Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Giới thiệu khái quát về chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng - Nêu lên một số nhận
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THU HẢI
§¶NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò TRÝ THøC
ë MIÒN B¾C Tõ N¡M 1954 §ÕN N¡M 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THU HẢI
§¶NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò TRÝ THøC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS TS Nguyễn Văn Khánh
Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Nguyễn Thu Hải
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7
5 Đóng góp khoa học của luận án 7
6 Kết cấu của luận án 8
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
1.1 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.1.1 Các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về trí thức 9
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức 13
1.1.3 Các công trình nghiên cứu những nội dung liên quan đến trí thức và sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ 1954-1975 16
1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 19
1.3 Đánh giá, nhận xét về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 22
1.3.1 Về các kết quả nghiên cứu 22
1.3.2 Về những vấn đề luận án tập trung giải quyết 23
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1964 25
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức và chủ trương của Đảng 25
2.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức 25
2.1.2 Chủ trương của Đảng 35
2.2 Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức 43
2.2.1 Xây dựng về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức 43
2.2.2 Xây dựng về cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng và đãi ngộ trí thức 53
2.2.3 Phát huy vai trò đội ngũ trí thức 60
Tiểu kết chương 2 67
Trang 5Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ
THỨC Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1965-1975 68
3.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức 68
3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 69
3.1.2 Chủ trương đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức 72
3.2 Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ trí thức 82
3.2.1 Tiếp tục phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng, mở rộng cơ cấu đội ngũ trí thức 82
3.2.2 Đẩy mạnh xây dựng cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng và đãi ngộ trí thức 95
3.2.3 Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng, bảo vệ miền Bắc và góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam 99
Tiểu kết chương 3 109
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 110
4.1 Một số nhận xét tổng quát 110
4.1.1 Về ưu điểm 110
4.1.2 Về hạn chế và nguyên nhân 116
4.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 121
4.2.1 Nắm vững, vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và cách mạng 121
4.2.2 Đánh giá đúng vai trò, vị trí, nắm bắt đúng đặc điểm của trí thức và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng 125
4.2.3 Giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ trí thức vừa “hồng”, vừa “chuyên” 128
4.2.4 Thực sự tôn trọng, tin tưởng trí thức, lắng nghe những ý kiến, quan điểm phản biện của trí thức 132
4.2.5 Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng đội ngũ trí thức 135
Tiểu kết chương 4 138
KẾT LUẬN 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦATÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trí thức Việt Nam luôn luôn gắn bó với vận mệnh của nhân dân và nền văn hóa của dân tộc Với đặc điểm nổi trội về vốn tri thức và tài năng, trí thức luôn đóng vai trò đầu tàu và là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định tới sự hưng thịnh của mỗi quốc gia Lịch sử đã chứng minh, khi nào nhà nước quan tâm đúng mức đến trí thức, đãi ngộ và trọng dụng trí
thức, nhân tài, thì đất nước phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt Chính
vì thế mà từ thời phong kiến, nhà bác học Lê Quý Đôn đã tổng kết: Phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng
Ngay sau khi ra đời, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (1930), Đảng CSVN
đã coi trọng quan điểm vận động, tập hợp tầng trí thức Tuy nhiên, phải sau đó 10 năm, chủ trương, chính sách vận động tầng lớp trí thức mới thực sự hình thành và
phát triển Với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh (1941), tiếp sau đó là bản Đề cương
văn hóa Việt Nam (1943) và sự thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam (1944), Đảng
CSVN từng bước hoàn chỉnh đường lối tập hợp và huy động sức mạnh của tầng lớp trí thức vào công cuộc giải phóng dân tộc Thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có phần đóng góp không nhỏ từ chủ trương trí thức vận của Đảng Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chủ trương trí thức vận vẫn được
Đảng quán triệt và thực hiện nhất quán Cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam
(1951) xác định: Đảng Lao động Việt Nam sẽ bao gồm những công nhân, nông dân
và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất
Sau tháng 7-1954, trước thực tế đất nước bị chia cắt làm hai miền, thực hiện
đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, song đều hướng vào mục tiêu thống nhất đất nước Nhiệm vụ lớn lao của lịch sử đã đặt lên vai nhân dân miền Bắc, không cách nào khác, nhân dân miền Bắc, trong đó có tầng lớp trí thức, phải đoàn kết, nỗ lực hết mình, vượt lên trên tất cả mọi khó khăn thử thách, đạt được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất và chiến đấu, đưa miền Bắc tiến lên CNXH, làm căn cứ địa, hậu phương chiến lược, sát cánh cùng nhân dân miền Nam đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất Tổ quốc Hơn nữa, nhân dân miền Bắc cũng phải trực tiếp đối
Trang 8mặt với một kẻ thù hiếu chiến, có sức mạnh quân sự to lớn, có vũ khí chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới trong hai cuộc chiến tranh phá hoại Vì thế, đoàn kết mọi lực lượng giai tầng ở miền Bắc lúc đó là vô cùng cần thiết và hơn lúc nào hết, tầng lớp trí thức phải được lãnh đạo, tổ chức, quản lý để phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, phát huy năng lực, trí tuệ, nhiệt huyết cho sự nghiệp cách mạng chung
Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam (1957) khẳng định: “Trí thức là
vốn quý của dân tộc Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới không thể hoàn thành được” Trong hơn hai mươi năm, dưới sự vận động, tập hợp, lãnh đạo của Đảng, ĐNTT ở miền Bắc ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của cả dân tộc Quá trình Đảng lãnh đạo trí thức những năm 1954-1975 đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn hiện tại
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học, công nghệ phát triển và phổ biến nhanh chóng, khi nền kinh tế tri thức không chỉ còn là một xu thế phát triển, mà đã trở thành một thực tế sinh động, một tất yếu phát triển của nhân loại, thì vai trò, vị trí của ĐNTT càng trở nên to lớn và quan trọng hơn Xây dựng ĐNTT vững mạnh
là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị Đầu tư xây dựng ĐNTT là đầu tư cho phát triển bền vững Tuy nhiên, vẫn còn không ít những vấn đề
lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng ĐNTT Việt Nam hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cần được tổng kết, làm sáng tỏ Do vậy, nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo trí thức ở miền Bắc thời
kỳ 1954-1975, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm phục
vụ hiện tại là một việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
Xuất phát từ ý nghĩa nói trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo
xây dựng đội ngũ trí thức ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975” làm đề tài luận
án tiến sĩ ngành lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trình bày, làm rõ đường lối, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng LĐVN trong xây dựng ĐNTT ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975; trên cơ sở đó, đánh giá những
Trang 9thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu khái quát về chủ trương vận động, tập hợp trí thức của Đảng
- Nêu lên một số nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng ĐNTT ở miền Bắc thời kỳ này, đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử chủ yếu phục vụ công tác trí thức vận của Đảng CSVN hiện nay
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng LĐVN về xây dựng ĐNTT ở miền Bắc
từ năm 1954 đến năm 1975
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, luận án tập trung nghiên cứu những quan điểm, chủ
trương, chính sách cơ bản của Đảng LĐVN đối với trí thức ở miền Bắc; một số biện pháp, giải pháp chủ yếu Đảng và Nhà nước đề ra nhằm hiện thực hóa những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đối với trí thức
Khái niệm về trí thức hay ĐNTT có sự thay đổi qua các thời kỳ, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ, nhận thức của mỗi cá nhân và
mỗi nước Với phạm vi nghiên cứu nêu trên của đề tài, trí thức được hiểu là người chuyên
làm việc trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình
Đội ngũ trí thức bao gồm những trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học,
sự nghiệp (giáo sư, tiến sĩ, giáo viên, luật sư, bác sĩ, cán bộ nghiên cứu); những trí thức hoạt động văn học, nghệ thuật (nhà văn, nghệ sĩ, họa sĩ, thi sĩ, nhà báo); những trí thức hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty, công trường (kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp) Ngoài ra, học sinh, sinh viên các trường trung học chuyên
Trang 10nghiệp, cao đẳng, đại học là lực lượng dự bị, nguồn bổ sung trực tiếp của ĐNTT
Xây dựng ĐNTT được làm rõ trên ba nội dung cơ bản: xây dựng về số lượng, chất
lượng, cơ cấu ĐNTT; xây dựng về cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng và đãi ngộ ĐNTT; phát huy vai trò của ĐNTT trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Về mặt không gian, nghiên cứu các chủ trương, chính sách xây dựng ĐNTT
trên miền Bắc Việt Nam
- Về mặt thời gian, luận án nghiên cứu quá trình xây dựng ĐNTT ở miền Bắc
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng rộng rãi các phương pháp khoa học phổ quát như lịch sử, logic, logic - lịch sử, luận án còn sử dụng các phương pháp cơ bản khác của khoa học lịch sử như phân tích, tổng
hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh để xử lý các sự kiện, con số, với mục đích hệ
thống, phân tích những chủ trương cơ bản đối với trí thức ở miền Bắc của Đảng; đồng thời, dựng lại bức tranh về quá trình phát triển, trưởng thành của ĐNTT ở miền Bắc từ 1954 đến 1975; luận giải và rút ra những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận và thực tiễn phục vụ hiện tại
Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và những bài nói chuyện, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước về trí thức;
- Các văn kiện của Đảng và Chính phủ, các Bộ, ngành về trí thức;
- Các công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo về trí thức đã được công bố
là tài liệu tham khảo quan trọng của luận án;
- Các tài liệu sách, báo, tài liệu lưu trữ về giáo dục - đào tạo, văn hóa, văn học - nghệ thuật, y tế, kinh tế, khoa học - kỹ thuật ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1945-1975 là nguồn tài liệu bổ trợ của luận án
5 Đóng góp khoa học của luận án
- Trình bày có hệ thống các chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng LĐVN
Trang 11về xây dựng ĐNTT ở miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Nêu những thành tựu nổi bật trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ và phát huy vai trò của trí thức ở miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975
- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng LĐVN lãnh đạo xây dựng ĐNTT ở miền Bắc
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo hoặc giảng dạy cho những môn học có liên quan
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong xây dựng đội ngũ trí
thức ở miền Bắc giai đoạn 1954-1964
Chương 3: Sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức ở miền Bắc
giai đoạn 1965-1975
Chương 4: Nhận xét và bài học kinh nghiệm
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1 Các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về trí thức
Nghiên cứu những vấn đề chung về trí thức, các tác giả thường tập trung phân tích, làm rõ định nghĩa, cơ cấu, tính chất của tầng lớp trí thức Việt Nam Có nhiều công trình đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của tầng lớp trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử Vai trò của trí thức Việt Nam trong lịch sử dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước hiện nay cũng được rất nhiều học giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu
Trong cuốn sách “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thanh Tuấn (NXB Chính trị Quốc gia, 1998) đã nêu định nghĩa về trí thức Theo tác giả, “trí thức là một tầng lớp xã hội đặc thù, độc lập tương đối, chuyên làm các nghề có tính chất lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, có học vấn chuyên môn cần thiết cho lĩnh vực lao động đó” [155, tr.16] Bên cạnh đó, tác giả còn tập trung làm
rõ vai trò của trí thức đối với tiến bộ xã hội Những đóng góp của trí thức Việt Nam được tác giả khái quát qua các chặng đường lịch sử và khẳng định “hiền tài thời nào cũng có” Từ đó, tác giả nêu lên đặc điểm, xu hướng phát triển của ĐNTT Việt Nam hiện nay; phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách kinh tế - xã hội đối với ĐNTT
Cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội và trí thức” do Nguyễn Duy Thông chủ biên
(NXB Sự thật, 1984) đã phân tích vai trò của tầng lớp trí thức đối với sự tiến bộ xã hội nói chung và với công cuộc xây dựng CNXH nói riêng Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích, đánh giá về quan điểm, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức trong tiến trình cách mạng của dân tộc
Trong những công trình nghiên cứu về trí thức nói chung phải kể đến “Một
số vấn đề về trí thức Việt Nam” của hai tác giả Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn
Quốc Bảo (NXB Lao động, 2001) Cuốn sách đã trình bày khá chi tiết về hoàn cảnh, điều kiện hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Việt Nam trong lịch sử Trong
Trang 13đó, các tác giả đề cập đến những đóng góp trên các phương diện khác nhau của trí thức đối với lịch sử dân tộc, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của họ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH và đổi mới đất nước Cuốn sách có những phân tích, đánh giá sâu sắc về vai trò của trí thức, nhấn mạnh đến thế hệ thanh niên trí thức những năm 20 (XX) đối với quá trình thành lập Đảng CSVN Đây là tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho việc nghiên cứu về vai trò của trí thức Việt Nam nói chung, trí thức trong công cuộc giải phóng dân tộc nói riêng
Tác giả Nguyễn Văn Khánh đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học về điều kiện hình thành, đặc điểm, vai trò của lớp thanh niên trí thức yêu nước
Việt Nam đầu thế kỷ XX như: “Thanh niên trí thức và phong trào cộng sản ở Việt
Nam trước năm 1930”(1985), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6;“Trí thức yêu nước Việt Nam với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX” (viết chung) (1993),
Thông báo khoa học của các trường Đại học, số 1; “Vài suy nghĩ về thế hệ thanh
niên trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX (điều kiện hình thành và đặc điểm)(1994), Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 Qua các bài viết, tác giả nhấn mạnh vai trò của lực lượng này trong phong trào yêu nước ở Việt Nam, là nhân tố quan trọng trong cuộc vận động thành lập Đảng CSVN
“Trí thức Việt Nam với sự nghiệp giải phóng dân tộc”(2002)- tác giả Nguyễn
Văn Khánh, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 Bài viết đề cập đến những thay đổi căn bản trong kết cấu tầng lớp trí thức Việt Nam giai đoạn thuộc địa; phân tích vai trò của trí thức Việt Nam đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đối với việc giải quyết sự xung đột giữa hệ tư tưởng và văn hóa trong giai đoạn thuộc địa và
những năm đầu thế kỷ XX
“Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” là cuốn
sách của Hồ Sơn Điệp (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2003) Công trình đã khái quát lịch sử trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp; phân tích rút ra một vài đặc điểm, vai trò, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của lực lượng trí thức ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu chân dung một số nhà trí thức Nam Bộ trong giai đoạn cách mạng này
Nguyễn Văn Khánh (2009),“Trí thức Việt Nam trong thời kỳ chuẩn bị lực
lượng và tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945”, Tạp chí Lịch sử Đảng,
Trang 14số 219 Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, trí thức Việt Nam không đứng ngoài cuộc, họ đã nhiệt tình tham gia vào phong trào cách mạng chung của dân tộc Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 có phần đóng góp không nhỏ của tầng lớp trí thức Việt Nam lúc đó
“Lược khảo về kinh nghiệm đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam” do Phạm Hồng Tung chủ biên (NXB Đại học Quốc gia, 2000) Nhóm tác giả
nghiên cứu và trình bày những chính sách, biện pháp liên quan đến vấn đề phát hiện đào tạo và sử dụng, bồi dưỡng nhân tài của từng thời đại Bên cạnh đó, công trình tìm hiểu quan niệm nhân tài từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX; Hồ Chí Minh và việc đào tạo thế hệ nhân tài dựng Đảng cứu quốc
“Phát huy vai trò ĐNTT các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay” - Trịnh Quang Cảnh (NXB Chính trị Quốc gia, 2000) Tác phẩm
khái quát chung về đặc điểm, vai trò, thực trạng của ĐNTT dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng phát triển ĐNTT
về cả số lượng và chất lượng
Lê Quang Quý với “Trí thức ngành kiến trúc trong thời kỳ đổi mới”, (NXB
Chính trị Quốc gia, 2000) Sách đã trình bày đặc điểm, vai trò của ĐNTT ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, tác giả nêu lên thực trạng xây dựng, xu hướng phát triển, yêu cầu và giải pháp xây dựng ĐNTT ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Nguyễn Đắc Hưng - “Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập” (NXB
Đại học Quốc gia, 2009) Cuốn sách phân tích một số vấn đề chung về trí thức và ĐNTT; vai trò của trí thức Việt Nam Từ đó, tác giả nêu lên phương hướng và giải pháp phát triển ĐNTT Việt Nam trong thời kì hội nhập
Cũng nghiên cứu về trí thức Việt Nam nhưng tác giả Lê Thị Thanh Hương lại
đề cập đến “Nhân cách văn hoá trí thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập
quốc tế” (NXB KHXH, 2010) Tác giả trình bày những quan niệm về nhân cách văn
hóa trí thức và các nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam hiện nay Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thực trạng nhân cách trí thức Việt Nam, dự báo xu hướng biến đổi nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam đến năm
2020 và đề xuất một số giải pháp phát triển nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam
Trang 15Hai tác giả Nguyễn Đắc Hưng và Phan Xuân Dũng với “Nhân tài trong
chiến lược phát triển quốc gia” (NXB Chính trị Quốc gia, 2004) Các tác giả khẳng
định vị trí, tầm quan trọng của nhân tố con người trong xây dựng và phát triển đất nước; nêu lên kinh nghiệm đào tạo và sử dụng nhân tài; một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
“Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc”(2015), NXB Chính trị
Quốc gia là một công trình mới xuất bản của tác giả Nguyễn Văn Khánh Cuốn sách trình bày các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành và phát triển ĐNTT Việt Nam trong thời kỳ trung, cận và hiện đại Cuốn sách tập trung làm rõ những hoạt động đóng góp của trí thức trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, nhất
là trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ Có một điểm rất đáng chú ý là, công trình nêu quan điểm, cách đánh giá riêng của tác giả về một số sự kiện, nhân vật trong vấn đề “Nhân văn Giai phẩm” Đây là nội dung hiện đang cần tiếp tục được nghiên cứu và làm rõ, góp phần có cái nhìn khách quan hơn về quá trình xây dựng ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Tác giả Đỗ Thị Thạch trình bày một số vấn đề chung về trí thức và trí thức
nữ Việt Nam; đặc điểm và vai trò của ĐNTT nữ cùng với một số vấn đề đặt ra hiện nay; phương hướng, giải pháp nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ trong công cuộc
xây dựng đất nước trong cuốn sách “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (NXB Chính trị Quốc gia, 2005)
Cùng với các công trình khoa học tiêu biểu về ĐNTT Việt Nam thời kì đổi mới đã nêu ở trên còn rất nhiều luận án tiến sĩ ở trong nước nghiên cứu về đề tài
này Có thể kể đến: Phan Thanh Khôi (1992), “Động lực của trí thức trong lao động
sáng tạo ở nước ta hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Triết học; Nguyễn
Thanh Tuấn (1994), “Đặc điểm và vai trò ĐNTT trong sự nghiệp đổi mới của đất
nước hiện nay”, Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học; Nguyễn Văn Sơn (2001),
“Cơ cấu và chất lượng giáo dục trí thức đại học ở nước ta hiện nay”, LATS Triết học; Nguyễn Xuân Phương (2004), “Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, LATS Triết học; Bùi Thị Ngọc
Lan, “Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”, chuyên ngành CNXH Khoa học (2000); “Phát huy tiềm năng của trí thức KHXH
Trang 16trong công cuộc đổi mới ở nước ta” (2000) của Nguyễn An Ninh, chuyên ngành
CNXH Khoa học; “Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công
cuộc đổi mới” của Nguyễn Thị Hòa Bình, chuyên ngành CNXH Khoa học (2006);
Ngô Thị Phượng (2006), “Vai trò của ĐNTT khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam
trong sự nghiệp đổi mới”, LATS Triết học; Lã Thị Thu Thủy (2006), “Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ”, LATS Tâm lý học; Trần Thị Như Quỳnh
(2011) “Công nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, LATS Triết học; Bùi Thị Kim Hậu (2011) “Trí thức hóa công nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, LATS Triết học;
Nguyễn Công Trí (2012), “Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức”,
LATS Triết học, v.v
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức
Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng ĐNTT được các tác giả đề cập đến trên một số bình diện khác nhau Trong số những công trình nghiên cứu về vấn đề
này phải kể đến cuốn sách “Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (NXB
Thông tấn, 2004) Công trình được nghiên cứu công phu bởi một nhà khoa học đã
có nhiều năm tìm hiểu về ĐNTT Việt Nam Tác giả đi từ lý luận đến thực tiễn để khẳng định vai trò của người trí thức Việt Nam trong lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực, trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Từ đó, tác giả trình bày tóm tắt đường lối, chính sách của Đảng đối với trí thức và thái độ, đóng góp, cống hiến của người trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nhấn mạnh vai trò của ĐNTT trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Quốc Bảo
với cuốn sách “Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước” (NXB Lao động, 1998)
Từ sự phân tích vị trí và vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng, tác giả làm
rõ quan điểm của Đảng CSVN với vấn đề trí thức; chính sách của Đảng đối với trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước
Ngô Huy Tiếp - “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức
nước ta hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia, 2008 Cuốn sách phân tích, luận giải
những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT Việt Nam Từ đó, tác giả tiếp tục nêu lên mục tiêu, phương hướng và giải pháp cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT
Trang 17“Thực trạng và giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước” (2014), NXB Chính trị Quốc gia, là công trình của Đức Vượng Tác giả
đã phân tích về lịch sử và lí luận về lực lượng trí thức Việt Nam Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng ĐNTT và đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Với một phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành của triết học, sử học, xã
hội học, khoa học chính sách và khoa học dự báo, công trình “Nguồn lực trí tuệ Việt
Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn Khánh (NXB
Chính trị Quốc gia, 2012) đã tập trung vào việc đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong quá trình lịch sử cho đến hiện tại, về xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này Từ đó, các tác giả đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước trong thế kỷ XXI
Nguyễn Quốc Bảo (1992), “Đảng Cộng sản cầm quyền và vấn đề trí thức trong
thời kì quá độ lên CNXH”, Luận án Phó tiến sĩ Lịch sử Luận án làm rõ vai trò của
ĐNTT trong thời kì quá độ ở Việt Nam và những vấn đề thuộc chính sách của Đảng nhằm khai thác và phát huy tiềm năng trí thức trong sự nghiệp xây dựng CNXH
“Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT từ năm 1997 đến năm 2007”, LATS Lịch sử của Lương Quang Hiển
(2012) Luận án nhấn mạnh quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng CSVN về ĐNTT Luận án nghiên cứu quá trình hình thành
và phát triển của ĐNTT Hà Nội, trên cơ sở đó làm rõ đặc điểm tiêu biểu của ĐNTT Thủ đô Từ đó, tác giả đã phân tích và làm rõ những thành công, hạn chế, yếu kém của quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo, xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bổ sung, hoàn thiện chính sách về xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới
Luận án “Đảng CSVN lãnh đạo xây dựng ĐNTT từ 1991 đến 2005”, LATS
lịch sử của Nguyễn Thắng Lợi (2009) Tác giả nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng ĐNTT, sự đổi mới trong tư duy lý luận của Đảng và quá trình bổ sung, phát triển quan điểm, đường lối xây dựng ĐNTT; từ đó, góp phần khẳng định sự
Trang 18đúng đắn về nhận thức, đường lối, chủ trương của Đảng trong tiến trình đổi mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Xây dựng ĐNTT Việt Nam là một đề tài lớn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, chính vì thế, trong thời kỳ đổi mới đã có một số chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước nghiên cứu về đề tài này Một trong số đó là đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.06 do GS Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm tiến hành nghiên cứu trong các năm 1992-1995 Những nội dung cốt yếu của đề tài đã được in thành sách
“Trí thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng” (NXB Chính trị Quốc gia, 1995)
Nhóm tác giả đã nêu lên một vài quan niệm hiện đại về trí thức; vài nét về ĐNTT Việt Nam và định hướng xây dựng những chính sách phát triển ĐNTT Việt Nam
Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, mã số đề tài ĐTĐL 2003-07 “Đổi mới
chính sách đối với trí thức khoa học - công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Nguyễn Hữu Tăng làm chủ nhiệm, Ban Khoa giáo Trung
ương là cơ quan chủ trì, thực hiện từ 2003 đến 2005 Đề tài đã phân tích, đánh giá sâu sắc những chính sách của Đảng đối với trí thức khoa học - công nghệ trong thời
kỳ đổi mới
Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.16/06-10 “Xây dựng ĐNTT Việt Nam
giai đoạn 2011-2020” do Đàm Đức Vượng là chủ nhiệm đề tài Đối tượng nghiên
cứu của đề tài là trí thức Việt Nam trong quá khứ, hiện tại, tương lai; từ đó, các nhà khoa học đề xuất, kiến nghị những phương hướng, giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2012 ở cả tầm vĩ mô và vi mô Kết quả nghiên cứu của các đề tài góp phần hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách về công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ mới
Ngoài ra, cũng có khá nhiều bài báo, bài viết về chính sách của Đảng với trí thức được đăng trên các tạp chí trong thời gian qua:
Lê Trung Nguyệt - “Đảng với trí thức”, tạp chí Cộng sản, số 10 năm 1990
Theo tác giả, để xây dựng mối liên hệ hữu cơ giữa Đảng và trí thức, cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản như: Cần có một quan niệm khoa học và đúng đắn về trí thức; Xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa chính trị và khoa học; Có chính sách đúng đối với trí thức
Trang 19“Quá trình phát triển chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với trí thức” của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, tạp chí Hoạt động khoa học, số 10 năm
1990 Bằng những sự kiện lịch sử, bằng các chỉ thị, nghị quyết, tác giả trình bày và đánh giá lại một cách hệ thống vấn đề phát triển chính sách xã hội đối với ĐNTT nhằm làm rõ sự nhìn nhận của Đảng với trí thức, đồng thời cũng nêu lên yêu cầu
ngày càng cao của xã hội, của dân tộc đối với ĐNTT yêu nước chân chính
Tác giả Đặng Biên với bài “Một số suy nghĩ về chính sách đối với trí thức
KHXH”, Tạp chí Công tác khoa giáo, số 8 năm 1994 nhấn mạnh một vài đặc điểm,
thực trạng của trí thức trong lĩnh vực KHXH, qua đó, nêu lên một số chính sách lớn đối với trí thức nghiên cứu, hoạt động trên lĩnh vực này
Hai tác giả Phạm Tất Dong và Bùi Khắc Việt đã có bài nghiên cứu khá sâu
sắc về “Chính sách của Đảng đối với trí thức” trên tạp chí Kinh tế và phát triển, số
29 năm 1999 Bài viết nêu lên vai trò, vị trí và nhiệm vụ cơ bản của trí thức trong tình hình mới; nhấn mạnh một số quan điểm, chủ trương của Đảng với trí thức Từ
đó, tác giả đề xuất một vài kiến nghị và phương hướng hoạch định chính sách đối với trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.3 Các công trình nghiên cứu những nội dung liên quan đến trí thức
và sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ 1954-1975
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) được các học giả trong nước đặc biệt quan tâm khai thác nghiên cứu trên nhiều nội dụng Trong đó,
có khá nhiều công trình đề cập đến những nội dung liên quan đến trí thức như: giáo
dục - đào tạo, văn hóa, văn nghệ, tư tưởng, thanh niên, công tác cán bộ, hậu phương miền Bắc, v.v Những công trình nghiên cứu trong thời kỳ 1954-1975 là những công trình được chúng tôi khảo cứu khá đầy đủ Hơn nữa, những công trình của các nhà nghiên cứu đi trước là những tài liệu tham khảo rất cần thiết, có giá trị và được chúng tôi khai thác, kế thừa
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nước 1954-1975 là bộ lịch sử gồm
7 tập, NXB Chính trị Quốc gia, 2015 Công trình được nghiên cứu công phu, nghiêm túc bởi tập thể các tác giả của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam Bộ sách đã cung cấp khá đầy đủ, chi tiết những vấn đề của cuộc kháng chiến chống Mỹ như: nguyên nhân chiến tranh, chuyển chiến lược, đánh thắng chiến tranh đặc biệt, cuộc
Trang 20đụng đầu lịch sử, tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, thắng Mỹ trên chiến trường
ba nước Đông Dương Đây là nguồn tư liệu quan trọng, giúp chúng tôi hiểu sâu hơn
về thời kỳ lịch sử luận án nghiên cứu
Hoàng Trang - Chiến lược đại đoàn kết của Đảng CSVN trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Luận án Phó tiến sĩ lịch sử, 1995 Tác giả
phân tích những tác động đến việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết của Việt Nam sau tháng 7-1954 Tác giả tập trung làm rõ chiến lược đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các giai đoạn lịch sử, tương ứng với các chiến lược chiến tranh mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam 1954-1960, 1961-1965, 1965-1968, 1969-1975
Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội ở miền Bắc, NXB Văn hóa Thông tin, 1999
là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Lê Cuốn sách tập trung làm rõ những biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội ở miền Bắc qua hai giai đoạn 1954-1960, 1961-1965 Công trình giúp cho tác giả luận án có những tư liệu, những đánh giá, nhận xét sâu sắc về sự thay đổi về cơ cấu giai cấp xã hội ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu
“Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945-1975” của tác giả Hồ Hữu Nhựt (NXB
Chính trị Quốc gia, 2001) là công trình với nhiều tư liệu quý, trình bày khá đầy đủ các hoạt động của giới trí thức ở miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Đặc biệt, sách đã tái hiện lại bức tranh về vai trò, đóng góp của trí thức Sài Gòn - Gia Định thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Thanh niên Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975),
Phạm Bá Khoa, LATS Lịch sử, 2007 Luận án tái dựng lại phong trào cách mạng và những đóng góp của thanh niên Thủ đô Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ Qua
đó làm nổi bật những đóng góp, cống hiến hy sinh của thanh niên Thủ đô cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975), Lê Thị Hòa, LATS lịch sử, 2012 Tác giả nghiên cứu hệ
thống đường lối, chủ trương với quá trình xây dựng, củng cố, mở rộng và tổ chức mọi lực lượng trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi lực
Trang 21lượng trong nước và quốc tế cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; quá trình chỉ đạo của Đảng trong việc thực thi đường lối, chủ trương đó
Một công trình có liên quan trực tiếp đến thời kỳ mà đề tài nghiên cứu là
LATS lịch sử của Ngô Văn Hà - “Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học ở miền
Bắc (1954-1975)(2009) Luận án đã làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng về
giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ kháng chiến chiến chống Mỹ, cứu nước Luận
án là nguồn tư liệu rất hữu ích cho đề tài trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu về những yếu tố tác động đến giáo dục đại học, thành tựu nổi bật và một số hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học ở miền Bắc Tuy luận
án không nghiên cứu trực tiếp về trí thức nhưng giáo dục đại học là một nội dung rất quan trọng, không thể thiếu khi nghiên cứu về xây dựng ĐNTT Những thành tựu của giáo dục đại học đã trực tiếp góp phần vào việc hình thành và phát triển một ĐNTT đông đảo, có trình độ ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975
Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức ở miền Nam (1954-1975) do
Nguyễn Thắng Lợi (chủ biên), NXB Lý luận chính trị, 2014 đã khái quát quá trình lãnh đạo công tác vận động trí thức, làm rõ chủ trương, đường lối, chính sách và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác vận động trí thức ở miền Nam trong giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc; cung cấp về cuộc đấu tranh vừa sôi nổi, quyết liệt vừa âm thầm, lặng lẽ của “những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” ở miền Nam Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1975) của Nguyễn Xuân Tú, NXB Chính trị Quốc gia, 2009 là công trình nghiên
(1954-cứu sâu về vai trò của hậu phương trong chiến tranh và sự cần thiết xây dựng hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích, làm rõ quá trình vừa làm nhiệm vụ quá độ lên CNXH, vừa chi viện đắc lực cho miền Nam qua hai giai đoạn 1954-1965 và 1965-1975
Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động chính trị ở miền Bắc 1975), Phùng Thị Hiển, LATS lịch sử, 2009 Luận án làm rõ quá trình lãnh đạo của
(1960-Đảng đối với công tác tuyên truyền, cổ động chính trị trong những năm 1960-1975
ở miền Bắc Việt Nam; khẳng định những thành công, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động trong giai đoạn này Với việc đề cập đến công tác tuyên truyền, tác giả đã giúp chúng tôi bổ sung thêm những tư liệu
Trang 22về công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính trị của Đảng đối với cán bộ, đảng viên, trí thức nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã khảo cứu một số công trình liên quan như:
Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam giai đoạn 1950-1975, LATS lịch sử của Nguyễn
Thị Phương Hoa, bảo vệ năm 2011 tại Viện KHXH; Phạm Quang Minh (2009),
“Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)”, Tạp chí
Lịch sử quân sự (205), v.v Những công trình đó giúp chúng tôi có cái nhìn toàn
diện hơn về một số tác động từ bên ngoài đến quá trình hình thành, phát triển quan điểm, chủ trương về xây dựng ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975
1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Cho đến nay đã có khá nhiều học giả nước ngoài với nhiều công trình viết về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ 1954-1975 Mặc dù không phải là những công trình trực tiếp nghiên cứu về trí thức nhưng đã đề cập đến cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam Những công trình như vậy phần nào giúp chúng tôi hiểu thêm về thử thách sống còn của nhân dân Việt Nam khi phải đương đầu với một thế lực mạnh về mọi mặt như Mỹ Đó cũng là một trong nhiều cơ sở làm rõ thêm sự cần thiết phải xây dựng, phát triển và phát huy vai trò của ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975
Với nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau, các học giả nước ngoài đã cung cấp cái nhìn đa chiều về thời kỳ lịch sử này Đồng thời, đó cũng
là nguồn tư liệu phong phú, giúp cho chúng tôi hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử; về các chiến lược, kế hoạch chiến tranh của Mỹ; về tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh; về sự chênh lệch trong tương quan so sánh lực lượng giữa Mỹ và Việt Nam;
về những mối quan hệ quốc tế phức tạp, v.v
“Giải phẫu một cuộc chiến tranh: Việt Nam, Mỹ và Bài học lịch sử cho hiện tại” (Anatomy of a War: Vietnam, the United States, and the Modern Historical
Experience) của tác giả người Mỹ Gabriel Kolko, do NXB The New Press tái bản
năm 1994 Dựa vào những tài liệu mới, được khai thác trong những năm quan sát tại chỗ ở Oa-sinh-tơn, Pa-ri và những chuyến thăm Việt Nam, Gabriel Kolko đã phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tượng trong cuộc chiến tranh; đồng thời trình bày triển vọng của chiến lược chiến tranh hạn chế của Mỹ và lập luận rằng mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại như ở Việt Nam Đây là
Trang 23một cuốn sách rất sinh động và hấp dẫn về cuộc chiến tranh có tác động sâu sắc đến toàn thế giới - một nghiên cứu nghiêm túc về cuộc chiến tranh Đông Dương
Tác giả Neil Sheehan - “Sự lừa dối hào nhoáng: Một người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam” (A bright shining lie: John Paul Vann and America in
Vietnam), NXB Random House, New York, 1988 Neil Sheehan đã có mặt trong
những năm bi thảm nhất của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Neil Sheehan đã mất 16 năm để viết tác phẩm này Đây là một “tài liệu khổng lồ” và chi tiết; phân tích sống động và lôi cuốn về toàn bộ tham vọng và sự sa lầy của đế quốc Mỹ ở xứ
sở nhiệt đới nhỏ bé Việt Nam
Robert Mc Namara (1995), “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học
Việt Nam” (In Retrospect: The tragedy and lessons of Vietnam), NXB Random
House, New York Trong cuốn sách này, Robert Mc Namara công khai thừa nhận rằng người Mỹ đã sai lầm khủng khiếp khi tham gia vào các quyết định về Việt Nam Có thể nói rằng, đây là lời thú nhận chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ Cũng trong cuốn sách này, ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nêu ra cụ thể những nguyên nhân dẫn tới thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học nước Mỹ cần rút ra qua cuộc chiến tranh này Xuất phát từ vị trí và lập trường riêng của mình, cho nên những đánh giá nhận định của ông McNamara có thể khác, thậm chí trái ngược với những đánh giá, nhận định của các nhà khoa học trong nước Nhưng cuốn sách đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về thời kỳ lịch sử mà đề tài nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về trí thức Việt Nam ở nước ngoài cho đến nay vẫn còn hạn chế nhưng đáng chú ý là công trình khoa học công phu của
Trịnh Văn Thảo với tiêu đề “Viê ̣t Nam từ Khổng giáo đến Chủ Nghĩa Cộng Sản Một
tiểu luận về hành trình trí thức” (“Le Vietnam du Confucianisme au Communisme, Un
essai d’itinéraire intellectuel) Công trình hoàn thành và xuất bản bằng tiếng Pháp từ
năm 1990 “Ba thế hê ̣ trí thức người Viê ̣t (1862-1954) Nghiên cứu lịch sử xã hội” là
tên sách tác giả cho ̣n cho bản di ̣ch tiếng Viê ̣t, NXB Thế giới, 2013 Nô ̣i dung cơ bản của tác phẩm là nhận diện các nhóm trí thức qua các thời kì lịch sử mà tác giả gọi là
“thế hê ̣ li ̣ch sử” Tác giả đã vâ ̣n du ̣ng những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu hiê ̣n
đa ̣i của nhiều nhà xã hô ̣i ho ̣c nổi tiếng phương Tây và bổ sung, thử nghiê ̣m thành công
Trang 24thêm chiều sâu li ̣ch sử, phát triển ngành xã hội học li ̣ch sử Đó là một cống hiến quan
trọng về phương pháp luận khoa học cho nền xã hô ̣i ho ̣c trẻ tuổi của Viê ̣t Nam
Trong cuốn sách “Bài tiểu luận về văn học và xã hội ở khu vực Đông Nam Á:
các quan điểm chính trị và xã hội học” (Essays on Literature and Society in
Southeast Asia: Political and sociological perspectives), Tham Seong Chee đã phân
tích quá trình phát triển văn học Việt Nam thời kỳ 1954-1973, NXB Đại học Singapore, 1981 Nhà nghiên cứu đã chia ba giai đoạn phát triển văn học Việt Nam tương ứng với các tổng kết của Đại hội Văn nghệ Tác giả nhận định: Đỉnh cao của văn học Việt Nam thời kỳ đầu là các tác phẩm ca ngợi chiến thắng của quần chúng nhân dân, của quân đội và của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng chống lại chủ nghĩa thực dân Trí thức văn nghệ sĩ trong giai đoạn này là một phần của nhân dân, gắn bó khăng khít với nhân dân Bước sang giai đoạn hai, tác giả tổng kết: Nhà văn đã chống lại nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm; các nhà văn đã đi sâu vào đời sống của nhân dân và các tầng lớp trong xã hội Trong giai đoạn thứ ba, tác giả nhận định: Nền văn học nghệ thuật Việt Nam có tính kế cận, đội ngũ các nhà văn đã đông đảo và đa dạng hơn, nhưng nội dung các tác phẩm còn tương đối nghèo nàn, khá khuôn mẫu và tập trung chủ yếu vào lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc
Trong công trình “Đổi mới chính trị ở Việt Nam đương đại” (Renovating
Politics in Contemporary Vietnam), NXB Lynne Rienner, London, 2001, tác giả Zachary Abuza đề cập tới tự do của giới văn học - báo chí Đặc biệt, phân tích khá chi tiết "sự kiện Nhân văn - Giai phẩm", tác giả nhận định: Sự kiện Nhân Văn- Giai Phẩm như một biểu tượng cho sự thất bại của Đảng trong lời hứa sẽ mang lại tự do cho giới trí thức và cuộc thanh trừng nội bộ đảng chính là dấu chấm hết cho nền dân chủ đảng
và dập tắt tư duy trong quá trình ra quyết định Theo chúng tôi, nhận định này cũng cần xem xét và nhìn nhận một cách thấu đáo hơn Bởi lẽ, đây là cuộc đấu tranh chính trị trên mặt trận văn hóa - văn nghệ - tư tưởng, mà trong đó có một số phần tử trí thức bất mãn, bị kẻ địch lợi dụng nhằm chống phá cách mạng Hơn nữa, nguyện vọng về tự do, dân chủ trong sáng tác của trí thức là cần thiết nhưng thời điểm diễn ra phong trào Nhân văn - Giai phẩm lại chưa thực sự phù hợp Khi đất nước đứng trước nguy cơ bị chia cắt và xâm lược, Đảng LĐVN cần phải tăng cường củng cố niềm tin, thống nhất khối đại đoàn kết của tất cả các tầng lớp nhân dân hơn lúc nào hết Vì thế, sự “tự do thái quá”, thậm chí có người còn cố ý bôi xấu chế độ, làm ảnh hưởng đến uy tín của
Trang 25Đảng cũng như tổn hại đến sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Nghiên cứu về trí thức Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là trí thức văn nghệ
sĩ ở miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975 cũng khá phong phú và đa dạng Tuy nhiên, những cuốn sách và tài liệu đó hiện chưa được xuất bản ở Việt Nam và hầu hết chúng tôi mới chỉ tiếp cận được thông qua nguồn internet
1.3 Đánh giá, nhận xét về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận
án tập trung giải quyết
1.3.1 Về các kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoặc thuộc về chủ
đề nghiên cứu của đề tài khá phong phú, đa dạng không chỉ về chủ loại, số lượng,
mà còn cả về nội dung, thành tựu nghiên cứu Cụ thể như sau:
Các công trình chuyên khảo, các luận án, các đề tài khoa học, các bài báo đã tập trung nghiên cứu, khai thác rất nhiều nội dung, nhiều khía cạnh về cơ cấu, đặc điểm, vị trí, vai trò của ĐNTT Việt Nam trong các ngành, các lĩnh vực, các địa phương, các giai đoạn lịch sử khác nhau Điều đó chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của trí thức trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, cũng như sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học dành cho ĐNTT Đây là những tài liệu tham khảo rất quan trọng, giúp chúng tôi có kiến thức cơ bản, tổng quát về ĐNTT Việt Nam cũng như cập nhật được các vấn đề mà các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về ĐNTT Việt Nam nói chung tương đối phong phú, đa dạng và có những đóng góp nhất định, đáng ghi nhận, khẳng định vai trò to lớn của trí thức Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng, khắc họa được những đặc trưng cơ bản nhất của trí thức Việt Nam Những công trình đó, ở mức độ và khía cạnh khác nhau, đã cung cấp những gợi mở cần thiết, quan trọng cho tác giả luận án
đi nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện hơn Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên là những tư liệu quý, những cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo, kế thừa trong quá trình hoàn thành mục đích nghiên cứu của đề tài
Các công trình nghiên cứu về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng ĐNTT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới khá phong phú và đa dạng Các nhà khoa học đã luận giải vấn đề trên hai phương diện chủ yếu: Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện bằng các giải pháp, biện pháp cụ thể về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, chính sách cán bộ,… nhằm xây
Trang 26dựng, phát triển ĐNTT Các học giả rất tâm huyết khi đưa ra những đề xuất về chính sách, biện pháp, phương hướng xây dựng ĐNTT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
Về tư liệu, các nhà nghiên cứu đã khai thác một khối lượng tư liệu khá lớn để
hoàn thành những công trình khoa học của mình về ĐNTT Đây là cơ sở vững chắc
để làm rõ những nội dung về sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với ĐNTT, làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vai trò, vị trí, đặc điểm của trí thức Việt Nam
Về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, các nhà khoa học trong
nước đã dựa trên phương pháp luận mác-xít và một số phương pháp khoa học khác
để làm rõ đối tượng nghiên cứu Trong thời gian gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngành khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới, các học giả trong và ngoài nước đã có điều kiện để học hỏi, trao đổi, tiếp cận những xu hướng, phương pháp nghiên cứu mới Vì thế, nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung và sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với ĐNTT Việt Nam nói riêng ngày càng đạt được kết quả tốt hơn với những phương pháp mới được thực hiện như phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn
Một cách tổng quát, nghiên cứu về xây dựng ĐNTT Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với xây dựng ĐNTT đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các phương diện Thành quả của những công trình nghiên cứu nêu trên, ở những mức độ khác nhau, vừa soi rọi; vừa là cơ sở để các nhà nghiên cứu đi sau bước tiếp, hoàn thành những mục tiêu, những công trình nghiên cứu chuyên sâu và nâng cao về ĐNTT Việt Nam, về sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với ĐNTT trong những chặng đường khác nhau
1.3.2 Về những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Mặc dù nghiên cứu về xây dựng ĐNTT Việt Nam, về sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng ĐNTT đã đạt được kết quả to lớn, song vẫn còn những “khoảng trống” nhất định, đặc biệt là nhiều vấn đề trong thời kỳ 1954 - 1975 Cụ thể như sau:
Một là, chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống về quan
điểm, chủ trương của Đảng LĐVN đối với xây dựng ĐNTT ở miền Bắc từ năm
1954 đến năm 1975; chưa phân tích một cách thấu đáo các yếu tố chi phối, tác động đến quá trình hoạch định chủ trương, đường lối xây dựng ĐNTT ở miền Bắc của Đảng cũng như những ưu điểm, hạn chế trong quá trình ấy
Trang 27Hai là, chưa có những công trình nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện,
sâu sắc về những thành công và hạn chế trong sự chỉ đạo xây dựng ĐNTT ở miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975
Ba là, những công trình nghiên cứu đã có, nhất là của Việt Nam về xây
dựng ĐNTT chủ yếu thiên về trình bày thành tựu, có phần né tránh, chưa dám đề cập hoặc đề cập chưa sâu đến các hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quá trình Đảng LĐVN lãnh đạo xây dựng ĐNTT Điều đó phần nào làm ảnh hưởng đến giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu thời gian vừa qua Một số công trình hay tác giả nghiên cứu về vấn đề này ít nhiều đề cập đến nhưng hầu hết
là các tác giả nước ngoài, hay ở những nguồn tư liệu mà nhiều khi chúng ta cho là
“không chính thống”
Tuy nhiên, về quá trình Đảng LĐVN lãnh đạo xây dựng ĐNTT ở miền Bắc trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ 1954 đến 1975 chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu Một số công trình, khi phân tích vai trò của trí thức Việt Nam trong tiến trình cách mạng có nói đến quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng nhưng mới chỉ là bước đầu, chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện Có công trình nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo trí thức trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát Hơn nữa, các công trình đó đều chưa phân tích, làm rõ một số mặt hạn chế trong chủ trương, chính sách phát triển, phát huy vai trò của ĐNTT ở miền Bắc từ năm
1954 đến năm 1975
Với những “khoảng trống” như đã chỉ ra ở trên, rất cần một công trình nghiên cứu đi sâu làm rõ về sự lãnh đạo của Đảng LĐVN đối với xây dựng ĐNTT ở miền Bắc những năm 1954 -1975
Dựa trên việc khai thác từ những nguồn tư liệu khác nhau, cập nhật những công trình nghiên cứu mới, trên tinh thần khách quan, tránh phê phán hoặc ca ngợi một chiều, luận án đặt mục tiêu phục dựng một cách khách quan, khoa học bức tranh về sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng ĐNTT ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 bao gồm những quan điểm, chủ trương về đào tạo, bồi dưỡng, phát huy, quản lý, sử dụng, đãi ngộ ĐNTT trên một số lĩnh vực chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Trang 28Để đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại từ quá trình Đảng LĐVN lãnh đạo xây dựng ĐNTT thời kỳ 1954 - 1975, luận án đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm , hạn chế và nguyên nhân trong các chủ trương , giải pháp, biện pháp xây dựng ĐNTT của Đảng
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1964
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức và chủ trương của Đảng
2.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức
Chủ trương của Đảng với trí thức trước năm 1954
Trước khi Đảng CSVN ra đời, tầng lớp trí thức đã có vai trò nhất định trong lịch sử dân tộc Đặc biệt, đóng góp của trí thức những năm 20 của thế kỷ XX trở thành một trong những yếu tố quan trọng cho sự ra đời Đảng CSVN Ngay sau khi
thành lập, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng CSVN đã đưa ra chủ trương vận
động, tập hợp mọi giai tầng xã hội, trong đó có trí thức, Đảng phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp ” [41, tr.4]
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), với sự ra đời của Mặt trận
Việt Minh, Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) và Đảng Dân chủ Việt Nam
(6-1944), trí thức được xem như là một lực lượng rất quan trọng trong cách mạng Việt Nam Từ đó, Đảng chủ trương đẩy mạnh công cuộc vận động trí thức Như vậy, đường lối trí thức vận được định hình ngày càng rõ nét hơn từ năm 1941 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những đóng góp của trí thức góp phần làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đi đến thắng lợi hoàn toàn
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi vừa bước vào công cuộc chấn hưng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết ngay “Chiếu cầu hiền” đăng trên báo Cứu
quốc, ngày 14 tháng 11 năm 1945 với tiêu đề “Nhân tài và kiến quốc” Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhận định, “đất nước đang kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến
Trang 29thiết quân sự, kiến thiết giáo dục” [52, tr.99], những “kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào và có những nhân tài “Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng
ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc Kiến thiết cần có nhân tài Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển” [52, tr.99] Xuất phát từ quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “ai có tài năng và sáng kiến”, “lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay” [52, tr.99]
Thể theo ý kiến của trí thức, nhân sĩ, cuối tháng 12-1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký sắc lệnh thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết Với quan điểm
đặt lợi ích của dân tộc trên hết, bằng tấm lòng bao dung rộng mở, Hồ Chí Minh tiếp tục quy tụ toàn dân tộc, tập hợp đội ngũ các nhà trí thức vào Uỷ ban này, giúp Chính phủ nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đất nước Ban đầu, Ủy ban gồm 40 người, sau mở rộng hơn, tập hợp nhiều người có uy tín
Chủ trương vận động, tập hợp trí thức luôn được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quán triệt không chỉ ở Chỉ thị, Nghị quyết mà còn ở những hành động hết sức cụ thể Trong chuyến sang thăm Pháp (từ tháng 7 đến tháng 9-1946), Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chủ động gặp gỡ, nói chuyện với trí thức Việt kiều ở Pari Sau những cuộc gặp gỡ đó, nhiều trí thức nổi tiếng đã cùng Hồ Chí Minh về nước tham gia cách mạng như: Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Võ Quý Huân…
Ngày 20-11-1946, trong bài “Tìm người tài đức”, Hồ Chí Minh có viết:
“Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận” [64, tr.451] Người kêu gọi các địa phương phải tìm và giới thiệu những người tài đức, những người có thể làm được những việc ích nước lợi dân, “những bậc hiền năng” để Chính phủ tuyển lựa và trọng dụng
Những chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp trí thức đã góp phần thúc đẩy văn hóa - xã hội phát triển, góp phần đẩy nhanh kháng chiến đến thắng lợi Ngành giáo dục cao đẳng và chuyên nghiệp trung cấp hoạt động theo yêu cầu của
Trang 30tiền tuyến Các ngành như Y dược, Hóa chất, Giao thông được cải tiến để đào tạo kịp thời cán bộ, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của mặt trận Một số trường ra
đời trong thời kỳ này như trường Đại học Y (1947) do bác sĩ Hồ Đắc Di làm Hiệu
trưởng Tính đến năm 1950, tổng số sinh viên các trường đại học và cao đẳng đã tốt nghiệp và ra phục vụ là 1.200 người, số đang theo học là 844 người và như thế, trí thức Việt Nam đã tăng không ngừng về số lượng
Trong bối cảnh thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được nhóm họp (2-1951) đã thông qua một văn
kiện quan trọng - Chính cương Đảng Lao động Việt Nam Chính cương khẳng định,
“nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức” [44, tr.434] Tuyên ngôn
của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: “Đảng LĐVN sẽ gồm những công nhân, nông dân và trí thức lao động yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất” và
“lao động trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển tài năng” [44, tr.474]
Lao động trí óc bao gồm “thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học, văn nghệ, những người làm bàn giấy, v.v ” [66, tr.202] “Lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến đến CNXH” [66, tr.202] vì “cần phát triển giao thông vận tải, cho nên cần những kỹ sư thông thạo về đắp đường, bắc cầu Cần giữ gìn sức khỏe của dân, cho nên cần thầy thuốc Cần đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động, cho nên cần có thầy giáo” [66, tr.204]
Những quan điểm, chủ trương đối với trí thức cho thấy Đảng LĐVN ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của họ trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc
Để tôn vinh, tuyên dương những tấm gương tiêu biểu, Đại hội các chiến sĩ thi đua
và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức (1-5-1952) Có 154 đại biểu ưu tú của
giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang về dự Đại hội “Trong số
40 chiến sĩ lao động toàn quốc, thì có những nhà khoa học nổi tiếng như các bác sĩ
Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Đức Khởi,
kỹ sư Đặng Văn Vinh, thi sĩ Tú Mỡ và nhiều vị khác” [66, tr.542]
Nhằm tiếp tục động viên trí thức và nghệ sĩ tham gia kháng chiến, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với dân tộc, tháng 12-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ: “Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất
Trang 31định: Phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc” [114, tr.368] Quan điểm chỉ đạo của Đảng, những tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại một luồng gió mới cho cán bộ trí thức văn nghệ sĩ Từ đó, trí thức làm công tác văn hóa phấn khởi tham gia mọi hoạt động kháng chiến và kiến quốc, góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại văn hóa nô dịch của địch trong vùng bị tạm chiếm, nhất là
ở các thành thị lớn
Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến, nhu cầu phát triển ngành y tăng mạnh Để phát triển y tế, điểm mấu chốt là phát triển đội ngũ cán bộ, đồng thời tạo điều kiện cho họ công tác, phấn đấu Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ,
có nhiều tên tuổi trí thức ngành y đã được ghi vào lịch sử Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã cho phổ biến rộng rãi những đơn thuốc đông y để chữa những bệnh thông thường thay cho thuốc tây y đang rất khan hiếm (thường gọi là toa thuốc căn bản); bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có đóng góp lớn lao trong việc phát triển thuốc filatov; bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã lập Viện kháng sinh để nghiên cứu và phổ biến rộng rãi những phương pháp chữa nhiễm trùng trên các vết thương, v.v [133, tr.421]
Sau Đại hội II của Đảng (1951), công tác xóa nạn mù chữ tiếp tục được thực hiện triệt để ở tất cả mọi nơi, từ Bắc đến Nam Kết quả là cho đến năm 1953,
đã có 10 triệu người biết đọc, biết viết trong vùng tự do và vùng du kích [133, tr.425] Cùng với việc xóa nạn mù chữ cho toàn dân, giáo dục phổ thông vùng kháng chiến phát triển rất mạnh Gần như tất cả con em nông dân, công nhân, cán
bộ ở độ tuổi đi học đều được đến trường Nhiều nhà khoa học ngày nay của Việt Nam đã từng là những cậu học sinh đi chân đất, ngồi bệt dưới đất, sách để lên chõng tre mà học, trong đó có Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự… Giáo dục đào tạo cao đẳng và đại học cũng đạt được nhiều thành tích Ở
Việt Bắc và Liên khu IV đều có các trường đại học: Đại học Y dựơc, Đại học
Công chính, Cao đẳng Mỹ thuật Từ những năm 1951-1952, Nhà nước đã tính đến
việc mở những lớp đào tạo cán bộ trong và sau chiến tranh cho các ngành kinh tế,
tài chính, ngân hàng, thương nghiệp… Trường Kinh tế - Tài chính Trung ương đã
được thành lập năm 1953 tại Việt Bắc Giám đốc trường là Bộ trưởng Lao động Nguyễn Văn Tạo, trực tiếp phụ trách là Đoàn Trọng Truyến, nguyên Đổng lý văn phòng Bộ Công thương [133, tr.428]
Trang 32Cũng từ năm 1951, trong điều kiện quan hệ quốc tế của cách mạng Việt Nam
có những thuận lợi hơn, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ khoa học cho tương lai, Đảng, Chính phủ đã cử nhiều cán bộ trong các lĩnh vực đi đào tạo ở nước ngoài Đội ngũ này sau trở thành những tiến sĩ, phó tiến sĩ đầu đàn trong hầu hết các ngành khoa học ở Việt Nam
Đầu năm 1954, khi cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn quyết định và Hội nghị Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc, trí thức ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã đấu tranh dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức đấu tranh công khai, ủng hộ kết thúc chiến tranh Đặc biệt, ngày 26-3-1954, trí
thức Sài Gòn đã có Bản kiến nghị đòi lập lại hòa bình ở Đông Dương Bản kiến nghị này được công bố công khai trên báo chí ở Hà Nội và được trí thức nhiệt liệt
hưởng ứng Ngày 12-4-1954, một số trí thức tiêu biểu ở Hà Nội đã tham gia ký vào Bản kiến nghị, yêu cầu các bên tham chiến ở Đông Dương chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình Bản kiến nghị gây tiếng vang lớn ở Pari - Thủ đô nước Pháp, ảnh hưởng tích cực đến dư luận trong nước và quốc tế Vấn đề kiến nghị lập lại hòa bình
cũng được đưa ra công khai bàn bạc trong sinh viên thông qua Ban trị sự của Tổng
hội sinh viên Việt Nam [96, tr.105-106] Thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương ngày 21-7-1954, đã buộc thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, đưa Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), trí thức Việt Nam đã thực sự hòa mình với dân tộc, ra sức đóng góp trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết của mình cho Tổ quốc Trí thức Việt Nam đã tham gia trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh
tế, văn hóa, giáo dục đến quân sự Dù ở lĩnh vực nào, trí thức đều phát huy khả năng của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Trong trường kỳ kháng chiến gian khổ, trí thức Việt Nam đã dấn thân, đóng góp sức lực, tâm huyết, trí tuệ, tài năng của mình cho cách mạng
Có được điều đó là bởi những chủ trương, chính sách đúng đắn, sáng tạo đã động viên, khuyến khích trí thức tham gia vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc Đảng không chỉ sử dụng, cải tạo lớp trí thức cũ mà còn đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng một thế hệ trí thức mới vừa “hồng” vừa “chuyên” Hầu hết trong số đó đã trở thành những hạt nhân tích cực, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp “kháng chiến,
Trang 33kiến quốc” của dân tộc Chủ trương, đường lối trí thức vận của Đảng trong những năm 1945-1954 được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng về vai trò, vị trí của trí
thức đối với sự nghiệp cách mạng: Trí thức là vốn quý của dân tộc Không có trí
thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công Ngoài ra, đường lối xây dựng trí thức của Đảng còn xuất phát từ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ trương trí thức vận của Đảng có bước phát triển, từng bước được hoàn chỉnh, nhờ đó, đã vận động được đông đảo trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến Các hình thức, các tổ chức tập hợp trí thức cũng linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn kháng chiến, phù hợp với điều kiện kháng chiến
Tuy nhiên, sau khi mở rộng mối quan hệ với các nước XHCN như Liên Xô
và Trung Quốc, các vấn đề nhận thức về tư tưởng, chính trị, văn hóa ngày càng trở nên giáo điều, xa rời thực tế Việt Nam Càng về sau, khi tư tưởng của Mao Trạch Đông và Xtalin, văn hóa, phim ảnh, nghệ thuật của Trung Quốc, Liên Xô được truyền bá rộng rãi trong vùng kháng chiến cũng là lúc xuất hiện tư duy giáo điều, máy móc, hạn chế môi trường tự do nghiên cứu, sáng tạo của trí thức và văn nghệ
sĩ Nhiều trí thức văn nghệ sĩ, những người được coi xuất thân từ thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thậm chí là công nhân, nông dân nhưng có mối quan hệ với tầng lớp trên đã không còn điều kiện thuận lợi phục vụ kháng chiến Thậm chí những người này dần trở thành đối tượng của quá trình “chỉnh huấn, chỉnh quân” trong quân đội hay trở thành đối tượng bị đấu tố, xem xét trong quá trình chỉnh đốn tổ chức ở miền Bắc [99, tr.207] Đặc biệt, từ tháng 7 đến tháng 9-1953, Đảng đã mở lớp chỉnh huấn cho trí thức trong và ngoài đảng Mục đích sâu xa là xây dựng lập trường giai cấp, đề cao công nhân, bần cố nông, làm giảm uy thế chính trị và tư tưởng của trí thức và các tầng lớp không lao động chân tay Sau đó bắt đầu triệt để chỉnh đốn tổ chức theo phương châm mạnh mẽ đề bạt công - nông
Nhìn chung, dù còn hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện chủ trương trí thức vận, song thành công, ưu điểm của chủ trương trí thức vận thời kỳ này vẫn
là cơ bản, là không thể phủ nhận Đây là một trong những thời kỳ mà chủ trương trí thức vận của Đảng sáng tạo, đáp ứng những nhu cầu khách quan của cuộc kháng chiến và trở thành một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy kháng chiến đi tới thắng lợi Những thành công và hạn chế trong chủ trương vận động, tập hợp trí thức
Trang 34trước năm 1954 là một trong những cơ sở để Đảng kế thừa, vận dụng cho phù hợp
trong bối cảnh mới
Hoàn cảnh lịch sử miền Bắc sau tháng 7-1954
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc
tế được nâng cao, quan hệ đối ngoại được mở rộng hơn so với giai đoạn trước Các nước XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc cam kết giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có cam kết giúp đỡ về phát triển giáo dục đại học, đào tạo cán
bộ chuyên môn Đây là một trong những thuận lợi giúp miền Bắc có điều kiện để gia tăng số lượng trí thức cũng như nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ Hơn nữa, trong giai đoạn này, ảnh hưởng từ văn hóa Liên Xô, Trung Quốc đến Việt Nam cũng khá mạnh mẽ
Chính phủ Việt Nam đặc biệt khuyến khích việc giới thiệu, tuyên truyền văn hóa Liên Xô Những thành tựu khoa học giáo dục của Liên Xô ảnh hưởng lớn đến việc xác định mục đích, phương châm và phương pháp giáo dục, cũng như việc xây dựng một nền giáo dục mới - nền giáo dục dân chủ nhân dân ở miền Bắc Việt Nam Bên cạnh đó, Liên Xô bước đầu đã giúp Việt Nam đào tạo một số lượng trí thức, tuy không nhiều song đều là những hạt nhân quan trọng Họ là những hạt giống đầu tiên được đào tạo bài bản, sau này trở thành lực lượng nòng cốt trong các ngành, các lĩnh vực của đất nước Nhiều người đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học hay những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật nổi tiếng trong và ngoài nước Phẩm chất anh hùng và lòng dũng cảm của con người Xô Viết có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến và phấn đấu của trí thức ở miền Bắc Việt Nam trong đấu tranh xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
Cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc cũng đã giúp đỡ Việt Nam cả
về vật chất lẫn tinh thần Hơn nữa, Trung Quốc còn là nước láng giềng, cùng chung
ý thức hệ Vì thế, những ảnh hưởng của Trung Quốc đến văn hóa, tư tưởng ở miền Bắc Việt Nam diễn ra như một điều tất yếu và trước tiên thông qua những trí thức Việt Nam được cử sang Trung Quốc đào tạo Từ năm 1950, Việt Nam đã cử nhiều cán bộ trẻ đi học ngoại ngữ và nghiệp vụ ở Trung Quốc
Trang 35Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, quá trình xây dựng ĐNTT ở miền Bắc còn gặp nhiều khó khăn, thử thách Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi song Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền Miền Nam dưới ách thống trị của thực dân và tay sai, phải tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
đi tới thống nhất đất nước Một đảng lãnh đạo đồng thời hai nhiệm vụ khác nhau ở mỗi miền là điều hết sức khó khăn và phức tạp Công cuộc xây dựng miền Bắc nói chung và xây dựng ĐNTT ở miền Bắc nói riêng đòi hỏi Đảng phải có nhận thức và chủ trương đúng đắn, phù hợp
Lợi dụng 300 ngày chuyển quân tập kết theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, thực dân Pháp ra sức phá hoại miền Bắc Chúng cài lại gián điệp, đốt phá kho hàng, phá hoại những công trình công cộng, những di tích lịch sử và văn hóa; tung tin xuyên tạc, bội nhọ chế độ miền Bắc, bịa đặt tin “Chính phủ Việt Minh cấm đạo”, “Chúa đã di cư vào Nam”… để dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào công giáo di cư vào Nam Chúng ra sức lôi kéo, mua chuộc các chuyên gia và dùng nhiều cách để phá hủy hoặc tháo dỡ trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giảng dạy, học tập của các trường đại học; lôi kéo, kích động các giáo sư và sinh viên, gây hoang mang dao động trong họ
Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện hết sức gay gắt của một xã hội vốn là thuộc địa vừa phải trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề Tháng 9-
1954, miền Bắc có gần nửa triệu người bị đói Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp và do hoàn cảnh chiến tranh, nền giáo dục miền Bắc ở trong tình trạng thấp kém, hàng triệu người bị mù chữ Mạng lưới y tế lạc hậu, nhiều dịch bệnh như sốt rét, lao phổi, hoa liễu, đau mắt hột hoành hành
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực là chủ yếu cũng không tránh khỏi một
số hạn chế từ sự tiếp xúc văn hóa của Liên Xô và Trung Quốc
Ngay khi miền Bắc vừa lập lại hòa bình (tháng 7-1954), nhiều làn sóng tư tưởng tiếp tục dội vào và tác động sâu sắc đến tinh thần và tư tưởng của nhân dân Đáng chú ý nhất là trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và hệ thống XHCN xuất hiện những bất đồng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt từ sau sự kiện Khơrútxốp đọc báo cáo về “tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó” trong Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô (ngày 24-2-1956) Báo cáo đã tố cáo tội trạng của Xtalin, dẫn ra những sự kiện đàn áp, khủng bố, mở đầu cho sự chia rẽ to lớn trong phong trào
Trang 36cộng sản quốc tế Liên Xô đã tiến hành phục hồi danh dự cho các văn nghệ sĩ bị kết
án và bị xử trí dưới thời Xtalin Trước đó tại Cộng hòa dân chủ Đức, các nhà văn Đức
đã lên tiếng phê phán chính sách văn nghệ chuyên chính của Đảng và Nhà nước Cuối năm 1956, ở Ba Lan và Hunggari nổ ra các cuộc bạo loạn, công khai chống đối ở Đông Âu, có sự tham gia của một bộ phận trí thức [99, tr.208]
Ở Trung Quốc, ngày 25-5-1956, dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông, Cục trưởng Cục Tuyên huấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Lục Định Nhất đã triệu tập các nhà khoa học, xã hội học, các văn nghệ sĩ, các đại diện đảng phái và một
số nhân sĩ tiến bộ để đọc bài diễn văn “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng) Lục Định Nhất nói rằng:
Hai nghìn năm về trước, trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, Trung Quốc có nhiều học phái khác nhau Hồi đó các học phái đều tự ý phát triển, không phục tùng một hệ thống tư tưởng nào cả, nhưng ngày nay chính quyền của nhân dân đã thành lập và vững mạnh thì sự tranh luận của bách gia ngày nay phải nằm trong khuôn khổ một chương trình chung [108, tr.8]
Nói về tương quan giữa văn học và chính trị, Lục Định Nhất tuyên bố:
Cần phải đề cao sự tự do tranh luận và bênh vực ý kiến trong mọi ngành học thuật nhưng đồng thời cũng không nên lẫn lộn những cuộc tranh luận xây dựng trong nội bộ Đảng với những cuộc tranh đấu để tiêu diệt những phần tử phản động [108, tr.8]
Theo một số ý kiến, “Trăm hoa đua nở là một kế hoạch thâm sâu của Mao Trạch
Đông nhằm đánh đổ những người phản đối chế độ mới Đó thực chất chỉ là một phong trào tự do hóa giả tạo để đánh lừa những kẻ đối lập xuất đầu lộ diện” [32, tr.146]
Có thể thấy rằng, tư tưởng Mao Trạch Đông về xây dựng nền văn hóa mới chi phối mọi tiến trình văn hóa diễn ra ở Trung Quốc từ sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949) Đó là lý thuyết văn hóa phục vụ chính trị, Đảng lãnh đạo văn hóa toàn diện, tuyệt đối, ĐNTT phải đi sâu vào quần chúng công nông, lấy phục
vụ quần chúng công nông là định hướng mọi hoạt động Đề cao vai trò độc tôn của
hệ tư tưởng, hạn chế trong phương pháp sáng tác hiện thực XHCN, xu hướng minh họa đường lối, tô hồng hiện thực, xu hướng chính trị hoá văn hoá - nghệ thuật, sự vi phạm nguyên tắc dân chủ trong hoạt động sáng tạo, đã trở thành rào cản giới hạn
tự do tư tưởng và tự do sáng tác của ĐNTT nói chung và trí thức văn nghệ sĩ nói
Trang 37riêng Những cá tính sáng tạo đã bị chính trị che lấp, phải ẩn sau các mục tiêu chính trị, nhường chỗ cho chính trị thành ưu tiên số một
Một số tác động từ các nước XHCN lúc đó đã có ảnh hưởng nhất định đến đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đến xây dựng ĐNTT ở miền Bắc Việt Nam nói riêng
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7-1954), miền Bắc hoàn toàn giải phóng Hòa bình ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi tiên quyết để Đảng và Nhà nước tập trung cho công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng mọi mặt cho CNXH Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tuy trí thức Việt Nam chưa đông đảo và chưa có điều kiện phát triển trên nhiều lĩnh vực nhưng những quan điểm, chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp, sử dụng, phát huy vai trò của trí thức Việt Nam giai đoạn này là những kinh nghiệm quý báu cho chặng đường tiếp theo
Trí thức Việt Nam nói chung và trí thức ở miền Bắc nói riêng hầu hết đều có tinh thần dân tộc và khát vọng cống hiến Trong điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trí thức Việt Nam đã sát cánh cùng các tầng lớp nhân dân khác đóng góp trí tuệ, tài năng của mình cho cách mạng Bối cảnh khó khăn của miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ là điều kiện để thử thách lòng yêu nước và ý chí quyết tâm không ngại gian khó của trí thức
Trong giai đoạn 1945-1954, trí thức đã hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng và Đảng cũng đã có nhiều chủ trương đúng đắn để vận động, tập hợp, phát huy vai trò của họ cũng như tạo điều kiện để trí thức phấn đấu, phát huy khả năng, cống hiến cho
sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc” của dân tộc Bước vào thời kỳ mới, yêu cầu của
cách mạng và kinh nghiệm lãnh đạo trí thức trong giai đoạn trước là cơ sở để Đảng
tiếp tục đề ra chủ trương phù hợp nhằm xây dựng ĐNTT phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tóm lại, đặc điểm lớn nhất, chi phối toàn bộ yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954 là đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước chưa hoàn thành Đặc điểm này không chỉ chi phối đường lối chiến lược, phương pháp cách mạng cả nước nói
Trang 38chung, mà còn ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến quan điểm, chủ trương xây dựng ĐNTT nói riêng
2.1.2 Chủ trương của Đảng
Sau tháng 7-1954, số lượng trí thức ở miền Bắc rất hạn chế, hầu hết họ được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau Vì thế, một trong những chủ trương lớn của Đảng LĐVN với trí thức ở miền Bắc giai đoạn 1954-1964 là sử dụng có hiệu quả các nguồn trí thức khác nhau đó để bổ sung, làm cơ sở xây dựng một ĐNTT phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc
Ngay từ ngày 5-9-1954, Đảng đã chỉ rõ âm mưu của địch định đưa từ 50 vạn đến 1 triệu dân, trong đó có cả thanh niên, công chức, giáo viên, trí thức ở miền Bắc vào miền Nam tiếp tục làm việc phục vụ Pháp, gây khó khăn cho miền Bắc trong công cuộc xây dựng CNXH Đảng chủ trương “tuyên truyền và thi hành đúng chính sách về việc sử dụng và trả lương nguyên như cũ đối với công chức, giáo viên” [47, tr.269] Điều này có ý nghĩa quyết định trong việc tranh thủ công chức và giáo viên ở lại miền Bắc, khiến họ tin tưởng và yên tâm ở lại miền Bắc Bên cạnh đó, Đảng còn chủ trương
“mở trường Đại học nhân dân”, “thu hút rộng rãi những phần tử trí thức có trình độ văn hóa từ trung học trở lên để họ có thể tham gia các công cuộc kiến thiết” [4,7 tr.269],
“kêu gọi thanh niên học sinh, nói rõ chính sách giáo dục của Chính phủ ta và giải đáp những thắc mắc của họ (như sợ ta không mở trường, sợ bằng cấp cũ không có giá trị,
số có bằng cấp cũng không được trọng dụng, không có tiền đồ, v.v.), gây phong trào thanh niên ở lại miền Bắc học tập và tham gia kiến thiết nước nhà” [47, tr.269]
Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục củng cố niềm tin, vận động trí thức trong điều kiện các thế lực thù địch chống phá ác liệt cũng như phát triển khối đại đoàn kết toàn dân,
trong đó có tầng lớp trí thức, Nghị quyết của Bộ Chính trị Về tình hình mới, nhiệm vụ
mới và chính sách mới của Đảng (ngày 7-9-1954) đã chú trọng việc mở rộng mặt trận
dân tộc thống nhất, tranh thủ mọi phần tử có thể hợp tác và vận động họ đi theo cách mạng Với trí thức, Đảng chủ trương “củng cố sự ủng hộ của phần tử trí thức cách mạng đối với Đảng”, “tranh thủ sự cộng tác của các phần tử trí thức” [42, tr.301]
Để nâng cao trình độ của cán bộ và quần chúng lao động, để phát triển khả năng kiến thiết nước nhà, Đảng chủ trương chú trọng đúng mức công tác văn hóa giáo dục,
“không có văn hóa không thể nâng cao được trình độ chính trị, không có cán bộ, không
Trang 39thể kiến thiết nước nhà” [49, tr.505] Trọng tâm của công tác văn hóa giáo dục được
Đảng xác định là đào tạo nhiều cán bộ mới, đồng thời bồi dưỡng những cán bộ cũ để
kiến thiết miền Bắc Đảng chú ý tập trung vào những định hướng lớn như:
Xây dựng các trường đại học khoa học, văn khoa, sư phạm, y dược, bách khoa kỹ thuật và các trường chuyên nghiệp trung cấp; gửi học sinh ra các nước bạn; mở rộng hệ thống giáo dục phổ thông, đồng thời
mở rộng trường bổ túc văn hóa cho cán bộ công nông; thanh toán nạn
mù chữ trong ba năm; xây dựng những cơ sở nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng những nhà khoa học vốn có, đào tạo những nhà khoa học mới; phát triển công tác văn học nghệ thuật, bồi dưỡng và đào tạo văn nghệ sĩ, làm cho nền văn học nghệ thuật ở miền Bắc phát triển phong phú Cần có chính sách đãi ngộ thích đáng về vật chất và tinh thần đối với cán bộ trí thức để khuyến khích họ sáng tác phát minh [49, tr.505] Trước những tác động của tình hình quốc tế và trong nước, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của Đảng LĐVN đã thừa nhận những sai lầm trong cải cách ruộng đất và kêu gọi “mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền tự do dân chủ và tăng cường chế độ pháp trị dân chủ nhằm phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng chế độ” [49; tr.573]
Một trong những văn kiện thể hiện rõ nhất quan điểm xây dựng ĐNTT ở
miền Bắc của Đảng giai đoạn này là Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam với
trí thức được công bố tại Hội nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(8-1957) Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng vì lần đầu tiên Đảng có một chính sách riêng xác định vị trí của trí thức và xác định những nhiệm vụ của các cấp
ủy đảng đối với việc xây dựng ĐNTT, đồng thời hướng ĐNTT vào phục vụ sự nghiệp xây dựng những cơ sở đầu tiên cho nền kinh tế XHCN ở miền Bắc Chính sách của Đảng với trí thức năm 1957 là sự tiếp nối và hoàn thiện quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh với trí thức đã được đề ra và thực hiện trong thời gian trước đó
Trong văn kiện này, Đảng đã chỉ ra những đặc điểm của trí thức Việt Nam và nhấn mạnh vai trò của trí thức Trước hết, trí thức Việt Nam nói chung có tinh thần yêu nước và cầu tiến bộ, đa số trí thức có tinh thần cách mạng Tuy nhiên, do sinh trưởng ở một nước nông nghiệp, lại bị phong kiến, thực dân thống trị thời gian dài
Trang 40nên trí thức cũng bộc lộ một số hạn chế như số lượng ít, trình độ hiểu biết về kinh tế cũng như về KHKT rất có hạn, kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu khoa học còn nghèo nàn, ít chịu đi sâu nghiên cứu thực tế…
Từ thực tiễn lịch sử, Đảng khẳng định, sự hiểu biết của trí thức rất cần thiết cho
xã hội và cách mạng Tư tưởng trọng dụng trí thức, đánh giá cao vai trò của trí thức
trong sự nghiệp cách mạng thể hiện ở quan điểm: “trí thức là vốn quý của dân tộc” [39, tr.8], “không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và
sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được” [39, tr.8]
Nhận thức được tầm quan trọng của tri thức, vai trò của trí thức cách mạng,
Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam với trí thức còn nhấn mạnh: “Đảng rất quý
mến trí thức và hết lòng, hết sức tạo điều kiện cho trí thức công tác và học tập, phát huy tài năng của mình để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân ngày thêm đắc lực và trở thành những người trí thức chân chính của chế độ ta, những người trí thức XHCN” [39, tr.8]
Đây là lời tuyên bố dứt khoát, rõ ràng quan điểm của Đảng với trí thức, giúp cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ hơn tình cảm, thái độ của Đảng với trí thức Hơn nữa, những nhận thức này là cơ sở để trí thức ở miền Bắc thấy và hiểu đúng các chính sách với tầng lớp mình, giảm đi sự e dè, nghi ngại, từ đó ra sức cống hiến cho công cuộc xây dựng CNXH, đấu tranh giải phóng miền Nam
Nhằm xây dựng ĐNTT ở miền Bắc lớn mạnh, phục vụ cho công cuộc xây
dựng CNXH, Đảng chủ trương: “Cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới; không
ngừng nâng cao trình độ và mở rộng hàng ngũ của giới trí thức” [39, tr.16] Cải tạo
trí thức cũ, đào tạo trí thức mới là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết trong thời kỳ quá
độ lên CNXH Việc đào tạo trí thức mới phải nhằm phục vụ công cuộc phát triển sản xuất và phát triển văn hóa, phù hợp với yêu cầu của kế hoạch Nhà nước, phát triển số lượng phải đi đôi với bảo đảm chất lượng Nguồn cung cấp trí thức mới chủ yếu là nhân dân lao động
Những chính sách của Đảng nhằm xây dựng ĐNTT, phát huy vai trò của trí
thức được xác định khá đầy đủ, cụ thể Trước hết, Đảng cần “đoàn kết rộng rãi giới
trí thức, huy động mọi lực lượng trí thức làm tròn những nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới” [39, tr.16] Để thực sự đào tạo được một ĐNTT đông đảo phục vụ
cho công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN, điều đầu tiên là phải xóa bỏ nạn mù chữ trong nhân dân, phát triển nền giáo dục mới, đào tạo thế hệ mới và nâng cao dần