1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tìm HIỂU cơ sở KHOA học để PHÂN ĐỊNH các THÀNH PHẦN KINH tế ở nước TA HIỆN NAY

6 322 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

Phân định các thành phần kinh tế là vấn đề phức tạp và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lãnh đạo kinh tế của Đảng. Đó là căn cứ cho hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ và việc xác định các chính sách cụ thể, sát, đúng với mỗi thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

1 TÌM HIỂU CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Phân định các thành phần kinh tế là vấn đề phức tạp và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lãnh đạo kinh tế của Đảng Đó là căn cứ cho hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ và việc xác định các chính sách cụ thể, sát, đúng với mỗi thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN Dựa trên cơ sở những kết quả của công tác tổng kết lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay Đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (bao gồm cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Sự phân định này phản ánh nhận thức của Đảng ta về sở hữu trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ, cả về chế độ và hình thức sở hữu các tư liệu sản xuất trong nền kinh tế nước ta, phù hợp và sát với sự vận động của thực tiễn Đó là kết quả của quá trình nhận thức lý luận và chỉ đạo thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo kinh tế của Đảng Bài viết nhỏ này góp phần làm sáng tỏ các luận cứ khoa học của nhận thức đó 1- Sự phân định các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ bắt nguồn từ sự nhận thức các quan điểm Mác xít về vấn đề sở hữu Sự phân định các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH bao giờ cũng là kết quả của quá trình nhận thức của Đảng vô sản về các 2 nguyên lý lý luận Mác xít về vấn đề sở hữu, mà bản chất của nó không gì khác hơn là quan hệ giữa con người ta với nhau đối với các tư liệu sản xuất xã hội và thực tiễn sự vận động của nền kinh tế với các chủ thể mang lợi ích kinh tế khác nhau tồn tại trong thời kỳ quá độ Vì vậy, nói đến sự phân định các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay, nhất định phải là kết quả của quá trình nhận thức các luận điểm Mác xít về sở hữu trong thời kỳ quá độ Đặt vấn đề khác đi sẽ không thể tìm thấy lời giải cho điều chúng ta cần tìm hiểu Khai cứu lịch sử vận động của xã hội loài người cho thấy, quá trình sản xuất là quá trình con người chinh phục tự nhiên để tạo ra những sản phẩm đáp ứng (thỏa mãn) các nhu cầu của cuộc sống Trong quá trình đó, con người phải quan hệ với nhau theo các phương thức nhất định Đó chính là các quan hệ sản xuất, trong đó tồn tại mối quan hệ cơ bản: quan hệ với nhau đối với các tư liệu sản xuất (quan hệ sở hữu), mà nhờ có nó con người mới có thể tiến hành sản xuất tạo ra của cải Đây là quan hệ cơ bản, quyết định hai mối quan hệ còn lại (quan hệ về tổ chức, quản lý và quan hệ về phân phối các sản phẩm làm ra), đồng thời quyết định tính chất của quan hệ sản xuất Nội dung chính của sở hữu (quan hệ sở hữu) là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt được biểu hiện ra về mặt pháp lý là: ai là người chủ sở hữu các tư liệu sản xuất thì có quyền sử dụng hoặc cho thuê, chuyển nhượng các tư liệu sản xuất và quyết định việc phân phối các sản phẩm làm ra từ quá trình sử dụng các tư liệu sản xuất đó; các quyền đó được xác định như thế nào ở các chế độ nhất định, đó là chế độ sở hữu Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin quy các chế độ sở hữu trong các hình thái kinh tế - xã hội thành hai loại (hai chế độ) khác nhau: chế độ tư hữu và chế độ công hữu Trong mỗi chế độ khái quát đó lại bao gồm những chế độ sở hữu cụ thể - được gọi là các hình thức sở hữu Các hình thức sở hữu 3 phản ánh đặc điểm quan trọng và cơ bản của một kiểu quan hệ sản xuât nhất định của con người trong việc nắm giữ các tư liệu sản xuất của xã hội Do thời kỳ quá độ có đặc trưng là sự tồn tại đan xen của hai kết cấu xã hội, mà theo Lênin, đó là kết cấu của xã hội cộng sản đã ra đời nhưng còn non yếu và kết cấu của xã hội tư bản chủ nghĩa đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn Nên trong thời kỳ quá độ tồn tại đan xen hai loại chế độ sở hữu là công hữu và tư hữu, tất yếu sẽ tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau Đây là cơ sở để Lênin xác định trong nền kinh tế nước Nga sau cách mạng tháng Mười thành 5 thành phần kinh tế Như vậy, về mặt lý luận, sự phân định các thành phần kinh tế phải dựa trên nhận thức về sự tồn tại khách quan chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu cụ thể chứ không thể tuỳ tiện Đối với nền kinh tế nước ta, Đại hội Đảng lần thứ X xác định có 3 chế độ sở hữu, 4 hình thức sở hữu trên cơ sở đó, tồn tại 5 thành phần kinh tế là dựa trên các quan điểm Mác xít về sở hữu đã nêu ở trên Có một thực tế là, các Đại hội VIII, IX và X có sự phân định khác nhau về số lượng và thành phần kinh tế cụ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là có sự mâu thuẫn về mặt lý luận, mà chỉ là những nấc thang phát triển của quá trình nhận thức chân lý khách quan Một khái niệm, phạm trù khoa học hay một sự vật hiện tượng kinh tế, từ nhận thức để khái quát được bản chất của sự vật hiện tượng bao giờ cũng gắn liền với quá trình vận động và phát triển của thực tiễn Hiện thực khách quan không bộc lộ ra mà đòi hỏi con người phải tìm hiểu, khám phá; hiện thực khách quan luôn vận động phát triển, đòi hỏi con người phải vươn lên nhận thức, để có những kết luận lý luận phù hợp với thực tiễn 4 2- Thực tiễn sinh động của quá trình phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta - cơ sở khách quan của sự thay đổi phân định về các thành phần kinh tế Qua các kỳ Đại hội, có sự thay đổi số lượng, tên gọi và kết cấu nội bộ các thành phần kinh tế, song tựu chung lại, trong 15 năm qua chỉ là sự thay đổi của tên gọi và kết cấu của thành phần kinh tế tư nhân - dựa trên cơ sở chế độ tư hữu và sự xuất hiện thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Đối với thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, tại Đại hội XIII và IX, chúng ta phân ra thành thành phần kinh tế tư bản tư nhân và thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ Đến Đại hội X, hai thành phần kinh tế này được gộp lại làm một Sở dĩ như vậy là do: Thứ nhất, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân mặc dù có mặt ở cả 4 khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng; tồn tại, hoạt động trong các ngành kinh tế và dịch vụ công, đều có quan hệ ràng buộc với kinh tế nhà nước và các loại hình kinh tế khác, nhưng chúng đều dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với các trình độ khác nhau và đều có thuê mướn lao động trong mức độ nhất định Phân phối kết quả lao động của kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân đều dựa trên sự đóng góp về vốn, tài năng sản xuất kinh doanh và kết quả lao động Mặt khác, hoạt động của các kiểu tổ chức kinh tế này đều chịu sự chi phối của quy luật kinh tế thị trường, trong đó có quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh…Do đó, những hình thức tổ chức kinh tế cụ thể trên được xếp vào thành phần kinh tế tư nhân là hợp lý Thứ hai, thực tiễn cho thấy, kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân trong thời gian qua phát triển hết sức năng động, có vai trò quan trọng là một trong những động lực của nền kinh tế Năm 2004, tổng sản phẩm trong nước 5 tính theo giá thực tế là 713.071 ngàn tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài nhà nước trong đó chủ yếu là kinh tế tư nhân chiếm 325.211 ngàn tỷ đồng chiếm 45,61% (kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tách riêng không nằm trong số thống kê trên) Một thực tế nữa là, hiện nay chúng ta chưa xác định được tiêu chí cụ thể thế nào là kinh tế cá thể, tiểu chủ, thế nào là kinh tế tư bản tư nhân (bởi sự vận động, phát triển, biến đổi không ngừng của chúng cũng như sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác) Vì thế, gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân vào một thành phần kinh tế còn có vấn đề của thực tiễn Về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, ở đây không bao hàm hình thức sở hữu của tư bản nước ngoài Vì theo quan điểm của Lênin, dù doanh nghiệp 100% vốn của tư bản nước ngoài, nhưng nó vẫn là thành phần kinh tế tư bản nhà nước Ở đây tư bản đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước vô sản Do vậy, “nó đã mang 50% tính chất XHCN” Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đó có sự tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng nó không phải là tư bản, vì nó không thuộc chế độ tư hữu mà là nguồn vốn từ các nước XHCN đầu tư ra nước ngoài - Nền kinh tế nước ta không phải là ngoại lệ Hình thức sở hữu không phải là chế độ tư hữu, nhưng lại không phải là nguồn nội lực của nền kinh tế, việc xác định thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cho phép có chính sách kinh tế phù hợp Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, việc phân định 5 thành phần kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X là hoàn toàn hợp lý, có cơ sở khoa học vững chắc, là “chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng nhưng lại là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”, thể hiện sự đổi mới trong tư duy nhận thức của Đảng ta 6 ... độ sở hữu công hữu tư hữu, tất yếu tồn hình thức sở hữu khác Đây sở để Lênin xác định kinh tế nước Nga sau cách mạng tháng Mười thành thành phần kinh tế Như vậy, mặt lý luận, phân định thành phần. .. cấu thành phần kinh tế tư nhân - dựa sở chế độ tư hữu xuất thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước Đối với thành phần kinh tế dựa chế độ sở hữu tư nhân, Đại hội XIII IX, phân thành thành phần kinh. .. động trình phát triển thành phần kinh tế nước ta - sở khách quan thay đổi phân định thành phần kinh tế Qua kỳ Đại hội, có thay đổi số lượng, tên gọi kết cấu nội thành phần kinh tế, song tựu chung

Ngày đăng: 02/12/2016, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w