1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG LÃNH đạo GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN nền KINH tế NHIỀU THÀNH PHẦN từ năm 1996 đến năm 2006

107 648 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 495,5 KB

Nội dung

Định hướng XHCN là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu chi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận của chúng ta hiện nay. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trang 1

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Ban Chấp hành Trung ương

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chương 1: YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA

ĐẢNG VỀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU

THÀNH PHẦN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

1.1 Yêu cầu khách quan giữ vững định hướng xã hội chủ

nghĩa trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thời

kỳ 1996- 2006

1.2 Chủ trương của Đảng về giữ vững định hướng xã hội chủ

nghĩa trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ năm

1996 đến năm 2006

Chương 2: ĐẢNG CHỈ ĐẠO GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ

HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH

TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM

2006, KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM

2.1 Đảng chỉ đạo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát

triển nền kinh tế nhiều thành phần từ năm 1996 đến năm 2006

2.2 Kết quả và kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo

giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần từ năm 1996 đến năm 2006

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Định hướng XHCN là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếuchi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận của chúng ta hiện nay Từ Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VI(1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đó là nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhànước theo định hướng XHCN Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước, Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán chính sách kinh tếnhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộphận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thực hiện chủ trương đó, kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đãđạt được những thành tựu hết sức quan trọng có ý nghĩa lịch sử Điều đó chứng

tỏ chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước đã phát huy hiệuquả Tuy nhiên, thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay luôn tồn tại trênthực tế cuộc đấu tranh sống còn giữa hai định hướng XHCN và TBCN Bản thânnền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường với sự có mặt của cácthành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân sẽ tự phát vận động theo xu hướngTBCN nếu như sự kiểm soát định hướng của Nhà nước XHCN không đủ mức.Trong điều kiện nền kinh tế mở với sự hậu thuẫn của CNTB quốc tế thì cuộc đấutranh giữa hai xu hướng trên càng trở nên quyết liệt Nếu chủ quan với khuynhhướng TBCN, tự bằng lòng với những thành tựu đã đạt được, không chăm locủng cố, đổi mới, phát triển các nhân tố XHCN thì nền kinh tế nước ta sẽ chệchsang hướng TBCN Đó là một trong những nguy cơ đối với chế độ XHCN ởnước ta mà Đảng đã xác định từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) Đạihội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: “Trong quá trình thực hiện chúng ta đã phạm

Trang 4

một số khuyết điểm lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực nàyhay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác” [24, tr.13]

Quá trình thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cóthể phát triển theo hai khả năng: đó là phát triển đúng định hướng XHCN vàchệch hướng XHCN Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan củaĐảng, Nhà nước và nhân dân ta Bên cạnh đó còn không ít người băn khoăn,nghi ngờ về khả năng đi lên CNXH ở nước ta khi chúng ta thực hiện chính sáchkinh tế nhiều thành phần Mặt khác, các thế lực thù địch và bọn phản động luôntìm mọi cách chống phá chúng ta trên mặt trận tư tưởng với mục tiêu là xoá bỏ sựlãnh đạo của Đảng, xoá bỏ CNXH ở nước ta bằng các luận điệu như: kinh tế thịtrường thì không thể đi cùng CNXH; kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có củaCNTB; chế độ chúng ta là chế độ XHCN thì không cần phải định hướngXHCN…tất cả những quan điểm trên đều là những luận điệu sai trái, phản khoahọc mà chúng ta cần phải đấu tranh, bác bỏ

Thực tiễn quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước tavới việc giữ vững định hướng XHCN và những nhận thức khác nhau cũng

như để đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo giữ vững định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ năm 1996 đến năm 2006” làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên

ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới là một vấn đề lớn,

có phạm vi rộng bao hàm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học Do đó,những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tập thể, các nhàkhoa học đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau

Nhóm các tác phẩm của các cá nhân, tập thể đã xuất bản thành sách, tiêu biểu như:

Trang 5

Nguyễn Tĩnh Gia (1998), “Xu hướng biến đổi của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam”, Nxb CTQG, Hà Nội Nội dung cuốn sách đã đề cập

một cách có hệ thống sự vận động, biến đổi cũng như xu hướng phát triển củacác thành phần kinh tế ở nước ta, đồng thời đề cập đến vai trò của Đảng, Nhànước trong việc định hướng phát triển của các thành phần kinh tế

Lê Xuân Tùng (1999), “Các thành phần kinh tế và cách mạng quan hệ sản xuất”, Nxb CTQG, Hà Nội Nội dung cuốn sách đã trình bày một cách có

hệ thống vai trò của các thành phần kinh tế trong quá trình hoàn thiện quan hệsản xuất XHCN ở nước ta

Đỗ Mười (1999), “Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nxb

CTQG, Hà Nội Đây là cuốn sách gồm những bài phát biểu của nguyên Tổng

Bí thư Đỗ Mười tại các Hội nghị Trung ương, đại hội các đảng bộ địaphương, cơ quan ban ngành từ năm 1991 đến 1997 Trong đó tác giả đã phântích một cách sâu sắc vị trí, vai trò, tính tất yếu của sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước, nêu rõ vai trò của phát triển kinh tế nhiều thành phần trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước; phê phán những nhận thức sai lệch khi chúng ta pháttriển nền kinh tế thị trường mà xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc

Nguyễn Đức Bách (Chủ biên) (2001), “Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội Đây là cuốn sách gồm

nhiều tác giả, trong đó đã đề cập một cách tương đối đầy đủ về con đường đilên CNXH ở Việt Nam; những nội dung cơ bản về định hướng XHCN ở ViệtNam; về công tác xây dựng Đảng ngang tầm công cuộc đổi mới theo địnhhướng XHCN; về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Trong

đó tác giả đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận cũng như thực tiễncủa định hướng XHCN trong nền kinh tế nhiều thành phần, những nội dung

cơ bản của định hướng XHCN trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá- xãhội

Trang 6

Trần Xuân Trường (2008), “Về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

lý luận và thực tiễn”, Tuyển tập, Nxb QĐND, Hà Nội Trong phần thứ nhất của

cuốn sách, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận cấpbách về định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, tác giả đã khẳng định: Địnhhướng XHCN- mục tiêu và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam; làm rõmột số nội dung cần định hướng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá vàcon người; vấn đề định hướng XHCN và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc

Lê Xuân Lựu(chủ biên) (2003), “Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Nxb QĐND, Hà

Nội Đây là cuốn sách có nhiều bài viết của tác giả, trong đó đề cập đến vấn

đề định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh tế Trong bài viết “Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế”, tác giả đã khẳng định vấn đề định

hướng XHCN trong phát triển kinh tế đặt ra như một nguyên tắc, một vấn đềchiến lược Từ đó tác giả đã đề cập đến một số chủ trương và giải pháp nhằmbảo đảm định hướng XHCN trong phát triển kinh tế

Lê Minh Quân (2003), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng XHCN”, Nxb CTQG, Hà Nội Nội

dung cuốn sách đã đề cập đến vai trò của Nhà nước trong giữ vững định hướngXHCN, đồng thời đưa ra một số giải pháp để xây dựng Nhà nước vững mạnh,đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng XHCN

Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2001), “Về định hướng xã hội chủ nghĩa

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb CTQG, Hà Nội Đây

là cuốn sách gồm nhiều tác giả đã trình bày một cách có hệ thống nhiều vấn

đề về định hướng XHCN ở Việt Nam Trong bài viết “Định hướng xã hội chủnghĩa- một khái niệm khoa học”, tác giả Hà Xuân Trường đã làm rõ kháiniệm, nội hàm của định hướng XHCN; bài viết “Con đường và điều kiện bảođảm định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, tác giả Tô Huy Rứa đã phân

Trang 7

tích, làm rõ những điều kiện để bảo đảm định hướng XHCN ở nước ta hiệnnay; bài viết “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá”, tác giả Đoàn Ngọc Hải đã nêu lên tính tất yếu và vai trò củađịnh hướng XHCN trong quá trình CNH, HĐH; bài viết “Xu hướng và cácnhân tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thànhphần”, tác giả Nguyễn Chí Mỳ đã nêu lên những xu hướng chủ yếu của quátrình phát triển nền kinh tế thế giới, qua đó đề cập đến các nhân tố bảo đảmđịnh hướng XHCN đối với nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

Vũ Đình Bách (2008), “Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Nxb CTQG, Hà Nội Nội dung cuốn sách đã đề cập một cách có hệ

thống về kinh tế thị trường là gì, nó có tương hợp với CNXH không, sự khácnhau giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường TBCN

Phạm Văn Dũng (2008), “Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội Tác giả đã trình bày những nội dung cần định hướng phát triển trong nềnkinh tế thị trường ở nước ta, từ đó nêu lên thực trạng và những giải pháp để giữvững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Nhóm các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, tiêu biểu như:

Trần Thị Minh Châu, “Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 5), 2007.

Nội dung bài viết đề cập quá trình cải tổ ở các nước XHCN ở Đông Âu cũngnhư ở Liên Xô và khẳng định sự lựa chọn nền kinh tế thị trường định hướngXHCN của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, khẳng định vai trò chủ đạo củakinh tế nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, quá trình pháttriển trong nhận thức của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến Đại hội X

Trang 8

Trần Ngọc Hiên, “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thực trạng và giải

pháp”, Tạp chí Cộng sản, (số 6), 2007 Bài viết đề cập thực trạng và những vấn

đề đặt ra sau 15 năm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đồng thời nêu lên 3giải pháp để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả

Hoàng Thị Bích Loan, “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong

phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số 7),

2007 Bài viết đã đề cập đến nhận thức của Đảng ta về nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, về mục tiêu, phương hướng của phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, những nội dung cần thực hiện để giữ vững địnhhướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Nhóm các luận văn, luận án, tiêu biểu như: Bùi Thanh Xuyên (2001), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nhiều thành phần trong công cuộc đổi mới thời kỳ 1986-1996”, Luận văn Thạc sỹ Lịch

sử Đảng, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội Luận văn đã trình bày mộtcách có hệ thống về tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế nhiều thànhphần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Qua đó, tác giả đã làm

rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với nền kinh tế nhiều thành phầngiai đoạn 1986-1996, đồng thời nêu lên 3 kinh nghiệm chủ yếu trong pháttriển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

Nguyễn Mạnh Hùng (2003), “Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận văn đã trình bày vaitrò của Nhà nước XHCN trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường củanền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Qua đó tác giả đã nêu lên

Trang 9

một số giải pháp để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách có hiệuquả trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Lê Văn Hệ (2002), “Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội với vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học

Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Trên cơ sở phân tích sự vậnđộng của các hình thái kinh tế xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả đã khẳng định việc xây dựng CNXH ở nước ta là “một quátrình lịch sử tự nhiên” Song để quá trình đó phát triển theo đúng quỹ đạocủa nó đòi hỏi phải có sự định hướng của Đảng, quản lý vĩ mô của Nhànước XHCN, sự đồng thuận trong nhân dân

Phạm Đức Tài (2006), “Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện chính trị Quốc

Nội-gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả đã trình bày quá trình phát triển của thànhphần kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội, qua đó nêu lên những thành tựu vàhạn chế trong việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tếnhiều thành phần, những giải pháp để khuyến khích thành phần kinh tế tưnhân ở Hà Nội phát triển đúng định hướng XHCN

Nhìn chung, các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống về nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, về chủ trương phát triển cácthành phần kinh tế, thực trạng của các thành phần kinh tế ở nước ta Tuynhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệthống về định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từnăm 1996 đến năm 2006 Vì vậy, luận văn là một công trình nghiên cứu độclập, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu

Trang 10

Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong lãnh đạo giữvững định hướng XHCN đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần trong những năm 1996- 2006, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệmgóp phần bổ sung, phát triển hoàn thiện lý luận về phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN ở Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan giữ vững định hướngXHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta giai đoạn1996- 2006

Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng nhằm giữ vững định hướngXHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ 1996 đến 2006

Đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử

Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động của Đảng trong lãnh đạo giữ vững định hướng XHCN đốivới nền kinh tế nhiều thành phần

Trang 11

Phương pháp chủ yếu để thực hiện luận văn là phương pháp lịch sử,phương pháp lôgíc và kết hợp hai phương pháp đó, đồng thời có sử dụngmột số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, thống kê, phân tích,tổng hợp…để làm sáng tỏ những nội dung của luận văn.

5 Ý nghĩa của luận văn

Thành công của luận văn sẽ góp phần vào việc tổng kết những vấn đề

lý luận và thực tiễn về quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCN ở Việt Nam

Là cơ sở để đấu tranh chống những quan điểm, nhận thức sai trái, bảo vệ lýchủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạyLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, (4tiết)

Chương 1 YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

1.1 Yêu cầu khách quan giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thời kỳ 1996- 2006

Định hướng XHCN trong xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần chính là thông qua nhận thức các quy luật khách quan, tự giác tácđộng vào mỗi thành phần kinh tế, làm cho mỗi thành phần phát huy tác dụngtối đa của nó cho sự phát triển của LLSX; kiểm soát và điều chỉnh các quátrình kinh tế, sao cho các yếu tố, các giá trị XHCN ngày càng nảy nở và pháttriển trong tất cả các thành phần kinh tế, làm cho bản thân thành phần kinh tế

Trang 12

XHCN ngày một mạnh lên, thực sự là thành phần kinh tế chủ đạo xét cả vềquy mô, tính hiệu quả và tính dẫn dắt.

1.1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu và chủ trương phát triển các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Khi nghiên cứu sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội,chủ nghĩa Mác- Lênin luôn khẳng định ở mỗi hình thái kinh tế- xã hội, ngoàiQHSX thống trị, điển hình cũng còn tồn tại những QHSX lỗi thời, lạc hậu Sựtồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần suy đến cùng là do quy luật QHSXphải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Khi xemxét tiến trình vận động của lịch sử xã hội loài người, đứng trên lập trường củachủ nghĩa duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kết luận: Sự chuyểnbiến từ hình thức sở hữu này tới một hình thức sở hữu khác cao hơn bao giờcũng phải dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất

Không một xã hội nào lại diệt vong khi tất cả những lực lượngsản xuất mà chế độ xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển vẫn cònchưa phát triển và những quan hệ sản xuất mới cao hơn không bao giờxuất hiện khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đócòn chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ [44, tr.15- 16] Một hình thức kinh tế không bao giờ mất đi trước khi QHSX của nó vẫncòn tác dụng Nền kinh tế nhiều thành phần không phải tồn tại tự nó, mà nóthường xuyên biến đổi, tác động qua lại với nhau Trong thời kỳ quá độ lênCNXH còn tồn tại nhiều kết cấu kinh tế khác nhau, không phải chỉ có kết cấukinh tế XHCN mà còn có kết cấu kinh tế phi XHCN

Một trong những đặc trưng nổi bật của thời kỳ quá độ lên CNXH được

V.I.Lênin đề cập trong các tác phẩm: Về bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư

Trang 13

sản (1918), Bàn về thuế lương thực (1921) và nhiều tác phẩm khác đó là sự tồn tại

của nhiều thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế tồn tại đan xen với nhautrong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH Tương ứng với các thành phần kinh tế

đó là các chế độ sở hữu và với những trình độ tổ chức sản xuất khác nhau.Điều mà V.I.Lênin lưu ý là, Nhà nước với tên gọi là Nhà nước XHCN là đểxác định phương hướng tiến lên CNXH chứ chưa có nghĩa là nền kinh tế đó

đã là kinh tế XHCN Nhà nước XHCN cần phải biết sử dụng thành phần kinh

tế tư bản nhà nước, tư bản tư nhân để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu của CNXH.

V.I.Lênin đã chỉ rõ sự cần thiết phải có một loạt những bước quá độ nhưCNTB nhà nước Ở một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH cũng cần phảibiết sử dụng CNTB nhà nước và các thành phần kinh tế khác:

Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắcnhững chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhànước, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không phải bằng cách trực tiếp dựa vàonhiệt tình, mà là với nhiệt tình do cách mạng vĩ đại sinh ra, bằng cáchkhuyến khích lợi ích cá nhân, bằng sự quan tâm thiết thân của cá nhân,bằng cách áp dụng chế độ hạch toán kinh tế Nếu không, các đồng chí

sẽ không tiến đến chủ nghĩa cộng sản được; nếu không, các đồng chí sẽkhông dẫn được hàng chục và hàng chục triệu người đến chủ nghĩacộng sản [38, tr.189]

Quá độ lên CNXH là một thời kỳ lịch sử lâu dài, phải trải qua những chặngđường, những bước đi cụ thể, nhiều bước quá độ ngắn, ở đó chưa thể có ngayQHSX XHCN được, do vậy đòi hỏi phải sử dụng một cách có hiệu quả các thànhphần kinh tế phi CNXH Năm 1918, V.I.Lênin đã từng giả định thời hạn của thời

kỳ quá độ Năm 1921, trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực, V.I.Lênin viết:

“Những điều trên đây viết năm 1918, có một loạt sai lầm về thời hạn Các thời hạn

Trang 14

đều dài hơn như đã giả định hồi đó Điều đó không có gì là lạ” [37, tr.189] Chínhthực tiễn đã điều chỉnh nhận thức về thời hạn về các chặng đường của thời kỳ quá

độ

V.I.Lênin đã chứng minh tính hiện thực của bước quá độ từ CNTB lên CNXH

Trong trường hợp tốt nhất thì bước quá độ ấy cũng chiếm mấtnhiều năm Suốt cả thời kỳ đó, trong chính sách của chúng ta lại chia ranhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa Và tất cả cái khó khăn của nhiệm vụchúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéoléo của chính sách là ở chỗ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù củatừng bước quá độ [36, tr.119- 120]

Sự khéo léo trong chính sách, theo V.I.Lênin đó chính là cần thiết phải sửdụng một cách có hiệu quả các thành phần kinh tế phi CNXH để xây dựngCNXH

Trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực, V.I.Lênin viết: “Danh từ quá độ có

nghĩa là gì? vận dụng nó vào kinh tế có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay cónhững thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa

xã hội không? bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có” [37, tr.248] Luận điểm trên chothấy trong thời kỳ quá độ lên CNXH tất yếu phải tồn tại nền kinh tế đa thành phần.Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nghiên cứu thực tiễn nền kinh tế củanước Nga lúc bấy giờ, V.I.Lênin đã xác định đó là nền kinh tế không thuần nhất, ở

đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế đan xen và tác động lẫn nhau, đó là những yếu

tố của 5 thành phần kinh tế xã hội khác nhau là kinh tế gia trưởng, tiểu sản xuấthàng hoá, chủ nghĩa tư bản tư nhân, chủ nghĩa tư bản nhà nước và CNXH

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn hướng tới mụcđích là đất nước được độc lập, nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc Để đạtđược mục đích đó chỉ có thể dưới CNXH Như vậy, Hồ Chí Minh luôn gắn tiền đềkinh tế với tiền đề chính trị, trong đó tiền đề kinh tế có ý nghĩa quyết định, tiền đềchính trị sẽ định hướng phát triển kinh tế đúng mục tiêu và con đường mà chính trị

Trang 15

đã đặt ra Trong quá trình xây dựng CNXH, người chỉ rõ: Muốn xây dựng thànhcông CNXH thì trước hết phải xây dựng con người mới XHCN Cải tạo xã hội cũ,xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN là cả một quá trình lâu dài, đầy gian nan, vất

vả đòi hỏi mọi người dân Việt Nam phải đem hết khả năng của mình để cống hiếncho sự nghiệp cách mạng Cách mạng tháng Tám thành công, chúng ta đã giànhđược chính quyền về tay nhân dân, song đất nước gặp muôn vàn khó khăn, giặcđói, giặc dốt, giặc ngoại xâm hoành hành…Để thực hiện được mục tiêu chính trị,bảo vệ chính quyền cách mạng, từng bước khắc phục khó khăn để xây dựng chínhquyền nhân dân, Hồ Chí Minh đã nêu lên tư tưởng xây dựng nền kinh tế nhiềuthành phần với tư cách là xây dựng nền dân chủ nhân dân phát triển theo địnhhướng XHCN Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy mọi tiềmnăng, mọi thành phần của đất nước cho công cuộc kháng chiến

Nhận thức rõ những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH, để thực hiện xâydựng nền kinh tế trong kháng chiến chống Pháp, thực hiện đường lối kháng chiếntoàn dân, toàn diện, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, trước hết là lương thực, thựcphẩm cho kháng chiến, Hồ Chí Minh xác định nước ta phải phát triển 6 thành phầnkinh tế khác nhau đó là: “kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô; kinh tế quốcdoanh có tính chất xã hội chủ nghĩa; kinh tế hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cungcấp, các hội đổi công nông thôn, có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa; kinh tế cá nhâncủa nông dân và của thủ công nghệ; kinh tế tư bản của tư nhân; kinh tế tư bản quốcgia” [46, tr.221] Không những chỉ ra 6 thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh còn nói

rõ xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế đó Mặc dù thành phần kinh tế địachủ phong kiến bóc lột địa tô là thành phần kinh tế đã lỗi thời, nhưng để thực hiệnchính sách đại đoàn kết dân tộc, thu hút số địa chủ vừa và nhỏ tham gia kháng chiến,

Hồ Chí Minh chủ trương chỉ thực hiện chế độ giảm tô, giảm tức nhằm hạn chế dần

sự bóc lột và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp cho kháng chiến

Trang 16

Trong các thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh rất coi trọng thành phần kinh tếquốc doanh tồn tại ở các cơ sở sản xuất kinh doanh của Nhà nước Đây là thànhphần kinh tế mới ra đời trong chế độ dân chủ mới Theo Hồ Chí Minh: “Nó là nềntảng và sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới, cho nên chúng ta phải ra sứcphát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó” [46, tr.221].

Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, theo Hồ Chí Minh là thành phầnkinh tế của giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù giai cấp tư sản có bóc lột giai cấpcông nhân, nhưng họ cũng góp phần vào phát triển kinh tế, góp công, góp củacho cuộc kháng chiến Người khẳng định:

Là giai cấp tư sản không dính líu với đế quốc, hoặc dính líurất ít Một mặt thì họ bị đế quốc và phong kiến ngăn trở, cho nên họ

cũng muốn chống đế quốc và phong kiến Nhưng mặt khác, họ là giai cấp bóc lột, cho nên họ cũng sợ giai cấp bị bóc lột nổi lên đấu

tranh Vả lại về mặt kinh tế, họ còn dính líu ít nhiều với địa chủ

phong kiến, cho nên đối với việc cải cách ruộng đất, họ còn do dự.

Do đó mà tư sản dân tộc vừa muốn cách mạng vừa muốn thoả hiệp

Bởi vậy, giai cấp công nhân cần phải vừa đoàn kết với họ, vừa đấu tranh với họ để bảo vệ quyền lợi của công nhân Có như vậy, giai

cấp tư sản dân tộc mới phát triển được tác dụng cách mạng của họ,

và phát triển kinh tế của họ [46, tr.214- 215]

Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước, quan điểm nhấtquán của Hồ Chí Minh là: Chính phủ cần phải giúp họ phát triển Nhưng họ phải phụctùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân Trong

tác phẩm Thường thức chính trị (xuất bản năm 1953), Người cho rằng: “Nhà tư bản thì

không khỏi bóc lột Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay Chínhphủ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân” [45, tr.222] Đây chính là sự khác biệt

cơ bản giữa nhà tư bản trong xã hội tư bản với nhà tư bản trong chế độ dân chủ mới và

Trang 17

cũng là sự hướng dẫn cần thiết đối với thành phần kinh tế này Hồ Chí Minh chỉ rõ: “vìlợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được một số hợp lý, không yêu cầu quámức Chủ và thợ đều tự giác tự động tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên” [46, tr 222].

Thực tiễn đất nước ta ngay sau khi giành được độc lập, Nhà nước non trẻcủa ta vừa phải kháng chiến chống thù trong, giặc ngoài, vừa tiến hành “kiếnquốc”, nhờ huy động được mọi thành phần kinh tế, chúng ta đã phá được chínhsách bao vây kinh tế của địch, bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân, phục vụ kịpthời cho kháng chiến, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu lâu dài của cách mạng ViệtNam là xây dựng chế độ dân chủ mới theo định hướng đi lên CNXH Trong quátrình cải tạo XHCN ở miền Bắc, Hồ Chí Minh cũng chủ trương cải tạo hoà bình đốivới công thương nghiệp tư bản tư doanh Khi chế độ dân chủ mới ra đời và phát triểnthì thành phần kinh tế địa chủ phong kiến sẽ bị thủ tiêu Vì vậy, Hồ Chí Minh chorằng trong chế độ mới còn sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế khác nhau đó là:

Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội vì nó là của chungcủa nhân dân); các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiếnđến chủ nghĩa xã hội); kinh tế cá nhân, nông dân và thủ công nghệ(có thể tiến dần vào hợp tác xã tức là nửa chủ nghĩa xã hội); kinh tế

tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với

tư bản tư nhân để kinh doanh) Trong năm loại ấy, kinh tế quốcdoanh là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả Cho nên kinh tếnước ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theohướng chủ nghĩa tư bản [46, tr.248]

Như vậy, các nhà kinh điển Mác- Lênin và Hồ Chí Minh đã khẳng địnhtrong thời kỳ quá độ lên CNXH tất yếu còn tồn tại kết cấu kinh tế nhiều thànhphần, đó là thực tế khách quan Vấn đề đặt ra là phải có chủ trương, chínhsách đúng đắn vừa phát huy được vai trò của kinh tế XHCN, vừa phát huyđược tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế phi XHCN, khắc phụcnhững hạn chế, tiêu cực, từng bước dẫn dắt các thành phần kinh tế đó vận

Trang 18

động theo đúng quỹ đạo của CNXH, phủ nhận kinh tế nhiều thành phần làphủ nhận thời kỳ quá độ lên CNXH.

1.1.2 Kinh nghiệm rút ra từ cải tổ, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biếnđộng báo hiệu một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu Mở đầu là cuộckhủng hoảng năng lượng năm 1973 đặt ra cho nhân loại những vấn đề bứcthiết cần phải giải quyết (bùng nổ dân số, hiểm hoạ môi trường, tài nguyêncạn kiệt…) Những biến động này đã tác động mạnh mẽ đến các quốc gia, dântộc Để thích nghi với điều kiện đó, hàng loạt các quốc gia đã từng bước điềuchỉnh các chính sách về đối nội, đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới

Trong bối cảnh đó, Liên Xô đã tiến hành công cuộc cải tổ nhằm đưa đấtnước thoát khỏi khủng hoảng Tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô,Tổng bí thư M.Goocbachop đưa ra chủ trương cải tổ với đường lối “đẩy mạnh

sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước” (chiến lược tăng tốc) Chiến lược nàyrất được người dân kỳ vọng, nó có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủnghoảng và xây dựng một CNXH dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó

Tuy nhiên, trong quá trình cải tổ, do không lường hết khó khăn, thiếu

sự chuẩn bị chu đáo, máy móc, giáo điều trong việc vận dụng các quy luậtkhách quan…do đó, công cuộc cải tổ đi vào bế tắc, hậu quả là nền kinh tế tụthậu Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân giảm 4- 5%, năng suất lao động xãhội giảm 2,5%, sản xuất trong nước trì trệ…Trước tình hình đó, Ban lãnh đạoLiên Xô vội chuyển sang cải tổ chính trị theo hướng cực đoan, chấp nhận chế

độ đa đảng, thiết lập chế độ tổng thống (1990) dẫn đến nội bộ Đảng Cộng sảnchia rẽ, các thế lực chống phá CNXH ngóc đầu dậy, một số nước cộng hoàđòi li khai Đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện, công cuộc cải tổ bị trượt

ra khỏi mục tiêu CNXH, từ đó dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở LiênXô

Trang 19

Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô là do một loạt các nguyên nhân vàyếu tố: bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, chủ quan và khách quan,quá khứ và hiện tại… Tuy nhiên, xét trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta có thể nhậnthấy những sai lầm trong việc vận dụng các quy luật kinh tế trong quá trình cảitổ.

Quá trình cải tổ, cải cách thường lấy yếu tố kinh tế để phục vụ chochính trị Nhưng từ năm 1988, Liên Xô đã dùng chính trị phục vụ kinh tế Sựđảo lộn đó đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Mục tiêu và phương tiện

đã bị đánh đồng không thể phân biệt được

Từ chỗ coi nhẹ hoặc phủ nhận kinh tế thị trường chuyển sang nhấn mạnh

và mong muốn nhanh chóng thiết lập cơ chế thị trường mà không có định hướngXHCN rõ ràng, không có bước đi đồng bộ, cơ chế cũ bị xoá bỏ trong khi cơ chếmới chưa được hình thành Trong những năm 1990- 1991, Liên Xô rơi vào tìnhtrạng rối ren Trong thời kỳ “chữa cháy” này, Liên Xô đề ra “kế hoạch 500ngày” với hy vọng chuyển nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thịtrường trong 500 ngày Xét về mọi khía cạnh, đó là một điều không tưởng Lúcnày Liên Xô đã kiệt quệ về nhiều mặt Trước đó, Liên Xô đã tiến hành khai thác

vô tội vạ nguồn tài nguyên thiên nhiên Giữa những năm 80, cuộc chạy đua vũtrang của Liên Xô đã tiêu hao tài lực, vật lực của bản thân một cường quốc nhấtnhì thế giới Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do, Nhà nước đãkhông quản lý được sự vận động, phát triển của nền kinh tế, quá trình tư nhânhoá diễn ra một cách ồ ạt, thị trường giá cả được thả nổi, cạnh tranh một cách tự

do cá lớn nuốt cá bé, kinh tế nhà nước không còn giữ được vai trò chủ đạo củanền kinh tế

Xây dựng CNXH là một quá trình lâu dài, là quá trình phát triển vàhoàn thiện từng bước với những khúc quanh co của lịch sử, không thể đốtcháy giai đoạn CNTB đã trải qua hàng trăm năm để có thể tích luỹ lâu dài

Và cho đến nay nó vẫn tiếp tục điều chỉnh để tồn tại, phát triển, thích nghi với

Trang 20

những điều kiện trong tình hình mới Để vượt qua CNTB, cần tiếp thu nhữngthành quả công nghệ tiên tiến của nó Trong khi xây dựng CNXH cần lấy pháttriển sức sản xuất làm nhiệm vụ trọng tâm thì Liên Xô chỉ chú trọng đến sựthay đổi về QHSX nên sức sản xuất xã hội phát triển chậm chạp Trong khicác nước tư bản phát triển chuyển mạnh sang nền kinh tế theo chiều sâu, đã

có một vị trí khá xa về trình độ phát triển thì Liên Xô chủ yếu đầu tư pháttriển chiều rộng, dựa vào xuất khẩu tài nguyên, khai thác nguồn lực đất nướcmột cách vô độ Do vậy, chính ngay tại đất nước có nguồn tài nguyên khoángsản và nhiên liệu- năng lượng có quy mô lớn, tiềm năng vô tận, lại thiếu thốntrầm trọng các nguồn lực đó do sử dụng lãng phí, không hiệu quả Quá trìnhchuyển đổi nền kinh tế đã mắc phải bệnh chủ quan, duy ý chí, xem thường cácquy luật khách quan, sử dụng các chính sách kinh tế không phù hợp với điềukiện thực tế của đất nước, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường tự do một cách

ồ ạt, thiếu sự quản lý của nhà nước, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước khôngcòn Điều đó đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự tan rã chế độ XHCN ởLiên Xô

Sự sụp đổ của Liên Xô cũng như các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp

đổ của một thể chế chính trị- xã hội, một mô hình CNXH cứng nhắc, chứ khôngphải là sự xụp đổ của hình thái kinh tế CNCS, không phải là dấu chấm hết củaCNCS, là “sự kết thúc của lịch sử” như ai đó đã lầm tưởng và mong muốn

Trong bối cảnh chung của các nước XHCN, tại Hội nghị Trung ương 3khoá XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (12-1978) đã quyết định cải cách và

mở cửa nền kinh tế Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện về kinh tế, từ tư duy

lý luận đến hoạt động thực tiễn, từ quan hệ sở hữu tài sản tới cơ chế quản lýkinh tế, từ điều hành nền sản xuất tới thu nhập…Trong Hội nghị này, ĐặngTiểu Bình được coi là người khởi xướng công cuộc cải cách đã chỉ rõ: Muốnsản xuất phát triển phải cải cách thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, xâydựng thể chế mới, kinh tế thị trường XHCN

Trang 21

Tiếp sau đó, tại các Đại hội và Hội nghị Trung ương của Đảng Cộngsản Trung Quốc từ khoá XII đến khoá XVI tiếp tục bổ sung, hoàn thiện lýluận về nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc.

Từ thực tiễn ở Trung Quốc, có thể khái quát những nội dung cốt lõi màTrung Quốc đã tiến hành trong cải cách nền kinh tế đó là:

Loại bỏ sự tập trung hoá quá mức và sự kìm kẹp hành chính, mở rộngquyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, tính độc lập trong tổ chứcphát triển kinh doanh của các vùng lãnh thổ; khuyến khích phát triển các cơ

sở kinh tế tư nhân nhỏ, các hợp tác xã, mở rộng quan hệ thị trường và thu hẹpphạm vi hoạt động của chỉ thị, kế hoạch hoá và phân chia ngân sách; bãi bỏhạn chế về mức tiền lương; chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế trên cơ

sở giải pháp chủ yếu là chuyển giao quyền hạn cho cấp dưới

Giải tán các công xã, áp dụng các hình thức hợp tác xã kiểu mới ởnông thôn, điều chỉnh giá giữa sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, đầu tưmạnh vào nông nghiệp, áp dụng “khoán gia đình”; ban hành luật về chuyểnđổi quyền sử dụng đất đai đã mở đường cho sự tác động của cơ chế thị trườngvào nông nghiệp và nông thôn Nhờ vậy đã thúc đẩy tăng nhanh sản phẩmnông nghiệp mặc dù phương pháp canh tác truyền thống chưa thay đổi

Cùng với phương thức “khoán gia đình” trong nông nghiệp, hầu hết cácdoanh nghiệp công nghiệp nhà nước đều được chuyển sang hệ thống “khoán

về kinh tế”; 8 ngành công nghiệp được chuyển sang hệ thống hợp đồng theo

sơ đồ “chi phí- sản phẩm”; quan hệ kinh tế giữa trung ương và địa phươngđược thực hiện theo cơ chế “khoán kinh tế khu vực” (cái mà ở Trung Quốcđược gọi là nuôi ăn từ nồi của mình); các tổ chức ngoại thương cũng thựchiện chế độ khoán theo nghĩa vụ với nhà nước

Thực hiện chương trình hiện đại hoá khu vực kinh tế nhà nước, bao gồmviệc tổ chức các tập đoàn lớn, đổi mới kỹ thuật và áp dụng các phương pháp

Trang 22

quản lý khoa học Trong tương lai chỉ có những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất(đường sắt, liên lạc điện thoại và viễn thông, điện tử và cung cấp nước…) vànhững doanh nghiệp được xây dựng bằng vốn đầu tư mới của nhà nước (bằng sốtiền lãi của các tổ chức tín dụng-tiền tệ nhà nước) mới thuộc sở hữu nhà nước.Hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước lớn và quan trọng sẽ được biến thành cáctập đoàn với quyền hạn và hoạt động kinh tế rộng rãi nhất Các doanh nghiệpnhà nước vừa và nhỏ có quyền lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt động như: cổphần hoá, cho thuê, chuyển thành sở hữu tập thể hoặc bán cho tư nhân.

Cải cách các chính sách giá và tỷ giá theo cơ chế thị trường Từ năm 1993,Trung Quốc áp dụng hầu như trong cả nước cơ chế giá cả tự do đối với ngũ cốc vàcác mặt hàng nông nghiệp khác, hệ thống tem phiếu bị bãi bỏ Từ đầu năm 1994,

áp dụng tỷ giá ngoại tệ thống nhất dựa theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liênngân hàng; cấm sử dụng ngoại tệ ở trong nước, áp dụng chế độ bán bắt buộc ngoại

tệ thu được từ các hoạt động ngoại thương cho các ngân hàng được uỷ quyền

Thực hiện nhanh chóng cơ chế kinh tế mở cửa ra thế giới Theo LuậtNgoại thương được thông qua năm 1994, Trung Quốc đã bãi bỏ việc lập kếhoạch theo chỉ thị hoạt động xuất, nhập khẩu; trao cho các doanh nghiệpquyền hoạt động kinh tế đối ngoại, bãi bỏ việc cấp quota đối với một loạthàng hoá Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng một loạt ưu tiên và ưu đãi

về thuế Các khu vực kinh tế tự do (khu phố Đông ở thành phố Thượng Hải,Thẩm Quyến ở tỉnh Quảng Tây,…) đã và đang là các trung tâm thu hút tư bảnnước ngoài và là “các trung tâm phát triển” Bên cạnh đó, nhà nước vẫn duytrì chế độ bảo hộ cứng rắn đối với những mặt hàng nhập khẩu quan trọng (dầulửa, sản phẩm dầu khí, sắt thép…) và vẫn giữ độc quyền về ngoại thương đốivới 16 loại hàng hoá

Qua hơn 30 năm cải cách nền kinh tế, Trung Quốc đã đạt được nhữngthành tựu vô cùng to lớn, GDP (tổng giá trị sản phẩm nội địa) bình quân tăng

Trang 23

9,7%, lần lượt vượt qua Ý, Pháp và Anh vào các năm 2004, 2005, 2006 Thểchế chính trị XHCN ở Trung Quốc vẫn được giữ vững

Những thành công trong cải cách kinh tế ở Trung Quốc cũng nhưnhững thất bại trong cải tổ kinh tế ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu

là những kinh nghiệm quý để chúng ta tham khảo, tránh được những sai lầm,khuyết điểm bảo đảm cho quá trình đổi mới kinh tế theo định hướng XHCN ởnước ta phát triển đúng hướng, có hiệu quả

1.1.3 Thực trạng và những nhân tố tác động đến quá trình giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế nhiều thành thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

* Thực trạng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong 10 năm đầu đổi mới 1986- 1996.

Thành tựu:

Qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-1996), với việc thựchiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, chúng ta đã thu đượcnhững thành tựu hết sức quan trọng

Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã nhanh chóng đivào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn và được đông đảo quần chúng nhân dânđồng tình ủng hộ Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: Nước ta đã rakhỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng kéo dài hơn 15 năm, tuy cònmột số mặt chưa vững chắc, song đã tạo ra được những tiền đề cần thiết đểchuyển sang thời kỳ phát triển mới: Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Mụctiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (1991-1995) do Đại hội VII của Đảng đề ra đãđược hoàn thành cơ bản Đại hội đã chỉ rõ: Trong 5 năm (1991- 1995), nhịp

độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) là8,2%; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng 13,3%; trong sản xuất nôngnghiệp là 4,5%; kim ngạch xuất khẩu là 20% Đầu tư cơ bản toàn xã hội bằng

Trang 24

nguồn vốn trong nước và ngoài nước năm 1990 chiếm 15,8% GDP, năm 1995

là 27,4% GDP Bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế Lương thực khôngnhững đủ ăn mà mỗi năm bình quân còn xuất khẩu được 2 triệu tấn gạo Lạmphát giảm từ 67,1% năm 1991 xuống còn 12,7% năm 1995

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng

và củng cố QHSX từng bước được điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất,trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyểndịch cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Đã hình thành nhiều khu côngnghiệp, khu chế xuất với quy mô lớn như khu công nghiệp Biên hoà- ĐồngNai; khu chế xuất Linh Trung- Thành phố Hồ Chí Minh…đã thu hút đượcvốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, giải quyết việc làm cho hàngtriệu người lao động

Các thành phần kinh tế, sau một thời gian dài khó khăn, đã dần thích nghiđược với cơ chế quản lý mới, từng bước ổn định, phát triển và đã khẳng địnhđược chỗ đứng của mình trên thị trường Theo số liệu của Tổng cục thống kê:

Mặc dù những năm vừa qua các doanh nghiệp nhà nước có giảm về sốlượng doanh nghiệp do tổ chức, sắp xếp lại và thực hiện chủ trương cổphần hoá doanh nghiệp, nhưng tỉ trọng của các thành phần kinh tế nàychiếm tổng sản phẩm trong nước đã tăng từ 31,1% năm 1991 lên 34%năm 1992 Những năm gần đây là thành phần kinh tế có tỉ trọng lớnnhất trong tổng sản phẩm trong nước Tỉ trọng của các thành phầnkinh tế khác chiếm trong tổng sản phẩm trong nước trong những nămvừa qua: kinh tế tập thể: 10%, kinh tế cá thể, bao gồm cả hộ nông dânchiếm 30%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm12%, còn lại là kinh tế tư nhân và hỗn hợp sở hữu [60, tr.12]

Hạn chế:

Trang 25

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng thấy rõ một số mặtcòn yếu kém đó là: Chất lượng hàng hoá, dịch vụ nhìn chung còn thấp, giá thànhsản phẩm cao nên sức cạnh tranh kém Chính sách kinh tế nhiều thành phần được

đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI, tuy nhiên trên thực tế chưa được nhận thức mộtcách đầy đủ và triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành; chúng ta chưa hình thànhđược một khung lý luận vững chắc, một hành lang pháp lý thuận lợi để các thànhphần kinh tế phát triển đúng định hướng XHCN; nhiều khi chưa tôn trọng đầy đủ

và nhất quán những nguyên tắc của kinh tế thị trường trong xây dựng, vận hành

và xử lý các vấn đề của nền kinh tế; nhiều ý kiến trong Đảng cũng như trongnhân dân còn băn khoăn về tính định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tếnhiều thành phần Năng lực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cònnhiều hạn chế, công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm quản lý trong sản xuất kinh doanhcòn nhiều yếu kém, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu…Do vậy, chất lượng hànghoá, dịch vụ còn thấp, giá thành sản phẩm cao dẫn đến sức cạnh tranh kém

Năm 1998 ngành công nghiệp mới chỉ có 26,9% số doanhnghiệp giành được ưu thế chiếm lĩnh thị trường trong nước, 58,8%doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường nhưng chưa vững chắc, 14,3%

số doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh ngay thịtrường trong nước Cũng tại thời điểm điều tra trên, chỉ có 23,8% sốdoanh nghiệp đã có hàng hoá xuất khẩu, 13,7% số doanh nghiệp triểnvọng sẽ xuất khẩu, còn lại 62,5% số doanh nghiệp không có khả năngxuất khẩu [60, tr.19]

Đối với kinh tế quốc doanh, mặc dù đã có những đóng góp đáng kể cho sựphát triển của nền kinh tế, song chưa thực sự làm tốt vai trò chủ đạo cả trong sảnxuất và trong lưu thông Năng lực sản xuất, hiệu quả của kinh tế quốc doanh cònthấp, và trong nhiều trường hợp thua kém kinh tế cá thể, tư nhân; tình trạngchiếm dụng vốn lẫn nhau thường xuyên xảy ra, chậm trễ trong việc đóng ngân

Trang 26

sách cho Nhà nước, chất lượng sản phẩm hàng hoá kém, giá thành cao, khôngtiêu thụ được, ứ đọng vốn kéo dài Cũng có chỗ, có nơi kinh tế quốc doanh lại bỏrơi trận địa mà mình cần chiếm lĩnh…Theo Báo cáo Chính trị được thông quaHội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII) của Đảng thì tại thời điểmnăm 1994 có tổng số 6544 doanh nghiệp đang hoạt động, có 842 doanh nghiệpchiếm 12,8% trong các ngành sản xuất vật chất có tỉ suất lợi nhuận từ 15% trởlên, 280 doanh nghiệp chiếm 4,3% trong các ngành dịch vụ có tỉ suất lợi nhuận từ20% trở lên; 499 doanh nghiệp chiếm 7,6% có tỉ suất lợi nhuận từ 8% đến 15%năm; 47,6% có tỉ suất lợi nhuận dưới 8% năm không đủ khả năng hoàn vốn vay

vì lợi nhuận kinh doanh nhỏ hơn tiền vay và có nguy cơ bị phá sản Tiêu hao vậtchất trong tổng sản phẩm xã hội cao, trình độ kỹ thuật công nghệ của doanhnghiệp nhà nước còn lạc hậu Từ 1986 đến 1994 có 18% doanh nghiệp nhà nướcđược đầu tư mới, còn phần lớn công nghệ, kỹ thuật khá lạc hậu, thua kém cácnước từ 3 đến 4 thế hệ

Kinh tế hợp tác xã sau nhiều năm đổi mới vẫn chưa có triển vọng pháttriển, còn lúng túng trong khâu tổ chức sản xuất, kinh doanh, công nghệ sản xuấtlạc hậu, năng lực nội sinh còn hạn chế, số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả còn ít,lợi ích đem lại cho các thành viên chưa nhiều, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộcòn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền hoặc buông lỏngtrong quản lý, tình trạng “cha chung không ai khóc” diễn ra khá phổ biến làm thấtthoát khối lượng lớn tài sản công, nhiều hợp tác xã chưa bảo đảm được nguyêntắc của Luật Hợp tác xã, không tìm kiếm được thị trường tiêu thụ, nhiều hợp tác

xã chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa

Kinh tế tư nhân, cá thể luôn có xu hướng phát triển tự phát, có lúc làm biếnđộng cung cầu, rối loạn thị trường; do chạy theo lợi nhuận nên xảy ra nhiều hiệntượng bất chấp các thủ đoạn để đạt được mục đích của mình như: buôn lậu, làmhàng giả, trốn tránh đăng ký kinh doanh, cạnh tranh theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”,

Trang 27

hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, mua chuộc cán bộ, công chức nhà nước làkhá phổ biến…Tất cả những yếu kém đó là những lực cản, là những yếu tố có thểlàm chệch hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Đại hộiVIII của Đảng đã chỉ rõ: “Trong quá trình thực hiện, chúng ta đã phạm một sốkhuyết điểm lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnhvực khác, ở mức độ này hay mức độ khác” [24, tr.13].

* Những nhân tố tác động đến quá trình giữ vững định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thời kỳ 1996- 2006.

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước với sự tồn tại của nhiều thànhphần kinh tế có thể phát triển theo hai xu hướng: xu hướng XHCN và xu hướngTBCN Nếu tư liệu sản chủ yếu nằm trong tay giai cấp tư sản – sở hữu tư nhân

về tư liệu sản xuất tức là quan hệ sản xuất TBCN giữ vai trò chi phối thì nềnkinh tế đó sẽ phát triển theo xu hướng TBCN Còn nếu tư liệu sản xuất chủ yếunằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chế độ công hữu về tưliệu sản xuất được hình thành và phát triển- tức là quan hệ sản xuất XHCN giữvai trò chủ đạo thì nền kinh tế sẽ phát triển theo xu hướng XHCN Song, sự vậnđộng của hai xu hướng này là hết sức phức tạp, nó chịu sự chi phối, tác động củanhiều yếu tố cả trong nước và quốc tế, cả chủ quan lẫn khách quan

Thứ nhất: Các yếu tố bên ngoài

Đây là loại yếu tố có phạm vi rộng, độ biến động lớn đang diễn ra theonhững xu hướng khó dự báo trước, nhưng lại có ảnh hưởng chi phối ngàycàng mạnh đến quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Đặc biệt,đối với nước ta, sự hạn chế của tiềm lực vật chất, khả năng tổng hợp, phântích thông tin làm cho việc nắm bắt khả năng tác động, kiểm soát và chi phốicác yếu tố này là hết sức khó khăn

Có thể nêu lên một số yếu tố chính đang bộc lộ rõ tác động đến nềnkinh tế nước ta tăng mạnh trong thời gian gần đây:

Trang 28

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế với những đặc trưng mới về chất (tốc

độ, cơ cấu, tính chất, phạm vi…) Về thực chất, xu hướng này gắn với bướcchuyển và cũng là nội dung của bước chuyển đó, từ cái gọi là nền kinh tếcông nghiệp ống khói sang nền kinh tế thông tin trí tuệ

Những đòi hỏi hình thành các thể chế kinh tế quốc tế mới tương ứngvới xu hướng nói trên mà biểu hiện tập trung của nó là xây dựng “luật chơi”kinh tế toàn cầu mới

Điều đáng chú ý là cả hai yếu tố này đều vận động trong một quỹ đạochung là tự do hoá kinh tế mở cửa và hội nhập Các nền kinh tế chậm pháttriển bị cuốn hút vào quỹ đạo này với một sức mạnh không thể cưỡng lạiđược, trong khi đó lực lượng chủ đạo chi phối xu hướng này lại là các nềnkinh tế phát triển Bên cạnh hàng loạt cơ hội phát triển to lớn còn có sự khốngchế về tiềm lực công nghệ- sức mạnh chủ chốt của nền kinh tế hiện đại và vaitrò ấn định “luật chơi” của các nền kinh tế phát triển, đặt các nền kinh tế kémphát triển trước những thử thách gay gắt Bản chất của những thách thức đó là

ở chỗ cơ hội chỉ là tiềm năng còn thách thức thì mang tính hiện thực trực tiếp

và thiếu các điều kiện chủ động để giải quyết Nước ta không phải là ngoại lệcủa tình huống này, nếu chúng ta không có đường lối phát triển kinh tế đúngđắn thì tất yếu sẽ phải lệ thuộc vào các nước lớn, đây là một nguy cơ dẫn đếnchệch hướng XHCN trên lĩnh vực kinh tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đẩy nhanh và tạo áp lực lớn, đặt nềnkinh tế nước ta trước những nhiệm vụ không đơn thuần là nâng cao sức cạnhtranh sản phẩm mà còn là thay đổi cơ cấu, thể chế cho phù hợp với “luậtchơi” chung của khu vực và thế giới

Khoa học công nghệ phát triển đẩy nhanh tốc độ phân hoá giàu nghèo,các nước giàu càng giàu thêm dẫn đến sự lệ thuộc của nước nghèo vào cácnước giàu

Trang 29

Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với nền kinh tếnước ta là rất nguy hiểm với chiêu bài tự do hoá nền kinh tế, thực chất làmuốn lái nền kinh tế nước ta theo hướng TBCN Mặt khác, lợi dụng về sự yếukém trong quản lý kinh tế của nước ta để áp đặt các điều kiện vô lý gây tổnthất về kinh tế cũng như uy tín của nước ta trong hoạt động thương mại (cáBasa, tôm, hàng dệt may xuất khẩu…)

Thứ hai: Các yếu tố bên trong.

Khả năng định hướng XHCN trước hết phụ thuộc vào yếu tố chính trị.Nền kinh tế nhiều thành phần có thể phát triển tự phát theo con đường pháttriển TBCN, trong đó quan hệ giữa người với người trở thành quan hệ “chósói”, cá lớn nuốt cá bé Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, mộtmặt giải phóng năng lực làm giàu để tăng trưởng kinh tế, mặt khác, phải thựchiện “xoá đói, giảm nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện công bằng, dânchủ, văn minh…Như vậy, muốn bảo đảm định hướng XHCN nhất thiết phải

có “nhạc trưởng”, phải có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng tự giác nhậnthức ra quy luật mà tổ chức cho toàn xã hội đi lên chứ không phải là tự phát

Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với cách mạng Việt Nam đã được lịch

sử khẳng định Để đất nước phát triển đúng định hướng XHCN, một vấn đề

có tính nguyên tắc là phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Đảng lãnh đạođất nước trước hết là xác định mục tiêu chính trị, định hướng cho sự phát triểncủa xã hội bằng cương lĩnh, đường lối, chiến lược phát triển, bằng nhữngnguyên tắc và chính sách lớn trong đối nội và đối ngoại, bằng công tác tổchức cán bộ và kiểm tra cán bộ trong việc thực hiện đường lối của Đảng

Cương lĩnh đường lối của Đảng được Nhà nước quán triệt và thể chếhoá thành Hiến pháp, pháp luật để tất cả các tổ chức, mọi công dân trong xãhội thực hiện Đường lối của Đảng là linh hồn của Hiến pháp và pháp luật.Khi đường lối, quan điểm của Đảng được thể chế hoá thành Hiến pháp và

Trang 30

pháp luật của Nhà nước để quản lý xã hội thì vai trò cầm quyền của Đảngkhông còn dừng lại ở học thuyết, cương lĩnh, mà đã trở thành công tác hàngngày muôn màu, muôn vẻ.

Nhân tố bảo đảm định hướng XHCN còn phụ thuộc rất lớn vào nănglực quản lý, điều hành của Nhà nước Nhà nước điều hành nền kinh tế trên cơ

sở pháp luật và bằng pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể kinh tế,hạn chế những khuyết tật vốn có của thị trường, chống lại những động lực vậtchất trái chiều của nó Khả năng định hướng còn tuỳ thuộc vào năng lực kiểmsoát của Nhà nước, trên cơ sở xác định rõ các chủ thể tham gia thị trường, tạomôi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chống tham nhũng, quan liêu,làm trong sạch bộ máy Nhà nước

Tinh thần làm chủ, ý thức cách mạng của nhân dân là một trong nhữngyếu tố hết sức quan trọng bảo đảm nền kinh tế phát triển theo đúng định hướngXHCN Qua thực tiễn đấu tranh giành độc lập cũng như trong xây dựng CNXH,chúng ta đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức quần chúng rộng khắp,vững chắc, đó là Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…Đây là chỗ dựa, đồng thời là lực lượng cách mạng vô cùng to lớn góp sức vàoviệc giữ vững định hướng XHCN đối với nền kinh tế nhiều thành phần

Vai trò giữ vững định hướng XHCN đối với nền kinh tế nhiều thànhphần còn phụ thuộc rất lớn vào bản thân các thành phần kinh tế

Đối với thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dựa trên nền tảngcông hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu bước đầu đã phát huy được vai trò nền tảng,vai trò chủ đạo của mình trong dẫn dắt các thành phần kinh tế khác đi đúng địnhhướng XHCN Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để Đảng, Nhànước có chủ trương, chính sách phát huy tối đa vai trò của hai thành phần kinh tếnày

Các thành phần kinh tế khác luôn có xu hướng phát triển tự phát theo kinh

tế tư bản Đây là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần có

Trang 31

quyết sách đúng đắn để vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế này pháttriển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước, mặt khác hạn chế khả năng tự phátlên TBCN, giữ vững định hướng XHCN đối với các thành phần kinh tế này.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được tạo thời cơ, vận hội cho sựnghiệp CNH,HĐH đất nước Song nguy cơ đe doạ chế độ XHCN ở nước tavẫn hàng ngày, hàng giờ tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nếuchúng ta sai lầm thì nguy cơ đó sẽ trở thành hiện thực Vì vậy, quá trình giữvững định hướng XHCN của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay

là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, phức tạp và lâu dài Do vậy đòi hỏi phải

có sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mọi thànhphần kinh tế để đưa đất nước phát triển đúng định hướng XHCN

1.2 Chủ trương của Đảng về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ năm 1996 đến năm 2006

1.2.1 Chủ trương của Đại hội VIII về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

* Quan điểm chỉ đạo

Để giữ vững định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, Đại hội VIII của Đảng đã đưa ra 6 quan điểm chỉ đạo

Một là, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đamọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả kinhtế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu hàng đầu trong việc khuyếnkhích các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh

Đây là quan điểm có tính chất chỉ đạo đối với toàn bộ quá trình pháttriển của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta Điềunày thể hiện tư tưởng nhất quán của Đảng ta đã được khẳng định ngay từ khiĐảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, Hội nghị Trung ương 6 khoá VI chỉ

rõ Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần là chủ trương

Trang 32

chiến lược có ý nghĩa lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việc

khẳng định này đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát huy hết tiềmnăng và lợi thế của mình để mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinhdoanh, phục vụ cho bản thân họ cũng như công cuộc đổi mới của đất nước

Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN làvấn đề chiến lược lâu dài có ý nghĩa to lớn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ởnước ta Mục đích của phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là nhằm giảiphóng và phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội, cải thiện đờisống nhân dân Chỉ có thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần mới độngviên được tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho sự nghiệp đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội Đảng ta luôn khẳng địnhtăng trưởng kinh tế phải gắn liền với cải biến tích cực về mặt xã hội Tiến bộ xãhội phải dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế và đến lượt nó, tiến bộ xã hội trởthành động lực to lớn của tăng trưởng kinh tế Tính định hướng XHCN trongphát triển nền kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải gắn liềnvới những chuyển biến về mặt xã hội Đảng, Nhà nước khuyến khích mọi ngườidân làm giàu hợp pháp, đồng thời chăm lo xoá đói, giảm nghèo tiến tới xoánghèo trong toàn xã hội Quan điểm rõ ràng và nhất quán là: kinh tế phát triển là

cơ sở vật chất để xoá bỏ triệt để đói, nghèo, thực hiện công bằng xã hội Nhưngkhông chờ kinh tế phát triển mới giải quyết các vấn đề xã hội mà phải thực hiệnngay trong từng chính sách phát triển Đảng, Nhà nước hướng tất cả các thànhphần kinh tế cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội

Hai là, chủ động đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế

hợp tác Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dầndần trở thành nền tảng Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhàkinh doanh tư nhân yên tâm làm ăn lâu dài Mở rộng các hình thức kinh doanh,

Trang 33

liên kết giữa Nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước.

Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước

Trong quá trình vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần, nếu kinh tếnhà nước không đủ mạnh thì không thể phát triển được thị trường, tạo môitrường hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, khắc phụctình trạng kinh doanh ngầm Bản thân doanh nghiệp nhà nước nếu yếu kém vàtiêu cực thì cũng không thể giành phần thắng trong cạnh tranh Kinh tế nhànước không đủ mạnh thì căn bản không thể bảo đảm định hướng XHCN trongkinh tế Cùng với kinh tế nhà nước, sự phát triển của kinh tế hợp tác là mộtyêu cầu khách quan và xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN Muốn công nghiệp hoáphải hợp tác hoá, song phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,cùng có lợi, quản lý dân chủ với bước đi vững chắc, phù hợp với từng ngànhnghề, từng lĩnh vực, địa bàn Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, làhình thức liên kết tự nguyện của những người lao động và có thể cả nhữngtiểu chủ, nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên và sức mạnh tập thể đểgiải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh, đời sống Kinh

tế hợp tác có vai trò to lớn trong việc giữ vững định hướng XHCN đối với nềnkinh tế nhiều thành phần ở nước ta Vì vậy Đảng đã chủ trương phải tăngcường lãnh đạo, chỉ đạo bổ sung các chính sách, khuyến khích, ưu đãi giúp đỡkinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau từ thấpđến cao, “Chủ động đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tếhợp tác Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xãdần dần trở thành nền tảng” [24, tr.92]

Để các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình, đồng thờinâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh ở các doanhnghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện kinh tế

và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm làm ăn lâu dài

Mở rộng các hình thức kinh doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các

Trang 34

thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước Áp dụng phổ biến các hìnhthức kinh tế tư bản nhà nước.

Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Nhànước ta đã soạn thảo và ban hành nhiều văn bản pháp luật, nhiều chính sách

cụ thể nhằm khẳng định tư cách pháp lý độc lập của các loại hình doanhnghiệp, một số nguyên tắc, cơ chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp đã được thể chế hoá quyền và nghĩa vụ của các doanhnghiệp trong việc quyết định các vấn đề tài chính kinh doanh cũng như hoạtđộng tổ chức kinh doanh Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp cả trong nước và ngoài nước yên tâm đầu tư vốn, tổ chức sản xuấtkinh doanh

Chủ trương mở rộng các hình thức kinh doanh, liên kết giữa kinh tế nhànước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước nhằm huy độngtiềm lực về vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinhdoanh của mọi thành phần kinh tế vào việc phát triển tiềm lực kinh tế khôngchỉ đối với nền kinh tế mà còn là lợi ích của các doanh nghiệp Việc áp dụngphổ biến các hình thức tư bản nhà nước là một điều kiện quan trọng để Nhànước hướng các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN

Ba là, xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động

trong nền kinh tế- xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn

Nhà nước XHCN mà chúng ta đang xây dựng là nhà nước của dân, dodân, vì dân, nhân dân là người làm chủ đất nước Sự gắn bó với nhân dân,phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaĐảng, Nguyên tắc đó xuất phát từ bản chất cách mạng, lý tưởng và mục tiêuđấu tranh của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nêu rõ: Đảng ta là Đảngcách mạng, ngoài lợi ích của nhân dân và giai cấp công nhân, Đảng ta không

có lợi ích nào khác Đại hội VIII của Đảng xác định: “Xác lập, củng cố và

Trang 35

nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền kinh tế xã hội, thựchiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn” [24, tr.92]

Phát huy quyền làm chủ của người lao động để làm lợi cho dân, nângcao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quản lý

xã hội, quản lý kinh tế, khắc phục tâm lý thụ động, ỉ lại Đảng, Nhà nước cần

có những giải pháp đồng bộ để giáo dục, tổ chức, hướng dẫn nhân dân cả trongnhận thức lẫn hành động Trong tình hình hiện nay cần quán triệt và thực hiệntốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đó là điều kiện tốt nhất để người lao động phát huykhả năng của mình vào sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là xã hội vì con người, đặt conngười vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và lấyviệc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ Đảng taluôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi liền với thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội Điều đó vừa bảo đảm được tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được ổnđịnh xã hội, huy động được các nguồn lực cho sự phát triển Đó chính là sựkhác nhau căn bản về mục tiêu phát triển giữa con đường CNTB và CNXH

mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn

Bốn là, thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao

động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mứcđóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phốithông qua phúc lợi xã hội Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thứcthuê mướn lao động nhưng không để biến thành quan hệ thống trị dẫn tới

sự phân hoá xã hội thành hai cực đối lập Phân phối và phân phối lại hợp lýcác thu nhập, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảmnghèo, không để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ pháttriển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư

Trang 36

Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại của nhiều thànhphần kinh tế, đi đôi với nó là nhiều hình thức sở hữu, nhiều giai tầng khácnhau Từ nhận thức mới về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế, kéo theo

nó là sự nhận thức mới về cơ chế quản lý kinh tế và chế độ phân phối Vềquan hệ phân phối, từ chỗ xác định chỉ có một nguyên tắc của CNXH làphân phối theo lao động, đã chuyển sang thực hiện nhiều hình thức phânphối, phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướngXHCN Lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủyếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khácvào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội; đi liềnvới chính sách điều tiết thu nhập, thực hiện bảo hiểm xã hội cho người laođộng thuộc mọi thành phần kinh tế Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô củanhà nước, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục, ngăn ngừa và hạnchế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường Bảo đảm sự bình đẳng

về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân,không phân biệt thành phần kinh tế

Năm là, tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác

triệt để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế nhữngtác động tiêu cực của cơ chế thị trường Bảo đảm sự bình đẳng về quyền vànghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệtthành phần kinh tế

Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế nhiều thành phần là hết sức

to lớn, Nhà nước điều hành nền kinh tế trên cơ sở pháp luật và bằng phápluật, bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể kinh tế, hạn chế những khuyếttật vốn có của thị trường Vì vậy, hệ thống pháp luật của Nhà nước phảitừng bước được hoàn thiện, đồng thời kiện toàn, củng cố, hoàn thiện bộmáy Nhà nước, nâng cao hiệu quả các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao

Trang 37

trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Từng bướctạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển Triển khai vàthực hiện có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quanliêu, làm trong sạch bộ máy Nhà nước

Sáu là, giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia dân

tộc trong quan hệ kinh tế với bên ngoài

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế tất yếu, chúng ta muốn phát triển thìphải mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế phảigắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước, “Giữ vữngđộc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế với bênngoài” [25, tr.93] Nền kinh tế độc lập tự chủ không phải là nền kinh tế đóng,nền kinh tế tự cung tự cấp Độc lập tự chủ trong hội nhập là khẳng định mởcửa hội nhập để khai thác các mặt có lợi cho sự phát triển kinh tế của đấtnước từ nền kinh tế thế giới Do đó, muốn bảo đảm độc lập tự chủ phải mở cả

về cơ cấu kinh tế cả về cơ chế kinh tế Tiến hành đa phương hoá nhưng không

để cho một nước nào, một nền kinh tế nào, một tập đoàn nào giữ vị trí độcquyền, chi phối, áp đặt nền kinh tế Muốn giữ vững độc lập tự chủ trong hộinhập phải giữ vững ổn định về kinh tế, đối phó kịp thời với những tác động từbên ngoài Bởi vậy cần xây dựng những sợi dây an toàn cho nền kinh tế quốcgia, chẳng hạn như xây dựng và thực hiện các mối quan hệ hợp lý trong tỉ lệtích luỹ tối thiểu trong GDP, tỉ lệ vốn vay, tỉ lệ trả nợ hàng năm, tỉ lệ vay ngắnhạn và trung hạn, dài hạn, mức thâm hụt tối đa trong cán cân thương mại vàcán cân thanh toán quốc tế, tỉ lệ đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp của nướcngoài qua cổ phiếu và trái phiếu, bảo đảm an toàn lương thực

Để giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập, còn phải ra sức nângcao năng lực làm chủ khoa học kỹ thuật, phải đào tạo được đội ngũ nhữngnhà kinh doanh giỏi và đội ngũ cán bộ hành chính thạo việc Một điều hếtsức quan trọng là nền kinh tế phải phát triển, có sức cạnh tranh cao, nâng

Trang 38

cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội…Đây chính là nền tảng vững chắc nhất bảo đảm cho chúng tavừa hội nhập kinh tế quốc tế, vừa bảo đảm được độc lập, chủ quyền và bảo

vệ lợi ích quốc gia, dân tộc

*Chủ trương, chính sách đối với các thành phần kinh tế.

Đối với thành phần kinh tế nhà nước

Đại hội VIII chủ trương đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế Nhànước Đây là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các

tổ chức kinh tế nhà nước (đất đai, tài chính, lực lượng dự trữ và kể cả mộtphần vốn của nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tưnhân, hợp tác xã) Đại hội tiếp tục sử dụng khái niệm kinh tế nhà nước thaycho kinh tế quốc doanh được Đảng xác định từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóaVII và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tếnhiều thành phần: “Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng vớikinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế [24, tr.81]

Doanh nghiệp nhà nước có các loại hình như các doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh và những doanh nghiệp công ích không vì mục tiêu lợi nhuận

Để doanh nghiệp nhà nước có thể đảm đương được vai trò chủ đạo củamình trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta, thìvấn đề trước hết là các doanh nghiệp nhà nước phải làm ăn có hiệu quả, điđầu trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất vàosản xuất, kinh doanh, trong việc chấp hành pháp luật…Vai trò chủ đạo củakinh tế nhà nước có nghĩa là: “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế vàgiải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phầnkhác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chứcnăng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới” [24,tr.93]

Trang 39

Để kinh tế nhà nước làm ăn có hiệu quả, giữ được vai trò chủ đạo cầntiếp tục triển khai xắp xếp lại các doanh nghiệp, giải quyết vốn, thanh toán nợ,phát huy quyền chủ động của cơ sở, bố trí và bồi dưỡng cán bộ quản lý Tậptrung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnhvực trọng yếu Nhà nước trực tiếp đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực để dẫndắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển và đó cũng chính là lực lượngvật chất cần thiết Nhà nước cần nắm để cùng với pháp luật, chính sách điềutiết vĩ mô nền kinh tế, khai thác triệt để mặt tích cực, khắc phục và ngăn ngừa,hạn chế mặt tiêu cực của thị trường.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, đây làvấn đề lớn, mục đích cổ phần hoá là tăng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước

và làm ăn có hiệu quả Quá trình thực hiện cần tiến hành tổng kết rút kinhnghiệm thí điểm, triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước tăng lên chứ không phải để

tư nhân hoá Ai góp phần thì được chia lãi Người lao động được hưởng tiềnlương theo lao động và tiền lãi theo cổ phần, phát huy vai trò làm chủ Số tiềnthu được do bán cổ phần và tiền lãi từ cổ phần của Nhà nước được dùng để đầu

tư, mở rộng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nhà nước Việc gọi thêm cổphần và bán cổ phần có đem lại sở hữu cho một bộ phận công nhân tại xí nghiệphoặc ngoài xí nghiệp nhưng xét về mục đích và chủ trương cổ phần hoá khôngphải là tư nhân hoá, không phải từng bước giảm dần kinh tế nhà nước thay bằngkinh tế tư nhân Trái lại, thực hiện cổ phần hoá chính là hướng cho kinh tế nhànước phát triển và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tếquốc dân

Đối với kinh tế hợp tác

Trang 40

Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã là hình thức liên kết tựnguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thànhviên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sảnxuất kinh doanh và đời sống Chủ trương của Đảng là mở rộng và phát triểnthành phần kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao, tuânthủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ.

Chuyển sang cơ chế mới, các hợp tác xã cũ không còn phù hợp và do nhiềunguyên nhân trong đó có nguyên nhân “lúng túng và buông lỏng” nên một số hợptác xã chỉ còn là hình thức Quá trình ấy, có một số hợp tác xã nông nghiệp có sựđổi mới một phần nên vẫn đứng vững và phát triển Một số hợp tác xã đổi mớitheo hướng hợp tác xã cổ phần; nhiều hình thức hợp tác mới đa dạng xuất hiện

Hình thức hợp tác xã cổ phần đang có chiều hướng phát triển, trên cơ

sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phốitheo kết quả lao động và theo cổ phần

Phát triển kinh tế hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ dưới nhiềuhình thức đa dạng là một xu thế khách quan của sự phát triển LLSX Kinh tế hợptác có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mọi nước, ở mọi thời kỳ phát triển

Ở nước ta, đi lên CNXH từ nền sản xuất nhỏ, trong môi trường của kinh tế hànghoá, hộ gia đình ngày càng gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề sảnxuất, lưu thông Điều đó dẫn tới quá trình tự phát hình thành các hình thức kinh

tế hợp tác đa dạng ở nhiều lĩnh vực Kinh tế hợp tác xã có vai trò quan trọngtrong việc giữ vững định hướng XHCN trong nền kinh tế nhiều thành phần ởnước ta Tính định hướng XHCN của kinh tế hợp tác ở nước ta được thể hiện:

Một là, việc tổ chức và phát triển kinh tế hợp tác không phải chỉ để

giúp người sản xuất nhỏ đủ sức cạnh tranh chống lại sự chèn ép của các doanhnghiệp lớn mà về lâu dài, chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần, trong đó kinh tế hợp tác xã là một bộ phận quan trọng, cùng với kinh tếnhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Đó cũng chính là

Ngày đăng: 17/12/2016, 00:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w