1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 đến 1954

62 1,8K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 9,23 MB

Nội dung

Trang 1

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Đường lối xây dựng và phát triển

nền văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng

dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 — 1954” Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Khuất Thị Hoa — Người đã tận tinh chi bao, giúp đỡ em hồn thành khóa luận này

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch sử đã giúp đỡ em

trong suốt thời gian qua

Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành khóa luận

Trong q trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng

như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót

Kính mong sự chỉ bảo của các thây cô cũng như các bạn sinh viên

Hà Nội, ngày — tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Trang 2

Tôi xin cam đoan với đề tài: “Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 — 1954” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dựa trên những kiến thức đã được học trong chuyên ngành Lịch sử Đảng

và các tài liệu tham khảo, đặc biệt đưới sự giúp đỡ của Tiến sĩ Khuất Thị Hoa Kết quả này không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác Nếu

sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Ha Noi, ngay tháng 5 năm 2013 Sinh viên

Trang 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu -‹ - «<< +++s£++s>++ss+ 3 4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2©2+22+ss+sz2zz+se2 4 b2 0i 8⁄90 9ì 04.00 4

6 Bố cục của khóa luận -¿- -tkSt+E SE E111 1811111111121 51 211511 5 )980)00 i0 6

CHUONG 1: DANG CONG SAN VIET NAM BUOC DAU XAY DUNG VA PHAT TRIEN NEN VAN HOA GIAI DOAN ĐẦU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYÈN (1930-1945) 6

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰỤC TIỀN CHO VIỆC HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LĨI VĂN HÓA CỦA ĐẢNG 5¿555c5s2 6 1.1.1 Khái niệm về văn hóa -2- 252222222121 23121211 2122221221 xe 6 1.1.2 Cơ sở lý luận và thực tin . 2-2 â5252 22222222 2E2EEzxerxrsrrrrrree Đ

1.2 ĐƯỜNG LÓI VĂN HÓA THỜI KỲ 1930 — 194ã - 10 1.2.1 Giai đoạn 1930 — 1939

1.2.2 Giai đoạn 1939 — 1945

CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỎI XÂY DUNG VA PHAT TRIEN NEN VAN HOA CUA DANG CONG SAN VIET NAM TRONG CUOC KHANG CHIEN CHONG THUC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) 4 ÔỎ 33

2.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Trang 4

2.3 QUA TRINH THUC HIEN VA HIEU QUA CHIEN LUGQC

2.3.1 Quá trinh thu hién 44

2.3.2 Hig qua Chién 19 ccccccssccsssssssssesssessesssessesssessessecsesssecseeeeeesess 47 KET LUẬN -2 22s 2212221522211 2E E.eeeereerrree 63

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi quốc gia dân tộc đều có bán sắc văn hóa (VH) riêng Bản sắc VH

là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc, là nhân tố trường tồn cho sự phát triển

của đất nước VH theo nghĩa đó chính là thẻ căn cước cho mỗi quốc gia Là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể không kế thừa những giá trị văn minh của nhân loại, nhưng trải qua hàng ngàn năm phát triển, đã hình thành nên một nền VH rất riêng, lâu đời và mang bản sắc

dân tộc đậm đà Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, lại giàu có về tài nguyên,

vậy nên ngay từ thủa dựng nước, chúng ta đã phải đối mặt với các loại giặc, trong đó giặc xã hội là thường trực Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương

Bắc đô hộ là minh chứng Không chỉ thống trị về kinh tế, chính trị, họ cịn có

mưu đồ nô dịch về VH Tuy vậy, văn hóa Việt Nam (VHVN) không những không bị đồng hóa mà ngày càng được luyện sáng, hiên ngang tồn tại và phát triển

Trong thời đại tồn cầu hóa về kinh tế và giao thoa VH, khi các mục

tiêu kinh tế được đặt ra mà khơng tính đến mơi trường VH thì kết quả sẽ hết sức khập khiếng, mất cân đối, tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị giảm sút Vì vậy, mối quan hệ có tính chất sống cịn giữa các quá trình sáng tạo VH và phát triển kinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng đối với toàn thê nhân

loại Mối quan hệ đó dựa trên cơ sở chống lại sự độc tôn cũng như sự phân

biệt đối xử giữa các nền VH, giữa các quốc gia và các dân tộc; đó cũng là mối

quan hệ dựa trên sự khẳng định các giá trị nhân bản, mang tính tồn cầu mà

thiếu nó thì khơng thể nói đến sự đối thoại giữa các quốc gia dân tộc

Trang 6

bị đồng hóa bởi nền VH ngoại lai Trong phát triển VH, Đảng chủ trương hội nhập và giao lưu để nền VH dân tộc nói chung (bản sắc dân tộc nói riêng) trở

thành “bộ lọc chiết xuất” và kết tụ muôn vàn vòng sáng đa sắc của văn hóa tồn nhân loại

Có thể nói, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực VH là một

vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm chứng minh sự lãnh đạo của Đảng toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế,

xã hội đến VH, quân sự, ngoại giao Đồng thời khẳng định sự lãnh đạo của

Đảng đối với lĩnh vực phức tạp và tế nhị này là yêu cầu cấp bách để Việt Nam

hịa nhập mà khơng hịa tan

Với ý nghĩa đó, bằng khả năng của mình, tơi chọn vấn đề “Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930- 1954” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đường lối VH (ĐLVH) của Đảng là một vấn đề lớn được nhiều nhà khoa học, các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước nghiên cứu dưới những góc độ

khác nhau Họ tập trung làm rõ khái niệm, bản chất cấu trúc, chức năng, nội

dung của VH; quan hệ giữa phát triển VH với phát triển kinh tế - xã hội, chính trị - đạo đức pháp luật

Trong số các công trình đã được xuất bán, đáng chú ý là:

+ 50 năm Đề cương văn hóa Việt Nam của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia

+ Máy vần đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ía của Giáo

Trang 7

+ Đường lỗi văn hóa văn nghệ của ĐCSVN của Phan Khanh, NXBVH

— TT (1995)

+ Đường lỗi văn hóa của ĐCSVN từ 1930 đến nay của Phó Giáo sư,

Tiến sĩ Phạm Duy Đức NXBVH - TT và Viện VH

+ Văn hóa trong sự phát triển của xã hội Việt Nam (1996) của Thành

Duy

+ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc của Nguyễn Khoa Điềm, NXBCTQG (2001)

+ Xây dựng nên văn hóa văn nghệ ngang tầm với dân tộc ta, thời đại ta của Phạm Văn Đồng, NXBCTQG (1995)

+ Nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu văn hóa ngày nay của Vũ Khiéu, Tap chi sinh hoạt lý luận (số 2) 1998

+ Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc, NXB Văn hóa, (2001)

Ngồi ra cịn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đề cập đến

nhiều vấn đề về VH Những công trình khoa học trên là cơ sở để tôi tham

khảo kế thừa trong quá trình hồn thành khóa luận của mình 3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với

sự nghiệp VH nói chung và xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc nói riêng Qua đó bước đầu rút ra được hiệu quả chiến lược của

Đảng trong việc lãnh đạo sự nghiệp VH trong giai đoạn 1930-1954, đồng thời góp phần cung cấp một số tư liệu mới phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Đảng 3.2 Nhiệm vụ

Trang 8

Trình bày có hệ thống quan điểm, ĐLVH của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Nêu rõ quá trình lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực VH trong thời kỳ này Rút ra hiệu quả chiến lược

3.3 Pham vi nghiên cứu

Đây là một vấn đề rộng lớn và rất phức tạp nên đẻ tài chỉ tập trung làm Sự lãnh đạo của Đáng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển VH giai

đoạn 1930-1954

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Nguồn tư liệu được sử dụng chủ yếu trong khóa luận bao gồm:

- Các văn kiện của Đảng, Nghị quyết Hội nghị BCH TƯ, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng

- Các văn kiện của Nhà nước như Hiến Pháp, Pháp lệnh, các nghị

quyết, chỉ thị, nghị định, quyết định của chính phủ, Bộ Văn hóa Thơng tin về

công tác VH

-_ Một số sách, báo, tạp chí trong và ngồi nước đã xuất bản

-_ Các cơng trình khoa học nghiên cứu về VH 4.2 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch đại và đồng đại

5 Đóng góp của khóa luận

Trang 9

khóa luận gồm hai chương:

Chương I: Đáng Cộng sản Việt Nam bước đầu xây dựng và phát triển nền văn hóa giai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

Chương 2: Đường lỗi xây dựng và phát triển nền văn hóa của Dang Cộng Sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

Trang 10

VA PHAT TRIEN NEN VAN HOA GIAI DOAN DAU TRANH GIANH CHINH QUYEN (1930-1945)

1.1.CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CHO VIỆC HÌNH THÀNH

DUONG LOI VAN HOA CUA DANG

1.1.1 Khái niệm về văn hóa

VH là một khái niệm đa nghĩa Thuật ngữ "văn hoá” vốn bắt nguồn từ

chữ latinh Colere, sau trở thành Cultura có nghĩa là cày, cấy, vun trồng Nói tới VH là nói tới con người Theo C.Mác, VH là sự phát triển các lực lượng

bản chất người của con người nhằm vươn tới hoàn thiện con người, xã hội theo hướng nhân bản

VH là một khái niệm rộng lớn Cho đến nay, VH vẫn là một trong

những khái niệm phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau Nếu như ta hiểu VH là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá trình ứng xử với thiên nhiên và xã hội thì mọi cái liên quan đến con người đều có mặt VH của nó Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người, VH ngày càng có nội

dung phong phú Vì thế, cho đến nay đã có khoảng trên 400 định nghĩa về

VH với nội dung rộng, hẹp và ở nhiều góc độ khác nhau, song tựu chung có 3 loại chính:

Một là, VH hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả quá trình sáng tạo và trình độ phát triển vật chất, tỉnh thần của xã hội loài người trong suốt quá

trình lịch sử

Hai là, VH hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, VH, nghệ

Trang 11

Ba là, VH đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội

Ngay từ năm 1943, khi còn trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới

Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa VH của riêng mình: “Vì lẽ sinh tồn

cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ

viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công

cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là VH VH là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Hội nghị Quốc tế họp ở Mêhicô (từ 26/7 - 6/8/1982) với sự tham gia của những nhà VH đại diện cho hơn 100 nước đã chấp nhận quan niệm: “7zong ý nghĩa rộng nhất, VH là tổng thể những nét riêng biệt về tỉnh thần và vật chất, trí tuệ và

xúc cảm quyết định tinh cách của một xã hội VH bao gém nghệ thuật và văn

chương, những lối sống, những quyên cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng" [33, tr.41] Định nghĩa của Hồ Chí Minh

có nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại trên về VH và khắc phục được quan niệm phiến diện về VH trong lịch sử và hiện tại, coi VH chỉ là lĩnh vực văn học và nghệ thuật Như vậy, VH là tổng hoà của mọi giá trị vật chất và tỉnh thần của mọi con người cũng như của xã hội Môi trường VH tác động

trực tiếp đến sự hình thành nhân cách, phát huy mọi năng lực sáng tạo, khả năng giao tiếp của con người với con người, con người với tự nhiên Hoạt động VH là hoạt động sản xuất ra những giá trị tỉnh thần nhằm đưa khát vọng

của con người hướng tới chân - thiện - mỹ Với ý nghĩa đó, VH bao gồm hàng loạt hoạt động về giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, tư tưởng

Trang 12

sâu sắc, bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc (VHDT)

Có thể nói, VH có vị trí quan trọng trong mỗi bước tiễn của xã hội loài

người Ý thức được tầm quan trọng của VH trong phát triển và trong đời sống tỉnh thần của dân tộc nên ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) luôn coi trọng xây dựng và phát triển nền VH, coi đó là một

trong 3 mặt trận của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam

1.1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Truyền thống VH dân tộc đã được hình thành từ rất lâu đời, nó có sức

sống nội sinh bền bị, kỳ điệu, các giá trị của nó đã hình thành và bám rễ vào

đời sống nhân dân ngay từ thời dựng nước Đến thời kỳ Bắc thuộc, chính quyền ngoại bang dù sử dụng các thủ đoạn đồng hóa bằng bạo lực hay bằng “diễn biến hịa bình” thì nền VH ấy càng được tôi luyện như lửa thử vàng

Một mặt người Việt bảo tồn các sinh hoạt VH dân gian với ý thức tự giác dân tộc cao, mặt khác họ sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố VH ngoại sinh thích hợp

Đến thời kỳ độc lập tự chủ nền VH đó lại tiếp tục được xây dựng, phát triển mạnh mẽ, mang đậm bản sắc dân tộc Đến thời kỳ Pháp thuộc nhân dân ta có sự giao lưu VH theo hướng Việt hóa, những yếu tố tích cực của VH phương Tây, đề từng bước hội nhập với thời đại

Thập niên 20 của thế kỷ XX được xem như là giai đoạn đan xen giữa

nền VH thực dân, phong kiến với nền VH cách mạng đang định hình Trong thực tế đã diễn ra một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng — văn hóa Chính

quyền thực dân phong kiến sử dụng VH để quảng bá cho mục đích xâm lược của chúng Báo chí thực dân tung ra những bài viết bôi nhọ chủ nghĩa cộng

sản Giới thượng lưu thân Pháp lập ra Hội Khai trí Tiến Đức, Phạm Quỳnh thì

Trang 13

Đáng chú ý là nền VH mới tiến bộ, cách mạng đang định hình, thể hiện một sức sống mãnh liệt trên thế thắng Khởi đầu cho nền VH mới ấy là dòng sách báo tiến bộ với tờ Chuông rạn và Nước Nam của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường Ở một số thành phó lớn đã xuất hiện các thư xã (Nhà xuất bản) Một số tác phẩm văn học chứa đựng những yếu tố tiến bộ, nhân văn

được công bố: Chén thuốc độc (1922 - kịch của Vũ Đình Long), Tổ Tâm

(1925 — tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách) phê phán xã hội đương thời, lễ giáo phong kiến trói buộc con người, ít nhiều cơng khai bộc lộ tình cám yêu nước thương nòi Điều đặc biệt là những hoạt động về văn hóa ở người ngoài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với các tác phẩm tiêu biểu như báo Le Paria; Bản án chế độ thực dân Pháp; báo Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh Những tác phẩm được truyền bá về nước đã tuyên truyền, phố biến tư tưởng yêu nước, tiến bộ, tư tưởng cộng sản đề giác ngộ nhân dân, tập hợp lực lượng, đấy lên phong trào yêu nước từ Bắc chí Nam Trong khi giai cấp tư sản

Việt Nam với những tiếng nói yếu ớt, hoạt động rời rạc, thì giai cấp vô sản và

đồng minh của họ đã và đang ngày càng thể hiện vai trò tiên phong trên vũ

đài chính trị, trên mặt trận VH, từng bước khẳng định vị thế người chủ tương lai của dân tộc

Có thể nói tình hình VH trên không những là tiền dé quan trong dé

ĐCSVN ra đời, lãnh đạo cách mang, ma còn là tiền đề để ĐCSVN hình thành,

từng bước hoàn thiện và phát triển ĐLVH ở giai đoạn sau này

Sự ra đời của ĐCSVN vào ngày 03 tháng 02 năm 1930 đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho lịch sử cách mạng Hội nghị thành lập Đảng đã thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và điều lệ vấn tắt do

Trang 14

coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN, thể hiện rõ nét tính khoa

học, đúng đắn và sáng tạo, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, ĐCSVN xác định mình là đội tiên phong của giai cấp vô sản, chủ trương tiến hành tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để đi tới xã hội cộng sản Đảng xác định cho mình nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân đánh đồ đế quốc và phong kiến tay sai,

thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, thực hiện các quyền lợi tự

do dân chủ, bình đẳng nam nữ, ngày làm 8 giờ Về lực lượng nòng cốt của cách mạng Đảng chủ trương phái tập hợp được đại bộ phận giai cấp công nhân, thu phục cho được da số dân cày (nông dân) đồng thời lôi cuốn các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nơng đứng về phía cách mạng Sự lãnh đạo của ĐCSVN là nhân tố quyết định đảm bảo ĐLVH của Đảng đi tới thắng lợi

1.2 DUONG LOI VĂN HÓA THỜI KY 1930 — 1945

1.2.1 Giai doan 1930 — 1939

Đối với người dân một nước nô lệ, vấn đề quan tâm số một là giải phóng dân tộc, xóa bỏ ách gơng xiềng, được hưởng những quyền thông thường mà mọi người bình thường đáng được hưởng Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã đáp ứng được yêu cầu

khách quan của dân tộc và khao khát ngàn đời của nhân dân lao động, bởi nó vạch ra đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng đắn, sáng tạo, cơ bản khắc phục

được sự khủng hoảng về con đường cứu nước trong suốt một thời gian dài

Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một lực lượng dẫn dắt, chỉ lối soi đường, được trang bị chủ nghĩa Mác — Lênin, học thuyết về giải phóng loài người, chứa đựng những tư tưởng tiến bộ, nhân văn nhất của thời đại

Cương lĩnh nêu lên chủ trương tiến hành tư sản dân quyền cách mạng va thé dia cach mang dé đi tới xã hôi cộng sản Điều đó cũng có nghĩa là tiến hành cách mạng đân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây đựng chú nghĩa cộng

Trang 15

xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, bởi vì suy đến cùng, quá trình cách mạng Việt Nam chính là quá trình phấn đấu đề thực hiện chủ nghĩa cộng sản trên đất nước ta Để thực hiện cuộc cách mạng đó, trước hết phải đánh đồ chính quyền của bọn thực dân phong kiến, giành lại độc lập dân tộc, xây dựng một nhà nước kiêu mới — nhà nước của công - nông - binh Đó là đường lối,

nhiệm vụ chính trị, nhưng cũng đồng thời là đường lối, nhiệm vụ của VH, bởi

vì từ xưa tới nay, không có nền VH tiến bộ nào lại đứng ngồi chính trị Đối với dân tộc Việt Nam lúc đó giá trị cao nhất của VH là giải phóng dân tộc

Tháng 10 — 1930, trong bối cảnh phong trào cách mạng diễn ra sôi nôi khắp cả nước, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã thông qua

Luận cương chính trị, xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai lực lượng

chính của cách mạng Việt Nam và Việt Nam đã bỏ qua thời kỳ tư bản chủ

nghĩa phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội Do là tư tưởng mang tầm chiến

lược, góp phần quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam ĐLVH của Đảng thống nhất với đường lối đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo, nên mục tiêu của sự nghiệp đấu tranh đó suy đến cùng cũng là mục tiêu của nền VH tiến bộ Vì thế Đảng đề ra mục tiêu độc lập dân tộc đề giải phóng con người đem đến cho con người những giá trị chân, thiện, mỹ Cho nên đánh đồ thực dân phong kiến phải đồng thời với

việc thành lập chính quyền của nhân dân, thực hiện quốc hữu hóa các tư liệu

sản xuất và các cơ sở sản xuất, các quyền tự do dân chủ, bình đẳng nam nữ,

ngày làm việc 8 giờ Đặc biệt phải tịch thu ruộng đất của bọn thực dân

Trang 16

xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, tức là xóa bỏ cái ác, cái xấu, cái cản trở sự phát triển, đồng thời xây dựng một chính quyền cách mạng kiểu mới để quản lý xã

hội Bao nhiêu năm thực dân Pháp nô dịch, chúng thực hiện chính sách ngu

dân khiến cho hơn 90% người dân Việt Nam mù chữ, đồng thời lỗi sống kiểu phương Tây tràn vào sinh ra đủ các thứ tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè Vì thế Đảng và chính quyền mơi chủ trương học chữ quốc ngữ

cho nhân dân, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục, tổ chức sinh hoạt

cụ thể như đọc sách báo cách mạng, phát huy truyền thống của VH dân gian để tuyên truyền vận động cách mạng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Chính cao trào Xơ viết Nghệ - Tĩnh đã sản sinh ra thơ ca Xô viết Nghệ - Tĩnh với một khối lượng tác phẩm khá lớn (cả có danh và khuyết danh) chủ yếu cổ vũ tỉnh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân, vạch trần

âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, biểu hiện niềm lạc quan tin tưởng ở

tương lai tươi sáng của dân tộc

Từ góc độ tư tưởng — văn hóa, sự kiện ĐCSVN ra đời là khẳng định sự

thắng lợi quan trọng của ý thức hệ tư sản Tuy nhiên cả trong lúc phong trào cách mạng đang lên hay lâm vào thối trào, cơng tác tư tưởng phải luôn được đặt lên hàng đầu Thực tế lúc bấy giờ số đông nhân dân ta, nhất là giới trí thức tư sản và tiểu tư sản chưa hiểu đầy đủ, chính xác về chủ nghĩa cộng sản, về nhân sinh quan, thế giới quan, về VH văn nghệ Trong án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai (tháng 3 — 1931), Đảng đã thắng thắn và nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm trong lĩnh vực này, đó là các cấp ủy Đảng chưa chú ý đúng mức tới việc xây dựng một nền tư tưởng Bônsêvich vững bền, chống lại những tư tưởng sai lầm, báo chí vẫn cịn kém về tư tưởng, số người viết cịn ít, phần đơng Đáng viên không tham gia vào việc viết báo, không có phóng viên ở nhà máy và ở làng quê ấn nghị quyết

Trang 17

công hội và nông hội, rất ít đến với quần chúng, trong các báo việc giải thích các khẩu hiệu và đường lối của Đảng nhiều khi không rõ ràng, cách viết chưa phô thông và khó hiểu

Vì sao phải chỉ ra những khuyết điểm cụ thể như vậy? Bởi vì vai trị của cơng tác tư tưởng — văn hóa là vô cùng quan trọng, trong khi Đảng mới thành lập, trình độ lý luận của Đảng còn thấp kém, nên tư tưởng vẫn còn chưa vững bền Vậy nên tuyên truyền chủ nghĩa Mác — Lênin trong Đảng và trong quần chúng vô sản là một việc rất cần kíp để nâng cao trình độ lý luận của dang viên, gây dựng một nền tư tưởng vô sản trong Đảng và trong quần chúng vô sản, đào tạo ra một lớp nhân tài vô sản cho Đảng

Như vậy, theo quan điểm của Đảng, công tác tư tưởng — văn hóa phải

đảo tạo ra lớp nhân tài cho Đảng, nghĩa là phải xây dựng và hoàn thiện con

người mới Đây là một quan điểm rất đáng chú ý, bởi nó được xác định cách

đây hơn 75 năm, nhưng đến nay vẫn còn như rất mới đối với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại

Khơng phải đến khi có Đề cương văn hóa (1943) nguyên tắc đại chúng

của VH mới được đặt ra, mà từ năm 1931, Đảng ta đã đề cập tới vấn đề này,

nhất là đối với công tác tư tưởng — VH, công tác tuyên truyền vận động cách mạng: “Trong các báo ấy phải đem những vấn đề chính trị phố thông, những

khẩu hiệu chính trị mà liên kết với sự sinh hoạt hằng ngày của thợ thuyền

Trang 18

họp từ ngày 14 đến ngày 26 — 6 — 1934 Nghị quyết yêu cầu công tác tư tưởng — văn hóa phải bám sát tình hình kinh tế - xã hội, phải đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phải đưa đường lối chính sách của Đảng đến với dân: “Báo chí phải giải thích chính sách Đảng, nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị xã hội của Đông Dương và các địa phương để biết rõ đúng các nguyện vọng, nhu cầu và yêu sách cụ thể của quần chúng Mỗi tờ báo phải có tính chất vơ sản, dùng một giọng văn không kiêu kỳ và dùng lời lẽ thông dụng của

quần chúng” [4, tr.196]

Về công tác tư tưởng — VH thời kỳ này, Đảng cũng xác định nhiệm vụ xây dựng nền VH vô sản đồng thời phải kiên quyết chống các tư tưởng, luận điểm sai trái, chống VH nô dịch của thực dân xâm lược và phong kiến tay sai

Nền VH vô sản mà chúng ta xây dựng là nền VH vì con người, đem đến

tương lai và hạnh phúc cho con người, vừa phù hợp với Việt Nam, vừa tiếp thu tỉnh hoa của Liên Xô, Trung Quốc như trong Nghị quyết hội nghị các nhân viên lãnh đạo Đảng Cộng sản đã nêu lên Xây dựng phải đi đôi với chống, công tác tư tưởng của VH phải có tính chiến đấu cao Trong lúc cách mạng lâm vào thoái trào, bọn thực dân phong kiến cũng tìm đủ mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bôi nhọ Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng Trong bối cảnh như vậy, công tác tư tưởng VH phải trở thành một thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác — Lênin, thức tỉnh quần chúng cách mạng Nghị quyết Hội nghị các nhân viên lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông

Dương ở hải ngoại và các đại biểu các đảng bộ trong nước (6 — 1934) đã đặt ra nhiệm vụ “phê bình thiên hướng sai lệch trong Đảng, lột mặt nạ bọn quốc

Trang 19

lý luận trong Đảng Từ năm 1932 đến 1935, những người cộng sản hoạt động hợp pháp đã sử dụng báo chí công khai để tiến hành đấu tranh chống lại các quan điểm chính trị, triết học, văn học nghệ thuật tư sản, nô dịch, tiêu biểu là các cuộc tranh luận “Duy vật hay duy tâm”, “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” trên hàng loạt các tờ báo lúc bấy giờ như Phụ nữ thời

đàm, Đời mới, Ảnh sáng Về vấn đề này, từ 1933, trên báo Đông Phương số

872 ra ngày 12 — 8 va sé 873, ra ngày 19 — 08, Hải Triều — một nhà lý luận xuất sắc của Đảng, sau khi phê phán thứ VH nghệ thuật “lơng bơng”, đã có ý

kiến xác đáng: “Văn học là cái biểu hiện của nhân sinh, không biểu hiện được

nhân sinh thì khơng thành ra văn học được Vì thế nên văn học phải bị nền

kinh tế của xã hội chỉ phối một cách trực tiếp và sâu sắc Văn học là cái sản

vất cuối cùng của xã hội, cho nên cũng phải tùy theo cái cơ bản của xã hội mà

biến đổi, mà mất còn ” Trén tiéu thuyét thir bay số 38, ra ngày 16 — 2 —

1935, Thiếu Sơn có bài “Hai cái quan niệm về văn học” cho rằng văn học nước nào cũng đều lấy nghệ thuật làm gốc”

Xuất phát từ quan điểm mác xít, trong bài “Nghệ thuật với nhân sinh” đăng trên báo Trung Kỳ số 1 ra ngày 9 —- 10 — 1935 và số 4, ra ngày 6 — 11 — 1935, Hải Triều đã phản bác các quan điểm duy tâm trên đây bằng lý luận rất

chặt chẽ của mình: “Nghệ thuật vì nhân sinh chứ không bao giờ có nghệ thuật vì nghệ thuật Các bạn đã thấy rõ ràng từ cái nghệ thuật vẽ chạm, ca hát,

Trang 20

Những cuộc bút chiến như vậy phần nào nói lên sự trưởng thành về mặt tư duy lý luận tư tưởng — văn hóa của Đảng, góp phần tích cực vào việc phục

hồi phong trào cách mạng, bảo vệ Đảng, định hướng phát triển VH văn nghệ

phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân

Thời kỳ 1936 — 1939, trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đồi (xuất hiện chủ nghĩa phát xít, Mặt trận nhân dan Pháp giành thắng lợi

thi hành một số cải cách tiễn bộ ở thuộc địa ), tháng 7 năm 1936, Hội nghị

Ban chấp hành Trung ương Đảng đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh cho phù hợp với điều kiện mới Mục tiêu chiến lược của cách mạng trước sau không thay đôi, nhưng phương pháp đấu tranh cần linh hoạt hơn với mục tiêu trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và

đấu tranh địi tự do, dân chủ, cơm áo hịa bình

Triệt để tranh thủ thuận lợi, đây mạnh việc xuất bản, phô biến sách báo

vô sản tiến bộ

Sau cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, chính quyền thực dân phong kiến bắt bớ, đàn áp dã man lực lượng cách mạng, các quyền tự do của nhân dân bị bóp

nghẹt, báo chí cách mạng bị cấm xuất bản, bầu khơng khí của xã hội vô cùng

ngột ngạt Đồng thời chúng ra sức xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản và văn hóa vơ sản Vì vậy khơng phải ai cũng tiếp cận được với lý luận Mác — Lênin, chủ trương, đường lỗi của Đảng và nền VH vô sản

Với những thuận lợi khách quan (những cải cách tiến bộ ở thuộc địa) và chủ quan (phong trào cách mạng đã và đang được phục hồi, những bài học kinh nghiệm của thời kỳ 1930 — 1935), Đảng chủ trương tung ra cả một rừng sách báo cách mạng từ Bắc chí Nam, bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp

Trang 21

“ Các cấp bộ đáng phải khuyến khích những người cảm tình đứng tên ra xin Chính phủ cho phép xuất bản những tờ báo công khai

- Mỗi một chi bộ phải lập một chỗ “bình dân thư xã” hay có một cơ quan tương đương để mua những sách báo công khai về làm tài liệu nghiên cứu Các cấp đáng bộ, các đồng chí ta nên cổ động quần chúng mua cho nhiều, Đảng sẽ giới thiệu những sách nên mua và sẽ phê bình những quyển sách ấy

- Các đảng bộ nên lấy một số đồng chí có thé viết được văn trôi chảy để

viết ra những quyên sách công khai làm tài liệu tuyên truyền, chia nhau viết

bài đăng trong các báo công khai dé gây ra dư luận”

Trong những năm đầu của thời kỳ Mặt trận dân chủ, về đường lối tư

tưởng - VH, Đảng ta đã khôn khéo tranh thủ các hình thức cơng khai và bán

công khai để tuyên truyền cổ động các nhiệm vụ chính trị của Đảng Tuy nhiên nghị quyết của Hội nghị của toàn thể Ban Trung ương của Đáng Cộng sản Đông Dương (họp từ ngày 25 — 8 đến 4 — 9 — 1937) cũng chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm như chưa biết dùng sách báo công khai đề giác ngộ quần chúng, các bài vở thường nói cao xa, thiên về lý thuyết hơn là về thực tế, khâu hiệu tuyên truyền có khi mâu thuẫn nhau, khơng thích hợp với điều kiện thực hiện ở địa phương, nhiều bài lại viết quá dài, thiếu tinh chất cấp tiến cho các tầng lớp khác Nghị quyết lý giải vì sao quần chúng chưa thích báo chí của Đảng vì phần nhiều các bài vở chỉ nói về các vấn đề chính trị mà khơng bao giờ bàn đến văn học, mỹ thuật Những khuyết điểm đó làm cho báo chí cơng khai chưa trở thành cơ quan ngôn luận chung cho toàn thể nhân dân, chưa được toàn thể nhân dân ủng hộ Điều đáng chú ý ở đây là Nghị quyết của Đảng có tính chiến đấu rất cao đã đề cập đến hàng loạt những vấn đề bức

xúc, trong đó có vấn đề mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, nội dung và

Trang 22

Chỉ có nhìn thắng vào sự thật như vậy mới thúc đây được sự phát triển của

VH vô sản sau này

Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng VH là sự nghiệp lâu dài, kiên trì, phức

tạp và rất nhạy cảm, địi hỏi cả trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng không thể hời hợt, nửa vời mà đạt được hiệu quả Vả lại, kẻ thù của giai cấp vô sản vốn rất nhiều mưu mô xảo quyệt, nên trong bối cảnh của thời kỳ Mặt trận dân chủ, sách báo công khai của Đảng là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để đường lối của Dang, trong đó có ĐLVH đến với nhân dân Vì vậy, Nghị quyết

nhắn mạnh bên cạnh sách báo bí mật, phải triệt để sử dụng sách báo công khai

trong vận động quần chúng, vừa tuyên truyền, vừa phải phát huy vai trị của

chính quần chúng nhân dân Lúc này, chống các biêu hiện chia rẽ, âm mưu

phá hoại, phản động, chống các luận điệu của bọn tờ-rốt-kít, nâng cao giác ngộ của nhân dân phải được chú trọng

Nghị quyết của toàn thể Hội nghị Đảng bộ Bắc Kỳ (8 - 1939) nhắn mạnh: “Tờ báo công khai hiện giờ sẽ phải làm cho nó trở nên hồn tồn một cơ quan dân chủ hợp với đa số nhân đân, phải chú ý thêm đến quyền lợi các lớp tiểu tư sản, nhất là các viên chức, viết những bài điều tra phóng sự linh

hoạt về đời sống của họ và mở thêm những lĩnh vực văn chương, khoa học,

kịch ảnh Các đồng chí nên biết lợi dụng những sách báo công khai để tuyên truyền và tô chức quần chúng”[14, tr.310-31 1]

Tuyên truyền tư tưởng - VH bằng sách, báo công khai là rất quan trọng, nhưng tỷ lệ người mù chữ lúc bấy giờ tới hơn 90% dân số, nên trong chừng mực nhất định, hiệu quả chưa được như mong muốn Vì vậy phải vận dụng ngay cách tuyên truyền thường thấy của VH dân gian, tuyên truyền miệng, đồng thời đa dạng hóa cách thức tuyên truyền để đường lối của Đảng đến với quần chúng đông đảo: truyền đơn, biểu ngữ, tranh vẽ, thi ca Đó là một trong những vấn đề được đặt ra trong Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung

Trang 23

Về báo chí lúc đó có thể kể tới: Nhành lúa, Dân, Tiếng vang, Kiến Văn, Đời nay, Tìn Túc, Mới , về sách có thể kể tới: Duy tâm hay duy vật, Văn sĩ xã hội (của Hải Triều), Côn Lôn ký sự - đăng báo (của Trần Huy Liệu)

Với số lượng sách báo không lồ ấy, Đảng cùng các nhà VH mác xít, tiễn bộ đã tấn công một cách mạnh mẽ và tương đối toàn diện vào tư tưởng —

VH nô dịch phản động, VH tiêu cực tư sản, đồng thời khuyến khích các xu hướng tiễn bộ, giới thiệu về chủ nghĩa cộng sản và VH vô sản Cuộc đấu tranh

của các nhà VH mác xít chống lại quan điểm VH, nghệ thuật tiêu cực tư sản

vẫn rất quyết liệt Vấn đề “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân

sinh” tiếp tục được đặt ra Các nhà VH tư sản, tiểu tư sản ôm khư khư lý luận “văn chương muôn đời”, “văn chương là văn chương” cho thấy phần nào thái độ vô trách nhiệm của họ đối với xã hội, đối với dân tộc Hải Triều và một số nhà văn hóa khác như Hồ Xanh, Trần Đình Long trong cuộc tranh luận đã nhấn mạnh vào tính chất giai cấp của VH, nghệ thuật, vào vai trò của

các nhà hoạt động VH, nghệ thuật chân chính đối với xã hội, đối với cách

mạng Những cuộc tranh luận này phần nào chứng tỏ được sự phát triển tư duy lý luận của Đảng, trong đó có vấn đề lý luận về ĐLVH Qua cuộc tranh

luận đó những quan điểm về mác xít về VH, văn nghệ, ngày càng trở nên

quen thuộc, gần gũi với quần chúng nhân dân, thể hiện sự thắng thế của những người cộng sản

Một điểm chú ý khác trong ĐLVH của Đảng thời kỳ Mặt trận dân chủ là Đảng khuyến khích việc giới thiệu, phố biến tỉnh hoa VH nhân loại, nhất là văn hóa Liên bang Xô viết hay tên tuôi, sự nghiệp của các nhà văn hóa vơ sản lớn như M.Gorki, R.Rô-lăng, H.Bác-buýt

Trang 24

điệu nhảy dng eo thô tục, những bài hát xô đầy người ta vào những dục vọng

thấp hèn — một thứ văn hóa trục lợi, chạy theo đồng tiền, thuộc quyền sở hữu

của số ít, thì văn hóa Xô viết lại thuộc về đại đa số quần chúng lao động, mang tư tưởng tiễn bộ, gắn với công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã

hội Để phục vụ nhân dân lao động, nhà nước nắm quyền kiểm soát nhà in, nhà

sách, nhà hát, hãng quay phim, rạp chiếu bóng đồng thời chú trọng nâng cao

dân trí, bồi dương cho nhân dân trình độ thưởng thức nghệ thuật

Từ thực tiễn VH Xô viết, Trần Đình Long nhận thấy “Trong cái đám

quần chúng mà bọn tư sản khinh miệt trước kia, bây giờ khôi phục lại nền văn

hóa đã nảy nở được rất nhiều nhân tài, trí thức Đã nhiều những anh chị thợ từ chỗ nhà máy nóng nực nhem nhuốc trở nên những văn sĩ, thi sĩ, nhà viết báo đại tài ” Trong nhiều cái ưu việt của VH vô sản ở Liên bang Xơ viết, Trần

Đình Long rất tâm đắc với vấn đề địa vị và tự do của giới văn nghệ sĩ — chiến

sĩ Cách mạng vô sản đã giải phóng cho giới văn nghệ sĩ, tôn trọng tự do sáng

tác và các hoạt động khác của họ, miễn là không đi ngược lại với quyền lợi

của nhân dân Nhưng văn nghệ sĩ vô sản không chỉ biết phục vụ cho dân tộc

mình mà còn phải phục vụ cho nhân loại tiến bộ Nền VH vô sản bao giờ

cũng gắn liền với tên tuối, sự nghiệp của những nhà VH vô sản Báo Hồn ¿rẻ số 5 ra ngày 4 — 7 — 1936 đã đăng bài “Một cái tang của nhân loại: M.Gorki, nhà đại văn hào của Liên bang Xô viết và của thế giới đã qua đời” của Hải Triều và Hải Thanh Trong bài viết này, các tác giả đã xem M.Gorki là “anh thợ tiên phong của nền văn hóa mới, ông thấy tinh thần nhân loại tương lai”, “nhà chỉ huy cả cái trào lưu văn nghệ trong nước và cả thế giới vô sản” Trong điều kiện lúc đó cịn thiếu thơng tin nhưng các tác giả Hải Triều và Hải

Trang 25

Việt Nam Trong bai “R6-manh R6-ling” dang trén bao Hén tré s6 6 ra ngày 11-7-1936, Hải Triều thấy cả thế giới trong một con người Nhà VH vô sản ấy theo con mắt của Hải Triều là có một quả tim hàng ngày rung động theo những tiếng kêu thương sầu khổ của cả một nhân loại bị giày xéo dưới gót sắt

của bao chế độ bạo ngược, tham tàn của bọn quân phiệt và phát xít Đó là nhà

văn của quần chúng lao khổ, của chủ nghĩa nhân đạo chân chính Hải Triều cũng đánh giá R.Rô-lăng là ông thầy của văn hóa: “Với mười lăm năm tranh đầu, con người ấy đã cho chúng ta thấy ý nghĩa của văn chương Lấy lưỡi làm gươm, lấy bút làm súng, với mười lăm năm tranh đấu con người ấy đã đánh đồ bao nhiêu sự tàn bạo, xấu xa và xây đắp những tảng đá đầu cho nền móng của văn hóa mới” Lần đầu tiên, tỉnh hoa VH của giai cấp vô sản thế giới

được giới thiệu với sự phân tích một cách thuyết phục trên báo của Đảng ta, có tính chiến đấu mạnh mẽ Hải triều, Trần Đình Long và các nhà VH mác xít

của Việt Nam một lần nữa khẳng định xu thế của VH mới gắn với người sáng tạo ra nó chính là giai cấp vơ sản được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênin Đó phải là một nền VH hướng đến việc giải phóng con người khỏi tình cảnh đau khơ bị áp bức bóc lột, được tự do phát triển tài năng sáng tạo và hưởng thụ những thành quả do mình làm ra Việc làm đó của Đảng không

những thể hiện một cách nhìn mới về tương lai của VH dân tộc, mà còn củng cố niềm tin, tiếp sức đấu tranh cho các nhà VH vô sản trên mặt trận tư tưởng

— VH lúc bấy giờ

Xây dựng và phát triển nền văn học cách mạng, cổ vũ các tác giả, tác

phẩm khác có xu hướng tiến bộ, nhân văn

Văn học cách mạng ra đời từ trước những năm 1930 với các tác phâm của Nguyễn Ái Quốc, rồi được tiếp nối bởi thơ ca Xô viết Nghệ Tĩnh Thời

Trang 26

văn học cách mạng để cùng với báo chí cách mạng làm vũ khí đấu tranh cơng khai, chống thực dân xâm lược và phong kiến tay sai Vì vậy so với thời kỳ 1930 — 1935, văn học cách mạng đã phát triển với một khí thế mới và một quy mô mới Bên cạnh thơ ca, một số thê loại khác như lý luận phê bình, ký, truyện,

phóng sự, tiểu thuyết xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các cây

bút như Hải Triều, Trần Minh Tước, Trần Huy Liệu , Đặc biệt là Tố Hữu Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định, nhưng những bài phê bình của Hải Triều, Hải Thanh đã góp phần đáng kể mở đường cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ta sau này

Thơ ca cách mạng tràn đầy tâm trạng náo nức với lý tưởng cộng sản, không chỉ gần gũi yêu thương, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh mà

còn nhóm lên trong lịng họ ngọn lửa đấu tranh chống áp bức bất công

Trong phong trào đấu tranh của quần chúng, một số văn nghệ sĩ nhận

được sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của Đảng, đã phản ánh một cách

khá chân thực, sinh động đời sống của các tầng lớp xã hội lúc bấy giờ, bóc trần bán chất xấu xa của giai cấp thống trị, ca ngợi vẻ đẹp và tỉnh thần phản

kháng quyết liệt của những người nông dan hay tiêu tư sản thành thị tiến bộ

Đó là văn học hiện thực phê phán mà Đảng và Mặt trận chủ trương tập hợp, khích lệ họ Thời kỳ này ghi dấu những tác phẩm văn học hiện thực phê phán có giá trị như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Giông !ố, Vð đê, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Bi ở của Nguyên Hồng, đặc biệt là Tố: đèn của Ngô Tắt Tố

Trang 27

1.2.2 Giai đoạn 1939 — 1945

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ đã làm thay đổi chính trường

thé giới, trong đó có chính trường Việt Nam Đảng Cộng sản Đông Dương

chủ trương chuyền hướng chiến lược trong các Hội nghị 6,7,8 ĐLVH thời kỳ

này bắt nguồn từ chính sự chuyển hướng chiến lược đó của Đảng

Thời kỳ này thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng tung ra những khẩu hiệu vừa để ngăn ngừa ảnh hưởng của Nhật, vừa phản công tuyên truyền

của Việt Minh có sức cơ vũ tỉnh thần yêu nước của nhân dân ta Chúng thoa son, trát phấn cho những khẩu hiệu mang tính lừa bịp như “Cần lao - Gia đình — Tổ quốc”, “Pháp - Việt phục hưng”, “Cách mạng quốc gia” và tuyên

truyền cho tư tưởng nô lệ, đầu hàng của chế độ Petain ở Pháp Tên tồn quyền Đơng Dương Decoux đảm nhiệm nhiều hơn những chức vụ ở cấp thấp, dé cao

uy tín của ngạch quan lại, khi ở trường đại học khai giảng, công bố danh sách

những quan huyện mới đỗ với tính cách khoa trương và xây dựng Đông

Dương học xá cho sinh viên ” Đặc biệt đề đánh lạc hướng thanh niên, thực

dân Pháp giao cho tên đại tá hải quân Ducroy gây một phong trào thể duc thé thao rằm rộ, với khẩu hiệu “Đoàn kết và khỏe để phụng sự” Các cuộc đua xe đạp xun Việt, vịng quanh Đơng Dương, các cuộc giao hữu bóng đá giữa

các đội tuyển Bắc, Trung, Nam diễn ra từ năm 1940 trở đi, là nằm trong âm

mưu đó Sau nay, trong tập hồi ký Sự phản bội của tôi ở Đông Dương Ducroy đã thú nhận tất cả những âm mưu dùng thể thao vào mục đích ngăn ngừa cuộc đầu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta

Phát xít Nhật và bọn tay sai mới hoạt động tích cực trên các lĩnh vực

Trang 28

cho người ra vàng” Với chương trình hợp tác VH Nhật — Việt, chúng tuyển

thanh niên đi du học ở Nhật, mở trường dạy tiếng Nhật ở Hà Nội và một số đô

thị, với mục đích đào tạo gián tiếp và tay sai, tô chức triển lãm giới thiệu y tế, giáo dục, du lịch, nghệ thuật của Nhật

Nhân cơ hội tranh tối tranh sáng, một số trí thức Việt Nam hoặc ra sức

tán dương chủ nghĩa bảo hoàng, đề cao Khổng, Mạnh (Nhóm Phạm Quỳnh); hoặc đề cao VH dân tộc theo con đường cải lương tư sản (Nhóm Thanh Nghị); hoặc đề cao dân tộc theo hướng hoài cỗ “xưa bày nay làm” (nhóm Tri Tân); hoặc đề cao chủ nghĩa duy vat mac — xit nhưng giải thích thé thién hoặc mang tinh ty ti dân tộc

Tom lai, VH thoi diém này đã tạo ra một tình hình cực ky rối ren và mâu thuẫn: đan xen các tư tưởng thân Pháp và thân Nhật; các hệ tư tưởng dân

chủ tư sản và phong kiến phương Đông; các thứ cải cách và mác xít giả hiệu; các tư tưởng duy tâm, thần bí, định mệnh, siêu hình và trụy lạc, chán chường, yếm thế Đây là cơ hội của những kẻ “đục nước béo cò”, cơ hội của những kẻ vốn nhìn đời bằng đơi mắt bi quan, càng tiến sâu vào con đường tháp ngà, thoát tục; và cũng là cơ hội của những kẻ đứng trước ngã ba đường của lịch

sử phải chọn cho mình một hướng đi, một lẽ sống Sách báo hợp pháp từ năm

1940 đến trước tháng 8/1945 nhan nhản các loại xu hướng, chính kiến trào lưu trên đây

Đảng ta đã lĩnh sứ mệnh giải phóng dân tộc trước lịch sử theo con

đường mác - xít Lêninnit, đứng trước tình hình VH đen tối và hỗn loạn này,

cần thiết phải có một đường lối chỉ đạo sát đúng phương hướng cụ thể và biện

Trang 29

Ngay sau khi phát xít Nhật tràn vào biên giới nước ta, Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940 đã đề ra nhiệm vụ VH của giai đoạn này, chủ yếu là VH giáo dục: Hủy bỏ giáo dục nô lệ, lập nền giáo dục quốc dân, cưỡng bức giáo dục sơ đẳng, cho các dân tộc được quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo

dục; Lập trường chuyên mơn, qn sự, chính trị, kỹ thuật để đào tạo các lớp

nhân tài; Giúp đỡ và khuyến khích các hạng tri thức để họ được phát triển tài năng của họ

Chủ trương VH giáo dục đó, trước hết nhằm vào các vùng căn cứ do Đảng lãnh đạo và cũng nhằm mục tiêu lâu dài khi điều kiện cho phép Điều đó chứng tỏ Đảng ta đã cảm nhận sâu xa rằng, một trong những lý do bị mất

nước, dân bị nô lệ, là do nhân dân bị thất học, trình độ học vấn quá thấp Có

đây mạnh sự nghiệp giáo dục mới nâng cao được trình độ giáo dục cách mạng

giải phóng dân tộc

Đến khi tình hình VH ngột ngạt diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng lẫn

nhau giữa thực dân Pháp, phát xít Nhật và các thế lực cơ hội chủ nghĩa mọc ra

trong nhiều loại hình VH, thì Đảng ta liền đưa ra chủ chương mới Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 25/2/1943 đã đưa ra nhận định: “Đảng

cần phải có cán bộ chuyên môn hoạt động về VH đặng gây ra một phong tràn văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc, chống lại văn hóa phát xít thụt lùi Ở

những đơ thị văn hóa như Hà Nội, Sài Gòn, Huế thì phải gây ra tổ chức văn hóa cứu quốc và phải đùng hình thức cơng khai, đặng đồn kết các nhà văn hóa trí thức ” Từ chủ trương đó, Đảng ta không chỉ xây dựng Đề cương văn

hóa Việt Nam mà còn tạo tiền đề để sau này Hội văn hóa cứu quốc được ra

đời, tập hợp được một đội ngũ đông đảo các nhà văn hóa yêu nước, tiến bộ,

tiêu biểu như Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi, Nam Cao

Trang 30

sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh —- Tổng Bí thư của Đảng lúc bấy giờ Căn cứ vào ý kiến hội nghị đã bàn bạc, đồng chí Trường Chinh đã khởi tháo ra bản Đề cương Từ đó bản Đề cương văn hóa được xem như văn kiện chính

thức của Đảng Đây là tuyên ngôn đầu tiên của Đảng ta về VH: vạch rõ tính

chất phản động trong chính sách VH ngu dân, phát xít của hai tên đế quốc Pháp, Nhật và nêu lên tầm quan trọng của cách mạng VH trong đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ngay từ phần đầu của Đề cương văn hóa, Đảng ta vạch rõ: “Mặt trận

văn hóa là một trong ba mặt trận (Kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người

cộng sản phải hoạt động Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà cịn phải làm cách mạng văn hóa nữa Có lãnh đạo được phong trào VH, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” {[13., tr.363] Song “văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đi kịp văn hóa dân chủ thé giới” [13, tr.365]

Khái niệm về VH lúc bấy giờ chỉ mới ở dạng: “Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật” chứ chưa có điều kiện đi sâu vào nhiều thành tố và yêu tô VH như sau này

Phần lớn nội dung của Đề cương văn hóa dành cho việc để ra nhiệm vụ

của người chiến sĩ văn hóa mác — xít — điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thắng

lợi cho cách mạng: “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hồn thành được cuộc cải tạo xã hội”; “Cách mạng văn hóa chỉ có thể hồn thành khi nào cách mạng chính trị thành công (cách mạng văn hóa phải đi sau cách mạng

chính trị) Những phương pháp cải cách văn hóa đề ra bấy giờ chỉ là don

đường cho cuộc cách mạng triệt để mai sau”

Trang 31

hóa Việt Nam phát triển độc lập); Đại chúng hóa (chỗng mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đơng đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng); Khoa học hóa (chỗng lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa

học, phản tiến bộ”

Ba nguyên tắc trên ln thống nhất gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn

nhau: “Một nền văn hóa dân tộc mà khơng có tính khoa học và nhân dân thì

rất có thể vì quyền lợi ích kỷ và hẹp hòi của dân tộc mình mà đi ngược lại bước đường tiến hóa của lịch sử, cố níu kéo những cái cô truyền đã lỗi thời của dân tộc mình mà khơng đặc biệt chú ý đến những nguyện vọng tha thiết của công nông là số đông người cần cù và yêu nước nhất trong dân tộc Văn

hóa có tính nhân dân mà khơng có tính dân tộc và khoa học thì sẽ trở nên hẹp hịi, chỉ nhìn thấy lợi ích cơng nơng mà không chú ý lợi ích chung cả dân tộc,

hoặc theo đuôi quần chúng” [8, tr.361]

Bao trùm lên ba nguyên tắc không thể tách rời ấy là một nguyên tắc đặc

biệt quan trọng được nhắc lại nhiều lần trong nội dung đề cương — đó là sự

lãnh đạo của Đảng Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác — Lênin làm tư tưởng, chỉ có Đảng mới hướng cuộc vận động cách mạng Việt Nam vào con đường đúng đắn và đạt tới đích cuối cùng Đây không phải là nguyên tắc mang tính giai đoạn mà cịn mang tính lịch sử của

nước Việt Nam mới, gắn với nền VH mới

Đề cương nêu ra một cách trực tiếp những công việc mà các nhà VH mác - xít phải làm:

Tranh đấu về học thuyết tư tưởng, đánh tan những quan niệm sai lầm

của triết học Âu - Mỹ có ít nhiều gây ảnh hưởng tai hại ở ta làm cho chủ

nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng

Tranh đấu về tông phái văn nghệ ( ) làm cho xu hướng tả thực xã hội

Trang 32

Tranh đấu về tiếng nói và chữ viết

Đề cương văn hóa 1943 đã đề cập được nhiều bình điện cơ bản của VH

trong điều kiện đặc biệt của Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám 1945 chưa nổ ra Tính đúng đắn của đề cương mang tính cương lĩnh này đã được thực tiễn văn hóa cách mạng Việt Nam làm sáng tỏ

Đề cương văn hóa ra đời sau khi mặt trận Việt Minh đã thành lập, chiến khu Việt Bắc đã trở thành trung tâm đầu não của Cách mạng Việt Nam Một

không khí giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo đang sơi sục trong lịng đại

chúng khắp Bắc, Trung, Nam, nhất là ở các vùng là căn cứ địa cách mạng

Trong tình hình ấy, Đề cương văn hóa được cơng bố rất phù hợp với thực tiễn cách mạng, với nguyện vọng của quần chúng thiết tha đến sự nghiệp văn hóa

dân tộc Các luận điểm Đề cương đều thấm nhuằn tỉnh thần biện chứng của

học thuyết Mác — Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính trị, cách mạng kinh tế với cách mạng văn hóa Cái nọ là nguyên nhân của cái kia và thúc đầy nhau hoàn thành sứ mạng qua hạt nhân lãnh đạo là Đảng của giai cấp vô sản,

lấy tư tưởng chính trị làm ngọn đèn pha chiếu rọi mọi lĩnh vực hoạt động Nếu thiếu một quan điểm văn hóa mác - xít chính xác trong hồn cảnh lúc

Trang 33

hoàn tồn chính xác của nó là nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng, bất hợp lý trên đây

Từ thời kỳ còn vận động đề thành lập cho đến khi Đảng ra đời, kéo dài đến cuối Mặt trận Dân chủ, Đảng ta luôn coi trọng cơng tác VH vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng bất cơng xã hội Đề cương văn hóa năm 1943 đã rút ra những kinh nghiệm từ các phong trào đấu tranh đó và đưa ra phương châm hành động mới thích hợp với giai đoạn cách mạng mới Bấy giờ, tên tuổi những nhà VH mác - xít nổi tiếng trên thế giới như Lỗ Tấn, Goocki, H.Barbusse khơng cịn xa lạ với độc giả Việt Nam, càng tạo thuận lợi cho phong trào VH mác — xít của chúng ta Những nhà yêu nước chân chính bao giờ cũng vốn có tinh thần yêu nước, yêu lẽ phải và công bằng xã hội, đã tìm thấy trong Đề cương văn hóa một chỗ dựa tỉnh thần, một niém tin vào tính chất đúng đắn của nó: đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc lên trên tắt cả

Hoạt động tích cực cho ánh sáng của Đề cương văn hóa được chiếu rọi

ở đô thành văn hóa cơng khai bị bế tắc, là những nhà báo, nhà văn như Học

Phi, Vũ Quốc Uy, Như Phong , sau đó được tiếp tay bởi những nhà văn trong tổ chức VH cứu quốc được thành lập vào mùa thu năm 1943, sau khi Đề

cương văn hóa ra đời Nhiều sáng tác văn chương của Nguyễn Huy Tưởng,

Ngun Hồng, Tơ Hồi, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao, Như Phong, Trần Huyền Trân đã mở ra một bước ngoặt trên văn đàn yêu nước công khai lúc bấy giờ Những bản nhạc sôi sục tỉnh thần yêu nước và khí thế cách mạng, được sáng tác theo tư tưởng Đề cương văn hóa cũng ồ ạt xuất hiện: Cùng nhau đi hồng binh (Hoàng Văn Thái), Lên đường, Tiếng gọi thanh niên của

Lưu Hữu Phước, Tiến quân ca của Văn Cao, Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, Du kích ca, Nhớ chiến khu của Đỗ Nhuận , Bài thơ Là /h¡ sĩ của Sóng

Hồng (báo Cở giải Phóng, 18 — 1 — 1944) như một tiếng chuông cảnh tỉnh

Trang 34

được dư luận biết đến và cảm tình tha thiết Văn chương và nghệ thuật cách

mạng lúc bấy giờ, cùng với dòng văn học hiện thưc phê phán của nhiều nhà văn tiến bộ, đã đối lập hắn với những thứ triết lý, văn chương nghệ thuật bị

khủng hoảng cao độ giữa một hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, khi cuộc Đại

chiến thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt và phong trào vận

động cứu nước ở Việt Nam đang mở ra một chân trời mới

Phương châm Dân tộc — Khoa học — Đại chúng được đề ra trong Đà

cương văn hóa năm 1943, đã biến thành nội dung hoạt động VH, với nội hàm

được mở rộng, trong suốt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo

thành một mặt trận VH rộng lớn trong suốt hai cuộc kháng chiến vĩ đại Tuy sau này, trong nhiều Nghị quyết và chỉ thị của Đảng có bổ sung, điều chỉnh

mặt này, điểm khác về VH, nhưng tinh thần của Đề cương văn hóa vẫn đậm đặc những giá trị tích cực của nó Đó là vai trò lãnh đạo của Đảng đối với VH, và VH bao giờ cũng là một mặt trận, một mắt xích trong tồn bộ sự nghiệp

cách mạng Với hoàn cánh một cổ hai gông, với cao trào giải phóng dân tộc

đang bức xúc, với điều kiện nhận thức và tầm nhìn chiến lược lúc bấy giờ,

xây dựng được Đề cương văn hóa có nhiều sức thuyết phục cả về lý luận lẫn thực tiễn như thế, là một văn kiện lớn của Đảng Nó đi vào lịch sử VH dân tộc

như một mốc son chói lọi

Những phương châm về tính dân tộc, tính đại chúng và tính khoa học của Đề cương văn hóa, với ý thức trách nhiệm của văn nghệ phản ánh chân

thực cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc ta, đã góp phần không nhỏ trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Nó động viên kích thích tinh thần

yêu nước của nhân dân ta và tạo bầu khơng khí hào hùng lạc quan vào tiền đồ

cách mạng

Trang 35

luận về ba nguyên tắc lớn trong bản Đề cương và thành lập Hội văn hóa cứu

quốc Việc thành lập một tổ chức của những nhười làm văn hóa, cách mạng,

tiến bộ là một nét mới trong ĐLVH của Đảng đã được ghi trong nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng họp từ ngày 25 đến 28/2/1943, được nhắc lại trong bản Đề cương văn hóa Ngày 11/6/1945 một số đồng chí phụ

trách Hội văn hóa cứu quốc đã họp bàn việc thực hiện Đề cương văn hóa của

Đảng, xuất bản bao Tién tuyén (sau này là tạp chí Tiền phong) Biên bản của hội nghị quan trọng này do nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ghi, nó có ý nghĩa

như một văn kiện của Đảng về văn hóa, văn nghệ Hội nghị không chỉ thảo luận về những cuộc vận động tân văn hóa mà cịn chỉ ra một số sự trì trệ về văn hóa do Hội văn hóa cứu quốc lúc đầu thiếu sự tổ chức chặt chẽ, chưa có

một ủy ban giữu vai trò lãnh đạo trực tiếp Trong kế hoạch làm việc, Hội chủ trương: “Ủng hộ phong trào cứu quốc và chống lại những xu hướng phản

động Sửa soạn việc kiến thiết nền tân văn hóa và sau khi cách mạng thành

công, lãnh đạo văn hóa tồn quốc” [3, tr.99] Hội nghị cũng định ra những công việc cần làm ngay đó là: sưu tầm, phổ biến những sách nghiên cứu về

chủ nghĩa Mác, xây dựng nội dung báo Tiền tuyến với mục chính: một mục về Đề cương văn hóa, một mục về nghiên cứu, một mục về sáng tác, một mục

về điểm sách báo

Ngày 14, 15/8/1945 diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đơng Dương Hội nghị tồn quốc của Đảng nhận định: những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Duong da chin mudi, co hội rất tốt cho ta giành độc lập Hội

nghị đã đưa ra chủ trương đây mạnh việc thực hiện 10 chính sách của Việt Minh, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ lập nên một nước Việt Nam dân chủ cộng

hịa hồn tồn độc lập, tiếp đó là bỏ hết thuế khóa, phu dịch do đế quốc đặt ra, thực hiện quyền tự do dân chủ và quyền phổ thơng tun cử, bình đẳng dân

Trang 36

mục đích của việc giành độc lập dân tộc cũng chính là đạt được mục tiêu VH,

bởi vì VH tiến bộ là văn hóa giải phóng con người, vì hạnh phúc con người,

đem lại cho đối với sự nghiệp Cách mạng của dân tộc

Trang 37

Chương 2

DUONG LOI XAY DUNG VA PHAT TRIEN NEN VAN HOA CUA DANG CONG SAN VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG

CHIEN CHÓNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)

2.1 HOÀN CANH LICH SU’ CUA CACH MANG VIET NAM SAU

NAM 1945

Sau khi CMTS§ thang cơng, nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, cơng cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước đứng trước nhiều thuận lợi cơ bản và khó khăn thử thách

Thuận lợi

Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được hình thành Uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô đang phát triển mạnh mẽ Liên Xơ có vị trí quan trọng trên vũ đài

quốc tế, là trụ cột của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và hịa bình

thế giới

Cách mạng giải phóng dân tộc phát triển rộng rãi, làm lay chuyển mạnh mẽ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa để quốc

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở

các nước tư bản chủ nghĩa đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống diễn ra sôi nổi và rộng lớn Tại một số nước như Italia, Pháp, Đảng Cộng sản có vị trí

quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước

Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa đang bị chấn động: ba để quốc

Đức, Italia, Nhật đã bị lực lượng đồng minh đánh bại; Anh, Pháp thì suy yếu

nhiều

Trang 38

Lực lượng vũ trang được tăng cường Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa được tồn dân tin tưởng và ủng hộ

Khó khăn

Sau chiến tranh thế giới thứ hai là các lực lượng hịa bình, dân tộc, dân chủ trên thế giới đang trên đà tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa để quốc và các thế lực phản cách mạng dưới nhiều hình thức và tính chất khác nhau Song các lực lượng đế quốc và các thế lực phản cách mạng cũng đang tìm

mọi cách để phục hồi và phát triển vai trị của mình, phản kích mạnh mẽ các lực lượng hịa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Những mâu thuẫn trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp và ngày càng gay gắt, mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa các lực lượng hịa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (do Liên Xô làm trụ cột) với các nước để quốc và

lực lượng phản động, do đế quốc Mĩ cầm đầu

Việt nam là một bộ phận của thế giới nên đã chịu sự tác động lớn của cuộc đối đầu gay gắt và phức tạp đó Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) đã bị chủ nghĩa đề quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau để bao vây, chống phá quyết liệt

Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, các đội quân đồng minh đã

dồn dập kéo vào Việt Nam

Ở miền Bắc, khoáng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gồm bố quân

đoàn do Lư Hán chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành

phó, thị xã từ biên giới Việt Trung đến vĩ tuyến 16 Quân của Tưởng Giới

Thạch vào Việt Nam còn nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông

Dương, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp bọn phản cách mạng Việt Nam đánh

đố chính quyền nhân dân, lập một chính phủ phản động làm tay sai cho

Trang 39

Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam cầm đầu và Việt Cách do Nguyễn Hải Thần nắm giữ, về nước chống phá cách mạng

Dựa vào quân đội Tưởng, Việt Quốc và Việt Cách đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái Chúng quấy nhiễu, cướp phá, giết người,

rai truyén don, ra bao Viét Nam, Thiét Thuc, Đồng Tâm nhằm vu cáo nói xấu

Việt Minh, chống chính quyền cách mạng và đòi gạt các bộ trưởng là đáng viên cộng sản ra khỏi chính phủ Lực lượng của Tưởng và tay sai phản động là kẻ thù đang đe dọa hàng ngày, hàng giờ đối với chính quyền cách mạng

Ở miền Nam, tình hình cịn nghiêm trọng hơn Ngoài việc lấy danh

nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh còn đồng lõa và giúp cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta

lần thứ hai Ngay từ ngày 2/9/1945, giữa lúc nhân dân Sài Gịn mít tỉnh mừng ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một 86 phan tử

thực dân phản động người Pháp đã núp trong các khu nhà xả súng bắn ra làm nhiều người chết và bị thương Ngày 23/9/1945, quân đội Pháp nỗ súng đánh

chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai

Ngoài lực lượng của quân Tưởng, Anh, Pháp, trên đất nước ta lúc đó có khoảng 6 vạn quân Nhật Trong lúc chờ giải giáp, một bộ phận của đội quân

Nhật đã được quân Anh sử dụng, đánh vào lực lượng vũ trang của ta, dọn

đường cho quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn và nhiều vùng ở miền Nam

Dựa vào thế lực của quân đội nước ngoài, các lực lượng phản cách

mạng trong cả nước đã lần lượt ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách

mạng Chưa lúc nào đất nước Việt Nam nhiều kẻ thù như vậy Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của nước VNDCCH chưa kịp củng cố và phát triển Chính phủ VNDCCH ra đời chưa được một nước nào trên thế giới công nhận Khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất và cơ cấu tổ chức bộ

Trang 40

lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, trang bị kém, thiếu thốn đủ mọi bè,

kinh nghiệm chiến đấu cịn q ít

Nền kinh tế của đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu, đã bị kiệt quệ nặng

nề do chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân Pháp - Nhật trong mấy mươi

năm thống trị của chúng Công nghiệp lạc hậu và đình đốn, nơng nghiệp tiêu

điều vì hơn 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ hoang do lụt và hạn gây lên

Thương nghiệp ngừng trệ, bế tắc, hàng hóa khan hiếm Tài chính cạn kiệt: kho bạc hầu như trống rỗng, Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay của tư bản Pháp Lợi dụng quyền nắm việc phát hành giấy bạc, chúng luôn luôn

gây rỗi về tiền tệ Quân đội Tưởng còn tung đồng “quan kim” và “quốc tệ”

của chúng ra thị trường, làm lũng đoạn nặng nề hơn tài chính của ta

Nạn đói đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mệnh của 2 triệu đồng bảo ta thì

nguy cơ một nạn đói mới đang đe dọa nhân dân ta Các “hệ quả” văn hóa lạc

hậu của chế độ thực dân đề lại khá nặng nề: hơn 90% dân số không biết chữ,

các tệ nạn xã hội cũ như nạn nghiện rượu, hút thuốc phiện, mê tín đị đoan

rat trầm trọng và phổ biến

Giặc ngồi, thù trong, khó khăn chồng chất khó khăn đè nặng lên đất

nước ta, đặt chính quyền cách mạng trước một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Vận mệnh độc lập tự do của dân tộc vừa mới giành được đang đứng

trước nguy cơ mất còn

Trọng trách nặng nề đối với dân tộc đã giao phó cho Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Hồ Chí Minh đứng đầu, với tư cách là người lãnh đạo và quán lý điều hành cao nhất của đất nước

2.2 DUONG LOI XAY DUNG VA PHAT TRIEN NEN VAN HOA

KHANG CHIEN — KIEN QUOC

Trước hết, cần khẳng định ĐLVH văn nghệ của Đảng sau cách mạng

Ngày đăng: 06/10/2014, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w