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt là Liên Xô và TrungQuốc, chúng ta tranh thủ cả sự đồng tình, ủng hộ về mặt chính trị, ngoại giaoquốc tế; cũng như sự trợ giúp về vật chất Về tinh thần, Đảng ta tranh thủ lợi thếquốc tế của phe xã hội chủ nghĩa nhằm cân bằng tương quan so sánh về mặtchính trị với phe đế quốc đứng đầu là Mỹ, buộc Mỹ phải kiềm chế hành độngchiến tranh; tranh thủ uy tín và vai trò trên trường quốc tế của Liên Xô, TrungQuốc nhằm tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường dư luận có lợi vềmặt ngoại giao cho Việt Nam khi bước vào đàm phán, thương lượng Về vậtchất, chúng ta tranh thủ viện trợ của các nước anh em nhằm giúp miền Bắc củng
cố, xây dựng và đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng CNXH, làm hậu phương lớn cho
miền Nam đánh Mỹ, “tǎng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tǎng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình ở Đông - Nam Á và thế giới” [47, tr.560] Sự tranh thủ đó bao gồm sựgiúp đỡ về trang thiết bị kỹ thuật, vốn và kinh nghiệm để nâng cao năng lực nềnkinh tế, xây dựng CNXH thành công ở miền Bắc, giúp Việt Nam huấn luyện,đào tạo nhân lực, tích lũy kinh nghiệm để Việt Nam nâng cao nội lực, có khả
46 Sdd., Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 (3/1965), T.26, tr110
47 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
Trang 36năng tự lực cánh sinh tốt hơn, như Đại hội Đảng lần thứ III đã nêu: thông qua
“sự hợp tác quốc tế, các nước có thể cung cấp và trao đổi cho nhau những nguyên liệu, thiết bị và máy móc, giúp đỡ nhau những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; đồng thời, mỗi nước cần phải phát huy vai trò tích cực của mình trong sự hợp tác quốc tế, bảo đảm cho công cuộc chung xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phát triển mạnh mẽ So với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em, kinh tế của nước ta chậm phát triển, chúng ta phải nhờ Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác giúp đỡ về vốn, thiết bị, kỹ thuật, chuyên gia và đào tạo cán bộ, nhưng chúng ta cũng phải tạo điều kiện để phát huy những khả nǎng của ta nhằm giúp đỡ các nước anh em về những thứ mà các nước ấy cần”
[48, tr.291]; và quan trọng nhất là giúp Việt Nam phương tiện, vũ khí, trang bị và
kỹ thuật quân sự để nâng cao khả năng giành thắng lợi quyết định trên chiếntrường, nâng cao năng lực chiến đấu bảo đảm đánh thắng Mỹ trên mọi mặt trận,
vì vậy “phải tranh thủ sự giúp đỡ về mặt quân sự của các nước anh em tới mức
của Ban Bí thư số 128-CT/TƯ, ngày 06/6/1966 “Về việc tăng cường công tác
tuyên truyền đối ngoại” nhấn mạnh “tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ toàn thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta, hướng sự đồng tình ủng hộ ấy đến chỗ phù hợp với lập trường của ta và đến những hành động ủng hộ thiết thực” [50, tr.198] Tiếp theo đó, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương lần thứ 13, ngày 27/01/1967 “Về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ
động tiến công địch, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta”
nêu rõ: “tranh thủ hơn nữa dư luận thế giới ủng hộ những mục tiêu phấn đấu
của ta là bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc”
48 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
49 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.26
50 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2003, T.27
Trang 37[51, tr.172], tranh thủ dư luận gây sức ép với Mỹ nhằm “cô lập triệt để đế quốc
Mỹ, phân hoá bọn đế quốc”, làm cho chúng lúng túng, bị động, đẩy mạnh phong
trào đòi ngừng và chấm dứt ném bom miền Bắc, làm cho chúng khó khăn, lừngchừng trong việc leo thang, tiến tới buộc Mỹ rút quân và không có hành độngcan thiệp quân sự ở Việt Nam
Đối với tất cả các nước khác “chúng ta sẵn sàng đặt quan hệ hữu nghị
trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi.”[52, tr.573], nhằm tranh thủ nhữnglực lượng trung lập có lợi cho cách mạng Việt Nam, phân hóa hàng ngũ kẻ thù
1.2.2.4 Phương châm tiến hành tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 của Đảng (3/1965) đã chỉ rõ phương
châm tiến hành tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là “dựa vào sức mình là chính,
đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em” [53, tr.106] Nhưvậy, để cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi thì phải ra sức tranh thủ sự giúp đỡcủa các nước anh em, nhưng trước hết phải dựa vào sức mình là chính Muốnvậy, phải nhận thức đúng đắn vai trò của từng nhân tố để phát huy đúng, pháthuy có hiệu quả và phát huy tối đa khả năng của từng nhân tố đó; đồng thời phảigiải quyết tốt mối quan hệ giữa tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình với tranh thủ
sự giúp đỡ quốc tế; giải quyết tốt mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam vớicách mạng thế giới, nhằm thúc đẩy nhau cùng phát triển
Theo quan điểm của Đảng: tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là nhân tốquan trọng giữ vai trò quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc kháng chiến,nên phải được đặt lên hàng đầu và phải được làm trước; tranh thủ sự giúp đỡquốc tế là nhân tố quan trọng giữ vai trò gián tiếp quyết định thắng lợi, thúc đẩycách mạng Việt Nam mau đi đến thắng lợi, nên phải được phát huy một cách tối
đa, có hiệu quả Do đó, cách mạng Việt Nam muốn dựa vào cách mạng thế giới,dựa vào sự giúp đỡ quốc tế trước hết phải tự khẳng định vị thế, vai trò của mìnhđối với cách mạng thế giới Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là để cho cáchmạng Việt Nam giữ vững quyền tự chủ, không lệ thuộc ai về bất cứ vấn đề gì
51 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H., 2003, T.28
52 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
53 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2003, T.26
Trang 38bên trong cuộc kháng chiến; tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình không có nghĩa
là coi thường vai trò của sự giúp đỡ quốc tế, là tự cô lập cách mạng Việt Namvới phong trào cách mạng thế giới; ngược lại, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế chỉđược coi là giải pháp thúc đẩy cho cách mạng Việt Nam mau hoàn thành mụctiêu của mình, song cũng không vì thế mà coi nhẹ sự giúp đỡ quốc tế, khôngđược ỷ lại sự giúp đỡ bên ngoài Báo cáo chính trị do đồng chí Lê Duẩn đọc tại
Đại hội Đảng lần thứ III nêu rõ “Chúng ta cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng
của sự giúp đỡ ấy để có kế hoạch sử dụng tốt, nhằm mau chóng xoá bỏ tình trạng lạc hậu của nền kinh tế nước ta Nhưng chúng ta không được ỷ lại, mà phải phát huy đến cao độ tinh thần tự lực cánh sinh Sự hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa là sự giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.”[54, tr.292]
Phải biết kết hợp chặt chẽ giữa tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình vớitranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, biết gắn lợi ích dân tộc với mục tiêu thời đại và lợiích chung của cách mạng thế giới Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình để giải
quyết những vấn đề bên trong của cuộc kháng chiến: "dựa vào tự lực cánh sinh
là chính, chúng ta cố gắng nâng cao mức động viên sức người, sức của trong nước để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em góp phần quan trọng bảo đảm nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất" [ 55,
tr.510], và "đặc biệt chú trọng tăng cường lực lượng phòng thủ ở các vùng và
mục tiêu quan trọng về quân sự và kinh tế" [ 56 , tr106] Tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế để thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát triển nhanh hơn, đồng thời cùng nhaugiải quyết các vấn đề quốc tế mà cách mạng Việt Nam không tự mình làm được
Tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài kết hợp với tự lực cánh sinh để thúc đẩycách mạng Việt Nam phát triển nhanh hơn, làm cho cách mạng Việt Nam trở lên
tự chủ hơn, biết dựa tốt vào khả năng nội lực của mình; ngược lại, nhờ tự lực, tựcường kết hợp với biết sử dụng tốt sự hỗ trợ bên ngoài, giúp cho cách mạng ViệtNam phát triển, như thế cũng là góp phần làm cho cách mạng thế giới phát triển
54 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
55 Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12, T26
56 Sdd., Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 (3/1965), T.26
Trang 39Báo cáo chính trị Đại hội III của Đảng nêu rõ: “Chúng ta cần ra sức phát huy
tinh thần tự lực cánh sinh và sử dụng tốt sự giúp đỡ của các nước anh em để xây dựng nền kinh tế của ta thành một nền kinh tế tự chủ, tương đối hoàn chỉnh, làm
cơ sở cho độc lập của nước nhà và góp phần tích cực của ta trong sự hợp tác với các nước anh em”.[57, tr.292]
1.2.2.5 Nhiệm vụ tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Từ mục tiêu của chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, Đảng ta đề ra
nhiệm vụ chiến lược hàng đầu là phải đoàn kết chặt chẽ với các nước anh em xã hội chủ nghĩa, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ ngày càng mạnh mẽ và đầy đủ hơn của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa mà trước hết là Liên Xô, Trung
Quốc Xuất phát từ vai trò của cách mạng Việt Nam là tiền đồn của chủ nghĩa xãhội ở Đông Nam Á, Đảng ta coi sự giúp đỡ của các nước anh em trong phe xãhội chủ nghĩa vừa là tình cảm của giai cấp vô sản, vừa là nghĩa vụ cao cả nhằmtăng cường sức mạnh cho chủ nghĩa xã hội thế giới; đặc biệt đối với Liên Xô vàTrung Quốc, Đảng ta luôn coi trọng bảo vệ sự đoàn kết, nhất trí với hai nước lớntrong phe xã hội chủ nghĩa là một chiến lược nhất quán, là lợi ích quan trọngkhông chỉ cho cách mạng Việt Nam, mà còn cho cách mạng thế giới; bất cứhành động nào đi ngược lại nhằm phá vỡ mối đoàn kết đó đều đe dọa nghiêmtrọng đến sự phát triển của cách mạng thế giới và sự tồn vong của cách mạngViệt Nam
Đối với phong trào hòa bình của nhân loại tiến bộ trên thế giới, Đảng ta
rất coi trọng nhiệm vụ khơi dậy lương tri của nhân loại tiến bộ, liên kết với
phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, của các nước dân chủ và của nhân loại tiến bộ trên thế giới, đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt
Nam Đảng ta luôn đề cao và lấy mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàchủ nghĩa xã hội là điểm tương đồng giữa cách mạng Việt Nam với phong tràoyêu chuộng hòa bình của nhân dân các nước, trong đó có cả nhân dân tiến bộ ởcác nước tư bản và nhân dân tiến bộ Mỹ Đoàn kết và tranh thủ sự đồng tình ủng
hộ của phong trào hòa bình của nhân loại tiến bộ đó không những làm cô lập
57 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 2005, T.21
Trang 40chủ nghĩa đế quốc, mà còn làm cho sân sau của tòa thành đế quốc lung lay vàdẫn đến sự mau chóng sụp đổ của chúng, góp phần làm lợi cho sự phát triển củacách mạng Việt Nam.
Bên cạnh việc tăng cường tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của phe xã hộichủ nghĩa và nhân loại tiến bộ thế giới, Đảng ta cũng không quên thực hiệnnghĩa vụ quốc tế của mình đối với phong trào cách mạng thế giới Vì thế, Đảng
ta luôn đề cao nhiệm vụ ra sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc và giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi, châu
Mỹ latinh và tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước dân tộc chủ nghĩa Xuấtphát từ lợi ích và mục tiêu cùng chống lại sự áp đặt của chủ nghĩa đế quốc,giành quyền tự quyết của mỗi dân tộc Đảng ta coi sự ủng hộ phong trào đấutranh chống chủ nghĩa đế quốc sẽ làm cho ngày càng mất đi tiền đề cho sự tồntại của chúng và do đó góp phần tăng cường khả năng thắng lợi cho cách mạngViệt Nam
Đảng ta đặc biệt chú trọng mối quan hệ với các nước láng giềng Việt Nam và coi việc thúc đẩy hình thành mặt trận đoàn kết Đông Dương là một
trong những nhiệm vụ chiến lược của chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế.
Đối với Lào và Campuchia, xuất phát từ vị trí chiến lược của ba nước ĐôngDương trong khu vực và sự gắn bó lợi ích của ba dân tộc là một đòi hỏi kháchquan, Đảng ta coi trọng tăng cường mối quan hệ đặc biệt, toàn diện trên mọi lĩnhvực cả về chính trị, quân sự và ngoại giao; với cả hai phương diện là vừa giúp
đỡ cách mạng hai nước bạn phát triển, vừa tranh thủ sự giúp đỡ tạo điều kiệncủa bạn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta Đối với Trung Quốc, ngoài mốiquan hệ trong phe xã hội chủ nghĩa, là chiếc cầu nối nhận viện trợ từ các nướcanh em trong phe xã hội chủ nghĩa, hai nước Việt Nam - Trung Quốc còn có lịch
sử gắn bó lâu đời, hơn nữa xuất phát từ sự giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản vànhân dân Trung Quốc đã góp phần vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam, trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta coi đoàn kết giữa Đảng, nhà
nước và nhân dân hai nước là mối quan hệ “môi hở răng lạnh” Do đó, trong
suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đảng ta luôn coi Trung Quốc là chỗ