Các nước này, ở những mức độ khác nhau, đã và đang đứng lên giành độc lập, tự do, quyền đân sinh, dân chủ như CHND Triều Tiên, Việt Nam, Inđônêxia Mã Lai, Philippin, Mién Điện...trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
3k 3k 3k dk dk 3k sk 2g 2 2k 2k ok
HỌ VÀ TÊN: BẠCH THỊ THU LỚP: K34B-GIÁO DỤC CÔNG DÂN
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ THỜI KỲ
1950 — 1975
THEO DUONG LOI DOI NGOAI CUA DANG
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: LICH SU DANG
Người hướng dẫn khoa học G.V Lê Trung Nghĩa
HÀ NỘI - 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy Lê Trung Nghĩa
Người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã
giảng dạy em trong suốt thời gian qua
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, cũng như bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức bản thân, nên
khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô cũng như các bạn đề khoá luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIÁ KHÓA LUẬN BẠCH THỊ THU
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thầy Lê Trung Nghĩa Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của tôi
Nếu sai tôi hoản toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên Bạch Thị Thu
Trang 4MỤC LỤC
PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai
2 Tinh hinh nghién ciru van dé
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5 Kết cấu của khoá luận
PHẢN NỘI DUNG
Chương 1: Quá trình hình thành mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô 1.1 Tình hình quốc tế và khu vực
1.2 Chính sách đối ngoại của Đảng
1.3 Chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với Việt Nam
Chương 2: Quan hệ Việt Nam — Liên Xô thời kỳ 1950 — 1975
2.1 Quan hệ Việt Nam — Liên Xô giai đoạn 1950 — 1964
2.2 Quan hệ Việt Nam — Liên Xô giai đoạn 1965 — 1975
2.3 Những bài học kinh nghiệm
KÉT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHÀN MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Các cuộc chiến tranh đi qua dé lại bao đau thương và mắt mát
Ai cũng biết hậu quả chiến tranh là to lớn biết bao Cho dù đó là chiến tranh
phi nghĩa hay chiến tranh chính nghĩa thì đất nước đó cũng hứng chịu những tổn thất nặng nề Song, không phải đất nước nào cũng có quyền chọn cho
mình nền hòa bình, tự do Có những lúc họ không muốn chiến tranh, nhưng
họ buộc phải chiến đấu cho nền độc lập nước nhà Và Việt Nam chúng ta —
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đi qua, chúng ta không khỏi kinh hoàng trước những con số thiệt hại cả về người và của Bây giờ, tuy chúng ta đang hưởng nền hòa bình, chúng ta đang độc lập Song, điều đó không có nghĩa là chúng ta quên quá khứ, bởi lẽ không có quá khứ sẽ không
Thế kỷ XX cũng đã ghi nhận những kỳ tích tuyệt vời của dân tộc Việt Nam Và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước đã đi vào
lịch sử như một sự kiện hào hùng nhất của một dân tộc nhỏ bé đã vượt qua
những thách thức vô cùng to lớn để chiến đấu và chiến thắng Chúng ta đã
chiến đấu anh đũng trong các cuộc kháng chiến Chúng ta có những người lãnh đạo tài giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta có sự đoàn kết đồng lòng của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố để tạo nên thắng lợi vẻ vang trong các
cuộc kháng chiến của nhân dân ta Nhưng trong hai cuộc trường kỳ kháng
chiến chống thực đân Pháp (1945- 1954) và đế quốc Mỹ (1954- 1975), nhân
dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô cả về
Trang 6vật chất lẫn tỉnh thần Không quá khi nói rằng, nếu không có sự hậu thuẫn của đất nước Đông Âu này, chúng ta sẽ rất khó giành phần thắng trong hai cuộc đối đầu khốc liệt với những kẻ thù rất mạnh trên Trong chiến tranh,
Liên Xô thực sự là một hậu phương quốc tế vững chắc của dân tộc Việt Nam
Trong cuộc đấu tranh hiện nay vì độc lập dân tộc, hạnh phúc và
tiến bộ xã hội trên thế giới, cuộc chiến tranh thần thánh của nhân dân Việt
Nam là biểu tượng cho khát khao tự do, hoà bình và của bản lĩnh, trí tuệ
Chính vì thế, tầm vóc, nguyên nhân thắng lợi và những vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ luôn chiếm được sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận sôi nổi Và một trong những câu hỏi thường được
đặt ra là: Quan hệ giữa Việt Nam với đồng mỉnh chiến lược quan trọng của
mình là Liên Xô trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến có diện
mạo như thế nào? Nó bị tác động ra sao và ở chừng mực nào bởi các mối
quan hệ quốc tế liên quan khác? Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam — Liên Xô thời kỳ 1950 — 1975 theo đường lối đối ngoại của Đảng” làm bài khoá luận của mình và trong khá năng có thể, nhằm mục đích tìm câu trá lời cho những câu hỏi ấy
2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong ký ức của không ít người Việt Nam, đặc biệt là những người đã sống qua thời kỳ chiến tranh, khi nói đến đất nước Liên Xô sẽ vẫn còn nhiều
tình cảm đặc biệt dành cho dân tộc này - một dân tộc lớn, vĩ đại và nhân
văn Chính vì vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí cả trong và ngoài nước nói về mối quan hệ giữa Việt Nam
và Liên Xô Chúng ta có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu đã được
công bồ như:
Trang 7Cuốn sách “Liên Xô - Việt Nam — 60 năm sát cánh” của nhóm tác giả Anatoly Voronin và Evgheny Kobelev do Học viện Viễn Đông thuộc Viện
Hàn Lâm khoa học Nga và Hội hữu nghị Nga - Việt tổ chức xuất bản Cuốn
sách dày 224 trang với nhiều hình ảnh minh hoạ đã điểm lại những giai đoạn đáng nhớ nhất trong lịch sử quan hệ hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau
giữa Liên Xô và Việt Nam cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
giữa Liên Bang Nga và Việt Nam
Cuốn sách “Việt Nam — Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 — 1980)” của
Nhà xuất bản Ngoại giao Hà Nội và Nhà xuất bản “Tiến bộ”, Matxcova,
1980
Cuốn “Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng
Cộng sản Việt Nam lịch sử và hiện tạ” của Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội
và Nhà xuất bản Chính trị, Matxcơva, 1987
Cuốn sách “Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam” của LL VA
Gaiduc, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1961
Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử “Quan hệ cách mạng Việt Nam — Liên
Xô thời kỳ 1930 — 1954” của Lê Văn Thịnh trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, Hà Nội, 2002
Báo cáo “Quan hệ kinh tế Việt Nam — Nga những năm cuối thé kj XX”
của Hoàng Hải tại Hội nghị hội thảo 50 năm quan hệ Việt — Nga, 26/1/2000
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quan hệ Việt Nam — Liên Bang Nga lịch
sử, hiện trạng và triển vọng” của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn —
Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Viện sử học, Hà Nội, 2002
Cuốn “Tượng đài hùng vĩ của tình hữu nghị Việt - Xô” của đồng chí
Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1983
Trang 8Cuốn “Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc chiến
lược và tình cảm của chúng ta” của đồng chí Lê Duân, Nhà xuất bản Sự
Thật, Hà Nội, 1982
Tắt cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một khía cạnh trong đường lối đối ngoại của Đảng từ nhiều cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa đề cập một cách trực tiếp về quan
hệ Việt Nam — Liên Xô giai đoạn 1950 - 1975 theo đường lối đối ngoại của
Đảng
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình quan hệ Việt Nam - Liên Xô giai đoạn 1950 -
1975 theo đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm làm rõ bản chất của môi quan hệ nay
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quan hệ Việt Nam — Liên
Xô trong thời kỳ 1950 — 1975 Từ đó, bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm của công tác đối ngoại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Với khoá luận này, trước tiên tôi phân tích bối cảnh quốc tế và khu
vực để làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ Việt nam - Liên Xô
- Tiếp đó đi tìm hiểu khái quát tình hình Việt Nam và đường lối đối
ngoại của Việt Nam
- Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên Xô thời kỳ từ năm 1950 đến năm 1975 theo đường lối đối ngoại của Đảng trên tất cá các lĩnh vực chính
trị - ngoại giao; viện trợ quân sự; kinh tế - thương mại; giáo dục — dao tao;
Trang 9khoa học - kỹ thuật và văn hóa — xã hội để chỉ ra những thành tựu đạt được
cũng như những vấn đề con ton tai
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp: phương pháp tông hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc
5 Phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu quan hệ Việt Nam — Liên Xô thời kỳ 1950 - 1975 theo đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam
6 Đóng góp của khoá luận
Trên cơ só tông hợp các kết quả phân tích, dé tài đã góp phần nêu lên
những thành công và hạn chế của chính sách đối ngoại của Đảng trong quan
hệ với Liên Xô giai đoạn 1950 — 1975
Mặt khác, đề tài còn góp phần làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu,
giảng dạy cho học sinh, sinh viên
7 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo khoá luận
gồm có 2 chương và 6 tiết:
- Chương 1: Quá trình hình thành mối quan hệ Việt Nam — Liên Xô
- Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Liên Xô thời kỳ 1950 - 1975 theo đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam
Trang 10PHẢN NỘI DUNG
CHƯƠNG I1: QUÁ TRÌNH HÌNH THANH MOI QUAN HE
VIỆT NAM - LIÊN XÔ
1.1 Tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai
Hội nghị Yalta và sự ra đời của “Trật tự thé giới hai cực ”:
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại thành phố
Yalta, miền nam Ukraina để giải quyết ba các vấn đề bức thiết sau chiến tranh Tham gia hội nghị Yalta bao gồm các nguyên thủ của ba cường quốc trong phe Đồng minh chống Phát xít: Stalin (Liên Xô), Roosevelt (Hoa Kỳ)
và Churchill (Anh)
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Yalta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh đã trở thành khuôn khổ của
một trật tự thế giới mới Lịch sử gọi là Ørật fự hai cực Yala do Mỹ và Liên
Xô đứng đầu mỗi cực Hệ thống do Liên Xô đứng đầu đại diện cho các lực
lượng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH Còn Mỹ đại diện cho
các lực lượng đế quốc và phản động quốc tế
Hai nước đứng đầu mỗi cực là Mỹ và Liên Xô đã đẩy mạnh, tăng cường chạy đua vũ trang và sự ảnh hưởng của mình trên thế giới Thời kỳ
này bắt đầu từ sau Hội nghị Yalta kéo dài đến tận năm 1990 Lịch sử gọi đó
là thời kỳ Chiến tranh lạnh
Quả vậy, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Mỹ có tiềm lực kinh tế
và quân sự mạnh nhất, có thể nói bằng tất cả các nước cộng lại Với ưu thế
về vũ khí hạt nhân, Mỹ có tham vọng làm bá chủ toàn cầu Ngày 6/4/1946, Tổng thống Truman công khai tuyên bố: “Ngày nay, Hoa Kỳ là quốc gia
Trang 11mạnh, nghĩa là với một sức mạnh như thế, chúng ta có nghĩa vụ nắm quyên
lãnh đạo thể giới” [22,119]
Để phục vụ cho cuộc “Chiến tranh lạnh”, nhằm thiết lập sự thống tri
trên toàn cầu của Mỹ và tiêu diệt Chủ nghĩa Cộng sản mà đứng đầu là Liên
Xô, Mỹ đã thiết lập một chiến lược mang tên: C”iến lược foàn câu Chiến
lược toàn cầu đã được thực hiện qua các thời kỳ với các chủ nghĩa, chiến
lược, học thuyết mang tên các tổng thống cầm quyền Chi (huyết Truman nằm trong số đó Ngày 12/3/1947, Tổng thống Hoa Kỳ Truman đã đọc một
bài diễn văn trước Quốc hội: “ Liên Hợp Quốc được thành lập để đem lại
sự tự do và nên độc lập lâu bên cho các quốc gia thành viên Tuy nhiên,
chúng ta sẽ không thực hiện được những mục tiêu của mình, trừ phi chúng
ta sẵn lòng giúp đỡ những dân tộc tự do duy trì các chế độ tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ chống lại những phong trào xâm lăng tìm cách áp đặt lên họ những chế độ độc tài” [22,120] Xuất phát từ quan diém nay, Truman
xác định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: “Tôi cho rằng chính sách cúa
Hoa Kỳ là phải ủng hộ những dân tộc tự do chống lại các mưu toan nô dịch, bắt kế chúng xuất phát từ những thiểu số có vũ trang hay sức ép bên ngoài Tôi tin rằng chúng ta phải giúp đỡ những dân tộc tự do tự định đoạt vận mệnh của họ Tôi nghĩ rằng sự giúp đỡ của chúng ta chủ yếu là ủng hộ về
kinh tế và tài chính, cân thiết cho tình trạng ổn định về kinh tế và một sinh
hoạt chính trị bên vững” [22,125] Đây được gọi là chủ thuyết Truman
Đường lối ngoại giao trên đã mở ra một thời kỳ mới trong nền ngoại giao Mỹ: kế từ nay, giới cầm quyền Hoa Kỳ, dù thuộc Đảng Dân chủ hay Dang Cộng hòa sẽ từ bỏ hắn xu thế biệt lập và dứt khoát chọn chủ nghĩa toàn cầu cho nền ngoại giao nước mình Họ sẽ ủng hộ mọi quốc gia được gọi
là “đân tộc tự do” chỗng lại phong trào cách mạng mang tính chất cộng sản (được hiểu như là “ưu toan nô dịch của thiểu số có vũ trang”) va chong su
Trang 12can thiệp của Liên Xô (tức “sức ép từ bên ngoài”) Với chủ thuyết Truman, Hoa Kỳ sẽ đảm nhiệm vai trò “sen đầm quốc tế” chỗng Cộng sản để bảo vệ
trật tự thế giới theo cách họ quan niệm
Kế đó, “Kế hoạch Marshall? và “Điểm 4” do Ngoại trưởng Mỹ Marshall và Tổng thống Truman công bố lần lượt vào ngày 5/6/1947 và
20/1/1949 đã làm rõ hơn đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ Có thê nói, “Chủ
thuyết Truman”, “Kế hoach Marshall” va “Diém 4” trở thành bộ ba cấu
thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho đến những năm đầu thập niên 50
của thế kỷ trước nhằm ngăn chặn sự ra đời của khối xã hội chủ nghĩa Riêng
“Chủ thuyết Truman” được duy trì như là nền tảng cho việc hoạch định
chính sách đối ngoại của Mỹ cho đến đầu thập niên 90
Cho đến năm 1950, một trật tự do Mỹ sắp đặt dần được hình thành Vị
trí và ánh hưởng của Mỹ đã được xác lập ở khắp mọi nơi trên thế giới mà trước chiến tranh chưa hề có
Sự việc Chính phủ Mỹ công bố “Chủ thuyết Truman” và “Kế hoach
Marshall” được Chính phủ Liên Xô tiếp nhận như một âm mưu tập hợp Tây
Âu dưới sự lãnh đạo của Mỹ và lôi kéo các nước Đông Âu ra khỏi ánh
hưởng của Liên Xô Để đáp trả, Liên Xô quyết định thành lập một tô chức
mới của phong trào Cộng sản quốc tế (Lúc này, Quốc tế Cộng sản đã giải tán từ 22/5/1943 để đảm bảo mối liên minh chiến đấu của các nước trong
phe đồng minh mà cụ thê ở đây là Liên Xô, Mỹ và Anh)
Trong các ngày từ 22/9 đến 29/10/1947, tại Szklarska - Poreba (Ba
Lan) đã diễn ra Hội nghị 9 Đảng Cộng sản ở châu Âu: Liên Xô, Pháp, Italia,
Nam Tư, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Romania và Bulgaria Trưởng đoàn Liên Xô là Zhdanov đã đọc diễn văn và nêu rõ rằng thế giới đã được chia thành hai phe: phe đề quốc và chỗng dân chủ do Mỹ cầm đầu, phe chống đế quốc và ủng hộ dân chủ do Liên Xô lãnh đạo Đây được gọi là “Chủ thuyết
Trang 13Zhdanov”, ý tưởng chia phe vừa nêu cũng đã xác định rõ thành phần của mỗi phe: “Anh và Pháp liên minh với Hoa Kỳ và hành động như là những chư hầu trong các vấn đề chính, đi theo chính sách đế quốc của Hoa Kỳ Phe
đế quốc cũng được ủng hộ bởi những nước sở hữu thuộc địa khác như Bi và
Hà Lan, hoặc bởi những nước có chế độ phản động chống dân chủ như Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, cũng như bởi những nước phụ thuộc Hoa Kỳ về chính trị
và kinh tế, như Cận Đông, Nam Mỹ, Trung Quốc
Lực lượng chống đề quốc và chống phát xít kết hợp thành phe kia, với nền tảng là Liên Xô và các nước dân chủ mới Thuộc phe này còn có các nước đã cắt đứt với chủ nghĩa đề quốc và đang quyết tâm tiễn bước vào con
đường tiễn bộ dân chủ như Romania, Hungary, Phần Lan, Indonesia, Việt
Nam, Ấn Độ cũng gia nhập phe chống đề quốc ( ) Trong tất cả các nước, phe chống để quốc dựa vào phong trào công nhân và dân chủ, các đáng cộng sản anh em, vào những chiến sĩ của phong trào giải phóng dân tộc ở những
nước thuộc địa và phụ thuộc, vào tất cả các lực lượng tiễn bộ và dân chủ” Hội nghị tuyên bố thành lập Cục Thông tin Cộng sản (Kominform) có
nhiệm vụ xác định đường lối, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hoạt động
giữa các đảng cộng sản và các tạp chí “Vì nền hòa bình vững chắc, vì nền dân chủ nhân dân” Kominform được chính thức thành lập ngày 5/10/1947
với 9 thành viên là các đảng cộng sản tham dự Hội nghị Szklarska - Poreba Chủ thuyết Zhdanov trở thành nền tảng cho việc hoạch định chính
sách đối ngoại của Chính phủ Liên Xô cho đến nửa sau thập niên 80 Còn
Kominform giải thê vào ngày 17/4/1956
Sự công bố hai chủ thuyết Truman và Zhdanov đối địch nhau, cùng sự
ra đời của Kế hoạch Marshall và sự thành lập Kominform coi như là sự kết
thúc cho quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các đại cường phương Tây Từ đó
mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế thời hậu chiến giữa Hoa Kỳ và
Trang 14Liên Xô nói riêng, giữa các nước tư bản và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung “Chiến tranh lạnh” bắt đầu từ đây Và tất cả những mối quan hệ quốc
tế thời kỳ này đều vận hành và bị chi phối bởi Chiến tranh lạnh cùng các chủ
thuyết đo 2 siêu cường đối nghịch nhau là Liên Xô và Mỹ đặt ra
Đề đối phó với mưu đồ của Mỹ và mở rộng ảnh hưởng của mình tới
các khu vực, trong đó có Việt Nam Sau chiến tranh, Liên Xô đã có cả một
hậu phương rộng lớn với những điều kiện quốc tế thuận lợi
Trước hết, CNXH không còn nằm trong phạm vi một nước Liên Xô
nữa mà với việc đập tan Chủ nghĩa Phát xít, các nước Trung — Dong Âu
được giải phóng đã trở thành những nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan (12/1944); Rumani (3/1945); Bungari (9/1944); Anbani (11/1944); Hungari (12/1944); Tiệp Khắc (đầu năm năm 1945) tạo sự kết nỗi cho một hệ
thống XHCN đang hình thành
Sau chiến tranh, phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế có những bước chuyên biến mới Chỉ tính từ năm 1944 đến năm 1947, trong
thành phần chính phủ của các nước tư bản như: Pháp, Italia, Đan Mạch, Na
Uy, Áo, Phần Lan, Iran, Chilê, Cuba đã có sự tham gia của những người
Cộng sản Họ đã tích cực đấu tranh đòi chính phủ thực hiện các quyền dân sinh, đân chủ Trong nhiều nước tư bản, phong trào đấu tranh của công nhân
cũng đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực kinh tế và chính trị
Với thắng lợi của các lực lượng chống phát xít đã mở ra thời kỳ mới
trong sự nghiệp giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, nhất là những nước ở khu vực Châu Á Các nước này, ở những mức độ khác nhau,
đã và đang đứng lên giành độc lập, tự do, quyền đân sinh, dân chủ như
CHND Triều Tiên, Việt Nam, Inđônêxia Mã Lai, Philippin, Mién
Điện trong đó sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất là thăng lợi của cách mạng Trung Quốc (10/1949) với sự ra đời của nước CHND Trung Hoa
Trang 15Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa đã làm tăng đáng kể sức mạnh của hệ thống XHCN, làm cho cán cân lực lượng trên trường quốc tế càng thay đổi có lợi cho các mạng, đồng thời đánh thẳng vào hệ thống để
quốc chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu Đánh giá ý nghĩa về việc thành lập nước
CHND Trung Hoa, đồng chí Xuxlốp khẳng định trong bản báo cáo đọc ở
Hội nghị Cục thông tin Quốc tế (11/1949): “Sự thành lập nước CHND
Trung Hoa đã đánh một đòn mạnh vào kế hoạch xâm lược của dé quéc My muốn biến Trung Hoa thành một thuộc địa và một kho vũ khí cho cuộc tan
công quân sự mới của chúng Sự gia nhập của Trung Hoa vào gia đình các
nước dân chủ và hoà bình tạo nên sự thay đổi mới trong cán cân lực lượng trên vũ đài quốc tế có lợi cho phe dân chủ hoà bình làm cho mặt trận hoà bình rộng lớn và mạnh mẽ thêm ” [12,230]
Những nhân tố quốc tế và khu vực trên đây, nhất là nhân tố khu vực
đã tác động mãnh mẽ đến quan hệ Việt Nam — Liên Xô
Trước hết, sự hình thành trật tự thế giới hai cực đã khiến Việt Nam vì lợi ích độc lập dân tộc và tiễn bộ xã hội, đứng hẳn về cực do Liên Xô đứng
đầu Sự đối đầu giữa hai cực Xô — Mỹ càng quyết liệt, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Liên Xô càng trở nên gắn bó hơn
Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới, nhất là sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã đây nhanh quá trình thiết lập mối quan hệ
Liên Xô — Việt Nam Thật vậy, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc là
nguồn cô vũ mạnh mẽ cho tinh thần đấu tranh quyết chiến, quyết thắng của toàn thể nhân dân Việt Nam Thắng lợi này còn làm cho tinh thần quân Pháp
và ngụy binh hoang mang góp phần làm cho Pháp bị thất bại trong kế hoạch bao vây biên giới nước ta Như vậy, nguy cơ bị phá sản kế hoạch thống trị lâu đài của Pháp ở xứ Đông Dương đang đến gần Quyền lợi của bọn để quốc ở Đông Nam Á đang bị uy hiếp Vì vậy, Mỹ càng can thiệp trực tiếp
Trang 16vào cuộc chiến tranh Việt — Pháp, nói là để “đỡ một phân gắng nặng cho
Pháp nhưng cũng đỡ luôn quyền lợi của thực dân pháp” [25,52] Điều này tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Liên Xô trong việc tìm
cách mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực của Đông Nam Á, trước hết là
Việt Nam kề từ năm 1950
Với sự ra đời của nước CHND Trung Hoa, Việt Nam đã có bên cạnh
một “nước bạn hùng mạnh, một cửa ngõ mở ra thông thương với quốc tế”
[25.3] Sau khi nhà nước CHND Trung Hoa thành lập, một sự kiện quan
trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế - một thắng lợi cho xu thế hòa bình là hai nhà nước Trung Hoa - Liên Xô chính thức thiết lập ngoại giao với nhau, trở thành trụ cột của phe XHCN Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam Vì vậy, nó góp phần quyết định vào việc phá vỡ vòng
vây của CNĐQ với Việt Nam và các nước trong phe XHCN, tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước Liên Xô - Việt Nam thiết lập quan hệ trực tiếp VỚI nhau
Tuy nhiên, không thê bỏ qua điều kiện chủ quan Vì chính sự nỗ lực
chuẩn bị của Liên Xô và Việt Nam là nhân tố quan trọng đưa tới việc hai
nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
1.2 Chính sách đối ngoại của Đáng
Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhà nước
'VNDCCH ra đời vào ngày 2/9/1945 Vừa mới ra đời, nhà nước non trẻ này
đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, vận mệnh dân tộc có lúc như
“ngàn cân treo sợi tóc” Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, song cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù: Pháp, Tưởng, Anh, Nhật với
tổng số 30 vạn quân của 4 thế lực đối địch đó đều đang có mặt tại Việt Nam
Bởi vì, theo quyết định hội nghị Postđam (từ 17/7 đến 2/8/1945) Ở Việt
Nam, từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam là quân đội Anh tiễn vào giải giáp quân đội
Trang 17Nhật Còn từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc sẽ cho quân đội Tưởng đảm nhận và chỉ sau một tuần 20 vạn quân Tưởng đã kéo vào Cao Bằng và một tháng sau chiếm đóng khắp nước ta Theo sau quân Tưởng là các đảng phái phản động như Việt quốc, Việt cách Nguy hiểm hơn là khi quân đội Anh vào giải giáp quân đội Nhật, chúng đã giúp thực đân Pháp quay trở lại nỗ súng đánh chiếm Sài Gòn vào ngày 23/9/1945 với dã tâm cướp nước ta một lần nữa Theo sau quân Pháp ở miền Nam có bọn Đại Việt quốc xã và các giáo phái khác Ngoài ra, đây cũng là thời kì chính quyền cách mạng phái đối mặt với
“giặc đói”, “giặc dot” do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại
Như vậy, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời trong bối cảnh
quốc tế bất lợi vì chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc các nước tham
chiến đều lâm vào tình trạng kiệt quệ nên có xu hướg hướng nội Vì vậy, nền độc lập của Việt Nam không được quốc gia nào thừa nhận về mặt ngoại giao Thêm vào đó với tính chất thực dân, các nước đề quốc cũng có mưu toan xóa bỏ thành quả mà cách mạng tháng Tám vừa mới đạt được
Trong điều kiện lịch sử mới, Việt Nam cùng một lúc phải đương đầu
với quá nhiều kẻ thù trên lãnh thổ của mình: Thái độ gây sức ép và âm mưu
lật đỗ chính phú của bọn Tưởng ở miền Bắc và cuộc chiến tranh xâm lược
trở lại của thực dân Pháp ở miền Nam
Trước tình hình đó, ngày 3/10/1945, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã kịp thời đưa ra chính sách ngoại giao dé tranh thủ sự ủng hộ của dư luận
quốc tế và xem đây là một trong những nhân tố góp phần “đa nước nhà đến
sự độc lập hoàn toàn vĩnh viên” Nội dung cơ bản của chính sách ngoại giao
là mong muốn hợp tác với các nước đồng minh, sẵn sàng thân thiện, hợp tác
với các nước nhược tiêu dân tộc, cùng với hai người bạn là Lào và Cao Miên
chống lại sự xâm lăng của Pháp và giúp đỡ nhau trong sự nghiệp xây dựng
đất nước.
Trang 18Đứng trước thách thức nặng nề đó, Đảng Cộng sản Việt Nam mà
đứng đầu là Hồ chủ tịch với cương vị vừa là Chủ tịch của Chính phủ lâm
thời vừa là Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa, đã thực hiện một sách lược đối ngoại trực tiếp với kẻ thù ngay trên đất
nước của mình Điều đó được thể hiện qua bản Chỉ thị “Kháng chiến kiến
quốc” của Ban chấp hành trung ương Đảng (25/11/1945) Bán Chỉ thị khẳng định: “Cách mạng Đông Dương vẫn là cách mạng “dân tộc giải phóng” Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập giai cấp vô sản phải hăng hải kiên quyết hoàn thành
nhiệm vụ thiêng liêng ay” Khẩu hiệu đấu tranh vẫn là “Dân tộc trên hết”,
Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lượ nên phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng
Bản chỉ thị đã vạch rõ nhiệm vụ cần thiết của nhân dân ta: Đối với
cách mạng thế giới: “phải đấu tranh để thực hiện triệt để hiến chương các nước liên hiệp úng hộ Liên Xô, xây dựng hòa bình thể giới, mở rộng chế độ
dân chú nhân dân ra các nước, giải phóng cho các nước thuộc địa” Đối với cách mạng Việt Nam: “phải củng có chính quyên, chống thực dân Pháp xâm
lược, bài trừ nội phản và cải thiện đời sôn nhân dân”
Để thực hiện mục tiêu của cách mạng, bản Chỉ thị đã đề ra nhiệm vụ
cụ thể của công tác ngoại giao: Về ngoại giao, ta kiên trì theo nguyên tắc
“thêm bạn bớt thù” nên đưa ra khâu hiệu “Hoa - Việt thân thiện” đỗi với
quân đội của Tưởng Giới Thạch; còn đối với Pháp, ta chủ trương nhân
nhượng về kinh tế nhưng độc lập về mặt chính trị Như vậy, trước sức ép của Tưởng và trước hành động xâm lược trở lại của Pháp thì đường lối đối ngoại của Đảng là chủ trương nhân nhượng để
Trang 19thực hiện sách lược là khai thác mâu thuẫn giữa Anh - Pháp - Mĩ - Tưởng,
giữa các tướng lĩnh trong quân Tưởng nhằm phân hóa kẻ thù Qua đó, tranh thủ thời gian hòa bình củng cố chính quyền, xây đựng lực lượng vũ trang,
tạo được thực lực mới làm hậu thuẫn cho công tác đối ngoại
Ngày 28/2/1946 Tưởng Giới Thạch kí với Pháp "Hiệp ước Hoa - Pháp" tại Tràng Khánh và theo hiệp ước này Pháp sẽ vào thay Tưởng tước
vũ khí của Nhật ở miền Bắc Việt Nam và đầu tháng 3/1946 Pháp đã đưa tàu
chiến trở quân ra Bắc và nguy cơ chiến tranh xâm lược lan ra miền Bắc Trước tình hình đó, ngày 3/3/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp và đưa ra nhận định: “Hiệp ước Hoa - Pháp không phải là chuyện riêng của Tướng và Pháp mà nó còn là chuyện chung của phe để quốc và bọn tay
sai của chúng ở thuộc địa, mục đích là nhằm bán đứng Việt Nam cho Pháp"
Từ nhận định trên, Đảng đề ra chủ trương “hỏa với Pháp” bằng cách
ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Bản Tạm ước (14/9/1946) đê có thê đuổi Tưởng về nước, bảo toàn lực lượng giành được giây phút nghỉ ngơi
để tiễn tới giành độc lập hoàn toàn Bán chỉ thị cũng viết: “Nếu Pháp không
giữ chủ trương cho Đông Dương tự trị theo bản tuyên ngôn 2/9/1945 thì nhất định đánh và có thể đánh lâu dài theo lỗi du kích Nhưng Pháp công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hòa, hòa để có thể phá tan âm mưu cửa
bọn Tàu Trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít còn sót lại, chúng
đặt ta vào tình thể cô lập buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù cùng một lúc để
thực lực của ta tiêu hao"
Như vậy, trong bối cánh quốc tế ở thời điểm đó, chính sách ngoại giao trên đây của nhà nước Việt Nam là rất rộng mở, nó thể hiện nguyện
vọng của nhân dân Việt Nam là muốn hợp tác với tất cả các quốc gia tôn
trọng những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương
Trang 20Cùng với những thay đổi của tình hình quốc tế và diễn biến của cuộc
kháng chiến chống Pháp, chính sách đối ngoại cả nhà nước Việt Nam ngày
càng cụ thê hóa và mở rộng nhằm cô lập, phân hóa kẻ thù và tranh thủ tới
mức tối đa sự ủng hộ của các nước
Từ năm 1947 đến năm 1949, cùng với thắng lợi trên các chiến trường,
hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam trở nên sôi động, chủ động và
tích cực hơn bằng những hình thức phong phú đa dạng Lúc này, hoạt động đối ngoại của nhà nước ta bắt đầu hướng ra quan hệ hợp tác với quốc tế
Ngày 14/7/1947, cơ quan đại diện của Việt Nam tại Băng Kôk chính thức đi vào hoạt động Năm 1948, Việt Nam lập cơ quan đại diện ở Miến Điện,
đồng thời lập quan hệ với Ấn Độ, Pakixtan, Inđônêxia dưới nhiều hình thức
khác nhau Chính phủ Việt Nam còn cử phái viên đến các nước để mở rộng
quan hệ với các tô chức dân chủ, hòa bình, các Đảng anh em ở các châu lục Trên các diễn đàn quốc tế, các đại biểu của Việt Nam đã tổ chức được 10
phòng thông tin ở các quốc gia khác nhau như Pari, New York, Luân Đôn, Bang K6ék, Rang Gun, Singapo, Hong Kéng, Tan Dao, Praha va Niudéli
Có thể nói, hoạt động ngoại giao của Nhà nước VNDCCH đã thu được những thắng lợi đáng kể, bước đầu phá được sự cô lập với bên ngoài, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước làm cho cuộc kháng chiến
hoà với xu hướng chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa để quốc vì độc lập, hoà bình và dân chủ
Riêng đối với Liên Xô, Đáng ta vẫn tiếp tục phát triển mối quan hệ truyền thống cũ, tuyên truyền bảo vệ Liên Xô khỏi sự xuyên tạc của bọn thù địch, nâng cao vai trò của Liên Xô trên vũ đài quốc tế, tiến hành tổ chức kỷ niệm cách mạng tháng Mười
Trang 21Một điều đáng chú ý là với tư cách một nước vừa mới giành độc lập, Việt Nam đã rất sớm có mối quan hệ với nhà nước Xô Viết để tranh thủ sự
ủng hộ và giúp đỡ của bạn
Chỉ 20 ngày, sau khi nước VNDCCH ra đời, ngày 22/9/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã gửi Stalin bức công điện qua đại sứ Liên Xô tại Pháp Bức công điện nêu rõ: “ Chứng tôi trân trọng thông báo với quJ ngài rằng,
Chính phú Lâm thời Cộng hoà Việt Nam đã được thành lập dưới sự lãnh
dao chi tịch Hotshimin Hoàng đề Bảo Đại đã thoái vị ngày 25/8 và chuyển giao chỉnh quyên cho Chính phủ mới được toàn dân tộc túng hộ
Cùng thời gian đó, do hệ thống đê sông bị vỡ, một nửa Bắc Kỳ bị ngập lụt gây nên những tốn thất to lớn, dân bắt đầu chết đói Chúng tôi kêu
gọi quý ngài một sự giúp đỡ có thé” [19,4-5] Rat tiếc bức công điện không
có sự trả lời
Là người thông minh và rất nhạy bén với thời cuộc, ngày 21/10/1945,
chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tiếp công điện khác tới Stalin lưu ý đến những vấn
đề có liên quan đến Việt Nam Nội dung chính của những vấn đề này là tố
cáo Pháp câu kết với Nhật chống lại phe đồng minh, lên án những hành động
hèn nhát của Pháp đầu hàng phát xít Nhật Bức điện cũng nói rõ: “ Mước
VNDCCH được thành lập trên cơ sở giành lại nên độc lập từ tay Nhật,
nhưng Pháp đã coi thường những quy định của Hiến chương Đại Tây
Dương và quay trở lại xâm chiếm Việt Nam Đặc biệt, bức công điện nhắn
mạnh đến ý chí của nhân dân Việt Nam là sẽ quyết tâm đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và Pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những hậu quả sẽ xảy ra” [19,4-5] Tuy nhiên bức công điện này cũng không được trả lời
Theo I.V Bukhăckin, phó vụ trưởng lưu giữ tư liệu lịch sử Bộ ngoại
giao Nga (tác giả của bài báo đã trích), sở dĩ không có sự trả lời là do thông
Trang 22tin về Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh không được đầy đủ Bức công
điện được kí dưới một cái tên khi đó đối với Matxcơva còn mới mẻ Hơn nữa theo các chữ cái tiếng Nga, họ của lãnh tụ mới của Việt Nam không
thống nhất Khi thì viết “Khôxkhimingơ” khi thì “Khôtrimin” Tuy nhiên
đây chỉ là một cách lí giải
Sự không trả lời bức công điện trên đây chỉ có thê giải thích bằng
những nguyên nhân sâu xa đó là xuất phát từ chính sách đối ngoại của Liên
Xô nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng Song với lòng tha thiết muốn hợp tác với Liên Xô và các nước dân chủ trong lời kêu gọi gửi Liên
Hợp Quốc cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đối với các
nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp
tác trên mọi lĩnh vực” [19,470]
Bằng những hoạt động hướng ra bên ngoài của Đảng như đã đề cập,
các phái viên của Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với các tổ chức, đại sứ
quán của Liên Xô ở các nước để tuyên truyền làm rõ ý nghĩa và vị trí cách
mạng Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước Liên Xô Từ
năm 1947, khi cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Việt Nam có những
thay đổi căn bản mang tính tích cực, cùng với đó, tình hình thế giới hết sức
thuận lợi, nhất là thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, với chính sách đối
ngoại chủ động của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì Việt Nam đã trở
thành mối quan tâm lớn đối với thế giới Đặc biệt đối với các cường quốc
khi lợi ích chiến lược của họ có liên quan đến cục diện cuộc chiến ở Việt
Nam thì lúc này Liên Xô bắt đầu có nhiều chú ý hơn tới cách mạng nước ta
Như Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ: “7ø có mạnh thì họ mới chịu “đếm
xỉa đến” Ta yếu thì chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dâu là kẻ ấy là
bạn đồng mình của ta vậy” [8.244].
Trang 23Thật vậy, bước sang năm 1950 thời điểm đã có những điều kiện
khách quan và chủ quan để có thể kêu gọi các nước công nhận và đặt quan
hệ ngoại giao với Việt Nam Trong bản tuyên bố ngày 14/1/1950, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ nước VNDCCH nêu rõ: “Chính phú nước VNDCCH là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam Căn cứ trên quyên lợi chung, chính phủ VNDCCH sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đăng, chủ quyên lãnh thổ và chú quyên quốc gia của nước Việt Nam để cùng nhau bảo vệ hoà bình
và xây đấp dân chủ thế giới ” [19,78]
Chỉ trong tháng I và tháng 2 năm 1950, sau khi Liên Xô, Trung
Quốc công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì tất cả các nước dân
chủ nhân dân đều lần lượt công nhận nước ta Liên Xô tuyên bố công nhận nước VNDCCH về mặt ngoại giao vào ngày 30/1/1950
Đánh giá về việc Liên Xô, các nước đân chủ nhân dân công nhận và
đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Máy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc thang lợi to nhất trong
lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất trên thể giới — Liên Xô và Trung Quốc đã thừa nhận nước VNDCCH là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thể giới Nghĩa là ta đã đứng hắn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống để quốc Chắc rằng, cuộc thắng lợi chính trị
dy sẽ là cái đà cho thang lợi sau này” [19,81-82]
Như vậy, với sự hình thành thế giới hai cực đối đầu sau chiến tranh
và những chuyển biến mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và khu vực; xuất phát từ lợi ích riêng và chung cùng với những nỗ lực trong hoạt
động đối ngoại của hai bên; từ mối quan hệ trên tinh thần cách mạng trước
đó; ngày 30/1/1950, Liên Xô và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
Trang 241.3 Chính sách đối ngoại của Liên Xô
Như đã nói ở trên, sau chiến tranh, vị trí của Liên Xô được nâng cao
trên trường quốc tế, trở thành cường quốc mạnh nhất ở Châu Âu, là trụ cột
của phe XHCN Tuy nhiên, do bị ton thất nặng nề, nên sau khi chiến tranh
kết thúc, Liên Xô khẩn trương bắt tay vào việc khôi phục đất nước mà không
có bất kỳ sự viện trợ nào từ bên ngoài Bằng tinh thần lao động sáng tạo và cần cù, tự lực cánh sinh, Liên Xô đã giành được những thắng lợi quan trọng
trong kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1946 — 1950) về khôi phục và phát triển
nền kinh tế quốc dân Trên các lĩnh vực khác, Liên Xô cũng gặt hái được nhiều thành tựu, nhất là lĩnh vực quốc phòng Năm 1949, Liên Xô chế tạo
thành công bom nguyên tử, chấm đứt sự độc quyền của Mỹ về loại vũ khí
này
Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước như vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh
Xuất phát từ bản chất nước một XHCN, chính sách hoà bình, hợp
tác, hữu nghị vẫn là điểm chủ chốt cơ bản trong hoạt động ngoại giao của nhà nước Xô Viết kể từ khi thành lập Chính sách đối ngoại này lại càng được phát huy sau chiến tranh, trong điều kiện Mỹ luôn tìm cách phá vỡ nền
hoà bình bằng việc phát động “chiến tranh lạnh”, tiêu diệt Liên Xô và hệ thống XHCN
Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến
tranh được thê hiện ở những khía cạnh sau: “Pháf triển tình đoàn kết anh em
với các nước dân chủ nhân dân, củng cố toàn diện hệ thông XHCN thể giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước đang đầu tranh xoá bỏ
ách thống trị thực dân, hợp tác với các quốc gia độc lập trẻ tuổi, bảo vệ nễn
hoà bình, vạch trần chính sách đe doạ an ninh chung của giới cẩm quyển
Trang 25Mỹ và có những biện pháp đích đáng đổi với những hành động của chúng”
[17,26] Triển khai chính sách đối ngoại này, trước hết Liên Xô củng cô
vành đại phía Tây bằng cách ủng hộ về mọi mặt các nước dân chủ nhân dân Trung - Đông Âu
Để giúp các nước này khôi phục nền kinh tế do chiến tranh tàn phá
và tiếp tục phát triển, Liên Xô đã tiến hành ký kết các hiệp ước hữu nghị và
giúp đỡ lẫn nhau với các nước dân chủ nhân dân: Tiệp Khắc, Nam Tư
(1945); Hungari, Bungari, Rumani (1948) Nhữngkhoản tín dụng dài hạn, sự
giúp đỡ về khoa học — kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu, lương thực và kinh nghiệm quản lí kinh tế mà Liên Xô dành cho các nước Trung - Đông Âu theo các hiệp ước hữu nghị trên đây đã giúp họ chống lại chính sách bao vây, sự cô lập kinh tế do Mỹ và các nước Tây Âu tiễn hành Đồng thời, qua
đó, Liên Xô đã xác lập vai trò ảnh hưởng vững chắc của mình ở khu vực Trung - Đông Âu Liên Xô cũng đóng vai trò là trụ cột, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập tháng 1/1949 giữa các nước đó
Trong lĩnh vực chính trị - quân sự, Liên Xô tích cực giúp các nước
này xây dựng nhà nước theo định hướng XHCN và bảo vệ lãnh thổ quốc gia
của họ Sự nỗ lực quan trọng của Liên Xô trong lĩnh vực này là chế tạo
thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ và tạo thế cân
bằng về loại vũ khí chiến lược này .Điều đó không chỉ tạo sự ổn định vững
mạnh cho phe XHCN mà còn tiếp tục củng có, nâng cao vị trí và ảnh hưởng của Liên Xô trên trường quốc tế
Tuy nhiên, không dừnh lại ở việc bảo vệ, củng cố thành quả đạt được ở Châu Âu, Liên Xô tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở
khu vực khác, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Trước hết,
Liên Xô tận tình giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cho cuộc cách mạng giải
Trang 26phóng Trung Quốc trong giai đoạn (1946 - 1948) Sự giúp đỡ đó của Liên
Xô đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cách mạng Trung Quốc năm 1949 Sau khi nhà nước CHND Trung Hoa ra đời, Liên Xô đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tiếp tục ký “Hiệp ước hữu nghị liên
minh và tương trợ” vào ngày 14/2/1950 Đó là sự kiện tác động mạnh mẽ tới quan hệ giữa Liên Xô với các nước Châu Á, đặc biệt tạo sự chuyên biến mới
trong quan hệ Việt Nam — Trung Quốc — Liên Xô
Đối với Việt Nam, sau chiến tranh thế giới thứ II, trong khoáng thời
gian từ năm 1945 đến năm 1950, mối quan hệ Việt Nam — Liên Xô vẫn chỉ
dừng lại ở việc ủng hộ tuyên truyền ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, còn mối quan tâm trực tiếp của Liên Xô đối với Việt Nam hầu như chưa có Liên Xô cũng hoàn toàn chưa tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Hơn nữa, Liên Xô không muốn đụng chạm đến quyền lợi của thực dân Pháp ở Đông Dương Theo thoả thuận tại Hội nghị lanta (2/1945) và Hội nghị Pôtxđam (7/1945), Đông Nam Á và Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây (Anh, Pháp) Mặt khác chúng ta cũng không nên bỏ qua cái lí giải của Patti trong cuén “Tai sao Viét Nam” khi ông cho rằng: Liên
Xô sau cuộc đánh phá ác liệt của bọn quốc xã cần có thời gian để xây dựng lại Những người cộng sản trên toàn thế giới cần phải giữ vững đường lối theo xu hướng này và bảo tồn lấy lực lượng của họ
Đối với Liên Xô, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã
giúp Liên Xô xác lập vị trí của mình ở khu vực Châu Á rộng lớn, từ đó tiếp
tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở khu vực này
Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam — Trung Quốc cùng sự
chuyên biến về chất của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam lại như
Trang 27một nhân tổ mới tiếp thêm sức mạnh cho chính sách đối ngoại của Liên Xô
được triển khai thuận lợi ở khu vực Châu Á
Do đó, có thể nói chính sách đối ngoại chủ động tích cực của Liên Xô
là một trong những nhân tố góp phần đưa tới sự xác lập mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô, đưa tới sự lớn mạnh không ngừng của phe XHCN
Như vậy, với sự hình thành trật tự thế giới hai cực đối đầu sau chiến
tranh và những chuyền biến mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và khu vực; xuất phát từ lợi ích riêng và chung cùng với những nỗ lực trong
hoạt động đối ngoại của hai bên; từ mối quan hệ trên tinh thần cách mạng
trước đó; ngày 30/1/1950, Liên Xô và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
Trang 28Chương 2
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ THỜI KỲ 1950 - 1975
2.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô giai đoạn 1950 - 1964
2.1.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô giai đoạn 1950 - 1954
2.1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới:
Thời gian này, sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ ngày càng trở nên gay
gat Chiến tranh lạnh lên đến đỉnh điểm được đánh dấu bằng chiến tranh cục
bộ Triều Tiên (1950 - 1953) và hàng loạt những sự kiện quan trọng trong quan hệ quốc tế
Cùng với việc củng cố địa vị của mình ở Tây Âu và những khu vực khác, Mỹ đã xác lập những căn cứ và liên minh quân sự bao quanh Châu
Á - Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản đang phát triển ở
Châu Á Năm 1951, Mỹ ký Hiệp ước an ninh với Philippin, lập khối liên
minh quân sự ANZUS gồm Mỹ, Niudilân và Ôxtrâylia Trong những năm
1952, 1953 và 1954, Mỹ tiếp tục ký Hiệp ước phòng thủ chung với Nam
Triều Tiên, Đài Loan và thành lập khối liên minh quân sự SEATO ở ĐNA
Ngoài ra, Mỹ còn thành lập các căn cứ quân sự ở Nhật, Nam Triều Tiên, Đài
Loan, Philippin, Thai Lan, Pakistan
Đây cũng là khoảng thời gian Liên Xô có nhu cầu bức thiết là vừa
phải củng cố nội lực, vừa phải củng cố an ninh quốc phòng cho các đồng minh Châu Âu để đảm bảo an ninh vành đai phía Tây - lợi ích sống còn của
Liên Xô Tuy nhiên, trước việc Mỹ mở rộng vi tri của mình ở khu vực Châu
Á, Liên Xô buộc phải cân nhắc, nhất là những diễn biến của phong trào
cách mạng ở Đông Dương với sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ
Trang 29Tình hình Việt Nam:
Kê từ sau chiến thắng Biên Giới (10/1950), cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân đân Việt Nam bước vào giai đoạn mới với liên tiếp những thắng lợi trên chiến trường Năm 1952 ta có chiến thắng Hòa Bình và chiến thắng Tấy Bắc Năm 1953 — 1954 ta thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân
Và cuối cùng, đến tháng 5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu
thắng lợi quyết định trên chiến trường quân sự Ngoài ra, nhân dân Campuchia và Lào cũng đã giành được những thắng lợi to lớn Sự thất bại của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương làm cho kế hoạch của để quốc Mỹ muốn lợi dụng người Pháp để ngăn chặn sự “xâm lấn” của Chủ nghĩa Cộng sán xuống Đông Nam Á cũng đồ bể Trước tình hình đó, dé
quốc Mỹ buộc phải thực hiện chính sách “lấp chỗ trống” tại Việt Nam Việt
Nam và Đông Dương trở thành điểm nóng trong quan hệ quốc tế, nơi đối đầu Đông — Tây
Đây là khoảng thời gian, quan hệ Liên Xô - Trung Quốc hoa thuận Trung Quốc đang bước vào thời kỳ củng cô và xây dựng đất nước với
sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô Ngày 14/2/1950, Liên Xô và Trung Quốc ký
Hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ Như vậy, quan hệ tốt với Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô giúp đỡ cách mạng Việt Nam
và ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ
Tuy nhiên, từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, khi “chiến tranh
lạnh” lên đến đỉnh điểm, xuất hiện xu thế hòa hoãn giữa các dé quéc dé giải
quyết những vấn đề quốc tế Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao bốn cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp tại Beclin (1/1954) đã đưa ra những biện pháp làm dịu tình hình quốc tế và triệu tập hội nghị năm nước lớn với sự tham gia của CHND Trung Hoa để giải quyết hàng loạt vấn đề Vấn đề
Trang 30Đông Dương và Triều Tiên theo đó sẽ được giải quyết ở Hội nghị Giơnevơ
(Thụy Si)
Tình hình trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Việt - Xô Một mặt, Liên Xô ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt
Nam; mặt khác, vì lợi ích chiến lược của mình, Liên Xô cũng muốn tìm giải
pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương
2.1.1.2 Chú trương của Đảng về đối ngoại
Sau khi thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ
nghĩa, hướng hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam là củng cô quan hệ với các nước anh em, đồng thời mở rộng quan hệ với nhân dân Pháp, với các
tổ chức hòa bình, dân chủ quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ để
đây mạnh kháng chiến (1950) Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung
ương Đảng cũng chú ý khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào ngoại viện, đòi hỏi sự tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự lực cánh sinh Trong điều kiện đó, Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh đã nhận định:
“ là tiền đồ trên phòng tuyến chống để quốc ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện
là nơi xung đột giữa hai lực lượng dân chủ và phản dân chủ trên thể giới
Như vậy, việc Liên Xô và các nước dân chủ công nhận và đặt quan hệ ngoại
giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chứng tỏ rằng Việt Nam là một vấn đề quốc tế"
Trước sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội đại
biểu lần thứ II của Đảng họp tại Tuyên Quang (2/1951) quyết định đưa Đảng
ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam Đại hội đã
phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối ngoại, tuyên bố
công khai vấn đề Việt Nam là một thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa, một bộ phận của các lực lượng dân chủ trên thế giới Bản báo cao "Ban về
Trang 31cách mạng Việt Nam" do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội nêu rõ mục tiêu cách mạng Việt Nam là là phải tiêu diệt Pháp, đánh bại bọn
can thiệp Mỹ giành độc lập thống nhất hoàn toàn, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới Và cũng từ nhiệm vụ trên, Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại như sau: "Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính chất dân tộc và dân chủ Nguyên tắc cơ bản của chỉnh sách đó là: bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia; ung hộ phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc
địa; bảo vệ hoà bình dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến, đoàn kết chặt
chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, hợp tác
thân thiện, tự do và bình đẳng với Chính phú và nhân dân các nước trên cơ
Vì vậy, Đảng và Chính phủ chủ trương tắng cường các hoạt động đoàn kết, giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia phát triển Ngày 11/3/1951, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được tô
chức Hội nghị quyết định thành lập khối Liên minh chiến đấu Việt - Miên -
Lào trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau
Cùng với việc thiết lập và mở rộng ngoại giao Nhà nước, hoạt động ngoại giao nhân dân cũng phát triển Trong thời gian này, Chính phủ ta cử
đoàn đại biểu tham dự Đại hội hoà bình thế giới lần thứ hai tại Vácsava (11/50), tham dự Hội nghị hoà bình châu Á - Thái Bình Dương tại Bắc Kinh
(10/1952)
Từ giữa năm 1953, tình hình thế giới xuất hiện một số nhân tố mới tác động đến chiều hướng phát triển của chiến tranh ở Đông Dương: Cuộc
“chiến tranh lạnh” ở vào thời kỳ quyết liệt, hai hệ thống chính trị đối lập
nhau là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đấu tranh gay gắt; cuộc đàm
Trang 32phán về chiến tranh Triều Tiên đã dẫn đến việc ký kết hiệp định đình chiến ở
Triều Tiên ngày 27/7/1953 Kết cục của chiến tranh Triều Tiên thúc đây xu hướng các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua một
giải pháp quốc tế
Trước tình hình trên, Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp thương lượng về Đông Dương trong khuôn khổ một hội nghị nhiều bên Để tác động
mạnh vào nội bộ Pháp và tranh thủ dư luận thế giới, khi trả lời báo Thụy
Điển Expressen Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Hiện nay nếu thực dân
Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục
cuộc chiến tranh ái quốc đến thẳng lợi cuối cùng Nhưng nếu Chính phú Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và chính phủ Việt Nam Dân chú Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là
chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nên độc lập của thật sự của nước Việt
Nam” Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói thêm: “Việc (hương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chính phủ Pháp ” [2.168-169]
Tuyên bố của Hồ chủ tịch gây tiếng vang lớn trên thế giới nhất là
Pháp Các đoàn thể và nhiều nhà chính trị Pháp sôi nổi đòi Chính phủ Laniel
đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh
Nhiều nước Á, Phi độc lập cũng lên tiếng mạnh mẽ đòi Pháp chấm
dứt chiến tranh ở Đông Dương để nhân dân 3 nước này được hưởng hoà
bình, tự do và mưu cầu hạnh phúc
Tháng 10/1953, Đại hội công đoàn thế giới lần thứ ba với sự tham dự của đại biểu 79 nước đã quyết định lẫy ngày 19/12/1953 làm “Ngày đoàn kết
Trang 33với nhân dân Việt Nam anh dũng và đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh
xâm lược Việt Nam”
Trước sức ép của dư luận, ngày 12/11/1953, Thủ tướng Laniel phải tuyên bố: “Nếu một giải pháp danh dự xuất hiện trong khung cảnh địa phương hoặc trong khung cảnh quốc tế, nước Pháp sẽ vui lòng chấp nhận một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ”(4.138]
Như vậy, xét một cách toàn diện, hoàn cảnh quốc tế cho thấy chính
phủ cũng như dư luận nhiều nước trên thế giới đều đồng tình đấu tranh mạnh
mẽ thúc đây xu thế đòi rút quân, chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp Vấn đề Việt Nam và vấn đề Đông Dương lúc này đã trở thành
điểm nóng được dư luận thế giới quan tâm theo dõi Đó là nhân tố thuận lợi
cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta
Chính vì vậy, kế từ sau chiến thắng biên giới 1950, ta liên tiếp mở
nhiều chiến dịch tấn công vào hệ thống phòng tuyến của địch và với chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ta đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược
Pháp có can thiệp Mỹ, buộc Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị Giơnevơ dé bàn về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương Đến ngày 21-7-1954 Hội nghị kết thúc với việc ký kết Hiệp đinh Giơnevơ
Việc ký kết thành công Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi quan
trọng và đỉnh cao của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược Nó góp phân phá thể bị bao vây cô lập, mở rộng quan
hệ quốc tế, buộc chủ nghĩa để quốc phái công nhận các quyền dân tộc cơ
bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và vẹn toàn lãnh thổ, tạo
cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam đấu tranh chống sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ trong suốt 21 năm tiếp theo
Trang 342.1.1.3 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trên các lĩnh vực
* Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trên lĩnh vực chính trị:
Sau Cách mạng Tháng Tám, cách mạng Việt Nam gặp vô vàn khó khăn Đất nước bị cô lập là một vấn đề rất đáng lo ngại lúc bấy giờ Không
có một nước nào công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tình trạng
này kéo dài đến tận đầu năm 1950 Trong khi đó, đến cuối năm 1949, đầu
năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bắt đầu bước sang giai đoạn
hoàn toàn mới: phản công Tình hình này yêu cầu một sự viện trợ lớn về vũ
khí để quân đội Việt Minh có thê đối đầu với quân đội Pháp trên các chiến
trường lớn Trước yêu cầu mới của cách mạng, với tinh thần chủ động, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tiễn hành cuộc hành trình bí mật sang Matxcơva sau
khi đã thăm Trung Quốc vào ngày 3/2/1950 Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt — Xô Vi trong cuộc gặp này, Chú tịch Hồ Chí Minh đã gặp những nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Xô như Stalin, Môlôtôp,
Khơrutsôp Qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo về tình hình cách
mạng Việt Nam, đường lối chiến lược của Đảng Cộng Sản Đông Dương để
Liên Xô hiểu rõ nội tình cách mạng Việt Nam Sau khi nghe Chủ tịch Hồ
Chí Minh trình bày xong, đồng chí Xtalin nói: “7rước kia do nhiều nguôn
tin chưa chính xác nên lãnh đạo Liên Xô chưa hiểu tình hình Việt Nam, nay
Liên Xô đồng tình với đường lỗi của ĐCSVN, sẽ cùng với các nước XHCN
công nhận VNDCCH: và tích cực viện trợ cho Việt Nam trong cuộc khang
chiến và đào tạo cán bộ cho xây dựng hòa bình, Liên Xô sẽ phối hợp với
Trung Quốc vé van dé viện frợ” [21,121] Chuyến đi này thực sự là dịp dé
quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau
Nhằm thúc đây sự phát triển của mối quan hệ Việt — Xô, trong khoảng thời
gian từ năm 1950 đến 1954, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực nhằm
Trang 35củng cố tình hữu nghị Việt — Xô, củng cố vai trò lãnh đạo của Liên Xô đối với phong trào đầu tranh vì hòa bình thế giới
Do đó, vào tháng 10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva dự
đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô Tại đại hội, Người đã bày tỏ
tình đoàn kết gắn bó của Đảng và nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và
nhân dân Liên Xô Qua bản tham luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân
Liên Xô và bạn bè quốc tế có dịp hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân Việt Nam
Cũng trong năm 1952, một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước diễn ra, đó là việc thành lập Đại sứ quán Việt Nam tại Matxcơva
(4/1952) do Nguyễn Lương Bằng làm đại sứ quán đầu tiên Sự kiện này không chỉ khẳng định sự trưởng thành của quan hệ Việt - Xô, mà qua đó chính phủ Liên Xô còn mở một “cửa số nhìn ra thể giới và Châu Au” cho
Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với thế giới, trước hết là với
Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Au
Trên diễn đàn khác, Việt Nam luôn đứng về phía Liên Xô đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội Kể từ năm 1950, cùng với Liên Xô,
Việt Nam tích cực tham gia nhiều hoạt động quốc tế bảo vệ hòa bình như
Đại hội hòa bình thế giới ở Viên (11/1951), Hội nghị Châu Á - Thái Bình
Dương vì hòa bình tổ chức ở Bắc Kinh (10/1952)
Kể từ sau cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại nguyên soái Stalin (3/2/1950), Liên Xô đã chủ động phối hợp với Việt Nam và các nước DCND để tuyên truyền và từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên
Trang 36vào Liên Hợp Quốc Mặc dù đề nghị của Liên Xô bị Anh, Pháp, Mỹ phản
đối và phủ quyết song trong lập trường của Liên Xô vẫn luôn khẳng định
VNDCCH là đại biểu duy nhất và hợp pháp của nhân dân Việt Nam
Với tư cách là trụ cột của phe XHCN, Liên Xô còn có trách nhiệm
giúp đỡ các phong trào cách mạng trên thế giới, đồng thời củng có ánh
hưởng cuả mình ở các khu vực Trên tỉnh thần đó, Đại hội lần thứ XIX
DCSLX (10/1952) da nhan manh tam quan trọng của sự ủng hộ lẫn nhau
giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng phái vô sản khác trên thế giới
Day là cơ sở đề mối quan hệ Việt — Xô tiếp tục phát triên
Song từ năm 1953, vì lợi ích chiến lược của mình, Liên Xô bắt đầu
điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm làm dịu tình hình căng thăng Theo
đó, Liên Xô đã nhận lời mời với Anh - Pháp điều đình với chính phủ Triều Tiên giải quyết vấn đề tù binh, chiến tranh và ngoại kiều trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng hai miền Triều Tiên Kết cục chiến tranh Triều Tiên đã
mở ra xu hướng mới cho việc giải quyết vấn đề xung đột vũ trang ở Đông Dương bằng một giải pháp hòa bình, bằng thương lượng giữa các nước lớn
và các dân tộc bị xâm chiếm Vì vậy, ngày 4/8/1953 Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập Hội nghị 5 nước lớn: Liên Xô - Pháp -
Anh - Mỹ và Trung Quốc để tìm cách làm giảm bớt tình hình căng thắng ở Viễn Đông và Đông Dương
Việc Liên Xô chủ động đề nghị họp Hội nghị Giơnevơ trong lúc ở Việt Nam tình hình chiến sự đang trên đà tiễn mạnh có lợi cho cách mạng
Việt Nam Đáng và Nhà nước ta quyết tâm đánh quy Pháp rồi mới đàm phán
để tránh trường hợp đất nước bị chia cắt như ở Triều Tiên
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm có nguy cơ Mỹ trực tiếp thay thế Pháp can thiệp, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương Vì vậy, đề nghị của Liên Xô là phù hợp với chủ trương hòa dịu tránh đụng đầu với Mỹ của ta tại
Trang 37thời điểm này Với chính sự nỗ lực của nhân dân Việt Nam cùng với sự hỗ
trợ của Liên Xô và Trung Quốc, ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ về
chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết bất chấp sự phản đối cua My
Việc ký kết Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi lớn không chỉ với riêng
Việt Nam mà còn của lực lượng dân chủ thế giới, của chính sách hòa bình của Liên Xô như Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhắc: “Chính sách bảo vệ hòa
bình thể giới và những có găng cúa Liên Xô tại Hội nghị Giơnevơ đã giúp
nhân dân Việt Nam lập lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ” [5,62] Điều này tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho cách mạng Việt Nam, buộc các nước đề quốc phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ
bản của Việt Nam Nó mang lại hòa bình cho cho miền Bắc Việt Nam tiến lên CNXH, tạo điều kiện để xây dựng hậu phương lớn cho miền Nam đánh
thắng giặc Mỹ sau này
Với Liên Xô, có nền hòa bình thì chiến lược ổn định vùng Viễn Đông
của họ mới thực hiện được Qua đó, Liên Xô mới có điều kiện tập trung cho
khu vực Đông Âu, nơi sống còn của chế độ Xô Viết Như vậy, ý nguyện mà
Liên Xô đặt ra khi đến với hội nghị đã được thực hiện
Tuy vậy, Hiệp định Giơnevơ vẫn có chỗ hạn chế: “Mô sự dong y
ngẫm giữa các bên thương lượng” không có ký kết nên đã tạo ra khe hở cho
Mỹ nhảy vào Đông Dương [16,449-450]
Nhưng có thể nói, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước thời gian này đã rất thuận lợi cho các mỗi quan hệ trên những lĩnh vực khác + Quan hệ Việt Xô trong vấn đề viện trợ quân sự:
Sau khi hai nước thiết lập mối quan hệ với nhau, thực hiện lời hứa
trong cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Stalin (3/1950), Liên Xô
bắt đầu viện trợ những khoản vật chất quan trọng đầu tiên cho Việt Nam bao
Trang 38gồm: pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải môtôrôla và thuốc quân y
[11,412] Những mặt hàng này được chuyển qua Trung Quốc, cùng hàng Trung Quốc đến với cách mạng Việt Nam
Theo số liệu thống kê của phía Việt Nam, từ tháng 5/1950 đến tháng
6/1954, Việt Nam đã nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế, với tổng
trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước DCND khác Trong
đó, phần lớn số hàng viện trợ này là của Liên Xô [15,19]
Theo tính toán của các nhà quân sự Việt Nam, riêng về mặt vật chất, toàn bộ số viện trợ vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước DCND khác, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số vật chất mà bộ đội chủ lực Việt Nam
sử dụng ở chiến trường Bắc Bộ những năm 1950 - 1954 [23,42] Song, ý
nghĩa to lớn của nguồn viện trợ này ở chỗ, nhờ đó sức mạnh của các lực
lượng vũ trang được phát triển, góp phần vào thắng lợi quan trọng của chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc (1952), chiến cuộc Đông Xuân 1953 — 1954 và đặc biệt là chiến địch Điện Biên Phủ (5/1954)
Hơn nữa, nguồn viện trợ này là những viện trợ không hoàn lại và thường vượt mực Việt Nam đề nghị Điều đặc biệt có ý nghĩa là trong số những mặt hàng quân sự Liên Xô viện trợ cho Việt Nam hầu hết là những mặt hàng chiến lược có tính dã chiến tiến công cao, uy lực mạnh như: xe vận
tai môtôrôla, tiêu liên K50, pháo cao xạ 37 ly, nhất là hoá tiễn Hạ Đây là lần đầu tiên bộ đội Việt Nam được dùng vũ khí Cauchiusa - một vũ khí nỗi tiếng
tạo khả năng cơ động mạnh, tiến công nhanh cho quân đội Việt Nam trong
trận Điện Biên Phủ Việc sử dụng Cachiusa đã gây tâm lí hoang mang, hoảng sợ trong quân đội Pháp: “Những tên lính lê dương trong đó có không
ít những tên Đức đã tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô của phát xít Hitle đã phải kêu 1én “Hod luc Stalingrat” va “ching vitt vii khi dé lăn
Trang 39xuống chiến hào” [19, 350] Điều đó, đã góp phần làm cho chiến dịch Điện Biên Phủ nhanh chóng kết thúc thắng lợi
Như vậy, những khoản vật chất đầu tiên của Liên Xô đã đến với Việt
Nam tuy chưa phải là lớn (vì thời gian này, Việt Nam chủ yêu nhận viện trợ
từ phía Trung Quốc) nhưng đã mang lại ý nghĩa không nhỏ cho cách mạng Việt Nam, góp phần đánh thắng thực đân Pháp xâm lược và lập lại hoà bình
ở miền Bắc
* Quan hệ Việt Nam — Liên Xô trên lĩnh vực giáo dục — đào tạo và văn hoá - xã hội:
Cùng với những khoản viện trợ vật chất, Liên Xô cũng chú trọng tới
việc đảo tạo cán bộ cho Việt Nam Nhằm đảo tạo nguồn nhân lực chủ chốt
giúp Việt Nam xây dựng, khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh
Theo nguồn tài liệu ở Việt Nam thống kê cho biết: Năm 1951, có 21
sinh viên, nghiên cứu sinh và thực tập sinh Việt Nam học tập tại Matxcơva
[26;132] Nhưng năm 1953, số sinh viên học tập tại Liên Xô đã tăng lên là
49 người Đến năm 1954, Liên Xô đã nhận 200 sinh viên Việt Nam sang học tại các trường đại học và cao dang Số học sinh này được phân học theo
nhóm nghành: Nông học, y học, kinh tế, tài chính, công nghiệp, điện lực,
thuỷ lợi, khoáng nghiệp, cầu đường, chế tạo máy [8;1-11] Đây chính là lớp sinh viên thứ hai sau lớp sinh viên đầu tiên học ở trường Đại học Phương Dong Matxcova được Liên Xô đào tạo trên tinh thần quốc tế Những sinh viên này khi trở về nước đã trở thành lực lượng nòng cốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước
Đồng thời, từ năm 1950, Liên Xô cũng ra sức tuyên truyền, cổ vũ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin dai chúng như: Đài phát thanh Matxcơva (buổi tiếng Việt), các báo lớn
như báo Sự Thật, Tin Tức, Lao Động, các báo của quân đội và hải quân Xô
Trang 40Viết như Sao Đỏ, Hải Quân Đỏ Nhiều tác giả Xô Viết còn sáng tác va in
thành sách nhằm tuyên truyền cho cuộc kháng chiến của Việt Nam như:
“Những ngưòi Xô Viết chúng tôi”, “Thép đã tôi thế đấy” Tiếp cận với
những tác phẩm văn học Xô Viết, độc giả Việt Nam gặp được hình ảnh
những người Xô Viết đũng cảm, anh hùng Nó tác động Mạnh mẽ tới trái tìm người Việt Nam và là tắm gương sáng trong việc giáo dục lòng yêu nước cho độc giả Việt Nam Hơn nữa, những ảnh hưởng về mặt nội dung và
phong cách nghệ thuật ở các nhà văn Xô Viết chính là nguồn “đinh dưỡng”
mới góp phần vào việc bồi dưỡng lớp nhà văn mới ở Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp Khẳng định điều này, hãy nghe lời bộc bạch của một số nhà văn Nhà văn Nguyễn Văn Bồng Viết: “Những sách ấy cúa nước bạn dạy cho chúng tôi phải sống và chiến đấu như thế nào, gợi cho chúng tôi phải viết về đồng bào và chiến sĩ đất nước mình ra sao” [41; 80-81]
Một khía cạnh khác trong việc hợp tác văn hoá giữa hai nước là mối
quan hệ giao lưu trên lĩnh vực điện ảnh và nghệ thuật Trong cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, hai nhà điện ánh người Nga Kamen và I Buagimov là người đã quay các thước phim lịch sử đầu tiên về
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam Nhờ đó, thế giới mới
biết và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Thông qua hoạt động điện ảnh nước bạn đã góp phần đặt nền tảng cho nghành điện
ảnh của Việt Nam ra đời
Về phía Việt Nam, năm 1951 trong dịp đi dự Đại hội liên hoan thanh
niên và sinh viên thế giới, đoàn văn công Việt Nam đã dừng lại biểu diễn ở
Liên Xô, mang tới khán giá Liên Xô thưởng thức những vở chèo, tuông, những điệu múa truyền thống của Việt Nam Những tiết mục này đã được nhân dân Liên Xô hoan nghênh và ca ngợi Đây là khoảng thời gian mà sự hợp tác giữa các tổ chức quần chúng xã hội của hai nước đã mang lại những