1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 đến 1975)

77 2,6K 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 11,67 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

VŨ THỊ LOAN

SU LANH DAO CUA DANG CONG SAN VIET NAM TRONG VIEC XAY DUNG HAU PHUONG MIEN BAC THOI KY KHANG CHIEN CHONG DE QUOC MY XAM

LƯỢC (1954 - 1975)

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học Lê Trung Nghĩa

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận cũng như học tập tại trường, em đã

nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị, nhất là của các thầy cô giáo trong tổ Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng Sản Việt Nam, cùng với sự động viên khích lệ của gia đình và các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này

Đặc biệt em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo — giáng viên

Lê Trung Nghĩa, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hồn thành khóa luận này

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do điều kiện hạn hẹp về thời gian và

do sự hạn chế về kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu

sót Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như

các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Ha Noi, ngay tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành đưới sự hướng dẫn của thầy giáo — giảng viên Lê Trung Nghĩa Tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quá nghiên cứu của riêng tôi

Nêu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày - tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trang 4

DANH MUC CAC TU VIET TAT

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

HN : Hà Nội

HTX : Hop tac xa

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU

= — Lý do

chọn đề tài -c-©5c St SE EEEEEE11111071E1111111111.111 11.11, 1

TQ TT kg Lịch sử

nghiên cứu vấn đề - -¿©+++2+++2EEtEEECEEEEEkevrkkrrrkrrrkeerrcee 3

Ân nọ nọ cọ ki ĐH Mục

đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - 5+ 5s s+s+ss+ 3

 QC nhọ nọ KT cọ Bề Nguồn

tư liệu và phương pháp nghiên cứu « <<s<<s+ 4

ÝÝẢỔỐỔÝỞỞỞỞỐỐ Bồ cục

41.800 07a 4

PHẢN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở hình thành vấn đề hậu phương trong chiến tranh 5

In eu va 5

1.1.1 Một số quan điểm về vấn đề hậu phương . - 5

1.1.2 Vai trò của hậu phương trong chiến tranh . 6

1.2 Cơ sở thực tiễn -2<Sc<SESEEEEEE2E2112112112121E1.xe 9

Chương 2: Đáng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc trong kháng chiến

chống để quốc Mỹ xâm lược (19544- 1975) -.-c-csscccsseccsseccsse 11

Trang 6

2.1.2 Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc 17 2.1.3 Kết quả thực hiện chủ trương của Đảng 31

2.2 Đáng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc giai đoạn 1965- 1975 — ÔỎ 35

2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử 55-55 +2 £+e+e+zxeseesse 35

2.2.2 Chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương miền Bắc 37 2.2.3 Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc 4I 2.2.4 Kết quả thực hiện chủ trương của Đảng 57

2.3 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm . 61 2.3.1 Ý nghĩa lịch sử ©2<©c<+cxccrerkrrsrrserrerrk 61

2.3.2 Bài học kinh nghiệm _ - - 55c <+<<c+ereeeseere 64

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đã hơn ba mươi năm trôi qua, nhưng đại thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn còn in đậm trong tâm trí và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam Đó cũng là niềm tự hào của những người có lương tri và u chuộng hịa bình trên thế giới Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đại hội IV của Đảng khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chỗng Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử

dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời vé su

toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử

Thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng

quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc” [5, tr.471] Để làm nên thắng lợi vĩ đại đó thì phải kế đến một nhân tố có vai trị hết sức quan trọng là hậu phương của

cuộc chiến tranh Hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, khoa học kĩ thuật Là nơi chi viện chủ yếu

sức người, sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa tỉnh thần của tiền tuyến Muốn đánh thắng địch ở tiền tuyến thì phải có hậu phương vững mạnh về mọi mặt Việc xây dựng hậu phương là một vấn đề có tính chất chiến lược và quyết định sống còn đối

VỚI thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến Đó là qui luật của các loại chiến tranh từ xưa

đến nay

Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênin về chiến tranh cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, kế thừa những kinh nghiệm quý báu của dân

tộc, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu

Trang 9

chiến tranh giải phóng dân tộc Đảng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của

việc xây dựng hậu phương căn cứ địa kháng chiến, coi đó là một chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa đánh giặc, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng căn cứ địa hậu phương là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phản ánh một trong những đặc trưng của cách mạng Việt Nam Việc xây dựng củng cố hậu phương trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ luôn luôn được Đảng nhìn nhận một cách đúng đắn và đặt nên hàng đầu Đảng đã xây dựng, củng cố hậu phương trong mọi tình huống của cuộc chiến, làm cho hậu phương có sức sống và phát triển trong hoàn cảnh gay

go, khó khăn nhất, trong khi chính nó cũng phải trực tiếp chiến đấu quyết liệt với

kẻ thù

Nhiều câu hỏi được đặt ra là sức mạnh nào mà nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam vốn là một nước nghèo nàn, lạc hậu lại có thể thắng những kẻ thù giàu có, có tiềm lực quân sự mạnh như vậy? Dân tộc ta thắng những kẻ thù mạnh hơn

gấp nhiều lần bởi vì chúng ta có nhân dân anh hùng, có sự lãnh đạo sáng tạo, tài năng và trí tuệ của Đảng, có hậu phương lớn tập trung sức người, sức của, động

viên tinh thần tiền tuyến lớn đánh thắng kẻ thù Do vậy việc nghiên cứu chủ trương

xây dựng hậu phương của Đảng, để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phục

vụ cho cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của

Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn

mới, sẽ gop phần đắc lực vào nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt

Nam trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc thời kỳ kháng chiến chống để quốc

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về vấn đề hậu phương trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954- 1975) đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu này thường tập trung nghiên cứu chung về hậu phương trong chiến tranh cụ thê như: “Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng” của V.I.Lênin — Xtalin, Nxb Quân

đội nhân dân, Hà nội, 1970; “Hậu phương trong chiến tranh nhân dân Việt Nam

(1945 — 1975) của GS.PTS Hoàng Phương (chủ biên); Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, tạp chí nói về hậu phương trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, cụ thể như: bài viết của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc về “Sự chỉ viện của miễn Bắc đối với miễn Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” đăng trên tap chi Lich Sử Đảng (tháng 4/2005) của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; tác giả Phùng Hữu Phú đã “Nghiên cứu vai trò miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước” đăng trên tạp chí Lịch Sử Đảng số 4 (1988) của Viện Mác — Lênin, Viện Lịch Sử Đảng

Có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một

cách hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc

trong kháng chiến chống dé quốc Mỹ xâm lược (1954 — 1975) 3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội

Trang 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích những điều kiện, hồn cảnh của miền Bắc để Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định xây dựng hậu phương miền Bắc trở thành hậu phương lớn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

Nêu lên đường lối chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc

Làm rõ những thắng lợi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giành được trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc, và vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về đường lối, chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống

đề quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975)

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu

Các văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị về đường lối xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

Các cơng trình nghiên cứu như: sách, báo, tạp chí trong nước đã được xuất

bản

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận tơi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích Ngồi ra cịn một số phương pháp khác

5 Bố cục khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt,

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1

Cơ sở hình thành vấn đề hậu phương trong chiến tranh

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số quan điểm về vấn đề hậu phương

Trong chiến tranh bên nào có sức mạnh áp đảo thì bên đó giành thắng lợi

Sức mạnh trong chiến tranh được tạo nên từ một hậu phương vững vàng Hậu

phương chính là nơi cung cấp sức mạnh cho tiền tuyến

Theo quan điểm của Lênin: “Hậu phương là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tô không gian là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự phía

sau chiến tuyến có dân cư và tiềm lực mọi mặt nhất là về nhân lực, vật lực Là nơi

xây dựng và huy động sức người, sức của đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiễn tuyến” [18, tr.231]

Lênin cho rằng: “Trong chiến tranh ai có nhiễu luc lượng hậu bị hon ai co

nhiéu nguon lực, ai kiên trì đi sâu vào quân chúng nhân dân thì người đó thu được

thang loi va muon tién hành chiến tranh một cách thực sự phải có một hậu

phương có tổ chức vững chắc, một quân đội giỏi nhất, những người trung thành

nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nếu không được

vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đây đủ ” (21, tr.497]

Đánh giá về vai trò của hậu phương Ănghen viết: “7oàn bộ việc tổ chức và

phương thức chiến đấu cúa quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vật chất của con

người và những vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của dân cư và của cá

Trang 13

Xtalin cho rằng: “Lịch sử chiến tranh dạy rằng chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương nước mình về mặt phát triển, tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm tài nghệ và tỉnh thần chiến đấu của quân đội về tỉnh thần kiên cường và đẳng chí nhân

dân trong suốt quá trình chiến tranh thì mới chịu được sự thứ thách đó” (23,

tr.113]

Hồ Chí Minh khẳng định: “Khi có chiến tranh phải huy động tất cả lực lượng trong nước để chống giặc” [9, tr.473]

Đồng chí Lê Duẩn nhận định về hậu phương trong chiến tranh: “ÄMộ/ hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh tế và quốc phịng hùng mạnh có một dự trữ dôi dào về cung cấp lương thực, sức người sức của, súng đạn

cho tiễn tuyến ”[7, tr.28]

Trường Chinh cho rằng: “Hậu phương trong chiến tranh được củng cố

nguồn Cung cấp nhân tài vật lực cho chiến tranh dôi dào chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh ” |3, tr.54]

Như vậy, hậu phương trong chiến tranh được các nhà chính trị, qn sự nhìn

nhận một cách tổng thé va đánh giá cao bởi lẽ chiến tranh là sự thử thách toàn diện

đối với mỗi bên tham chiến, là yếu tố quyết định đến thắng lợi hay thất bại của một

cuộc chiến tranh

1.1.2 Vai trò của hậu phương trong chiến tranh

Thứ: nhất, chiến tranh càng hiện đại bao nhiêu thì yêu cầu về hậu phương đối

với chiến tranh càng tăng lên bấy nhiêu

Chiến tranh là cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến Muốn giành thắng lợi phải có tiềm lực chiến tranh Tiềm lực đó bao gồm: kinh tế, khoa học, tỉnh thần, chính trị, quân sự Những tiềm lực ấy phải được tạo ra và dự trữ tại hậu

Trang 14

Hậu phương là nền tảng kinh tế, cơ sở vật chất của tiền tuyến, chiến tranh là

sự tiếp tục của kinh tế và chính trị để đạt được mục đích nhất định về chính trị hay

kinh tế “Tiềm lực kinh tế của hậu phương thế nào thì khả năng trang bị vũ khí,

đảm báo cho hậu cần quân đội như vậy; vũ khí trang bị, đảm bảo cho hậu cần thế nào thì sức mạnh của hoạt động vũ trang như vậy; sức mạnh của lực lượng vũ trang thế nào thì hoạt động của tiền tuyến như vậy; hoạt động của tiền tuyến thế nào thì

kết cục của chiến tranh như vậy” [8, tr.188] Điều đó khẳng định rằng, kinh tế quyết

định khả năng đảm bảo hậu cần, khả năng đảm bảo hậu cần quyết định sức mạnh của lực lượng vũ trang, sức mạnh của lực lượng vũ trang quyết định hoạt động của

tiền tuyến, hoạt động của tiền tuyến quyết định đến kết cục của chiến tranh

Thứ hai, hậu phương là nguồn lực của tiền tuyến Ngoài vật chất thông

thường, chiến tranh còn cần đến nhân lực Nhân lực của hậu phương thế nào thì

nhân lực quốc phòng như vậy; nhân lực quốc phịng thé nao thì sức mạnh của lực

lượng vũ trang như vậy; sức mạnh của lực lượng vũ trang thế nào thì hoạt động ở

tiền tuyến như vậy; hoạt động của tiền tuyến thế nào thì kết cục của chiến tranh như vậy

Thứ ba, hậu phương cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của tiền tuyến

Chiến tranh là cuộc đọ sức toàn diện trước hết là về ý chí tinh thần, sức mạnh chiến đấu của quân đội ở tiền tuyến phụ thuộc rất nhiều vào y chi, tinh thần của họ Lênin

cho rằng: “Chiến tranh phụ thuộc vào tâm trạng của quân chúng đang đồ máu trên chiến trường” Song tâm trạng ấy không tách rời hậu phương Lực lượng chiến đấu

ở tiền tuyến là một bộ phận có quan hệ chặt chẽ với dân cư hậu phương nên sức mạnh chính tri, tinh thần của người lính ở tiền tuyến một phần do sức mạnh, ý chí

tỉnh thần của hậu phương quyết định Nghĩa là: Sức mạnh chính trị, tinh thần của

Trang 15

thần của quân đội quyết định tới sức mạnh của quân đội; sức mạnh của quân đội

quyết định đến sức mạnh của tiền tuyến; sức mạnh của tiền tuyến quyết định đến

kết cục của chiến tranh

Thứ tư, hậu phương luôn đứng về tiền tuyến đám bảo cho tiền tuyến chiến thắng Tiền tuyến có thê thiếu về vật chất song không thê thiếu về sự động viên tinh

thần, sự nhất trí về chính trị tinh thần, bản lĩnh trí tuệ của hậu phương

Thứ năm, hậu phương là địa bàn đứng chân, là cơ sở lãnh đạo, tổ chức của tiền tuyến Đề hoạt động của tiền tuyến có phương hướng đúng, tỉnh thần cao, phải có đường lối chiến tranh, đường lối quân sự đúng đắn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quân, binh chủng, các đơn vị Hậu phương càng được xây dựng, bảo vệ tô chức

vững chắc càng thuận lợi cho việc huấn luyện, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, thuận lợi cho việc đặt kho tàng, bố trí đội hình xuất phát tiến cơng, rút lui của tiền tuyến

Hậu phương càng lớn, đân cư nhiều, chất lượng cao, kinh tế phát triển, càng

thuận lợi cho lực lượng vũ trang hoạt động, trình độ lãnh đạo chỉ huy của các cơ

quan chiến lược càng cao làm cho tiền tuyến chiến thắng

Vị thế hậu phương, khả năng lãnh đạo, chỉ huy của hậu phương thế nào thì

cơ sở tổ chức bàn đạp tiến công, sự phối hợp các hoạt động chiến tranh như Vậy; cơ

sở tô chức bàn đạp tiến công, sự phối hợp hoạt động chiến tranh như thế nào thì sức

mạnh của lực lượng vũ trang như vậy; sức mạnh của lực lượng vũ trang thé nao thi hoạt động ở tiền tuyến như vậy; hoạt động của tiền tuyến thế nào thì kết cục của

chiến tranh như vậy

Như vậy, hậu phương có vai trị quan trọng đối với sự thành công hay thất

Trang 16

phương, do đó phải chú trọng đến việc xây dựng tiềm lực của hậu phương để tự

bảo vệ và cung cấp nhanh, nhiều các nhu cầu đảm bảo cho tiền tuyến chiến thắng 1.2 Cơ sớ thực tiễn

Tình hình Miễn Bắc sau hiệp định Gionevơ

Trong Hội nghị Giơnevơ, phía Mỹ khơng kí vào bản tuyên bố cuối cùng Động thái này của họ cho thấy, Mỹ đang muốn thực hiện âm mưu “lấp chỗ trống”

tại Việt Nam Lợi dụng thất bại của thực đân Pháp, dé quéc My muốn thay chân Pháp nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự

của chúng Ngày 7/7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gịn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc Ngày 17/7/1955, theo chi dao cua My, Diém tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Thế vào đó, ngày 23/10/1955 họ tổ chức trưng cầu dân ý để phế truất Bảo Đại, đưa Ngơ Đình Diệm lên làm tổng thống

Miền Bắc đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân đân và đi vào xây dựng CNXH Song hậu quả của chiến tranh hết sức nặng nẻ trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Năm 1954, giá trị tông sản lượng công nghiệp chỉ chiếm 1,5% giá trị tổng

sản lượng công nông nghiệp Kinh tế nơng nghiệp đóng vai trò chủ yếu, song sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn Nơng nghiệp vốn lạc hậu lại bị tàn phá

nặng nề bởi chiến tranh Thiếu sức kéo, máy móc, cơng cụ, đê điều hư hại nhiều, kĩ

thuật canh tác lại lạc hậu Ruộng đất bị bỏ hoang bởi số lượng đồng bảo công giáo di cư vào Nam

Các tệ nạn xã hội, tàn dư của chế độ phong kiến, đế quốc chưa được xóa bỏ Trình độ dân trí thấp, nạn mù chữ cịn phơ biến Hệ thống y té lac hau Nam 1955, 6

Trang 17

Miền Bắc đang đứng trước những khó khăn tưởng chừng như không thê vượt qua Trong khi đó, ở miền Nam, Mỹ dốc sức, huy động phương tiện cho chiến tranh, thi hành luật 10/59, thắng tay đàn áp những người cộng sản và người dân yêu nước

Đứng trước tình hình cách mạng miền Nam như vậy, miền Bắc đã vừa xây

dựng CNXH, vừa tích cực chi viện, ủng hộ cho cách mạng miền Nam trong suốt 21

năm đánh Mỹ Đây cũng là nét đặc thù của cách mạng miền Bắc trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà giai đoạn này là những bước đi đầu tiên

Từ đặc điểm đặc biệt này, nhằm phục vụ cho mục tiêu chung của cách mạng

cả nước và mục tiêu cụ thể của từng miễn trong mỗi giai đoạn kháng chiến, phục vụ trực tiếp cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, Đảng xác

định: “Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì này (1954- 1975),

trước hết và chủ yếu nhằm biến miền Bắc thành căn cứ địa chiến lược của cách

mạng cả nước, thành hậu phương chiến lược của tiền tuyến miền Nam”

Sau cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ, đất nước ta lúc này lại đứng trước

nguy cơ bị chia thành hai miền với hai chế độ chính trị đối lập Sự nghiệp giải

phóng dân tộc, thông nhất đất nước chưa hoàn thành Một chặng đường gian khổ còn ở trước mắt — chặng đường kháng chiến giải phóng miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà Cách mạng Việt Nam đứng trước những nhiệm vụ mới

Như vậy, việc củng cố, xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam đã được Đảng xác định rõ ràng Miền Bắc đã được xây dựng vững mạnh về mọi mặt, đứng vững trước thử thách ác liệt của chiến tranh, đủ sức

Trang 18

Chương 2

Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975)

2.1 Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc giai đoạn 1954 — 1964

2.1.1 Chú trương của Đảng về xây dựng hậu phương miền Bắc

Theo Hiệp định Giơnevơ đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế

độ chính trị — xã hội khác nhau Miền Bắc cơ bản vừa hoàn thành cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân Miền Nam còn bị đặt dudi ach thống trị của đề quốc Mỹ, đòi

hỏi Đáng phải có chủ trương đúng đắn đưa cách mạng từng bước phát triển Từ

thực tế đó, nhận thức sâu sắc và vận dụng trung thành, sáng tạo lý luận chủ nghĩa

Mác - Lênin về vai trò của hậu phương trong chiến tranh, cũng như mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng vô sản, Đảng Lao động Việt Nam quyết định tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương chiến lược, căn cứ địa cách mạng

- chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến miền Nam là nhân tố hết sức quan trọng Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thành - bại của cuộc kháng chiến Đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, đồng chí Lê Duẩn khái quát: “Nếu không xây dựng

CNXH ở miền Bắc thì không thể đánh thắng Mỹ ở miền Nam Ngược lại, nếu

không đánh Mỹ ở miền Nam thì cũng khơng thể xây dựng được CNXH ở miền

Bắc” Trong suốt cuộc kháng chiến, nhân dân ta vừa đây mạnh các hoạt động đấu

Trang 19

mạng, tạo chỗ dựa vững chắc, tạo nguồn sức mạnh to lớn, cung cấp kịp thời sức

người, sức của cho miền Nam đánh Mỹ Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của đề quốc Mỹ, nhận thức rõ vai trò của miền Bắc trong đấu tranh thống nhất đất nước, Đảng quyết định đưa miền Bắc đi lên xây dựng CNXH Đây là chủ trương đúng đắn, là cơ sở quan trọng đầu tiên cho xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Đảng đã xác định miền Bắc là hậu phương lớn và miền Nam là tiền tuyến

lớn Miền Bắc tiến lên CNXH, thực hiện cải tạo CNXH và bước đầu phát triển kinh

tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề vững chắc cho cách mạng miền Nam phát triển Hậu phương lớn miền Bắc, có vai trị quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước Vì thế, cách mạng miền Bắc phải có mối quan hệ gắn bó, phối hợp với cách mạng miền Nam tạo điều kiện cho nhau phát triển Thắng lợi giành được ở mỗi miền là thắng lợi chung cho cách mạng hai miền

Xuất phát từ tình hình trên, Đảng chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên CNXH và đường lối cách mạng XHCN của Đảng từng bước được hình thành và

phát triển

Ngày 5/9/1954, Bộ chính trị ra nghị quyết về: “Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”, chỉ rõ nhiệm vụ: “ra sức củng cố miền Bắc, giữ vững và đây mạnh cuộc đấu tranh chính trị của quân và dân miền Nam ” Trên

miền Bắc, nhân dân ta khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, tiễn hành cải

Trang 20

Để củng có miền Bắc, trong Hội nghị lần thứ bảy tháng 3- 1955 và lần thứ

tám tháng 8- 1955 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: ứrước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nơng dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ; đưa miễn Bắc tiến dẫn từng bước lên chủ nghĩa xã

hội; kiện toàn lãnh đạo các cấp và củng cố Mặt trận Dân tộc thong nhất Hội nghị

đã đề ra kế hoạch 3 năm (1955- 1957)

Cũng theo tinh thần trên mà nghị quyết lần thứ 12 năm 1957 đã nêu rõ: “Chúng ta cần có kế hoạch xây dựng và củng cố hậu phương về mọi mặt Phái làm cho hậu phương của chúng ta có đầy đủ khả năng nhân tài, vật lực, bao dam moi nhu cầu xây đựng quân đội trong thời bình cũng như nhu cầu về sinh hoạt và chiến đấu trong thời chiến Trong mọi mặt công tác của Nhà nước, trong kế hoạch chung của Nhà nước cũng như trong kế hoạch của từng ngành, cần quán triệt ý thức xây dựng và củng có hậu phương, kết hợp nhu cầu kinh tế và văn hóa với nhu cầu quốc phòng, kết hợp nhu cầu thời bình với nhu cầu thời chiến Bản thân quân đội trong lúc tiến hành nhiệm vụ xây dựng quân đội cũng cần chú trọng đầy đủ và tích cực tham gia công cuộc củng cố hậu phương, nhất là trong việc chấp hành các chính sách kinh tế - tài chính, trong cơng tác sản xuất và tiết kiệm” Chúng ta cần chấp hành với một tinh thần hết sức tích cực nghị quyết của Trung ương, ra sức xây

dựng và củng cố miền Bắc về mọi mặt

Tại Hội nghị lần thứ mười ba (12- 1957), Ban Chấp hành Trung ương Đảng

đã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối

cách mạng trong giai đoạn mới Đến tháng 11- 1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bốn để ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế -

văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư

Trang 21

Tháng 4- 1959, Hội nghị lần thứ mười sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(Khóa II) thơng qua hai nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp và Nghị quyết về vẫn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

Chủ trương đưa miền Bắc lên CNXH đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên CNXH, trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Trên cơ sở đó thì Đảng cũng chủ trương tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

Tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ mười lăm (Khóa II) của Ban Chấp hành

Trung ương họp ở Hà Nội Nghị quyết 15 xác định: Cách mạng Việt Nam lúc này

có hai nhiệm vụ chiến lược song song tiến hành: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Hai cuộc cách mạng có quan hệ

hữu cơ với nhau Ngoài ra, Hội nghị lần thứ mười lăm của Trung ương Đảng còn khẳng định phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là đùng bạo lực cách mạng và giao cho quân đội chú động mọi mặt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển

của cuộc chiến tranh cứu nước; phát huy vai trò của miền Bắc đối với miền Nam

Từ đó, cùng với việc xây dựng quân đội cách mạng chính quy, từng bước hiện đại

trên miền Bắc, việc chuẩn bị lực lượng, vật chất chi viện cho miền Nam được xúc

tiến

Theo đó, để thực hiện chủ trương chi viện cho miền Nam, Bộ chính trị quyết

định thành lập tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biên (sau này là tuyến đường Trường Sơn — Hồ Chí Minh) để vận chuyển hàng hóa quân sự vào miền

Trang 22

đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, là thành quả, ý chí, nghị lực của dân tộc,

biểu tượng anh hùng của cách mạng, hậu phương vững chắc cho miền Nam

Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười lăm Ban Chấp hành Trung ương Dang (Khóa II) có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã đáp ứng đúng nhu cầu của lịch sử, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh cách

mạng độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng trong những năm tháng khó khăn của cách

mạng

Quá trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên chính là q trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước,

được hoàn chỉnh tại Đại Hội lần thứ III của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thir III (9- 1960) tại Hà Nội đã xác định:

+ Nhiệm vụ chung: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đây mạnh cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc

lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hồ bình ở Đông Nam Á và thế giới"

+ Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:

« Một là, tiễn hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

* Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của để quốc Mỹ và bọn tay

Trang 23

vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với để quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hồ bình thống nhất Tô quốc"

+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên "Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác

dụng thúc đây lẫn nhau"

+ VỊ trí, tác dụng:

» Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước

đi lên CNXH về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn

bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất cả nước

» Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ

và bọn tay sai, thực hiện hồ bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

+ Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường hồ bình thống nhất theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyên cử hoà bình thống nhất

Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao ton xương máu cho dân tộc ta và

phù hợp với xu hướng chung của thế giới "Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả

nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất

Trang 24

+ Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện

thống nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu đài chống để quốc Mỹ - ngụy ở miền Nam Thắng lợi cuối cùng nhất

định thuộc về nhân dân ta, Nam - Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên

CNXH

Ngày 21/1/1961, Bộ chính trị ra chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công

tác trước mắt của Cách mạng miền Nam Chỉ thị nêu rõ: “ miền Bắc ngày càng trở nên là chỗ đựa và là căn cứ địa vững chắc cho cách mạng giải phóng miền Nam và càng có tác dụng quyết định đối với sự nghiệp hịa bình thống nhất nước nhà” Sự phát triển của chiến tranh cách mạng ở miền Nam là sự nghiệp chung của cả nước Sự chi viện của miền Bắc ngày càng tăng theo sự phát triển của công cuộc giải phóng

Như vậy, có thê thấy rằng ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của đề quốc Mỹ, Đảng đã xác định rõ ràng: Để tạo ra và phát huy sức mạnh của miền Bắc, miền Bắc phải đi theo con đường của CNXH Đó chẳng những là yêu cầu phát triển khách quan của xã hội miền Bắc sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà còn là yêu cầu cấp bách của cách

mạng cả nước, của cách mạng miền Nam lúc đó Vì vậy, miền Bắc cần được xây

dựng vững mạnh về mọi mặt, đứng vững trước những thử thách ác liệt của chiến tranh, là cơ sở vững chắc cho nhân dân cả nước trong cuộc đấu tranh chống chính sách xâm lược thực dân mới của để quốc Mỹ, để miền Bắc xứng đáng là pháo đài vô địch của CNXH, xứng đáng với vai trò quyết định nhất trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Trang 25

Sau khi miền Bắc có hịa bình, nhiệm vụ cần kíp trước mắt là cần ổn định

tình hình và xây dựng miền Bắc trở thành nền tảng vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết một cách toàn diện

những vấn dé co ban dat ra trong linh vuc chinh tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và quân sự

a) _ Xây dựng chế độ chính trị - xã hội

Lênin đã viết: “Tính chất của một cuộc chiến tranh và thắng lợi của nó đều

phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bên trong của các nước tham chiến” [22, tr.479] Do vậy, công việc quan trọng mà Đảng quan tâm trước hết đó là củng cố và xây dựng bộ máy chính quyền

Sau thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được

giải phóng, bước vào thời kì quá độ lên CNXH Hệ thống chính quyền từ Trung

ương đến địa phương được kiện toàn Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chuyển sang làm chức năng lịch sử của chuyên chính vô sản, tiến hành cải tạo XHCN đối với nền kinh tế quốc dân, xây dựng từng bước cơ sở vật chất — kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

Từ cuộc Tổng tuyển cử năm 1946, hệ thống chính quyền nhà nước ta về cơ

bản đã được định hình, từng bước được củng có, xây dựng, nhưng do điều kiện lúc

bấy giờ tổ chức, hoạt động còn nặng về hành chính và kháng chiến Nên Đảng chủ trương: “Củng cố chính quyền nhân dân là công tác cần thiết để củng có miền Bắc” [24 tr.46] Nhằm đáp ứng được tầm đòi hỏi của hai chiến lược cách mạng, các cơ quan chính quyền đều được kiện toàn một bước để đảm đương nhiệm vụ xây dựng

miền Bắc Tính giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước được khẳng định mạnh mẽ,

nhằm củng cố hơn nữa nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh

Trang 26

Nhà nước thê hiện được nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Nhằm đây mạnh việc dân chủ hóa cơ quan tư pháp, Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao và Viện công tố nhân dân, tách tòa án nhân dân và hệ thống công tố khỏi Bộ tư pháp, chuyên thành hai cơ quan thuộc Hội đồng chính phủ Đồng thời, các cơ quan báo vệ pháp luật cũng được chấn chỉnh Pháp chế xã hội chú nghĩa bước đầu cũng được tăng cường nhằm đề cao kỉ cương, phép nước

Trong việc xây dựng, củng có hệ thống chính trị - xã hội, thì củng có khối đại đồn kết tồn dân là một cơng việc có tính cấp bách đối với sự vững mạnh của

hậu phương Bởi vì, khối đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân, nên việc củng cố là hết sức cần thiết Đảng và Nhà nước thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, nêu cao ý thức cảnh giác, củng cô niềm tin và quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, tăng cường khá năng định hướng về

chính trị cho mọi người dân, trước hết là cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và lực

lượng vũ trang

Trên cơ sở sự nhất trí về chính trị, sự ổn định xã hội ở miền Bắc được tăng

cường, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh Tháng 9 năm 1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã họp tại Hà Nội và quyết định thành

lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay cho Mặt trận Liên Việt trước đây Tuyên ngôn và Cương lĩnh của mặt trận thê hiện nguyện vọng, ý chí của mọi người dân Việt

Nam yêu nước là đại đoàn kết để hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước Phát

biểu tại buổi bế mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn thực hiện cương

lĩnh của Mặt trận thì chúng ta phải ra sức củng có miền Bắc về mọi mặt, phải làm

Trang 27

nước đã ban hành và thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa — xã hội ở miền núi,

thành lập khu tự trị, thực hiện chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng, giáo dục đồng bào theo đạo tham gia tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc, đồng thời kiên

quyết trừng trị những bọn phán động đội lốt tôn giáo, lợi dụng nhà thờ, nhà chùa để

chống phá cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết tồn dân Trong khi đó ở miền Nam,

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960), đóng vai trị

điều hành hoạt động của chính quyền tự quản trong các căn cứ kháng chiến, các vùng do dân làm chủ Về sau, chức năng này được trao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đảm nhiệm Hai cơ quan quyền lực này là những nhân tố quan trọng tạo nên thế và lực mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, góp phần vào sự nghiệp thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Như vậy, trong chiến tranh chống Mỹ, các

đoàn thê cứu quốc, các đồn thê giải phóng, thành viên của mặt trận Việt Minh, Liên Việt, của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền

Nam Việt Nam đã đóng một vai trị cực kì quan trọng, đặc biệt trong công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong các ngành, các giới, động viên tập hợp được đa số nhân dân vào tô chức

Tóm lại, chính quyền nhà nước từ Trung ương đến địa phương củng với các cấp bộ Đảng, các cấp Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thê nhân dân

đã hợp thành hệ thống chính trị của chế độ ta, vận hành theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” Hệ thống chính trị đó có nhiệm vụ bảo đảm cho chế độ ta thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Đòi hỏi nghiêm khắc nhất đối với một Đảng cầm quyền là cán bộ phải có

Trang 28

nhắc cán bộ, nhất là cán bộ công nông” Đáng đã bố trí nhiều đáng viên có thành

tích và năng lực cơng tác vào bộ máy Nhà nước và các cấp chính quyền Đảng còn

chú trọng công tác tư tưởng và tô chức, xây dựng công tác lý luận, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tích cực sửa đổi lề lối làm việc, phương pháp lãnh đạo, đây mạnh

phê bình và tự phê bình, gắn bó với quần chúng nhân dân, thực hiện dân chủ nội

bộ

b)_ Xây dựng nền kinh tế

Kinh tế với tư cách là cơ sở hạ tầng của xã hội ln đóng một vai trò tối quan trọng trong sự phát triển Khi chiến tranh, việc xây dựng, phát triển kinh tế và cải thiện từng bước đời sống nhân dân cũng được coi là vấn đề cốt lõi, nền táng sức mạnh của căn cứ địa hậu phương đề kháng chiến lâu dài Đồng thời, sự vững mạnh

về chính trị vừa là điều kiện, vừa là kết quả của một nền tảng kinh tế phát triển lành

mạnh, cân đối Cho nên, cùng với việc xây dựng miền Bắc vững mạnh về chính trị, Đảng, Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh tế ngắn hạn nhằm

biến đôi sâu rộng nền kinh tế miền Bắc

Sau khi tiếp quán những vùng quân đội Pháp rút đi, miền Bắc bắt tay thực

hiện kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế (1955- 1957), đồng thời hoàn thành cải

cách ruộng đất, với nhiệm vụ then chốt là phục hồi và phát triển nông nghiệp, đưa sản xuất lương thực vượt mức trước chiến tranh (năm 1939) Cuộc cách mạng

ruộng đất được tiếp tục hoàn thành, đem lại quyền lợi thiết thực và niềm tin cho đại

đa số nhân dân lao động Trong quá trình tiến hành, Đảng đã mắc một số sai lầm về cách thức tổ chức và thực hiện Những sai lầm này bắt nguồn từ tư duy tả khuynh trong Đáng Tuy nhiên, trên cơ sở kịp thời nhận thức được những khuyết điểm, qua

đó Đảng đã tự phê bình nghiêm khắc Đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ra

Trang 29

lòng tin đối với nhân dân Hoàn thành cái cách ruộng đất, tiến hành sửa chữa sai

lầm đã đưa lại những chuyên biến lớn trong nông thôn và nông dân miền Bắc Thế

lực kinh tế của địa chủ bị đánh đồ, chế độ phong kiến bị xóa bỏ Người nông dân

thực sự được giải phóng, trở thành người chủ nơng thơn Nhìn tồn thể q trình

thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, việc thực hiện chính sách ruộng đất

đã đem lại thành quả quan trọng

Kế hoạch ba năm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra Đến cuối năm 1956, miền Bắc đã sản xuất được 4 triệu tấn lương thực, vượt sản lượng năm 1939 là năm đạt mức cao nhất trước chiến tranh Nhờ đó nạn đói kinh niên đã được giải

quyết Đồng thời, việc khôi phục, xây dựng mới một số nhà máy qui mô nhỏ và

vừa, chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân đã được thực hiện và mang lại nhiều kết quả tích cực Hệ thống giao thông

đường bộ, đường thủy, phần lớn đường sắt đã được khôi phục, làm đễ dàng cho

việc giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân Với những thành tích trên, Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười ba (khóa II - tháng 12/1957) đánh giá miền Bắc nước ta đã căn bản hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế

Trên cơ sở những thành tựu đó, Đảng và Nhà nước đề ra kế hoạch 3 năm

(1958- 1960), phát triển kinh tế, văn hóa, đồng thời tiến hành cải tạo nền kinh tế

theo chủ nghĩa xã hội Trọng tâm của kế hoạch này là cải tạo các thành phần kinh tế

tư nhân; thiết lập chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thê về tư liệu sản xuất

Công cuộc cải tạo XHCN đã được tiến hành đối với kinh tế cá thể của nông

dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, kinh tế tư bản tư doanh, trong đó khâu

Trang 30

Mặc dù HTX con ton tai không ít hạn chế nhưng việc hợp tác hóa nơng nghiệp kết

hợp với thủy lợi hóa và cải tiến kĩ thuật canh tác đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển đạt mức tăng trưởng 4,4%/năm Thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đã căn bản được cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh được cải tạo theo phương thức nhà nước

Như vậy sau kế hoach ba năm (1958- 1960), nghĩa là sáu năm miền Bắc được hoàn tồn giải phóng, nền kinh tế bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp đã

được khôi phục Những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc đã hồn thành Cơng cuộc cải tạo kinh tế theo CNXH đã được thực

hiện Kinh tế, văn hóa tiếp tục tăng trưởng và phát triển dựa trên quan hệ sản xuất

XHCN, dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thê Kinh tế quốc doanh phát huy tác dụng chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân Kinh tế HTX trở thành phổ biến,

cùng với kinh tế quốc doanh trở thành nền tảng của nền kinh tế miền Bắc

Căn cứ vào những biến đổi quan trọng trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ III của Đảng quyết định đưa miền Bắc tiến lên một thời kì phát triển mới, lấy

xây dựng CNXH làm trọng tâm, bắt đầu bằng kế hoạch năm năm lần thứ nhất

(1960- 1965), nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, đồng thời tiếp

tục hoàn thành cải tạo XHCN, củng cố và hoan thiện quan hệ sản xuất mới

Trong quá trình thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, nhiều cuộc vận

Trang 31

nhất", Phụ nữ có phong trào thi đua “Ba đám đang”, thanh niên có phong trào “Ba sẵn sàng” phát triển rộng khắp, trở thành cao trảo

Đặc biệt, phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng

bào miền Nam ruột thịt" theo Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị

chính trị đặc biệt tháng 3- 1964 khi đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ở miền Nam đã làm tăng thêm khơng khí phấn khởi, hăng hái vươn lên hoàn thành

Kế hoạch năm năm lần thứ nhất Kế hoạch này thực tế chí thực hiện có 4 năm Tuy

sự tăng trưởng của miền Bắc trong kế hoạch 5 năm đầu tiên còn thấp so với nhu

cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhưng đây là thời kì các nhu cầu về lương thực, thực

phẩm, về hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân được đáp ứng một phần quan

trọng, đời sống của nhân dân được nâng lên một bước Đó là một thành tựu rất

đáng tự hào

Từ đầu năm 1965, cả nước bước vào chiến tranh Để phù hợp với tình hình mới, Đảng, Nhà nước quyết định chuyên hướng kinh tế và mọi mặt của đời sống miền Bắc sang thời chiến, tiếp tục xây dựng miền Bắc theo hướng XHCN, kết hợp chặt chẽ hơn nữa xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phịng Chỉ có tiếp tục xây dựng miền Bắc theo con đường XHCN thì mới tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân xâm lược

Nhờ có những chủ trương kịp thời, bất chấp những khó khăn do chiến tranh

phá hoại gây nên, sản xuất nông nghiệp vẫn ôn định Sản xuất lương thực vẫn đủ cung ứng cho nhân dân và quân đội HTX nông nghiệp vừa đảm bảo đủ lương thực,

thực phẩm cho thời chiến, vừa tổ chức tốt tại chỗ nhiệm vụ bảo vệ xóm làng Và

Trang 32

Công nghiệp và giao thông vận tải cũng đặc biệt được chú trọng, hoàn thành

tốt nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, đảm bảo giao thông thông suốt Những thành tựu to

lớn đó đã góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Tóm lại, hơn 10 năm sau ngày giải phóng, từ đỗ nát của chiến tranh, nhân

dân miền Bắc khắc phục nhiều trở ngại khó khăn, lao động xây dựng một chế độ

mới ưu việt, với nền kinh tế có bước tiễn vững chắc về cơ cấu và thành phần, về năng suất Và đã đi dần vào thế ôn định với hai ngành sản xuất chính - công và nông nghiệp, với hai hình thức sở hữu bao trùm: quốc doanh và tập thê Trên nền tảng chính trị, kinh tế đó, sức mạnh quân sự của miền Bắc cũng được tăng cường

c) Tăng cường và xây dựng quân sự

Sau Hiệp định Giơnevơ, Bộ chính trị họp (9- 1954), chỉ rõ: “Bất kỳ tư tưởng

và hành động nào cho là đình chiến rồi thì mọi việc đều tốt đẹp rồi bỏ rơi việc

chuẩn bị chiến đấu, để cho tinh thần đấu tranh uễ oải, lơ là việc xây dựng lực lượng

vũ trang đều là sai lầm, nguy hiểm Cho nên, tăng cường quân đội nhân đân là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân” [25, tr.29]

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười hai đã quyết định các vấn đề về xây dựng quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng trong giai đoạn mới Hội nghị đã thông qua kế hoạch 5 năm xây dựng quân đội chính qui và tương

đối hiện đại Thực hiện kế hoạch này, quân đội tiến hành giảm tổng quan sé đi đôi

với nâng cao chất lượng toàn diện của bộ đội tập trung, tận dụng khả năng xây dựng kinh tế, xây dựng các cơng trình qn sự và đây mạnh công tác tổng kết nghiên cứu khoa học quân sự Trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang nói

Trang 33

quân mở nhiều đợt học tập chủ nghĩa Mác — Lênin, quán triệt quan điểm, đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Tháng 2 năm 1961, Bộ Chính trị họp nhận định về kết quả 5 năm xây dựng quân đội tiễn lên chính qui hiện đại; thông qua nhiệm vụ quân sự 5 năm lần thứ hai

(1961- 1965) nhằm đây mạnh hơn nữa sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng tồn dân, đáp ứng địi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới

Tháng 10 năm 1962, bộ đội phịng khơng và không quân hợp nhất thành Qn chủng Phịng khơng —- Không quân gồm 12 trung đoàn, 17 tiêu đoàn Cùng

với đó Đảng và Nhà nước chú trọng xây dựng lực lượng hậu bị dân quân tự vệ

Đường lối quân sự của Đảng là đường lối chiến tranh nhân dân, tồn dân,

tồn diện Vì vậy, cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nịng cốt cho toàn dân đánh

giặc, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp nhằm củng cố nền quốc phịng tồn đân

Sức mạnh của nền quốc phòng miền Bắc là sức mạnh của quần chúng nhân

dân có giác ngộ cao về chính trị, được tổ chức chặt chẽ Vì thế, Đảng thường xuyên

chăm lo giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, ý thức quốc phòng trong

mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên Đảng và Nhà nước đã phát

động nhiều phong trào thi đua, mở nhiều cuộc vận động lớn, tổ chức cho các tầng lớp nhân dân học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Qua đó sự nhất trí về chính tri va tinh thần trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân càng được

củng có

Trang 34

tập kết ra đời, và các cơ sở này được bố trí trên những địa bàn có ý nghĩa chiến lược về chính trị, kinh tế và quân sự

Ngày 31 tháng 3 năm 1959, Quốc hội đã thông qua Luật nghĩa vụ quân sự Đây là bước phát triển mới của sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cô quốc phịng Nó cho phép tăng cường lực lượng hậu bị, giảm bớt số quân thường trực, tiết kiệm tài lực để tập trung cho công cuộc kiến thiết miền Bắc Ngồi ra, cịn tạo điều kiện phổ cập tri thức quân sự, nâng cao ý thức quốc phòng trong xã hội, động viên sự tham gia đóng góp của tồn dân vào sự nghiệp củng cố quốc phòng

Như vậy, qua mười năm xây dựng trong hòa bình, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, xã hội miền Bắc trên đà chuyển biến sâu sắc: chuyên biến trong đời sống kinh tế và cuộc sống tinh thần, chuyên biến trong mỗi khu phố,

mỗi thơn xóm Trên nền tảng kinh tế, chính trị, tinh thần đó, uy tín của Đảng được nâng cao, chính quyền được củng cố, lực lượng vũ trang và nền quốc phòng xây

dựng ngày càng vững mạnh để xây dựng, bảo vệ miền Bắc thành hậu phương chiến

lược của cách mạng miền Nam

d) Phat triển mạng lưới giao thông vận tải

Mạng đường sá nông thôn liên xã, liên huyện và liên tỉnh cũng được tu bổ, xây dựng mới Mạng đường sá đó đã phát huy tác dụng to lớn chẳng những trrong sự nghiệp xây đựng nông thôn mới mà còn trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo sự chi viện liên tục và ngày càng tăng cho chiến trường

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, Quân ủy Trung

ương đã quyết định thành lập Đoàn vận tải quân sự 559, hay còn gọi là Bộ đội

Trường Sơn (tháng 5 năm 1959), nhằm mở đường chiến lược Hồ Chí Minh, đưa

Trang 35

hậu phương miền Bắc vào miền Nam Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ chính trị và

Quân ủy Trung ương, mặc đù lúc đầu số quân cịn ít ỏi, Đồn 559 đã nhanh chóng

tổ chức lực lượng, mở đường, đặt trạm và vận chuyên vũ khí, lương thực, hàng

hóa góp phần vào trang bị, củng cố lực lượng vũ trang ở miền Nam Kê từ tháng §- 1959, những đoàn cán bộ, chiến sĩ, những chuyến hàng đầu tiên của hậu phương miền Bắc vào tới miền Nam

Cũng từ năm 1959 đoàn vận tải quân sự trên biển 759 cũng được thành lập (tháng 7- 1959) Sau một thời gian củng cố lực lượng, đến năm 1960 các tinh ven

biển thuộc liên khu V Bến Tre, Trà Vinh, Bà Rịa, rồi đến Cà Mau , đã nhận được

vũ khí, lương thực và các phương tiện chiến tranh khác từ hậu phương miền Bắc chuyên vào

e) Phát triển mạng lưới y tế, văn hóa nhằm nâng cao dân trí, xây dựng con người mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi nâng cao dân trí, xây đựng con

người mới của nước Việt Nam độc lập thành một vấn đề cơ bản trong chiến lược

bồi dưỡng, phát huy yếu tố con người của cách mạng nước ta, Người nói: “Một dân

tộc dốt là một dân tộc yếu ”

Trong và sau giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nền giáo dục ở miền Bắc đã phát triển nhanh chóng theo hướng XHCN Hệ thống giáo dục đã được chấn chỉnh lại Hai hệ thống giáo dục ở vùng tự đo và tạm chiếm trước đây, bây giờ được thống nhất thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm Các địa phương mở nhiều

trường cấp I, cap II, và cấp III Năm học 1956 — 1957, 65 vạn học sinh miền Bắc cắp sách tới trường Củng với giáo dục phỏ thông, các lớp bình dân học vụ được

Trang 36

chí của một dân tộc không cam chỊu thất học Ngoài ra, việc nâng cao trình độ văn

hóa cho đội ngũ cán bộ và công nhân viên, nhân dân lao động là vô cùng cần thiết

Do vậy, một hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, bổ túc văn hóa được tơ chức Số học sinh theo học các trường chiếm tới 1⁄4 dân số

Trong những năm cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, với hồn cảnh chiến tranh vơ cùng ác liệt, nền giáo dục miền Bắc vẫn giữ vững nhịp độ phát triển Chúng ta không chỉ đào tạo ở trong nước, mà còn gửi học sinh ra nước ngoài

học tập, chuẩn bị cán bộ cho công cuộc xây dựng tương lai

Nhìn chung chúng ta đã gặt hái được những thành tựu rất quan trọng trong nền giáo dục cách mạng Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt Trong những năm

chống Mỹ, hệ thống giáo dục các bậc đã tạo cho đất nước một thế hệ chiến sĩ và đội

ngũ cán bộ trẻ có học vấn, có đủ trình độ tiếp thu, vận dụng những kiến thức khoa

học kĩ thuật hiện đại vào công cuộc chiến đấu và sản xuất

Cùng với giáo dục, trong kháng chiến chống Mỹ, sự nghiệp y tế ở miền Bắc

có điều kiện thuận lợi nên phát triển khá nhanh Bước đầu hình thành với 50 bệnh

viện, 13 cơ sở điều dưỡng, 5000 ban phòng hoạt động ở các địa phương Nhân viên

y tế đi về các bản làng xa xôi các vùng nông thôn hẻo lánh, khám chữa bệnh cho nhân dân, phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước”

Trang 37

người giác ngộ CNXH, có ý thức trách nhiệm, là những con người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức và năng lực làm chủ xã hội

Công tác tuyên truyền giáo dục được tiễn hành thường xuyên, liên tục bằng mọi hình thức từ thấp đến cao, ở tất cá các cấp Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đã thực sự đi vào các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao giác ngộ

chính trị, xây dựng cho họ lòng tin vững chắc ở sức mạnh chiến đấu và khả năng

chiến thắng của dân tộc đưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ) Về đối ngoại

Mỹ là nước có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn hơn ta rất nhiều lần Trong

điều kiện đó, việc xây dựng hậu phương cho cuộc kháng chiến không thê chỉ giới

hạn trên địa bàn miền Bắc Việt Nam mà còn phải ra sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới, qua đó, mở rộng hậu

phương chiến lược của ta và thu hẹp hậu phương của địch Chỉ có như thế, chúng ta mới làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập cách mạng Việt Nam của đề quốc Mỹ;

mới đảm bảo cho hậu phương miền Bắc có đầy đủ điều kiện để đương đầu và đánh

bại mọi hành động chiến tranh của Mỹ cũng như mới đảm bảo cho miền Bắc phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ ở cả hai miền

Nam, Bắc Việt Nam

Trong bối cảnh quốc tế vừa thuận lợi, lại vừa phức tạp, khó khăn, Đảng, Nhà nước ta ngay từ đầu và trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, đã đề ra và kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, trước hết

với các nước XHCN, đặc biệt với Liên Xô, Trung Quốc và hai nước láng giềng là

Trang 38

Đối với Cách mạng Lào và Cam-pu-chia, Đảng và Nhà nước ta chủ trương giúp đỡ trên tỉnh thần quốc tế trong sáng Trong suốt những năm chống Mỹ, nhất là từ năm 1960 trở đi, miền Bắc không chỉ là hậu phương chiến lược của cách mạng miền Nam mà còn là hậu phương của cách mạng Lào và Cam-pu-chia

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, các đáng cộng sản, Đảng và Nhà nước ta kiên trì giải thích, thuyết phục, làm cho bạn hiểu rõ và hiểu đúng chủ trương chiến lược, khả năng chiến thắng và sách lược của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, qua đó tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của bạn

Trước những thủ đoạn, ngoại giao và những luận điệu tuyên truyền hòng

đánh lạc hướng dư luận, biện hộ cho hành động xâm lược của Mỹ, chúng ta đã đây mạnh tuyên truyền đối ngoại, vạch rõ âm mưu và những tội ác của Mỹ đối với nhân

dân Việt Nam, làm cho nhân dân và chính phủ nhiều nước - trước hết là các dân

tộc Á, Phi, Mỹ La-tinh đồng tình, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, phản đối chính sách hiếu chiến và xâm lược của đề quốc Mỹ

Đối với nhân dân tiến bộ Mỹ, Đảng và Nhà nước chủ trương làm cho họ ngày càng hiểu rõ lập trường và thiện chí của ta, thấy được tính chất phi nghĩa, tàn bạo của cuộc chiến tranh xâm lược mà các đời tổng thống Mỹ theo đuôi ở Việt

Nam

Tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, những thắng lợi ở hai miền Nam - Bắc, sự vững chắc của hậu phương miền Bắc trước thử thách ác liệt của chiến tranh cùng đường lối đối ngoại đúng đắn của Đáng và Nhà nước ta đã

làm thất bại âm mưu và nhiều thủ đoạn ngoại giao của Mỹ, tranh thủ được sự đồng

tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế ngày càng rộng rãi, to lớn

Trang 39

Dưới ánh sáng của các nghị quyết của Đảng, và với tinh thần thi đua “mỗi

người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” nhân dân miền Bắc đã giành được những thành tựu rực rỡ Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (27- 3- 1964), Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã có báo cáo về những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong 10 năm qua Từ ngày có hồ bình đến nay vừa đúng 10 năm Trong thời gian ấy, ở trong nước và trên thé giới có nhiều biến đổi to lớn 10 năm qua là 10 năm đấu tranh và

xây dựng, nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn và giành được nhiều thắng lợi

Mười năm qua, dưới chính quyền của nhân đân, 17 triệu đồng bào ta ở miền Bắc đều đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng đất nước, xây dựng một đời sống mới, tăng cường lực lượng về mọi mặt Những thành tích to lớn của miền Bắc ngày càng

tỏ rõ chế độ xã hội chủ nghĩa là rất tốt đẹp và đang cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh

yêu nước của đồng bào miền Nam

Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955- 1957), chúng ta đã hàn gắn xong những vết thương chiến tranh, khôi phục hầu hết các cơ sở nông nghiệp và công nghiệp Sản xuất nông nghiệp đã mau chóng vượt xa mức cao nhất trước chiến tranh; sản xuất công nghiệp xấp xi thời thực dân Pháp thống trị Trong thời gian ấy, chúng ta

đã hoàn thành cái cách ruộng đất, chia ruộng đất và trâu bò cho hơn 10 triệu đồng

bảo nông dân lao động Thế là nông dân ta đã thật sự làm chủ nông thôn, làm chủ cuộc đời của mình

Trong 3 năm sau (1958- 1960), chúng ta lại giành thêm thắng lợi lớn trong

công cuộc cải tạo XHCN, II triệu đồng bào nông dân lao động đã tự nguyện vào

các HTX, vững bước tiễn trên con đường làm ăn tập thể

Toàn bộ công thương nghiệp tư bản đã được cải tạo Kinh tế quốc doanh

Trang 40

Chế độ người bóc lột người căn bản bị xoá bỏ Quan hệ sản xuất XHCN

được xây dựng, mọi người lao động đều là anh em, đoàn kết xây dựng nước nhà

Từ 3 năm nay, đưới ánh sáng của Đại hội lần thứ III của Đảng, nhân dân ta

đang phấn khởi thi đua thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), thực

hiện một bước công nghiệp hoá XHCN, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ

thuật cua CNXH, va hồn thành cơng cuộc cải tạo XHCN

Đến nay, về nông nghiệp, chúng ta đã làm nhiều cơng trình thuý lợi lớn nhỏ, đã đây mạnh sản xuất các loại phân bón và nơng cụ cải tiến Nhà nước đã tăng cường sự giúp đỡ nông dân và ra sức phát triển nguồn vốn của hợp tác xã để xây dựng cơ sở vật chat và kỹ thuật cho nông nghiệp, thực hiện thâm canh đề tăng năng

suất Mặc dù 3 năm qua thường bị hạn hán, bão lụt, sản xuất nông nghiệp vẫn phát

triển toàn diện và vững chắc So với năm 1939, sản lượng lương thực tăng hơn 2 lần, chăn nuôi tăng gần gấp đôi, giá trị cây công nghiệp tăng gấp 7 Nền nông nghiệp của ta đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hố XHCN, bảo đảm cho miền Bắc ổn định về kinh tế - xã hội, phát huy vai trò hậu phương lớn với tiền tuyến lớn Tuy vậy, bên cạnh những thành

tích nêu trên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định Việc hợp nhất và đưa ð ạt

các HTX lên bậc cao là chủ quan, nóng vội Tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp và trình độ quản lý của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất nghèo nàn Tỷ lệ xã viên xin ra khỏi HTX cao

Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới Từ 41 nhà máy (trong đó chỉ có 20 nhà máy lớn) năm 1954, đến nay chúng ta đã có 1.000 nhà máy (trong đó có 217 nhà máy lớn) Những cơ sở quan trọng của các ngành công

nghiệp nặng: chế tạo máy móc, sức điện, luyện kim, hoá chất, khai mỏ, v.v dần

Ngày đăng: 03/10/2014, 03:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w