1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 2006 2013

103 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 846,54 KB

Nội dung

Hội nghị Trung ương 7 Khoá X, Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, trong đó nhấn mạnh vị trí và vai trò của đội ngũ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn 6

7 Kết cấu luận văn 6

Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG TRƯỚC NĂM 2006 7

1.1 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC CÁCH MẠNG 7

1.1.1 Quan niệm về trí thức 7

1.1.2.Khái quát nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức trong từng thời kỳ cách mạng 13

1.1.3 Một số hạn chế trong công tác xây dựng ĐNTT 21

1.2.KHÁI QUÁT ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1930-2006) 22

1.2.1.Đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước 22

1.2.2 Những hạn chế của ĐNTT 25

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2006-2013) 28

2.1 CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013 28

Trang 6

2.1.1 Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng trong công tác xây dựng đội

ngũ trí thức 28

2.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2006-2013) 29

2.2 QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỌI NGŨ TRÍ THỨC 37

2.2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức tiếp tục được cụ thể hóa, pháp chế hóa bằng các chính sách, văn bản pháp luật 38

2.2.2.Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng và sử dụng, phát triểnđội ngũ trí thức 42

2.2.3 Công tác củng cố, xây dựng và phát triển hoạt động của các Hội trí thức trong cả nước 46

2.2.4.Chủ trương của Đảng về thu hút trí thức Việt kiều và trí thức người nước ngoài được chú trọng 47

2.3.THỰC TRẠNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2013 48

2.3.1.Đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành đóng góp vào sự phát triển của đất nước 48

2.3.2 Những đóng góp của ĐNTT vào sự phát triển của đất nước 53

2.3.3 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 58

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 64

3.1.NHẬN XÉT CHUNG 64

3.1.1 Ưu điểm 65

3.1.2 Hạn chế 69

3.2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM 71

3.2.1 Xây dựng đội ngũ trí thức là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị 71

3.2.2 Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo để tạo ra ĐNTT có trình độ cao 73

Trang 7

3.2.3.Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với sử dụng; đãi ngộ, tôn vinh trí thức, nhân tài là

chiến lược ưu tiên hàng đầu 75

3.2.4 Coi trọng phát huy dân chủ thực sự trong hoạt động sáng tạo của trí thức 77

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 87

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ của xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức Đại hội VII của Đảng ta chỉ rõ:

“…trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò của giới trí thức đã quan trọng, trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, vai trò của giới trí thức càng quan trọng Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và nếu bản thân công – nông không được nâng cao kiến thức, không dần được trí thức hóa, thì không thể xây dựng được xã hội chủ nghĩa” [23, tr.17]

Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão đã làm cho thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, mà thực chất là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên, lao động tay chân, sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người Chính vì vậy, vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc

Nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hoá Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực con người Muốn thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức

Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X), Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, trong đó nhấn mạnh vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà hiện nay: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[26, tr.90]

Trang 9

Tư tưởng, quan điểm của Đảng đối với trí thức và xây dựng ĐNTT là một nội dung rất quan trọng, là một trong những lĩnh vực thể hiện tầm trí tuệ cao, mang tính khoa học sâu sắc Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ĐNTT Việt Nam hiện nay đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước, tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, vai trò của ĐNTT trong một số lĩnh vực trong cuộc sống chưa thể hiện rõ Những yếu kém này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không ít cán bộ, cấp ủy còn chưa nhận thức rõ được vị trí và vai trò của ĐNTT, chưa quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng, phát huy tiềm năng trí tuệ của ĐNTT

Để đánh giá được những kết quả, hạn chế và rút ra được những bài học kinh nghiệm trong xây dựng ĐNTT của Đảng là việc làm quan trọng và cần thiết để góp phần triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X

về xây dựng ĐNTT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Vì vậy, tôi chọn đề tài:

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 2006 đến năm

2013 làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu

Từ khi Đảng ra đời đã từng bước đặt vấn đề về trí thức và xây dựng ĐNTT Hiện nay, xây dựng ĐNTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiều chủ trương của Đảng về xây dựng ĐNTT đã được nêu ra trong các kỳ Đại hội và Hội nghị BCH TƯ Những chủ trương đó cũng từng bước được cụ thể hóa bằng chính sách và pháp luật Đến nay đề tài về trí thức và xây dựng ĐNTT đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, có nhiều tác phẩm nghiên cứu của các tác giả, nhiều bài viết trên các tạp chí… đã góp phần cung cấp lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNTT

Các công trình nghiên cứu chung về trí thức như:

- Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức nói chung đối với sự tiến bộ xã hội, làm rõ những đặc điểm của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ này Trên cơ sở đó, tác

Trang 10

giả đã đề cập ra những phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách kinh tế

xã hội đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn mới

- GS, TS Phạm Tất Dong (2001): “Định hướng phát triển đội ngũ tríthức Việt

Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Công

trình đã có những luận giải xác đáng về vai trò của trí thức trong phát triển lực lượng sảnxuất, trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo và điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Với thái độ tôn trọng trí thức, GS, TS Phạm Tất Dong khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm lao động của trí thức là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể mất đi hoặc bịchiếm đoạt mà không ai biết, song nó cũng có thể được lưu thông và trả giá xứng đáng như bao thứ hàng quý hiếm khác” [10, tr.330] Đây chính là khởi nguồn cho sự đổi mới tư duy khi xem tiền lương và các loại phụ cấp của trí thức như những chính sách đầu tư có lợi nhất để mua lại “chất xám” - một loại sản phẩm đặc biệt trong nền kinh tế thị trường

- GS, TS Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựngvà phát huy nguồn lực trí tuệ

Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội và

(2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Giá trị của hai công trình nghiên cứu thể hiện tập trung ở

những luận chứng khoa học về vấn đề trí thức, nguồn lực trí tuệ với cách tiếp cận liên ngành Đội ngũ trí thức được tác giả quan niệm là tầng lớp tinh hoa của nguồn lực trí tuệ Việt Nam Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực này, tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp có nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng và phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp chấn hưng

đất nước

- PGS, TS Đàm Đức Vượng, PGS, TS Nguyễn Viết Thông (2010), Xây dựng

đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên

cứu của đề tài KX.04.16/06 -10, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu công phu và

có hệ thống về trí thức Trên cơ sở đánh giá tổng thể về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam, đề tài đi sâu phân tích, kiến nghị những giải pháp nhằm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước

Một số luận án, luận văn nghiên cứu về vấn đề trí thức như:

Trang 11

- PGS, TS Đỗ Thị Thạch (1999), Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi

mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xâyy dựng, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà

Nội Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ nữ trí thức Tác giả đã chỉ

ra được vị trí, vai trò của đội ngũ nữ trí thức Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ này đối với sự phát triển của đất nước

- TS, Nguyễn Thắng Lợi (2009), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng

đội trí thức từ 1991 đến 2005, Luận án Tiến sĩ Sử học, Hà Nội Tác giả đã đi sâu vào

nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của Đảng đối với ĐNTT trong giai đoạn 1991 -2005, chỉ rõ được thực trạng của ĐNTT trên tất cả các lĩnh vực trong giai đoạn này.Luận án đã đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự trong xây dựng ĐNTT như, chiến lược sử dụng nhân tài, chế độ đãi ngộ, chế độ làm việc…Đặc biệt, tác giả

đã đưa ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng ĐNTT và chỉ ra những giải pháp để phát triển ĐNTT

Trên đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tuy cách tiếp cận đối tượng, mục đích nghiên cứu là khác nhau, nhưng các công trình đã nghiên cứu một cách toàn diện về trí thức và đội ngũ trí thức Một số công trình đã đi sâu vào tìm hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng đối với ĐNTT, những mạnh và hạn chế của ĐNTT nước ta…từ đó, đưa ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm Tuy nhiên, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng đội ngũ trí thức giai đoạn 2006 đến 2013, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu phần chủ trương của Đảng Vì vậy, luận văn tiếp tục làm sáng tỏ hơn nữa chủ trương của Đảng đối với xây dựng ĐNTT trí thức giai đoạn 2006 đến 2013, nhằm làm rõ những bước phát triển trong nhận thức của Đảng với ĐNTT so với các giai đoạn trước đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng ĐNTT hiện nay, làm rõ những bước phát triển trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò, công tác xây dựng ĐNTT

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

Làm rõ quan niệm về trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Hệ thống, khái quát các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng ĐNTT trong giai đoạn 2006 – 2013

Khảo sát quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện xây dựng ĐNTT từ năm 2006 đến 2013

Phân tích thực trạng của ĐNTT, đánh giá vai trò của đội ngũ này trong quá trình CNH, HĐH, tìm ra nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò ĐNTT hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng xây dựng ĐNTT từ năm 2006 – 2013, thông qua việc làm rõ những chủ trương, chính sách xây dựng ĐNTT

4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng xây dựng ĐNTT trong giai đoạn từ năm 2006 – 2013, đây là giai đoạn nước ta đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Trong giai đoạn này, nhận thức của Đảng về xây dựng ĐNTT được phát triển, thể hiện qua các Nghị quyết Đại hội X, XI, trong các Nghị quyết chuyên đề, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X (tháng 7-2008) về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với ĐNTT

từ năm 2006 đến năm 2013

Không gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với ĐNTT

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Văn kiện của Đảng về công tác xây dựng ĐNTT, bao gồm các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương

Các báo cáo, nghị định, quyết định, các thông tư liên tịch của Chính phủ, các Bộ liên quan đến công tác trí thức và xây dựng ĐNTT

Trang 13

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các nhà khoa học, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác trí thức làm tài liệu tham khảo

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp luận mác xit, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp lịch sử và lôgic, thống kê…Vấn đề được nghiên cứu theo trình tự thời gian, đồng thời xem xét công tác trí thức trong mối quan hệ với các công tác khác của

Đảng

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

Luận văn nhằm hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ trí thức giai đoạn 2006 đến năm 2013

Khái quát về sự phát triển của ĐNTT và vai trò của ĐNTT trong giai đoạn

2006 đến 2013

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Khái quát quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNTT của Đảng trước năm

2006

Chương 2: Xây dựng đội ngũ trí thức trong những năm 2006-2013

Chương 3: Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm

Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

Trang 14

TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG TRƯỚC NĂM 2006 1.1 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC CÁCH MẠNG

1.1.1 Quan niệm về trí thức

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Ph.Ăngghen, trong thư “Gửi Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa”,

đề “Luân Đôn, ngày 19 - 12 – 1893”, viết: “Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên

ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên, giai cấp đó có sứ mệnh phải kề vai sát cánh và cùng đứng trong một đội ngũ với những người anh em của họ, những người công nhân lao động chân tay, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng sắp tới đây.Cuộc cách mạng tư sản trước đây đòi hỏi các trường đại học chỉ đào tạo ra các trạng sư làm nguyên liệu tốt nhất đề hình thành nên những nhà hoạt động chính trị của chúng, ngoài đòi hỏi đó, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần phải có những bác sĩ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc chứ không phải là những câu nói xuông oang oang” [38, tr 507–508]

Định nghĩa của Ph.Ănghen tập trung nói đến trí thức, đội ngũ trí thức bắt nguồn từ những sinh viên Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến vai trò người trí thức cách mạng trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản

C.Mác đánh giá cao vai trò của trí thức đối với nền sản xuất xã hội Theo ông,

về mặt nghề nghiệp, trí thức chia thành ba nhóm, tương ứng với ba hình thức cơ bản của lao động trí óc là các nhà văn, nhà báo, những người hoạt động nghệ thuật; các nhà lý luận tuyên truyền, giáo viên, bác sĩ, luật sư, giới sĩ quan, viên chức và các nhà hoạt động chính trị; các kỹ sư, các nhà khoa học, kỹ thuật

V.I.Lênin định nghĩa về trí thức, ông viết: “tôi dịch” người trí thức, tầng lớp trí thức theo ngữ nghĩa tiếng Đức là Literat, Literatentum, bao gồm không chỉ các nhà khoa học mà là tất cả những người có văn hóa, những người làm nghề tự do nói

Trang 15

chung, những đại biểu của lao động trí óc (brain work – er, như người Anh nói) để phân biệt với những người lao động chân tay”[36, tr.372]

Định nghĩa của V.I.Lênin về trí thức có thành phẩn rộng rãi, cơ động, không gò

bó, nhìn chung là những người lao động trí óc

V.I.Lênin cho rằng trí thức được gọi là trí thức vì giác ngộ hơn, kiên quyết hơn, phản ánh và thể hiện đầy đủ hơn lợi ích giai cấp của các nhóm chính trị trong toàn xã hội Mặc dù trong khi coi trí thức là một tầng lớp trung gian lệ thuộc về tư tưởng đối với các giai cấp khác, Lênin vẫn đánh giá cao khả năng, sức mạnh và tính độc lập của trí thức trong xã hội Ông cho rằng, ở khắp nơi lãnh tụ của một giai cấp nhất định thường là người tiến bộ và có trí thức, ông đặc biệt chú ý tới giới sinh viên coi sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất của trí thức Đây là người châm ngòi, là bộ phận luôn đi đầu trong mọi cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động

Quan niệm của V.I.Lênin về người trí thức cũng rất rõ ràng: “Người trí thức đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là bằng cách dùng thực lực theo lối này hay lối khác, mà là bằng cách dùng những lý lẽ Vũ khí của họ chính là sự hiểu biết của cá nhân họ, những năng lực của cá nhân họ, lòng tin của cá nhân họ Họ chỉ nhờ vào những phẩm chất cá nhân của họ, cho nên mới có thể đóng được một vai trò nào đó

Vì vậy, đối với họ, quyền được hoàn toàn tự do biểu hiện bản chất cá nhân của mình

là điều kiện đầu tiên để công tác được kết quả Với tư cách là một bộ phận trong toàn thể, họ chỉ phục tùng toàn thể đó một cách miễn cưỡng, phục tùng vì bắt buộc, chứ không phải tự nguyện Họ chỉ thừa nhận kỷ luật là cần thiết đối với quần chúng, chứ không phải đối với những nhân vật được lựa chọn Dĩ nhiên là họ xếp mình vào những hàng ngũ những nhân vật được lựa chọn ” [36, tr.373]

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa C.Mác – V.I.Lênin rất chú ý tới tầng lớp trí thức, coi trí thức là lực lượng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân Xã hội càng phát triển thì tầng lớp trí thức càng có vai trò to lớn nhất là trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật và văn hóa tư tưởng

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người định nghĩa về trí thức: “Trí thức là hiểu biết Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự đấu tranh sinh sản Khoa học tự nhiên do đó mà ra

Trang 16

Hai là hiểu biết vềđấu tranh dân tộc và tranh đấu xã hội Khoa học xã hội do đó mà

ra Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức Song, y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác Nói tóm lại công việc thực tế, y không biết gì cả Thế là y chỉ có trí thức một nửa Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải là trí thức hoàn toàn Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn thì phải đem trí thức đó áp dụng vào thực tế” [42, tr.275]

Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức nhấn mạnh đến sự cống hiến của họ, nhấn mạnh đến ý nghĩa thực tế trong hoạt động của người trí thức, đem sự hiểu biết của mình để áp dụng vào thực tế, làm nên vật chất và tinh thần góp phần xây dựng đời sống cộng đồng phát triển, không nên lý luận xuông bởi theo Người:

“Người viết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích” [43, tr.356]

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã nhận thức rõ và đánh giá cao vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước Ngay từ những ngày đầu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã từng nói những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng Trả lời các nhà báo nước ngoài về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong nhận thức, chính sách của Chính phủ cũng như trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài"[42, tr.156]

Bản thân Hồ Chí Minh là một trí thức yêu nước đi làm cách mạng Người đã hết sức trọng dụng tầng lớp trí thức ưu tú của dân tộc, tạo điều kiện cho họ được cống hiến, được thể hiện đầy đủ nhất tài năng, vai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp chung của toàn dân Hàng loạt trí thức trẻ - những học sinh, sinh viên yêu nước, giác ngộ cách mạng đã có mặt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung kiên, giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước trong quá trình cách mạng giải

Trang 17

phóng dân tộc như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức Cảnh,

Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu Nhiều trí thức trưởng thành trong nước hay từ nước ngoài trở về như: Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ,

Tạ Quang Bửu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát, Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng, Phạm Huy Thông, Trần Duy Hưng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, Xuân Diệu đã đi theo cách mạng ngay từ những ngày đầu độc lập, sẵn sàng chịu đựng những thử thách khó khăn, gian khổ, hy sinh trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dành độc lập, tự do cho đất nước Ngay cả trong Chính phủ lâm thời năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã mời các nhân sĩ trí thức không phải là đảng viên Đảng Cộng sản tham gia và giữ những trọng trách như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Phan Anh,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề nhân tài và kiến quốc ngay sau khi chính quyền nhân dân được thiết lập trên cả nước Người đặc biệt coi trọng nhiệm vụ giáo dục ở bậc đại học để đào tạo nhân tài phục vụ kháng chiến kiến quốc Việc thành lập Ban Văn khoa Đại học theo Sắc lệnh số 45/SL là một sự kiện quan trọng trong việc đào tạo ĐNTT mới Ban Văn khoa Đại học có nhiệm vụ đào tạo giáo sư bậc trung học, và nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng với một nước độc lập

để theo kịp các nước tiên tiến trên toàn cầu “Quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về thành lập Văn khoa Đại học theo Sắc lệnh số 45/SL ngày 10-10-1945 là một sự

kiện trọng đại đánh dấu một mốc son lịch sử ra đời của trường đào tạo bậc Đại học

cho Khoa học Nhân văn, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam” [32] Người kêu gọi những người trí thức có tài năng hãy mang tinh thần hăng hái của mình ra giúp nước nhà Theo Người cán bộ trí thức phải trung thành với mục đích cách mạng “giữ cho nước nhà được độc lập, nòi giống được tự do” [40, tr.505] và

“không được tự kiêu, không có cái bệnh làm quan cách mạng, phải siêng năng: siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm” [40, tr.38]

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức được thể hiện tập trung ở một số điểm sau

Một là, trí thức là lực lượng và động lực không thể thiếu trong công cuộc bảo

vệ và xây dựng đất nước Trí thức cách mạng Việt Nam mang trong mình tinh thần

Trang 18

dân tộc Người khẳng định sự tham gia của trí thức là nhân tố quan trọng góp phần quyết định thành công của cách mạng: “Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức” [39, tr.33]

Vì vậy phải thực sự coi trọng, sử dụng trí thức một cách đúng đắn Đối với trí thức người lãnh đạo phải xử sự một cách có lý, có tình Người nói: “Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” [42, tr.313]

Hai là, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề dân chủ đối với trí thức Theo người

đối với trí thức thì vấn đề tự do, dân chủ phải được đặt lên hàng đầu Không có tự do, dân chủ sẽ không có những công trình khoa học, những tác phẩm có giá trị, không có dân chủ, tư duy của trí thức sẽ bị bó hẹp, không có dân chủ, nói và viết sẽ trở thành một thứ minh họa, sao chép khô khan…

Ba là, Người quan tâm đến vai trò cá nhân của người trí thức Người rất trân

trọng những nhân sĩ, trí thức yêu nước, thương dân, những người suốt đời gắn bó với

lá cờ đại nghĩa của dân tộc Muốn thể hiện vai trò của cá nhân, thì người trí thức cần phải đi vào đời sống xã hội, bởi theo Người, “trí thức đọc sách chưa phải là trí thức”, muốn “thành trí thức hoàn toàn thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”[42, tr.275] Điều quan trọng là mỗi cá nhân trí thức phải biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân

Bốn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng cán bộ trí

thức Người muốn tạo ra một lớp cán bộ trí thức có trình độ văn hóa, lối sống văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, khả năng lãnh đạo, quản lý tốt Người coi vấn đề huấn luyện, đào tạo cán bộ, dạy và học là công việc rất lớn, rất quan trọng của Đảng

và Nhà nước Người nói: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” [42, tr.313]

Năm là, Người yêu cầu các cấp lãnh đạo phải biết lựa chọn những người tài

đức để động viên, bồi dưỡng, trọng dụng họ Theo Tư tưởng của Hồ Chí Minh, vấn

đề lựa chọn cán bộ, lựa chọn người tài đức để dùng vào những việc quan trọng là trách nhiệm, lương tâm của những người lãnh đạo và làm công tác nhân sự

Trang 19

Sáu là, Người đưa ra yêu cầu với Đảng, Chính phủ phải có chính sách cụ thể

để sử dụng trí thức Người nhấn mạnh đào tạo phải đi đôi với sử dụng Đây là hai công việc phải đi liền với nhau

Bảy là, Người cho rằng trí thức phải gắn bó với giai cấp công nhân, giai cấp

nông dân và nhân dân lao động, tạo thành liên minh công, nông, trí để cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước

Tám là, khi xét vấn đề trí thức, Người cho rằng phải xét trên hai bình diện Đó

là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với trí thức và sự tự thân rèn luyện của trí thức

Một số quan điểm chung về trí thức

Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Trí thức là người chuyên làm việc lao động

trí óc” [28, tr 1705]

Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, xuất bản

năm 1986 cho rằng: “Trí thức - Tập đoàn xã hội, bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó” [50, tr 360]

Từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn và phát hành năm 1997,

Hoàng Phê chủ biên cho rằng: “Trí thức là người chuyên làm việc bằng trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” [51, tr 999]

Từ sự phân tích những đặc trưng cơ bản của trí thức, PGS.TS Đàm Đức

Vượng và PGS.TS Nguyễn Viết Thông xác định: “Họ là người lao động trí

óc, có trình độ phát triển về trí tuệ, có hiểu biết sâu về một lĩnh vực chuyên

môn, có năng lực sáng tạo, nhạy bén với cái mới” [52, tr.25]

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong xu thế hội nhập

quốc tế, vai trò của trí thức được nâng lên một tầm cao mới Theo tác giả

Nguyễn Đắc Hưng, “trong xã hội hiện đại, khoa học ngày càng phát triển, đội

ngũ trí thức sẽ đóng vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp thứ nhất…Người trí thức Việt Nam phải ý thức được vai trò của mình trong cộng đồng nhân loại mà tích cực dấn thân vào hoạt động khoa học mang tầm thế giới” [34, tr.27-28]

Nhìn chung, các định nghĩa về trí thức nói trên đều cho thấy có những điểm

Trang 20

chung, thống nhất, đó là xác định nội hàm khái niệm trí thức đều dựa trên cơ sở đặc trưng là lao động trí óc và trình độ học vấn, chuyên môn cao của người trí thức

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và đội ngũ trí thức:

Vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, Đảng khẳng định: “Trí thức là những

người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất

định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo

ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [26, tr.81]

Đây là lần đầu tiên, Đảng đưa ra quan niệm về trí thức với sự nhất quán trongviệc đánh giá cao vai trò của trí thức, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảngđối với lực lượng cách mạng quan trọng này

1.1.2.Khái quát nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức trong từng thời kỳ cách mạng

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho tới nay về công tác xây dựng ĐNTT là một quá trình liên tục, từ những nhận định, đánh giá còn hạn chế, chủ quan, các đường lối chính sách còn riêng lẻ đến nhận định mang tính khách quan, các đường lối, chính sách đã mang tính hệ thống

Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã có những nhận định quan trọng về vị trí và vai trò của ĐNTT trong sự nghiệp cách mạng Trong các văn kiện Chánh cương vắn

tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được

thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trí thức là bộ phận trong lực lượng quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trong Sách lược vắn tắt có nêu rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt,.v.v để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp” [15, tr.3]

Trong quá trình lãnh đạo, xuất hiện một số chủ trương về tầng lớp trí thức không phù hợp với thực tế khi coi trí thức là lực lượng phản cách mạng như trong Chủ trương thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ (1930–1931) đã nêu “thanh trừng trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”[16, tr.157] Chủ trương coi nhẹ tầng lớp trí thức của Đảng kéo dài trong nhiều năm, suốt từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 3 năm

Trang 21

1935, Đảng không có bất cứ một chủ trương nào đề cập đến vai trò của tầng lớp trí thức đối với cách mạng Phải cho đến năm 1935, chủ trương tập hợp tầng lớp trí thức đứng về phe cách mạng mới được Đảng đề cập đến Chính vì vậy trong thời kỳ Mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương 1936–1939, Đảng đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp trí thức tham gia vào phong trào quần chúng đấu tranh Trong Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 nêu rõ đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng, xác định văn hóa là một mặt trận đấu tranh, chống chính sách văn hóa nô dịch của thực dân và văn hóa phong kiến Đó là kim chỉ nam định hướng cho trí thức con đường đi tới trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, trí thức đã tham gia đấu tranh trên mặt trận văn hóa, đóng góp trực tiếp vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám 1945

Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước về đào tạo ĐNTT ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời thông qua việc khai giảng lại các trường đại học có sẵn và mở thêmBan Văn khoa Đại học để đào tạo ra ĐNTT cách mạng phục vụ sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ đất nước ĐNTT được đào tạo, bồi dưỡng và

sử dụng có hiệu quả trong trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước Vai trò và vị trí của ĐNTT cách mạng được Đảng nhận định lên một bước mới Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (họp từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951, tại

xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang) vấn đề trí thức đã được giải quyết một cách cơ bản Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

II của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã nêu rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng về vấn đề trí thức: “Về thành phần, Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng” [18, tr.37] Trong Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức in trên báo Nhân dân ngày 29–8–1957, Đảng chỉ rõ trí thức là một vốn quý của dân tộc Không

có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được

Trong những năm 1954–1957, nền giáo dục miền Bắc bước đầu được tổ chức, sắp xếp và phát triển Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội do Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý đã trở thành trung tâm đào tạo cán bộ khoa học, sinh viên

Trang 22

và trí thức cho cả nước Kể từ năm 1955 trở đi, một số trường đại học mở cửa trở lại

và thành lập thêm những trường đại học, cao đẳng mới: Đại học Tổng hợp, Đại học Bách Khoa, Đại học Nông nghiệp… Hệ thống các trường đại học và cao đẳng này đã góp phần đắc lực vào đào tạo ĐNTT bậc cao phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.Các Văn kiện của Đại hội III đều nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển KH-KT một cách có trọng điểm, đi theo từng bước vững chắc, đi sâu vào nghiên cứu khoa học ứng dụng: “Cần

có kế hoạch dài hạn và toàn diện đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ lớn mạnh bao gồm hàng vạn cán bộ chuyên môn về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội Những cán bộ này không chỉ thông thạo trình độ chuyên môn mà phải có phẩm chất chính trị tốt, một lòng một dạ phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; họ không những phải có năng lực độc lập nghiên cứu mà còn phải biết kết hợp với đông đảo quần chúng lao động trong công tác khoa học” [20, tr.554]

Trong giai đoạn 1961–1965, công tác đào tạo đại học và chuyên nghiệp được

mở rộng với quy mô lớn Đến năm học 1964 – 1965, nước ta đã có 16 trường đại học với tổng số 26.100 sinh viên học tập, 128 trường trung học với 95.400 học sinh Đến năm 1975, miền Bắc có 41 trường, phân hiệu đại học, gấp 10,3 lần so với năm 1955 Năm học 1974 – 1975, các trường tuyển mới 12.025 sinh viên gấp 18,5 lần so với năm 1955 – 1956 Tổng số sinh viên sinh viên được đào tạo là 55.701 người, gấp 47 lần so với năm học 1955 – 1956 [6; 70] Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, cả nước có 57 trường đại học, 186 trường trung học chuyên nghiệp và 53 viện nghiên cứu khoa học [33, tr.251]

Trong đường lối cách mạng miền Nam, Đảng chú trọng công tác vận động trí thức nhằm mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất vì mục tiêu hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước Thực hiện tuyên bố của Mặt trận tại Đại hội lần thứ nhất, trí thức miền Nam đã cùng các tầng lớp nhân dân tiếp tục theo đuổi mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân dân Tháng 4 – 1964, Đại hội giáo dục toàn miền Nam lần thứ nhất được tổ chức và đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 31 vị giáo sư do giáo sư Lê Văn Huấn là Chủ tịch Phong trào đấu tranh

Trang 23

chính trị của thanh niên học sinh, sinh viên, trí thức phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú đa dạng

Suốt 30 năm đấu tranh cách mạng, phẩm chất cao quý và tài năng của trí thức dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng được ngời sáng Trong cuộc trường chinh vĩ đại vì mục tiêu độc lập tự do: “Chẳng những công nhân, nông dân là gốc cách mạng, được huy động đông đảo vào trận tuyến đấu tranh, mà tuyệt đại bộ phận các tầng lớp trí thức của dân tộc, từ nhà khoa bảng cao cấp dưới chế độ phong kiến đến các trí thức nổi tiếng được đào tạo dưới thời Pháp thuộc, những giáo sư, học giả, bác sĩ, kỹ sư, các nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà thơ đều hăng hái đứng dưới lá cờ cứu nước của Bác Hồ” [48, tr.339]

Cùng với công nhân và nông dân, trí thức yêu nước và tiến bộ đã trở thành những thành phần xã hội nền tảng của mặt trận dân tộc và chế độ dân chủ nhân dân

Họ đã là một bộ phận của khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc, mà nền tảng là khối liên minh công – nông – trí

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra trang sử vàng cho lịch sử dân tộc, đất nước thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đại hội IV của Đảng (họp từ ngày 14 đến ngày 20 -12 – 1976 tại Hà Nội) đánh giá cao những hoạt động của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và cán bộ quản lý có trình độ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp Đại hội đánh giá khá cao đội ngũ trí thức: “Trí thức giữ vai trò ngày càng quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật” [21, tr.598]

Đặc biệt, Đại hội IV đã đặt vấn đề một cách nghiêm túc về việc sử dụng trí thức đã làm việc dưới chế độ cũ ở miền Nam: “Giúp anh chị em chóng trở thành những người trí thức xã hội chủ nghĩa” [21, tr.598] và “Về phần anh chị em trí thức, cần khắc phục những nhược điểm như chủ quan, tự mãn, xa rời quần chúng, xa rời sản xuất, đánh giá không đúng mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể” [21, tr.599]

Trên nền tảng quan điểm đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức được thực hiện trên tinh thần đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 11–1–1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, tiếp đó ngày 20-4-1981, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết 37 về “chính sách khoa học và

Trang 24

kỹ thuật”, đề cập toàn diện nhiệm vụ, mục tiêu, chính sách khoa học, kỹ thuật, nguyên tắc, phương châm lãnh đạo của Đảng Nghị quyết cũng nhấn mạnh khoa học

xã hội phải góp phần làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước…

Cùng với Nghị quyết 37, Nhà nước đã xác định 76 chương trình tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kế hoạch 5 năm (1981 – 1985) Đại hội V của Đảng (họp từ ngày

27 đến ngày 31 – 3 – 1982, tại Hà Nội) tiếp tục tư tưởng của Đại hội IV là đẩy mạnh công tác khoa học, kỹ thuật Trong 5 năm, kể từ Đại hội IV đến Đại hội V, số lượng trí thức tăng thêm 78% Tính đến thời điểm năm 1982, cả nước hiện có trên 260 nghìn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học Để phát huy được vai trò của trí thức, khoa học phát triển, tổ chức và quản lý trở thành vấn đề quan trọng Vì vậy, Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định số 51/HHĐBT, ngày 17-5-1983, nhấn mạnh: Kết hợp chặt chẽ KH-XH, KH-TN và KH-KT, tập trung lực lượng vào mục tiêu trọng điểm, tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần tích cực tổ chức lại sản xuất, đổi mới hệ thống quản lý khoa học Đó là những định hướng, là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xây dựng và phát huy mạnh mẽ vai trò, vị trí của trí thức dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Trong 5 năm, kể từ Đại hội IV đến Đại hội V, số lượng trí thức tăng thêm 78% Tính đến thời điểm năm 1982, cả nước hiện có trên 260 nghìn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học

Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng vai trò và

vị trí chính trị, xã hội của các hội trí thức, quan tâm xây dựng và phát triển các hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hội từng bước kiện toàn tổ chức và đổi mới hoạt động, bảo đảm tính chất là những tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp độc lập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Đại hội VI của Đảng

đã ghi dấu mốc đổi mới toàn diện, trong đó, đã mở ra cho trí thức một hướng đi mới, thể hiện vấn đề dân chủ đối với trí thức, “Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là bảo đảm quyền tự do sáng tạo Đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện được sử dụng đúng và phát triển Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi, không thấy tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, được Đảng giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân, nông dân” [12, tr.115]

Trang 25

Bước sang Đại hội VII của Đảng, thành phần trí thức trong Đại hội chiếm đa

số như trong 1176 đại biểu tham dự có 158 người là phó tiến sĩ, tiến sĩ, giáo sư cấp I,

II Số người đã qua đào tạo lý luận chính trị và quản lý kinh tế: 840 người chiếm 71,42%, trong đó đạt trình độ lý luận cao cấp là 257 người, chiếm tỷ lệ 21,85 %, đạt trình độ lý luận trung cấp: 461 người, chiếm tỷ lệ 39,2%; đã qua đào tạo quản lý kinh tế: 152 người, chiếm tỷ lệ 12, 93 % Điều đó chứng tỏ trình độ trí thức trong Đảng đã được nâng lên rất nhiều so với những năm trước đó, phản ánh quá trình nỗ lực học tập của các đảng viên Văn kiện Đại hội đánh giá cao những đóng góp của giới trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước Trí thức là là lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ.Việc đề cao vai trò, vị trí của trí thức cũng được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vai trò của giới trí thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vai trò của giới trí thức ngày càng quan trọng Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và bản thân công – nông không được nâng cao kiến thức, không dần dần được trí thức hóa thì không thể xây

dựng xã hội chủ nghĩa được” [13, tr.70]

Đại hội VIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của nước ta, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước Đây là Đại hội mở đầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Đại hội tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá trong tiến trình CNH, HĐH

Từ quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [14, tr.85]

Đại hội VIII đã xác định một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa nghệ thuật, quản lý kinh tế - xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000” [14, tr.38]

Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII, ra Nghị quyết số 02–NQ/HNTW, ngày 24 –

12 – 1996 đã ra Nghị quyết“Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo

Trang 26

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” và Nghị quyết

“Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, đặt vấn đề xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa truyền thống dân tộc, vừa làm chủ tri thức và khoa học công nghệ hiện đại: “Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có chí khí và hoài bão lớn, quan tâm đưa đất nước lên đến đỉnh cao mới Phấn đấu đưa số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ lên gấp rưỡi so với hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ” [17, tr.48]

Với nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển ĐNTT trên mọi lĩnh vực, ở

cả trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước, ĐNTT đã không ngừng lớn mạnh về

cả số lượng và chất lượng, đóng góp những vai trò quan trọng vào công cuộc đổi mới của đất nước Tính đến ngày 31–12–1994, cả nước có 2.412 nghiên cứu sinh (991 hệ tập trung, 933 hệ tại chức, 488 đào tạo ngắn hạn) và 4915 học viên cao học (3546 hệ tập trung, 1369 hệ tại chức) [1]

Đại hội lần thứ IX của Đảng (họp từ ngày 19 đến ngày 22–4–2001 tại Hà Nội) đặt vấn đề: “Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc” [19, tr.37] và “Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp nhận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hóa thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn Khuyến khích tự do, sáng tạo, phát minh cống hiến Phát hiện bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng với các tài năng, phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật” [19, tr.125-126]

Nhất quán quan điểm đối với ĐNTT, văn nghệ sỹ, tại Đại hội IX, Đảng nêu rõ:“Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của văn nghệ sỹ, nhất là những người cao tuổi, đãi ngộ thỏa đáng với văn nghệ sỹ tài năng Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo thế hệ văn nghệ sỹ trẻ” [19, tr.115-116]

Đảng chú trọng vào việc tăng ngân sách đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa nghệ thuật Đại hội IX nêu rõ: “Tăng cường

Trang 27

đầu tư cho ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ” [19, tr.113]

Hằng năm, Nhà nước dành ít nhất 2 % cho ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Quỹ phát triển khoa học công nghệ ở các bộ và các tỉnh, thành phố được xây dựng để đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của các ngành và địa phương

Ngày 26 – 7 – 2002 của Hội nghị Trung ương 6 ( Khóa IX) ra Kết luận số 14–KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển GD-ĐT, KH-CN đến năm 2005 và đến năm 2010

Đảng và Chính phủ ra chủ trương tạo điều kiên để trí thức Việt Kiều đóng góp xây dựng đất nước và thu hút trí thức nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam, chủ trương này của Đảng và Chính phủ được ghi rõ tại Nghị quyết số 36–NQ/TW ngày 26 – 3 – 2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài làĐảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình

độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà Xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục

- đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, các cơ sở sản xuất, dịch vụ ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia công việc ở trong nước, làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho người Việt Nam và tư vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài…

Trang 28

Công tác giáo dục và đào tạo cũng được Đảng hết sức quan tâm để xây dựng ĐNTT bằng nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã huy động mạnh mẽ toàn xã hội tham gia và quá trình học tập và xây dựng môi trường cho giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo ĐNTT ngành giáo dục có sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, chiếm 1/3 ĐNTT của cả nước Số tiến sỹ khoa học trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm 42,

63 %, tiến sỹ chiếm 37,9%, thạc sỹ chiếm 42,9 [25]

1.1.3 Một số hạn chế trong công tác xây dựng ĐNTT

Bên cạnh những thành công trong xây dựng ĐNTT trong từng thời kỳ cách mạng, trong những giai đoạn nhất định, chủ trương của Đảng đối với ĐNTT còn mắc phải những sai lầm, hạn chế Trong thời kỳ từ năm 1930 – 1935, một số cấp ủy đảng địa phương trong khi thi hành chính sách mặt trận đã bài trừ tầng lớp trí thức ra khỏi lực lượng cách mạng, đẩy họ về phe phản cách mạng Trong thời kỳ 1936 – 1939, những yêu sách đưa ra chú trọng đến lợi ích công nông, ít chú ý đến quyền lợi các tầng lớn trên nên một số trí thức bị các phần tử phản động đe dọa, mua chuộc

Trong kháng chiến chống Pháp, công tác mặt trận chưa thật sự sâu rộng, một số lượng lớn các trí thức ở vùng địch chiếm không được tập hợp vào mặt trận Sau năm

1954, nhiều nơi ở miền Bắc xảy ra tình trạng thiếu cán bộ, trí thức do chúng ta thiếu những chính sách để chống lại âm mưu lôi kéo, kích động trí thức di cư vào Nam hoặc ra nước ngoài Sau năm 1975, công tác đối với trí thức miền Nam chưa tốt, nhiều trí thức ra nước ngoài, số ở lại thì chưa có biện pháp phù hợp nên sử dụng trí thức chưa hiệu quả

Sau khi đất nước thống nhất đến năm 1986, trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp, chính sách hành chính hóa công nông quá mức đã xóa nhòa

đi vị trí , vai trò của trí thức trong xã hội, không tạo động lực cho trí thức nhiệt tâm tìm tòi sáng tạo Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, điều kiện làm việc của trí thức quá thiếu thốn, lạc hậu, chính sách tiền lương mang nặng tính bình quân, do vậy, nhiều trí thức không say mê với công việc nghiên cứu mà làm các công việc khác để kiếm sống

Trang 29

Sau khi đổi mới đến trước thềm Đại hội X, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác trí thức đã thu được nhiều thành tựu trong thực tế Song bên cạnh đó, còn mắc phải một số khuyết điểm như, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nội dung chương trình chậm được đổi mới, thiếu tính hệ thống, chưa có chiến lược và thống nhất trên phạm vi trên toàn quốc Đào tạo chưa gắn với thực tiễn, nặng

về lý thuyết, nhẹ thực hành Công tác đào tạo còn chậm đổi mới Chưa có những chiến lược, biện pháp cụ thể để giữ chân các chuyên gia đầu đàn và thu hút thế hệ trí thức trẻ tham gia vào nghiên cứu khoa học

1.2.KHÁI QUÁT ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1930-2006)

1.2.1.Đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước

Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhiều thanh niên trí thức sớm giác ngộ

và tham gia vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc Học thuyết mác xít đã được phổ biến rộng rãi và có những ảnh hưởng lớn về mặt tư tưởng đối với tầng lớp trí thức Việt Nam qua cao trào cách mạng 1930 -1931 và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 -1939 Trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng Tháng 8, đông đảo trí thức đã đứng vào mặt trận quần chúng đấu tranh, tham gia các phong trào do Việt Minh tổ chức

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNTT đã từng bước trưởng thành Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều người trong thành phần công, nông, binh đã trở thành trí thức; những người trí thức cũ được học tập chính trị Tham gia kháng chiến, được Đảng dìu dắt, rèn luyện trở nên cách mạng hóa Đến năm 1954, miền Bắc có trên 500 người có trình độ đại học và 3.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp, chủ yếu làm việc các lĩnh vực y tế, văn hóa [45, tr.69] Đến năm 1964, số người có trình

độ đại học và trung học chuyên nghiệp đã tăng lên 30.709 người; gấp 10 lần so với năm 1954 [6]

Trang 30

Nhiều trí thức được cử đi học tập tại các nước XHCN đã trở lại tham gia vào cuộc trường chinh của dân tộc Đây là đội ngũ quan trọng trong cuộc kháng chiến, họ

có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực như quân sự, y tế, ngoại giao…Một số nhà trí thức tiêu biểu như Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng…

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở miền Bắc, đội ngũ trí thức cách mạng đã có những đóng góp to lớn như chế tạo và cải biến thành công nhiều loại vũ khí quân sự đảm bảo cho sự chủ động của quân và dân ta trên chiến trường; góp phần tuyên truyền đường lối chủ chương, chính sách của Đảng đến sâu rộng các tầng lớp nhân dân, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc nhất là với thế hệ trẻ Không chỉ đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu, tuyên truyền cổ động, mà hàng nghìn những trí thức, học sinh sinh viên sẵn sàng “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, nhiều người đã anh dũng

hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc

Đất nước thống nhất, hai miền Nam Bắc chung về một mối cùng thực hiện cuộc cách mạng xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, ĐNTT dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước phát triển trên khắp mọi miền tổ quốc Số lượng trí thức tăng nhanh Ngoài ĐNTT sẵn có tại miền Bắc, tiềm lực trí thức của đất nước được bổ sung thêm những trí thức ở các vùng mới giải phóng Sau ngày giải phóng, các tỉnh miền Nam có trên 10 vạn người có trình độ từ trung học trở lên[5, tr.474].Năm 1989, cả nước có 629,255 người có trình độ cao đẳng, đại học; 9.161 tiến sỹ, phó tiến sỹ và tương đương [1]

Bước vào thời kỳ đổi mới, đại bộ phận thế hệ trí thức mới được đào tạo trong nhà trường XHCN, xuất thân từ công nông, được chế độ mới đào tạo thành trí thức, được giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn chiến đầu và lao động sáng tạo trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn Trải qua thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH đầy khó khăn do đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, khủng hoảng KT-XH trầm trọng, đa số trí thức đã thể hiện được lòng yêu nước, bản chất chính trị vững vàng với Đảng, cách mạng Đến năm 1992, cả nước có trên 700 nghìn người đạt trình độ đại học và cao đẳng, gần 7.000 phó tiến sỹ và gần 400 tiến sỹ, 2.176 phó giáo sư, 459 giáo sư trong

đó có những chuyên gia đầu ngành đạt trình độ quốc tế[3]

Trang 31

Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đất nước đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong những năm đầu đổi mới ĐNTT nước ta tiếp tục được bổ sung lực lượng mới, số người có trình độ trung cấp trở lên tăng từ 3,1 triệu người (năm 1989) lên khoảng 4 triệu người (năm 1995) Trong đó, có trên 1,2 triệu người

có trình độ trung cấp, 700 nghìn người có trình độ đại học , cao đẳng, gần 10 nghìn tiến sỹ, phó tiến sỹ và thạc sỹ, Trong tổng số người có trình độ đại học, cao đẳng, nữ chiếm 38%, trong tổng số người có trình độ trên đại học, nữ chiếm 15%[1]

Tâm trạng chung của trí thức tin tưởng, phấn khởi, thiết tha mong muốn được Đảng và Nhà nước tin dùng, tạo môi trường để tự do sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Số trí thức Việt kiều có nguyện vọng về nước đóng góp cho đất nước tăng lên Tuy nhiên, chính sách của Đảng và Nhà nước về Việt kiều thời gian này vẫn hạn chế nên nhiều kiều bào gặp khó khăn trong việc quay trở về nước để làm việc

Sau 10 năm đổi mới, ĐNTT đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước ĐNTT được quy tụ trong các hội trí thức, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường, viện…Vai trò tư vấn và phản biện xã hội của trí thức bước đầu được đề cập và phát huy tác dụng Kết quả đạt được trong công tác đào tạo, xây dựng ĐNTT những năm đầu đổi mới là khá toàn diện

Bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quan điểm của Đảng về xây dựng ĐNTT tiếp tục nhất quán: Tôn trọng, tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài

là vốn quý của quốc gia Coi đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung, trí thức nói riêng, là đầu tư phát triển

Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ĐNTT từng bước được thực hiện ĐNTT tăng nhanh cả về số lượng và nâng cao về trình độ, năng lực ĐNTT phân bố đồng đều khắp cả nước Cho đến năm 2005, cả nước có hơn 1.800 nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng, 16 nghìn thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ và tiến sỹ khoa học, đạt 210 người có trình độ cao đẳng trên 1 vạn dân Số giáo sư là 1.131, phó giáo sư là 5.253 [4] Các Hội trí thức phát triển từ trung ương đến các địa phương, lực lượng nữ trí thức, trí thức trẻ có những bước phát triển đáng kể

Trang 32

ĐNTT phát triển mạnh mẽ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh

tế - xã hội ĐNTT trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã coi trọng việc ứng dụng chuyển giao các thành tựu khoa học tiên tiến phục vụ sự phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường và đời sống dân sinh; phổ biến khoa học kỹ thuật vào sản xuất ĐNTT thực hiện nhiệm vụ phản biện và giám định xã hội cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước ĐNTT trí thức kiều bảo đã có những đóng góp tích cực cho đất nước

1.2.2 Những hạn chế của ĐNTT

So với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập

kinh tế quốc tế, bên cạnh những thành tựu đạt được, ĐNTT còn nhiều bất cập

ĐNTT còn bộc lộ sự bất cập về chuyên môn, nghiệp vụ ĐNTT được đào tạo

về các lĩnh vực chuyên môn còn chưa cân đối với nhu cầu xã hội Lực lượng trí thức chiếm tỷ lệ thấp so với dân số, trung bình cả nước có khoảng10.000 người tốt nghiệp đại học trên 1 triệu dân (chỉ số đó ở Singapore là 16.000, Hàn Quốc là 52.000, Nhật Bản là 70.000) [1]

ĐNTT phân bố không đồng đều giữa các vùng miền, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong số những người có trình độ đại học trở lên thì 90% tập trung ở các trường đại học, các cơ quan Trung ương và các thành phố lớn ĐNTT tập trung ở

Hà Nội chiếm 20%, ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 14% trí thức của các nước, trong khi đó số trí thức của tỉnh Sơn La chỉ là 0,57%, tỉnh Lai Châ chỉ là 0,27% [44, tr.147-148] Những vùng cần trí thức để phát triển KT- XH thì còn rất thiếu Đặc biệt

là vùng sâu, vùng xa, lực lượng trí thức, nhất là trí thức có trình độ cao vẫn còn rất ít, chất lượng chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống

Hiện tượng lão hóa và hẫng hụt đội ngũ kế cận tương lai xảy ra phổ biến ở các

cơ quan nghiên cứu Đây là nguy cơ lớn đối với sự phát triển đất nước Tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học năm 1995, tuổi trung bình của trí thức có học hàm, học vị là trên 50 tuổi: Tiến sỹ là 52,8 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi và giáo sư là 59,9 tuổi[7, tr.18]

Trong công tác đào tạo còn nhiều bất cập, đào tạo không gắn với thực tế nên đã gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước Có đến 63% sinh viên tốt nghiệp không có

Trang 33

việc làm, số người có việc làm thì nhiều người không đáp ứng được với yêu cầu công việc hoặc phải đào tạo lại từ 1 đến 2 năm [29]

Bên cạnh những trí thức có tâm huyết gắn bó với nghề, với sự phát triển của đất nước thì không ít những trí thức giỏi về trình độ chuyên môn nhưng trách nhiệm

xã hội và đạo đức bị suy giảm, gây những hệ lụy xấu cho xã hội

Tiểu kết chương 1

Trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến năm 2006, nhìn chung Đảng luôn quan tâm xây dựng ĐNTT, tuy nhiều lúc, nhiều nơi tình trạng coi nhẹ trí thức còn diễn ra Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNTT đã từng bước phát triển, gắn trách nhiệm của mình vào nhiệm vụ chung của toàn dân tộc, cùng với toàn thể nhân dân làm nên những thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, đưa dân tộc thoát khỏi chiến tranh, giành độc lập, cả nước đi lên xây dựng XHCN trên phạm vi toàn quốc

Trong những năm Đổi mới, Đảng đã từng bước đổi mới trong công tác xây dựng ĐNTT, Đảng đặt đội ngũ trí thức vào liên minh công nhân – nông dân – trí thức làm nền tảng Các chủ trương chính sách của Đảng đối với trí thức được tăng cường Những chủ trương, chính sách của Đảng về công tác trí thức từng bước được cụ thể hóa trong thực tiễn, ĐNTT không ngừng phát triển, có những đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước

Tuy đã có những chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức, nhưng chưa đồng đều, nhiều chủ trương, chính sách chậm đi vào thực tiễn, ở nhiều nơi các cấp ủy Đảng còn coi nhẹ Chính những hạn chế đó, đã dẫn tới những yếu kém trong ĐNTT

Đứng trước yêu cầu của thực tiễn đặt ra, trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là nền kinh tế trí thức đang dần mở rộng trên phạm vi toàn cầu đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có nhiệm vụ cần xây dựng được ĐNTT trí thức thực sự lớn mạnh để đưa đất nước hòa nhịp cùng thời đại

Trang 35

Chương 2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

(2006-2013) 2.1 CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013

2.1.1 Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trải qua 20 năm đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục đạt được những thành quả đáng ghi nhận Tình hình kinh tế chính trị - xã hội ổn định, uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao

Trên thế giới nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên, lao động tay chân sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người

Đó là nền kinh tế trong đó sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, việc làm trong tất cả các ngành kinh tế Sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức là một bước nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất và nền văn minh nhân loại Tỷ trọng của cải tri thức trong tài sản quốc gia của các nước cũng ngày càng gia tăng Vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc

Nước ta đi vào CNH, HĐH trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hóa Các nước đi trước ta phải mất hàng trăm năm cho quá trình này Các nước khu vực quanh ta cũng mất hàng nửa thế kỷ Là người đi sau, chúng ta có nhiều

cơ hội rút ngắn quá trình đó

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực con người - yếu tố vừa giữ vai trò như động lực, phương tiện để

Trang 36

đạt được mục đích, vừa đồng thời là mục đích hướng tới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Xây dựng và phát triển ĐNTT là một phần quan trọng, không thể thiếu của yếu tố nguồn lực con người Yêu cầu đặt ra là phải có chiến lược, quy hoạch, giải pháp thích hợp và tập trung đủ các nguồn lực cần thiết để xây dựng đội ngũ trí thức mạnh cả về số lượng và chất lượng; phải phát huy được những tiềm lực là tinh hoa của đội ngũ đó, phải thông qua đội ngũ trí thức để tiếp cận nhanh chóng với tri thức

và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, phải giáo dục, rèn luyện để ĐNTT thực sự yêu nước, yêu chế độ, nhận thức được đầy

đủ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2006-2013)

Quan điểm nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thứcngày càng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Việt Nam hơn Trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước, tư duy của Đảng về xây dựng ĐNTT đã có những phát triển mới Đảng đã có sự kết hợp khéo léo giữa khoa học và tâm lý để đưa ra hệ thống quan điểm và chủ trương xây dựng ĐNTT, được thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, Đảng tiếp tục đánh giá cao vị trí và vai trò của ĐNTT trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương hoàn thiện môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ĐNTT

Đổi mới toàn diện đất nước thực sự là một cuộc cách mạng, yêu cầu tất yếu, đòi hỏi Đảng phải tập hợp và phát huy mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối KH-CN đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu như hiện nay Tại Đại hội X của Đảng, Đảng đặt vấn đề rõ ràng về sử dụng trí thức và trọng dụng nhân tài: “Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao”[22, tr.212]

Theo định hướng Đại hội X của Đảng, để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nước

ta cần phải: “Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa; hiện đại hóa đất nước theo định

Trang 37

hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triền kinh tế tri thức Phải coi kinh tế tri thức là yếu

tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào trí thức” [22, tr.28-29]

Đường lối gắn quá trình CNH, HĐH với nền kinh tế trí thức, phát triển mạnh

mẽ KH-CN và tăng cường phát triển GD-ĐT thì việc trí thức hóa nguồn lực lao động

sẽ diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn xã hội cũng như trong mọi lực lượng tham gia vào quá trình sản xuất Hơn lúc nào hết đội ngũ trí thức cần phát huy vai trò to lớn của mình trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Về vị trí của người trí thức trong CNH, HĐH, phát triển kinh tế trí thức, từ Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6–1996) đã xác định nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là khối liên minh công nhân - nông dân – trí thức thay cho trước đây chỉ dừng lại

là liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

Đến Đại hội X (4 – 2006) đã nâng lên tầm chiến lược đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới

sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát triển quan điểm của Đại hội X, Nghị quyết 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định cụ thể hơn vị trí và vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của

hệ thống chính trị Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững [26, tr.85]

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X (tháng 7 – 2008) về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây là lần đầu tiên, Đảng có một nghị quyết riêng về vấn đề trí thức, một bước tiến lớn của Đảng về

Trang 38

lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề trí thức Đảng đã không chỉ coi trí thức là một tầng lớp phối thuộc, mà đã ngang hàng với vấn đề công nhân và nông dân trong bộ ba tạo nên khối liên minh vững chắc của đại đoàn kết dân tộc

Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã vạch ra hệ thống quan điểm, chủ trương toàn diện của Đảng về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức

Trong chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, Đảng chủ trương:

“Đổi mới công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc tiến cử và sử dụng cán bộ trí thức, khắc phục tình trạng hành chính hóa, thiếu công khai, minh bạch trong khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo điều kiện để trí thức phát triển bằng chính phẩm chất, tài năng và những kết quả cống hiến của mình cho đất nước”[26, tr.93]

Đảng đã đưa ra cơ chế quản lý ĐNTT phù hợp với đặc tính riêng của lao động trí óc Đó là mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng trong các hoạt động nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học ở các tập thể khoa học Tạo điều kiện rộng rãi để đội ngũ trí thức trao đổi học thuật, tiến hành phản biện có chất lượng các yêu cầu khoa học và lý luận Đảng khẳng định: “Đối với trí thức, phát huy trí tuệ và năng lực,

mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài Khuyến khích các trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng tạo Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nước Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội khoa học – kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội” [22,tr.119]

Nghị quyết 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ là: “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy quyền tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước” [26, tr.91]

Trang 39

Tiếp tục chủ trương trọng dụng trí thức trong Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X , trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI, Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao; tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các cơ quan khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với nhân tài của đất nước” [27,tr.49].Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đã xác định mục tiêu “Đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc trế và ổn định xã hội, nâng cao trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ phát triển trên thế giới” [31, tr.78]

Hai là, chủ trươngtiếp tục đẩy mạnh toàn diện trong đào tạo, bồi dưỡngĐNTT

Vấn đề trí thức liên quan chặt chẽ đến GD-ĐT Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Dựa trên cơ sở quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Học để làm việc, học để làm người, làm cán bộ” [43, tr.208] Đảng nhận thức sâu sắc và đánh giá cao vai trò GD-ĐT, KH-CN đối với phát triển ĐNTT

Đảng xác định giáo dục và đào tạo là cơ sở để tạo ra những nhà trí thức, nhà khoa học, nhà giáo, nhà thiết kế, các chuyên gia, tổng công trình sư Đại hội X xác định: “Về giáo dục và đào tạo chúng ta phấn đấu để cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[22, tr.34]

Tiến hành đổi mới giáo dục một cách cơ bản, từ cơ cấu lại hệ thống đào tạo, tới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học tích cực theo hướng phát triển tư duy, tính độc lập sáng tạo, tính liên kết phối hợp, đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu

Trang 40

cầu của thị trường lao động Coi đào tạo đại học, đào tạo nghề là thị trường đào tạo

để có cơ chế chính sách đầu tư đào tạo từ cá nhân, gia đình đến xã hội

Chủ trương phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động KH-CN với

GD-ĐT để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức Thống nhất định hướng giữa phát triển KH-CN với chấn hưng GD-ĐT, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy nhau giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu

Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 7 khóa X, tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với phát triển ĐNTT

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1-11-2012, của Đảng “Về phát triển khoa học

và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”, đã nêu rõ cùng với GD-ĐT, KH-CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ KH-CN là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng – an ninh Khoa học và công nghệ gắn với giáo dục và đào tạo, khoa học tự nhiên và kỹ thuật gắn với khoa học xã hội và nhân văn Phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân Phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng, của các tập thể khoa học và công nghệ, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội và của mỗi công dân trong hoạt động khoa học, công nghệ

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Nghị quyết nhấn mạnh giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu , là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển , được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoa ̣ch phát triển kinh tế - xã hội Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ

Ngày đăng: 29/12/2015, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ban Khoa giáo Trung ƣơng (1992), Mục tiêu giáo dục: Dân trí - nhân lực - nhân tài, Tài liệu lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu giáo dục: Dân trí - nhân lực - nhân tài
Tác giả: Ban Khoa giáo Trung ƣơng
Năm: 1992
5. Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam(2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam(2000)
Tác giả: Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
6. Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp (1976), Niên giám thống kê 20 năm phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp (1955 – 1975), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 20 năm phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp (1955 – 1975)
Tác giả: Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1976
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (1995), Báo cáo về sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo: tình hình thực hiện 1991 -1995 và phương hướng 1996 -2000, Tài liệu lưu trữ tại Cục lưu trữ Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo: "tình hình thực hiện 1991 -1995 và phương hướng 1996 -2000
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 1995
8. Bùi Đình Bôn (2006), Chuyên đề xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong quân đội nhân dân Việt Nam, Chuyên đề của Đề tài KX.04/16/06-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Bùi Đình Bôn
Năm: 2006
9. Ngô Thành Can (2008), Công chức và Công sinh và những nẻo đường ly tán, Vietnamnet.vn, ngày 14/9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chức và Công sinh và những nẻo đường ly tán
Tác giả: Ngô Thành Can
Năm: 2008
10. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Phạm Tất Dong
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
11. Phạm Ngọc Dũng (2012), Chảy máu chất xám, từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chảy máu chất xám, từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2012
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1987
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1991
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1996
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb Sự Thật
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật"
Năm: 1998
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3 Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3 Nxb Sự Thật
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật"
Năm: 1999
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996- 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996-1999
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị Quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia"
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w