LOI CAM ON
Trước tiên em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, chu đáo để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin cảm ơn các thầy, các cô của Khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Sự thành công của em ngày hơm nay cịn phải kế đến sự cô vũ, động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, người thân và bạn bè
Do sự hạn chế về thời gian, nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
Trang 2LOI CAM DOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em với sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng Các số liệu, dữ liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2013 Tác giả khóa luận
Trang 3MO DAU Chương 1 1.1 1.2 Chương 2 2.1 2.1.1 2.2 2.2.1 2.2.2 MỤC LỤC Trang m ,.,ÔỎ 1 MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VE GIAI CAP
CÔNG NHÂN VIỆT NAM 2-s<cscssccsecrs 7 Quan điểm chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai
cấp công nhân 7
Quan điểm của chú nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ
Chi Minh về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 12 DANG CONG SAN VIET NAM LANH DAO XAY
DUNG GIAI CAP CONG NHAN TRONG NHUNG
NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2011 -cccee 17
Quan điểm của Đáng về xây dựng giai cấp công nhân trước năm Í986 «- << =ss=< se sx=eeseseseeeesesree 17 Nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân của Đảng Cộng
CUA 1080/0010 3+ 17 Phương thức lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân của
1017177 23 Thực trạng giai cấp công nhân khi bước vào thời kỳ đồi
0Ù 24
Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
giai cấp công nhân từ năm 1986 đến năm 201I 27
Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng giai cấp công nhân từ năm 1986 đến năm 1991 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng giai
Trang 42.2.3 Chương 3 3.1 3.2 3.3 3.4 KET LUAN
Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng giai
cấp công nhân từ năm 2001 đến năm 201 1 58
MỘT SÓ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
GIAI CÁP CÔNG NHÂN TRONG NHỮNG NĂM
1986 DEN NAM 2011 71
Nhận thức và xác định đúng vai trò của giai cấp công
nhân trong quá trình đổi mới 71
Nâng cao năng lực lãnh đạo xây dựng giai cấp công
nhân của tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp 74 Kịp thời hoạch định, bỗ sung và thực hiện có hiệu quả
luật pháp, chính sách đối với cơng nhân 80 Lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân thông qua hoạt
động của tổ chức Cơng đồn -s- s25 s<= 89
"— 97
Trang 5MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Chăm lo xây dựng giai cấp công nhân là vấn đề luôn luôn được Dang Cộng sản Việt Nam quan tâm, coi trọng, nhất là trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp
Trong thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước
tiễn hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân nói riêng đạt được những thành tựu bước đầu và có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng cịn những hạn chế nhất định cần khắc phục Yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay địi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng, rút ra những kinh nghiệm góp phần xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp công nhân vững mạnh trong những thập kỷ tới, đáp ứng những địi hỏi của tình hình mới
Trang 6tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến nay, giai cấp cơng nhân Việt Nam có nhiều chuyển biến về cơ cấu, công nhân khu vực quốc doanh giảm, có sự phân tầng trong đội ngũ giai cấp công nhân Một bộ phận cơng nhân có cơ phần trong doanh nghiệp, người có cơ phần ít, người có cổ phần nhiều Một bộ phận công nhân chuyển từ doanh nghiệp quốc doanh sang làm việc trong doanh nghiệp tư nhân Một bộ phận công nhân phải ra khỏi dây truyền sản xuất công nghiệp khi đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đây mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa tác động mạnh mẽ vừa đặt ra yêu cầu cao đối với giai cấp công nhân, đòi hỏi giai cấp công nhân cần tăng cường về số lượng và chất lượng Đồng thời, phát huy vai trò của giai cấp cơng nhân trước tình hình mới Điều đó đặt ra cho Đảng nhiệm vụ quan trọng là lãnh đạo xây dựng và
phát huy vai trò của giai cấp công nhân, tổng kết những kinh nghiệm từ thực
tiễn xây dựng giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tơi chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong những năm 1986 đến năm 2011” làm đề tài tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về giai cấp công nhân, về phong trào cơng nhân, Cơng đồn và sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được khơng ít các nhà khoa học đành nhiều tâm huyết nghiên cứu
Trang 7quan hệ giữa giai cấp công nhân với Đảng và tổ chức Công đồn Từ đó rút ra những biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với giai cấp công nhân và tổ chức Cơng đồn
Đề tài khoa học cấp Nhà nước: Những luận cứ khoa học về đổi mới
chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân và thợ thủ công Việt Nam được
nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu như: Xuân Cang, Thanh Tuyền, Đan Tâm, GS Văn Tạo, GS Đỗ Nguyên Phương, PGS Cao Văn Lượng, TS Bùi Đình Bơn Đề tài đã làm rõ các cơ sở khoa học trong đó có phản ánh thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam vào thời điểm năm 1993 và thực trạng chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân từ năm 1954 đến 1992 Đề tài có dé ra 6 giải pháp Cơng đồn về xây dựng giai cấp công nhân
TS Bui Dinh Bon trong cuốn Một số vấn đề về giai cắp công nhân Việt
Nam hiện nay, xuất bản năm 1997, đã đề cập đến vị trí, vai trị của giai cấp công nhân Tác giả khẳng định giai cấp công nhân đang đứng ở trung tâm của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp cơng nhân có đủ khả năng, điều kiện để đảm nhận và hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình trong sự nghiệp đó Về thực trạng giai cấp công nhân, tác giá đã khái quát thành 6 đặc điểm và nêu 6 hạn chế yếu kém cần khắc phục nhằm xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh
Cuốn Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đâu thế kỷ XXI, xuất bản năm 2001 đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về giai cấp công nhân Việt Nam
Trang 8phân hóa giàu nghèo Cũng trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân, củng cố và tăng cường vị trí giai cấp cơng nhân trong xã hội
GS.TS Trịnh Nhu nghiên cứu về phong trào cơng nhân và Cơng đồn, tham gia biên soạn bộ sách Lịch sử phong trào cơng nhân và Cơng đồn Việt Nam, xuất bản năm 2003 Trong tập III của bộ sách, viết về phong trào cơng nhân và Cơng đồn Việt Nam thời kỳ 1976 — 2000, các tác giả đã tái hiện bức tranh chân thực về giai cấp công nhân và hoạt động của Tổ chức Cơng đồn trong hơn hai thập niên cuối thế kỷ XX với nhiều tư liệu phong phú và nhận định khoa học
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc từ cách tiếp cận nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước cũng
đã đề cập đến vị trí, vai trị của giai cấp công nhân Tác giả khẳng định rằng
trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc trước đây, trên cả nước từ sau năm 30 - 4 -1975, giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp làm chủ đất nước và xã hội, phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và số lượng, cả về trình độ văn hóa chun mơn và ý thức, bản lĩnh chính trị
Trang 93 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ về sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng giai cấp công nhân trong những năm từ 1986 đến năm 201 I.Từ đó rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng giai cấp công nhân 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu sự lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân của Ban Chấp hành Trung ương và của các cấp bộ Đảng, ngành thuộc địa phương trong những năm từ 1986 đến năm 201 1
Nghiên cứu việc cụ thể hóa chủ trương xây dựng giai cấp công nhân của Đảng, qua các chính sách của Nhà nước đối với công nhân, lao động và
hoạt động của tổ chức Cơng đồn Việt Nam
Đánh giá chuyên biến của giai cấp công nhân trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giai cấp công nhân những năm từ 1986 — 201 1
Rút ra những kinh nghiệm bước đầu về Đáng lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong 25 năm 1986 — 2011
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng và sự chỉ đạo thực hiện chủ trương xây dựng giai cấp công nhân của Đảng từ năm 1986 đến năm 201 I 4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong khóa luận là các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết, báo cáo chính trị của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân, các sách báo tuyên truyền về đường lối của Đảng Ngồi ra có sử
dụng các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước liên
Trang 104.2 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, chủ yếu sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh và một số phương pháp khác
5 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đem đến cho người đọc cái nhìn tồn diện về sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm từ 1986 đến năm 201 I
Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam thông qua việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn sau Đồng thời, góp phần Vào sự nghiệp xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
6 Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về giai cấp công nhân Việt Nam Chương 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong những năm 1986 đến năm 2011
Trang 11Chuong 1
MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG
VE GIAI CAP CONG NHAN VIET NAM
1.1 QUAN DIEM CHUNG CUA DANG CONG SAN VIET NAM VE
GIAI CAP CONG NHAN
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập đến khái niệm giai cấp công nhân hiện đại Các thuật ngữ: “giai cấp công nhân”,
1? 66 33 6
“giai cấp công nhân hiện đại”, “giai cấp vô sản”, “giai cấp những người lao động làm thuê trong thế kỷ XIX”, “giai cấp vô sản công nghiệp”, “giai cấp vô sản hiện đại”, được C.Mác, Ph.Ăngghen sử dụng như những từ đồng nghĩa
Hai ông cho rằng công nhân là người làm thuê cho nhà tư bản, họ phải bán sức lao động để sống C.Mác và Ph.Ăngghen đã chia công nhân thành nhiều hạng, theo ngành nghề, theo trình độ: cơng nhân nơng nghiệp, công nhân công nghiệp, công nhân khai khống, cơng nhân thủ công, công nhân công trường thủ công, công nhân đại công nghiệp Theo Mác — Ăngghen, giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra và có những đặc trưng cơ bản là: ra đời gắn với nền đại công nghiệp; giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất phải đi làm thuê và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư; giai cấp vô sản được nền đại công nghiệp rèn luyện nên có tỉnh thần cách mạng cao; giai cấp vô sản đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến Dù với tên gọi khác nhau, khi thì nhắn mạnh đến tính chất lao động, khi thì nhắn mạnh đến sở hữu tư liệu sản xuất, nhưng giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản đều gồm những
người lao động vận hành công cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp ngày càng
Trang 12cấp tư sản Muốn giải phóng mình khỏi bóc lột, bất công, giai cấp công nhân
phải đấu tranh chống lại chế độ tư bản, tiến tới xây dựng chế độ xã hội mới do
chính giai cấp công nhân là chủ thể.Trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Ph.Ăngghen đã phân tích giai cấp công nhân là hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp Đại công nghiệp đã làm nảy sinh ra giai cấp công nhân, công nhân công nghiệp là hạt nhân của phong trào công nhân Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ănghen đã định nghĩa giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào việc bán sức lao động của mình, chứ khơng phải sống dựa vào lợi nhuận của bất cứ số tư ban nao, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, tồn bộ sự sống cịn của họ đều phụ thuộc vào yêu cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyên biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, và những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cán nỗi Giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX
Đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về giai cấp công nhân
của Mác — Ăngghen trong điều kiện cách mạng tháng Mười Nga thành công,
Trang 13Như vậy, vấn đề có tính bản chất nhất của giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất nhất định Còn về khái niệm “công nhân”, Lênin khẳng định: Công nhân là những người lao động làm việc trong nền đại công nghiệp
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhiều khâu của quá trình sản xuất được tự động hóa, cơng nghệ cao được
ứng dụng ở nhiều nước, kinh tế tri thức phát triển, một bộ phận công nhân
được trí thức hóa, đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu, chế tạo máy móc, trang thiết bị cơng nghiệp, đội ngũ những người làm dịch vụ công nghiệp xuất hiện Trước tỉnh hình ấy, có nhiều quan điểm khác nhau về giai cấp công
nhân Có thể chia thành ba loại:
Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: khái niệm giai cấp cơng nhân mang tính lịch sử, những nguyên lý, định nghĩa của Mác, Ph.Ăngghen, Lênin về giai cấp công nhân đến nay khơng cịn nữa
Loại quan điểm thứ hai khẳng định các quan điểm của chủ nghĩa Mác —
Lênin về giai cấp công nhân vẫn đúng cho điều kiện hiện nay, cần lấy các
quan điểm đó làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu giai cấp công nhân Loại quan điểm thứ ba cho rằng: cần kế thừa và phát triển định nghĩa của Mác, Ph.Ăngghen, Lênin về giai cấp công nhân cho phù hợp với điều kiện mới
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân thế giới nên khái niệm giai cấp công nhân hiện đại ở Việt Nam cũng có điểm giống khái niệm giai cấp công nhân hiện đại nêu trên Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là cần tìm ra những điểm riêng khi định nghĩa về giai cấp công nhân Việt Nam
Trang 14đổi cơ cấu giai cấp công nhân Vậy giai cấp công nhân hiện nay như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Một số ý kiến cho rằng, giai cấp công nhân Việt Nam bao gồm người lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, các liên doanh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, đoanh nghiệp tư nhân Một số ý kiến khác quan niệm giai cấp công nhân Việt Nam chỉ bao gồm những người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của cải vật chất
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và theo quan điểm của Đảng, giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là một tập đoàn những người lao động có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương, sống
và làm việc gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp Do lao động
trong nền công nghiệp hiện đại và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội nên giai cấp công nhân Việt Nam có vai trị đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đưa ra khái niệm về giai cấp công nhân Việt Nam là để có cơ sở xem xét thực trạng giai cấp công nhân, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giai cấp công nhân, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân
Ở Việt Nam, giai cấp công nhân ra đời trong quá trình khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Dưới chế độ thực
Trang 15Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng nêu rõ vai trị của giai cấp cơng nhân là “giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [5, tr.152] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Dang (12/1986) đã khẳng định vị trí quan trọng của giai cấp công nhân: “Đối với giai cấp công nhân, Đảng cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ hiểu biết mọi mặt để xứng đáng với vị trí
giai cấp tiên phong của cách mạng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và
văn hóa, tạo ra những điều kiện cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình” [7, tr.1 15]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) nhắn mạnh vấn đề liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và trí thức Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại đại hội nêu rõ:
“Giai cấp công nhân, giai cấp nông dan va tang lớp trí thức nước ta vốn gắn bó khăng khít Do là vì cùng chung một cánh ngộ mất nước trước đây, vì đa số trí thức là con em công nông, được đào tạo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, có nhiều trí thức xuất thân từ các giai cấp khác, nhưng trong quá trình cách mạng tự nguyện đứng về lập trường cơng nhân; trí thức nước ta có lịng u nước nồng nàn và nhiệt thành cống hiến cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh Sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mở rộng nền tảng của khối liên minh công nông thành liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức”
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã khẳng định vị trí quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam trong xã hội từ đó xác định vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân
1.2 QUAN DIEM CUA CHU NGHIA MAC - LENIN, TU TUONG HO
CHi MINH VE SU’ MENH LICH SU’ CUA GIAI CAP CONG NHAN
Trang 16tâm đóng vai trị quyết định tiến trình phát triển của lịch sử Một trong những công lao to lớn của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học là phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phái là do ý muốn chủ quan của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản, cũng không phải là do ý muốn chủ quan của các ông hay bất cứ một cá nhân nào muốn là có được, mà sứ mệnh lịch sử ấy trước hết là do những điều kiện khách quan, chủ yếu là do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân quy định Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và nhiều tác phẩm khác, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lênin đã luận chứng rằng:
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp
gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản và với tính
cách như vậy, nó là nhân tố quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân với tư cách là đại biểu
cho phương thức sản xuất mới trở thành lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội, xây dựng cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới trong sự kết hợp thống nhất biện chứng của chúng Đây cũng là một trong những đặc trưng cơ bản quy định tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân, xuất phát từ vị trí cơ bản của nó trong lực lượng sản xuất
Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để nhất, mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó Trong giai cấp cơng nhân, tính tiên tiến, triệt để cách mạng, tính
tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, dân tộc và yêu nước, tinh thần quốc tế vô
san trong sáng là những phẩm chất nối bật
Trang 17biểu Đại công nghiệp là cơ sở vật chất mà thơng qua đó, giai cấp công nhân
tác động vào tiến trình phát triển xã hội như một lực lượng chủ đạo.Tuy
nhiên, địa vị kinh tế - xã hội khách quan không đem lại cho giai cấp công nhân ý thức về vai trò và sử mệnh lịch sử của nó một cách tự phát Giai cấp công nhân chỉ nhận thức được vị trí, vai trị của nó trong xã hội khi được chủ nghĩa xã hội khoa học soi sáng Do đó, để phát huy được những điều kiện
khách quan thuận lợi giai cấp công nhân phải tiến tới trình độ tự giác và nó
chỉ đạt đến trình độ tự giác khi tiếp thu lý luận khoa học cách mạng của mình Chính C.Mác và Ph.Ăngghen và sau này là Lênin là những nhà khoa học và cách mạng thiên tài đã tìm ra và cung cấp lý luận khoa học ấy cho giai cấp
công nhân, biến giai cấp công nhân từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó” mà cái mốc đánh đấu là sự ra đời của Đảng Cộng sản Đảng Cộng sản là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác — Lênin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân chỉ thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình một khi có chính Đảng Thơng qua chính Đảng của mình, giai cấp cơng nhân đề ra cương lĩnh cách mạng, đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp và hình thức cách mạng đúng đắn, từ đó lơi cuốn, tập hợp được đông đáo quần chúng nhân dân lao động (nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức) đi theo mình làm cách mạng
C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin là những người đã phát hiện ra chân lý về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đã đấu tranh không mệt mỏi để đưa chân lý ấy vào thực tiễn ở châu Âu từ giữa thế ký XIX đến những năm đầu thế kỷ XX Ở Việt Nam, người đầu tiên tiếp thu và đưa chân lý ấy vào thực tiễn cách mạng, không ai khác là Hồ Chí Minh
Trang 18trào yêu nước sôi động của dân tộc trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Người rất khâm phục tinh thần yêu nước, tỉnh thần bất khuất của các văn thân, sĩ phu yêu nước nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám Và mặc dù chưa hiểu hết, chưa tự giải thích ngay được, nhưng Người vẫn cảm nhận rằng con đường cứu nước, cứu dân của các vị tiền bối sẽ không thể đem lại cho dân, cho nước độc lập tự do thật sự Thất bại từ các cuộc vận động cứu nước của các sĩ phu theo cách thức phong kiến và các cuộc vận động cách mạng theo xu hướng tư sản đương thời, càng thôi thúc Người ra ổi tìm đường cứu nước, cứu dân, dù lúc đó, Người chưa hình dung ngay được con đường cứu nước, cứu dân ấy như thế nào Trải qua những năm tháng đầy gian khổ, bôn ba qua nhiều châu lục, làm nhiều việc khác nhau để sống và hoạt động cách mạng, Người đã dần tích lũy được một vốn tri thức sâu rộng nhiều mặt về cuộc đấu tranh của các dân tộc bị nô dịch và của giai cấp công nhân Âu, Mỹ Những hoạt động thực tế trong phong trào công nhân Pháp, trong Đảng Xã hội Pháp và sự tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua (12/1920) đã làm cho Người ngày càng trưởng thành về giác ngộ chính trị và tạo cơ sở đề Người đến được với chủ nghĩa Mác — Lênin
Tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc hành trình tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh Người đã hiểu được vị trí xã hội va vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế nông dân (13/10/1923), trong tham luận của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy
nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng
Trang 19Không dừng lại ở nhận thức cho mình, bằng sự cố gắng nỗ lực phi thường của bản thân, Hồ Chí Minh cùng với những người cách mạng Việt Nam yêu nước đã bắt tay vào việc tổ chức, truyền bá chủ nghĩa Mác — Lênin vào Việt Nam, tạo ra cho cách mạng Việt Nam một luồng sinh khí cách mạng mới theo khuynh hướng cách mạng vô sản Phong trào yêu nước, phong trào công nhân trong nước đã có những bước chuyên biến rõ rệt “Từ năm 1924 trở đi, phong trào cách mạng ở Việt Nam ngày càng lên cao, công nhân ta đã có nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp, từ đấu tranh kinh tế lên đấu tranh chính trị” Sự kết hợp chủ nghĩa Mác — Lênin với phong trào yêu nước, phong trào công nhân đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 (3/2/1930) Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển của giai cấp
công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác
Trang 20Tiéu két chuong 1
Giai cấp công nhân là một giai cấp ra đời và phát triển cùng với những điều kiện lịch sử đã sinh ra nó: đó là nền sán xuất công nghiệp, đó là sự phân chia giai cấp trong xã hội Và cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, cùng với sự phát triển của xã hội trong điều kiện lịch sử mới, giai cấp công nhân luôn phát triển và được bổ sung thêm những phẩm chất và đặc trưng mới Đó cũng là một lẽ tất nhiên Lịch sử đã và đang trải qua những biến động sâu sắc, những thay đổi lớn lao, nhưng giai cấp công nhân vẫn là lực lượng xã hội cơ bản, chủ yếu, đóng vai trò quyết định sự phát triển của lịch sử
Là một bộ phận của giai cấp công nhân hiện đại, do đó, ngồi những đặc trưng bản chất của giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân Việt Nam cịn có những nét đặc thù do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam quy định Chính vì vậy, xét trong tương quan lực lượng xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, cách mạng nhất Kết hợp chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Mác — Lênin với phong trào công
nhân, giai cấp công nhân Việt Nam đã mau chóng trưởng thành, vươn lên
nắm quyền độc tôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam Cách mạng Việt Nam từ
khi có Đảng lãnh đạo đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; giành độc lập
Trang 21Chuong 2
DANG CONG SAN VIET NAM LANH DAO XAY DUNG
GIAI CAP CONG NHAN TRONG NHUNG NAM 1986 DEN NAM 2011 2.1 QUAN DIEM CUA DANG VE XAY DUNG GIAI CAP CONG NHÂN TRƯỚC NĂM 1986
2.1.1 Nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân của Đáng Cộng sản Việt Nam - Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lực lượng đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập, đã xác định một trong những nhiệm vụ của Đảng là làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo Trong “Sách lược van tat” do H6é Chí Minh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, năm 1930, ghi rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng” [4, tr.4]
Tháng 2 năm 1951, trong Bao cao “Ban về cách mạng Việt Nam” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: Giai cấp công nhân Việt Nam chưa được thuần túy vô sản lắm nhưng chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam mới đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thành công
Trang 22Vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam được quyết định trước hết do giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất trong xă hội Giai cấp công nhân Việt Nam sau khi đã cùng các lực lượng dân tộc thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục đảm nhận trọng trách lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ, dân giàu, nước mạnh, công bằng và dân chủ Tuy nhiên, vốn sinh trưởng trong ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp còn chậm phát triển, đa số công nhân xuất thân từ nông dân nên công nhân Việt Nam còn bị ảnh hướng nhiều của tư tưởng tư hữu, sản xuất nhỏ, tác phong lao động chậm chạp, khả năng chấp hành quy trình quy phạm trong sản xuất còn hạn chế Vì vậy, xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam luôn được Đảng đề ra
Năm 1974, khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng chí Lê Duâẫn đã viết: “Phải có đầy đủ ý thức rằng giai cấp công nhân đã là giai cấp năm chính quyền, giai cấp lãnh đạo Nhà nước là giai cấp đi tiên phong trong sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới” [2, tr.543]
Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng của giai cấp mình, bằng tinh thần triệt để cách mạng, tính tiên phong và hành động gương mẫu Cho nên, xây dựng giai cấp cơng nhân địi hỏi phải xây đựng Đảng trong sạch, vững mạnh Xây dựng Đảng của giai cấp công nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, tầm nhìn sâu rộng, tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh, có năng lực lãnh đạo, có khả năng đề ra và chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn, giữ vững ồn định chính trị, xã hội, tranh thủ thời cơ, đây
mạnh phát triển kinh tế, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách
Trang 23trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt, biết tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng
Đảng thường xuyên làm tốt công tác phát triển đảng, đặc biệt chú trọng phát triển Đáng trong công nhân, Đảng đặc biệt chú trọng tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể, đề ra được các chính sách, đường lối đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Để làm cho Đảng trong sạch, Đảng cần loại bỏ những phần tử thối hóa, tham ơ biến chất, tham nhũng, Đảng kết nạp những quần chúng ưu tú, chọn lọc từ những phong trào quần chúng vào tô chức Đảng
- Nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp và khả năng quản lý xã hội của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân chỉ trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng và hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng khi mỗi thành viên ngày cảng giác ngộ sâu sắc về tư tưởng cách mạng, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình và được tổ chức chặt chẽ
Theo Hồ Chí Minh, cần xây dựng một đội ngũ cơng nhân có giác ngộ cao, có lịng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội nồng nàn, có tỉnh thần làm chủ tập thể, thực sự có trình độ văn hóa và khoa học, kỹ thuật Người căn dặn: Nhiệm vụ của cán bộ Cơng đồn là làm cho cơng nhân hiểu mình làm chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô, lãng phí, bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm
Trang 24sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Phải hoàn thiện và thực hiện đầy đủ
những quy chế nhà nước, đảm bảo cho công nhân tham gia tích cực và có hiệu
quả vào việc quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý xã hội” [5, tr.152]
Tháng 3 năm 1982, Đại hội Đảng lần thứ V khẳng định: “Giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh hơn nhiều Đội ngũ công nhân tăng thêm 24%, công nhân kỹ thuật đạt tới I,7 triệu người Trình độ chính trị, văn hóa và nghề
nghiệp của công nhân được nâng cao một bước.Trước khó khăn lớn về sản
xuất và đời sống, giai cấp công nhân ta vẫn tỏ rõ bản chất cách mạng, giữ vững và phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội” [6, tr I 19]
Để tăng cường khả năng quản lý, tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng giai cấp công nhân, Đảng chú trọng đào tạo công nhân lành nghề Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Sắp xếp lại các trường lớp dạy nghề của các Bộ, các địa phương và các cơ sở, cải tiến công tác tuyến sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Xác định quy mô đào tạo công nhân hợp với yêu cầu phát triển sản xuắt, rất chú trọng việc đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao”
[14, tr.69]
-Phát huy vai trò của tổ chức cơng đồn nhằm thực hiện tốt đường lối vận động công nhân của Đảng
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết về mục đích của cơng hội ở Việt Nam: “Trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang
cách sinh hoạt cho công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền
Trang 25Nếu công hội không tổ chức rộng rãi thì đấu tranh khơng được thắng
loi” [4,tr136]
Đảng khẳng định rằng, Cơng đồn là tổ chức rộng lớn của giai cấp cơng nhân Cơng đồn khơng chỉ tập hợp đoàn kết cơng nhân mà cịn giáo dục, giác ngộ công nhân Cơng đồn giúp cho người công nhân, viên chức và lao động biết tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, quản lý các công việc xã hội
Ngày 18 tháng 7 năm 1969, trong buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo Tổng Cơng đồn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn mạnh: Cơng đồn cần tập trung vào việc phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ tập thể của công nhân viên chức trong việc tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước để thực hiện ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa
Trong q trình lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân, Đảng luôn tơn trọng tính độc lập về tổ chức của Cơng đồn, lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân thông qua hoạt động của Cơng đồn
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cơng đồn đã tập hợp, vận động, giáo dục, tổ chức công nhân tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
- Liên mình giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Trang 26“Công, nông, trí thức cần phải đồn kết chặt chẽ thành một khối” Người coi
sự liên minh này là một điều kiện thắng lợi của cách mạng Cơng, nơng,
trí đồn kết chặt chẽ thì chúng ta sẽ khắc phục được khó khăn trở ngại, chúng ta sẽ thắng lợi”
Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, khối liên minh công nhân với nông dân và trí thức cùng toản thể đân tộc tạo thành sức mạnh to lớn, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách để đi đến thắng lợi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) đã chỉ rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa là chính quyền của nhân dân, lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng đo giai cấp công nhân lãnh đạo”[17, tr 437]
Giai cấp công nhân là hạt nhân của liên minh công - nông - trí thức,
nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc Xuất phát từ những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng coi liên minh
công — nơng - trí thức là một van đề có tính chiến lược, là một điều kiện đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Trong xây dựng đất nước, những năm trước đổi mới, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông đân và đội ngũ trí thức tạo thành nòng cốt của khối đoàn kết toàn dân, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất Giai
cấp cơng nhân giữ vị trí trung tâm trong liên minh cơng - nơng - trí thức,
trong quá trình xây dựng và phát triển các mỗi quan hệ về kinh tế và chính tri với nơng dân, thúc đây giao lưu hàng hóa giữa cơng nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa, thu hút một bộ phận lao động nông nghiệp bố sung vào đội ngũ công nhân
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường khối liên minh
công — nơng - trí thức làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết toàn dân và làm cơ
Trang 272.1.2 Phương thức lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân của Dang Lãnh đạo là hoạt động hướng dẫn một cá nhân, một tập thể hay một cộng đồng, dân tộc thực hiện mục tiêu đã định trước Phương thức là bao gồm phương hướng, cách thức, biện pháp, mơ hình hoạt động của bộ máy Phương thức lãnh đạo của Đảng là sự tổng hợp của các cách thức, biện pháp hoạt động của hệ thống bộ máy tổ chức Đáng, của đảng viên theo những nguyên tắc nhất định đề thực hiện đường lối Đảng ta đề ra Sự lãnh đạo ở từng cấp lại có mức độ và phạm vi khác nhau Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân, các cấp ủy đảng phải đối mới phương thức lãnh đạo của mình đối với các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Phương thức lãnh đạo của Đảng linh hoạt, phù hợp với từng địa phương
và từng lĩnh vực Tuy nhiên, có những nguyên tắc chung như: lãnh đạo bằng phương hướng, chủ trương, đường lối; lãnh đạo thông qua bộ máy của Đảng từ Trung ương xuống các chỉ bộ; lãnh đạo thông qua hoạt động gương mẫu của đảng viên; lãnh đạo bằng các biện pháp thích hợp khác Đảng lãnh đạo
xây dựng giai cấp công nhân thông qua các hoạt động nghiên cứu, điều tra xã
hội học, phân tích tình hình, dự báo xu hướng phát triển, cấp ủy đảng hướng cho chính quyền các cấp xây dựng và bố sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, văn bản dưới luật, các chính sách có liên quan đến công nhân, lao động
Trang 28Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân thông qua hoạt động của hệ thống tổ chức đảng ở các địa phương từ tỉnh ủy, thành ủy xuống các quận ủy, hay đảng ủy các khu công nghiệp, các chi bộ và đảng viên trong doanh nghiệp Đặc biệt, chi bộ đáng trong doanh nghiệp có vai trị hết sức quan trọng vì đây là nơi công nhân chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chỉ ủy và các đảng viên của Đảng, mỗi hoạt động của cán bộ, đáng viên đều có ý nghĩa, tác động rất lớn đến công tác tuyên truyền, vận động, rèn luyện công nhân, tổ chức cho công nhân tham gia xây dựng Đảng
2.1.3 Thực trạng giai cấp công nhân khi bước vào thời kỳ đổi mới
Đến năm 1985, lực lượng công nhân, viên chức có 4,l2 triệu người, chiếm 6,56% dân số và 15,32% tổng số lao động xã hội Trong đó, 36 nguoi lam trong khu vuc san xuất vật chất là 2,76 triệu người, số công nhân trực tiếp sản xuất là 2,2 triệu Số công nhân, viên chức là nữ chiếm 46% [50, tr.320]
- Về tuổi đời của công nhân:
Số công nhân dưới 30 tuổi chiếm 53,6%, từ 30 tuổi đến 50 tuổi chiếm
41,9% Từ 50 đến 60 tuổi chiếm 4.4% và trên 60 tuổi chiếm 0,1% Năm 1985, tuổi bình qn của cơng nhân Việt Nam là 31 tuổi [50, tr.321]
- Về trình độ học vấn:
Đến năm 1985, số cơng nhân có trình độ THCS là 77,5%, số cơng nhân có trình độ Trung học phô thông 42,5% Ở các tỉnh phía Bắc, công nhân trong một số cơ sở kinh tế quốc doanh có trình độ học vấn khá cao Ví dụ: nhà máy Công cụ số 1 (nay là Công ty cơ khí Hà Nội), năm 1985 có 50% cơng nhân đạt trình độ văn hóa Trung học phô thông; 11,3% công nhân có trình độ đại học, hoặc trung cấp kỹ thuật chuyên ngành Ở nhà máy thủy điện Hịa Bình, năm 1985 đã có 60% cơng nhân có trình độ văn hóa Trung học phố thơng [58,
Trang 29- Về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp:
Năm 1985, số thợ bậc 1 và 2 chiếm 40%, số thợ bậc 3 và 4 chiếm 55%,
số thợ bậc 7 chiếm 1,9% Ở Hà Nội, thợ bậc 7 chiếm 0,7%, Quảng Ninh
2,3%, Hải Phịng 2,1%, ngành giao thơng vận tải là 1%, ngành thủy lợi là 0,6%, ngành điện 0,8%, ngành cơ khí 1,9% Tính bình qn bậc thợ đạt
khoảng 3,3/7 [58, tr.186]
Công nhân các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến, sản xuất dịch vụ chiếm gần 40% trong tổng số công nhân công nghiệp Năm 1985, nước ta có hơn 300 trường dạy nghề, có thể đảm nhận việc đào tạo cho hàng chục vạn công nhân Nhưng do trình độ và trang thiết bị đạy nghề còn thiếu, cũ và lạc hậu nên chất lượng đào tạo cịn hạn chế Chỉ có 13% số trường được trang bị
tương đối đầy đủ phương tiện giảng dạy, thực nghiệm, có tới 51% số trường
không đầy đủ phương tiện giảng dạy Trong 5 năm (1981 — 1985), có khoảng 84 vạn người tuyển dụng vào khu vực kinh tế Nhà nước thì 56 vạn người chưa qua đào tạo, chiếm 67%, còn lại 28 vạn được đảo tạo nghề, chiếm 33% Chỉ có 76% cơng nhân được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, có 8,8% công nhân thay đổi nghề nghiệp từ I đến 3 lần [58, tr.187]
- Về ý thức chính trị của giai cấp công nhân:
Trang 30kiểm tra, kiểm soát các hoạt động phân phối lưu thông, phát hiện nhiều vụ việc làm sai chính sách, xâm hại lợi ích chung
Theo kết quả điều tra xã hội học, năm 1985, tỷ lệ đoàn viên thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh trong công nhân là 35% Riêng đối với công nhân dưới 30 tuổi thì tỷ lệ đó là 53% Ở một số ngành như công nghiệp nhẹ, tỷ lệ đó là 39%, trong khi số công nhân trẻ chiếm đến 73% tổng số công nhân, viên chức, lao động Tỷ lệ đáng viên trong công nhân vẫn còn thấp, mức tăng chậm, đến năm 1985 chỉ chiếm 77% [58, tr.191]
Một số địa phương, ngành có tỷ lệ đảng viên trong công nhân thấp như Quảng Nam - Đà Nẵng: 1,8%; Thành phố Hồ Chí Minh: 3,3%; ngành lâm nghiệp 2,5%, công nghiệp nhẹ: 3, l%
Tý lệ cán bộ lãnh đạo xuất thân từ cơng nhân có xu hướng giảm Năm
1980, có 18,6% Tổng giám đốc xí nghiệp, cơng ty xuất thân từ công nhân,
đến năm 1985 tý lệ này là 17,0% [58, tr.185]
Như vậy, bên cạnh tính chất cách mạng, kiên cường, ổi đầu trong lao động sản xuất xây dựng và báo vệ Tổ quốc, công nhân Việt Nam cịn có những hạn chế như: trình độ học vấn, tay nghề còn thấp, thiếu tác phong lao động công nghiệp, một bộ phận cơng nhân có biểu hiện sa sút về đạo đức, lao động thiếu tích cực, mắc các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan Một bộ phận công nhân trẻ sống thực dụng ngại học tập, lười lao động, xâm phạm của công, có tâm lý ở lại, giảm sút lòng tin với Đảng, với cách mạng Những năm trước đổi mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm nên công nhân thiếu việc làm, điều kiện lao động ít được cải thiện, đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn Đa số cơng nhân còn xa lạ với kinh tế hàng hóa, thiếu năng
động 70% công nhân xuất thân từ nông dân mang theo tâm lý, tác phong lao
Trang 31Thực trạng đó địi hỏi Đảng cần tăng cường lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, làm cơ sở xã hội cho Đảng, Nhà nước và tạo điều kiện để giai cấp công nhân làm tròn vai trò, sứ mệnh lịch sử đối với cách mạng Việt Nam
2.2 ĐƯỜNG LÓI CỦA ĐÁNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÂY
DUNG GIAI CAP CONG NHAN TU NAM 1986 DEN NAM 2011
2.2.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng giai cấp công nhân từ năm 1986 đến năm 1991
2.2.1.1 Đường lỗi của Đảng
Sau khi đất nước thống nhất, Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội Đến năm 1985, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã đạt một số kết quả: sản lượng lương thực đạt 17 triệu tấn, nhiền hơn 3,6 triệu tin so với năm 1980 Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5%/năm trong những năm 1981 — 1985, so với 0,6% của những năm 1976 — 1980 thì đó là một bước tiến lớn Nhiều cơng trình lớn được xây dựng như: cầu Thăng Long, Chương Dương, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên, nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Trị An, Hịa Bình và hàng trăm cơng trình vừa và nhỏ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân phát triển về số lượng, nâng cao trình độ tay nghề, khả năng tiếp thu công nghệ mới Tuy nhiên, đến năm 1985, tình hình kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn: sản xuất tăng chậm,
hàng tiêu dùng khan hiếm, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, phân phối lưu
Trang 32Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu tồn qc lần thứ VI của Đảng nhận định rằng: Trong nhiều năm, nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội còn nhiều quan niệm lạc hậu, nhất là những quan niệm về cơng nghiệp hóa, về cải tạo XHCN, về cơ chế quản lý kinh tế, về phân phối lưu thông Điều này có ảnh hướng khơng tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng giai cấp cơng nhân nói riêng Vì vậy phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy,
phải có nhận thức đúng đắn hơn về thực tiễn khách quan, trong đó có nhận
thức đúng về giai cấp công nhân và tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân, về cách thức, biện pháp thực hiện mục tiêu nhiệm vụ về xây dựng giai cấp công nhân
- Xây dựng giai cấp công nhân gắn với đổi mới kinh tế - xã hội
Những chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sử dụng nhiều thành phần kinh tế đều có liên quan đến việc làm, đời sống, đến nâng cao trình độ của cơng nhân, lao động cũng như phát huy quyền làm chủ của cơng nhân trong xí nghiệp, trong xã hội Sử dụng và cải tạo đúng đắn các
thành phần kinh tế là giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng và
khai thác mọi tiềm năng đề phát triển lực lượng sản xuất Điều đó góp phần
giải quyết số lao động chưa có việc làm, đặc biệt là ở đơ thị, thậm chí là cả
những người có tay nghề, số học sinh được dạy nghề nhưng chưa tìm được việc làm
Chủ trương tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, tuyên truyền giải thích pháp luật, làm cho cán bộ đáng viên, công nhân, lao động hiểu đúng vai trò của pháp luật và thực hiện các điều luật, qua đó tăng cường dân chủ trong quần chúng, coi việc tăng cường hiệu lực quản lý xã hội của
nhà nước là công tác cấp bách, là điều kiện tất yéu đám bảo huy động mọi lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ chính trị do
Trang 33Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nêu rõ: “Đối với giai cấp cơng nhân, Đảng cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ hiểu biết về mọi mặt để xứng đáng với vị trí giai cấp tiên phong của cách mạng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và văn hóa, tạo ra những điều kiện cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, có chế độ tiền lương, phúc lợi xã hội hợp lý, bảo đảm
đời sống vật chất văn hóa của cơng nhân, viên chức và gia đình, Đảng cần
tống kết kinh nghiệm và ra Nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân Nhà nước cần bố sung luật Cơng đồn [7, tr.96]
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và xu thế mở rộng phân
phối phân công, hợp tác giữa các nước, ké cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng
đất nước nói chung và nâng cao chất lượng giai cấp cơng nhân nói riêng Đảng nhấn mạnh đến việc hoạch định, bố sung, hoàn chỉnh các chính sách kinh tế - xã hội đối với giai cấp công nhân Nhiệm vụ trước mắt là ổn
định và tiến tới cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của công
nhân Đảm bảo cho công nhân ăn đủ no, có thêm dinh dưỡng, mặc đủ ấm; đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về bảo đảm sức khỏe và chữa bệnh, đi lại, học hành và hưởng thụ văn hóa, tăng thêm đồ dùng thiết yếu của các gia đình, khắc phục một bước khó khăn về nhà ở, nhất là tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung
Những chủ trương trên đánh dấu bước tiến mới trong tư duy lãnh đạo
của Đảng về phát triển công nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân trong
điều kiện mới
Trang 34Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân, lao động trong các xí nghiệp, tháng 8 năm 1987, Hội nghị lần thứ ba BCH Trung
ương Đảng khóa VI, đã bàn về công tác Đảng trong các xí nghiệp cơng
nghiệp Hội nghị đã xác định: Đảng bộ xí nghiệp chịu trách nhiệm lãnh đạo các mặt công tác trong xí nghiệp; làm tốt cơng tác chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng bảo đảm phát huy vai trò làm chủ của công nhân trong xí nghiệp Đảng bộ xí nghiệp lãnh đạo quần chúng xây dựng kế hoạch của xí nghiệp, lãnh đạo phong trào thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, bảo vệ xí nghiệp, cải thiện đời sống công nhân lao động
Về hoạt động của các tổ chức quần chúng trong xí nghiệp, Hội nghị
nhắn mạnh việc phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tham
gia quản lý xí nghiệp và động viên phong trào quần chúng thi đua thực hiện
kế hoạch của xí nghiệp Cơng đồn, Đồn thanh niên phải đối mới phương
thức hoạt động đề làm tốt chức năng của từng đoàn thê trong công tác quản lý xí nghiệp
Mở rộng việc thực hiện chế độ lao động theo hợp đồng, có bảo hiểm xã hội, có tính thâm niên thay thế cho chế độ lao động trong biên chế Quy định các chức năng và đào tạo bồi dưỡng sử dụng lao động, kiểm tra cán bộ, công đoàn theo chức danh Trong việc tuyên chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng lao động cần coi trọng phát huy dân chủ tham khảo ý kiến của tập thé lao động, tơ chức đảng và đồn thé
Trang 35Xí nghiệp có trách nhiệm trích nộp đầy đủ quỹ bảo hiểm xã hội và tổ
chức tốt công tác bảo hộ lao động, công tác vệ sinh công nghiệp Ban hành
chế độ bảo hiểm xã hội và các quy định về chế độ lao động nhằm bảo vệ người lao động tai các cơ sở, nghiên cứu ban hành Luật lao động
- Nâng cao ÿ thức trách nhiệm, tỉnh thân chủ động, sáng tạo của công nhân trong các doanh nghiệp quốc doanh
Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng, khóa VI, đã cụ thể hóa
một bước đường lối đối mới của Đảng trong ngành công nghiệp và hoạt động
của các tơ chức chính trị, xã hội trong các xí nghiệp đó là:
Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phát huy khả năng sáng tạo của công nhân, lao động trong xí nghiệp; dé ra các biện pháp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, chế độ bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội Những chủ trương này có tác động trực tiếp đến việc làm, đời sống, thu nhập của công nhân, lao động trong các xí nghiệp
Quy định cụ thé về hoạt động của các tô chức cơ sở Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên trong doanh nghiệp nhà nước Điều đó có tác dụng trực tiếp đến xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đầu đổi mới ở chỗ: một mặt, nâng cao một bước chất lượng giai cấp công nhân, mặt khác làm thay đối cơ cấu giai cấp công nhân về ngành nghề, thành phần kinh tế, trình độ văn hóa,
tay nghề, thái độ chính trị, ý thức trách nhiệm trong công nhân, lao động
Thực hiện chủ trương trên của Dang, thang 11 nam 1987, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 217/HĐBT cụ thể hóa chủ trương đối mới quán lý kế hoạch, thực hiện hoạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước
Trang 36động khơng có nhu cầu sử dụng trong các đơn vị kinh tế quốc đoanh sang làm
việc ở các thành phần kinh tế khác
Sau hơn ba năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế - xã hội Việt Nam có bước chuyên biến về nhiều mặt, tạo cho công nhân niềm phần khởi Sinh hoạt dân chủ trong xã hội được mở rộng và đổi mới một bước, Đảng, chính quyền và Cơng đồn đã khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của công nhân Tuy vậy, một bộ phận cán bộ, đáng viên còn quan liêu, thiếu sâu sát quần chúng Các đoàn thể quần chúng chậm đối mới nội dung, hình thức phương pháp tập hợp công nhân
Nửa cuối thế ký 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào tình trạng khúng hoảng trầm trọng và đứng trước nguy cơ tan vỡ Trong tình hình đó, Đảng ta chỉ rõ: Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là đây mạnh toàn diện sự nghiệp đối mới, giữ vững én định chính trị, triển khai mạnh mẽ cơng tác chính trị tư tưởng, đối mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Những chủ trương trên của Đảng là định hướng cho công tác vận động,
xây dựng giai cấp công nhân, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và tổ chức Cơng đồn Việt Nam
2.2.1.2 Xây dựng giai cấp công nhân trong những năm 1986 đến năm 1991
- Hoạt động lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân của Đảng bộ địa phương và tổ chức cơ sở Đảng ở doanh nghiệp
Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp, xây dựng
giai cấp công nhân, Đáng bộ các địa phương đã cụ thể hóa thành nhiệm vụ cho các tổ chức cơ sở Đảng và cho tô chức đoàn thê các doanh nghiệp vận động công nhân lao động sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao trình độ các mặt
Trang 37ba (khóa VI) Điều đó đã thúc đầy cơng nhân, lao động ở nhiều cơ sở sản xuất
kinh doanh phát huy tính sáng tạo, chủ động tìm cách tháo gỡ khó khăn về vật
tư, tiền vốn, đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường, cùng với doanh nghiệp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, tăng thêm thu nhập Điền hình là các Đảng bộ: Hà Nam Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng bộ doanh nghiệp là tổ chức cơ sở của Đảng có nhiệm vụ rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng đội ngũ cơng nhân Trong q trình đổi mới, nhiều Đảng bộ cơ sở doanh nghiệp đã quán triệt chủ trương đổi mới của Đảng cho công nhân, lao động, nhằm nâng cao nhận thức của công nhân về công cuộc đối mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tạo sự nhất trí cao trong cán bộ, công nhân, viên chức, góp phần đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn,
đồng thời tăng cường xây dựng đội ngũ công nhân về chất lượng
Theo số liệu điều tra của Ban Tổ chức Trung ương, có 30% các tơ chức cơ sở lãnh đạo tốt các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trong đó nguyên nhân quan trọng đề các đảng bộ doanh nghiệp phát huy vai trò lãnh đạo của mình là do làm tốt công tác xây dựng nội bộ của mình về cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tô chức Nhiều cán bộ, đảng bộ doanh nghiệp phát huy giữ vững được lập trường giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng ngay cả trong những điều kiện phức tạp của tỉnh hình thế giới và trong nước Đa số Đảng bộ doanh nghiệp giữ vững kỷ luật, nguyên tắc, nền nếp sinh hoạt của
Đảng, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện đôi mới
Trang 38Nguyên nhân của những yếu kém trên là do tác động của tình hình thé giới và sự chuyển đổi cơ chế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường tạo ra sự hụt hãng về tâm lý, nhận thức; Đảng bộ cấp trên và Trung ương chậm có sự hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn hoạt động của các đảng bộ cơ sở; nhiều đảng viên chưa hiểu rõ chủ trương đổi mới, ít được học tập, rèn luyện, nang luc cap uy han chế, một số đảng viên chưa thực sự sâu sic, tuyén truyền, giác ngộ, vận động công nhân
Ngày 7/12/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc lãnh đạo Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ VI Cơng đồn Việt Nam Ban chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung chỉ đạo Đại hội Cơng đồn, làm cho Đại hội VI Cơng đồn Việt Nam thực sự là đại hội của quần chúng và thế hiện sự đổi mới
Tại Đại hội Cơng đồn Việt Nam lần thứ VI (10/1988), Đảng chỉ rõ đối tượng tô chức và vận động của Công đồn khơng chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, mà phải bao quát cả khu vực xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp có đầu tư nước ngoài, các hợp tác xã sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải
Thực hiện sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng, Đại hội Cơng đồn Việt Nam lần thứ VI, năm 1988, đã xác định: “Phải đối mới công tác tô chức và cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng mớ rộng đối tượng và phạm vi hoạt động của Cơng đồn nhằm thu hút, tập hợp đông đảo
công nhân, lao động trong các thành phần kinh tế Hình thành hệ thống tổ
chức phù hợp với hướng chuyên sang cơ chế thị trường, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy tô chức Công đoàn [41, tr 104]
Trong quá trình đối mới, Đảng lãnh đạo Cơng đồn đối mới về tổ chức
Trang 39của nhà nước, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân” [10, tr.93]
Thực hiện Nghị quyết 8b của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về đối mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, tổ chức Cơng đồn đã nghiên cứu, bàn bạc và đưa ra một chương trình hành động hướng dẫn Cơng đồn các cấp giáo dục vận động công nhân, lao động thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Công đoàn đã tăng cường các hoạt động xã hội, đa dạng hóa các hình thức tập hợp công nhân, lao động trong các thành phần kinh tế, làm cho công nhân hiểu rõ tình hình đất nước, quyết tâm thực hiện đường lối đối mới của Đảng Thực hiện chủ trương sắp xếp lại sản xuất của Đảng, các cấp Cơng đồn, nhất là Cơng đồn cơ sở ở nhiều nơi đã cùng với giám đốc tìm mọi biện pháp giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động Hàng ngàn cơ sở đã tổ chức đại hội công nhân viên chức bàn việc chuyển hướng sản xuất, đa đạng hóa sản phẩm, phát triển các hoạt động dịch vụ Nhiều cơ sở có những quy định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, có cơ chế khuyến khích mọi cơng nhân góp vốn, tìm nguồn vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm Cơng đồn phát động các phong trào thi đua “lao động sáng tạo”, “phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “lao động giỏi”, thu hút hàng chục vạn lượt người tham gia
Ở các cơ sở sản xuất ngồi quốc doanh, Cơng đồn đại diện cho công nhân ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, động viên cơng nhân lao động đồn kết, tương trợ, hướng dẫn cách làm ăn mới Cơng đồn cơ sở tổ chức cho công nhân lao động đi tham quan, du lịch nâng cao tỉnh thần tập thể và sự hiểu biết của công nhân, lao động
Trang 40Cơng đồn Việt Nam”, “Theo con đường Bác Hồ đã chọn” và các đợt thảo luận góp ý dự thỏa Luật Cơng ðồn, dự thảo Cương lĩnh của Đảng, dự thao Hiến pháp Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết về Luật pháp, về giới, về khả năng cảm thụ nghệ thuật của công nhân, lao động Các hình thức tố chức cụm văn hóa — thể thao, liên hoan nghệ thuật quần chúng trong công nhân, lao động đã được nhân rộng, nhất là ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ
Để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ công nhân, lao động và nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giai cấp công nhân, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã xúc tiến công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết các hoạt động của Cơng đồn như: cơng tác tham gia quản lý, chăm lo đời sống công nhân, lao động, công tác thi đua, tuyên truyền giáo dục, công tác bảo hộ lao động, kinh nghiệm vận động nữ công nhân
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo của Đảng đối với Cơng đồn nhằm tập hợp, giáo dục công nhân, lao động trong những năm từ 1986 đến năm 1991 vẫn còn một số hạn chế Mục tiêu “việc làm, đời sống, dân chủ, công bằng xã hội” chưa được các cấp Cơng đồn cụ thể hóa Cơng đồn chưa tập hợp được ý kiến rộng rãi của công nhân, lao động nhất là trong việc tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế Cơng đồn cơ sở chưa kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn giữa công nhân lao động với người quản lý Các đợt sinh hoạt chính trị chủ yếu vẫn theo cách làm cũ là công nhân nghe truyền đạt một cách
thụ động, chưa có phương pháp thích hợp, hiệu quả để đi vào chiều sâu tư