1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG LÃNH đạo xây DỰNG mặt TRẬN dân tộc THỐNG NHẤT TRONG đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN GIAI đoạn 1930 1945

64 658 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 647,5 KB

Nội dung

Ngày 03021930 ĐCSVN ra đời là sự kiện chính trị đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Từ đó, Đảng đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt và ở tuổi 15, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự phát triển to lớn trong đời sống chính trị, xã hội của nhân dân ta. Đó là thắng lợi của khối đoàn kết dân tộc trong MTDTTN Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 03-02-1930 ĐCSVN ra đời là sự kiện chính trị đánh dấu bước ngoặt vĩ đại củacách mạng Việt Nam Từ đó, Đảng đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổnhưng vô cùng oanh liệt và ở tuổi 15, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên giành chính quyềntrong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước nhảy vọt của cách mạng ViệtNam, đánh dấu sự phát triển to lớn trong đời sống chính trị, xã hội của nhân dân ta Đó là thắnglợi của khối đoàn kết dân tộc trong MTDTTN Việt Nam

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thứcsâu sắc về sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Ngay từ lúc mới ra đời, Đảng ta

và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng MTDTTN nhằm đoàn kết, tập hợp các giai cấp,tầng lớp, lực lượng yêu nước và tiến bộ đấu tranh chống đế quốc và phong kiến giành chínhquyền

Từ năm 1930 đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với các tên gọi khác nhau,MTDTTN ở nước ta từng bước hình thành, phát triển và đảm đương vai trò lịch sử to lớn tập hợpđược sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc đi theo ngọn cờ của Đảng, làm nên thắng lợi củacách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Hơn 70 năm qua, từ khi ra đời đến nay, trong đường lối cách mạng của mình, ĐCSVNluôn xác định nhiệm vụ xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong MTDTTN để xây dựng và pháttriển lực lượng cách mạng Sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCSVN thông qua xây dựng đườnglối,chính sách, thông qua tổ chức là yếu tố quyết định đối với quá trình hình thành và phát triểncủa MTDTTN Thắng lợi của cách mạng Việt Nam phụ thuộc vào sự phát triển của MTDTTNdưới sự lãnh đạo của Đảng

Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân ta

đã thu được những thành tựu quan trọng: “Kinh tế tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có nhữngtiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định;quốc phòng an ninh được tăng cường Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệthống chính trị được củng cố Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế

quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả” [14,  tr.16] MTDTTN Việt Nam đã đóng

góp to lớn vào những thành tựu đó

Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, nhiều vấn đề mới tiếp tục nảy sinh đang đặt raphải giải quyết Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ cùng các thế lực thù địch đang ra sức

thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta trên nhiều

lĩnh vực Đặc biệt, chúng dùng mọi âm mưu và thủ đoạn để xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính

Trang 2

sách của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây chia rẽ MTDTTN, làm suy giảm mốiquan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, Quân đội với nhân dân.

Vì vậy, nghiên cứu quá trình ĐCSVN lãnh đạo xây dựng MTDTTN Việt Nam trong thời kỳlịch sử đặc biệt đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) là một việc cần thiết Qua đó, để tìmhiểu những bước phát triển trong tư duy lý luận (đường lối, chính sách ), trong tổ chức thực hiện và

sự sáng tạo của Đảng trong xây dựng lực lượng cách mạng và phát huy vai trò của MTDTTN trong

sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền Từ những thành công và chưa thành công của Đảng trongquá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng MTDTTN thời kỳ 1930 - 1945, rút ra những kinh nghiệm để vậndụng vào xây dựng MTDTTN trong điều kiện mới hiện nay Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả

về lý luận và thực tiễn đối với công tác xây dựng Mặt trận đoàn kết dân tộc Với lý do đó, tác giả

chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam  lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)” làm luận văn tốt nghiệp.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về ĐCSVN lãnh đạo, xây dựng MTDTTN đã được sự chú ý của nhiều nhà

khoa học Một số công trình đã được công bố như : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920 - 1945), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981; Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Lược sử Mặt trận dân tộc thống nhất  trong cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1995

Bên cạnh đó, một số chuyên khảo, chuyên luận của nhiều nhà khoa học đã được đăngtải trên các sách, báo, tạp chí, trong đó có đề cập đến quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng

MTDTTN như: Kỷ yếu về Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ III (12-1971), ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xuất bản tháng 2-1973; Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban dân vận Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1995; Mặt trận Việt Minh, Nxb Sự thật, Hà nội 1991, của tác giả Nguyễn Thành ; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2003 của tác giả Phạm Hồng Chương;

"Đảng Cộng sản Việt Nam  lãnh đạo Mặt trận Dân tộc thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân - những kinh nghiệm lịch sử", của tác giả Trần Văn Đăng, tạp trí Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự, số 71 tháng 5-2001; "Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới", của tác giả Đoàn Ngọc Hải, Tạp chí

Giáo dục lý luận chính trị quân sự số 80 năm 2003…

Nhìn chung, các công trình khoa học và một số chuyên khảo, chuyên luận đã được công

bố, ở các góc độ, đã đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về xây dựng MTDTTN trongtừng thời kỳ lịch sử khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cáchtoàn diện và có hệ thống về sự lãnh đạo của ĐCSVN trong xây dựng MTDTTN thời kỳ đấu tranhgiành chính quyền từ năm 1930 đến 1945

Trang 3

3 Mục  đích, nhiệm vụ và đối tượng phạm vi  nghiên cứu  của luận văn

Mục đích :

 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về ĐCSVN lãnh đạo xây dựng MTDTTN trong đấu tranhgiành chính quyền (1930-1945), từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào xây dựngMTDTTN trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tiếp tụcđổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Nhiệm vụ :

- Trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn trong xây dựng MTDTTN

- Phân tích những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong xây dựng MTDTTN và làmsáng tỏ vai trò của Mặt trận đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945

- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tácxây dựng MTDTTN thời kỳ 1930 - 1945

Đối tượng phạm vi nghiên cứu :

Đề tài tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng MTDTTN từ  năm

1930 đến 1945

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối quan điểm của ĐCSVN

- Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp kết hợp lịch sử với lôgíc;vận dụng phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh để thực hiện nhiệm vụ của đề tài

5 Ý nghĩa của luận văn

- Trên cơ sở trình bày có hệ thống, toàn diện hoạt động lãnh đạo của Đảng trong xâydựng MTDTTN từ năm 1930 đến 1945 Luận văn làm sáng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảngtrong việc tập hợp mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm đứng lêngiành chính quyền

- Những kinh nghiệm được rút ra là cơ sở để vận dụng xây dựng MTDTTN hiện nay,nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh

Trang 4

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy bộ mônlịch sử ĐCSVN ở các Nhà trường trong và ngoài Quân đội

6.  Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương, 5 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục

Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT TRONG THỜI

KỲ 1930 – 1945 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, ĐCSVN luôn đứng vững trên lập trường, quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức đúng về vai trò quyết địnhcủa quần chúng nhân dân trong lịch sử Chính vì vậy, từ khi mới ra đời, Đảng ta đã có ngay chủtrương thành lập và lãnh đạo MTDTTN nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ

để thực hiện mục tiêu cách mạng của Đảng là giành độc lập tự do cho dân tộc

Trải qua nhiều thời kỳ với các hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, MTDTTN luôn hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách mạng

Trong bài viết "Nước Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập của mình", lần đầu tiên Hồ ChíMinh đã bàn về khái niệm MTDTTN với nội dung là: "Việt nam độc lập đồng minh (hoặc Việt minh)

có nghĩa là liên minh vì nền độc lập của nước Việt nam Mặt trận bao gồm tất cả những người yêunước, không phân biệt khuynh hướng chính trị, tín ngưỡng tôn giáo, giai cấp xã hội, nam nữ và tuổitác Các thành viên của Mặt trận tập hợp trong các hội cứu quốc" [43, tr 24]

Từ khái niệm của Hồ Chí Minh bàn về MTDTTN, đồng thời từ thực tiễn lãnh đạo xây

dựng MTDTTN, có thể hiểu MTDTTN là một hình thức liên minh chính trị, là tổ chức tự nguyện của các đoàn thể, cá nhân trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN

Thực chất của việc xây dựng và lãnh đạo MTDTTN ở Việt Nam chính là quá trình xâydựng, củng cố, phát triển và lãnh đạo lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dântộc, kẻ thù giai cấp, để giành, giữ chính quyền và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa hiện nay

Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường vàquan điểm của một giai cấp nhất định Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ ra

Trang 5

rằng: Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắnvấn đề dân tộc.

Năm 1948, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã đề cập mối

quan hệ giai cấp và dân tộc đã cho rằng: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ áchthống trị của giai cấp tư sản ở giai đoạn đầu của nó là mang tính dân tộc vì “Phong trào vô sản làphong trào độc lập của khối đại đa số mưu lợi ích cho khối đại đa số” [33, tr.624]

 Chính vì vậy, nhiệm vụ của giai cấp vô sản được các ông chỉ rõ: “Giai cấp vô sản mỗinước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tựtrở thành dân tộc” [33, tr.624]

Theo C.Mác và Ph.Ăng ghen, trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp vô sản mới thốngnhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc Có triệt

để xoá bỏ tình trạng áp bức bóc lột giai cấp mới có điều kiện xoá bỏ áp bức dân tộc, mới đem lạiđộc lập thực sự cho dân tộc mình và cho dân tộc khác Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cáchmạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện được điều này

Khi nói về vai trò của lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tưsản, chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ: Muốn làm cách mạng đánh đổ giai cấp thống trị để giảiphóng giai cấp và giải phóng dân tộc, giai cấp vô sản phải biết tập hợp tất cả các lực lượng cóthể tập hợp được để đánh đổ kẻ thù của giai cấp và xây dựng xã hội mới

Sức mạnh của quần chúng được phát huy khi được tổ chức chặt chẽ, và đặt dưới sựlãnh đạo của giai cấp vô sản với đường lối đúng đắn, chiến đấu chống lại giai cấp áp bức bóc lộtđem lại lợi ích cho quần chúng, thì vai trò và sức mạnh đó được nhân lên gấp bội Quần chúngkhông chỉ là động lực chủ yếu của cách mạng mà còn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển Ởnhững thời điểm có tính chất bước ngoặt của cách mạng thì vai trò của quần chúng được xácđịnh rõ hơn

Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ thể xây dựng một thế giới tự

do, bình đẳng bác ái khi được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo Quần chúng nhân dân được tổchức đứng lên làm cách mạng lật đổ chế độ tư bản, họ “Chẳng mất gì hết ngoài xiềng xích tróibuộc họ Họ giành được cả thế giới” [33, tr 646]

Nhưng muốn làm được điều đó, quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức lại vàtrực tiếp tham gia vào sự nghiệp cách mạng Lê nin viết: “Cách mạng là ngày hội của nhữngngười bị áp bức và bóc lột Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người tích cựcsáng tạo ra những trật tự xã hội mới như trong thời kỳ cách mạng” [30, tr.131] Thực tiễn lịch sửcho thấy, không có sự tham gia tích cực của quần chúng được tổ chức thì không có cuộc cáchmạng nào có thể giành được thắng lợi

Trang 6

Trong lực lượng cách mạng, C Mác coi sự ủng hộ của lực lượng nông dân đông đảo đốivới phong trào vô sản là bài đồng ca, ngược lại nếu không có bài đồng ca đó thì cách mạng vô

sản sẽ trở thành “một bài ai điếu” Xác định vấn đề đồng minh của cách mạng vô sản là vấn đề chiến lược của những người cộng sản, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph-Ăng ghen đã kêu gọi: “Vô sản thế giới đoàn kết lại” Đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa V.I Lê nin nêu khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” Chỉ có đoàn kết, đoàn kết

dân tộc, đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế, đoàn kết các lực lượng yêu nước và tiến bộ mới tạonên sức mạnh to lớn để đánh đổ kẻ thù dân tộc và giai cấp Nhằm thực hiện thành công chiếnlược của mình, Quốc tế Cộng sản đã lập ra các tổ chức quốc tế khác nhau, hợp thành một trậntuyến cách mạng rộng lớn như: Quốc tế thanh niên, Quốc tế nông dân, Quốc tế phụ nữ, Quốc tếcứu tế đỏ, Liên đoàn chống đế quốc v.v Mô hình này đã được Quốc tế Cộng sản chỉ đạo triểnkhai ở tất cả các nước Chủ nghĩa Mác - Lê nin cũng chỉ ra rằng, nếu giai cấp vô sản tiến hành

cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột một cách đơn độc “thì đó không những là điều dại dột mà còn là một tội ác nữa" [31, tr 97] Điều đó cho thấy sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ sự gắn bó

máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân Để có được kết quả đó, Đảng phải có đường lối,chính sách và phương pháp đúng đắn để tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia sựnghiệp cách mạng

Khẳng định vai trò to lớn của quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và đểquần chúng nhân dân thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó, các Đảng Cộng sản phải tập hợpđược quần chúng vào một tổ chức chặt chẽ, rộng rãi, là Mặt trận thống nhất dân tộc đồng thờiphải thường xuyên giáo dục, hướng dẫn, dìu dắt họ đứng lên làm cách mạng Và, MTDTTN chỉđược thành lập trên thực tế khi mục tiêu của Đảng phù hợp và thống nhất với yêu cầu của quầnchúng nhân dân

Trải qua gần 10 năm bôn ba ở nước ngoài để khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệmcủa các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường giảiphóng dân tộc

Từ năm 1920, sau khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn ái Quốc bắt đầutruyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đặt nềntảng cho sự ra đời của ĐCSVN và các tổ chức quần chúng Đây cũng là quá trình, cùng với việcxác định nguồn sức mạnh dân tộc, Nguyễn ái Quốc đã phân tích sâu sắc những nguyên nhânthất bại trong đấu tranh của của nhân dân ở các nước thuộc địa Trong tác phẩm “Bản án chế độthực dân Pháp”, Người đã kết luận: "Mặc dù dân số của họ đáng lẽ phải làm cho họ có sức mạnhcác dân tộc bị áp bức đó vẫn chưa bao giờ ra sức tìm tòi thật đến nơi đến chốn con đường tựgiải phóng, cho nên họ chưa hiểu được giá trị của sự đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế" [36,tr.123] Phân tích kết quả cuộc đấu tranh oanh liệt của dân tộc trong gần một thế kỷ, Nguyễn áiQuốc cho rằng: "Việc lớn chưa thành không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa

Trang 7

chín, hai là vì nhân dân ta chưa hiệp lực đồng tâm" [20, tr.167] Do đó, Người khẳng định: "có đoànkết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành độc lập tự do" [20, tr.417]

Trên lập trường của giai cấp vô sản, nhận thức rõ cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng, từ thực tiễn Việt Nam, Nguyễn ái Quốc đã sớm nhìn thấy “Chủ nghĩa dân tộc là động lực

to lớn của đất nước” và chỉ ra rằng: “Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nódạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trướcthuế tạp dịch và thuế muối Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Namcạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc, nó đã thúc dục thanh niên bãi khoá, làm chonhững nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917”[35, tr 466] Nguyễn ái Quốc còn phát hiện thấy, trong điều kiện lịch sử mới, có những biến đổicủa chủ nghĩa dân tộc: “Nó đã hiện đại hoá" và “ăn sâu vào quần chúng” và đã xuất hiện một tràolưu dân tộc mới: "Sự từ bỏ của lớp thanh niên đối với những cuộc nổi dậy bột phát của lớp người

đi trước”, để đi theo “chiến thuật của những nhà cách mạng Châu Âu: tuyên truyền, tổ chức vàkhởi nghĩa quần chúng”[ 35, tr.466]

Với sự phân tích đó, Người đã viết rằng: "Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì đượccho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất ấy của đời sống xã hộicủa họ.” Chính vì thế, Người cho rằng “phải phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danhQuốc tế Cộng sản” [35, tr.467]

Tuy nhiên, theo Nguyễn ái Quốc, có tinh thần đoàn kết và phát động chủ nghĩa dântộc chưa đủ, sức mạnh của cả dân tộc chỉ có thể biến thành sức mạnh vật chất to lớn đủsức chiến thắng kẻ thù hung bạo khi toàn dân được tập hợp trong một tổ chức mà nó là

"cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này" [20, tr.418] Do vậy,Nguyễn ái Quốc cho rằng phải tiến hành tập hợp, tổ chức, giáo dục và giác ngộ quần

chúng Trong tác phẩm “Bản án chế dộ thực dân Pháp”, Người nhận định “ở Đông Dương

chúng ta có đủ tất cả những cái gì mà một dân tộc có thể mong muốn như: Hải cảng, hầm

mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la…Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người

và nêu rõ quan điểm cơ bản về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng: “Muốn sống thì phải

Trang 8

cách mạng, cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [37,tr.261-262], Người chỉ rõ rằng: “Công nông là gốc của cách mạng còn học trò, nhà buôn nhỏ,điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mạng của công nông” [37, tr.266].

Đây không chỉ là quan điểm của Nguyễn ái Quốc về lực lượng và sự sắp xếp về vị trícủa lực lượng cách mạng mà còn là những quan điểm đầu tiên của Người về xây dựng MTDTTNbao gồm nhiều giai tầng xã hội với công nông làm nòng cốt

Trong nội dung phương pháp cách mạng, Nguyễn ái Quốc nhấn mạnh đến "đồng tâm",

"hiệp lực", "đoàn kết", "thống nhất" là một trong những yếu tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng.Người khẳng định: “Sự đồng tâm của đồng bào là đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổquốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng phải thấtbại” [41, tr.151]

Từ nhận thức nói trên, Người đã giáo dục cho đồng chí của mình nhận thức đúng vềphương pháp cách mạng mà nội dung chính là phương pháp tổ chức, tập hợp giáo dục, giác ngộđông đảo quần chúng vùng lên đánh đổ giai cấp bóc lột mình chứ không phải “Chỉ nhờ 5, 7người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 quan là được” [37, tr.276]

Đi đôi với quá trình tìm tòi, nghiên cứu xây dựng lý luận về MTDTTN, Nguyễn ái Quốc

còn sáng lập ra các tổ chức với nhiều hình thức tập hợp lực lượng như: Hội những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp, Hội liên hiệp thuộc địa, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông Ở Việt Nam, Người sáng lập ra tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Thông qua

những tổ chức nói trên, đường lối cứu nước với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được truyền bávào giai cấp công nhân và các tầng lớp khác trong xã hội Đó là nền tảng tư tưởng cho sự ra đờiMTDTTN

Sau khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên kết thúc vai trò lịch sử của mình, đường lốigiải phóng dân tộc với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục được truyền

bá, ngày càng ăn sâu, lan rộng trong các tầng lớp nhân dân do sự ra đời của ba tổ chức cộngsản Cả ba tổ chức này đều tranh thủ xây dựng cơ sở quần chúng rộng khắp trong cả nước làmcho phong trào công nhân lớn mạnh và tạo điều kiện để sau này quy tụ, thống nhất các lựclượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN

Thực tiễn phong phú, sinh động là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoànkết toàn dân và MTDTTN Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình các nước tư bản chủnghĩa và các nước thuộc địa ở khắp các châu lục, Người đã nghiên cứu nguyên nhân dẫn đếnthắng lợi cũng như tại sao những cuộc cách mạng tư sản vẫn là những cuộc cách mạng “khôngđến nơi” Tổng kết thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, Người thấy rõ sức mạnh tiềm

ẩn to lớn của họ và thấy được hạn chế của các dân tộc thuộc địa là do chưa có sự lãnh đạođúng đắn, chưa biết đoàn kết, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức

Trang 9

Người đã nghiên cứu để tìm hiểu thấu đáo con đường cách mạng tháng Mười Nga vànhững bài học kinh nghiệm quý báu của cuộc cách mạng vô sản này mang lại cho phong tràocách mạng thế giới mà nổi bật là bài học về tập hợp lực lượng quần chúng công, nông đông đảo

để giành và giữ vững chính quyền cách mạng, đánh tan sự can thiệp của 14 nước đế quốc vàxây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệtquan tâm đến tình hình của Trung Quốc và ấn Độ, hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiềubài học rất bổ ích về phương pháp tập hợp lực lượng để tiến hành cách mạng Người rất chú ýtới chính sách “Hợp tác Quốc – Cộng” và khẩu hiệu “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ công nông”của Tôn Trung Sơn

Thực tiễn thành công, cũng như chưa thành công của cách mạng thế giới, cách mạngViệt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là cơ sở thực tiễn để hình thành tưtưởng của Nguyễn ái Quốc về đại đoàn kết dân tộc và xây dựng MTDTTN Những hoạt độngcủa Nguyễn ái Quốc không chỉ chuẩn bị điều kiện để tiến tới thành lập ĐCSVN mà còn tạo cơ

sở cho sự hình thành và phát triển của MTDTTN Việt Nam Do vậy, từ Hội phản đế đồng minh(1930), hình thức tổ chức đầu tiên của MTDTTN, đến MTVM (5-1941) và đến Mặt trận Tổ quốcViệt Nam đã luôn gắn bó với tên tuổi Hồ Chí Minh - người sáng lập và lãnh đạo MTDTTN ViệtNam Vai trò lịch sử của Người không chỉ được những người cách mạng ca ngợi, mà cả những

người ở trận tuyến đối lập cũng phải kính nể, thừa nhận Một người chống cộng ở úc, Denis

Warner đã viết rằng, Hồ Chí Minh “luôn luôn có mặt khi mọi người cần tới mình”, là người có tàidẫn dắt lôi cuốn dân tộc vào một Mặt trận đại đoàn kết Ông ta viết: “Vừa mới tập hợp nhữngngười cộng sản lại với nhau năm 1930, khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương mới nổ ra, cụ Hồlại đã sẵn sàng bắt tay vào việc tập hợp những người theo chủ nghĩa dân tộc và những ngườicộng sản vào một Mặt trận thống nhất mới rộng rãi hơn Vào mùa xuân năm 1941, những ngườiĐông Dương dưới sự dẫn dắt rất lôi cuốn của cụ Hồ đã thống nhất một Mặt trận chung và tổchức “Việt Minh” được thành lập” [57, tr.149]

Kết quả thống kê, phân tích những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh  được công bố trong

Hồ Chí Minh Toàn tập (12 tập) cho thấy: các bài đề cập đến vấn đề đại đoàn kết dân tộc và

MTDTTN chiếm tỷ lệ trên 40% Trong một số bài, Người đã nhiều lần nói đến vấn đề đoàn kết,

đại đoàn kết dân tộc: 16 lần trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (Tập 5), 17 lần trong Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt ( Tập 6), 19 lần trong Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh năm 1957 (Tập 8) Kết quả tra cứu cũng cho thấy: trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập có

40 tài liệu đề cập tới cụm từ "Mặt trận dân tộc thống nhất" Lần đầu tiên Người dùng cụm từ này

là trong bài "Nước Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập", (22-3-1950) và lần cuối cùng ở bài

"Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc", 1-11-1967 (Tập 12

tr.300)

Trang 10

Từ lý luận và thực tiễn trên cho thấy, Hồ Chí Minh nhà lý luận, người sáng lập và là linhhồn của khối đại đoàn kết dân tộc và MTDTTN Việt Nam

1.1.2 Thực tiễn cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đã mở ra con đường đấu tranh giải phóng dân

tộc, giải phóng giai cấp cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới nhằm lật đổ chế độ áp bức, bóclột Dưới ánh sáng của Tuyên ngôn, giai cấp vô sản ở nhiều nước đã đứng lên đoàn kết tập hợplực lượng để đánh đổ kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc

Năm 1871, giai cấp vô sản Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trênthế giới thành lập nên Công xã Pari Công xã Pari chỉ tồn tại trong một thời gian ngắnnhưng nó đã để lại cho giai cấp vô sản thế giới những kinh nghiệm quý về xây dựng lựclượng cách mạng, về sự nhất thiết phải xây dựng khối liên minh công nông trong cáchmạng vô sản

Ngày 7-11-1917, cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, do Lê nin và Đảng Bônsơvích lãnhđạo, đã lật đổ chế độ Nga hoàng, xây dựng Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới Cách mạngtháng Mười Nga thành công do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là ĐảngBônsơvích Nga đã tập hợp và dựa vào khối liên minh công, nông, binh Đánh giá về thành côngnày trong xây dựng lực lượng cách mạng, Lê nin đã khẳng định, trong chiến tranh, ai có nhiềulực lượng hùng hậu hơn, ai có nhiều lực lượng hơn, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dânhơn thì người đó thu được thắng lợi

Từ thực tiễn thành công của cách mạng tháng Mười Nga, tháng 12-1921, tại Mátxcơva,Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội các dân tộc Viễn Đông Đại hội thông qua Nghị quyết và chỉ rõcon đường thực sự dẫn tới tự do và độc lập của các dân tộc bị áp bức ở Viễn Đông là phải trảiqua sự liên minh của quần chúng lao động vùng lên đấu tranh Đầu năm 1923, Quốc tế Cộng sảnbắt tay chỉ đạo xây dựng MTDTTN ở Trung Hoa cách mạng bằng việc thúc đẩy hợp tác giữaĐảng Cộng sản và Quốc dân Đảng cùng mục tiêu chống đế quốc

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, biến nước ta từ chế độ phong kiến lạchậu thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến Từ đó nhân dân ta đã tiến hành cuộc chiến đấu anhdũng ở khắp nơi chống lại bọn thực dân đô hộ và tay sai của chúng Tinh thần yêu nước, ýchí chiến đấu kiên cường của dân tộc Việt Nam không bao giờ tắt

Đầu thế kỷ XX, trước những khó khăn, thất bại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,một số sĩ phu yêu nước đã hướng ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới theo hệ tư tưởngdân chủ tư sản Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1904-1909), phong trào Duy Tân củaPhan Chu Trinh (1906-1909) là những điển hình Các cuộc cách mạng thế giới, đặc biệt là cáchmạng Tân Hợi (Trung Quốc), đã tác động vào nước ta, làm cho phong trào yêu nước sau mộtthời gian chìm lắng lại trở nên sôi động và có bước phát triển mới về mọi mặt Ngoài các đòi hỏi

Trang 11

về giải phóng dân tộc, các phong trào còn nêu ra mục tiêu đòi dân sinh, dân chủ, bài trừ hủ tục

mê tín, mở mang công thương nghiệp nhằm phát triển đất nước

Các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước lần lượt thất bại vì hầuhết phong trào đều hướng ra bên ngoài cầu viện, dựa vào sức mạnh của ngoại bang, chưa thấyđược sức mạnh nội lực của chính dân tộc Việt Nam Một số người lãnh đạo phong trào đã kêugọi, hô hào “ đồng tâm”, “hiệp lực”, “đồng bào”, “đồng chí”, nhưng chưa coi trọng và chưa biếtđoàn kết tập hợp các giai tầng cơ bản trong xã hội, nhất là giai cấp công nhân và nông dân là hailực lượng đông đảo nhất của xã hội nước ta

Cũng do lập trường và thế giới quan hạn chế nên ngay cả các phong trào do các bậc chí

sĩ danh tiếng cầm đầu cũng chưa phân biệt rõ được bạn, thù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét:

Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì đến “xin giặc rủ lòngthương” Chủ trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật đánh Pháp khác nào “ Đưa hổ cửa trước,rước beo cửa sau” [53, tr.12]

Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (từ 1885-1913),

tuy chủ trương có thực tế hơn, nhưng không có lối thoát đúng đắn, rõ ràng

Các lãnh tụ của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trước năm 1930, tuy cũng

cố gắng phát động tinh thần dân tộc nhưng đều không có khả năng quy tụ các lực lượng trongdân tộc vì trên thực tế giai cấp phong kiến Việt Nam đã đầu hàng thực dân Pháp, đối lập vớinhân dân ta Ngọn cờ cứu nước theo lập trường tư sản, tuy mới với Việt Nam, nhưng khôngđược nhân dân ta chấp nhận Cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam bị khủnghoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo nên không đoàn kết, thống nhất được các lượclượng

Thực tiễn hào hùng, bi tráng của các phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam chốngthực dân Pháp xâm lược, từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đã chứng tỏ rằng, trước những biếnđổi của lịch sử, vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng mới lãnh đạo cách mạng, đề

ra được đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật lịch sử và thực tiễn cách mạng ViệtNam, mới đủ khả năng tập hợp dẫn dắt toàn dân tộc đi đến thắng lợi

Nghiên cứu các cuộc Cách mạng vô sản trên thế giới ở những năm cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX cho thấy: ở đâu, lúc nào khi giai cấp vô sản tổ chức và xây dựng được lực lượng quầnchúng hùng hậu, dựa vào nòng cốt của liên minh công nông vững chắc, đặt dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản thì cách mạng sẽ thành công và ngược lại

Từ lý luận chủ nghĩa Mác Lê nin, từ truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ViệtNam, từ bài học thành công cũng như chưa thành công của cách mạng thế giới về xây dựng lựclượng và tổ chức MTDTTN, đặc biệt là quá trình khảo nghiệm thực tiễn gần 20 năm của Nguyễn áiQuốc, là cơ sở để Đảng ta hình thành quan điểm về xây dựng lực lượng cách mạng và tổ chức

Trang 12

MTDTTN Thông qua Mặt trận, Đảng đã quy tụ và tập hợp được lực lượng cách mạng rộng lớn,phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện mục tiêu đánh đổ đế quốc và tay sai giànhchính quyền về tay nhân dân lao động.

1.2 Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

1.2.1 Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất thời kỳ 1930 - 1940

* Bước đầu hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất (1930 – 1935).

Ngay từ khi thành lập, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị đúng đắn, giương cao ngọn cờ độclập dân tộc và CNXH, phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, mở rakhả năng rộng lớn để tập hợp và thống nhất các lực lượng yêu nước của toàn dân tộc nhằm thực

hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt

được thông qua Hội nghị thành lập Đảng, do đồng chí Nguyễn ái Quốc chủ trì, xác định mục tiêu,con đường của cách mạng Việt Nam: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để

đi tới xã hội cộng sản.” [ 17, tr.2]

Để thực hiện mục tiêu đó, về phương diện chính trị, cách mạng Việt Nam phải thực hiệnhai nhiệm vụ đánh đế quốc và phong kiến, hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít với nhau:

a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến

b) Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập

c) Dựng ra chính phủ công nông binh

d) Tổ chức ra quân đội công nông

Về phương diện xã hội, Đảng chủ trương thực hiện dân chủ hoá về xã hội, với mục tiêu :

“Dân chúng được tự do tổ chức nam nữ bình quyền và phổ thông hoá giáo dục theo công nông"

Những mục tiêu về phương diện kinh tế cũng nhằm đảm bảo thực hiện thủ tiêu bóc lột của

đế quốc và phong kiến phản động, chia ruộng đất cho dân cày [17, tr.2,3,4]

Những mục tiêu về dân tộc, dân chủ trên đây là tiêu chí chung, tiêu chí đoàn kết toàn dân,

là cơ sở cho xây dựng MTDTTN dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Đảng ta chỉ rõ: cuộc cách mạng ở nước ta phải lấy công nông làm động lực chính, do

giai cấp công nhân lãnh đạo và cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Trongxây dựng lực lượng cách mạng, ngoài công nông, Đảng cần tranh thủ các giai cấp và tầng lớp cótinh thần yêu nước để hướng vào mục tiêu chung là đánh đế quốc và phong kiến giành độc lập dântộc Đồng thời, Cương lĩnh còn chỉ rõ phải biết lợi dụng, phân hoá, cô lập kẻ thù

Tuy là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt nhưng nội dung đã vạch ra những vấn

đề chiến lược, sách lược có tính nguyên tắc về tập hợp lực lượng cách mạng và xây dựng

Trang 13

MTDTTN ở Việt Nam Nội dung cơ bản trong những văn kiện chính trị đầu tiên của Đảng xácđịnh: "thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo đượcdân chúng", "phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày" và "làm cho các đoàn thể thợ thuyền,dân cày (công hội và hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của tư bản quốc gia" [17,tr.4].

Trên cơ sở đó, "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanhniên, Tân Việt để kéo họ vào phe vô sản giai cấp, còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ

và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứngtrung lập " [17, tr.4]

Như vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã chủ trương đoàn kết các giai tầng, các tổchức chính trị, kể cả các cá nhân nhằm phát huy truyền thống dân tộc, huy động yếu tố dân tộc,tập trung chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến để giành độc lập dân tộc.Chủ trương đúng đắn của Đảng đã đặt cơ sở cho việc tập hợp và thống nhất lực lượng toàn dân,xây dựng MTDTTN sau này

Nhận thức được vai trò của MTDTTN đối với cách mạng Việt Nam, tháng 10 năm 1930,

HNTƯ Đảng đã ra "án nghị quyết về vấn đề phản đế" án nghị quyết chỉ rõ: “Ở Đông Dương có

nhiều lực lượng phản đế mà hiện nay cần phải liên hợp lại làm một phong trào cách mạng thốngnhất để đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa mưu sự giải phóng cho xứ Đông Duơng” [17, tr.195] Vềtính chất, nhiệm vụ của Mặt trận phản đế, án nghị quyết nêu rõ: “Phải làm cho hội ấy có tính chấtquần chúng Phải triệu tập các Hội công nông, Hội học sinh, binh lính, thanh niên, phụ nữ và cácđảng phái cách mạng khác (như Quốc dân Đảng, v.v.) lại mà tổ chức ra cho thành một hội phản

đế ở Đông Dương Nhiệm vụ phải làm cho hội phản đế hết sức tham gia vào các cuộc đấu tranhhàng ngày của công nông" [17, tr.195]

Nghị quyết về vấn đề phản đế là phác họa đầu tiên về xây dựng MTDTTN nên không

tránh khỏi những hạn chế thiếu sót như chưa phát huy đầy đủ yếu tố dân tộc, chưa đặt vấn đềtranh thủ và phân hoá tầng lớp trên đi theo cách mạng Lực lượng của MTDTTN mới chỉ bó hẹptrong các Hội công nông, học sinh, binh lính, thanh niên, phụ nữ… chưa mở rộng đến nhữngngười thuộc giai cấp hữu sản nhưng có tinh thần yêu nước, chống xâm lược Do đó, khi phântích giai cấp và đánh giá thái độ của các giai cấp đối với cách mạng, Luận cương (10-1930) cũng

như án nghị quyết về vấn đề phản đế đã không đánh giá chính xác tinh thần dân tộc và khả năng

đi với cách mạng giải phóng dân tộc của tư sản công nghệ (tức tư sản dân tộc), đánh giá thấp vai trò của các tầng lớp thủ công nghiệp, thương gia, trí thức, tiểu tư sản Điều đó có nghĩa là, án nghị quyết về vấn đề phản đế chỉ nhìn vấn đề giai cấp từ giác độ lý luận chung mà thiếu một

cách nhìn cụ thể trong tình hình cụ thể từ quan hệ dân tộc Những văn kiện này còn thiếu một sựphân tích cụ thể trong tình hình cụ thể đối với Việt Nam, một dân tộc thuộc địa, do đó đã phủnhận một thực tế là tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt Nam có bộ phận tiến bộ, yêu nước, sớm

Trang 14

giác ngộ và chính họ đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phongtrào yêu nước Việt Nam.

Mặc dù Luận cương chính trị nhận rõ vai trò to lớn của liên minh công nông, nhưng nếuchỉ thấy vai trò quyết định của công nông mà chưa thấy đầy đủ mặt yêu nước của tư sản dân tộc

và của một bộ phận trung, tiểu, địa chủ thì cũng không phát huy được sức mạnh đại đoàn kếtcủa toàn dân tộc nhằm đánh đổ kẻ thù chính là chủ nghĩa đế quốc Luận cương cũng chưa đềcập cụ thể đến vấn đề xây dựng MTDTTN ở nước ta

Sau hơn một tháng khi “án nghị quyết về vấn đề phản đế” ra đời, ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của

MTDTTN ở Việt Nam Do khắc phục được những thiếu sót và hạn chế trong án nghị quyết vàquán triệt tư tưởng đoàn kết dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, qua bản Chỉ thị, Đảng

ta đã đề ra một cách toàn diện những nội dung cơ bản về tính chất, nhiệm vụ và những biệnpháp cụ thể xây dựng MTDTTN Từ việc phân tích hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, đặcbiệt là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Chỉ thị đã giúp cán bộ, đảng viên nhận thức rõ vaitrò, vị trí và sự cấp thiết xây dựng Hội phản đế đồng minh, MTDTTN đầu tiên ở nước ta

Đặt vấn đề trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương, giai cấp công nhânphải liên minh với giai cấp nông dân là lực lượng tất yếu của cách mạng thì mới thành công và

rằng “đó là hai động lực chính căn bản cho sự bố trí hàng ngũ cách mạng”, bản Chỉ thị khẳng

định: “giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổchức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khóthành công (rộng là toàn dân cùng đứng trong một Mặt trận chống đế quốc và tụi phong kiến taysai phản động hèn hạ; kín là đặt để công nông trong bức thành dân tộc phản đế bao la.” [17,tr.227] Đây là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng khi đánh giá vai trò của MTDTTNtrong cách mạng nước ta

Phân tích thực tiễn, bản Chỉ thị nêu rõ hai nguyên nhân làm cho công tác xây dựngMTDTTN còn chưa thực hiện được Đó là:

Một là, trong Đảng “Hiểu chậm chạp và hiểu chưa thật triệt để Luận cương cách mạng tư

sản dân quyền” nên “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông và một màu sắc nhất định như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên đỏ, Sinh hội đỏ và Cứu tế đỏ; do đó thiếu một tổ chứcthật quảng đại quần chúng, hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ ở tầng lớptrên hay ở tầng lớp giữa cũng vậy, và cho tới cả những người địa chủ, có đầu óc oán ghét đếquốc Pháp, để cần kíp động viên toàn dân nhất tề hành động mặt này hay mặt khác, màchống khủng bố trắng và ủng hộ công nông” [17, tr.228]

-Hai là, trong Đảng “chưa quan niệm đúng cái tổ chức Phản đế đồng minh là một nhiệm

vụ giai cấp tranh đấu trong chủ nghĩa Mác ở thời đại đế quốc, và là Lê ninnít nỗ lực nhất Do đó,

Trang 15

chúng ta đã tách rời dân tộc và cách mạng làm hai đường mà chưa nhận định đúng là dân tộccách mạng vẫn là một nhiệm vụ trong giai cấp cách mạng Sự chuyển biến lối này hay lối khác

đó là hoàn cảnh từng nơi, từng lúc, chứ không phải là hai đường sai trái nhau” [17, tr.228]

Những vấn đề trên đây cho thấy, sau Luận cương tháng 10-1930, đến lúc này Đảng ta

đã phân tích một cách cụ thể, đầy đủ và sát đúng hơn về sự phân hoá giai cấp và thái độ chính

trị của các giai tầng trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến (như phân tích cụ thể thái độ của từng

bộ phận địa chủ, tư sản và tiểu tư sản) để từ đó nhìn nhận đúng đắn hơn mối quan hệ dân tộc

-giai cấp trong cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta Từ những nhận thức đúng này, Đảng ta

đã chỉ rõ sự cần thiết phải tổ chức xây dựng MTDTTN trong cách mạng tư sản dân quyền ởnước ta Chỉ thị là văn kiện chính trị đầu tiên của Đảng về xây dựng MTDTTN, nội dung của nó

đã quán triệt đúng với tinh thần của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn

ái Quốc soạn thảo tháng 2 năm 1930 Chỉ thị tháng 11-1930  là văn kiện đầu tiên của Đảngchuyên về xây dựng MTDTTN, nó đánh dấu bước trưởng thành về lý luận xây dựng MTDTTN ởViệt Nam của Đảng ta

Từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đến Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hìnhthức tổ chức đầu tiên của MTDTTN Việt Nam, những chủ trương chính sách về Mặt trận cùngvới các nghị quyết khác của Đảng được triển khai, đã thúc đẩy phong trào cách mạng mạnh mẽchưa từng thấy là cao trào cách mạng 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh Cao trào

mở đầu bằng cuộc đấu tranh của 5000 công nhân đồn điền Phú Riềng (3-2-1930), 4000 côngnhân nhà máy sợi Nam Định (25-03-1930) và của 400 công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ (29-04-1930) Từ tháng 2 đến tháng 4-1930 có 1236 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân ởkhắp 3 miền Bắc, Trung, Nam

Tháng 09-1930, từ những cuộc đấu tranh ban đầu đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, quầnchúng tiến lên đấu tranh chính trị, nhiều cuộc biểu tình có lực lượng tự vệ vũ trang bảo vệ Caotrào cách mạng công nông nổ ra sôi nổi và quyết liệt nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh Quần chúng đãgiành được chính quyền ở một số nơi và lập ra chính quyền cách mạng của công nhân, nông

dân (gọi là chính quyền Xô viết).

Từ khi Đảng ta ra đời, đây là thắng lợi đầu tiên về xây dựng lực lượng cách mạng Tuynhiên, trên thực tế, cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) mới chỉ tập hợp được lực lượng cơbản là công, nông, thiếu sự tham gia của các giai tầng khác, hình thức đấu tranh còn đơn điệu,chưa phong phú Thực tế đó giúp cho Đảng ta đánh giá đúng năng lực của các giai tầng trong xãhội để có chủ trương vận động tập hợp quần chúng trong MTDTTN

Song, do điều kiện thực tiễn, diễn biến tình hình phức tạp có nhiều bất lợi cho Đảng vàcách mạng nước ta Kẻ thù ra sức đàn áp phong trào cách mạng, nhiều chi bộ Đảng bị tan vỡ, có

xã trở thành xã trắng Chủ trương của Đảng về thành lập Hội phản đế đồng minh chưa được phổ

biến sâu rộng, chưa có điều kiện triển khai thực hiện trong cả nước Tuy nhiên, sự xuất hiện của

Trang 16

tổ chức thống nhất dân tộc đầu tiên ở nước ta là Hội phản đế đồng minh có ý nghĩa rất quan

trọng, nó chuẩn bị tiền đề lý luận và thực tiễn để Đảng ta tiếp tục xây dựng MTDTTN trong nhữnggiai đoạn sau

Trước sự phát triển của phong trào cách mạng của quần chúng mà đỉnh cao là phong trào

Xô viết Nghệ Tĩnh, đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay khủng bố, đàn áp hòng dập tắt phong tràocách mạng Việt Nam, tiến tới tiêu diệt Đảng Cộng sản Sự đàn áp, cùng với thủ đoạn lừa bịp củathực dân Pháp không làm cho những chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ conđường cách mạng, một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân vẫn liên tiếp nổ ra

Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã thảo ra Chương trình hành động của Đảng

Cộng sản Đông Dương Chương trình đã chỉ ra khả năng tổ hức một Mặt trận thống nhất của cáclực lượng phản đế cùng hành động chung với các tổ chức dân tộc chủ nghĩa, dù chỉ là nhữngbạn đồng minh tạm thời của công nông Đảng ta chủ trương phải lôi kéo vào liên minh phản đếtất cả các phần tử và tổ chức ít nhiều có tính chất chống đế quốc Để có căn cứ vạch ra mộtchương trình tối thiểu làm cơ sở thực hiện liên minh, bản Chương trình nêu ra những yêu cầu cụthể về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cho mỗi giai cấp, tầng lớp và tổ chức, đoàn thể nhằmđấu tranh cho những yêu sách thiết thân hàng ngày, rồi dìu dắt quần chúng tiến lên đấu tranhcho những yêu cầu cao hơn, chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền

Thực hiện Chương trình hành động của Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng đã phát triển các

hội cày, hội cấy, hội gặt, hội bóng đá, hội đọc sách để tập hợp quần chúng, giáo dục hướngdẫn quần chúng đấu tranh Nhờ vậy, phong trào ngày càng thu hút được nhiều quần chúng thamgia và đã lan đến nhiều nơi, ở miền núi Việt Nam, cũng như ở Lào và Cam pu chia

Trong hoàn cảnh cách mạng đang ở lúc thoái trào, những chủ trương tập hợp quầnchúng của Đảng lúc này là đúng và cần thiết Song, vì chưa quán triệt đầy đủ tư tưởng đại đoàn

kết dân tộc, Chương trình hành động chưa đưa ra được chính sách cụ thể cho MTDTTN.

Thực tiễn của những năm thoái trào cách mạng giúp cho Đảng ta hiểu sâu sắc hơn vềtầm quan trọng của mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3-1935) đã rút ra những nhận xét xác đáng về nguồn gốc sức mạnh của Đảng dựa trên uy tín vàảnh hưởng của Đảng trong quần chúng: “Nếu Đảng không mật thiết liên tục với quần chúng,không được họ tán thành và ủng hộ những khẩu hiệu của Đảng, thì những nghị quyết cách mạngcủa Đảng chỉ là lời nói không” [58, tr.204]

Vì vậy, Nghị quyết của Đại hội lần thứ nhất của Đảng xác định nhiệm vụ tranh thủ rộngrãi quần chúng là quan trọng, cấp bách và đã quyết định thành lập và thông qua điều lệ của tổ

chức Phản đế liên minh, tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh nhận thức về xây dựng MTDTTN ở nước

ta

Trang 17

Nghị quyết này đã có bước tiến rõ rệt trong việc đánh giá khả năng phản đế của các giai

cấp và tầng lớp trong xã hội Lực lượng nhân dân bản xứ  được chia làm hai phe “chống chọi”

nhau Động lực chính ở Đông Dương là thợ thuyền, nông dân lao động Giai cấp bóc lột bản xứnhư địa chủ, lý hào, tư sản thành thị và thôn quê, đại trí thức cũng có một số ít phần tử có tinhthần phản đế Từ đó, chính sách Mặt trận đã có sự linh hoạt và mềm dẻo hơn Đảng Cộng sảnkhông chỉ liên hệ với các đoàn thể cách mạng mà còn phải liên hệ đồng minh với những đảng

phái quốc gia, những phần tử cách mạng lẻ tẻ  “để tăng gia lực lượng phản đế” Với các tổ chức,

đảng phái quốc gia, cải lương, kể các các tổ chức, tầng lớp và tay chân đế quốc, Đảng cũng cósách lược phân hoá, tranh thủ rất đúng đắn Với Quốc dân Đảng, tuy đã phân hóa và tan rã,nhưng cũng còn những người có ảnh hưởng trong quần chúng nên cần tranh thủ Các đảng nhưThanh Niên, Tân Việt, Vừng Hồng, Cao Vọng, An Nam độc lập Đảng tuy đang tan rã nhưngvẫn còn một số đảng viên giữ vững tinh thần phản đế, cần hết sức tranh thủ họ Đồng thời, Đảngcũng chủ trương vạch mặt, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố để giác ngộ và lôi kéo quần chúng đi vềphía cách mạng

Với những chủ trương về chiến lược và sách lược của Phản đế liên minh đã chứng tỏ

bước tiến mới của Đảng ta trong quá trình hoàn chỉnh về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn xâydựng MTDTTN

Từ Hội phản đế đồng minh (1930), hình thức đầu tiên của MTDTTN, Đến Hội phản đế liên minh (1935), MTDTTN Việt Nam từng bước được hình thành Những chủ trương của Đảng

trong thời kỳ này đã góp phần quan trọng vào việc định hướng và tập hợp lực lượng quần chúngcách mạng đấu tranh đòi độc lập dân tộc Tuy nhiên, trong thời gian này, cả hai hình thức là Mặttrận tổ chức và Mặt trận phong trào đều chưa được triển khai sâu rộng, song đây là thời kỳ hoạtđộng thực tiễn rất phong phú giúp Đảng từng bước hoàn chỉnh và phát triển cả về lý luận và thựctiễn trong xây dựng Mặt trận Chủ trương của Đảng về thành lập MTDTTN chưa được thực hiệnnhiều trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân, trong đó do sự đàn áp, khủng bố ác liệt của kẻ thùđối với cách mạng Việt Nam, nhưng Đảng ta đã có thêm những kinh nghiệm để xây dựngMTTNDT

* Bước phát triển mới của Mặt trận dân tộc thống nhất  (1936-1940).

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm cho mâu thuẫn ở các nước đếquốc thêm sâu sắc Các nước Đức, Ý, Nhật thiết lập chế độ phát xít, chuẩn bị chiến tranh chia lạithị trường thế giới Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đặt loài người trước nguy cơ cực kỳnghiêm trọng Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh nổ ra ởnhiều nước trên thế giới

Tháng 7-1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva Đoàn đại biểuĐảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê Hồng Phong làm trưởng đoàn đã tham dự Đại hội.Đại hội đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa đế

Trang 18

quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít và chỉ ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhânchưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là đấu tranh chống chủnghĩa phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hoà bình, bảo vệ Liên Xô Để hoàn thànhnhiệm vụ ấy cần thành lập Mặt trận thống nhất của giai cấp công nhân và thiết lập Mặt trận nhândân rộng rãi chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống.Riêng đối với các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ vấn đề Mặt trận thống nhấtchống đế quốc có tầm quan trọng hết sức đặc biệt.

Thực hiện sự chuyển hướng chiến lược cách mạng của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộngsản ở các nước ra sức vận động thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát-xít Ở Pháp,Mặt trận nhân dân chống chống phát xít được thành lập do Đảng Cộng sản làm nòng cốt Nghịquyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp có ảnh hưởngsâu rộng tới phong trào cách mạng ở Đông Dương Phong trào đấu tranh chống phát xít, chốngchiến tranh thế giới diễn ra sôi nổi, đặc biệt là hoạt động của Mặt trận dân chủ chống phát xít ởnước Pháp có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng nước ta

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và cuộc khủng bố trắng kéodài sau cao trào (1930-1931) đã làm cho tình hình xã hội nước ta trở nên ngột ngạt Đời sốngcủa các giai cấp, tầng lớp nhân dân kể cả tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ rất khó khăn.Nguyện vọng bức thiết lúc này của nhân dân ta là đòi quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo

và hoà bình Trải qua thời kỳ đấu tranh khôi phục, phát triển phong trào trong những năm

1932-1935, Đảng ta đã rút ra bài học về sự cần thiết phải xây dựng lực lượng cách mạng rộng rãi hơnnữa, phải tập hợp cho được tất cả các tổ chức, lực lượng, đảng phái yêu nước vào trong mộtMặt trận để chống kẻ thù nguy hiểm trước mắt là bọn phản động thuộc địa và tay sai, chống phátxít, chống chiến tranh, đòi dân sinh, dân chủ, hoà bình

Tháng 7-1936, tại Thượng Hải, Trung Quốc, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng

đã họp để triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Trung ương Đảng ta

đã quyết định thành lập MTTNNDPĐĐD, bao gồm các giai cấp, các đảng phái, dân tộc,đoàn thể chính trị xã hội và tôn giáo khác nhau “Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản ở đó khôngnhững phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị Đồngthời trong lúc lập Mặt trận rộng rãi, chúng ta phải thâu phục hết các tầng lớp nhân dân” [58,tr.262]

Nội dung chính sách mới của Đảng nêu rõ: chiến lược của Đảng không thay đổi còn

chính sách là thứ “mưu kế” để hành động cần phải sửa đổi luôn Lập MTNDPĐ phải xuất phát từ

chính sách của Đảng, nhận rõ kẻ địch nguy hiểm nhất để tập trung ngọn lửa vào đó Việc lậpMTNDPĐ rộng rãi là để cùng nhau đấu tranh đòi quyền dân chủ đơn sơ Chính sách mới củaĐảng chú ý về đường dân tộc giải phóng, nhưng không bao giờ bỏ giai cấp tranh đấu và tronglúc lập Mặt trận với tư bản bản xứ và địa chủ thì không có nghĩa là không tranh đấu chống tư bản

Trang 19

bản xứ và không để cho nông dân chống địa tô và nợ lãi cao, thực hiên sự liên hiệp với các đảng

phái quốc gia cải lương không phải lộn xộn như “sắt với chì”, cũng không phải là hợp tác giai

cấp Chính sách lập MTNDPĐ không phải là chống người Pháp mà chỉ chống đế quốc Pháp,thực hiện cho dân chủ ở xứ Đông Dương [58, tr.258]

Về hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh, Hội nghị chủ trương triệt để lợi dụngnhững khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp để tuyên truyền, tổ chức Đảng và Mặttrận, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng

Hội nghị Trung ương tháng 7-1936 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc giảiquyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt; giữa chủtrương mới và hình thức đấu tranh mới; giữa củng cố khối liên minh công nông và mở rộng Mặttrận dân tộc thống nhất Tuy vậy, Hội nghị cũng còn hạn chế là chưa nêu ra được khẩu hiệu thíchhợp về dân tộc; chưa tìm được hình thức Mặt trận phù hợp với mục tiêu đấu tranh mới

Những nội dung cơ bản của Hội nghị Trung ương tháng 7-1936 được bổ sung và pháttriển trong các HNTƯ Đảng Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 3-1937 đã nhậnđịnh phong trào dân chủ phát triển mạnh, ảnh hưởng của Đảng lan rộng, tổ chức của Đảng vàcác hội quần chúng phát triển nên vấn đề tổ chức các lực lượng cách mạng của quần chúng vàcông tác Mặt trận trở thành trọng điểm thảo luận tại hội nghị

Tháng 9-1937, HNTƯ Đảng họp đã quyết định thành lập Thanh niên Dân chủ ĐôngDương thay cho Đông Dương cộng sản đoàn; lập Hội cứu tế bình dân, Công hội, Nông hội thaycho Cứu tế đỏ, Công hội đỏ, Nông hội đỏ Đồng thời, Đảng chủ trương đẩy mạnh việc lập cáchội quần chúng công khai và nửa công khai, như hội ái hữu, Tương tế, kể cả các hoạt động âmnhạc,thể thao và tập hợp các đoàn thể đó vào một Mặt trận thống nhất dân chủ Với các tổ chứchội quần chúng, Đảng đề ra những điều kiện kết nạp thật đơn giản, chỉ cần tán thành chống phảnđộng thực dân, chống phát xít là có thể gia nhập Hội

Trung ương Đảng chỉ rõ: Mặt trận phải được thống nhất trong cả nước, theo phươnghướng thống nhất ngay ở địa phương và thống nhất dọc theo từng ngành ở mỗi địa phương tuỳtheo điều kiện cụ thể, thực hiện liên minh với các đảng phái, các lực lượng chính trị và xã hội đểlập ra các ủy ban hành động, hay ủy ban ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp Bước đi tới sự thốngnhất chung phải được thực hiện một cách linh hoạt, hoặc từ dưới lên, hoặc từ trên xuống Bêncạnh Mặt trận thống nhất chung của toàn dân, cần có những Mặt trận thống nhất riêng của từngngành, từng giới như công nhân, nông dân, phụ nữ

Trong Mặt trận, Đảng phải tôn trọng và khuyến khích mọi sáng kiến của các bạn đồngminh, thực hiện đường lối của Đảng bằng sự thuyết phục, tranh thủ quần chúng nhằm mục tiêulàm sao cho những phong trào của thợ thuyền và dân cày khít với nhau và thâm nhập vào phongtrào dân chúng thống nhất Đông Dương

Trang 20

Hội nghị còn nhấn mạnh việc đẩy mạnh công tác binh vận, đồng thời vạch rõ sự cần thiếtphải cảnh giác đề phòng mọi sự thoả hiệp làm rạn nứt hoặc suy yếu Mặt trận.

Được Nghị quyết Trung ương tháng 7-1936 và tháng 9-1937 soi đường, lại thêm tin tứcdồn dập của phong trào đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh của nhân dân tiến bộ Pháp

và thế giới dội vào, ở Việt nam đã diễn ra một cao trào cách mạng mới đòi các quyền tự do, dânsinh, dân chủ và hoà bình

Mở đầu là phong trào đấu tranh đòi triệu tập Đại hội Đông Dương Tháng 8-1936, trongbức thư ngỏ, Đảng ta đã trình rõ lập trường của mình về Đại hội Đông Dương, kêu gọi các đảngphái như: Việt Nam Quốc dân Đảng, đảng Lập Hiến, các nhóm cải lương, các hội ái hữu, các tổchức chính trị như: công, nông, binh, phụ nữ, sinh viên, người buôn bán, báo chí, các tổ chứcquần chúng và toàn thể nhân dân Đông Dương, vì lợi ích chung, đoàn kết lại thành một Mặt trậnđấu tranh bảo vệ hoà bình, đòi các quyền tự do dân chủ và cơm áo, hoà bình Bức thư của Đảng

nêu ra 12 điều yêu cầu về tự do dân chủ cho việc thảo luận để tiến tới soạn thảo một bản “ Dân nguyện” gửi cho chính phủ Pháp, kêu gọi thành lập ngay các ủy ban hành động ở khắp nơi, từ

thành thị đến thôn quê, để tập hợp quần chúng và vận động họ bầu cử đại biểu tham dự Đại hộiĐông Dương

Lời kêu gọi của ĐCSĐD đã nhanh chóng làm dấy lên một phong trào sôi nổi của quầnchúng Ngày 13-8-1936, một cuộc họp của ủy ban lâm thời triệu tập Đại hội Đông Dương được

tổ chức tại toà soạn báo Việt Nam ở Sài Gòn với trên 500 người tham dự Một ủy ban trù bị Đạihội Đông Dương được thành lập gồm 19 đại biểu, trong đó có 3 đảng viên cộng sản, còn lại cácđại biểu cho lao động, trí thức, nhà báo, tư sản, địa chủ

Như vậy, một hình thức Mặt trận rộng rãi được hình thành ở bên trên, bằng một phongtrào thực sự của quần chúng nhằm mục tiêu cụ thể thiết thực đấu tranh cho dân sinh, dân chủ làphù hợp với điều kiện lúc bấy giờ Đó là thắng lợi của Đảng ta và các lực lượng dân chủ, đặc biệt

là các tầng lớp nhân dân lao động

Trong một thời gian ngắn, phong trào nhân dân hưởng ứng Đại hội Đông Dương lannhanh từ Bắc vào Nam Riêng ở miền Nam, chưa đầy hai tháng, sau sự kiện này đã có trên 600

ủy ban hành động được thành lập Hầu hết các thành phố, thị xã và gần một phần ba số xã có ủyban hành động Thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn có 31 ủy ban và gần một nửa ủy ban trong số 600

ủy ban hành động có trụ sở công khai Phần lớn các ủy ban do Đảng chỉ đạo, hướng phong tràoquần chúng thảo luận những nguyện vọng dân chủ, chống chính sách của bọn phản động thuộcđịa, nâng cao uy tín của lực lượng dân chủ

Ở miền Bắc, ngày 5-9-1936, áp lực của quần chúng do những chiến sĩ cộng sản làmnòng cốt đã phá vỡ âm mưu của một số phần tử cơ hội trong Viện dân biểu Bắc Kỳ tổ chức một

số thân hào ở Hà Nội đứng ra hội thảo “Dân nguyện” và biến thành một cuộc biểu dương lực

Trang 21

lượng tỏ rõ ý nguyện của nhân dân Nhiều ủy ban hành động được thành lập ở Hà Đông, BắcNinh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Nam, Nam Định Ở Hà Nội có ủy ban hành động trong thợ nhà in,xưởng máy, của tiểu thương, phụ nữ và nông dân.

Ở miền Trung, ngày 20-9-2936, một số đảng viên Cộng sản đã vận động quần chúng vàđược sự đồng tình của các trí thức yêu nước biểu tình tuyên bố không tín nhiệm bản dân nguyện

do Viện dân biểu Trung Kỳ soạn thảo, kiến nghị chính quyền thực dân Nam Triều phải cho phépthành lập các ủy ban hành động công khai, thu thập dân nguyện và bầu ra một ủy ban lâm thời

để vận động tổ chức một Đại hội Đông Dương toàn Trung Kỳ ủy ban lâm thời chi nhánh Trung

Kỳ Đại hội Đông Dương thành lập gồm 26 đại biểu

Tuy vậy, việc hình thành một tổ chức thống nhất trên toàn quốc của phong trào Đại hộiĐông Dương không được thực hiện Cao trào sôi nổi của quần chúng, sự tập hợp thành tổ chứcvới những nội dung thỉnh nguyện của các tầng lớp nhân dân khiến bọn thực dân phản động ởthuộc địa cũng như ở chính quốc lo ngại Chúng sử dụng một số phần tử của đảng Lập Hiếntham gia lâm ủy Nam Kỳ của Đại hội Đông Dương, để vu khống các đại biểu cộng sản có hànhđộng nhằm đối lập giữa chủ và thợ, để bọn này tự ý rút khỏi phong trào và tạo cớ cho thực dâncan thiệp Ngày 19-5-1936, chính quyền thực dân ra lệnh giải tán các ủy ban hành động, cấmcác cuộc tập hợp hội thảo dân nguyện Tuy nhiên, có một thắng lợi quan trọng là, trước sự đấutranh của quần chúng đã buộc thực dân Pháp phải ân xá tù chính trị Thu đông năm 1936 có trên

1000 tù chính trị được trả tự do Ngày 15-11-1936, chúng phải trả tự do cho 2 đại biểu người củaĐảng ta trong ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương Tính đến tháng 10-1937, có 1532 tù chính trị,phần lớn là chiến sĩ cộng sản, ra khỏi các nhà tù của đế quốc Pháp

Thực tiễn phong trào Đại hội Đông Dương cho thấy: khi chủ trương, chính sách vànhững khẩu hiệu đấu tranh của Đảng phù hợp với nguyện vọng bức thiết của quần chúng nhândân thì được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ và mau chóng trở thành phong trào rộng lớn, uytín và vai trò của Đảng trong quần chúng được nâng cao Qua phong trào này, một lần nữachứng minh tính chất cơ hội, thoả hiệp với kẻ thù của một bộ phận giai cấp tư sản, địa chủ vàmột số phần tử trong các đảng phái khác Điều đó càng khẳng định quan điểm của Đảng, ngay

từ đầu, coi yếu tố quyết định của phong trào cách mạng là khả năng tập hợp và huy động các lựclượng quần chúng là đúng Đồng thời qua đây, càng củng cố quan điểm, lập trường giai cấptrong khi liên minh với các lực lượng chính trị khác

Đại hội Đông Dương lắng xuống, nhưng phong trào dân chủ không vì thế mà giảm sút,trái lại càng lên cao và đi sâu vào các tầng lớp nhân dân Phong trào đấu tranh đòi quyền dânchủ, dân sinh, cải thiện đời sống của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác ngàycàng phát triển mạnh mẽ

Trong vòng 6 tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc đấu tranh, trong đó có 236 cuộc củacông nhân Có những cuộc bãi công với hàng nghìn người tham gia, như cuộc bãi công của

Trang 22

5000 công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), cuộc tổng bãi công của hơn 30000 công nhân

mỏ Hồng Gai, Cẩm Phả

Trong năm 1937, có gần 400 cuộc đấu tranh của công nhân, trong đó có cuộc bãi côngcủa 3000 công nhân nhà máy tơ Hải Phòng (1-1937), của 7000 công nhân dệt Nam Định (2-1937), của  4000 công nhân Ba Son (4-1937), của 20000 công nhân mỏ than Uông Bí (7-1937)

Năm 1938, nguy cơ chiến tranh thế giới thứ II đang đến gần, Chính phủ Pháp ngả dần vềphía hữu và bọn phản động thuộc địa ra sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương Nhìnlại cuộc vận động cho mục tiêu của MTNDPĐ, Đảng ta nhận thấy sự cần thiết phải quan tâm dến

các lực lượng ngoài công nông, khắc phục sai lầm “tả” hoặc "hữu" khuynh trong sự liên minh với

các tầng lớp trên và các đảng phái chính trị Để phù hợp với thực tiễn của phong trào, Đảng từngbước hình thành chủ trương tiến tới lập MTDCĐD

Tháng 3-1938, trước những biến đổi trong và ngoài nước, HNTƯ Đảng lần thứ VII họp

để ra những quyết sách mới, trong đó đã quyết định lập MTTNDCĐD (gọi tắt là MTDCĐD) Đảng

ta nhấn mạnh: “Vấn đề lập Mặt trận thống nhất dân chủ là một nhiệm vụ trung tâm của Đảngtrong giai đoạn hiện tại”, và chủ trương “Đưa hết toàn lực của Đảng, dùng hết phương pháp đểlan rộng các xu hướng, phát triển các mầm trong ấy thành một lực lượng hành động mạnh mẽ”[58, tr.321] Đồng thời, rút kinh nghiệm từ cuộc vận động Đông Dương Đại hội cũng như quátrình vận động MTNDPĐ, Đảng ta cho rằng việc lập MTDC cần phải có những sách lược thậtmềm dẻo

Tháng 6-1938, trong Bức thư công khai của ĐCSĐD gửi cho các đảng phái, Đảng ta kêugọi hãy gác lại các chính kiến bất đồng, cùng đứng ra lập MTDC vì mục tiêu chung: “Đây làquyền lợi sinh tồn chung cho xứ sở Đây là tiền đồ phát triển của dân tộc Đây là công cuộc củanền hoà bình nhân loại Chúng ta đã chờ lâu rồi Bỏ phí thì giờ nhiều rồi Chúng ta không thểchần chừ hơn được nữa Hãy mau mau nắm chặt tay nhau tiến bước lên con đường hànhđộng

Hỡi các đảng phái, không phân biệt màu da, không phân biệt giai cấp

Hỡi quốc dân đồng bào hãy khăng khít đoàn kết nhau lại trừ bọn phản động khiêu khích

và bọn Tờrốtxkít ra

Hãy bước tới thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương” [58, tr.341]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hình thức hoạt động của phong trào quần chúng thời kỳMTDCĐD rất phong phú và đạt được nhiều kết quả, cụ thể

Trên lĩnh vực hoạt động báo chí công khai, hàng chục tờ báo của Đảng, của MTDC, củacác đoàn thể quần chúng và các báo phản ánh khuynh hướng chính trị tiến bộ của các lực lượngkhác nhau lần lượt ra đời, và trở thành vũ khí sắc bén tuyên truyền tư tưởng yêu nước, trở thành

Trang 23

công cụ đắc lực trong việc tập hợp, phát triển lực lượng cách mạng Đặc biệt, những tờ báo của

Đảng, của MTDC như tờ: Tin tức, Đời nay (ở Hà Nội), Dân chúng (ở Sài Gòn), Sông Hương Lục Bản, Dân, (ở Huế); Cuốn sách "Vấn đề dân cày" của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, cuốn sách Chủ nghĩa C.Mác của Hải Triều và nhiều cuốn sách giới thiệu về Liên Xô, cách mạng Trung

Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp và Tây Ban Nha, đã ra mắt bạn đọc Nội dung của sách báo thời

kỳ này mang tính chiến đấu cao, tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ ủng hộ các hoạt động của MTDC

và trực tiếp đấu tranh với bọn thực dân đòi các quyền dân sinh dân chủ Chính các sách, báo này

đã trực tiếp giới thiệu và cổ động cho những người của Mặt trận ứng cử vào các cơ quan Dânbiểu, vạch trần tội ác của đế quốc, tay sai, phê phán quan điểm sai lầm của một số cán bộ đảngviên

Trên lĩnh vực đấu tranh nghị trường, Mặt trận cũng giành được nhiều thắng lợi Tháng

7-1938, trong cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ, 15 người trong danh sách MTDC gồm các

nhóm Tin tức (Cộng sản), nhóm Ngày nay (Tư sản) và chi nhánh Đảng xã hội Pháp đã trúng cử MTDC còn giành thắng lợi trong cả Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương, cơ quan “dân cử” cao nhất

ở Đông Dương, với hai đại biểu trong MTDC trúng cử

Các cuộc đấu tranh giành quyền tự do dân sinh, dân chủ tiếp tục được diễn ra trên phạm vitoàn quốc Từ tháng 1 đến 12 năm 1938 có tới 135 cuộc bãi công của công nhân với 12762 ngườitham gia và 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55442 người Mặc dù số lượng cuộc đấu tranh

có giảm nhưng chất lương được nâng lên, trình độ giác ngộ quần chúng được nâng cao hơn, trình

độ tổ chức, lãnh đạo của các tổ chức Đảng, vững vàng hơn, các khẩu hiệu đấu tranh đề ra sáthợp Hầu hết các cuộc đấu tranh của công nhân khi xẩy ra ở một nơi, hoặc một ngành nào đó đềuđược sự ủng hộ cả về vật chất, tinh thần của công nhân ngành khác, của nông dân và người buônbán nhỏ

Đặc biệt, ngày 1-5-1938, ngày Quốc tế Lao động ở Đông Dương được tổ chức công khai

tại Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội), có trên 2 vạn người tham gia Thông qua cuộc mít tinh kỷ

niệm, tính kỷ luật, khẩu hiệu tranh đấu của quần chúng phản ánh đầy đủ tầm vóc phát triển củaMTDCĐD

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, phong trào truyền bá chữ quốc ngữ do Xứ ủy Bắc Kỳ vậnđộng đã nhanh chóng lan rộng ra khắp ba kỳ, tạo thành một tổ chức hợp pháp, thu hút đông đủ cácgiới học sinh, thanh niên, trí thức và đồng bào lao động tham gia dạy và học Hội truyền bá chữquốc ngữ đã có đóng góp to lớn không chỉ trong thời kỳ vận động dân chủ mà còn có vai trò tậphợp và tổ chức quần chúng trong thời kỳ Việt Minh tiến tới giành chính quyền Đây là một thànhcông điển hình trong lãnh đạo tổ chức của Đảng, không phải trực tiếp bằng tổ chức có tính chấtcộng sản mà bằng chính sách đúng đắn hợp lòng dân và một tổ chức thích hợp với tình hình thực

tế

Trang 24

Bên cạnh những thắng lợi của phong trào dân chủ là những khuyết điểm ảnh hưởng đếnphong trào Tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và công tác Mặt trận trong những năm 1936 - 1939,

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm Tự chỉ trích.

Rút kinh nghiệm về cuộc tranh cử Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, nhân đó  đồng chí NguyễnVăn Cừ tổng kết những kinh nghiệm về lãnh đạo Mặt trận dân chủ và phê phán những khuynh

hướng đi trái với đường lối của Đảng Trong tác phẩm “Tự chỉ trích”, đồng chí Nguyễn Văn Cừ

đã rút ra những kinh nghiệm lớn về công tác MTDC; muốn lập MTDC, Đảng phải cần liên minhvới các đảng phái dân chủ và tiến bộ thuộc tầng lớp trên, nhưng trước hết phải thực hiện được

sự liên minh với quần chúng, chủ yếu phải xây dựng khối liên minh công nông, lấy khối liên minh

đó làm cơ sở Với những lực lượng đồng minh, nhất là với các đồng minh thuộc tầng lớp trên,

một mặt, cần nhân nhượng nhất định với họ; mặt khác, phải đấu tranh khắc phục những tiêu cực

của họ để tăng cường đoàn kết và đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cách mạng Với các đảng pháicải lương cần phải tranh thủ họ đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, nhưng Đảng phải giữ vững độclập về chính trị và tổ chức, phải nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng

Để mở rộng MTDC, Đảng phải biết vận dụng sách lược mềm dẻo nhằm lợi dụng mẫuthuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân biệt rõ bọn phản động với những người do dự, lừng chừng,phân biệt rõ kẻ thù nguy hiểm trước mắt với kẻ thù nói chung, tranh thủ tất cả các lực lượng cóthể tranh thủ được, dù là tạm thời, bấp bênh, khi có điều kiện phải triệt để cô lập kẻ thù chủ yếutrước mắt, tập trung mũi nhọn đấu tranh chống lại chúng

Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tiến hành một cuộcđấu tranh sâu sắc trên Mặt trận lý luận, nhất là đấu tranh vạch mặt bọn Tờ rốt xkít Lịch sử vàhành động của bọn Tờ rốt xkít, đã chứng minh cho ta thấy vô luận ở đâu, lúc nào bọn chúngcũng đóng vai trò khiêu khích, phá hoại cách mạng Với giọng điệu cách mạng đầu lưỡi, chúng

hô hào thành lập “Mặt trận vô sản”, “Mặt trận công nông”, “Mặt trận của những người bóc lột chống kẻ bóc lột ”, để chống lại chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân chủ rộng rãi của Đảng

ta, vu cáo Đảng ta “hợp tác giai cấp”, “từ bỏ đấu tranh giai cấp”, “thoả hiệp, đầu hàng giai cấp tư sản”

Trong lúc yêu sách đòi tự do nghiệp đoàn chưa được chấp nhận, Đảng ta chủ trương phảilợi dụng hết thảy các hình thức ái hữu, Tương tế và mọi biến tướng của nó để tập hợp quần chúng,đưa họ vào đấu tranh, thì bọn Tờrốt xkít rêu rao rằng “ái hữu giết chết công đoàn”, “ái hữu không thểgiác ngộ quần chúng về quyền lợi giai cấp”, “ái hữu chỉ là xôi thịt cải lương, phản động”,

Ngoài ra, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ còn chỉ đạo báo Dân chúng và các tờ báo côngkhai của Đảng ta phải kịch liệt đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, lý luận phản động và hànhđộng khiêu khích của bọn Tờrốt xkít và các màu sắc lý luận phản động khác Đồng chí cũng phêphán nghiêm khắc sự hợp tác vô nguyên tắc của một vài đảng viên cộng sản viết bài muốn bào

chữa cho bọn Tờrốt xkít và còn muốn lập “Mặt trận” với chúng Đó là sự mơ hồ giai cấp, chưa

Trang 25

nhận rõ bản chất phản động của bọn Tờ rốt xkít, do cảm tình cá nhân mà không chấp hànhnghiêm chỉnh đường lối quan điểm của Đảng Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vàĐảng ta đã nhắc nhở “Đảng Cộng sản chủ trương liên hiệp các đảng phái, các lớp nhân dân đểgây một lực lượng thống nhất mạnh mẽ, tranh đấu chống chế độ thuộc địa dã man, đòi cácquyền tự do, dân chủ và cải thiện sinh hoạt cho các tầng lớp nhân dân, song sự liên hiệp đó phải

có nguyên tắc, chứ không phải liên hiệp cả bọn phản động Tờrốt xkít, tay chân phát xít” [50,tr.38]

Tác phẩm "Tự chỉ trích" là một trong những văn kiện tổng kết kinh nghiệm cách mạng

Việt Nam, nhất là kinh nghiệm xây dựng Đảng, về xây dựng MTDTTN Nó thấm nhuần bản chấtcách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, nêu tấm gương sáng về tự phê bình và phêbình, về đấu tranh chống những quan điểm sai lầm, bảo vệ đường lối đúng đắn, sáng tạo của

Đảng "Tự chỉ trích " là một tác phẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn "Tự chỉ trích" đã "thể hiện minh triết trong tư duy chính trị của một lãnh tụ

già dặn, vừa tranh luận, vừa thuyết minh một cách sáng tỏ đường lối, quan điểm của Đảng ta,đánh tan mọi mơ hồ lẫn lộn " [50, tr.38]

Cũng vào đầu năm 1939, với một loạt thư  nhan đề Thư từ Trung Quốc để chỉ đạo cách

mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã giành 3 thư phân tích kỹ về bản chất và thủ đoạn củabọn Tờrốtkít và chỉ ra tác hại của nó đối với sự thống nhất của Đảng và với sự xây dựng MTDTTN.Người đã chỉ rõ bọn Tờ rốtkít không chỉ là "kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản mà còn là kẻ thù củanền dân chủ tiến bộ Đó là bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất" [38, tr.126]

Sau đó, Nguyễn ái Quốc lại gửi về nước "Những Chỉ thị mà tôi còn nhớ và truyền đạt",

chỉ rõ hơn sách lược của Đảng ta trong đấu tranh giành các quyền tự do, dân chủ, hoà bình.Muốn đạt được mục đích đó phải "ra sức tổ chức Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi"[39, tr.138].Mặt trận này gồm cả những người Pháp tiến bộ và cả giai cấp tư sản dân tộc và "để phát triển vàcủng cố lực lượng, mở rộng ảnh hưởng và hành động có hiệu quả" MTDCĐD phải có liên hệchặt chẽ với Mặt trận nhân dân Pháp Đối với Đảng, muốn làm được nhiệm vụ trên, Đảng phảicủng cố tổ chức, tư tưởng nâng cao trình độ đảng viên và đặc biệt là "Đối với bọn Tờrốtxkítkhông thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làmtay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị" [39, tr.138]

Có thể nói, đó là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất mà đồng chí Nguyễn ái Quốc đãchỉ đạo Đảng xây dựng MTDTTN Đó là những vấn đề có tính nguyên tắc xây dựng Mặt trận vànhững yêu cầu đối với Đảng ta Những quan điểm của đồng chí Nguyễn ái Quốc không chỉ cógiá trị thực tiễn mà còn có ý nghĩa trong xây dựng MTDTTN trong tình hình hiện nay Chỉ đạo củađồng chí Nguyễn ái Quốc đã giúp cho Đảng ta tiếp tục xây dựng thành công MTDTTN

Từ năm 1936-1939, nhờ chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng và đồngchí Nguyễn ái Quốc, các hình thức tổ chức của MTDTTN Việt Nam đã được hình thành trong

Trang 26

thực tiễn Tuy Mặt trận mới chỉ được hình thành ở dưới cơ sở và tập trung chủ yếu ở khu vựcthành thị nhưng Mặt trận đã quy tụ được nhiều lực lượng mới Chính sách của Mặt trận do Đảng

đề ra phù hợp, phương pháp vận động khôn khéo, hình thức đấu tranh linh hoạt, Đảng đã huyđộng được hàng triệu quần chúng tham gia vào cao trào cách mạng mới

Tuy nhiên, trong thời kỳ này, công tác lãnh đạo chỉ đạo xây dựng MTDTTN của Đảng tavẫn mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm Điều đó, đã được Đảng ta nghiêm túc nhìn nhận

thông qua tác phẩm “Tự chỉ trích” của Nguyễn Văn Cừ Đó là, trong thời kỳ này đối với vấn đề

dân tộc, Đảng chưa chủ trương nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc làđúng Thiếu sót là, Đảng chưa giải thích được đầy đủ lập trường của mình về vấn đề độc lập dântộc trong đông đảo quần chúng nhân dân Đảng cũng chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp

để khích lệ tinh thần dân tộc của nhân dân như đòi Việt Nam phải có nghị viện chung, một nền tàichính chung, một hình thức cai trị thống nhất, đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đòi dùngtiếng nói của dân tộc trong mọi hoạt động hành chính, văn hoá, giáo dục ở trong từng dân tộc

Những thiếu sót đó đã hạn chế một phần khả năng mở rộng phát triển và sức mạnh củaphong trào, từ đó tạo kẽ hở để bọn Tờ rốt xkít lợi dụng phá hoại, gây tư tưởng hoài nghi, hoangmang, dao động trong một bộ phần quần chúng đối với đường lối chính sách của Đảng

MTDC thời kỳ này chưa phát triển sâu rộng và vững chắc, nguyên nhân căn bản là lựclượng và phong trào quần chúng công nông do Đảng lãnh đạo chưa đủ mạnh để khắc phục cóhiệu quả tính do dự và yếu hèn về chính trị của giai cấp tư sản dân tộc và các đại biểu chính trịcủa họ Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quần chúng ở khu vực thành thị là chủ yếu, mà ít chútrọng phong trào ở vùng nông thôn, do đó chưa tạo được phong trào quần chúng rộng khắp trên

cả nước Nhiều nơi một số cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh hẹp hòi, bệnh công khai thànhtích, say sưa về thắng lợi bộ phận mà sao nhãng những việc củng cố tổ chức bí mật cũng nhưxây dựng và phát triển phong trào

Sau này, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết: “Việc gì đúng với nguyện vọng của nhân dânthì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thât là phong tràoquần chúng và nó dậy chúng ta rằng phải hết sức tránh bệnh chủ quan hẹp hòi”[44, tr.156]

Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan Ngày 3-9-1939, Anh, Pháp tuyên chiếnvới Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

Chiến tranh thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình mọi mặt ở Đông Dương Thựchiện chính sách thời chiến, thực dân Pháp điên cuồng tiến công Đảng Cộng sản Đông Dương vàcác đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo Một số quyền tự do dân chủ giành được trong thời

kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu

Trang 27

Nhận rõ nguy cơ chiến tranh thế giới đến gần, Đảng chủ trương chuyển toàn bộ tổ chứccủa Đảng vào hoạt động bí mật cùng với việc bố trí một số đảng viên ở lại thành phố, đồng thờichuyển cán bộ đảng viên về hoạt động nông thôn.

Ngày 29-9-1939, Trung ương Đảng ra thông báo cho các cấp: "Hiện nay tình hình đãthay đổi nhiều, hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng Với tất cảcác đồng chí phải thấu hiểu vấn đề dân tộc giải phóng một cách quả quyết gây cho tất cả cáctầng lớp dân chúng hiểu biết tinh thần dân tộc giải phóng."[19, tr 756]

Hai tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, Trung ương Đảng đã họp trong ba ngày 6,7,8tháng 11 năm 1939, tại Bà Điểm (Gia Định) Hội nghị đã phân tích sâu sắc bản chất cuộc chiếntranh thế giới, đặc điểm cách mạng Đông Dương và nhận định "Cuộc khủng hoảng kinh tế, chínhtrị gây nên bởi đế quốc chiến tranh lần này sẽ nung nấu cách mệnh Đông Dương nổ bùng và tiền

đồ cách mệnh giải phóng Đông Dương nhất định sẽ quang minh rực rỡ" [19,  tr.535] Hôị nghịcòn chỉ rõ, chiến tranh đã thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa nửa phong kiếnlên đến đỉnh tột cùng đòi hỏi phải được giải quyết, gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa đế quốc vàcác dân tộc Đông Dương; kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương lúc này là chủnghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc Hội nghị xác định mục tiêu trước mắt của cáchmạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng Đông Dương, làm cho ĐôngDương hoàn toàn độc lập

Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng tổ chức và hình thức đấutranh; tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đấtcủa đế quốc và tay sai; không nêu khẩu hiệu lập chính phủ Xô viết công nông binh mà đề ra khẩuhiệu thành lập chính phủ Liên bang cộng hoà Đông Dương; quyết định thành lập MTTNDTPĐĐDthay cho MTDCĐD

Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ chính trị của công tác quần chúng lúc này là lập Công hội,Nông hội, Thanh niên phản đế, Phụ nữ phản đế và hoạt động bí mật, bất hợp pháp nhằm tạođiều kiện tiến tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc

Sự sáng tạo và nhạy bén của Hội nghị là đã nêu ra phương hướng chiến lược tập trungmũi nhọn vào đế quốc và tay sai, nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chuẩn bị điều kiện giànhchính quyền, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ chấn chỉnh các tổ chức quần chúng và chuyển cuộcvận động MTDC thành MTDTTN chống chiến tranh đế quốc Nghị quyết của Đảng khẳng định tổchức là cái khí giới sắc bén duy nhất của những người bị áp bức bóc lột, chống áp bức bóc lột

Vì vậy, chỉ tuyên truyền, giáo dục dân chúng chưa đủ, cần phải biết tập hợp quần chúng càngrộng rãi và giản đơn càng thu phục được quần chúng Không biết lợi dụng những tổ chức Tương

tế, ái hữu, Phường hội, hiếu hỉ, văn hoá, thể thao để thâu phục quảng đại quần chúng là khuynhhướng cô độc Ngược lại không chú trọng tổ chức quần chúng, thành lập những hội bí mật nhưCông hội, Nông hội, Hội phản đế là thủ tiêu cách mạng

Trang 28

Để giúp cán bộ, đảng viên hiểu rõ những thay đổi trong chính sách Mặt trận, Nghị quyết

đã giải quyết cả về lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa MTDTTN với đường lối chiến lược vàsách lược của cách mạng MTDC là sự liên hiệp của các giai cấp có ít nhiều tiến bộ, các đảngphái cách mạng và các đảng phái cải lương để đòi cải cách tiến bộ, còn MTTNPĐĐD là hìnhthức liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương, tất cả các đảng phái, các phần tử phản đế muốngiải phóng cho dân tộc, đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bản xứ và bọn tay sai đế quốc Nhưvậy, về hình thức, MTTNDTPĐD rộng hơn và là cơ sở để tập hợp được lực lượng đông đảomuốn đánh đổ đế quốc Lực lượng chính của cách mạng là công nông, dựa vào các tầng lớptrung sản thành thị, thôn quê và đồng minh chốc lát hoặc trung lập giai cấp tư bản bản xứ, trung,tiểu địa chủ Mặt trận ấy dưới sự lãnh đạo và chỉ huy của giai cấp vô sản MTTNDTPD, ngoài lựclượng: “chính” và “ phụ” ấy còn cần đến những lực lượng dự trữ gián tiếp như vô sản Pháp, vôsản thế giới, nhân dân thuộc địa và nửa thuộc địa

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Mặt trận hình thành ở nhiều tỉnh, số lượng hội viênlên đến hàng vạn người, chưa kể những người cảm tình với cách mạng có chân trong các hộikinh tế ái hữu và các phường hội công khai “Riêng ở Nam Kỳ, Đảng bộ ở đó xét thấy rằng đã cóđến 30% quần chúng nhân dân có xu hướng cộng sản” [20, tr.62] và “Hiện nay ở Nam Kỳ Mặttrận dân tộc thống nhất nhân dân phản đế đã thống nhất từ làng đến tỉnh và đi dến thống nhấttoàn xứ” [20, tr.63]

Phong trào đấu tranh và cuộc vận động cách mạng phản đế cũng được phát triển rầm rộ,nhiều cuộc biểu tình phát truyền đơn, phản đối chiến tranh và tẩy chay chợ phiên, giúp hội “Pháp

- Việt bác ái” đã nổ ra khắp ba kỳ Trong thời kỳ này, đáng chú ý nhất là những cuộc đấu tranhcủa nông dân ở Thái Bình (Bắc Kỳ), những cuộc biểu tình chống bắt thăm ở Nam Kỳ và nhiềucuộc đấu tranh của anh em binh lính các thành phố lớn như của 4000 lính Hải Phòng biểu tình,hàng ngàn lính tuyệt thực, đòi cải thiện sinh hoạt ở Sài Gòn (Nam Kỳ), Vĩnh Yên (Bắc Kỳ) vàQuảng Trị ( Trung Kỳ) Trội hơn hết là cuộc đấu tranh của 5000 lính Tourane (Trung Kỳ) và cuộcbiểu tình của hàng ngàn binh lính Mỹ Tho (Nam Kỳ) Mặc dầu kỷ luật nhà binh nghiêm khắc, anh

em binh lính Đông Dương đã hăng hái tham gia tranh đấu chống đế quốc góp sức vào phongtrào tranh đấu của thợ cày

        Tuy nhiên, kết quả của công tác xây dưng Mặt trận thời kỳ này cũng còn hạn chế về mặt tổchức MTDTTNPĐ triển khai không đều, chỉ tập trung ở Nam Kỳ Từ khi Đảng ta ra khẩu hiệuMTTNPĐ có nhiều nơi lại sao nhãng việc tổ chức Nông hội và Công hội, phần nhiều chỉ chú trọnglập Hội phản đế cứu quốc Tuy nhiên, chính những nơi chú trọng lập Hội phản đế cứu quốc lại lànhững nơi chưa thống nhất được Mặt trận, chưa thành lập được hệ thống phản đế Về nguyênnhân, Đảng ta chỉ rõ: ở nơi ấy không nhận thấy rằng sự liên minh của công nông là xương sốngcủa Mặt trận Muốn cho cái xương sống ấy thật vững chắc, công hội, nông hội cần phải mở rộng

Trang 29

Cùng với Đảng, những tổ chức ấy phải làm cơ sở cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế [20,tr.62]

Ngày 22-9-1940, quân Nhật từ Trung Quốc đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp bỏ chạy Ởnhững nơi Pháp bỏ chạy, chính quyền địch lung lay dữ dội Trước tình hình đó, ngày 27-9-1940,Đảng bộ Bắc Sơn kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng dạy khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện lỵ

Khởi nghĩa Bắc Sơn mở đầu thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang,gây tiếng vang lớn trong cả nước, thức tỉnh mạnh mẽ toàn dân

Không thể chịu nổi cuộc sống nô lệ, lại được tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn cổ vũ mạnh

mẽ, nhân dân ta ở miền Nam và binh lính sắp bị đẩy ra Mặt trận nổi dậy sôi sục đấu tranh Lòngcăm thù đế quốc sâu sắc và khí thế cách mạng đã thúc đẩy Đảng bộ miền Nam chủ trương khởinghĩa Những chuyển biến tình hình thế giới và trong nước đặt ra cho Đảng ta phải nhanh chóngkiện toàn Ban chấp hành Trung ương Đảng nhằm tiếp tục chỉ đạo quần chúng đấu tranh

        Tháng 11-1940, HNTƯ Đảng đã họp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh) Sau khi phân tíchđánh giá tình hình thế giới và trong nước Hội nghị dự đoán một cao trào cách mạng nhất định sẽnổi dậy Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: "Lãnh đạo các dân tộc bị ápbức Đông Dương vũ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập" [20, tr.58] Hội nghị chủtrương: đi liền với việc mở rộng Mặt trận phản đế, phải lựa chọn những người hăng hái nhất

trong đoàn thể của Mặt trận, tổ chức các đội tự vệ trực tiếp vũ trang cho quần chúng, " tổ chức cách mạng quân", tiến đến vũ trang bạo động

        Về chiến thuật lập MTTNPĐ, Đảng ta chỉ rõ: “Tập trung hết thẩy những lực lượng phản

đế, phản phong ở Đông Dương, dùng hết thẩy những lực lượng ấy dù nhỏ, dù yếu liên hiệp cáclực lượng ấy thành một Mặt trận thống nhất phản đế, ráng sức đập thẳng vào kẻ thù chính vàcác hạng tay sai của chúng” [20, tr.77]

        Về cấu trúc thành phần của MTTNPĐ, Đảng ta chỉ rõ “Hiện thời Mặt trận thống nhất phản

đế bao gồm những đoàn thể sau: Đảng Cộng sản Đông Dương, các Công hội, Nông hội, ViệtNam phản đế cứu quốc hội, các hội phản đế cứu quốc Hội phụ nữ giải phóng, Thanh niên phản

đế đoàn, các đội tự vệ, các Hội tán trợ cách mạng” [20, tr.78]

        Đảng còn chủ trương vận động thành lập cho được những đoàn thể phản đế của Miên, Lào

và các dân tộc thiểu số ở các vùng thượng du, đưa các đoàn thể ấy vào MTTNPĐ, khiến choMTTNPĐĐD được đúng với danh hiệu của nó

        Về hệ thống tổ chức Mặt trận Đảng ta yêu cầu: Phải gắng thống nhất hệ thống tổ chứcMặt trận của Mặt trận toàn xứ để đi tới cuộc toàn quốc đại biểu Đại hội Mặt trận Đảng còn đềnghị cho Mặt trận chương trình tối thiểu làm chương trình chung của Mặt trận

Trang 30

        Đến Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1940, việc lập Mặt trận thống nhất phản đếchứng tỏ nhận thức của Đảng về MTDTTN có sự phát triển mới Đảng đã đề cập toàn diện vềxây dựng MTDTTN bao gồm các nội dung như: Đánh giá tương quan so sánh lực lượng, chiếnthuật thành lập Mặt trận, những đoàn thể của Mặt trận Đến hội nghị này, Đảng đã xác định ĐảngCộng sản Đông Dương là thành phần của MTDTTN Những nội dung trên đây là cơ sở để Đảng

ta xây dựng được MTDTTN trong thực tế Nhờ chủ trương đúng đắn đó, các tổ chức phản đếnhanh chóng được phát triển trong các tổ chức bí mật cũng như các tổ chức công khai Từ cáchội viên phản đế, Đảng ta và Mặt trận đã lực chọn được những người tích cực để tổ chức cácđội tự vệ và nhân dân cách mạng Mặc dù quân thù đàn áp dữ dội, cơ sở Mặt trận vẫn bí mậtđược mở rộng trong nhiều tầng lớp nhân dân

        Trong vòng 10 năm từ 1930-1940, trải qua thời gian vừa nghiên cứu vừa tìm tòi, khảonghiệm thực tiễn, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt chống những nhận thức chưa đúng về vaitrò MTDTTN, Đảng ta đã từng bước xây dựng thành công MTDTTN

Nhờ xác định đúng phương hướng và mục tiêu đấu tranh sát hợp, cương lĩnh đấu tranhđúng đắn, phương pháp vận động khôn khéo linh hoạt, Đảng đã từng bước quy tụ được các giaicấp, các đảng phái, các dân tộc, các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác nhau vào một MTDTTN.Thông qua tổ chức của Mặt trận, Đảng đã phát động quần chúng tham gia vào hai cao trào cáchmạng (1930 - 1931); (1936 -1939) Đây là những bước chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn đểtiến tổng khởi nghĩa giành chính quyền Kết quả của việc xây dựng MTDTTN thời kỳ 1930 - 1940cho ta thấy bước phát triển trong nhận thức và tổ chức hoạt động thực tiễn của Đảng Đây là cơ

sở giúp Đảng ta tiếp tục lãnh đạo và xây dựng thành công MTDTTN trong thời kỳ tiếp theo

1.2.2 Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận Việt Minh thời kỳ 1941-1945

* Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh (1941 - 1942)

Năm 1941, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến phức tạp Ở trongnước Nhật Pháp thi nhau đàn áp, vơ vét của cải làm cho nhân dân, gồm cả các tầng lớp tư sản,địa chủ, trí thức cũng phải phẫn uất và đẩy họ về phía cách mạng Lực lượng cách mạng lại cóthêm những đồng minh mới

Chỉ trong thời gian hơn 3 tháng từ khi Nhật nhảy vào Đông Dương, (từ tháng 9-1940 đếntháng 1-1941), ba cuộc nổi dậy đã diễn ra ở cả ba miền Bắc, Nam, Trung: khởi nghĩa Bắc Sơn(27-09-1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940) và cuộc binh biến Đô Lương (13-1-1941) Cáccuộc nổi dậy này đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhưng đã thức tỉnh tinh thần cách mạngcủa nhân dân cả nước và đánh dấu một thời kỳ mới của cách mạng đã bắt đầu - thời kỳ khởinghĩa giành chính quyền Đánh giá về ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trên, Đảng ta khẳng định:

“Mặc dù sự đàn áp của giặc Pháp rất dữ dội mà dân ta vẫn không lùi bước Nhưng cuộc khởinghĩa lại gây một ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc Đó là những phát súng báo hiệu cho cuộc

Trang 31

khởi nghĩa toàn quốc là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương” [20,tr.109] Tình hình khẩn trương của cách mạng đang đòi hỏi Đảng ta phải chỉ đạo sát sao, nhạybén và tập trung cao hơn để đưa cách mạng đến thắng lợi.

Giữa lúc đó, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã về đến biên giới Việt - Trung (12-1940) Ngườiquyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa vì "Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại

kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi Nhưng Cao Bằng còn phát triển

về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được Có nối được vớiphong trào Thái  Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang lúc thuận lợi có thểtiến công lúc khó khăn có thể giữ" [24, tr.38,39] Ngày 28-1-1941, Người về nước và đặt cơ quan

ở Pắc Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, trực tiếp chỉ đạo công tác thí điểm xây dựng MTVM

để tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước vào hàng ngũ chống đế quốc, chuẩn bị để triệu tậpHội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng bàn về chủ trương cứu nước, giải phóng dân tộc TạiPắc Bó, Nguyễn ái Quốc đã liên tiếp mở các lớp huấn luyện ngắn ngày, trực tiếp là giảng viên,nhằm đào tạo cán bộ cho MTVM Những bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, của Người về mục đích,

yêu cầu, phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận được in thành cuốn sách Con đường giải phóng để làm tài liệu huấn luyện cán bộ

Qua 3 tháng (từ tháng 2 đến 4-1941) Người huấn luyện và tổ chức thí điểm Việt Minh ở 3

châu Hoà An, Hà Quảng và Nguyên Bình Các tổ chức cứu quốc đầu tiên đã ra đời thu hút hơn

2000 hội viên, gồm đủ các thành phần, đủ các lứa tuổi, các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao,Mông tham gia Phong trào phát triển mạnh Để rút kinh nghiệm kịp thời lãnh đạo, chỉ đạophong trào, theo Chỉ thị của Nguyễn ái Quốc, các đồng chí Vũ Anh và Hoàng Văn Thụ đã chủ trìhội nghị cán bộ ở Cao Bằng Hội nghị đã khẳng định, các tổ chức cứu quốc có sức thu hút quầnchúng to lớn cần đước mở rộng Chương trình, Điều lệ của Mặt trận phù hợp với dân trí, dânnguyện của quần chúng Kết quả các đợt thí điểm đạt kết quả cao

Sau một thời gian chuẩn bị, từ ngày 10 đến 19-5-1941, với tư cách đại biểu Quốc tếCộng sản, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấphành Trung ương Đảng ở Pắc Bó

Hội nghị đã phân tích và đánh giá tình hình thế giới và trong nước và đi đến nhận định:

"Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốcgia, của dân tộc Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng, không đòi đượcđộc lập, tư do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếpngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được " [20, tr.113]

Vì vậy, Hội nghị chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia rộng đấtcho dân cày" thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dâncày, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức

Trang 32

Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao

để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của các nước trên bán đảo Đông Dương Trên tinh thần đó,Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước một MTDTTN rộng rãi Ở Việt Nam, Mặt trận đó lấy tên

là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh Các tổ chức quần chúng yêu nướcchống đế quốc đều thống nhất lấy tên là "Hội cứu quốc" như Hội công nhân cứu quốc, Hội nôngdân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, học sinh cứu quốc đoàn, nhi đồng

cứu vong đoàn Đối với Lào và Campuchia, Đảng chủ trương lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh và Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh Trên cơ sở ra đời Mặt trận ở các nước sẽ tiến tới thành lập Mặt trận chung của 3 nước là Đông Dương độc lập đồng minh Các dân tộc sống trên

bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của phát xít Pháp - Nhật cho nên phải đoàn kếtthống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung Song, nói đến vấn đề dân tộc lúc này là nói đến

sự tự do của mỗi dân tộc, do đó, Đảng đã hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền "dân tộc tựquyết " đối với các dân tộc Đông Dương Sau khi đánh đuổi được Pháp - Nhật thì "các dân tộcsống trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hoà hay dân chủđứng riêng thành một dân tộc quốc gia tuỳ ý" "Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừanhận và coi trọng" [20, tr.113] Riêng đối với nước ta, sau khi cách mạng thành công sẽ thành lậpnước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, nhằm đưa Nghị quyết vào thực tiễn cáchmạng, thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh đã giải thích tinh thần và nội dung cơ

bản về Chính sách mới của Đảng Sau khi phân tích tình hình thế giới, trong nước, nhất là về xây

dựng MTDTTN, đồng chí đã phân tích những thay đổi lớn trong hàng ngũ cách mạng và phảncách mạng là căn cứ để Đảng ta xác định mục đích, tính chất và nhiệm vụ của cách mạng, đồngthời làm rõ nội dung của khẩu hiệu "Dân tộc trên hết!" "Tổ quốc trên hết!" Nội dung của văn kiệnnày giải thích về những thay đổi trong chủ trương, chính sách  MTDTTN của Đảng, đề ra nộidung, nhiệm vụ, xây dựng và phát triển MTVM Văn kiện nhấn mạnh phải thực hiện cho đượcMTDTTN, mở rộng Mặt trận để thu hút cho hết các lực lượng phản đế, chĩa mũi nhọn vào kẻ thùNhật, Pháp

Muốn cho những người yêu nước có thể tham gia công cuộc cứu nước dễ dàng, Trungương Đảng quyết định hạ thấp Điều lệ và Chương trình của Hội phản đế, thống nhất hệ thốngcủa các tổ chức ấy Đảng chủ trương phải hết sức giúp đỡ Việt Nam độc lập đồng minh pháttriển sâu rộng và chỉ rõ rằng “Không những Đảng ta phải thống nhất Mặt trận, mà còn phải lãnhđạo Mặt trận Nhưng phải lãnh đạo bằng lối đề nghị với quần chúng, chứ không phải lãnh đạobằng lối hạ mệnh lệnh” [58, tr.439] Đảng phải mật thiết liên hệ với quần chúng, không phải ngồimột nơi mà chỉ huy Mặt trận, phải nằm trong quần chúng nhân dân, lắng nghe nguyện vọng của

họ để có chương trình vận động cho đúng Đảng phải luôn gương mẫu cho các đoàn thể cứuquốc, làm cho quần chúng thấy rõ được vai trò lãnh đạo của Đảng, nhìn xa thấy rộng, trungthành vì quyền lợi dân tộc

Ngày đăng: 25/09/2016, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo (tập 1), Nxb sự thật, Hà Nội 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo (tập 1)
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương
Nhà XB: Nxb sự thật
Năm: 1981
2. Nguyễn Khánh Bật (2001), “Tìm hiểu Tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bản di chúc lịch sử”, Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự, (74), tr. 4-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bản di chúc lịch sử”", Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật
Năm: 2001
3. Nguyễn Đức Bình (1998), “Sống mãi tư tưởng vĩ đại của Tuyên ngôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (2), tr. 9-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1998"), “Sống mãi tư tưởng vĩ đại của Tuyên ngôn”, "Tạp chí Lịch sử Đảng, (2
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 1998
4. Bộ văn hoá thông tin (1997), Công tác thông tin tuyên truyền cổ động triển lãm, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác thông tin tuyên truyền cổ động triển lãm
Tác giả: Bộ văn hoá thông tin
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1997
5. Trường Chinh (1985), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (tập 1), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (tập 1)
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1985
6. Phạm Hồng Chương (2001), “Một số vấn đề về xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất trong điều kiện hiện nay”, Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự, (74), tr. 17-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất trong điều kiện hiện nay”", Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự
Tác giả: Phạm Hồng Chương
Năm: 2001
7. Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
Tác giả: Phạm Hồng Chương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
9. Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
10. Phạm Thế Duyệt (2003), “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc những vấn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (16), Tr. 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện đại đoàn kết dân tộc những vấn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay”", Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Phạm Thế Duyệt
Năm: 2003
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI , Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 1
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 3
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), văn kiện Đảng Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện Đảng Toàn tập, tập 6
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
21. Trần Văn Đăng (2001), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo MTDTTN, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân - những kinh nghiệm lịch sử”, Thông tin khoa học xã hội nhân văn, (74), tr.8-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo MTDTTN, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân - những kinh nghiệm lịch sử”, "Thông tin khoa học xã hội nhân văn
Tác giả: Trần Văn Đăng
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w