1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ Việt Nam, Liên Bang Nga trong giai đoạn 1991 đến 2000 theo đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

56 1,1K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 9,33 MB

Nội dung

Trang 1

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

2s ag 2s ae 2s he 2s 2k 2s 2s 2s he 2

NGO THUY CAM

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG GIAI DOAN 1991 — 2000 THEO

DUONG LOI DOI NGOAI CUA DANG CONG SAN VIET NAM

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng

Trang 2

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trang 3

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới với tư tưởng đổi mới toàn diện và đồng bộ Đổi mới đường

lối đối ngoại là một trong những nội dung hết sức quan trọng Sau 10 năm thực hiện, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội đã hoàn

thành, tạo cơ sở để cách mạng bước vào thời kì đây mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá Những thắng lợi bước đầu đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và đường lối đối ngoại của Đảng nói riêng

Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế tri thức xuất

hiện, sự bùng nỗ của cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, thúc đây xã hội hoá sản xuất vật chất, đây mạnh lại việc cơ cấu nền kinh tế, tạo ra

nhiều ngành kinh tế mới, lúc này cải cách mở cửa xuất hiện như một trào lưu trên thế giới Tồn cầu hố kinh tế và hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội lớn cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển

Cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ XX cục diện chính trị thế giới có nhiều biến động lớn và phức tạp Các nước lớn điều chỉnh chiến lược

đây mạnh hoà hoãn và cải thiện quan hệ với nhau Năm 1989 Liên Xô - Hoa

Kỳ chấm dứt chiến tranh lạnh Trung Quốc bình thường hoá quan hệ Năm 1991, Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu bị sụp đỗ, Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực chấm dứt, Tất cả những biến động đó đã dẫn tới yêu cầu khách quan cho sự xuất hiện của xu hướng đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế

Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN là khu vực phát triển kinh tế với

Trang 4

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

trung tâm kinh tế của thế giới trong thế kỷ tới Muốn vậy, các nước đều phải

có chính sách điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của mình phù hợp với xu thế chung đang diễn ra trên thế giới

Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam bằng bản lĩnh chính trị và

kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng đã thực hiện sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta

tiễn vào hội nhập kinh tế thế giới mà trước hết là hội nhập với các nước trong

khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và các nước Đông Âu Đặc biệt là đối với Liên Xô nay là Liên Bang Nga

Quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga (trước đây là Liên Xô) vốn

đã là một mối quan hệ tốt đẹp và mật thiết Kể từ sau khi công nhận nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa (đầu năm 1950), Liên Xô đã có những sự giúp đỡ và

hỗ trợ không nhỏ đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của

Việt Nam Trong suốt hai cuộc kháng chiến vệ quốc trường kỳ của đân tộc ta,

Liên Xô, với tư cách là đồng minh, là người bạn lớn của dân tộc Việt Nam đã

đóng góp cho chúng ta cả về sức người và sức của Thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam in đậm dấu ấn của những người bạn Liên Xô tuy xa xôi về địa lý nhưng lại rất gần gũi về tắm lòng Trong sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay, mặc dù do sự thay đổi của lịch sử, hai dân tộc Việt Nam và Liên Bang Nga đã không cùng chung một thé chế chính trị nữa, tuy nhiên tình bằng hữu giữa hai nước vẫn còn nguyên vẹn Trong sự nghiệp xây đựng đất nước của cả hai dân tộc, tình bằng hữu đó vẫn cần phải được thắt chặt và củng cố

hơn bao giờ hết

Trang 5

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

chọn đề tài: "Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong giai đoạn 1991 - 2000 theo đường lỗi đỗi ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam"' làm khoá

luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, nghiên cứu “quan hệ Việt Nam và Liên Bang Nga” đã trở thành mối quan tâm của không ít người, có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu đã được công bố như: sách “quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh

quốc tế mới” của tác giả Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh, NXB Thế giới (2005)

Với công trình này, tác giả đã đi vào tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trên nhiều lĩnh vực dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu ra triển vọng và một số biện pháp thúc đây mối quan hệ này trong thời gian kế tiếp, hay "Nền ngoại giao đổi mới" của thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn báo quan hệ quốc tế đầu xuân 1994; "Ngoại giao thời kì đổi mới - một giai đoạn phát triển quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại" (Nguồn: Nguyễn Mạnh Cầm tháng 10/2005)

Các sách đã xuất bản của các tác giả trong nước "Đôi mới hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam", nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2002 - Nguyễn Thanh Uẫn; “Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000", nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2002 Bài “Quan hệ song phương Việt - Nga: thực trạng và triển vọng” của Thạc sĩ Phạm Quỳnh Hương (số 1/2010) Bên cạnh đó còn có luận án, luận văn đã bảo vệ đề cập chủ đề này Ngoài ra còn có nhiều bài viết có liên

quan được đăng trên các báo, tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam A,

Tap chí nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, các báo Dân trí, báo Nhân

dân, báo Tuổi trẻ

Trang 6

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

các công trình nghiên cứu chưa đề cập một cách trực tiếp về quan hệ Việt

Nam - Liên Bang Nga trong giai đoạn 1991 - 2000 theo đường lối đối ngoại

của Đảng Cộng sản Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu tình hình quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga giai đoạn

1991 - 2000 theo đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm làm

rõ bản chất của mối quan hệ này

- Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong giai đoạn 1991 - 2000, bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm của công tác đối ngoại

3.2 NIiệm vụ nghiên cứu

- Với khoá luận này, trước tiên tôi phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực để làm rõ các nhân tô tác động đến quan hệ Việt nam - Liên Bang Nga

- Tiếp đó đi tìm hiểu khái quát tình hình Việt Nam và đường lối đổi

mới đối ngoại của Việt Nam

- Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2000 theo đường lối đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, văn hoá - giáo dục - khoa học kỹ thuật về những

thành tựu đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại

4 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga giai đoạn 1991 - 2000 theo đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

5 Kết cấu của khố luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khoá luận

gồm có 2 chương và 6 tiết:

Trang 8

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học PHAN NOI DUNG CHUONG 1 KHAI QUAT QUAN HE VIET NAM - LIEN XO TRUOC NAM 1991 1.1 Giai doan (1951- 1975)

Quan hệ Liên Bang Nga và Việt Nam đã có từ lâu, vào giữa thế kỷ XIX, khi tàu thuỷ của Nga cập cảng Sài Gòn Cách mạng tháng Mười thắng

lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người và ảnh hưởng trực tiếp đến

phong trào cách mạng Việt Nam Đi theo đường lối của chủ nghĩa Mác -

Lênin, của cách mạng tháng Mười, cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ

nước Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sức tiến hành các

hoạt động ngoại giao để các nước trên thế giới, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam Do chính sách ngoại giao khôn khéo của Hồ Chủ Tịch nên ngày 30/1/1950, Liên Xô đã tuyên bố công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Sự kiện này mở ra một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ ngoại giao của hai nước

Từ đó, quan hệ Xô - Việt ngày càng được củng cô và phát triển về tất cả

các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự, trên cơ sở nguyên

tắc Mác - Lênin và cả chủ nghĩa quốc tế vô sản Chính phủ và nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và

chống Mỹ cứu nước Liên Xô đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam một cách toàn

Trang 9

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

xe tai, trang bi y tế, công cụ máy móc, quặng sắt và các kim loại không chứa

sắt Từ năm 1953, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho đồng minh Việt Nam vũ khí và các trang bị quân sự Liên Xô đào tạo giúp Việt Nam những cán bộ quân sự có khả năng vận hành các vũ khí hiện đại Hợp tác quân sự giữa hai nước được sự chú ý của các nhà lãnh đạo ở Matxcova và Hà Nội

Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Liên Xô đã

đứng đầu danh sách những nước cung cấp viện trợ cho Việt Nam Theo một báo cáo của Bộ ngoại giao Nga (26/10/1965), từ năm 1962, Matxcơva đã cung cấp cho Hà Nội gần 200 triệu USD trang thiết bị quân sự kế cả máy bay

[8, tr.126] Tính chất của viện trợ kinh tế, quân sự của Liên Xô cho Việt Nam

chính thức được xác định vào năm 1965 Khối lượng hàng viện trợ của Liên Xô tăng đều đặn từ năm 1965 đến năm 1968 Đến năm 1968, viện trợ của Liên Xô đạt tỷ lệ 524 triệu rúp (582,2 triệu USD) chiếm khoảng 50% tổng số

viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam [8, tr.125] Trong đó viện trợ quân sự chiếm khoảng 2/3 tổng số viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (khoảng 357 triệu rúp tương đương 369,7 triệu USD) Nếu tính từ năm 1953 đến năm 1968 thì trị giá hàng quân sự Liên Xô viện trợ cho Việt Nam lên tới 1,1 tỷ rúp [8, tr.126] Liên Xô đào tạo cho Việt

Nam một đội ngũ cán bộ quân sự tài giỏi, có kinh nghiệm vận hành những vũ

khí do Liên Xô cung cấp Trong giai đoạn này, mỗi năm có hàng ngàn chiến sĩ và sĩ quan Việt Nam được đảo tạo tại các trường quân sự của Liên Xô Riêng năm 1966, theo một báo cáo của Đại sự quán Liên Xô, đã có 2600

người Việt Nam được gửi tới đào tạo tại Liên Xô để phục vụ cho ngành

Trang 10

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

hiệp nghị hỗ trợ phát triển kinh tế và quốc phòng [8, tr.405] Những viện trợ

to lớn của Liên Xô đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho Việt Nam

trở thành một đối tác và là vị trí tiền tiêu của Liên Xô ở Đông Nam Á Từ đó,

giúp Liên Xô xúc tiến mạnh mẽ một chính sách đối với khu vực Đông Nam A

Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, ngày 18 thang 7 nam 1955 Lién X6 và Việt Nam ký Hiệp định kinh tế - thương mại Xô - Việt , mở đầu cho quan hệ chính thức về hợp tác kinh tế giữa hai nước Trong 3 năm (1955 - 1957) trao đôi hàng hoá giữa hai nước đạt I 1,6 triệu rúp (theo hệ thống giá cả năm 1977) Phần lớn trong cán cân xuất nhập khẩu của Liên Xô sang Việt Nam là

máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu và các mặt hàng tiêu dùng công

nghiệp [12, tr.3] Ngày 12/3/1958, Hiệp định thương mại và hàng hải Liên Xô

- Việt Nam được ký kết Theo hiệp định này, hai bên quyết định giành cho

nhau chế độ nước được ưu đãi nhất trong lĩnh vực thương mại và hàng hải Khác với buôn bán thông thường, quan hệ thương mại Xô - Việt là quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, xuất phát từ nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản Liên Xô đã giành cho Việt Nam những ưu đãi trên nhiều mặt về cơ cấu mặt hàng, giá cả, thanh toán, giao nhận và vận tải, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, mở rộng xuất khẩu Góp phần khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên của Việt Nam Sau khi ký Hiệp định thương mại và hàng hải, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước ngày càng được đây

mạnh Trên cơ sở hiệp định này, hiệp định dài hạn đầu tiên về trao đổi hàng

Trang 11

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

Quan hệ trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục cũng được hai nước Xô - Việt quan tâm và ngày càng phát triển Nền văn hoá Nga có từ lịch sử lâu đời, nhưng thời kỳ văn hoá Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam chính là thời gian 7 thập kỷ tồn tại của nước Nga Xô Viết Tinh thần cách mạng, chủ nghĩa anh hing, tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa quốc tế trong văn học, nghệ thuật và

văn hoá Nga đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến văn hoá Việt Nam

Đặc biệt, sau khi Việt Nam và Liên Xô ký kết “Hiệp định trao đổi văn

hoá song phương” (1957), quan hệ hợp tác văn hoá Nga - Việt đã phát triển

rất hiệu quả Văn học, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh của Liên Xô đã tác

động, gây ảnh hưởng sâu xa trong văn hoá nghệ thuật Việt Nam Những diễn viên, đạo diễn, các nhà làm phim đầu tiên của Việt Nam đều do các chuyên gia Xô Viết đào tạo Nhà điện ảnh người Nga Karmen và Ibragimov là những

người đã quay các thước phim lịch sử đầu tiên về cuộc kháng chiến chống

Pháp của nhân dân Việt Nam, nhờ đó thế giới biết đến và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam

Ngoài ra, Liên Xô cũng đã giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo cán bộ

khoa học và công nhân kỹ thuật Năm 1951, Liên Xô đã nhận đào tạo cho

Việt Nam đoàn sinh viên đầu tiên là 21 người [3, tr.7] Các trường Đại học,

Cao Đắng, Viện nghiên cứu của Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo các nhà nghiên cứu, chuyên gia, kỹ thuật viên tay nghề cao, cán bộ quản lý nhà nước

và kinh tế,

Hợp tác Xô - Việt trên lĩnh vực khoa học - kỹ thuật đã cách đây nửa thế

kỷ Ngày 7/3/1959, Liên Xô và Việt Nam đã chính thức ký kết hiệp định về

hợp tác khoa học - kỹ thuật Từ đó, quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực này

ngày càng phát triển Thời gian đầu (1959 -1975), Liên Xô giúp đỡ Việt Nam

Trang 12

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

chuyên giao các tài liệu kỹ thuật, phụ tùng máy móc, gửi các chuyên gia sang giúp Việt Nam trong công tác khoa học - kỹ thuật và quản lý sản xuất

1.2 Giai đoạn (1975- 1986)

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tổ quốc hòa bình, thống

nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa

giành được thắng lợi vĩ đại Trong quan hệ với các nước, Đảng Cộng sản Việt

Nam cũng chủ trương củng cô và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan

hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam thống nhất, quan hệ Xô -

Việt phát triển lên một mức độ cao hơn, trở thành quan hệ đồng minh hợp tác

toàn diện Trong quan hệ với Việt Nam, Liên Xô luôn coi: hợp tác chặt chẽ

trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và kỹ thuật, phục vụ có hiệu quả cho việc

củng cổ các tiềm lực kinh tế quốc dân của hai nước, cho các nhiệm vụ lao động sáng tạo của nhân dân Xô Viết và Việt Nam là vấn đề có tính nguyên

tắc Về phía Việt Nam, Đại hội Đáng Cộng sản Việt Nam lần thứ V đã khẳng

định: “Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng

trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam” {4, tr.144]

Những quan điểm chiến lược này thấm nhuần trong toàn bộ quá trình lịch sử

hợp tác Xô - Việt Nhờ đó, suốt một thời gian dài, quan hệ giữa hai nước Liên

Xô và Việt Nam đã đạt được những kết qua to lớn trên tất cả các lĩnh vực

Từ năm 1978 Đảng Cộng sản Việt Nam đã điều chỉnh một số chủ

trương, chính sách trong đường lối đối ngoại Khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng diễn biến căng thắng, Đảng đã khẳng đinh: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô — coi quan hệ với

Trang 13

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

phức tạp; góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do, trung lập và ôn định; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Trên cơ sở đó, nhiều đoàn Đại biểu cấp cao của hai Đáng, hai Nhà nước Xô - Việt đã qua lại thăm viếng lẫn nhau Trong thời gian này, nhiều văn kiện, hiệp định được ký kết Ngày 3/11/1978, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác tại Matxcơva Hiệp ước quy định: “hai nước sẽ tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị đồn kết khơng gì lay chuyển được và sự giúp đỡ lẫn nhau trong tinh thần anh em, không ngừng phát triển quan hệ chính trị và hợp tác về mọi mặt, mở rộng sự hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật trên cơ sở cùng có lợi nhằm đây mạnh sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản Hiệp ước nhắn mạnh rằng: trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công, hai bên sẽ trao đôi với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng, có hiệu lực để đảm bảo hòa bình

va an ninh của hai nước” [25, tr.212] Cùng với Hiệp ước này, lực lượng hải quân Liên Xô tăng cường sự có mặt tại vịnh Cam Ranh và Biến Đông Việt

Nam trở thành một trọng điểm trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Xô

Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, quan hệ Xô - Việt bước vào

giai đoạn phát triển mới Nét đặc trưng của quan hệ Xô - Việt giai đoạn này là: mối quan hệ hợp tác toàn diện Ngày 30/10/1975, Hiệp định dài hạn thứ hai về trao đổi hàng hóa và trả tiền trong những năm 1976 - 1980 giữa Liên Xô và Việt Nam đã được ký kết Trong quá trình thực hiện Hiệp định này,

khối lượng hàng hóa trao đổi giữa Liên Xô và Việt Nam trị giá 2 tỷ 364 triệu

Trang 14

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

Trong giai đoạn này, quan hệ Liên Xô - Việt Nam trên lĩnh vực khoa

học - kỹ thuật cũng chuyên sang một giai đoạn mới Từ hình thức hợp tác một chiều chủ yếu là phía Liên xô giúp đỡ Việt Nam, chuyển sang hợp tác hai chiều phục vụ lợi ích chung của cả hai nước Ví dụ như, hai nước đã triển khai thực hiện chương trình hợp tác khoa học phối hợp dài hạn (1981 - 1985), ký kết 60 đề tài thuộc 23 lĩnh vực khác nhau, thu hút hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia của hàng chục viện nghiên cứu, viện thiết kế, trường đại học, trạm thí nghiệm của hai nước cùng tham gia Hàng năm, các chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam giúp đỡ kỹ thuật Viện khoa học Liên Xô giúp đỡ Việt Nam nhiều tài liệu khoa học, sách báo, Nhiều chuyên gia Việt Nam cũng đã sang Liên Xô nghiên cứu, học hỏi những thành tựu công nghệ tiên tiến Hai nước

Xô - Việt đã xây dựng được 72 chương trình về phát triển khoa học - kỹ thuật,

triển khai thành công kết quả nghiên cứu của chuyến bay vũ trụ quốc tế Xơ -

Việt (7/1980) Ngồi ra, Liên Xô còn giúp đỡ Việt Nam cá về vật chất lẫn

chuyên gia kỹ thuật để xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (trước đây là Viện nghiên cứu về khoa học, sau trở thành Viện khoa học Việt Nam), bệnh viện Việt - Xô, cầu Thăng long,

Nhìn chung, quan hệ Liên xô và Việt Nam giai đoạn này ngày càng

phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và đã

trải qua sự thách thức trong một thời gian dài là cơ sở để hai nước tăng cường

hợp tác trong mọi lĩnh vực, phục vụ lợi ích của cả hai dân tộc Đại hội lần thứ

V của Đảng xác định: “công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ

động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực

thù địch mưu toan chống phá nhà nước ta”

Trang 15

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

ngoại của Việt Nam Trong giai đoạn 1975 — 1986 Việt Nam xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa; củng cố tăng cường đoàn kết và hợp tác với Lào và Capuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nước đang phát triển

1.3 Giai đoạn (1986 - 1991)

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, vững chắc đi lên con đường Xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng

cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng mở ra thời kỳ phát triển mới trên con

đường phát triển

Đại hội đánh giá đúng tình hình đất nước, đã đề ra chủ trương đổi mới

Trong công cuộc đổi mới, Đại hội nhấn mạnh phải lay đổi mới kinh tế làm

trung tâm Thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh” sự phát triển kinh tế đòi

hỏi mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, công nghệ thị trường với nhiều nước đặc biệt là

Liên Xô Từ năm 1986, cùng với quá trình đổi mới kinh tế trong mỗi nước,

nâng cao vai trò của các đơn vị kinh tế cơ sở, quan hệ trực tiếp giữa các bạn

hàng của hai nước được khuyến khích phát triển Năm 1989 đã có 127 đơn vị

kinh tế của Việt Nam và Liên Xô ký kết hợp đồng quan hệ trao đổi hàng hóa

trực tiếp, trị giá 83 triệu rúp và 1,6 triệu USD Tuy nhiên, trên thực tế kết quả

thực hiện quan hệ này chưa cao Kim ngạch trao đối hàng hóa trực tiếp năm 1988 khoảng 10 triệu rúp, năm 1989: 30 triệu rúp Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các vướng mắc về thủ tục xuất khẩu, về chính sách,

chế độ quản lý, [22, tr.357 - 358] Tổng cộng từ năm 1986 đến năm 1990

trao đối hàng hóa giữa hai nước đạt: 7800 triệu rúp Ở những năm cuối thập

Trang 16

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

Nam (khoảng 50% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam [22, tr.356]

Nhìn chung, trong suốt thời gian quan hệ buôn bán Xô - Việt , Liên Xô

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

sang thị trường Liên Xô, cho hưởng chế độ ưu đãi nhất, giúp tố chức nguồn hàng, khai thác mọi tiềm năng của nền nông nghiệp nhiệt đới với nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú

Trong quan hệ kinh tế Xô - Việt, đạt được hiệu quả cao nhất là lĩnh vực

dầu khí và năng lượng điện Ngày 19/6/1981 (tại Matxcơva), xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập do việc ký Hiệp định giữa hai nước Việt Nam - Liên Xô Đến năm năm sau, ngày 26/6/1986, Vietsovpetro

khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hồ ở thềm lục địa Việt Nam, mở đầu

một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam Liên Xô còn giúp đỡ Việt Nam xây dựng các nhà máy điện: thủy điện Hòa Bình, Trị An, nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí

Trong những năm sau đó, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô đang được đôi mới phù hợp với lợi ích của nhân đân mỗi nước

Đại hội VII (6/1991), đã đề ra nhiệm vụ đối ngoại, thực hiện phương

châm “Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trên thế giới” Trước sau như một tăng cường đoàn kết và hợp tác với Liên Xô, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hợp tác Việt Nam và Liên Xô nhằm đáp ứng lợi ích của mỗi nước

Trang 17

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG 2

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA THEO ĐƯỜNG LOI ĐÓI NGOẠI CUA DANG CONG SAN VIET NAM (1991- 2000)

2.1 Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam — Liên Bang Nga 2.1.1 Bỗi cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á sau khi Liên Xô tan rã

Sau khi Liên Xô tan rã (12/1991), cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ không còn cơ sở để tồn tại Tương quan lực lượng thế giới và cơ cấu địa - chính trị toàn cầu bị đảo lộn Trên thế giới diễn ra những thay đổi phức

tạp

Trước hết, trên bình diện an nỉnh - chính trị, xu thế hòa dịu - hòa hoãn và hợp tác tỏ ra chiếm ưu thế hơn trong các quan hệ quốc tế, hình thành mối quan hệ hợp tác - liên kết mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú trọng mục tiêu phát triển Tuy vậy, những mâu thuẫn tiềm ấn về sắc tộc, tôn giáo trên thé giới lại bùng phát

Cùng với những biến đối về an ninh - chính trị, tình hình quốc tế trên

bình điện kinh tế cũng trở nên sôi động Dưới tác động của cuộc cách mạng

Khoa học và Công nghệ hiện đại, nền kinh tế thế giới đạt tốc độ và qui mô

thay đổi nhanh chóng chưa từng thấy

Quá trình quốc tế hóa về kinh tế thâm nhập vào mọi khu vực thế giới

làm nảy sinh xu thế nhất thể hóa toàn cầu — xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế

Mặt khác, tiến trình khu vực hoá cũng được thúc đây mạnh mẽ với sự hình

thành rất nhiều các tổ chức hợp tác, liên kết kinh tế - thương mại ở khắp các

châu lục

Bối cảnh quốc tế với các sự kiện trọng đại và phức tạp sau chiến tranh

Trang 18

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước Đông Nam Á đứng trước vận hội mới của tiến trình hợp tác, liên kết vì mục tiêu phát triển Sự cải thiện quan hệ giữa các

nước lớn sau chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông

Nam Á không chỉ phá bỏ bức tường vô hình ngăn cách giữa họ đo chiến tranh lạnh dựng lên, mà còn thúc đây bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước lớn

Những chuyên biến tích cực trong đời sống an ninh, chính trị và kinh tế của Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh đã khiến các nước lớn phải điều chỉnh

lại chính sách đối ngoại với khu vực này, nhằm củng cố và nâng cao ảnh

hưởng tại khu vực, tạo cơ sở hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của mỗi nước Tình hình đó ảnh hưởng đến quan hệ của Liên Bang Nga đối với Việt Nam

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới,

tiễn hành điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu nhằm xây dựng “trật tự thế giới”

mà Mỹ giữ vai trò lãnh đạo Trong quá trình điều chỉnh chiến lược toàn cầu,

Mỹ chú trọng hơn đến Châu Á - Thái Bình Dương

Đông Nam Á là bộ phận hữu cơ trong chính sách Châu Á - Thái Bình

Dương của Mỹ Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, những điều chỉnh chính sách của Mỹ ở đây ngày càng trở nên rõ ràng, cụ thể hơn nhằm tăng cường vai trò của Mỹ ở Đông Nam Á Về an ninh - chính trị, Mỹ tham gia mang tính chất xây dựng hơn vào việc thảo luận các vấn đề an ninh khu vực do ASEAN khởi xướng, Mỹ quay trở lại củng cố các quan hệ song phương Cái thiện quan hệ với các nước Đông Dương là một trong những hướng điều chỉnh chính sách quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á Tháng 12/1994, Mỹ bãi bỏ

lệnh cắm vận kinh tế với Việt Nam Đầu năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã lập văn phòng đại diện ở thủ đô mỗi nước Về kinh tế, Mỹ chú trọng mở rộng thị

Trang 19

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

hàng truyền thống Mỹ trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của các nước

ASEAN Ngày 13/7/2000, Mỹ và Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định kinh

tế - thương mại, bình thường hóa toàn diện quan hệ Việt - Mỹ

Như vậy, chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh đã

được điều chỉnh khá rõ nét Việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và

các nước Đông Dương tạo điều kiện cho Mỹ mở rộng ảnh hưởng trên tồn khu vực Đơng Nam Á

Trong số các nước lớn, chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh được điều chỉnh sớm nhất và rõ nét nhất Hướng điều chỉnh nỗi bật trong chính sách của Nhật Bản với khu vực là tăng cường vai trò chính trị cho tương xứng với lĩnh vực kinh tế Sự điều chỉnh chính sách của

Nhật Bản tương đối toàn diện với học thuyết Miadaoa được công bố nhân

chuyến thăm các nước ASEAN của thủ tướng Miadaoa (1/1993) và học

thuyết Hisamôtô với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam (1/1997)

Nhìn chung, sự điều chỉnh chính sách thường xuyên của Nhật Bản ở Đông Nam Á trong những năm gần đây cho thấy những nỗ lực to lớn của Nhật trong quyết tâm phát huy ảnh hưởng hàng đầu ở khu vực

Trung Quốc là một nước lớn, cũng tiến hành điều chỉnh chính sách với

Đông Nam A nhằm khống chế khu vực trong tầm ảnh hưởng của mình Một

trong những biểu hiện cụ thể của việc điều chỉnh trong chính sách của Trung

Quốc là tìm cách cải thiện quan hệ với các nước khu vực Năm 1990, Trung Quốc đã góp phần khai thông Campuchia, đồng thời bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Inđônêxia và Xingapo Năm 1991, bình thường hóa quan hệ với Brunây và Việt Nam

Trang 20

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nam - EU được đánh dấu bằng sự kiện ký kết Hiệp định hợp tác giữa Việt

Nam - EU (7/1995) Sự kiện này mở ra triển vọng thúc đây quan hệ nhiều mặt giữa hai bên

Như vậy, bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh có nhiều

thay đôi cùng với sự điều chỉnh chính sách cúa các nước lớn nhằm tạo ảnh hưởng mạnh ở khu vực Đông Nam Á đã tác động lớn đến quan hệ Liên Bang Nga và Việt Nam từ năm 1991 — 2000

2.1.2 Sự ra đời và điều chính định hướng dỗi ngoại cúa Liên Bang Nga Tháng 8/1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goocbachôp nỗ ra

nhưng thất bại Sau đó, Goocbachôp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng

Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng Ngày 21/12/1991, những người lãnh đạo I1 nước cộng hòa trong Liên bang ký Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã Ngày 25/12/1991, Goocbachôp từ chức Tổng thống, đánh dấu

sự chấm đứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô và thừa hưởng phần lớn tiềm lực kinh tế, quân sự của Liên Xô Hiện nay, Nga có dân số khoảng trên 150 triệu

người, với diện tích: 17,I triệu km” trải rộng trên hai lục dia Au - A (1/3 nam

ở Châu Âu và 2/3 nằm ở Châu Á) [2, tr.26] Tuy nhiên, nước Nga bước ra vũ đài quốc tế với muôn vàn khó khăn về tất cả các mặt

Về kinh tế, kế thừa nền kinh tế Liên xô thời kỳ cải tổ, kinh tế Nga tiếp

Trang 21

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

Về chính trị - xã hội trong nội bộ cuộc đấu tranh giành chính quyền

giữa các phe phái, các lực lượng chính trị, trong xã hội Nga có nhiều vấn đề bức xúc: tham nhũng, buôn lậu, ma túy, khủng bố gia tăng,

Đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, mặc dù có nhiều khó khăn,

song về cơ bản tình hình kinh tế, chính trị, xã hội dần đi vào ổn định Về kinh

tế, năm 2000 Nga đạt được thành tựu vượt bậc, GDP tăng trên 7%, sản xuất

công nghiệp tăng hơn 10%, nông nghiệp tăng 4%, vốn đầu tư tăng 9%, ngoại

tệ tăng 2 lần, đạt 28 tỷ USD, [17, tr.5] Xã hội nước Nga dan đi vào én định,

đời sông của nhân dân được cải thiện

Những năm đầu sau khi trở thành một nước độc lập, chính sách đối ngoại của Nga về cơ bản vẫn tồn tại trên nền tảng tư duy đối ngoại của Liên Xô thời kỳ cải tổ (1985 - 1991): "thân Phương Tây", coi nhẹ Phương Đông nói chung, Đông Nam Á nói riêng trong đó có Việt Nam Sở dĩ như vậy vì các

nhà lãnh đạo của Nga, đứng đầu là B.Elxin lên nắm quyền đều nhờ hậu thuẫn

của Phương Tây Hơn nữa, khi vừa trở thành nước độc lập Nga phái đối mặt

với nhiều khó khăn, đặc biệt khó khăn về kinh tế Thực hiện đường lối “thân

Phương Tây”, Nga hi vọng được Phương Tây ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế Nhưng thực tế chính sách đối ngoại này không mang lại kết quả như mong đợi Về chính trị, Nga bị Phương Tây khống chế Trong lĩnh vực kinh tế, Phương Tây viện trợ cho Nga kèm theo nhiều điều kiện hà khắc làm cho nền kinh tế Nga chẳng những không tăng lên mà ngày càng sa sút Trước tình hình đó, những người lãnh đạo Nga buộc phải xét lại đường lối đối ngoại của mình

Trang 22

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

muốn Việt Nam trở thành đầu cầu nối để Nga đi vào khu vực Đông Nam Á, tiếp cận các nước ASEAN Điều này được thể hiện rõ qua việc hàng loạt các đoàn đại biểu cấp cao Liên Bang Nga sang thăm chính thức Việt Nam Từ đó kinh tế Nga có điều kiện phục hồi và phát triển Đặc biệt sau khi V.Putin lên làm tổng thống (3/2000), Nga thi hành chính sách ngoại giao tích cực có kế thừa và điều chỉnh theo hướng cân bằng Đông - Tây hơn, tiếp tục coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Như vậy, đường lối đối ngoại của Liên Bang Nga từ năm 1991 — 2000

chia làm hai thời kỳ Giai đoạn từ năm 1991 — 1993, Nga thực hiện đường lối

đối ngoại “thân Phương Tây” nên đã lăng quên các quan hệ đồng minh truyền thống Giai đoạn từ năm 1994 — 2000 Nga đã điều chỉnh đường lối đối ngoại theo hướng “cân bằng Đông — Tây”, đây mạnh quan hệ đối tác truyền thống,

trong đó có Việt Nam Đường lối đối ngoại đó đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ

Liên Bang Nga - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000

2.2 Tình hình Việt Nam và đường lối đối ngoại đỗi mới của Việt Nam

2.2.1 Tình hình Việt Nam

Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản

Việt Nam bắt đầu sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Xã hội chủ nghĩa trên phạm

vi cả nước Do tâm lý chủ quan nóng vội, duy ý chí, Đảng đã mắc phải một số sai lầm trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Với những nhận thức sai lầm đó nên Đảng đã tiếp tục duy trì mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp trong khi mô hình này vốn đã trở nên lỗi thời và lạc hậu Hậu quả là đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn

Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới với thái độ

Trang 23

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

lần thứ VI (tháng 12 /1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước Trong quá

trình thực hiện đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương lấy đối mới kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời coi trọng đôi mới chính trị, xã hội văn hóa với những bước đi và hình thức thích hợp Sau một thời gian tiến hành đối

mới, đến năm 1991 Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kẻ Tốc độ

tăng trưởng bình quân năm của tông sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1986 — 1990 đạt 3,9%; trong đó công nghiệp tăng 5,9%; nông nghiệp 3,6% [11,

tr.13] Trong thời kỳ năm 1991 - 1995, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt

Nam là 8§,I§%/năm; trong đó công nghiệp tăng 12%; nông nghiệp tăng

4,09%; dịch vụ tăng 8,6% năm 1996 - 2000, GDP bình quân là 6,94%/năm;

trong đó công nghiệp tăng 10%; nông nghiệp tăng 4,35; dịch vụ tăng 5,75% [20, tr.7] Từ nước phải nhập khẩu lương thực mỗi năm trên dưới I triệu tấn, đến năm 1989 Việt Nam đã xuất khâu được 1.4 triệu tan gạo, đứng thứ ba trên

thé giới Năm 2000 xuất khẩu lên tới 4 triệu tan và trở thành nước xuất khẩu

gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan [11, tr.12] Nhìn chung đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục, đã gấp 2,07 lần năm 1990 [20, tr.6] Việt Nam đứng vào hàng các nước trong khu vực có nền kinh tế tăng trưởng cao của thập niên 90 thế kỷ XX

Như vậy, Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2000 Việt Nam đã tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới thành công, kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ làm cho bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân chuyền biến tích cực Giáo dục - Dao tao tăng trưởng về chất lượng, quy mô và cơ sở vật chất Trình độ dân trí

và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, Văn hoá - Xã hội tiến bộ, đời

sống của nhân dân được cải thiện Tình hình Chính trị - Xã hội cơ bản ổn

định, Quốc phòng - An ninh được giữ vững Sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường Địa vị, uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc

Trang 24

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam vẫn còn nhiều yếu

kém cần khắc phục Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống còn rất nghiêm trọng

2.2.2 Đường lỗi đối mới đỗi ngoại của Việt Nam

Đổi mới chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại là một quá trình liên tục Trong những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn Ở trong nước chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế -

xã hội trầm trọng, kéo dài Về đối ngoại, Việt Nam phải đương đầu với tình

trạng bị cô lập về chính trị, cắm vận về kinh tế Trong khi đó, trên thế giới,

cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra như vũ bão, xu thế khu vực hóa,

toàn cầu hóa nối lên, đặt ra những cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia, mà Việt Nam nằm trong số đó Xu thế chung của thời đại đã đặt Đảng và nhân dân Việt Nam trước một nhiệm vụ khó khăn nhưng mang tính tất yếu: phải đổi mới Và một trong những nội dung quan trọng nhất của nhiệm vụ này

chính là đổi mới đường lối đối ngoại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã nêu ra quan điểm: Thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá,

đa phương hoá Đáng chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa

Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khoá VI (5/1988) đề ra phương châm đối ngoại: “thêm bạn, bớt thu”, khang dinh mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập

trung sức xây dựng và phát triển kinh tế Nghị quyết này đánh dấu sự đổi mới

tư duy quan hệ quốc tế và chuyến hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của

Trang 25

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã cụ thể hóa phương châm “thêm bạn, bớt thù” bằng chủ trương "hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác

nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình", với phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phân đấu vì

hoà bình, độc lập và phát triển" [ 6, tr.146-147]

Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể Với

Lào và Campuchia, ta thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tỉnh thần bình đẳng Với Trung Quốc, Đảng chủ trương thúc đây bình thường hoá quan hệ, từng bước mở rộng hợp tác Việt - Trung Trong quan hệ với khu vực, chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam

Á và Châu Á - Thái Bình Dương Đối với Hoa Kỳ, Đại hội nhắn mạnh yêu

cầu thúc đây quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Sau khi

Liên Xô sụp đồ (12/1991), cục điện thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, đã

đặt nước ta trước những thách thức mới cam go Tuy nhiên những kết quả bước đầu trong việc triển khai chính sách đối ngoại mới đã tạo tiền đề để Đảng đưa ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế với tinh thần “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá VII (6/1992) bàn về chính sách đối ngoại nhân

Trang 26

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

trường, hạn chế đến mức tối thiểu những mặt tiêu cực phát sinh trong quá

trình mở cửa

Đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) và Đại hội IX (4/2000)

khẳng định "tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tỉnh thần “Việt Nam

sẵn sàng làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” hợp tác nhiều mặt, đa phương và song phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh

chấp bằng thương lượng" [7, tr.120] Đồng thời chủ trương “xây đựng nền

kinh tế mở” và “đây nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”

Trong chính sách đối ngoại, Đảng xác định: tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong tổ chức ASEAN, củng cố quan hệ với các nước bạn truyền thống, trong đó có Liên Bang Nga, các nước Liên Xô cũ và Đông Âu Riêng với Liên Bang Nga, Đảng chủ trương: coi quan hệ đó là một trong những hướng ưu tiên Việt Nam muốn khai thác tốt mọi điều kiện trong quan

hệ đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để đây mạnh công cuộc đổi

mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12/1997), chỉ rõ trên cơ sở phát

huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên

ngoài Nghị quyết đề ra chủ trương tiến hành khân trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Trang 27

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

Có thê nói, Đường lối đối ngoại đổi mới của Việt Nam nói chung va định hướng đối ngoại với Liên Bang Nga nói riêng được nêu lên trong các

Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI,VII,VIII và những nghị quyết

Trung ương khác đã thể hiện một bước chuyên biến căn bản trong hoạt động

đối ngoại của Việt Nam Nhờ có đường lối đối ngoại đổi mới, rộng mở đó,

Việt Nam vẫn tiếp tục duy tri và đây mạnh quan hệ với Liên Bang Nga

Như vậy,quan hệ Việt - Xô trước năm 1991 đã phát triển toàn điện và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Những thành tựu mà quan hệ Xô - Việt đạt được là nền tảng, là cơ sở vững chắc trong quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam (1991 - 2000)

2.3 Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga 1991 - 2000 theo đường lối đối

ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.3.1 Trên lĩnh vực Chính Trị - An nình

* Quan hệ Liên Bang Nga - Viét Nam (1991 - 1993)

Sau khi Liên Bang Nga trở thành một nước độc lập (12/1991), những

người đứng đầu nhà nước thực hiện đường lối "thân Phương Tây", nên đã lãng quên các đối tác đồng minh truyền thống, trong đó có Việt Nam Trên

lĩnh vực chính trị, từ năm 1991 - 1993 không có bất kỳ một cuộc tiếp xúc cao

cấp nào giữa hai nước Trên lĩnh vực an ninh quan hệ giữa Liên Bang Nga và Việt Nam có sự hang hut rất lớn so với trước Từ năm 1989, quan hệ quân sự giữa hai bên giảm sút, Nga cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam và giảm dần sự có mặt ở Cam Ranh Tuy nhiên trong thời kỳ này giữa hai nước vẫn còn có những cuộc tiếp xúc, viếng thăm lẫn nhau Tháng 7 năm 1992, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Đức Lương sang thăm Liên Bang Nga nhằm nối lại và thúc

đây sự hợp tác trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, Tại

Trang 28

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

thê ký kết được Hiệp định cụ thể Mặc dù vậy, hai bên đã nhất trí thành lập

Uỷ ban Liên Chính Phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học kỹ thuật Cuối tháng 7 năm 1992 Phó thủ tướng Nga V.A.Makharatde sang Việt Nam

để tham dự khoá họp đầu tiên của Uỷ ban Liên Chính Phủ đã khăng định:

Liên Bang Nga không từ bỏ lợi ích của mình trong quan hệ với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nước có quan hệ truyền thống lâu đời Tháng 10 năm 1993, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm sang thăm Nga Tại các cuộc tiếp xúc và hội đàm, phía Nga khẳng định chủ trương tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ truyền thống Nga - Việt Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ: Việt Nam luôn coi trọng giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống với Liên Bang Nga trên cơ Sở mdi

Nhìn chung, quan hệ Việt - Nga trên lĩnh vực Chính trị - An ninh từ

năm 1991 - 1993 có sự hãng hụt rất lớn so với thời kỳ trước Tuy nhiên càng về cuối càng ghi nhận những có gắng từ cả hai phía nhằm đưa quan hệ Nga - Việt ra khỏi tình trạng trì trệ

* Quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam (1994 - 2000)

Từ năm 1994, chính sách đối ngoại của Nga ngày càng quan tâm tới

khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á, với sự có mặt

của Việt Nam Nga cho rằng: đây mạnh quan hệ với Việt Nam sẽ tạo điều

kiện cho họ tăng cường vi thế chiến lược ở Đông Nam Á, nhất là sau khi Việt

Nam gia nhập tổ chức ASEAN Việt Nam xem quan hệ với Nga là một "tiềm

tàng" trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng

của mình

Trang 29

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

bên đã thắng thắn nhìn nhận về sự ngừng trệ của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và bày tỏ những nỗ lực cao nhất để cải thiện tình trạng đó Hai nước đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản quan hệ Liên Bang Nga và Việt Nam (16/6/1994) Nội dung khẳng định: hai nước tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi Cũng trong năm 1994, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Thượng tướng Đào Đình Luyện dẫn đầu sang thăm Liên Bang Nga Hai bên Nga - Việt đã hội đàm và thông báo cho nhau về tình hình quân đội mỗi nước, nhất trí giúp đỡ nhau trong lĩnh vực đào tào chuyên gia quân sự, xây dựng lực lượng quốc phòng

Hàng loạt các cuộc viếng thăm của các đoàn ngoại giao Nga tới Việt Nam đã thê hiện sự quan tâm ngày càng nhiều của Nga tới Việt Nam.Tháng

2/1997, Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga G.Xêlêdđơnhop dẫn đầu đoàn đại biểu

viện Đuma Quốc gia Nga sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam nhằm xác lập và củng cố mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đoàn đại biểu cấp Nhà nước Chuyến thăm đánh dấu bước phát triển mới trong sự tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa

hai nước

Trang 30

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

Việt là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga [21 tr.1]

Bước sang năm 1998, quan hệ tiếp tục được tăng cường Tháng 8/1998, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương thăm Liên Bang Nga Trong bài phát biểu chào mừng, Tổng thống B.Elxin khẳng định: Liên Bang Nga luôn

luôn coi trọng các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam và phía Việt

Nam, Chủ tịch Trần Đức Lương khẳng định: Việt Nam trước sau như một coi việc củng có và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác

nhiều mặt với Liên Bang Nga trên cơ sở lâu dài và ổn định là một hướng ưu

tiên trong chính sách đối ngoại của mình Đó là định hướng có tính chiến lược nhất quán và lâu dài của Việt Nam [15, tr.7] Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của hai nước đã nêu lên tình hình và triển vọng của việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương, cũng như các vẫn đề quốc tế quan trọng Như vậy, tuyên bố chung Việt - Nga một lần nữa được khẳng định nguyên tắc của quan

hệ Nga - Việt là bình đăng, cùng có lợi Tuyên bố chung Việt Nam - Liên

Bang Nga góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt đã đặt nền móng vững chắc và định hướng cho quan hệ hai nước bước vào thế kỷ XXI

Trang 31

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

hai nước Nga - Việt trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng mang lại hiệu quả thiết thực, bảo vệ an ninh quốc gia và hồ bình, ơn định ở khu vực nói riêng,

thé giới nói chung

Trong định hướng đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với Liên Bang Nga được coi là một trong những hướng ưu tiên chiến lược Chuyến thăm chính thức Liên Bang Nga của Thủ tướng Phan Văn Khải (10 - 14/9/2000) nhằm khẳng định định hướng đó Phát biểu của Tổng thống V.Putin trong cuộc tiếp Thủ tướng Phan Văn Khải (12/2000) đã nhắn mạnh: đối với Nga mối quan hệ Nga - Việt vẫn là quan hệ đối tác truyền thống, chiến lược vững bền cho đù có những biến đổi trong tình hình thế giới và mỗi nước Còn Thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố: Việt Nam luôn coi mối quan hệ với Nga là một trong những hướng ưu tiên chiến lược lâu dài trong đường lối đối ngoại của Việt

Nam [16, tr.5] Trong chuyén thăm này, hai nước đã ký kết được một loạt

hiệp định quan trọng trên tất cả các lĩnh vực Đó là cơ sở để tăng cường hơn nữa việc thúc đây quan hệ giữa hai nước

Nhìn chung, quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam (1991 - 2000) trên lĩnh vực chính trị - an ninh sau thời gian đầu gián đoạn đã dần dần được khắc phục và ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Những thắng lợi đạt được trên lĩnh vực Chính trị - An ninh trong thời gian 1991 - 2000 đã đưa đến kết quả hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên Bang Nga (3/2001) Tuyên bố chung khắng định quyết tâm củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt giữa Liên Bang Nga - Việt Nam trong thế kỷ XXI trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược Điều 1, 2, 3 và 8 của Tuyên bố chung nêu rõ:

Trang 32

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

25/8/1998 và các văn kiện song phương khác đã ký giữa Việt Nam - Liên Bang Nga, là cở sở vững chắc để phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,

bình đẳng và cùng có lợi"

Như vậy, Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược (3/2001) là một văn kiện quan trọng chính thức khẳng định tính chất mới của quan hệ Nga - Việt: đối tác chiến lược trên cở sở bình đẳng và cùng có lợi Những thành tựu

đạt được trên lĩnh vực Chính trị - An ninh trong thời gian từ năm 1991 - 2000

có tác dụng quan trọng mở đường cho các lĩnh vực quan hệ khác phát triển 2.3.2 Trên lĩnh vực Kinh tế - Thương mại

* Quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam (1991 - 1993)

Ngay từ năm 1991, Liên Bang Nga và Việt Nam đã thống nhất quyết

định việc buôn bán giữa hai nước được thực hiện trên cở sở giá cả thế gidi va

bằng ngoại tệ có thể chuyên đổi thay cho những nguyên tắc đã được xác định trên cở sở các nguyên tắc của khối SEV trước kia Nga tiếp tục nhập khẩu nông sản, thực phâm và hàng tiêu dùng của Việt Nam, đồng thời tiếp tục cung cấp cho Việt Nam xăng dầu, thép, bông và một số sản phẩm hàng hoá đặc biệt Nga giúp Việt Nam hoàn chỉnh nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và một số công trình khác, Công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng là một biểu tượng mẫu mực về tình hữu nghị và mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc Một số các công trình công nghiệp khác do nhiều lý do khách quan đã không thể thực hiện được

Liên Bang Nga hạn chế cung cấp các mặt hàng thiết yếu như các loại nguyên - nhiên liệu, vật liệu, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế cho các cơ

Trang 33

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

mặt với những khó khăn rất lớn, vì các hàng hố này vốn ln chiếm hơn

50% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Mặt khác, các mặt hàng xuất khâu truyền thống của Việt Nam sang thị trường Liên Xô như rau quả, thực phẩm, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ đã bị thu hẹp mạnh trên thị trường Nga Ví dụ như, ngành may mặc của Việt Nam hàng năm vẫn xuất sang thị trường Liên Xô 7- 8 triệu sản phẩm Sau khi Liên xô tan rã, ngành này bị ứ đọng khối lượng sản phẩm khoảng 10 triệu USD, từ đó kéo theo hậu quả tiêu cực vê công ăn việc làm

Liên Bang Nga giảm sự có mặt ở Việt Nam thông qua việc rút chuyên

gia, kỹ thuật viên đang làm việc trên nhiều lĩnh vực Ví dụ, tháng 12 năm

1991, lần đầu tiên Việt Nam cử ông Ngô Thường San - người Việt Nam làm

Tống giám đốc mới của xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro thay cho Tổng giám đốc cũ là người Nga đã về nước Hai bên Nga - Việt còn phải giải quyết van dé gay can trong hop tac lao động Vì người Việt Nam làm việc tại Nga theo Hiệp định hợp tác lao động ký tháng 4/1981 (có hiệu lực 6 năm) phải về nước trước thời hạn Vấn đề nợ giữa Việt Nam và Nga do nhiều bất đồng nên chưa được giải quyết Trong quan hệ thanh toán vì chưa có cơ chế thanh toán cụ thể và thiếu ngoại tệ nên quan hệ giữa hai nước chủ yếu thực hiện thông qua hình thức hàng đổi hàng Nhiều đơn vị kinh tế đã ký kết được hợp đồng đổi hàng mà theo tính toán thấy có lợi cho cả hai bên, nhưng lại

không thực hiện được do việc vận chuyến, hoặc do chính sách của Liên Bang

Nga thay đổi Hệ quả của tình trạng này là sự giảm sút rất lớn các liên hệ kinh tế vốn có bề dày truyền thống mà hai bên đã được kế thừa

Đến tháng 7 năm 1992 Liên Bang Nga và Việt Nam đã ký kết được biên bản hợp tác kinh tế - thương mại Đồng thời, một Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại được thành lập Các thanh toán hàng hoá của

Trang 34

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

chủ yếu dưới dạng ngoại tệ có thể chuyển đổi tự do Một hiệp định liên Chính

phủ về trao đôi hàng trong năm 1992 với tổng giá trị 850 triệu USD đã được

ký kết Một loạt các văn bán về đảm bảo vốn đầu tư và hợp tác liên doanh đã

được soạn thảo

Như vậy, việc hai nước Nga - Việt ký kết được biên bản về hợp tác kinh

tế -thương mại (7/1992) đã tạo cơ sở pháp lý dé khai thông quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Chú trọng hình thức làm ăn trực tiếp giữa cơ sở với cơ sở, giữa các địa phương với các địa phương, giữa vùng với vùng

Năm 1993, hai bên Nga - Việt thoả thuận chỉ xác định danh mục định hướng hàng hoá trao đối, còn khối lượng cụ thể là do các công ty tự xác định với nhau Tháng 5 năm 1993, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga LU.Fiarơp dẫn đầu đồn đại biểu kinh tế Chính phủ Liên Bang Nga sang thăm Việt Nam và cho rằng: tuy còn một số vấn đề cần trao đổi, nhưng với sự nỗ lực của đôi bên, nhất đinh quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa Liên Bang Nga - Việt Nam sẽ phát triển Ơng I.U.Fiarơp nhắn mạnh: Liên Bang Nga sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp giữa hai nước ngày càng có hiệu quả như mong muốn Trong địp này, Liên Bang Nga - Việt Nam

đã ký với nhau một số hiệp định về hàng không, hàng hải, tránh đánh thuế hai

lần, thoả thuận sớm giải quyết vấn đề cắm hạn ngạch giấy phép, phương thức thanh toán Liên Bang Nga cũng đồng ý xem xét khả năng thuế nhập khâu, áp

dụng chế độ ưu đãi với Việt Nam như các nước đang chậm phát triển, tiếp tục

mối quan hệ kinh tế - thương mại bình đắng và cùng có lợi phù hợp với tình

Trang 35

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

Nhìn chung, nhờ sự cố gắng từ hai phía, nên quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có được những tiến triển bước đầu Hoạt động thương

mại giữa hai nước tăng từ 74 triệu USD năm 1991 lên 204,9 triệu USD năm

1992 và 260 triệu USD năm 1993 [18, tr.2] Nhưng cũng phải thừa nhận rằng quan hệ kinh tế giữa hai nước thời kỳ 1991 - 1993 còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước

* Quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam (1994 - 2000)

Bước sang năm 1994, quan hệ kinh tế - thương mại cũng có những khởi sắc mới Sự kiện quan trọng chính thức đánh dấu quan hệ kinh tế - thương mại Nga - Việt chuyển sang thời kỳ mới là việc hai nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị (16/6/1994) Hiệp ước

(6/1994) đã đỡ bỏ được cán trở pháp lý chủ yếu vốn kìm hãm quan hệ hai

nước, mở đường cho quan hệ Nga - Việt phát triển, nhất là trên lĩnh vực kinh

tế - thương mại (tạo những điều kiện pháp lý, tài chính, kinh tế thuận lợi)

Năm 1994, đánh dấu một bước tiến quan trọng của quan hệ kinh tế Liên Bang Nga - Việt Nam trên lĩnh vực liên doanh sản xuất dầu khí Trong năm nay, Vietsovpetro khai thác được gần 7 triệu tan dau thô từ mỏ Bạch Hồ, đưa tổng sản lượng dầu đã khai thác lên trên 25 triệu tấn [9, tr.45] Cũng trong

năm 1994, hai mỏ Rồng và Đại Hùng đã đi vào khai thác Như vậy, lần đầu tiên đầu khí Việt Nam đã thoát khỏi thế "độc mỏ" và còn tăng thêm dầu, khí

moi

Năm 1994, quan hệ thương mại giữa hai nước cũng đã vượt ra khỏi tình trạng trì trệ và đạt được một số kết quả ban đầu Kim ngạch mậu dịch Nga -

Việt năm 1994 đạt 378,9 triệu USD, gần gấp đôi so với mức 204,9 triệu USD

năm 1992 [18, tr.2]

Trên lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 1995, Nga có 36 dự án đang thực

Trang 36

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

100% vốn của Nga, hai hợp đồng thoả thuận kinh doanh chung Số đầu tư của

Nga vào Hà Nội là 35 triệu USD Năm 1995, Liên Bang Nga đứng thứ 20 trong số các nước và vùng lãnh thô đầu tư vào Việt Nam [22, tr.364] Các nhà đầu tư Nga chú ý đến khai thác và chế biến hải sản, cơng nghiệp nhẹ, hố chất, thực phẩm, vận tải, chế tạo máy, sản xuất cao su tự nhiên, xí nghiệp liên

doanh chế biến cá và vận tải biển

và quan hệ thương mại, năm 1995 chỉ số trao đổi mậu dịch hai chiều

Nga - Việt đạt 446,2 triệu USD Năm 1996, do bị cắt giảm một số hàng hoá

đặc biệt, nên kim ngạch mậu dịch hai nước giảm xuống còn 280 triệu USD,

chỉ chiếm 0,25% kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga và gần 2% kim ngạch

xuất nhập khẩu của Việt Nam [18, tr.2] Sang năm 1997, kinh tế Liên Bang

Nga có sự khởi sắc tốt đẹp Những thành tựu trong cải cách kinh tế đã tạo điều kiện để Liên Bang Nga đi ra thị trường quốc tế mới và giữ gìn vị trí của mình ở nhiều thị trường truyền thống, trong đó có Việt Nam Về phía Việt

Nam, công cuộc đổi mới tiếp tục được tiến hành thắng lợi đã tạo điều kiện

cho Việt Nam đây mạnh quan hệ với bên ngoài, trong đó có Liên Bang Nga Tại khoá họp lần thứ V Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học kỹ thuật (9/1997), hai bên Nga - Việt đã thoả thuận một loạt hướng ưu tiên trong hợp tác Liên Bang Nga thoả thuận tiếp tục đây mạnh việc cung cấp cho Việt Nam theo con đường của Tổng công ty xuất nhập

khẩu kỹ thuật công nghiệp các thiết bị cho nhà máy thuỷ điện Yaly, các phụ

tùng thay thế cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại Ngoài ra, phía Nga nêu ra các

dự án hợp tác đầu tư mới vào nhiều lĩnh vực như thuỷ điện Sơn La, Hàm

Thuận - Đa Mi, sông Hinh, Plâycu, thành lập xí nghiệp liên đoanh lap rap ô tô

"Kamaz",

Tuyên bố giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và

Trang 37

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

mại và khoa học - kỹ thuật (24/11/1997) khang định: tiếp tục phát triển hợp

tác trên lĩnh vực công nghiệp dầu khí, năng lượng, khai thác tài nguyên, cơ khí, luyện kim, điện tử Trong đó, hợp tác về lĩnh vực năng lượng và nhiên liệu là một trong những hướng được ưu tiên Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác các ngành công nghiệp nhẹ, cơng nghiệp hố chất, vi sinh và dược phẩm, nông nghiệp và chế biến lâm sản, đánh cá và chế biến hải sản, giao thông vận tải, bưu điện, hàng không, xây dựng [14, tr.7]

Tuyên bố chung Việt Nam - Liên Bang Nga (25/8/1998) cho rằng, có những khả năng thực tế để tăng đáng kể khối lượng kim ngạch ngoại thương giữa hai nước, cũng như mở rộng sự hợp tác song phương Trong năm 1998, Liên Bang Nga - Việt Nam đã ký kết thoả thuận chung giữa hai Ngân hàng Nga và Việt Nam, xác lập quan hệ giữa các Ngân hàng Thương mại, hỗ trợ cho việc thanh tốn bn bán giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả việc thu hút sự tham gia của Ngân hàng bên thứ ba, tạo điều kiện cho nhà doanh nghiệp Việt nam tiếp tục giữ mối quan hệ làm ăn với Nga, đồng thời thiết lập cơ chế thanh toán phủ hợp với cơ chế thị trường

Năm 1999, Liên Bang Nga và Việt Nam đã thoả thuận ký hợp đồng chung về khai thác số lô 17 và 093 Phía Nga đề nghị Việt Nam chuyên nhượng quyền khai thác tại một số mỏ PetroVietnam và tập đoàn "Zarubejneftt" đã ký đồng ý chuyên nhượng khai thác mỏ Đại Hùng sau khi công ty Petronas của Malaixia ngừng khai thác Hai bên cũng đã đạt được một số bước tiến cụ thé trong qua trình đàm phán về hợp tác thăm đò và khai thác

dầu khí và khí đốt trên Vịnh Bắc Bộ ở lô 112 nằm cách bờ biển Thuận An

Trang 38

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp dai hoc

Năm 2000, tình hình nước Nga có sự én định về mọi mặt, do đó tạo

điều kiện cho quan hệ kinh tế - thương mại Liên Bang Nga - Việt Nam có

bước phát triển mới Chỉ tính riêng từ năm 1996 đến năm 2000 doanh thu do sản xuất dầu thô đã đạt trên 10 ti USD, trong đó nộp ngân sách nhà nước Việt Nam 5,5 ti USD Nam 2000, Vietsovpetro khai thác trên 3 mỏ (mỏ Bạch Hỗ,

mỏ Rồng, mỏ Đại Hùng) ở thềm lục địa Việt Nam đạt 13 triệu tấn dầu thô,

chiếm 80% số lần khai thác dầu chung của toàn ngành dầu khí Việt Nam Sản lượng dầu khí được tăng nhanh qua từng năm Riêng trong giai đoạn 1991 - 2000, tốc độ khai thác tăng trưởng trung bình đạt 14%/năm Tổng doanh thu từ bán dầu thô trong 15 năm (1986 - 2001) đạt 15 tỷ USD Trong đó nộp vào

Ngân sách Nhà nước Việt Nam 8,25 tỷ USD, lợi nhuận phía Nga là 2,4 tỷ

USD [23, tr.13]

Trong lĩnh vực điện năng, Liên Bang Nga và Việt Nam tiếp tục hợp tác có hiệu qua Tháng 5/2000, tổ máy số 1 của nhà máy thuỷ điện Yaly đã chính

thức phát điện Đến tháng 12/2001, cả 4 tổ máy đã hoà đồng bộ vào lưới điện

quốc gia Việt Nam Nhà máy thuỷ điện Yaly hoàn thành giải quyết yêu cầu cấp thiết về điện năng, cung cấp trên 10% sản lượng điện hàng năm cho hệ thống điện quốc gia Việt Nam [10, tr.11] Phía Nga cũng đã giao thiết bị và phụ tùng cho công trình nhà máy thuỷ điện Đamy với công suất 170MW, đồng thời dự định tham gia xây dựng thuỷ điện Sơn La

Trên lĩnh vực thương mại, kim ngạch buôn bán giữa Liên Bang Nga và

Việt Nam đến năm 2000 đạt 3363,1 triệu USD Nhìn một cách tổng thể từ

năm 1991 - 2000 thì kim ngạch buôn bán giữa hai nước hầu như không tăng và có phần lên xuống thất thường, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của

Trang 39

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

Kim ngạch buôn bán giữa hai nước thời kỳ này chỉ chiếm khoảng 3 - 4% ngoại thương của Việt Nam và 0,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga [1 tr.21] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên: tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh ở thị trường Nga khá cao bởi từ 80 - 90% doanh nghiệp nước này bị mat cân đối về tài chính; hàng hoá của Việt Nam chưa ốn định về

số lượng và chất lượng, mẫu mã đơn điệu, ít thay đối; Việt Nam chưa có bộ

phận tham mưu nghiên cứu cụ thể về thị trường Nga để các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chac chan va an toàn

Trên thực tế, nhu cầu của thị trường hai nước về hàng hoá của nhau là không nhỏ Nga cần nhập từ Việt Nam các sản phẩm truyền thống mà người

Nga ưa thích: hàng nông sản, may mặc, vật liệu xây dựng, các sản phẩm công

nghiệp nhẹ Ngược lại, Nga có thé xuất sang Việt Nam khối lượng lớn các sản phẩm như phân bón, xăng dầu, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp Như vậy, tiềm năng quan hệ thương mại giữa hai nước có nhiều hứa hẹn

Nói đến quan hệ kinh tế - thương mại Nga - Việt thời kỳ 1994 - 2000,

chúng ta phải ghi nhận những đóng góp không nhỏ của một chủ thể, một hình thức hoạt động còn mới mẻ, đó là các công ty tư nhân của người Việt Nam tại Nga Hoạt động của các công ty này đã đóng góp đáng kê vào việc khắc phục sự ngừng trệ của quan hệ kinh tế Nga - Việt Lĩnh vực hoạt động của các công ty này rất đa dạng: kinh đoanh xuất - nhập khẩu hàng tiêu dùng, vật tư thiết bị sản xuất, ăn uống công cộng, du lịch, dich vu, đầu tư, ngân hàng, bảo

hiểm, đào tạo, [19, tr.99 - 100]

Trang 40

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đại học

hệ kinh tế - thương mại giữa Liên Bang Nga và Việt Nam (1991 - 2000) đã góp phần đưa đến Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược (3/2001)

"Hai bên coi việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại, khoa học kỹ

thuật và đầu tư trên cơ sở phát huy toàn diện tiềm năng của hai nước và kinh nghiệm hợp tác được tích luỹ trong mấy chục năm qua là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu trong việc thúc đây quan hệ Việt - Nga" [25, tr.7]

Như vậy, Liên Bang Nga và Việt Nam ngày càng nhận thức được vị trí của nhau trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và khẳng định cần củng cố, mở rộng hơn nữa các mối quan hệ trong thời gian tới trên cơ sở én định, bền vững, lâu dài

2.3.3 Trên lĩnh vực Văn hoá - Giáo dục - Khoa học kỹ thuật * Quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam (1991 - 1993)

Từ năm 1991 đến năm 1993 quan hệ Nga - Việt trên lĩnh vực Văn hoá - Giáo dục - Khoa học kỹ thuật gần như bị gián đoạn Liên Bang Nga ngừng nhận đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh cho Việt Nam Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật các công trình hợp tác Nga - Việt cũng rất hiếm hoi Tuy nhiên, ngay trong thời kỳ quan hệ hai nước sa sút, Liên Bang Nga và Việt Nam cũng có những nỗ lực nhất định nhằm nối lại mối quan hệ truyền thống trước đây Tháng 7/1992, với sự nỗ lực của cả hai phía Nga - Việt nhằm thúc đây sự hợp

tác cụ thể trên lĩnh vực kinh tế cũng như trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục -

khoa học kỹ thuật, một Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương

mại và khoa học kỹ thuật đã được thành lập

Ngày 18/2/1993, tại Hà Nội, Thứ trưởng thứ nhất Phạm Minh Hạc và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đại học S.A.Valuyep đã ký hiệp định hợp tác trong

lĩnh vực giáo dục Đại học các năm 1993 - 1995 giữa Việt Nam - Liên Bang

Ngày đăng: 01/10/2014, 11:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w