1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ KHI ĐỔI MỚI

32 1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

Công cuộc đổi mới được triển khai ngày càng sâu rộng đến nay đã sang năm thứ 12. Chúng ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, đối nội, đối ngoại...bộ mặt của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi rất nhiều. Đó là một sự thật hiển nhiên mà nhân dân ta đều thấy rõ và thế giới thừa nhận. Tất cả chứng tỏ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của đất nước ta và xu thế chung của thời đại. Bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng thấy nảy sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn, suy thoái như tham nhũng, buôn lậu, xa hoa, lãng phí, phân hoá giàu nghèo, chạy theo tiền tài, danh vị, quan liêu, dối trá, luồn lách, cơ hội... có tệ nạn đã trở thành quốc nạn, có tệ nạn càng chống lại càng phát triển rộng hơn, nghiêm trọng hơn. Đó cũng là sự thật nhưng là sự thật đáng buồn, hay nói các khác đó là mặt trái của tình hình đã và đang làm cho mọi Đảng chân chính cũng như mọi người dân lương thiện băn khoăn, lo lắng có khi đã có những bất bình đáng tiếc xảy ra. Chúng ta phải thấy rõ hai mặt của tình hình, đánh giá khách quan đúng mức, không thổi phồng, cường điệu bất cứ mặt nào. Khẳng định thành tựu để làm cho những gì là tốt đẹp, là tích cực không phải chỉ là kết quả đổi mới mà còn phải trở thành mặt chủ đạo của đời sống xã hội, trở thành tiền đề cho sự phát triển tiếp tục của đất nước, trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Mặt khác, phải nhận diện cho đúng, cho hết những tệ nạn, tiêu cực, suy thoái, đang là lực cân con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Công cuộc đổi mới được triển khai ngày càng sâu rộng đến nay đã sangnăm thứ 12 Chúng ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn và quan trọngtrên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, đối nội, đốingoại bộ mặt của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đãthay đổi rất nhiều Đó là một sự thật hiển nhiên mà nhân dân ta đều thấy rõ

và thế giới thừa nhận Tất cả chứng tỏ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởixướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của đất nước ta

và xu thế chung của thời đại

Bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng thấy nảy sinh nhiều tiêu cực,

tệ nạn, suy thoái như tham nhũng, buôn lậu, xa hoa, lãng phí, phân hoá giàunghèo, chạy theo tiền tài, danh vị, quan liêu, dối trá, luồn lách, cơ hội có tệnạn đã trở thành quốc nạn, có tệ nạn càng chống lại càng phát triển rộnghơn, nghiêm trọng hơn Đó cũng là sự thật nhưng là sự thật đáng buồn, haynói các khác đó là mặt trái của tình hình đã và đang làm cho mọi Đảng chânchính cũng như mọi người dân lương thiện băn khoăn, lo lắng có khi đã cónhững bất bình đáng tiếc xảy ra

Chúng ta phải thấy rõ hai mặt của tình hình, đánh giá khách quan đúngmức, không thổi phồng, cường điệu bất cứ mặt nào Khẳng định thành tựu

để làm cho những gì là tốt đẹp, là tích cực không phải chỉ là kết quả đổi mới

mà còn phải trở thành mặt chủ đạo của đời sống xã hội, trở thành tiền đề cho

sự phát triển tiếp tục của đất nước, trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽcông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Mặt khác, phải nhận diệncho đúng, cho hết những tệ nạn, tiêu cực, suy thoái, đang là lực cân conđường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta Hơn nữa Bác Hồ đã nóinhững cái đó còn là những “giặc nội xâm”, là “đồng minh” của các thế lựcthù địch đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhândân ta Sự phá hoại ấy tập chung vào mấy việc: một là, làm sao cho ngàycàng có nhiều người mất lòng tin và đi đến từ bỏ chủ nghĩa Mac-LêNin và tưtưởng Hồ Chí Minh, hai là làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng SảnViệt Nam, đi đến làm mất vai trò lãnh đạo ấy, ba là làm sao xoá bỏ đượcđịnh hướng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước ta đi theo con đường tư bảnchủ nghĩa, bốn là tích tụ tâm trạng dao động, hoài nghi, bi quan, bất mãn,kích động những hành vi chống đối, manh động nhằm gây mất ổn định xãhội tạo nên tình trạng rối loạn ngày càng lớn hơn Nguy cơ “diễn biến hoàbình” chính là nhằm vào mục tiêu đó Sự “diễn biến hoà bình” từ ngoài vớinhiều âm mưu, thủ đoạn, hành động và phương tiện khác nhau, chủ yếu là

Trang 2

nhằm tạo ra được sự “diễn biến từ trong”, ngay trong hàng ngũ những ngườicách mạng, ngay trong tầng lớp nhân dân Hoàn toàn có căn cứ để khẳngđịnh rằng nếu bên trong chúng ta vững vàng thì mọi âm mưu “diễn biến hoàbình” từ ngoài nhất đinh đều bị thất bại.

Nhìn nhận được thấy mặt trái của tình hình Đảng, Nhà nước và toàn dân

ta đang cố gắng tìm mọi cách đẩy lùi, khắc phục, ngăn chặn những tiêu cực,

tệ nạn, suy thoái đang diễn ra, cùng nha đưa ra ý kiến, đề xuất để giải quyếttốt vấn đề này Người ta tập chung vào hai loại vấn đề là: một là kinh tế thịtrường và chủ nghĩa xã hội, hai là dân chủ và sự lãnh đạo của Đảng

Về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có ý kiến cho rằng kinh tế thịtrường không thể đi đôi với chủ nghĩa xã hội, nếu chấp nhận chủ nghĩa xãhội thì phải từ bỏ kinh tế thị trường, không thể “bắt cá hai tay” được Làmnhư hiện nay thì chỉ đẻ ra một nền kinh tế hỗn loạn, không ra kinh tế thịtrường, không ra kinh tế chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một cách nói nhập nhằng, chỉ tạo ra tình trạngnước đôi, nửa vời, vừa làm vừa run, chỉ có lợi cho những kẻ đục nước béo

cò mà thôi Từ đó đi đến nhận định: kinh tế thị trường đảm bảo cho nền kinh

tế của đất nước, đem lại lợi ích cho các tầng lớp nhân dân, còn việc gắn địnhhướng xã hội chủ nghĩa vào đây chỉ là vì lợi ích của Đảng chứ không đemlại lợi ích gì cho tuyệt đại đa số nhân dân

Cuối cùng người ta đã nói rõ: hãy chon kinh tế thị trường và từ bỏ địnhhướng xã hội chủ nghĩa, từ bỏ sự lựa chọn theo hệ tư tưởng do Đảng đềxướng, thực chất là do Đảng áp đặt cho toàn xã hội, hướng xã hội chủ nghĩachỉ là ngõ cụt, là con đường đi đến thất bại, định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ

là nói thế thôi , chưa có gì rõ cả, thực ra là ta đang chuệch choạc Ở đâykhông một chữ nào đề cập đến chủ nghĩa tư bản, nhưng ý đồ định hướng chođất nước ta đi theo chủ nghĩa tư bản đã quá rõ ràng Từ bỏ định hướng xãhội chủ nghĩa chỉ chọn kinh tế thị trường thì nền kinh tế thị trường ấy sẽ tấtyếu dẫn đến chủ nghĩa tư bản

Từ khi bước vào đổi mới, chúng ta đã đổi mới tư duy, đổi mới khá nhiềunhững quan niệm về chủ nghĩa xã hội Trong những quan điểm mới, có vấn

đề chấp nhận kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, vì kinh tế hàng hoá, kinh

tế thị trường không phải chỉ riêng chủ nghĩa tư bản, nó xuất hiện và tồn tạitrong các xã hội có sản xuất hàng hoá Chúng ta đã đi đến nhất trí nền kinh

tế mà chúng ta cần xây dựng không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung bao cấp như trước đây mà là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa

Đây là vấn đề mà Đảng và nhà nước ta đặt mối quan tâm chủ yếu trongviệc xây dựng đất nước ta Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta cố

Trang 3

gắng tìm mọi cách điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện cơ chế kinh tếmới, nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi đi vào kinh tế thịtrường, làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng hơn, sử dụng tột kinh

tế thị trường phục vụ cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm sao kinh

tế nhà nước không bị thua lỗ để đóng được vai trò chủ đạo, làm sao phát huyđược năng lực của các thành phần kinh tế Như vậy việc ra đời đề án này làrất cần thiết, kịp thời, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu xu hướng phát triểnkinh tế hiện nay, phù hợp với mục tiêu phương hướng mà chúng ta đặt ra.Hiện nay, những người Việt Nam trong nước cũng như những ngườiViệt Nam sống ở nước ngoài, vẫn có người nghĩ rằng chỉ cần đặt vấn đề

“xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh” là

đủ, không cần phải đưa nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì nói nhưvậy vừa thừa vừa làm rối tư duy, theo họ chủ nghĩa nào cũng được miễn làdân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, dòng sông tự nó chảy rabiển, việc gì phải uốn nắn, định hướng, làm một việc thừa trái quy luật Lậpluận trên không phải không có tác động đến một số người, nhất là lớp ngườichưa qua kinh nghiệm đấu tranh, muốn an phận, “tuần tự nhi tiến”, “khắc đikhắc đến”

Thực tế diễn ra mấy năm nay, trên thế giới cũng như trong nước, chophép chúng ta kết luận rằng: suy nghĩ trên là hời hợt và nguy hiểm Nguyhiểm vì nó sùng bái tính tự phát, hơn nữa nó tước mất lý tưởng của một dântộc, tức là tước đi ý chí chiến đấu của dân tộc Một xã hội muốn tồn tại, mộtdân tộc muốn ngang hàng với các dân tộc khác, phải có tư tưởng của mình.Chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng củaĐảng ta: đó là tư tưởng về định hướng xã hội chủ nghĩa

Định hướng là “nghệ thuật nhận biết được mình đang ở đâu bằng cáchxác định được những đặc điểm then chốt” Còn tính từ “xã hội chủ nghĩa” làthể hiện được nguyên tắc, tinh thần, đặc điểm của chủ nghĩa xã hội khoahọc Theo từ điển chủ nghĩa công sản khoa học của Liên Xô “định hướng xãhội chủ nghĩa” là để chỉ đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội của những nướcdưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sau chiến tranh thế giới thứ 2, được giảiphóng khỏi ách thống trị của nước ngoài đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội,không qua chủ nghĩa tư bản

Từ sau đại hội VII, khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” được sửdụng rộng rãi trng các văn kiện của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị,

xã hội, trong các công trình khoa học ở nước ta

Theo văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII “địnhhướng xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là phấn đấu thực hiện sáu đặc trưng củachủ nghĩa xã hội mà đại hội VII đã thông qua Trong văn kiện đó viết: “Đạihội VII đã nêu lên sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta

Trang 4

xây dựng đại hội cũng đã chỉ rõ bảy phương hướng cơ bản để từng bướcthực hiện trong các thực tế các đặc trưng ấy Đó chính là định hướng xã hộichủ nghĩa mà các hội nghị Trung ương (khoá VII) đã cụ thể hoá để chỉ đạothực hiện” Nói cách khác, “ định hướng xã hội chủ nghĩa “ là khái niệmdùng để chỉ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cần đạt tới cùng nhữngphương hướng cơ bản để từng bước tiến tới mục tiêu đó.

Đi đôi với việc hiểu thế nào là định hướng xã hội chủ nghĩa chúng tacũng cần hiểu rõ về kinh tế thị trường Có hai loại ý kiến khác nhau:

Một là, xem “kinh tế thị trường” là phương thức vận hành kinh tế lấy thịtrường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phốicác nguồn lực chủ yếu, lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bángiữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế Nó là một phươngthức tổ chức vận hành kinh tế xã hội Kinh tế thị trường là “phương thức”,

“phương tiện”, “công cụ” vận hành nền kinh tế có hiệu quả Tự nó khôngmang tính giai cấp-xã hội, không tốt mà cũng không xấu Tốt hay xấu là dongười sử dụng nó Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật “trungtính”, là “công nghệ sản xuất” ai sử dụng cũng được

Hai là, xem “kinh tế thị trường” là một loại quan hệ kinh tế xã hội chínhtrị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng sản xuất làm chủ thị trường Kinh tế thịtrường là một phạm trù kinh tế hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động

đó, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không phải chỉ là cá nhânriêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội những giai cấp Sự tác động qua lạicủa các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giaicấp này, có hại cho tầng lớp, giai cấp khác Cho nên kinh tế thị trường cómặt tích cực có mặt tiêu cực nhất định không thể nhấn mạnh chỉ một mặttrong hai mặt của nó

Trang 5

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

Ngày nay chúng ta dùng “định hướng xã hội chủ nghĩa”, “giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa” bao hàm ý:

Một là, dứt khoát đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, khôngchọn lựa con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hay con đường thứ ba nàokhác

Hai là, chúng ta không có đủ điều kiện thực hiện kiểu quá độ trực tiếp.Trong điều kiện đó, chúng ta đã, đang và sẽ phải sử dụng một số nhân tốtrước hết là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thịtrường mà do bản chất khách quan của nó, khả năng phát triển theo địnhhướng tư bản chủ nghĩa là có thật, bất cứ lúc nào cũng có thể chệch hướng,nếu Đảng ta nói riêng, hệ thống chính trị nước ta không đủ mạnh

Ba là, trong giai đoạn này, chúng ta chưa thể thực hiện được ngay mộtlúc tất cả những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa, mà là thực hiện từngbước các đặc trưng đó

1.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản-một tất yếu lịch sử.

Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hộ đãlỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình tháikinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội chủnghĩa Cho dù hiện nay, với những cố gắng thích nghi với tình hình mới, chủnghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫnkhông vượt qua khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn nàykhông dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc Chủ nghĩa tư bảnkhông phải là tương lai của loài người Đi theo dòng chảy của thời đại cũngtức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử

Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 củathế kỷ XX Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm cách mạng Tháng Támthành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sựnghiệp giải phóng dân tộc Ngày nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữvững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm chomọi người dân được ấm no, tự do hạnh phúc Sự lựa chọn con đường độc lập

Trang 6

dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta như vậu là sự lựa chọn củachính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại đã làm cho sựquá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ở nước ta là một tất yếulịch sử.

Mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn còn những khả năng và tiền đề

để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ngay cả trong điều kiệnkhông còn Liên Xô

Về khả năng khách quan, trước hết phải kể đến nhân tố thời đại, tức xu

thế quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới

Nhân tố thời đại đóng vai trò tích cực làm thức tỉnh các dân tộc, cácquốc gia, không những làm cho sự quá độ bỏ qua chế độ tư bản trở thànhmột tất yếu mà còn đem lại những điều kiện và khả năng khách quan cho sựquá độ này Quá trình quốc tế hoá sản xuất và sự phụ thuộc lẫn nhau giữacác nước ngày càng tăng lên, cũng như sự phát triển của cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ về khách quan đã tạo ra những khả năng đẻ các nướcphát triển đi sau có thể tiếp thu và vận dụng vào nước của mình những lựclượng sản xuất hiện đại của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đitrước để thực hiện “con đường phát triển rút ngắn” Xu thế toàn cầu hóa sựphụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên tuy cóchứa đựng những nguy cơ và thách thức nhưng vẫn tạo khả năng khách quancho việc khặc phục khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại cho cácnước chậm phát triển nếu có đường lối chính sách đúng

Về những tiền đề chủ quan:

Việt Nam là nước có số dân tương đối đông, nhân lực dồi dào, tàinguyên đa dạng Nhân dân ta đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ nhândân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyênchính vô sản, đã xây dựng được những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh tếcủa chủ nghĩa xã hội So sánh với Liên xô trước đây khi bắt đầu thời kỳ quá

độ ta tuy có mặt yếu, nhưng cũng có mặt thuận lợi hơn trong công cuộc xâydựng đất nước quá độ lên chủ nghiã xã hội

Cách mạng Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo-một Đảnggiàu tinh thần cách mạng, sáng tạo và trí tuệ khoa học, có đường lối đúngđắn và gắn bó quần chúng, đó là nhân tố chủ quan có ý nghĩa vô cùng quantrọng đảm bảo cho thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vàbảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã từngchiến đấu, hy sinh không chỉ nhằm mục đích giành lại độc lập dân tộc, màcòn vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Những yêu cầu đó chỉ có chủnghĩa xã hội mới đáp ứng được Vì vậy, quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành

Trang 7

lực lượng vật chất đủ sức vượt qua mọi khó khăn và xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội

Trang 8

2.Bản chất và nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.1.Bản chất giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội VII của Đảng đã xác định bản chất giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa: “xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo

cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường quản lý của nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa”, “ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa”

2.1.1.Nền kinh tế mà chúng ta cần có là nền kinh tế hàng hóa phát triển tức là kinh tế thị trường hiện đại

Đã là kinh tế thị trường thì có cơ chế vận hành vốn có của nó-cơ chế thịtrường.Khi chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta đứng trước một thựctrạng là:đất nước đã và đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một

xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất xã hội rất thấp Đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh hậuquả để lại còn nặng nề Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, lạichịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp

Với những đặc điểm xuất phát như trên, có thể nhận xét rằng: nền kinh tếnước ta không còn hoàn toàn là nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, nhưngcũng chưa phải là kinh tế hàng hoá theo nghĩa đầy đủ Mặt khác do có sự đổimới về mặt kinh tế cho nên nền kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh

tế chỉ huy Có thể nói thực trạng kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thịtrường là nền kinh tế hàng hoá kém phát triển còn mang nặng tính tự cấp tựtúc và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp

Để phát triển nền kinh tế thì nền kinh tế nước ta phải được chuyển sànnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên với tất

cả tính phức tạp và các mặt tiêu cực xảy ra trên thị trường, việc chuyển sangnền kinh tế thị trường vẫn chưa tới bước tiến bộ về mặt kinh tế hơn hẳntrước đây mà nhiệm đặt ra hiện nay là nước ta cần xây dựng một nền kinh tếthị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại Mặc dù nền kinh tế nước tađang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước tachuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, thì thế giới

đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại Bởi vậy, chúng takhông thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế thị trường tự

do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hịên đại Đây là nội dung vàyêu cầu của sự phát triển rút ngắn Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong

Trang 9

thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho nên sự pháttriển kinh tế xã hội phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, kháchquan và cũng là nộ dung, yêu cầu của sự phát triển rút ngắn Sự nghiệp “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”vừa là mục tiêu, vừa là nộidung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta.

Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa đạt trình độ kinh tế thị trường phát triển với đặc trưng:

Hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ: thị trường hàng hoá, thịtrường công nghệ, các dịch vụ thông tin, tư vấn, tiếp thị, pháp lý, tài chính,ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, bảo lãnh, thị trường sức lao động, thịtrường khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thị trường bất động sản, thị trườngvốn, thị trường chứng khoán Tất cả các loại thị trường đó liên kết chặt chẽvới nhau tạo thành một chỉnh thể hữu cơ Hệ thống thị trường này trở thànhđầu mối mọi tác động qua lại của hoạt động kinh tế xã hội

Mỗi thực thể kinh tế có lợi ích riêng và là chủ thể của thị trường, thamgia hoạt động của thị trường và cạnh tranh với nhau

Việc vận hành kinh tế xã hội được thực hiện trong sự kết hợp giữađường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch với việc sử dụng các loại tínhiệu kinh tế mà thị trường cung cấp, việc lưu trữ tài nguyên được điều tiếtbởi thông tin thị trường và kế hoạch cân đối sản xuất

Dựa trên quy luật thống nhất mà hình thành một trật tự thị trường, sảnxuất xã hội, lưu thông, hình thành mạng lưới sản xuất xã hội có trật tự củakinh tế thị trường, chính phủ thực hiện việc điều chỉnh và khống chế vĩ môcần thiết, hữu hiệu, vận dụng chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế, chỉ đạo

kế hoạch và phương pháp hành chính cần thiết để hướng dẫn sự phát triểncủa kinh tế thị trường

Đã là kinh tế thị trường thì có cơ chế vận hàng vốn có của nó-cơ chế thịtrường Cơ chế thị trường chín là “bộ máy” kinh tế điều tiết toàn bộ sự vậnđộng của kinh tế thị trường, điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hànghoá thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế trên thị trường đặc biệt làquy luật giá trị-quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá

Sự tồn tại và phát triển của cơ chế thị trường là yêu cầu khách quan đốivới những xã hội còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá Coi nhẹ hay bỏ qua vaitrò của kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân thất bại trên lĩnhvực kinh tế

Trong lịch sử cơ chế thị trường có được không gian rộng lớn ở giai đoạncạnh tranh tự do tư bản chủ nghĩa Vì vậy tác đông của cơ chế thị trườngđược phát hiện khá sớm Cơ chế thị trường được coi là “bàn tay vô hình”điều tiết sự vận động của nền kinh tế hàng hoá

Trang 10

2.1.2.Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.

Trong thời đại ngày nay, mọi nền kinh tế thị trường đều có sự quản lýcủa nhà nước Cho nên tính đặc thù của nền kinh tế mà chúng ta đang xâydựng so với các nền kinh tế thị trường đang có ở các nước tư bản chủ nghĩakhông phải ở chỗ có hay không có sự quản lý của nhà nước mà là ở tính địnhhướng xã hội chủ nghĩa của nó

Kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ được phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa Đó là sự định hướng của một xã hội mà sự hùng mạnh của nó nhờvào sự giàu có và hạnh phúc của dân cư xã hội không còn chế độ người bóclột người, dựa trên cơ sở “nhân dân lao động làm chủ, con người được giảiphóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo laođộng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện cá nhân” Xã hội có nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, côngnghệ và lực lượng sản xuất hiện đại

Định hướng xã hội chủ nghĩa nêu trên không chỉ phản ánh nguyện vọng

và lí tưởng của Đảng ta, nhà nước và nhân dân ta, mà còn là xu thế phát triểnkhách quan của thời đại cũng như quy luật tiến hoá của lịch sử

Hiện nay tình hình thế giới đã và đang biến đổi phức tạp.Trong nhiềuthập kỷ vừa qua, các nước tư bản chủ nghĩa lợi dụng được những thành tựucủa khoa học công nghệ, tranh thủ và mở rộng phát triển nền kinh tế củamình.Họ đã ra sức điều chỉnh để thích nghi, nên đã đưa lại sự tăng trưởngkinh tế cao và có sự cải thiện nhất định về mặt xã hội Song điều đó cũngcho thấy những tiền đề về kinh tế và xã hội cho một xã hội tương lai đượcchuẩn bị ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã cho thấy khi hình thành nhữngyếu tố khẳng định quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cũng đồng thời xuấthiện những yếu tố tự phủ định nó Sự tác động của những yếu tố này không

có tính nhất thời mà là cả một quá trình Chủ nghĩa tư bản không phải là cảmột hình thái kinh tế xã hội vĩnh viễn Theo quy luật tiến hoá và lý luận vềhình thái kinh tế xã hội của Mác thì sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũngphải nhường chỗ cho một xã hội văn minh hơn đó là chủ nghĩa hội Đúngnhư văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳngđịnh: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co song loài ngườicuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa hội Đó là quy luật tiến hoá của lịchsử.”

Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta là cầnthiết và có tính khách quan Xây dựng nền kinh tế thị trường không có gìmâu thuẫn với định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội lần thứ VIII của Đảng

Trang 11

ta đã khẳng định: “cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đên

sự phát triển kinh tế xã hội Nó chẳng những không đối dập mà còn là mộtnhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theocon đường xã hội chủ nghĩa

2.2.Nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.2.1.Thực hiện nhất quán, lâu lài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

Tìm mọi biện pháp để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế vàhình thức tổ chức kinh doanh Các thành phần kinh tế tiến hành sản xuấthàng hoá tuy có bản chất kinh tế khác nhau, nhưng chúng đều là những bộphận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung-cầu,tiền tệ, giá cả chung Bởi vậy, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau.Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ và tất cả đều bình đẳngtrước pháp luật

Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng mỗi thành phần kinh tế chịu sự tácđộng của các quy luật kinh tế riêng Chính sự tác động của các quy luật kinh

tế khác nhau này mà bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tếcòn có những khác nhau và mâu thuẫn khiến cho nền sản xuất hàng hoá ởnước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau Vì vậycùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế này, nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp đểngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiên tượng tiêucực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế này theo định hướng xãhội chủ nghĩa

2.2.2.Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính quy luật củanền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Mỗi thành phần kinh tế cóbản chất và những quy luật kinh tế hoạt động riêng, dưa trên một hình thức

sở hữu nhất định về lực lượng sản xuất, và có khả năng tái sản xuất một cáchtương đối độc lập lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng Tuynhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập, mà có mối liên

hệ và tác động qua lại, đan xen Để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình vận động vừa hợp tác vừa cạnhtranh với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế nhà nước phải tự

Trang 12

vươn lên, làm sao để cùng nới kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng chochế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế nhà nước cần và có thể giữ vai trò chủ đạo vì những lý do sau:Thứ nhất, kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệusản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lực lượngsản xuất

Thứ hai, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xươngsống của nền kinh tế, do đó nó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt độngcủa các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theohướng đã định

Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn địnhcủa nền kinh tế, là lực lượng có khả năng can thiệp điều tiết, hướng dẫn giúp

đỡ và liên kết, tao điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.Thứ tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế kháckhông chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, mà còn bằng con đường giántiếp, thông qua những thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng xãhội chủ nghĩa

Thứ năm, kinh tế nhà nước dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học- côngnghệ hiện đại, tiên tiến, do đó nó có nhịp độ phát triển nhanh, đóng góp phầnlớn cho ngân sách nhà nước, và tự tích tụ để có thể không ngừng tái sản xuất

và mở rộng

Thứ sáu, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trungtâm kinh tế, đô thị mới, là lực lượng có khả năng đầu tư vì đòi hỏi vốn quánhiều mà thời gian thu hồi vốn lại chậm

2.2.3.Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao đông trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.

Đảng và nhà nước phải có thiết chế tạo điều kiện cho mọi người dân,mọi thành phần kinh tế chủ động tham gia phát triển kinh tế, làm giàu chomình và góp phần làm giàu cho đất nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,thực hiện tốt chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tronglĩnh vwc kinh tế xã hội

Khẩn trương xây dựng và ban hành quy chế bảo đảm quyền làm chủ củanhân dân ở từng loại hình cơ sở Phát huy quyền dân chủ đại diện và dân chủtrực tiếp của nhân dân trong việc bàn, quyết định và giám sát việc thực hiệnnhững chủ trương kinh tế, xã hội trực tiếp liên quan đến lợi ích của dântrong việc xử lý theo đúng pháp luật những việc làm sai,những cán bộ viphạm Đồng thời, đề cao kỷ luật, kỷ cương của nhà nước

Trang 13

Các đoàn thể nhân dân cần đổi mới tổ chức và hoạt động của mìnhhướng vào việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế

xã hội, thiết thực giúp dân phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói, giảmnghèo, nâng cao dân trí, tiến lên làm giàu góp phần tích cực vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ đất nước

2.2.4.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo kết quả lao động

và hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào sảnxuất kinh doanh và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, trong đóphân phối theo kết quả lao động giữ vai trò nòng cốt, đi đôi với chính sáchđiều tiết thu nhập một cách hợp lý Chúng ta không coi bất bình đẳng xã hộinhư là một trật tự tự nhiên, là điều kiện của sự tăng trưởng kinh tế, mà thựchiên mỗi bước tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân,với tiến bộ và công bằng xã hội

Như đã biết, mỗi chế độ xã hội có một chế độ phân phối tương ứng với

nó Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sởhữu quyết định Phân phối có liên quan đến chế độ xã hội, đến chính trị.Dưới chủ nghĩa tư bản, phân phối theo nguyên tắc giá trị: đối với người laiđông theo giá trị sức lao động, còn đối với nhà tư bản theo giá trị của tư bản.Như vậy, thu nhập của người lao động chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động màthôi Chủ nghĩa xã hội có đặc trưng riêng về sở hữu, do đó chế độ phân phốicũng có đặc trưng riêng, phân phối theo lao động là đặc trưng của chủ nghĩa

xã hội.Thu nhập của người lao động không phải chỉ giới hạn ở giá trị sức laođộng mà nó phải vượt qua đại lượng đó, nó phụ thuộc chủ yếu vào kết quảlao động và hiệu quả kinh tế

Tuy nhiên việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề quá phức tạp

và khó khăn, nhưng trong nền kinh tế thị trường, có thể thông qua thị trường

để đánh gía kết quả lao động, sự cống hiến thực tế và dựa vào đó để phânphối

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm nhiềuthành phần kinh tế Vì vậy cần thực hiện nhiều hình thức phân phối thunhập Chỉ có như vậy mới khai thác được khả năng của cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần, huy động được nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế

2.2.5.Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước.

Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng vận động theo những

Trang 14

quy luật kinh tế nội tại của kinh tế thị trường nói chung, thị trường có vai tròquyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế của thị trường, thựchiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làmđược.

Nền kinh tế thị tư bản chủ nghĩa đã đưa đến những hậu quả nghiêm trọng

về mặt xã hội Ngay từ năm 1848, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”,Mác và Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: xã hội tư bản “không để lại giữa loài người

và người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối “trả tiềnngay” không tình nghĩa Ngày nay chính một nhà nghiên cứu phương TâyÊ-gat Mô-ring đã đưa ra nhân xét chua chát : “Trong các nền văn minh đượcgọi là phát triển của chúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại

về văn hoá, trí não, đạo đức và tình người” Vì vậy, nền kinh tế thị trường ởnước ta không phải là kinh tế thị trường tự do, thả nổi mà là nền kinh tế cóđịnh hướng mục tiêu xã hội-xã hội chủ nghĩa Sự phát triển nền kinh tế thịtrường được xem là phương thức, con đường thực hiện mục tiêu của chủnghĩa xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hết sức quantrọng Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổnđịnh, đạt hiệu quả, đặc biệt là đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội.Không có ai ngoài nhà nước lại có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữagiàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nôngnghiệp, giữa các vùng của đất nước Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng sự canthiệp của nhà nước vào kinh tế phải sao cho tương hợp với thị trường Vìvậy, nhà nước sử dụng biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế

2.2.6.Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong quan hệ kinh tế với bên ngoài.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tếthế giới và khu vực, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới, thựchiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độclập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đốingoại Thực ra, đây không phải là đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng, mà là xu hướng chung của nền kinh tế trên thế giới hiện nay.Trong điều kiện hiện nay, chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào nền kinh tếthế giới và khu vực mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinhnghiệm quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta,thực hiện phát triển kinh tế thị trường theo kiểu rút ngắn Thực hiện mở cửakinh tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối

Trang 15

ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sảnphẩm mà trong nước sản xuất có hiệu quả.

Trang 16

3.KHẢ NĂNG GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.

3.1.Nền kinh tế thị trường hiện đại, một bước tiến nhằm khắc phục những nhược điểm lịch sử của nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường hiện đại có đặc điểm là vai trò của nhà nước ngàycàng được coi trọng đúng với vị trí của nó, là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sựphát triển xã hội Tuy nhiên phải khắc phục được hai nhược điểm chính của

hệ thống kinh tế thị trường tự do là cạnh tranh vô chính phủ và bất bìnhđẳng về xã hội Các nhà kinh tế và chính phủ ở các nước có nền kinh tế thịtrường đã nhận ra rằng đẻ khắc phục được hai nhược điểm đó cần phải cómột nhà nước mạnh-một nhà nước thực thi dân chủ, đề ra các nguyên tắc,luật lệ kinh tế rõ ràng và kiểm tra nghiêm chỉnh các hoạt động kinh tế trongtrật tự của nền kinh tế thị trường “Lý thuyết tổng quát” của Keynes đã trởthành lý thuyết về “bàn tay hữu hình”, “bàn tay công cộng” của nhà nướctrong việc điều tiết nền kinh tế thị trường hỗn hợp Nhà nước tham gia phânphối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống thuế khoá, xâydựng các bộ luật quan trọng để xác dập khuôn khổ phấp lý, trật tự của nềnkinh tế thị trường, tổ chức các hình thức bảo hiểm quan trọng trong xã hội.Chi tiêu ngân sách của chính phủ được đề cao trong việc xây dựng và pháttriển các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành sản xuất hàng hoá và dịch

vụ công cộng, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như tiền tệ, tàichính, công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng được coi là công cụ can thiệp trựctiếp và chủ yếu dể giải quyết việc làm và thu nhập, kích thích tăng nhu cầutiêu dùng, bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định nền kinh tế và giảiquyết được về cơ bản các chính sách xã hội trong hàng chục năm qua ở cácnước này

Việc phát triển có định hướng nền kinh tế không thể không gắn với nấn

đề tăng trưởng lâu bền nền kinh tế Khi xem xét kinh nghiệm của các nước

đã giải quyết thành công vấn đề tăng trưởng thì một trong những bài học bổích có thể học hỏi được đối với Việt Nam là sự kết hợp và duy trì một tươngquan hợp lý giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, giữa

sự điều tiết bởi “bàn tay hữu hình” của nhà nước và “bàn tay vô hình” củathị trường Rõ ràng là nhờ đó, các nước này đã sử dụng và huy động được tất

cả các lực lượng kinh tế thuộc khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, cácmối quan hệ quốc tế có lợi cho quá trình tích luỹ vốn và chuyển giao côngnghệ như các kiến thức, kỹ năng lao động và quản lý hiện đại

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w