Nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong những năm trước đổi mới, nhiều nước XHCN trong đó có nước ta ở những mức độ nhất định đã mắc phải những lệch lạc, chủ quan duy ý chí. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy nền kinh tế xã hội của đất nước rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trongnhững năm trước đổi mới, nhiều nước XHCN trong đó có nước ta ở nhữngmức độ nhất định đã mắc phải những lệch lạc, chủ quan duy ý chí Đó làmột trong những nguyên nhân đẩy nền kinh tế - xã hội của đất nước rơi vàotình trạng trì trệ và khủng hoảng
Nhận thức được những lệch lạc đó, trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấtnước và nghiên cứu, nắm vững thực chất khoa học quan điểm của các nhàkinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị,Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đúng đắn Đường lối chiến lược pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước định hướng XHCN là sự vận dụng sáng tạo quanđiểm mác xít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong điều kiện nước
ta hiện nay Đường lối đó đã mở ra triển vọng vừa giải phóng được mọinăng lực sản xuất, kích thích kinh tế phát triển, vừa đảm bảo sự định hướngphát triển kinh tế theo mục tiêu chính trị mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn
Qua 30 năm thực hiện đường lối đó, chúng ta đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể Kinh tế phát triển, mục tiêu CNXH vẫn được giữ vững.Tuy nhiên, công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu càng nảy sinh nhiềuvấn đề phức tạp cần phải lý giải, giải quyết Thực tiễn cho thấy, quá trìnhphát triển nền kinh tế ở nước ta bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộnhững khuyết tật có nguy cơ chệch hướng XHCN
Đối mặt với những nguy cơ này, trong cán bộ đảng viên cũng xuấthiện nhiều băn khoăn, trăn trở: liệu chúng ta có định hướng chính trị được
sự phát triển nền kinh tế đó hay không? Liệu Nhà nước có quản lý, điều tiếtđược nền kinh tế đó theo quỹ đạo XHCN hay không?
Trang 2Hơn nữa, việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận độngtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN làchưa có tiền lệ trong lịch sử Quá trình này đòi hỏi chúng ta vừa làm vừaphải tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra hình thức và bước đi thích hợp.Quá trình đó tất yếu phải có sự lãnh đạo của chính trị đóng vai trò "ngườicầm trịch" hướng vào mục tiêu CNXH Chính vì vậy, việc nghiên cứu mốiquan hệ giữa kinh tế và chính trị đặc biệt là tìm ra những giải pháp nângcao vai trò của chính trị trong lãnh đạo, quản lý, điều tiết kinh tế để vừathúc đẩy sự phát triển kinh tế vừa đảm bảo định hướng XHCN trong sựphát triển của nó vẫn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách Đó
là lý do tại sao tác giả luận văn chọn đề tài "Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị với việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay" là đề tài nghiên cứu
của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau liên quan tới luận văn: Khổng Doãn Hợi, "Quan hệ giữa kinh tế và
chính trị ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, 6/1993; Lê Hữu Nghĩa, "Vai trò của chính trị trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí
Cộng sản, Hà Nội, 5/1996; Nguyễn Tiến Phồn, "Vai trò lãnh đạo chính trị
của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, số 3/1995;
Nguyễn Trọng Chuẩn, "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách
kinh tế và đổi mới chính sách xã hội", Tạp chí Triết học, số 3/1996;
Nguyễn Chí Mỳ, "Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thành phần", Tạp chí Cộng sản, số
10/1997;
Trang 3Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đề cập
đến các góc độ khác nhau của đề tài: "Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu để thực hiện", Luận án
tiến sĩ Khoa học triết học chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học, của
Nguyễn Văn Oánh; Hà Nội 1994 "Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của
kiến trúc thượng tầng chính trị đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ triết học của
Huỳnh Thanh Minh, Hà Nội, 1997; "Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học của Nguyễn
Văn Ninh, Hà Nội, năm 2001; "Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của
Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay", Luận án tiến
sĩ triết học của Lê Thị Hồng, Hà Nội, năm 2001
Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đề cập đến khá nhiều khíacạnh khác nhau của đề tài, song việc nghiên cứu vấn đề "mối quan hệ giữakinh tế và chính trị với việc đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay" vẫn là vấn đề bức xúc
3 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực chất quan hệ giữa kinh tế và chính trị trongthời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổimới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của chính trịtrong việc đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần ở nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích thực chất mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trongthời kỳ quá độ lên CNXH
Trang 4- Làm rõ sự nhận thức và vận dụng về mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
và những vấn đề đặt ra hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò của chính trị nhằmđảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ởnước ta hiện nay
3.3 Giới hạn của luận văn
Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự nhận thức và vận dụng mối quan hệ đóvào thực tiễn đổi mới của nước ta, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu vai trò tácđộng của chính trị mà cụ thể là vai trò của các chủ thể như Đảng và Nhànước trong việc đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần ở nước ta hiện nay
4 Cái mới của luận văn
- Góp phần làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quátrình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay Từ đónêu bật vai trò quan trọng của chính trị trong việc định hướng XHCN nềnkinh tế nhiều thành phần ở nước ta
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò chính trị củaĐảng và Nhà nước trong việc bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mối quan hệ giữakinh tế - chính trị
Luận văn có tham khảo kết quả của nhiều công trình có liên quan
Trang 55.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phân tích vàtổng hợp, lịch sử và lôgíc
6 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập vàgiảng dạy môn triết học
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 2 chương 4 tiết
Trang 6Chương 1
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KINH TẾ
VÀ CHÍNH TRỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM
1.1 QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1.1.1 Quan điểm mác xít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong sự phát triển xã hội
Kinh tế là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Ngày nay, khái niệm kinh tế được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:
- Tổng thể các quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử phù hợp vớimỗi trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất
- Toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân hay một bộ phận của nềnkinh tế quốc dân Nó bao gồm các hình thức sản xuất theo ngành kinh tế,thành phần kinh tế và vùng kinh tế (tức cơ cấu kinh tế) và cơ chế quản lýkinh tế
Như vậy nói đến kinh tế là nói đến điều kiện vật chất của đời sống
xã hội, hay nói cách khác, đó là phương tiện để con người tồn tại Chẳng hạn,muốn tồn tại, con người cần phải có cái ăn, cái mặc, thuốc men để chữabệnh Tất cả những gì thuộc kinh tế theo nghĩa đó - còn gọi là tư liệu sinhhoạt - không phải do thần thánh sinh ra, mà do con người dùng công cụ laođộng của mình tác động vào tự nhiên tạo ra Ngay cả công cụ lao động màcon người dùng để làm ra của cải vật chất đó cũng do chính con người tạora
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, con người không thểtiến hành sản xuất một cách biệt lập, riêng lẻ được, mà trái lại, muốn tiến
Trang 7hành sản xuất, con người chẳng những phải có quan hệ với tự nhiên mà còn
có quan hệ với nhau để cùng hoạt động, trao đổi kinh nghiệm và kết quảlao động Khẳng định tính tất yếu của mối quan hệ này C.Mác nói: "Người
ta không thể sản xuất được, nếu không biết hợp tác với nhau theo một cáchnào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sảnxuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định vớinhau và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ratrong khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó [28, tr 552] Vì lẽ
đó, khái niệm "kinh tế" đã chứa đựng trong nó cả những quan hệ giữangười với tự nhiên, lẫn những quan hệ giữa người với người trong quá trìnhsản xuất, tức là quan hệ sản xuất Khái niệm "kinh tế" cũng có thể dùng đểchỉ tổng thể các quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định, tạo nên cơ sởkinh tế của xã hội đó C.Mác viết: "Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợpthành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lênmột kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xãhội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó" [29, tr 15]
Nói đến nền tảng kinh tế của xã hội cụ thể là nói đến toàn bộ nhữngquan hệ sản xuất cũng như sự tác động lẫn nhau giữa các quan hệ ấy trongmột xã hội cụ thể Trong các chế độ xã hội tồn tại cho đến nay, bên cạnhquan hệ sản xuất thống trị vẫn còn quan hệ sản xuất tàn dư của chế độ xãhội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai Cho nên kinh
tế của một xã hội cụ thể được đặc trưng, trước hết, bởi kiểu quan hệ sảnxuất thống trị tiêu biểu cho xã hội ấy đồng thời bao gồm cả những quan hệsản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống Trong cơ sở kinh tế đó, cáigiữ địa vị chi phối, có vai trò chủ đạo và có tác dụng quyết định đối với sựphát triển kinh tế là quan hệ sản xuất thống trị
Tóm lại, khái niệm "kinh tế" có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhaunhư đã trình bày ở trên Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng khái
Trang 8niệm "kinh tế" theo nghĩa là toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo thành cơcấu kinh tế của một xã hội cụ thể.
Trong sự phát triển của lịch sử loài người không phải bao giờ cũng
tồn tại chính trị Chính trị chỉ xuất hiện và tồn tại trong những giai đoạn
phát triển nhất định của lịch sử, đồng thời nó sẽ mất đi khi cơ sở tồn tại của
nó không còn nữa
Trước khi xã hội có sự phân chia giai cấp và nhà nước, xã hội loàingười chưa xuất hiện vấn đề chính trị Khi nền sản xuất xã hội phát triểnđến một mức độ nhất định, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đem lạinăng suất lao động cao hơn Xã hội bắt đầu có của cải dư thừa, tạo điềukiện khách quan cho sự ra đời của chế độ tư hữu Sự ra đời của chế độ tưhữu là cơ sở của sự bất bình đẳng về kinh tế trong xã hội, đồng thời lànguyên nhân dẫn đến sự hình thành các giai cấp đối kháng Sự đối khánggiữa các giai cấp ngày càng trở nên gay gắt, không thể điều hòa đã dẫn đến
sự ra đời của nhà nước Từ đó bắt đầu xuất hiện vấn đề chính trị
"Chính trị" theo nguyên nghĩa của nó, là những công việc nhà nước,
là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm
xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng chínhquyền nhà nước [1, tr 507]
Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp, các tập đoàn, các tầng lớp xãhội có vị trí khác nhau trong việc quản lý nhà nước Do đó, các giai cấp,các tập đoàn xã hội đấu tranh với nhau để giành, giữ và sử dụng nhà nước.Như vậy, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn, các tầnglớp xã hội về mặt nhà nước
Chính trị - những quan điểm, tư tưởng chính trị và những thiết chế
xã hội tương ứng với nó như nhà nước, đảng phái, các tổ chức chính trị - xãhội - là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, khái niệmchính trị được sử dụng trong luận văn này là hiểu theo nghĩa đó
Trang 9Vấn đề quan hệ giữa kinh tế và chính trị đã được đặt ra từ rất sớmtrong lịch sử triết học Tất cả các nhà triết học trước Mác đều đi tìm nguyênnhân của các sự biến lịch sử không phải trong kinh tế mà ở trong chính trị,tôn giáo hoặc trong các nhân tố tinh thần khác.
Khác với các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đitìm nguyên nhân của các động cơ tư tưởng trong lĩnh vực tồn tại xã hội, tìmnguyên nhân của chính trị trong lĩnh vực kinh tế
Theo C.Mác, kinh tế có vai trò hết sức to lớn đối với chính trị Vaitrò quyết định của kinh tế đối với chính trị được thể hiện ở chỗ: Kinh tế tạo
ra những cơ sở cho sự xuất hiện giai cấp và đối kháng giai cấp; kinh tế tạo
ra điều kiện để hình thành các chính đảng của các giai cấp thông qua cáccuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời kinh tế còn là cơ sở cho sự ra đời củanhà nước Do đó, khi nói về vai trò quyết định của kinh tế đối với nhữngquan hệ chính trị, Ph.Ăngghen viết: "Tôi đã nhận thấy rất rõ ràng rằng những
sự kiện kinh tế mà từ trước đến nay, những tác phẩm sử học cho là khôngđóng một vai trò nào, hoặc có chăng nữa thì chỉ đóng một vai trò thảm hại, thì
ít nhất trong thế giới hiện đại, cũng đã là một lực lượng lịch sử quyết định" [31,
tr 321]
Trước hết, C.Mác và Ăngghen cho rằng, kinh tế là cơ sở xuất hiệngiai cấp và đối kháng giai cấp Ph.Ăngghen viết: "Quan niệm duy vật vềlịch sử xuất phát từ luận điểm cho rằng, sản xuất và tiếp theo sau sản xuất
là trao đổi sản phẩm của sản xuất, là cơ sở của mọi chế độ, xã hội, rằngtrong mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm và cùng với
sự phân phối ấy là sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp đềuđược quyết định bởi tình hình: người ta sản xuất ra cái gì và sản xuất ra bằngcách nào và những sản phẩm của sản xuất đó được trao đổi như thế nào"[30, tr 371] Như vậy, theo Ph.Ăngghen, kinh tế - sản xuất và trao đổi là cơ
sở của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội Vì vậy, cần tìm nguyên nhân của
Trang 10sự xuất hiện giai cấp, của những biến đổi xã hội, đặc biệt là những biến đổi
về chính trị, ở ngay trong kinh tế chứ không phải ở những lực lượng thần
bí, hay ở ý thức chủ quan của con người như các nhà xã hội học trướcC.Mác đã làm Ph.Ăngghen viết: "Phải tìm những nguyên nhân cuối cùngcủa tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị không phảitrong đầu óc người ta, không phải ở nhận thức ngày càng tăng thêm củangười ta , mà là trong những biến đổi của phương thức sản xuất vàphương thức trao đổi; cần phải tìm những nguyên nhân đó không phảitrong triết học, mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng" [30, tr 371]
Nhưng, kinh tế không chỉ là nguyên nhân làm xuất hiện giai cấptrong xã hội mà còn là nguyên nhân làm nảy sinh đối kháng giai cấp Trong
xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm được tư liệu sản xuất thì giai cấp đóchiếm được địa vị thống trị về kinh tế trong đời sống xã hội Và tất yếu dẫnđến sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa một bên là giai cấp bị trị, không có tưliệu sản xuất với một bên là giai cấp thống trị, nắm toàn bộ tư liệu sản xuấtcủa xã hội Sự đối lập về kinh tế không thể điều hòa được, tất yếu sẽ dẫnđến đối kháng giai cấp về chính trị Vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng địnhrằng kinh tế là "cơ sở cho sự xuất hiện của những đối kháng giai cấp hiệnnay" [31, tr 321]
Trong đấu tranh giai cấp, tất yếu các giai cấp phải lập ra chính đảngcủa mình để lãnh đạo phong trào Như vậy, kinh tế còn là cơ sở gián tiếpcủa sự hình thành các chính đảng của các giai cấp và cuộc đấu tranh chínhtrị giữa các chính đảng đó với nhau
Thêm vào đó, sự ra đời của nhà nước, sự xuất hiện các quan điểmchính trị của một giai cấp nhất định có tác dụng chi phối hoạt động của giaicấp, của nhà nước trong xã hội đều bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế
Nhà nước ra đời cùng sự ra đời của chế độ tư hữu và sự phân chia
xã hội thành các giai cấp đối kháng Giai cấp thống trị không thể duy trì địa
Trang 11vị thống trị nếu không dựa vào bộ máy bạo lực và các công cụ của nó nhưquân đội, pháp luật Tất cả những cái đó đều bắt nguồn một cách trực tiếphoặc gián tiếp từ những nguyên nhân kinh tế Do đó Ph.Ăngghen đã khẳngđịnh: "Tất cả mọi quyền lực xã hội và tất cả mọi bạo lực chính trị đều bắtnguồn từ những tiền đề kinh tế, từ phương thức sản xuất, trao đổi của mỗimột xã hội nhất định trong lịch sử" [30, tr 303] Vì vậy, sự ra đời, tồn tại
và tiêu vong của Nhà nước không phải do ý muốn chủ quan của một cánhân của một giai cấp nào, mà trái lại, là một tất yếu khách quan, do yêucầu phát triển tất yếu của các quan hệ kinh tế
Không những giai cấp, đảng phái, nhà nước và đấu tranh giai cấpđều có nguồn gốc từ kinh tế mà hệ tư tưởng chính trị chi phối mọi hoạtđộng chính trị như đấu tranh giai cấp, hoạt động của Nhà nước, của cácchính đảng cũng đều là biểu hiện của kinh tế Mặc dù chưa trực tiếp chỉ
rõ rằng, hệ tư tưởng chính trị là biểu hiện của kinh tế nhưng khi nói về mốiquan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của một xã hội nhấtđịnh, C.Mác, Ph.Ăngghen đều coi chính trị (gồm có hệ tư tưởng chính trị
và các thiết chế tương ứng cũng như mối quan hệ nội tại giữa chúng) là một
bộ phận của kiến trúc thượng tầng được sinh ra từ quan hệ kinh tế nhất định
và phản ánh những quan hệ kinh tế đó
Vì lẽ đó, những mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị bao giờ cũng là
sự phản ánh của những mâu thuẫn về kinh tế, và ngược lại, những mâuthuẫn trong kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp Đúng như C.Mác
đã khẳng định, mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtcuối cùng sẽ dẫn đến cuộc cách mạng xã hội Do đó khi nghiên cứu nhữngcuộc đảo lộn trong xã hội thì bao giờ cũng phải phân biệt cuộc đảo lộn vậtchất trong những điều kiện kinh tế của sản xuất với những hình thái pháp lý,chính trị, tôn giáo tóm lại, với những hình thái tư tưởng, trong đó conngười ý thức được cuộc xung đột ấy và đấu tranh để giải quyết nó [29, tr 15]
Trang 12Như vậy, mọi nhân tố của chính trị, từ việc hình thành các giai cấp,đối kháng giai cấp đến đấu tranh giai cấp; từ việc hình thành nhà nước,chính đảng đến những hoạt động của Nhà nước, của chính đảng cũng nhưnhững quan điểm chi phối những hoạt động đó và toàn bộ lịch sử nói chungđều có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ kinh tế Vì thế, không phảingẫu nhiên mà C.Mác cho rằng: "Phải lấy những quan hệ kinh tế và sự tiếntriển của những quan hệ ấy để giải thích chính trị và lịch sử chính trị chứkhông phải ngược lại" [31, tr 321].
Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị không chỉ biểu hiện
ở chỗ, kinh tế sinh ra chính trị, mà còn biểu hiện ở chỗ, những biến đổicăn bản trong kinh tế sớm muộn sẽ dẫn đến những biến đổi căn bản trongchính trị
Theo Ph.Ăngghen, kinh tế là cái có trước, còn chính trị là cái có sau
và là sự biểu hiện của kinh tế; kinh tế là tính thứ nhất, còn chính trị là tínhthứ hai, cho nên sự biến đổi của chính trị bao giờ cũng bắt đầu từ sự biếnđổi trong kinh tế Nhưng không phải cứ có sự biến đổi nào về kinh tế thìngay lập tức dẫn đến sự biến đổi về chính trị Song, sự biến đổi của kinh
tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chính trị
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự biến đổi của chính trị càngdiễn ra rõ rệt hơn khi cơ sở kinh tế của xã hội này được thay thế bằng cơ sởkinh tế của xã hội khác Sự biến đổi này phù hợp với quy luật khách quanchi phối sự phát triển của xã hội - đó là quy luật về sự tác động biện chứnggiữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng C.Mác nói rằng, khi "cơ sởkinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn
ít nhiều nhanh chóng" [29, tr 15] Sự đảo lộn trước tiên của kiến trúcthượng tầng khi cơ sở hạ tầng thay đổi trước hết là chính trị
Trong tác phẩm "Chống Đuy-rinh", Ph.Ăngghen đã phê phán quanđiểm của Đuy Rinh cho rằng, chính trị quyết định kinh tế, tất cả các hiện
Trang 13tượng kinh tế đều được giải thích bằng nguyên nhân chính trị Để đả phá quanđiểm đó, Ph.Ăngghen đã cho rằng "bạo lực chỉ là phương tiện, còn lợi ích kinh
tế trái lại, là mục đích" [30, tr 226] Và do đó "Để thỏa mãn những lợi íchkinh tế thì quyền lực chính trị chỉ được sử dụng làm một phương tiện đơnthuần" [31, tr 439]
Tóm lại, kinh tế có vai trò quyết định đối với chính trị, cho nên mọihoạt động chính trị đều nhằm đạt đến mục đích kinh tế
Chính trị được sinh ra từ những nguyên nhân kinh tế và mọi sự biếnđổi của nó đều do kinh tế quyết định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.Nhưng chính trị không phải là yếu tố thụ động mà có tác động trở lại kinh
tế Khẳng định điều đó Ph.Ăngghen viết: "Sự phát triển của chính trị, phápluật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa trên cơ sở sựphát triển kinh tế Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnhhưởng đến cơ sở kinh tế" [33, tr 271]
Trong tất cả các nhân tố của chính trị, nhà nước đóng một vai tròhết sức quan trọng và có tác dụng to lớn đối với kinh tế Được nảy sinh trênmột cơ sở kinh tế nhất định, nhà nước tác động trở lại đối với sự phát triểnkinh tế Chính vì vậy, trong xã hội có giai cấp đối kháng, các giai cấp đấutranh với nhau để giành, giữ chính quyền cũng là để tạo cho giai cấp mìnhmột sức mạnh kinh tế Vì thế, khi nói về cuộc đấu tranh chính trị của giaicấp vô sản, Ph.Ăngghen viết: "Chúng tôi đấu tranh cho chuyên chính chínhtrị của giai cấp vô sản để làm gì, nếu quyền lực chính trị bất lực về kinh tế?Bạo lực (tức là quyền lực nhà nước) - cũng là một lực lượng kinh tế" [32, tr.683] Dựa vào nhà nước, giai cấp nắm chính quyền không ngừng phát triểnlực lượng kinh tế của mình ngày càng vững mạnh Khi kinh tế phát triển lại
là cơ sở đảm bảo cho quyền lực nhà nước càng được tăng cường mạnh mẽ
Có như vậy, địa vị và quyền lực kinh tế của giai cấp nắm chính quyền nhà
Trang 14nước luôn luôn được đảm bảo vững chắc Nghĩa là cơ sở kinh tế của một xãhội nhất định được ổn định và vững chắc là phần lớn nhờ vào sự vữngmạnh của chính quyền nhà nước tương ứng.
Sự tác động của chính trị đối với kinh tế không chỉ được thể hiệnthông qua sự tác động của nhà nước mà còn thể hiện ở vai trò của hệ tưtưởng chính trị - một nhân tố quan trọng của chính trị Nhưng hệ tư tưởngchính trị tự nó chưa có vai trò gì đối với kinh tế Vai trò tác động của hệ tưtưởng chính trị đối với kinh tế được thực hiện thông qua thực tiễn chính trịcủa nhà nước, của chính đảng của một giai cấp nhất định Chỉ thông quanhững hoạt động đó, hệ tư tưởng chính trị mới có tác dụng to lớn trong việcbảo vệ hoặc xóa bỏ chế độ kinh tế hiện đang tồn tại
Cũng như sự tác động của nhà nước, hệ tư tưởng chính trị của mộtgiai cấp tác động đến kinh tế theo hai chiều Nếu hệ tư tưởng chính trị phảnánh một cách khoa học và được cụ thể hóa trong các cương lĩnh, đường lốicủa các chính đảng, trong pháp luật và các chính sách của nhà nước củagiai cấp nắm chính quyền thì sẽ có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy kinh tế pháttriển nhanh chóng Ngược lại, sẽ cản trở sự phát triển của kinh tế
Như vậy, thông qua sự tác động của hệ tư tưởng chính trị của mộtgiai cấp nhất định trong xã hội, thông qua hoạt động của nhà nước, chínhđảng của giai cấp đó, chính trị có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triểnkinh tế, ở một mức độ nhất định, chính trị có thể làm thay đổi cơ sở kinh tế.Vai trò của chính trị đối với kinh tế có thể tác động theo hai chiều hướngtích cực hoặc tiêu cực Chính trị sẽ có tác động tích cực, nếu nó tác độngcùng chiều với các quy luật phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.Trái lại, sự tác động ngược chiều của chính trị đối với các quy luật kinh tế
sẽ dẫn đến sự xung đột giữa kinh tế và chính trị, lúc đó chính trị là chướngngại vật cản trở sự phát triển của kinh tế
Trang 151.1.2 Thực chất quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Quá trình giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời
kỳ quá độ ở nước Nga, V.I.Lênin đã có nhiều đóng góp quan trọng vào lýluận về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Theo V.I.Lênin, khi giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền,chưa nắm được quyền lực nhà nước thì giai cấp vô sản chưa có quyền lựckinh tế Giai cấp vô sản chỉ có được quyền lực ấy khi hoàn thành nhiệm vụchính trị là lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và thiết lập nên chínhquyền của giai cấp vô sản
Trong tác phẩm "Làm gì", Lênin viết: "Từ chỗ quyền lợi kinh tế đóngmột vai trò quyết định, tuyệt nhiên không thể kết luận được rằng cuộc đấutranh kinh tế (có tính chất nghiệp đoàn) lại có một tầm quan trọng bậc nhất, vìnhững quyền lợi chủ yếu, "quyết định" của các giai cấp, nói chung, chỉ có thểthỏa mãn được bằng những cuộc cải biến chính trị căn bản; còn quyền lợi kinh
tế trọng yếu của giai cấp vô sản, nói riêng, chỉ có thể thỏa mãn được bằngcuộc cách mạng chính trị thay thế chuyên chính của giai cấp tư sản bằngchuyên chính vô sản" [39, tr 59] Theo V.I.Lênin, trong bất cứ cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa nào, giai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành chínhquyền thì tất nhiên có một nhiệm vụ căn bản khác được đề lên hàng đầu, đó làthiết lập một chế độ xã hội mới cao hơn chủ nghĩa tư bản Để thực hiện nhiệm
vụ đó, giai cấp vô sản phải đưa ra được cách tổ chức lao động cao hơn, tức lànhiệm vụ kinh tế [41, tr 228] Do đó, sau khi giai cấp vô sản giành đượcchính quyền nhà nước, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị biểu hiện ởchỗ, giai cấp vô sản đã thiết lập được bộ máy nhà nước của mình, có quyền
sử dụng bộ máy nhà nước đó để giải quyết những nhiệm vụ tiếp theo tronglĩnh vực kinh tế, tổ chức lại và phát triển kinh tế quốc dân, quản lý sản xuất
Vì thế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chính trị giữ địa vị
Trang 16phụ thuộc so với nhiệm vụ kinh tế Khẳng định điều đó, V.I.Lênin viết: "nhiệm
vụ quản lý nhà nước trước hết và trên hết được quy lại thành nhiệm vụ thuầntúy kinh tế, hàn gắn những vết thương do chiến tranh gây ra trên đất nước,khôi phục lại các lực lượng sản xuất, tổ chức công tác kiểm soát đối vớiviệc sản xuất và phân phối sản phẩm, nâng cao năng suất lao động Nói tómlại, nhiệm vụ đó được quy thành nhiệm vụ tổ chức lại nền kinh tế" [41, tr.63]
Như vậy, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, bước ngoặt chính trịdường như diễn ra trước bước ngoặt về kinh tế Từ đó, một số người cóquan niệm sai lầm cho rằng, kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa khôngphải do cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa sinh ra Ngược lại, kiến trúc thượngtầng xã hội chủ nghĩa còn tạo ra và quyết định cơ sở hạ tầng của xã hội xãhội chủ nghĩa Xuất phát từ quan niệm đó, họ đi đến kết luận: chính trị -kiến trúc thượng tầng quyết định sự xuất hiện biến đổi của kinh tế, của cơ
sở hạ tầng Do đó, muốn giải thích các hiện tượng xã hội, các hiện tượngthuộc kiến trúc thượng tầng thì phải xuất phát từ chính trị, từ kiến trúcthượng tầng của xã hội chứ không phải từ kinh tế, từ cơ sở hạ tầng của xãhội
Thực tiễn xây dựng CNXH ở các nước khác nhau cho thấy, quan hệsản xuất xã hội chủ nghĩa không thể được thiết lập trong lòng xã hội tư bảnchủ nghĩa Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được thiết lập saukhi giai cấp vô sản đã đánh đổ được sự thống trị của giai cấp thống trị Saukhi giành được chính quyền, giai cấp vô sản sử dụng chính quyền đó đểtừng bước cải tạo, xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lạc hậu, lỗi thời, cản trở sựphát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời thiết lập nên quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa phù hợp với lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, cótính chất xã hội hóa ngày càng cao, nhằm thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy kinh
tế phát triển
Trang 17Rõ ràng, cơ sở khách quan để dẫn đến bước ngoặt chính trị, thay thếchính quyền nhà nước của giai cấp tư sản bằng chính quyền nhà nước củagiai cấp vô sản và nhân dân lao động, đã nảy sinh trong lòng xã hội tư bảnchủ nghĩa Điều đó có nghĩa là, sự phát triển cao của lực lượng sản xuất,cùng với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của nó đã dẫn đến mâu thuẫntrong sản xuất Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn đó là mâu thuẫngiữa các giai cấp ngày càng gay gắt và không thể điều hòa được Nói mộtcách khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sản xuất trong lòng xãhội tư bản chủ nghĩa dẫn đến mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị Đó làđiều kiện khách quan dẫn đến bước ngoặt chính trị trong cách mạng xã hộichủ nghĩa.
Mặt khác, sau khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, cácgiai cấp vẫn còn tồn tại, địa vị của các giai cấp có những thay đổi và quan
hệ giữa các giai cấp cũng biến đổi Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp
vô sản là giai cấp bị tước đoạt hết mọi quyền sở hữu đối với tư liệu sảnxuất, bị áp bức bóc lột và bị thống trị Sau khi lật đổ được sự thống trịchính trị của giai cấp tư sản, thiết lập được chính quyền của mình và sửdụng chính quyền nhà nước đó, giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị
xã hội về chính trị; nắm lấy tư liệu sản xuất đã lớn mạnh và đã được xã hộihóa dưới xã hội tư bản chủ nghĩa, biến nó thành tài sản xã hội chủ nghĩa.Chỉ khi đó, giai cấp vô sản mới có thể thực hiện được quyền lực kinh tế củamình Và giai cấp vô sản chỉ có thể dựa vào cơ sở kinh tế của mình và sửdụng nó để cải tạo nền kinh tế của đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa
Vì thế, quyền lực chính trị của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chỉ cóthể được đảm bảo, giai cấp vô sản chỉ có thể lãnh đạo toàn bộ xã hội, xâydựng xã hội mới khi giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã nắm đượctrong tay mình quyền lực về kinh tế
Trang 18Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vai trò quyết định của kinh tế đốivới chính trị còn biểu hiện ở chỗ, nhu cầu phát triển khách quan của nềnkinh tế quyết định phương hướng hoạt động của đảng, của nhà nước củagiai cấp vô sản, quyết định tính chất và khả năng ảnh hưởng của nhà nướcđối với sự phát triển kinh tế Nghĩa là, chính trị là sự phản ánh tập trung củakinh tế Sự phản ánh đó biểu hiện thông qua việc hình thành các tổ chứcchính trị, những chính sách, từ đó giải quyết những vấn đề, quyết định mụctiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Sự phản ánh tập trung nhu cầu phát triển khách quan của kinh tếđược thể hiện ở các chính sách kinh tế, ở phương thức hoạt động của các
bộ phận trong hệ thống chính trị Đúng như V.I.Lênin đã khẳng định: "Bất
cứ một vấn đề chính trị nào cũng có thể là một vấn đề tổ chức, và ngượclại Không thể tách những vấn đề tổ chức khỏi những vấn đề chính trịđược Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại" [42, tr 147] Trong thời kỳ
quá độ, mặc dù chính trị giữ địa vị phụ thuộc so với kinh tế, song giải quyết những vấn đề chính trị cũng chính là vì mục tiêu kinh tế: "Chính trị là sự
biểu hiện tập trung của kinh tế".
Tuy nhiên, trong sự tác động biện chứng với kinh tế, chính trịkhông phải là nhân tố thụ động mà là nhân tố tác động mạnh mẽ trở lại đốivới kinh tế Vai trò của chính trị đối với kinh tế thể hiện trong luận điểmnổi tiếng của V.I.Lênin về vị trí ưu tiên của chính trị đối với kinh tế
Trong cuộc đấu tranh với những người theo "chủ nghĩa kinh tế",V.I.Lênin đã nêu lên vai trò hàng đầu của chính trị đối với kinh tế của cácgiai cấp Trong cuốn "Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và vềnhững sai lầm của các đồng chí Tơrốtxki và Bukharin", tư tưởng về vai tròhàng đầu của chính trị so với kinh tế lại được V.I.Lênin khẳng định một lần
nữa V.I.Lênin viết: "Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so
Trang 19với kinh tế Lập luận một cách khác đi, tức là quên mất những điều sơ đẳng
của chủ nghĩa Mác" [44, tr 349]
Theo V.I.Lênin, vị trí hàng đầu của chính trị đối với kinh tế là việcthừa nhận ý nghĩa quyết định của việc giành chính quyền nhà nước, thaythế chính quyền của giai cấp tư sản bằng chính quyền nhà nước của giaicấp vô sản để thực hiện lợi ích kinh tế cơ bản của giai cấp vô sản, để giảiquyết những nhiệm vụ kinh tế Vì vậy, cần phải có thái độ chính trị đúngđắn đối với tất cả các vấn đề kinh tế, văn hóa, và tổ chức (đặc biệt là vấn đề
tổ chức) Do đó, khi nói về vai trò của công đoàn, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng,xét về mặt chính trị mà nói, nếu chúng ta có thái độ sai đối với công đoànthì chính quyền Xô viết và chuyên chính vô sản sẽ tiêu tan Trong mộtnước nông dân như nước Nga, nếu có sự chia rẽ giữa đảng với côngđoàn, do sai lầm của đảng gây ra thì chắc chắn là chính quyền xô viết sẽ
bị sụp đổ [44, tr 349]
Xuất phát từ luận điểm trên, V.I.Lênin đã kiên quyết chống lại "chủnghĩa chiết chung" của Bukharin V.I.Lênin cho rằng, Bukharin là ngườiđặt quan điểm chính trị bên cạnh quan điểm kinh tế đối với công đoàn, màkhông thấy được mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị Ông coi
đó là một sai lầm nghiêm trọng, bởi vì giai cấp vô sản không thể giữ đượcchính quyền trong một nước nông dân, nếu có quan điểm chính trị sai lầm.Những sai lầm trong chính trị (mà Tơrốtxki và Bukharin đã phạm phải) đãlàm cho Đảng cộng sản phải bỏ nhiệm vụ kinh tế và các công tác sản xuất
vì mất thời gian để sửa chữa những sai lầm đó Do đó "không có một lậptrường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữvững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thànhđược nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất" [44, tr 350]
Sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, được tự do vềchính trị và hoàn thành về căn bản nhiệm vụ đấu tranh lật đổ chính quyền
Trang 20của giai cấp tư sản, thì những vấn đề về kinh tế, về tổ chức nền kinh tếquốc dân, quản lý sản xuất, nổi lên vị trí hàng đầu V.I.Lênin gọi đó lànhiệm vụ chính trị chủ yếu hàng đầu sau khi giành chính quyền Ông viết:
Chính trị chủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng nướcnhà về mặt kinh tế, để tích góp được nhiều lúa mì hơn, để sảnxuất được nhiều than hơn, để sử dụng được những lúa mì và than
đó được hợp lý hơn sao cho không có người đói nữa Chính trịcủa chúng ta phải là như vậy Chúng ta sẽ chuyển hướng sangthực hiện chính trị trong lĩnh vực kinh tế [43, tr 483]
Vì thế, theo V.I.Lênin, chính cơ sở của chính quyền, cũng như thựcchất của thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủnghĩa lại là ở chỗ, các nhiệm vụ chính trị giữ địa vị phụ thuộc so với cácnhiệm vụ kinh tế [40 tr 162]
Vấn đề đặt ra là, phải chăng tư tưởng của V.I.Lênin về mối quan hệgiữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có chứađựng mâu thuẫn? Bởi vì, theo cách diễn đạt của V.I.Lênin, chính trị khôngthể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế, trong khi đó, ở một chỗkhác, V.I.Lênin lại cho rằng, trọng tâm của chính trị cần phải chuyển sanglĩnh vực kinh tế và các nhiệm vụ chính trị lại giữ địa vị phụ thuộc so vớicác nhiệm vụ kinh tế
Trên thực tế, những luận điểm đó của V.I.Lênin không có gì mâuthuẫn nhau cả Bởi vì, mỗi tư tưởng của V.I.Lênin đều xuất hiện trong mộthoàn cảnh lịch sử cụ thể và đều đề cập đến nhiệm vụ cụ thể của giai cấp vôsản Trong thời kỳ giai cấp vô sản chưa được tự do về chính trị - tức là khivấn đề chính quyền chưa được giải quyết thì vấn đề giành chính quyền lànhiệm vụ trung tâm của Đảng cộng sản của giai cấp vô sản Toàn bộ hoạtđộng của Đảng cộng sản của giai cấp vô sản đều tập trung vào nhiệm vụ
Trang 21đó Khi đó, bọn tư sản, địa chủ là người chủ trong nền kinh tế và quản lýsản xuất, vì thế, nhiệm vụ cải tạo nền kinh tế chưa được đặt ra một cáchtrực tiếp và cấp thiết, vấn đề kinh tế lúc bấy giờ chỉ là nhu cầu kinh tế hàngngày- như tiền lương, bánh mì, giảm giờ làm, v.v gắn liền vào cuộc đấutranh của giai cấp vô sản Bởi vì, "Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa giai cấp vôsản là một giai cấp bị áp bức, một giai cấp bị tước đoạt mất mọi quyền sởhữu tư liệu sản xuất" [42, tr 319] Lúc bấy giờ, giai cấp vô sản không cóquyền lực về kinh tế và quyền lợi về chính trị thì bị bó hẹp trong vòngthống trị của giai cấp tư sản.
Sau khi giành được chính quyền, ngay từ những ngày đầu của cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa, những vấn đề kiểm tra, kiểm soát của giai cấp
vô sản đối với nền sản xuất, đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
mà trong đó, giai cấp vô sản là người lãnh đạo cách mạng và đa số nhândân lao động là người làm chủ, mới trở thành hiện thực Công cuộc xâydựng nền kinh tế là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Khi nói về thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin cho xây dựng nền kinh
tế là hoạt động chính trị có ý nghĩa nhất Ông viết: "Dưới chế độ tư sản,người kinh doanh là bọn chủ chứ không phải là những cơ quan của nhà nước,nhưng trong nước ta, công tác kinh tế phải là sự nghiệp chung của tất cả mọingười Đối với chúng ta, đó là hoạt động chính trị có ý nghĩa nhất" [45, tr.396-397] Khi đã trở thành giai cấp thống trị - nắm lấy quyền sử dụng bộ máynhà nước và trở thành giai cấp lãnh đạo toàn xã hội, thông qua tổ chức Đảngcủa mình - giai cấp vô sản hướng nhiệm vụ của mình vào việc giải quyếtnhững vấn đề cấp thiết, mấu chốt trong nhiệm vụ xây dựng và phát triểnnền kinh tế quốc dân Bởi vì, theo quan điểm của V.I.Lênin, "ngày nay và
có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử cận đại của các dân tộc văn minh, đây là một
sự quản lý trong đó cái có ý nghĩa trọng đại hơn cả không phải là chính trị
mà là kinh tế" [41, tr 162]
Trang 22Tuy nhiên, trong điều kiện của một nước tiểu nông như nước NgaV.I.Lênin cho rằng, giai cấp vô sản không thể củng cố nền sản xuất, côngxưởng và nhà máy, không thể phát triển được nền kinh tế quốc dân củanước mình, nếu không hồi sinh ở một mức độ nhất định giai cấp tiểu tư sản
và sự trao đổi của nó Chính vì vậy, giai cấp vô sản cần phải có một thời kỳdài để chuyển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sang kinh tế xã hội chủ nghĩa,cải tạo chế độ xã hội cũ và xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủnghĩa Như vậy, về kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn tồn tại đanxen cả những yếu tố của xã hội cũ và những nhân tố của xã hội mới TheoV.I.Lênin, trong thời kỳ quá độ đó, có những bộ phận, những phần, nhữngmảnh của cả kinh tế tư bản chủ nghĩa lẫn kinh tế xã hội chủ nghĩa Do đó,việc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; cải tạo toàn bộ nền kinh tế theohướng xã hội chủ nghĩa, làm cho các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩatrở thành chỉ đạo chi phối thắng lợi các thành phần kinh tế phi xã hội chủnghĩa, là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp, không thể hoànthành trong một thời gian ngắn
Vì thế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để phát triển đượckinh tế, phát triển được đời sống xã hội, thì mọi hoạt động của Đảng, củanhà nước, của giai cấp vô sản phải được tổ chức một cách thận trọng, tránhnhững sai lầm trong chính trị, vì bất cứ một sai lầm nào trong chính trịcũng gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế
Trong khi nêu lên vị trí hàng đầu của chính trị đối với kinh tế,V.I.Lênin cho rằng, trong thời quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội, việc củng cố chính quyền vô sản là tuyệt đối cần thiết Bởi vì, sau khigiai cấp vô sản giành được chính quyền, các giai cấp vẫn còn tồn tại, mặc
dù quan hệ giữa giai cấp có những biến đổi; sự chống đối của giai cấp bóclột (đã mất chính quyền) ngày càng gay gắt; nền kinh tế còn tồn tại nhiềuthành phần Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò to lớn đối với sự
Trang 23phát triển nền kinh tế quốc dân Trong thời kỳ này, sự lãnh đạo nền kinh tếquốc dân là nhiệm vụ chủ yếu và cơ bản của Đảng cộng sản và của nhànước xã hội chủ nghĩa, vì công tác kinh tế là sự nghiệp của nhân dân laođộng Do đó, nếu giai cấp vô sản không thiết lập bộ máy nhà nước củamình và sử dụng nó để quản lý, kiểm kê, kiểm soát được các hoạt động sảnxuất, trao đổi, phân phối sản phẩm trong nền kinh tế thì giai cấp vô sảnkhông thể nào giữ vững được chính quyền và không thể xây dựng được chế
độ xã hội chủ nghĩa mà còn có nguy cơ quay trở lại chế độ tư bản chủnghĩa Điều này đã được V.I.Lênin nêu rõ trong tác phẩm "Những nhiệm vụtrước mắt của chính quyền xô viết" Ông viết "Nếu nhà nước không tiếnhành kiểm kê và kiểm soát toàn diện đối với việc sản xuất và phân phối cácsản phẩm, thì chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ sẽkhông thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách củachủ nghĩa tư bản" [41, tr 224]
Rõ ràng, cũng như nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩacũng có chức năng kinh tế Song nhà nước xã hội chủ nghĩa khác về cănbản với nhà nước tư sản (đặc biệt là nhà nước tư sản trong giai đoạn độcquyền) trong việc thực hiện chức năng kinh tế Nhà nước tư sản cũng thựchiện chức năng kinh tế, sử dụng hàng loạt những đòn bẩy kinh tế để quản
lý kinh tế, phân phối lại thu nhập quốc dân, nhưng nhằm phục vụ lợi íchcủa bọn độc quyền, để tăng cường bóc lột người lao động Cái chính tronghoạt động của nhà nước tư sản là trấn áp những người bị bóc lột - tức đa sốnhững người lao động - nhằm bảo vệ nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa.Trái lại, hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý nềnkinh tế đất nước nhằm phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động; cònchức năng trấn áp của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với sự chống đối củagiai cấp bóc lột chỉ là hoạt động thứ yếu; nó sẽ mất đi cùng với việc xóa bỏgiai cấp bóc lột
Trang 24Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ yếu thực hiện chức năngquản lý kinh tế, xây dựng đất nước Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện chức năng kinh tế của nhà nướcgắn liền với sự quá độ từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế xãhội chủ nghĩa thống nhất Bởi vì, theo V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội là sự xóa
bỏ giai cấp, nhiệm vụ này không phải làm một lần là xong ngay được Đây
là nhiệm vụ vô cùng khó khăn; nó chỉ có thể thực hiện được bằng cách cảitạo toàn bộ nền kinh tế xã hội, bằng cách chuyển từ nền kinh tế hàng hóanhỏ, cá thể, riêng lẻ sang nền kinh tế tập thể lớn [42, tr 315-316] Có nhưvậy, Đảng và Nhà nước của giai cấp vô sản mới có thể thực hiện đượcnhiệm vụ của mình là xây dựng chủ nghĩa cộng sản Vì chủ nghĩa cộng sảnkhông thể xây dựng trên cơ sở của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu màchỉ có thể được ra đời trên cơ sở phát triển cao của nền sản xuất Điều này
đã giải thích tại sao Đảng và Nhà nước của giai cấp vô sản lại nêu lên nhiệm
vụ chủ yếu của mình trong thời kỳ quá độ là xây dựng nền kinh tế quốcdân, kiểm kê, kiểm soát đối với sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phổbiến kinh nghiệm thực tiễn Việc xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện cácmục tiêu của chủ nghĩa xã hội phụ thuộc vào việc xây dựng cơ sở kinh tế -
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Những nhiệm vụ đó được giải quyết có hiệuquả hay không lại tùy thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vào vai tròquản lý của nhà nước Do đó, sự hoạt động của Đảng cộng sản, của Nhànước xã hội chủ nghĩa có vai trò hết sức to lớn để tạo ra sự phát triển củakinh tế - xã hội; tạo ra sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa
tư bản Vì thế, V.I.Lênin đã cho rằng, để có thể chiến thắng được giai cấp
tư sản, giai cấp vô sản phải đưa ra và thực hiện cho được một kiểu tổ chứclao động xã hội mang lại năng suất cao hơn chủ nghĩa tư bản
Trang 25Rõ ràng, với những chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản, của nhànước xã hội chủ nghĩa, với sự kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, Đảng
và Nhà nước xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản có vai trò rất to lớn trong sựphát triển nền kinh tế quốc dân, trong cuộc đấu tranh cho sự thắng lợi của chủnghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa
Như vậy, theo quan điểm của V.I.Lênin, trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực của đời sống xã hội cómối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó kinh tế, xét đến cùng, là nhân tốquyết định sự hình thành phát triển của chính trị, song chính trị, có vai tròhết sức to lớn, nó tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế Điều nàythể hiện trước hết là ở chỗ; mọi hoạt động kinh tế, mọi sự phát triển củanền kinh tế không chỉ gắn liền với việc giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa các giai cấp, các dân tộc, mà còn là điều kiện đảm bảo cho hệ thốngchính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh, đảm bảo cho chế độ dân chủ xã hộichủ nghĩa được thực hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội Đó cũng chính là cơ sở vững chắc cho sự thắng lợi của chế độ xãhội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa đối với chế độ xã hội cũ Tất cả nhữngđiều đó có ý nghĩa chính trị to lớn Ngược lại, chính sách kinh tế của Đảngcộng sản, sự quản lý của nhà nước, v.v đối với kinh tế đều tạo ra động lựcthúc đẩy cho kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vì thế, V.I.Lênin quan niệm rằng, chính trị là sự biểuhiện tập trung của kinh tế và chính trị không thể không chiếm vị trí hàngđầu so với kinh tế Đó là hai kết luận cơ bản của Lênin về biểu hiện của sựtác động biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội
Trang 261.2 THỰC TRẠNG CỦA SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM MÁC XÍT VỀ QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM
1.2.1 Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN - một tất yếu khách quan
Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứnggiữa kinh tế và chính trị đã trở thành lý luận khoa học và cách mạng choviệc nhận thức và cải tạo xã hội, đặc biệt là đối với các nước phát triển theođịnh hướng XHCN
Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, trên cơ sở nhận địnhđúng những đặc điểm cơ bản của tình hình cách mạng đất nước và xu thếcủa thời đại, Đảng ta chủ trương đưa cả nước tiến lên CNXH, đề ra đườnglối chung và đường lối kinh tế trong cả thời kỳ quá độ lên CNXH Tuynhiên, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, bên cạnh nhữngthành công, Đảng và Nhà nước ta cũng đã vấp phải một số những hạn chếtrong việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị Trong một thờigian dài (trước thời kỳ đổi mới) chúng ta đã mắc phải những lệch lạc cựcđoan, chủ quan, duy ý chí, cường điệu vai trò của chính trị, ít nhiều chịuảnh hưởng của tư tưởng "chính trị là thống soái" Thời kỳ quá độ lênCNXH là thời kỳ cải biến sâu sắc chế độ xã hội cũ và xây dựng chế độ xãhội mới, là thời kỳ còn tồn tại đan xen giữa những yếu tố của chế độ cũ lẫnnhững nhân tố của chế độ xã hội mới, CNXH mới ra đời nhưng còn nonyếu do đó, chính trị đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Tuy nhiên, chínhtrị phải trên cơ sở phản ánh kinh tế tức là phản ánh thực trạng kinh tế vàcác quy luật kinh tế khách quan mới có tác động tích cực Ngược lại, nếuchính trị chỉ dựa trên ý chí, mong muốn chủ quan, bất chấp kinh tế thì nhưthực tế đã chỉ ra, sẽ đẩy nền kinh tế - xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảngtrì trệ - thực tế nước ta trước thời kỳ đổi mới đã chứng tỏ điều đó
Trang 27Thời kỳ quá độ lên CNXH phải tiến hành cải tạo XHCN nền kinh tếcủa đất nước đó là sự cần thiết Nhưng cải tạo kinh tế phải vận dụng mộtcách chủ động, sáng tạo các quy luật kinh tế mà trước hết là quy luật về sựphù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất Song,quy luật này ở nước ta chưa được nhận thức và vận dụng một cách đúngđắn Thực tế lực lượng sản xuất ở nước ta còn ở trình độ thấp, sản xuấtmanh mún, công nghệ lạc hậu, tính chất xã hội hóa chưa cao, xóa bỏ mộtcách nóng vội các thành phần kinh tế phi XHCN, xây dựng một cách ồ ạtnền kinh tế thuần nhất XHCN dưới hai hình thức tập thể và quốc doanh làkhông phù hợp Vả lại, trong xây dựng quan hệ sản xuất XHCN không coitrọng giải quyết các vấn đề tổ chức, phân phối; quản lý điều hành nền kinh
tế theo kiểu kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bằng mệnh lệnh hànhchính đã tạo thành lực cản kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất,kìm hãm sức sản xuất của xã hội, năng suất lao động thấp và theo đó, thunhập và đời sống của nhân dân ngày càng giảm sút
Qua kinh nghiệm thực tiễn với những thành công và thất bại, trongđường lối đổi mới Đảng ta đã nhận thức được rằng "lực lượng sản xuất bịkìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khiquan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa sovới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" [9, tr 57] Từ đó, Đảng tacũng nhận rõ, muốn phát triển lực lượng sản xuất, bên cạnh việc thay đổi
cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cần phải chú trọng đến việc thay đổi cơ cấuthành phần kinh tế, coi trọng các hình thức kinh tế trung gian quá độ từthấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn Trên cơ sở vận dụng đúngđắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị Đảng ta xác định:
Đẩy mạnh cải tạo XHCN là nhiệm vụ thường xuyên, liêntục trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, với những hình thức vàbước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính
Trang 28chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác độngthúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất [9, tr 58].
Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm trong cải tạo XHCN trongnhững năm 1976 - 1986, từ thực trạng kinh tế - xã hội đất nước, từ sự vậndụng quan điểm của V.I Lênin coi nền kinh tế nhiều thành phần như mộtđặc trưng của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã đề ra chính sách sử dụng và cải tạođúng đắn các thành phần kinh tế nhằm khai thác mọi khả năng của các thànhphần kinh tế trong sự nghiệp xây dựng CNXH Phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần đã được Đảng ta coi "là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược gópphần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất,xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý" [9, tr 56], nhằm khắc phục những sai lầmtrong việc cải tạo và xây dựng CNXH trước đây, khai thác và phát huyđược hết công suất, thiết bị, đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực cho sự pháttriển kinh tế
Quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc nêu trên, Đảng ta đã chủtrương chuyển từ nền kinh tế thuần nhất XHCN, kế hoạch hóa tập trung,quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta là sự trở lại với chính mình
để tiến lên CNXH một cách đúng đắn có hiệu quả hơn, để sớm đạt đượcmục tiêu XHCN chứ không phải là chúng ta từ bỏ mục tiêu, con đường màĐảng và nhân dân ta đã lựa chọn Điều đó có nghĩa là, Đảng ta sử dụng cơcấu kinh tế nhiều thành phần như một phương tiện để đạt được mục tiêuXHCN, chứ không phải là thay đổi mục tiêu XHCN
Chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận độngtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN
Trang 29là chủ trương phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế vàchính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH TuyCNXH đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, toàn diện với sự sụp
đổ của của hàng loạt các nước XHCN, song tính chất của thời đại vẫnkhông thay đổi Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo định hướngXHCN là sự lựa chọn đúng đắn, vừa phù hợp với xu thế của thời đại, vừađáp ứng nguyện vọng lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc Bốicảnh thế giới với xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra nhiều khả năng mới đểcác nước lạc hậu có thể tận dụng những cơ hội, rút ngắn khoảng cách vươntới trình độ văn minh, hiện đại Song, đó cũng là quá trình lâu dài, giankhổ, đầy khó khăn, phức tạp
Để thực hiện bước quá độ lên CNXH, trước hết cần phải có lựclượng sản xuất phát triển Chúng ta tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN,
đó là xu hướng và khả năng khách quan của thời kỳ lịch sử hiện nay Songchúng ta không thể bỏ qua những tiền đề về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xãhội cần thiết cho sự quá độ đó Lực lượng sản xuất ở nước ta còn ở trình độthấp kém, phát triển không đồng đều Vì vậy, để phát triển lực lượng sản xuấtnhằm tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH chúng ta không có con đườngnào khác là phải thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần Có như vậy mới tạođiều kiện củng cố, cải tạo và phát triển lực lượng sản xuất nước ta, và chỉ cóphát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta mới có khả năng huy độngđược mọi tiềm năng về vốn, kỹ thuật, tạo thêm công ăn việc làm, khai thác tối
đa nguồn lao động dồi dào ở nước ta để đẩy nhanh sức sản xuất của xã hội,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [37, tr 33-36] Như vậy, thực hiện nền kinh tếnhiều thành phần là nhu cầu khách quan và phù hợp với quy luật từ sảnxuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN Đó là con đường để có thể tạo ra tiền đềvật chất - kỹ thuật cần thiết cho sự quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Trang 30Song, vấn đề đặt ra là nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường ở nước ta liệu có định hướng được XHCN hay không? Đóchẳng những là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề thực tiễn bức xúc đòi hỏichúng ta phải lý giải và khẳng định được trên thực tế xu hướng phát triển đó
Tổng kết quá trình thực tiễn, nghiên cứu những điều kiện kháchquan trong và ngoài nước đến nay, cho phép chúng ta có thể khẳng địnhrằng, định hướng XHCN nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một xuhướng khách quan, một khả năng có triển vọng
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóavới sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, khoahọc đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và trí tuệ trở thành nhân tốquan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội Các thành tựu,các phát minh khoa học đã nhanh chóng được ứng dụng vào quá trình sảnxuất, vào quá trình đổi mới công nghệ Do vậy, khoa học đã mở ra khảnăng to lớn cho phép con người, các quốc gia dân tộc tận dụng những cơhội khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng trình độ pháttriển của sản xuất xã hội lên một trình độ mới về chất
Bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của nền sản xuất xã hộithể hiện ở chỗ, lực lượng sản xuất thế giới bước vào một thời kỳ phát triểnchưa từng có, sự phát triển đó được thực hiện trên tất cả các yếu tố cấuthành lực lượng sản xuất, nhất là yếu tố người lao động Đội ngũ người laođộng ngày nay đòi hỏi phải có trình độ khoa học - kỹ thuật, tay nghề cao,
có chuyên môn nghiệp vụ cơ bản Sự chuyển hóa về chất của lực lượng sảnxuất kéo theo hàng loạt những sự biến đổi về lao động sản xuất của conngười, làm thay đổi cơ cấu người lao động trong các khâu của sản xuất Từ
đó tạo ra những cơ hội mới cho mọi quốc gia trong việc lựa chọn conđường phát triển kinh tế của mình, nhất là việc lựa chọn cách thức khai
Trang 31thác các nguồn lực cho phát triển kinh tế Trong đó nguồn lực người laođộng được xác định là một trong các nguồn lực quan trọng nhất.
Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và chínhnhững thành quả của nó đã thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tếthế giới Xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các quốc gia, dân tộc
là một tất yếu khách quan Vì vậy tất cả các nước nhất là các nước chậmphát triển có cơ hội "đi tắt đón đầu" để phát triển, vươn lên
Ngay với các nước tư bản phát triển, giai cấp tư sản đã có nhữngđiều chỉnh lớn về quan hệ sản xuất cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của
xu thế đó Sự năng động của các công ty tư bản tạo ra sự cạnh tranh và thúcđẩy nhanh sự phát triển của quá trình chu chuyển vốn bằng con đường đầu
tư làm cho quá trình sản xuất và dịch vụ mang tính chất quốc tế hóa Nềnkinh tế thế giới hiện nay đã phá vỡ tính chất khép kín, biệt lập cả về sảnxuất và dịch vụ ở mỗi quốc gia cũng như từng khu vực Quá trình đó đãlàm thay đổi mối quan hệ giữa thị trường trong nước với thị trường thế giới
và thị trường khu vực Thị trường trong từng quốc gia có thể nhanh chóngtiếp cận thị trường các quốc gia khác trong khu vực và trên toàn thế giớibằng cách mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại và hoạt động ngoại thương
Sự biến đổi của nền kinh tế thế giới một mặt đã tạo ra tính thốngnhất của thị trường thế giới như đã nêu trên, mặt khác, xu thế toàn cầu hóa
đã tác động mạnh mẽ tới quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.Thực tế đó đang thực sự là nhân tố kích thích nền kinh tế của mỗi quốc giavươn lên bắt kịp trình độ thế giới Điều đó đã tạo ra điều kiện thuận lợi, cơhội để các quốc gia có thể phát huy lợi thế của mình, tăng cường tính độclập và tính phụ thuộc lẫn nhau trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác đôi bêncùng có lợi giữa các nước Quá trình đó đã mở ra những mối quan hệ quốc
tế theo kiểu song phương và đa phương Thông qua những mối quan hệ đốingoại, những điều kiện thuận lợi trong quan hệ kinh tế quốc tế cho phép
Trang 32chúng ta có thể tranh thủ những mặt tích cực, thuận lợi nhằm thúc đẩy sựphát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, khắcphục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế.
Sự phân tích ở trên cho thấy, chúng ta phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng XHCN là cách thức, là sự lựa chọn đúng đắn những điềukiện khách quan mà thời đại mang lại, trước hết là sự tác động của cuộccách mạng khoa học - công nghệ; xu thế toàn cầu hóa về kinh tế Thực tếcho thấy, nếu chúng ta có được những chủ trương và định hướng đúng đắn,lựa chọn được những lợi thế trong quan hệ quốc tế bằng việc xây dựngnhững chính sách phù hợp thì khả năng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
sẽ là hiện thực Và như vậy, việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phầntheo định hướng XHCN là một khả năng khách quan cho phép Tuy nhiên,bên cạnh những điều kiện khách quan thuận lợi như đã phân tích, bối cảnhquốc tế cũng cho thấy những khó khăn ít nhiều gây cản trở trong quá trìnhđịnh hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
Khẳng định khả năng khách quan của sự phát triển theo định hướngXHCN nền kinh tế nhiều thành phần còn bắt nguồn từ những thành tựu màchúng ta đạt được sau 15 năm đổi mới ở nước ta
Từ khi bắt đầu thực hiện định hướng XHCN sự phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần ở nước ta đến nay, nền kinh tế nước ta đã có bước pháttriển vượt bậc, cơ chế thị trường ngày càng được hình thành rõ nét và pháttriển theo hướng văn minh, hiện đại Quá trình phát triển của nền kinh tế đóluôn có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước
Sự mở rộng và phát triển của các thành phần kinh tế đã tận dụng vàkhai thác được một tiềm năng lớn sức lao động xã hội dư thừa vào quátrình sản xuất, đã và đang góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm,
Trang 33nâng cao thu nhập và mức sống cho những người lao động ở nước ta; từ đó,làm cho đời sống xã hội có bước phát triển và ổn định.
Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ởnước ta không phải là vận động và phát triển theo hướng bất kỳ mà theođịnh hướng XHCN Vì vậy, kinh tế nhà nước và cùng với nó là kinh tế hợptác luôn được Đảng ta xác định là nền tảng vật chất của quá trình địnhhướng Những năm qua, do xác định được vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước, nhờ liên tục đổi mới hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước đốivới kinh tế nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng nên đãlàm cho cơ cấu sở hữu nhà nước được đổi mới Trên cơ sở đó tạo động lựcthúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả tài sản của nhà nước và huy động vốn xãhội vào quá trình phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Chúng ta đã khắc phục tình trạng hoạt động táchbiệt giữa các thành phần kinh tế, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệpphát huy sức mạnh của mình Cùng với đó là quá trình không ngừng hoànthiện sự hợp tác và đa dạng hóa các hình thức hợp tác giữa các thành phầnkinh tế Thông qua đó, kinh tế nhà nước từng bước thực hiện vai trò chủđạo và điều tiết các thành phần kinh tế khác
Như vậy, xét trên lĩnh vực kinh tế, thời gian qua ở nước ta đã cónhững bước phát triển đáng kể, kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát đượcđẩy lùi mức độ đầu tư cho phát triển sản xuất tăng đáng kể Doanh nghiệpnhà nước không ngừng được củng cố theo hướng tuy có giảm về số lượngnhưng tăng tính hiệu quả trong cạnh tranh, bước đầu thể hiện vai trò chủlực trong kinh tế nhà nước, phần nào thể hiện vai trò chủ đạo trong nềnkinh tế quốc dân Quan hệ sản xuất XHCN tiếp tục được xác lập và củng cốtrên cả ba phương diện như sở hữu, quản lý tổ chức và về phân phối
Về sở hữu, một mặt chúng ta tiếp tục duy trì chế độ sở hữu côngcộng với những tư liệu sản xuất chủ yếu, trong đó nhà nước là đại diện chủ
Trang 34sở hữu Mặt khác, chúng ta đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữucho phù hợp với trình độ phát triển thực tế của lực lượng sản xuất, từ đóthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Về quản lý, qua việc đổi mới chế độ quản lý đối với nền kinh tếnhiều thành phần, trước hết là cơ chế quản lý đối với thành phần kinh tếnhà nước, chúng ta dần dần thiết lập được cơ chế để người lao động thựchiện quyền dân chủ, kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh,tham gia vào những công việc quản lý kinh tế của Nhà nước Cùng với đổimới các doanh nghiệp nhà nước, chúng ta đã tiến hành đổi mới kinh tế hợptác xã Vì vậy, những năm qua các doanh nghiệp nhà nước và thành phầnkinh tế hợp tác xã đã có sự tiến bộ, vươn lên trong nền kinh tế Do đổi mới
cơ chế quản lý đã khắc phục được tình trạng "cha chung không ai khóc"trước đây, khắc phục tình trạng phân tán tư liệu sản xuất của Nhà nước, thahóa về chế độ sở hữu
Về phân phối, quan hệ phân phối không ngừng được củng cố và đổimới Chúng ta thực hiện nhiều hình thức phân phối, kết hợp chặt chẽ giữacác hình thức phân phối với nhau, lấy hình thức phân phối dựa trên hiệuquả kinh tế và kết quả lao động là chủ yếu, nhằm làm cho quá trình phânphối ngày càng hợp lý, bảo đảm tính công bằng và tạo ra động lực to lớncho sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung
Bên cạnh những tiền đề khách quan như đã phân tích ở trên, trongquá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, một điều kiệnkhách quan rất cơ bản và có ý nghĩa quan trọng, tạo ra khả năng phát triểntheo định hướng XHCN ở nước ta đó là chúng ta có một hệ thống chính trịvững chắc, đảm bảo vai trò lãnh đạo xã hội, và tạo được niềm tin cho quầnchúng Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hệ thốngchính trị nước ta tiếp tục đổi mới cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới vàđáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế đó Chúng ta cũng đã giữ vững
Trang 35được ổn định về chính trị - xã hội, tạo điều kiện cần thiết cho quá trình pháttriển kinh tế theo định hướng XHCN.
Qua sự phân tích trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, định hướngXHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là khả năng kháchquan Song, vấn đề là ở chỗ khả năng khách quan đó liệu có trở thành hiệnthực hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào vai trò của chính trị trong việcthực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành nền kinh tế đất nước Đây là vấn đề
có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay
1.2.2 Vai trò của chính trị trong việc đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
Lựa chọn và phát triển kinh tế đất nước theo con đường XHCN làphù hợp với quy luật khách quan của lịch sử Tuy nhiên, cũng phải thấyrằng, đó là quá trình đầy khó khăn và phức tạp
Quá trình thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần doĐảng ta đề ra 15 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: nâng caonăng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh về lươngthực Chúng ta từ một nước thiếu lương thực triền miên đã trở thành nướcxuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới Chúng ta đã mở rộng quan hệ hợptác kinh tế với bên ngoài thu hút được các nguồn vốn và kỹ thuật, côngnghệ hiện đại của nước ngoài, tận dụng kinh nghiệm của các nước đi trướccho quá trình phát triển kinh tế Chúng ta cũng đã phá bỏ thế bị bao vây, côlập về kinh tế, tạo ra thế và lực mới trên trường quốc tế
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ởnước ta đã bộc lộ những mặt hạn chế mâu thuẫn với bản chất của CNXH
Đó là khuynh hướng tự phát TBCN, sự phân hóa giàu nghèo có chiềuhướng gia tăng, xuất hiện tâm lý sùng bái đồng tiền, lối sống thực dụng, hạ
Trang 36thấp giá trị đạo đức, tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các tệ nạn
xã hội nảy sinh, môi trường sinh thái đang bị đe dọa
Trong quá trình phát triển nền kinh tế, khuynh hướng tự phát TBCNđối với nước ta là không thể coi thường Điều đó xuất phát do cả yếu tố nộisinh lẫn yếu tố ngoại sinh
Đảng ta chủ trương thực hiện và phát triển một nền kinh tế nhiềuthành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng XHCN Mỗi thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nềnkinh tế, vận động theo định hướng XHCN Vai trò của Nhà nước là phải tạo
ra một "sân chơi bình đẳng" cho các thành phần kinh tế và hướng các thànhphần này theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xãhội
Thành phần kinh tế tư bản ở nước ta không phải đã "già cỗi" màngược lại đang ở thời kỳ "sung sức", trong lúc đó thành phần kinh tếXHCN thì mới ra đời và thực tế còn rất non yếu Tạo ra một môi trường tự
do bình đẳng trong cạnh tranh là sự cần thiết Nhưng rõ ràng đã đặt thànhphần kinh tế XHCN trước những thử thách mang tính sống còn "Ai sẽthắng ai", "ai sử dụng ai", "ai sẽ chuyển hóa ai" đã và sẽ diễn ra rất gay gắt.Ngoài ra, sau mấy thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế, nền kinh tế nước
ta đã có những bước tiến nhất định, nhưng sản xuất nhỏ vẫn là phổ biến.Sản xuất nhỏ như V.I.Lênin đã từng cảnh báo, là hàng ngày hàng giờ tựphát TBCN Như vậy, nền kinh tế nước ta hiện nay đang tiềm ẩn khả năng
tự phát TBCN và trên thực tế chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơchệch hướng XHCN
Thêm vào đó, các lực lượng thù địch trong và ngoài nước đang tìmcách lợi dụng khuynh hướng này để xuyên tạc, chống lại CNXH ở nước ta,thực hiện mưu đồ "diễn biến hòa bình" Sự chống phá của chúng ngày càngquyết liệt hơn bao giờ hết, bằng nhiều hình thức: thông qua con đường
Trang 37làm ăn kinh tế, tuyên truyền sách báo với nội dung ca ngợi CNTB, vớichiêu bài nhân quyền, tự do dân chủ, nhân quyền TBCN và đặc biệt làchúng đánh vào tâm lý kinh tế của người dân, khát vọng về một xã hội tư bảnhào nhoáng.
Ngoài ra, khuynh hướng tự phát TBCN của nền kinh tế nước ta hiệnnay còn do một phần tác động của quá trình hội nhập kinh tế và toàn cầuhóa Toàn cầu hóa, một mặt, thúc đẩy cho sự hợp nhất, mặt khác, vẫnkhông xóa bỏ những mầm mống của sự phân ly và xung đột, đó là sự khácbiệt giữa các khu vực và quốc gia cũng như sự phân hóa và phân cực trongnền kinh tế thế giới Toàn cầu hóa mang lại nhiều vận hội và cũng đặt ranhiều thách thức đối với các nước chậm phát triển như nước ta Thời cơđan xen lẫn nguy cơ Tham gia vào toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc
tế để tận dụng được sức mạnh của thời đại mà đưa đất nước tiến lên.Nhưng với tính phức tạp của quá trình toàn cầu hóa, với những thách thứcđặt ra liệu chúng ta có thể giữ vững được bản sắc của mình, vẫn còn làmình không khi "các luật chơi" trong toàn cầu hóa hiện nay, về cơ bản là
do các lực lượng tư bản chủ nghĩa thảo ra; khi các thiết chế kinh tế - tàichính quốc tế hiện thời là sản phẩm của chính chủ nghĩa tư bản và mấychục năm qua vẫn hoạt động dưới sự chi phối của CNTB Liệu chúng ta
có đủ khôn ngoan hay không trong cuộc chơi mà phía đối tác đầy mưu đồ,lắm thủ đoạn, dày dạn kinh nghiệm trong cạnh tranh với vô vàn thủ đoạnhết sức tinh vi Liệu tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường màchúng ta đang xây dựng có giữ được không khi nó trở thành một yếu tố củanền kinh tế thị trường toàn cầu dưới sự chi phối của CNTB như hiện nay?Chúng ta lại tham gia vào quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa đó trongđiều kiện trình độ kinh tế, kinh nghiệm làm kinh tế còn rất hạn chế Từ đóvấn đề độc lập trên lĩnh vực kinh tế, độc lập trên lĩnh vực chính trị sẽ đượcgiải quyết như thế nào? Không giữ được độc lập thì không thể có CNXH
Trang 38Đó quả là những vấn đề vô cùng nan giải, là những thách thức vô cùng to lớntiềm ẩn khả năng tự phát TBCN.
Sự phân tích ở trên cho thấy, quá trình phát triển kinh tế nhiềuthành phần ở nước ta diễn ra trong bối cảnh hết sức phức tạp, do cả tácđộng bên ngoài và cả yếu tố nội sinh có thể làm cho nền kinh tế ấy pháttriển chệch hướng XHCN Vì vậy, vấn đề phân biệt giàu nghèo; tâm lýsùng bái đồng tiền, lối sống thực dụng, suy thoái đạo đức, hủy hoại môitrường đang là những vấn đề bức xúc Cảnh báo về nguy cơ này, Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khuvực và trên thế giới, chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng và tệquan liêu "diễn biến hòa bình" do các thế lực thù địch gây ra đếnnay vẫn diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau không thểxem nhẹ nguy cơ nào [14, tr 15]
Quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta đangđứng trước nguy cơ chệch hướng XHCN Một nền kinh tế phát triển khôngthể không có sự can thiệp của kiến trúc thượng tầng chính trị Vì vậy,không thể tách rời kinh tế nhiều thành phần với sự định hướng XHCN Mốiliên hệ này là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ởnước ta hiện nay Không có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, nhờ
đó nền sản xuất được xã hội hóa thì cũng không có CNXH, ngược lại nếukhông có sự định hướng chính trị đúng đắn, rõ ràng dứt khoát tức là không
có sự can thiệp, điều tiết của chính trị thì càng không có CNXH Để địnhhướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì "chính trịkhông thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế" Chính vì vậy, đểđảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ởnước ta, vai trò chính trị mà trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng và quản
lý của Nhà nước là không thể thiếu được
Trang 39Trong điều kiện phát triển đất nước định hướng XHCN ở nước ta,chính trị được thực hiện thông qua sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trởthành nhân tố định hướng cho sự phát triển của kinh tế Do đó, sự lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và có ýnghĩa quyết định trong việc đảm bảo sự phát triển đất nước theo con đườngXHCN Vai trò đó thể hiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, chính trị định hướng XHCN sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
Như phần trên đã trình bày, sự phát triển của các thành phần kinh tế
cá thể và kinh tế tư bản tư nhân có tiềm ẩn khả năng tự phát TBCN Songkhông phải vì muốn thực hiện mục tiêu CNXH mà chúng ta xóa bỏ hoặcngăn cấm sự phát triển của các thành phần kinh tế đó Nếu làm như vậy,chúng ta lại vi phạm quy luật khách quan, lại rơi vào sai lầm cũ Vì vậy,Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiềuthành phần Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, đều là bộphận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Trong đó kinh tếnhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và làcông cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần, vai tròchính trị là định hướng, tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường vận độngtheo quỹ đạo XHCN Muốn làm được điều đó, Đảng và Nhà nước phải cóchủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế nhà nước, làm chothực lực kinh tế nhà nước phát triển mạnh mẽ, có đủ sức để có thể giữ được
vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Nếu kinh tế nhà nước không cóđược vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì không thể có CNXH Vìvậy trong những năm qua chúng ta đã tiến hành đổi mới cơ chế, hoàn thiệnchính sách để từng bước nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước
Trang 40Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện ở chỗ nó mở đường
và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăngtrưởng nhanh của nền kinh tế Nó là công cụ để nhà nước điều tiết vàhướng dẫn nền kinh tế theo định hướng XHCN, tham gia bảo đảm ổn địnhkinh tế - xã hội góp phần khắc phục những khuyết tật của kinh tế thịtrường Mặt khác, kinh tế nhà nước còn có vai trò mở đường, hỗ trợ chocác thành phần kinh tế khác phát triển nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng lâu dàicủa nền kinh tế Kinh tế nhà nước phải thực sự là thành phần giữ vai tròchủ đạo, có khả năng "hút" các thành phần kinh tế khác Các thành phầnkinh tế khác trở thành những thành phần "vệ tinh" đối với thành phần kinh tếnhà nước Kinh tế nhà nước là cơ sở của chế độ mới, là "điều kiện thế chấp"của CNXH
Từ việc nhận thức rõ yêu cầu phải phát triển kinh tế nhà nước làmcho xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, chúng ta cóchủ trương thúc đẩy thành phần kinh tế này phát triển bằng cách tập trungnguồn lực có trong tay nhà nước vào việc xây dựng và phát triển một sốngành, doanh nghiệp trọng điểm
Ngoài kinh tế nhà nước, Đảng ta còn chủ trương phát triển kinh tếtập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòngcốt Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọnglâu dài Kinh tế cá thể, tiểu chủ có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hợp tác
xã Nó có điều kiện phát huy nhanh và có hiệu quả tiềm năng về vốn, sứclao động, tay nghề của từng nhóm và từng người dân Tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta chỉ rõ:
Kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn,
về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm,hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ, vì lợi ích thiết thân và nhu cầu