ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRẦN LÊ THANH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT THỜI KỲ 1945-1954
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ
TRẦN LÊ THANH
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
THỜI KỲ 1945-1954
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Hồng Chương
Hà nội – 2005
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đoàn kết toàn dân trong MTDTTN là vấn đề chiến lược đã được xác định ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Lịch sử dân tộc Việt Nam trong hơn 70 năm qua đã chứng minh đây là một nhân tố quan trọng để Đảng ta đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước Nhận thức rõ vai trò hết sức quan trọng của MTDTTN trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã chỉ rõ: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai” [20, tr.45]
Trước âm mưu của các thế lực thù địch và phản động tìm cách chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đang làm nảy sinh những mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng và xã hội đã và đang tác động đến tính bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới Điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của MTDTTN trong cả bảo tồn
và phục hưng dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhận thức rõ ý nghĩa và tính cấp thiết của vấn đề, tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất thời kỳ 1945 - 1954” làm luận văn tốt
nghiệp cao học
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 3Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng
MTDTTN và đã được công bố như: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập 1 (1981), NXB Sự thật, Hà Nội; Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học (1996),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Tuy nhiên các công trình trên mới chỉ đề cập ở trên bình diện chung nhất, chưa đi sâu vào nghiên cứu Đảng lãnh đạo xây dựng MTDTTN
Các chuyên khảo về MTDTTN như: Lược sử Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách
mạng Việt Nam của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1995), NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam của Nguyễn Công Bình (1963), NXB Khoa học, Hà Nội; Mặt trận Việt Minh của Nguyễn Thành (1991), NXB Sự thật,
Hà Nội… Các công trình này mới đề cập đến vấn đề nghiên cứu ở mức độ khái quát và chủ yếu
là dừng lại ở khía cạnh nghiên cứu làm rõ vai trò của MTDTTN trong cách mạng Việt Nam
Nhiều bài viết của các nhà khoa học đã được đăng tải trên các tạp chí: Cộng sản; Lịch sử Đảng; Nghiên cứu lịch sử; Lịch sử quân sự; Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự như:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân - những kinh nghiệm lịch sử của Trần Văn Đăng (2001), Thông tin khoa học xã hội nhân văn
quân sự (số 74); Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam - Sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh của Khuất Thị Hoa (2000), Tạp chí Lịch sử Đảng (số 7); Một số vấn đề về xây dựng Mặt trận dân tộc
thống nhất trong điều kiện hiện nay của Phạm Hồng Chương (2001), Thông tin khoa học xã hội
nhân văn quân sự (số 74)… đã nghiên cứu về MTDTTN ở những góc độ khác nhau, những giai đoạn, thời kỳ khác nhau
Như vậy, cho đến nay tuy đã có những công trình đi sâu nghiên cứu về Đảng lãnh đạo xây dựng MTDTTN, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về Đảng lãnh đạo xây dựng MTDTTN thời kỳ 1945 - 1954
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Góp phần làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo xây dựng MTDTTN những năm 1945 - 1954 Qua đó, rút ra một số kinh nghiệm về chỉ đạo xây dựng MTDTTN trong giai đoạn cách mạng hiện nay
* Nhiệm vụ:
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với MTDTTN trong giai đoạn 1945 - 1954
Trang 44 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung lãnh đạo được thể hiện trong quan điểm, chủ trương, đường lối để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng MTDTTN thời kỳ 1945 -
1954
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và các phương pháp liên ngành như phương pháp lịch đại, đồng đại, so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu
Trang 56 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo xây dựng MTDTTN thời kỳ 1945 - 1954
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở nhà trường; chỉ ra những kinh nghiệm vận dụng vào xây dựng MTDTTN hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương, 6 tiết
Trang 6Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT TRƯỚC NĂM 1945
1.1 Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất thời kỳ 1930-1940
1.1.1 Hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất (1930-1935)
Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng tiến công xâm lược Việt Nam Sau khi
đã cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, Pháp bắt đầu tiến hành khai thác, bóc lột sức người, sức của ở Việt Nam Việt Nam, từ xã hội phong kiến độc lập, trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến với 2 mâu thuẫn cơ bản là giữa toàn thể dân tộc với thực dân Pháp và giữa nhân dân lao động, chủ yếu là giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
Trước tình hình đất nước, các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, đã anh dũng, kiên cường đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân và phong kiến tay sai Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, tiêu biểu là phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản, tiêu biểu là các phong trào Đông du của Phan Bội Châu, Duy tân của Phan Chu Trinh, Đông kinh nghĩa thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đã diễn ra rất sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại Một nguyên nhân quan trọng là do lãnh tụ của các phong trào yêu nước chưa thấy rõ vai trò của lực lượng dân tộc
và sự cần thiết phải đoàn kết các lực lượng dân tộc vào hàng ngũ đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai Đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Trong bối cảnh đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước nồng nàn đã quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Từ tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, từ truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc hàng nghìn năm và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về lực lượng cách mạng, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, xây dựng MTDTTN của Người đã hình thành
Nội dung của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc đã được thể hiện qua các bài viết đăng trên
các tờ báo “Người cùng khổ”, “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”, các bài tham luận tại Hội
nghị nông dân quốc tế (10-1923), Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (6-1924), và đặc biệt
là các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh” của Người Trong tác
Trang 7phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người chỉ rõ “Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả
những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương mại của chúng ta là một con số không”[54, tr.132]
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc và xây
dựng MTDTTN được thể hiện rõ hơn: “ cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [55, tr.261-262] Trong “cả dân chúng” ấy thì “ công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” [55, tr.266] Đây là những quan điểm đầu tiên của Người về xây dựng MTDTTN bao gồm nhiều giai tầng xã hội với công nông làm nòng cốt
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Nguyễn ái Quốc đã được thể nghiệm qua các hình thức
tập hợp quần chúng, như: Hội những người Việt Nam yêu nước, Hội Liên hiệp thuộc địa, Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Tư tưởng và những hình
thức tập hợp quần chúng trên đây của Người đã trở thành nền móng tư tưởng và tổ chức cho hoạt động lãnh đạo xây dựng MTDTTN của Đảng ta sau này
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch rõ phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm cách mạng tư sản dân quyền
và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản Trên cơ sở đó, Cương lĩnh xác định rõ đường lối tập hợp lực lượng, xây dựng MTDTTN của Đảng là: “phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng”, “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v để kéo họ đi vào phe
vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập” [23, tr.4]
Như vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã chủ trương đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các đảng phái và các cá nhân trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nhằm thống nhất dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng xã hội mới
Trang 8Dưới sự lãnh đạo của Đảng, một cao trào cách mạng đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, và từ trong cao trào, khối liên minh công - nông, nòng cốt của MTDTTN đã hình thành Lực lượng công - nông đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, đặc biệt là tại Nghệ Tĩnh Sức mạnh của liên minh công nông đã làm cho chính quyền địch ở nông thôn bị tan
rã hàng loạt Từ đó, Chính quyền Xô Viết đã ra đời ở một số địa phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2 Ban Dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính
Trang 9trị quốc gia, Hà Nội
3 Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ
thảo (tập 1), Nxb Sự thật, Hà Nội
4 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng CSVN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng CSVN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7 Nguyễn Công Bình (1963), Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam, Nxb
Khoa học Hà Nội
8 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1993), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, tập 1, 2, Nxb Quân đội nhân dân
9 Trường Chinh (1946), “Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam và Việt minh”, Báo Sự thật, (63)
10 Trường Chinh (1951), Về Mặt trận dân tộc thống nhất, Tài liệu hiện được bảo quản tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phòng đồng chí Trường Chinh, ĐCBQ: 1095, tập 3
11 Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (tập 2), Nxb Sự thật,
Hà Nội
12 Trường Chinh (1975), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, Hà Nội
13 Phạm Hồng Chương (2001), “Một số vấn đề về xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất
trong điều kiện hiện nay”, Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự, (74)
14 Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15 Nguyễn Văn Cừ (1939), Tự chỉ trích, Nxb Sự thật, Hà Nội
16 Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội
17 Phạm Thế Duyệt (2003), “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, những vấn đề đặt ra cho hệ
thống chính trị hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (16)
18 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính
Trang 10trị quốc gia, Hà Nội
21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
23 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
24 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
25 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
26 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
27 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
28 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
29 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
30 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
31 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
32 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
33 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
34 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
35 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
36 Trần Văn Đăng (2001), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo MTDTTN, xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân – Những kinh nghiệm lịch sử”, Thông tin khoa học xã hội nhân văn quân sự, (74)