1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh đạo xây dựng ATK trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1954

74 1K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 15,88 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954 Em xin

bày tô lòng cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Khuất Thị Hoa — Người đã tận

tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch sử đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua

Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành khóa luận

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan với đề tài: “ Đảng lãnh đạo xây dựng ATK Trung

ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954 ” là kết quả

nghiên cứu của riêng tôi dựa trên những kiến thức đã được học trong chuyên

ngành Lịch sử Đảng và các tài liệu tham khảo, đặc biệt dưới sự giúp đỡ của

Trang 3

MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Phần mở đầu - 2 - -S%SxSSSEtSEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEkErkrsrkerkerkrrs 1 1 Lí do chọn đề tài sa

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .-ccce¿ weed

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu wed

4 Nguồn tu liéu va phuong phap nghién citu 4

5 Bố cục tiểu luận . - c6 tt StSEEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEkerkerkrrrkervee 4

Phần nội dung 2-22 ©SSEE22EESEEE2EEE22112711221E 221.21 1E crrcrek 5

Chương 1: Quá trình hình thành, xây dựng và bảo vệ ATK Trung

ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) 5

1.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng An toàn khu (ATK) 5 1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về ATK (hậu phương) 5

1.1.2 Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng

V0 7

1.1.3 Thực tiễn chỉ đạo xây dựng ATK thời kỳ tiền khởi nghĩa của

0.0 1 10 1.2 Quá trình hình thành ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp - 2-25 ©2SccccEevcxxcerreerrred 15

1.2.1 Vị trí chiến lược, truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của Việt Bắc cv l5

1.2.2 Sự ra đời của ATK Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc 20 1.3 Quá trình xây dựng và bảo vệ ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp . -22-©22©SEeccxecrxerrkerreerek 24

1.3.1 Xây dựng ATK Trung ương vững mạnh về mọi mặt 24 d ChÍHh ÍTỊ cv vn ngư 24

Trang 4

b Kinh tế- xã hội -cccccccccHHHHHHHHHH HH ưêu 27 C ÂN SỤV BQT TH TT HH HT HH HT TH HH gà nrc 30

CÀ) 10 nng Tin g su 33

1.3.2 Tổ chức bảo vệ ATK Trung ương . -+ +©scse+c5c+ẻ 37 ad Bảo mật phÒH ĐÌG1H -.- + E+tEexeExeeereererrerrersrrrrrrrsre 37 b.Tổ chức chiến đấu đẩy lùi các cuộc tắn công quân sự của giặc 772 ã0PPPRhhúđa 1.ẮẶNnD.Ả - 42 Chương 2: Đặc điểm và vai trò của ATK Trung ương ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) 51

2.1 Đặc điểm của ATK Trung ương -222+2ce+cxecrxecrxerreerrs 51

2.2 Vai trò của ATK Trung ƯƠng -á-s Sen it 53

VN: 03s 0) 60 Phần kết luận . - 2 ©<+SEE+EEEEEEEEEEE 21127112 1E E1 1E crkrrei 63

Tài liệu tham khảo .- St HH HH Hi, 65 31081 0 3 68

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta kéo

dài 9 năm và giành được thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954) và việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) về chấm dứt

chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương Cuộc kháng chiến đã đề lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học về xây dựng và bảo vệ An toàn khu (ATK)

Tham nhuan lí luận cách mạng của CN Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, kế thừa và phát huy kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc nhất là trong

thời kì tiền khởi nghĩa, Đảng đã xây dựng hậu phương và một hệ thống căn cứ địa vững mạnh ATK với tư cách là một loại hình của hậu phương chiến tranh nhân đân trở thành nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho tiền tuyến, quan trọng hơn là nơi đứng chân an toàn của cơ quan đầu não kháng chiến

Theo từ điển Bách khoa quân sự “4TK là khu vực rộng lớn trong khu

vực căn cứ cách mạng, có các điều kiện thuận lợi về địa hình, địa thể, dân cư,

chỉnh sách, quân sự được tổ chức bố phòng tối, đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đổi cho các cơ quan lãnh đạo cách mạng (kháng chiến) đóng tại đó ”

Trong hệ thống các căn cứ địa, ATK mà Đáng ta đã xây dựng được

trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì ATK trung ương ở Việt Bắc

giữ một vị trí hết sức quan trọng Nó là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đối với cuộc kháng chiến chống Pháp

Nhưng cho đến nay nhận thức của người dân Việt Nam, mỗi khi nói

đến cuộc kháng chiến chống Pháp, hầu như chỉ biết đến Việt Bắc, ít người

biết đến ATK trung ương ở Việt Bắc

Trang 7

Trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay, việc nghiên cứu làm 16 quá trình hình thành, bảo vệ cũng như thành tựu hạn chế trong việc xây dựng và củng có ATK có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng ATK Trung ương ở Việt Bắc nhằm dựng lại một cách khái quát quá trình xây đựng, củng có và bảo vệ ATK Trung ương Từ đó khơi dậy lòng tự hào về truyền thống

cach mang, tinh thần dân tộc giáo dục cho thế hệ trẻ trong bối cảnh toàn cầu

hóa, quốc tế hóa hiện nay, phát huy sức mạnh dân tộc trong thời đại mới Đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954” là nội dụng luận văn tốt nghiệp của tôi có khả năng đáp ứng một phần nào đấy nhiệm vụ trên

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây việc nghiên cứu về ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu không chỉ trong giới nghiên cứu mà nhiều địa phương vốn là địa bàn của ATK cũng tham gia nghiên cứu Tuy nhiên còn hạn chế về số lượng, chưa phản ánh quá trình xây dựng củng cố ATK một cách hệ thống và đồng bộ

Năm 1986, nhà xuất bản quân đội đã cho xuất bản cuốn “ Lịch sử kháng chiến chống Pháp 1945-1954” tập II của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Cuốn sách đã trình bày những nét lớn về việc xác định địa điểm xây đựng ATK và quá trình chuyển các cơ quan lãnh đạo trung ương lên Việt Bắc

Năm 1990 phòng khoa học quân sự quân khu I biên soạn và giới thiệu

cuốn sách “Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng 1945-1975” Cuỗn sách

trình bày việc tổ chức di chuyên các cơ quan lãnh đạo lên ATK, nhắn mạnh vai trò to lớn của ATK

Báo quân đội nhân dân ngày 14-15/8/1995 có bài “Tân 7Trào- ATK”của tác giả Mạnh Hùng đề cập đến những cơ sở để Tân Trào được Bác và Đảng chọn nơi đây là điểm dừng chân an toàn trong kháng chiến chống Pháp

Trang 8

Năm 2004, báo Tuyên Quang ngày 7/5/2004 có bài “ Tờ 47K tới Điện Biên Phú ” của Nguyễn Văn Lập Bài báo đã khái quát những văn bản chỉ thị của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Tuyên Quang

Những công trình này, đù mức độ nghiên cứu khác nhau nhưng nó đã đề cập đến ATK Nó là cơ sở quan trọng, tài liệu quý cho việc nghiên cứu tìm

hiểu về ATK Trung ương ở Việt Bắc

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu:

Những chủ trương, chỉ thị và biện pháp của Đảng để xây dựng ATK Trung ương ở Việt Bắc Quá trình xây dựng và bảo vệ ATK Trung ương trong kháng chiến chống Pháp

Vai trò của ATK Trung ương với sự nghiệp kháng chiến kiến quốc Từ

đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết

3.2 Nhiệm vu

Luận văn đi sâu nghiên cứu ATK Trung ương ở Việt Bắc, cụ thé là quá trình hình thành, tổ chức xây đựng và bảo vệ khu vực tồn tại và hoạt động của cơ quan Trung ương tại căn cứ chính của cuộc kháng chiến

Trong khi nghiên cứu về quá trình hình thành xây dựng và bảo vệ ATK

Trung ương ở Việt Bắc luận cũng đề cập đến mối liên hệ giữa Trung ương và

địa phương

Thông qua đó khẳng định vai trò của nhân dân địa phương với sự tồn

tại của ATK

3.3 Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

Trong cuộc kháng chiến chỗng Pháp (1945-1954) ngoài ATK của trung ương ở Việt Bắc còn có ATK của khu, tỉnh huyện (ATK địa phương)

Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu ATK Trung ương trên địa bàn tất cả các tỉnh như Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang

Trang 9

4 Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguôn tài liệu

Thực hiện đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu các Văn kiện của Đảng và nhà nước, các bài nói bài viết của Bác trong kháng chiến chống Pháp, các chỉ thị

nghị quyết của các đảng bộ liên quan tới vấn đề ATK Đây là những tư liệu

thiết yếu để hiểu được các quan điểm, đường lối của Đảng trong xây đựng

ATK

Các tài liệu về lịch sử Đảng bộ, lịch sử kháng chiến chống Pháp, các tài liệu của Viện lịch sử quân sự Việt Nam, lịch sử công an nhân dân sẽ cung cấp nhiều tài liệu quý báu về ATK nói chung và ATK Trung ương nói riêng

Bên cạnh đó cũng có sự nghiên cứu tham khảo các công trình nghiên

cứu trước đó của các nhà nghiên cứu 4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thuộc ngành khoa học lịch sử vì vậy nhất quán phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; chủ yếu là phương pháp lịch sử và sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và lôgic Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu và nếu có điều kiện Mặt khác xuất phát từ thực tế phạm vi của ATK Trung ương rất rộng nên phương pháp so sánh đối chiếu và thống kê cũng được coi trọng để nêu lên những nét đặc thù của ATK Trung ương trong kháng chiến chống Pháp

5 Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận

có 2chương tiết:

Chương I: Quá trình hình thành, xây dựng và báo vệ A1TK Trung

ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chỗng Pháp (1945-1954)

Chương 2: Đặc điễm và vai trò của An toàn khu Trung ương trong

kháng chiến chỗng thực dân Pháp

Trang 10

PHẢN NỘI DUNG

Chương 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ATK

TRUNG UONG O VIET BAC TRONG KHANG CHIEN CHONG

THUC DAN PHAP (1945-1954)

1.1 Cơ sớ lí luận và thực tiễn về xây dựng an toàn khu (ATK)

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về ATK (hậu phương)

Hậu phương hiểu theo nghĩa hẹp: '?à nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rach roi bằng yếu tô không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự,

phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân luc, vật

lực Là nơi xây dựng và huy động sức người sức của đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến ”{34, Tr 231}

Theo nghĩa rộng đây là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, hậu phương là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua của hai bên

tham chiến Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh Quân đội nào tách khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh, không

thé tồn tại được Trong lịch sử, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thay vĩ

đại của cách mạng vô sản — Mác, Angghen, Lênin đều nhấn mạnh đến vai trò

của hậu phương vững chắc, có tổ chức

Ăngghen đã viết “#oàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của

quân đội và do đó thang loi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ

khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư dân và kĩ thuật "26, Tr.242} Còn V.I Lênin thì cho rằng: “ Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai kiên trì đào sâu vào quân chúng nhân dân hơn, thì người đó

Trang 11

thu duoc thang loi” {22, Tr 84} Va‘ Muốn tiễn hành chiến tranh một cách

thực sự, phải có một hậu phương có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đây du” {23, Tr 497}

Nhìn chung vai tro của hậu phương được CN Mác- Lênin đánh giá cao và yêu cầu phải quan tâm trong thời chiến cũng như thời bình bởi chiến tranh

là sự thử thách toàn diện với tất cả các bên tham chiến, trong đó hết thảy các bên đều bị thử thách tiêu hao nên đòi hỏi phải được phát triển bổ sung nhằm

đè bẹp đối phương để chiến thắng Cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động lớn đến thắng hay bại của chiến tranh Tuy nhiên sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ số kinh tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết,

khoa học kĩ thuật cũng như trang bị vũ khí của quân đội mà còn dựa trên

nhiều yếu tố khác nữa

Bởi vì mặc dù hậu phương có vai trò quan trọng quyết định thành bại của chiến tranh song so sánh lực lượng của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phương, xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương như thế nào là vấn đề không hề đơn giản Hậu phương có thể chuyển hóa từ yếu sang mạnh hoặc ngược lại Cách huy động hậu phương là một vấn đề quan trọng Nó phụ

thuộc vào những yếu tố như tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của

con người, năng lực xử lí các vấn đề liên quan đến chiến tranh Muốn để hậu phương động viên sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính tri tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường, phải trải qua một quá trình xây dưng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Trong quá trình đó, hậu phương phải

Trang 12

thường xuyên tái tạo ra nhiều tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để đáp

ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến

1.1.2 Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng ATK Vận dụng sáng tạo quan điểm cơ bản của CN Mác- Lênin, tiếp thu có chọn loc tinh hoa quân sự dân tộc và kinh nghiệm của các nước, chi ra con đường duy nhất đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản, con đường đấu tranh dùng bạo lực cách mạng để đánh đồ kẻ thù dân tộc và giai

cấp, giành chính quyền Hồ Chí Minh đã sớm hình thành những luận điểm về

công tác bí mật, chỗ đứng chân của cách mạng Việt Nam, về căn cứ địa, xây dựng tổ chức cách mạng

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng cơ sở chính trị quần chúng và các đoàn thể quần chúng: các cơ sở,

các đoàn thể quần chúng này phải tổ chức bí mật, “khi khai hội, các tiểu tổ

cũng phải giữ bí mật" {17, Tr 307}

Trong tác phẩm “Công íác quản quân của Đảng trong nông dân” Những tư tưởng đầu tiên về xây dựng căn cứ địa cách mạng, chỗ đứng chân được Bác nêu ra “lẽ đương nhiên, việc tuyên truyền cổ động cách mạng cân phải được tiễn hành trong nông dân ở mọi nơi, nhưng sức mạnh chủ yếu của

Đảng phải được dồn cho một tỉnh hay vài tỉnh đặc biệt” {L7, Tr 418}, để từ

đó làm căn cứ lãnh đạo phong trào tồn quốc Trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo “Đảng cần phải quan tâm chăm sóc hơn đến những vùng tiếp giáp với các trung tâm chính trị và công nghiệp chính ”{ L7 Tr 419}

Những luận điểm đó đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới nhiệm vụ xây

dựng căn cứ, làm điểm tựa ban đầu của các đảng cộng sản trong quá trình lãnh đạo cách mạng lâu dài

Sau khi Đảng cộng Sản Việt Nam ra đời, kẻ địch điên cuồng khủng bố,

bắt bớ các đáng viên cộng sản, đàn áp phong trào cách mạng Từ nước ngoài theo dõi, chỉ đạo phong trào trong nước, Bác quan tâm tới công tác chống

Trang 13

khủng bố của Đảng, hướng hoạt động của Đảng vào các nhiệm vụ trọng yếu trong đó có việc xây dựng chỗ đứng chân của cách mạng Người đã nêu nhiều nội dung cơ bản về sự cần thiết phải tuyên truyền, xây dựng tổ chức, xây dựng chỗ đứng chân Ngay trong lời kêu gọi sau khi Đảng cộng Sản Việt Nam ra đời, Người đã chỉ rõ bản chất của khủng bồ trắng là xuất phát từ sự run sợ của Pháp, để khắc phục hậu quả khủng bố trắng, một trong những biện pháp quan trọng là công tác tố chức Người nhận xét “Việt Nam thanh niên cách mạng đông chí hội — nhờ có phương pháp tô chức tốt nên bị thiệt hại ít hơn

các nhóm khác”{18 Tr 36 }

Trong các ý kiến chỉ đạo, Người đã đặc biệt lưu ý công tác tô chức, báo

toàn lực lượng, đề phòng kẻ phán bội trong Đảng Trong thư gửi Ban chấp

hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Người nhắn mạnh “Các cơ quan không đặt bí hiệu hay sao? Sao nhiều lần bị lộ rồi mà các đẳng chí cứ chui vào? Hay có đứa phản bội chăng”

Trước tình hình bức xức đó, Người nhắc nhở TW Đảng cần sớm tìm biện pháp khắc phục: “Nên rìm mỉ thuật gì mà giữ gìn lấy đông chí trọng yếu, chứ nếu nó cứ túm mòn những vắt khá đi, thì hại cho công việc quá! Thái Bình, Phủ Lí thì nó cứ giỏ số mà bắt người, xem những việc đó thì có thé nói rằng Đảng còn kém đường bí mật công tác Họ thường hỏi tôi về vấn đề vì sao mà bị lộ? Vì sao bị? Để suy nghĩ và tìm cách sửa đổi Nhưng trong không báo cáo nén toi cting u 6” { 18, Tr 78}

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nô, Bác đã trở về nước trực tiếp

lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã chọn Cao Bằng làm chỗ đứng chân đầu tiên Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ

sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được Có nối

Trang 14

phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ

trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thé gitr {37, Tr 33}

Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ địa bàn đứng chân vững chắc phải đảm

bảo yếu tố căn bản là nhân hòa địa lợi “Mơi ấy phải có dia thé hiểm yếu che

chở và quần chúng cảm tình ủng hộ cách mạng” (18, Tr 504}

Cùng với việc chỉ đạo xây dựng căn cứ địa, Người đã nghiên cứu, truyền đạt những kinh nghiệm chống khủng bó, tạo dựng địa bàn đứng chân để cùng với Ban Thường vụ TW xây dựng ATK Dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, căn cứ địa đã hình thành, không ngừng được củng cố và mở

rộng ra khắp các tỉnh Việt Bắc, trở thành địa bàn xây dựng lực lượng, làm bàn

đạp đứng chân cho cuộc khởi nghĩa vũ trang, góp phần to lớn vào thắng lợi

của cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong tác phẩm “Chiến tranh du kích” được viết sau khi Bác về nước, tư tưởng cơ bán của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về căn cứ địa đã trình bày một cách có hệ thống Người khẳng định sự cần thiết phải tạo dựng chỗ đứng chân, coi đó là một yếu tố cơ bản của đấu tranh cách mạng Theo Người xây dựng căn cứ địa phải có địa thế, địa hình thuận lợi cho công tác bảo vệ, tiến công địch bằng chiến tranh du kích và phòng ngự tiến công Trong đó Người đặc biệt đề cao yếu tố con người Chỗ dựa vững chắc nhất, hậu phương vững chắc nhất của cách mạng là lòng yêu nước, lòng trung thành vô hạn của nhân dân đã giác ngộ với sự nghiệp cách mạng của Đảng

Trước diễn biến nhanh chóng của tình hình, cùng với việc chỉ đạo đây mạnh các hoạt động hướng vào xây dựng lực lượng sẵn sàng chớp thời cơ Người luôn đề cao công tác chống khủng bố Người nói “Việc lớn nhất hiện nay là phải củng cố lại phong trào cách mạng ở các địa phương cho vững

chắc, chống khiúng bố” Và đề đâm bảo bí mật, Người thường căn dặn “Nhớ bí mật, ta ở Đông địch ở Tây Lai vô ảnh khứ vô hình”{20 Tr 211}

Trang 15

Những luận điểm trên là cơ sở quan trọng để TW Đảng từng bước đề ra biện pháp chống khủng bố và xây dựng ATK, khu căn cứ, chỗ đứng chân của

Trung ương

1.1.3 Thực tiễn chỉ đạo xây dựng ATK thời kỳ tiền khởi nghĩa của Đảng

Phong trào cách mạng 1930- 1940 phát triển mạnh mẽ song thất bại, một trong những nguyên nhân chính đó là do Đảng đặt cơ quan TW ở đô thị, coi đô thị, trung tâm công nghiệp là dinh lũy của Đảng Chưa nhận thức đúng mức vai trò, vị trí của nông dân, nông thôn trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là nước ta một nước nông nghiệp nông dân chiếm đa số, có truyền thống yêu nước nồng nàn

Tại HN TW 6 (11-1939), Trung ương vẫn coi trọng phát triển cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng ở những nơi tập trung đông công nhân “Phải khuếch trương và củng cô các cơ sở Đảng ở các thành thị, các trung tâm kĩ nghệ và các hẳm mỏ, đôn điền” Nhưng trên thực tế TW Đảng đã chú ý đến phong trào cách mạng ở nông thôn Đảng đã cử một số cán bộ về nông thôn hoạt đông, phát triển phong trào gây dựng cơ sở quần chúng Khi chiến tranh thế giới thứ hai nỗ ra, Đảng chủ trương rút vào bí mật và chuyên trọng tâm công tác về nông thôn, hạn chế được nhiều tốn thất trong các đợt khủng bố của địch cuối năm 1939

Trong thời kì này, mặc đù khái niệm an toàn khu chưa xuất hiện chưa có những nguyên tắc tơ chức an tồn bí mật nhưng trên thực tế các vùng nông thôn quanh Hà Nội, thuộc Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Đông đã trở thành các khu an toàn, là nơi đứng chân của các cơ quan, cán bộ lãnh đạo trung ương và xứ ủy Bắc Kì

Nhận thức rõ vai trò của căn cứ địa, nơi đứng chân của các lực lượng

cách mạng trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, sau khi khởi nghĩa

Trang 16

Bắc Sơn nổ ra, TW quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn, lấy đó làm nòng

cốt cho việc xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn -Vũ Nhai

Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về tới Cao Bằng, Người đã triệu tập hội nghị Trung ương 8 (5-1941) HN quyết định chọn vùng rừng núi Việt Bắc làm địa bàn xây dựng căn cứ địa, khởi điểm là căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn-

Võ Nhai

Với kinh nghiệm dày dạn tích lũy được trong quá trình hoạt động ở nông thôn từ ngày rút khỏi Hà Nội và trên cơ sở quán triệt tinh thần HN TW 8, ngày 16-9-1941, Ban thường vụ TW đã ra thông cáo “ Phải dùng đủ cách để chống khủng bá”, bản thông cáo đã chỉ ra những biện pháp cơ bản trong công tác chống khủng bố và tổ chức ATK Trong bản thông cáo, Ban thường vụ TW nêu rõ “ khủng bố trắng là bước đường cùng, là chính sách cuỗi cùng của một nền thống trị yếu ớt sắp sụp đổ”{1, Tr 174} Vì vậy các cấp cần nhận thức rõ bản chất chính sách khủng bố của địch, tránh những xu hướng sai lầm có lợi cho chính sách khủng bố của địch Những tổn thất mà cuộc khủng bố gây ra cho ta chủ yếu là do chủ quan của ta “ Nếu xét những nguyên nhân thất bại thì ta thấy bày phân mười là do ta kế hoạch kém, chủ trương sai, tổ chức vụng về, hành động vô nguyên tắc”{1, Tr 174} Ban thường vụ

đã chỉ ra những sai lầm khuyết điểm của ta là không kịp thời chuyển hướng

công tác, thay đôi cách làm việc cho phù hợp với tình hình mới, hoạt động sơ sài lỏng lẻo, hoài nghi quần chúng, ít giác ngộ quần chúng Khi bị khủng bố thường bỏ chạy, không biết bám vào quần chúng đề vượt qua khó khăn

Ban thường vụ TW khẳng định “Không có sự võ trang tự vệ nào chắc

chắn bằng những tổ chức mạnh mẽ của quần chúng, thứ áo giáp của Đảng, thành luỹ của Đảng”{1, Tr 176} và nhẫn mạnh “ Lúc này đấu tranh chống khủng bố là một bộ phận của phong trào đấu tranh cứu quốc”{1, Tr 176} Các biện pháp chống khủng bố đã được nêu ra như: tuyên truyền, giải thích về

Trang 17

mục đích của cuộc chống khủng bố mới làm cho quần chúng hiểu được, từ đó không sợ sệt và biết cách đối phó lại; tố cáo tội ác của Pháp- Nhật; nêu cao những tắm gương hy sinh, nâng cao tỉnh thần cách mạng cuả Đảng viên và quần chúng: cố gắng thuyết phục những người lầm lỡ làm tay sai cho để quốc và lột mặt nạ bọn phản động bắt trị, tránh những hành động khiêu khích phản động, tây chay xu hướng khủng bố cá nhân; phải luôn liên lạc hàng ngũ đề tay trừ bọn khiêu khích phán động: các cấp Đảng bộ phải thường xuyên trao đồi

kinh nghiệm thất bại cho nhau

Đầu năm 1942, Ban thường vụ đã họp bàn và quyết định lập một khu an toàn gọi là An toàn khu Trung ương (ATKI) ở phía Tây Bắc Hà Nội

Để xây dựng ATK Trung ương giữa năm 1942 Ban thường vụ đã lập

đội công tác đặc biệt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban thường vụ TW Đội có

nhiệm vụ chính là phát triển cơ sở quần chúng và giáo dục tinh than quan chúng, tô chức giao thông liên lạc giữa TW và địa phương, xây dựng các tổ chức tự vệ để bảo vệ cán bộ, cơ quan

Công tác xây dựng ATK là sự kết hợp thành công giữa các công việc lựa chọn địa bàn, tổ chức hoạt động, giữ gìn bí mật, canh phòng bảo vệ trong đó yếu tố quyết định là thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc tô chức

Dia ban dé xây dựng ATK cần đáp ứng các điều kiện như: gần Hà Nội,

trung tâm chính trị quân sự đầu não của dich dé có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình; có cơ sở Đảng vững chắc và phong trào quần chúng phát triển; có thé liên hoàn để xây đựng hệ thống cơ sở, giao thông liên lạc bí mật an tồn;

địa bàn có sơng chảy qua thuộc địa bàn giáp danh hai tỉnh để có thể cơ động

Trung ương Đảng đã chọn vùng Tây Bắc Hà Nội, địa bàn giáp danh

hai tỉnh Hà Nội- Hà Đông, Hà Nội- Bắc Ninh, Phúc Yên, nằm dọc bên bờ

sông Hồng, sông Đuống để xây dựng hệ thống các cơ sở của ATK chính thức- ATKI va ATKII

Trang 18

Về tổ chức, ATK là một tổ chức rất tỉ mi, không bị động, đối phó lại

dễ dàng Trong ATK có nhiều cơ sở cách mạng để bố trí các cơ quan ATK được xây dựng theo nguyên tắc biệt lập Mỗi cơ quan chỉ đùng một việc, không dùng việc khác Công tác được tô chức song hành, đơn tuyến, biệt lập và gián tiếp

Tổ chức Đảng trong ATK được tách ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng bộ

địa phương và giao cho Đội công tác Mỗi đội viên của Đội công tác phụ trách một xã Tổ chức Đảng trong ATK không được thống nhất như Đảng bộ huyện mà mỗi đội viên Đội công tác về từng chỉ bộ sinh hoạt, phải chia nhau đi khai hội, giao việc, giáo đục quần chúng, tuyên truyền từng quần chúng để vận động họ vào tổ chức cứu quốc, kết nạp họ vào Đảng nếu đủ điều kiện

Phong trào trong địa bàn ATK được tách ra khỏi sự chỉ đạo của Đảng

bộ địa phương, nhằm đảm bảo nguyên tắc bí mật trong nội bộ và đánh lạc

hướng kẻ thù, nghiêm cắm treo cờ, khẩu hiệu, mít tinh diễn thuyết để đánh

lạc hướng kẻ thù, tưởng chừng như phong trào cách mạng đang ngủ

Mỗi cơ quan chính thức có cơ quan chính thức và có cơ quan dự bị thậm chí là hai cơ quan dự bị để đề phòng tình huống xấu xảy ra

Nguyên tắc tổ chức khoa học, bí mật nghiêm ngặt là cơ sở cho việc xây dựng thành công các ATK Trung ương và Xứ ủy, đảm bảo an toàn cho cơ quan và cán bộ chủ chốt của Trung ương trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm

Dưới sự chỉ đạo của TW, ATK Trung ương và các xứ ủy Bắc Kì đã

tách ra Xứ ủy Bắc Kì đã xây dựng được ATK của mình ở Hoài Đức gồm Tây

Mỗ, Đại Mỗ, Vân Canh, Vạn Phúc Thành ủy Hà Nội, Tỉnh ủy Phúc Yên, Hà

Đông, Hưng Yên cũng xây dựng được ATK riêng Các cơ quan của ATK không ngừng được củng cố và mở rộng theo hướng liên hoàn, cơ động cao

Đến cuối năm 1943 đầu năm 1944, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đôi, công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang cần được đây mạnh hơn

Trang 19

nữa Ban thường vụ TW quyết định xây dựng ATK thứ hai của Trung ương (ATK II) ở khu vực giáp danh của ba huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), Phố Yên,

Phú Bình (Thái Nguyên) ATK II được xây đựng đề đề phòng địch khủng bố ATKI thì Trung ương sẽ có ATKII để đứng chân Đồng thời ATKII được xây

dựng để làm nơi TW tổ chức mở lớp,hội nghị và là khu đệm nối thông con đường liên lạc quần chúng giữa ATKI với căn cứ địa Việt Bắc

Như vậy xây dựng ATK là chủ trương lâu dài, chủ động và sáng tạo của Đảng trong quá trình vận động cách mạng 1939-1945 Công tác xây dựng ATK Trung ương phải trải qua quá trình khó khăn gian khố, được tiễn hành bí

mật thận trọng, thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức, tuyên truyền

giáo dục quần chúng nhằm chống lại các âm mưu khủng bố, tiêu diệt các cơ

quan đầu não của ta Hệ thống ATK của TW được xây dựng từng bước, vừa

xây dựng vừa tìm tòi thể nghiệm, từ đi động, nhỏ hẹp thành hệ thống liên

hoàn, cố định trên địa bàn rộng lớn vững chắc bảo đảm sự chỉ đạo kịp thời

thông suốt của TW với phong trào cách mạng cả nước

Mặc dù là một loại hình căn cứ địa nhưng ATK cách mạng có chức năng nhiệm vụ riêng đó là làm địa bàn đứng chân an toàn của cơ quan lãnh đạo cách mạng Như vậy Đảng ta đã chủ trương và chỉ đạo xây dựng thành

công ATK, phát huy tốt vai trò của ATK trong cuộc vận động Cách mạng

tháng Tám Những kinh nghiệm của Đảng ở giai đoạn này đã được kế thừa và

phát triển trong quá trình xây dựng ATK thời kỳ kháng chiến chống thực dân

Pháp xâm lược 19450-1954 rất hiệu quả Do là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ATK trong kháng chiến chống thực dân Pháp không tồn tại độc lập mà nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc, trên địa phận ba tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên ATK kháng chiến được xây đựng,

phát triển toàn diện trên tất cả các mặt kinh tẾ, chính trị, quân sự, văn hóa giáo

dục

Trang 20

Như vậy Đảng ta đã chủ trương va chỉ đạo xây dựng thành công ATK, phát huy tốt vai trò của ATK trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp là một thành công lớn, mang tính độc đáo sáng tạo của Đáng ta, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) 1.2 Quá trình hình thành ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1.2.1 Vi tri chiến lược, truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất cúa Việt Bắc Vị trí chiến lược

Việt Bắc được gọi một cách văn hoa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945, và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời

kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Việt Bắc là một vùng lãnh thô phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954), bao trùm nhiều tỉnh Bắc Bộ Khu vực trung tâm của Việt

Bắc gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang,

Tuyên Quang, được gọi tắt là Cao- Bắc- Lạng- Thái- Hà- Tuyên Khu vực ngoại vi gồm các địa phương thuộc địa phận các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú

Thọ, Yên Bái và Bắc Giang

Việt Bắc, phía Bắc giáp với Trung Quốc, vốn có quan hệ chặt chẽ với cách mạng Việt Nam từ nhiều năm trước Phía Đông giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp đồng bằng Bắc Bộ và phía Tây giáp với các tỉnh thuộc Tây Bắc Việt Bắc có điều kiện thông thương trong nước và quốc tế thuận lợi

Việt Bắc có khoảng 90% diện tích là rừng núi Núi đá vôi trùng điệp ở cả ba mặt bắc, tây nam và đông nam tạo thành một phòng tuyến thiên nhiên hùng vĩ Trên các dãy núi đá có nhiều hang động như hang Phượng Hoàng

Trang 21

(Thái Nguyên), hang Pắc Pó (Cao Bằng), hang Kéo Quảng (Nguyên Bình) Đây là nơi ấn nấu và cất giữ lương thực an toàn của bà con các dân tộc Ven theo các chân núi là các thung lũng chạy dài, khá bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác và xây dựng các cơ quan công xưởng

Việt Bắc có nhiều sông, suối, ao, hồ Các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô đều bắt nguồn từ Trung Quốc, xuyên qua Việt Bắc đồ vào đồng bằng Bắc Bộ Một số con sông như Kỳ Cùng, Bằng Giang bắt nguồn từ địa phận

Việt Bắc chảy sang Trung Quốc Những đoạn sông này thường hẹp có nhiều

thác ghềnh hiểm trở và độ đốc cao, ảnh hưởng đến việc cơ động lực lượng và giao thong van tai

Việt Bắc thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hằng năm vào khoảng hơn 20°C Hàng năm từ tháng I đến tháng 4 thường có gió mùa Đông Bắc, gây ra mưa phùn, sương mù dày đặc khắp núi rừng

Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ được xây đựng từ thời thuộc

Pháp Những con đường này phần lớn xuất phát từ Hà Nội, tỏa đi các hướng,

đi qua các tỉnh trong khu Việt Bắc đến tận biên giới Việt -Trung Quốc lộ số

3,2, 13A, 1B, số 4 đều là những con đường huyết mạch nối liền Việt Bắc với

Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ Những con đường này hẹp, hầu hết được rải

đá, có nhiều đèo đốc quanh co khúc khủy Ngoài các con đường lớn là hệ

thống đường đất nhỏ, đường mòn ngang dốc, nối liền các vùng trong khu với nhau, giữa khu với các vùng lân cận và giữa các địa phương hai bên biên giới Việt- Trung

Với hệ thống các đường thủy, bộ, địa hình dốc, núi rừng hiểm trở, việc

giao thông- nhất là giao thông bằng phương tiện cơ giới trên địa phận Việt

Bắc gap nhiều khó khăn trở ngại Ngược lại địa thế đó rất thuận lợi cho các hoạt động cách mạng trong thời kì “ng nước” đặc biệt là việc thực hiện

chiến tranh du kích Dựa vào đó có thể dễ dàng gây dựng phong trào cách

Trang 22

mạng, phát triển lực lượng, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể

lui để bảo toàn lực lượng

Việt Bắc cũng là địa bàn TẤt cơ động về chiến lược Thông qua hệ thống

các con đường mòn, từ Việt Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam có thể dễ dàng liên lạc với quốc tế nhất là với cách mạng Trung Quốc Từ Việt Bắc, phong trào cách mạng có thể mở rộng về phía Tây Bắc, liên lạc với phong trào cách mạng Lào Ở hướng Đông, Việt Bắc nối liền với rừng núi Quảng

Ninh, Đông Triều, kéo dài xuống tận miền duyên hải Về phía Nam, Việt Bắc áp sát thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ Vì thế về mặt quân sự mà nói Việt Bắc là nơi “đựng binh lợi hại ”

Nằm ở vị trí trung tâm Việt Bắc là 4 huyện tiếp giáp nhau: Định Hóa

(Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang) đều có địa hình hiểm trở, không thuận lợi về giao thông thích hợp cho việc

xây dựng ATK

Việt Bắc nói chung và khu vực bốn huyện: Định Hóa, Chợ Đồn, Sơn

Dương, Yên Sơn nói riêng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây

dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung, tự cấp

Thiên nhiên ưu đãi và dành cho Việt Bắc một nguồn tài nguyên

phong phú và toàn diện Ngoài đất rừng với nhiều loại lâm thổ sản có thể

khai thác được như gỗ, tre, nứa, mây, nắm hương, mộc nhĩ và các loại chim muông, thú rừng

Việt Bắc có nhiều loại khoáng sản như mỏ đá kim loại ở Chợ Đồn, Chợ

Điền, Tuần Muội, mỏ kẽm ở Tràng Đà, Lang Hit, mỏ thiếc ở Tĩnh Túc, mỏ

Ăngtimoan ở Chiêm Hóa, mỏ thủy ngân ở Hà Giang Mỏ trầm tích cũng

phong phú, đáng chú ý nhất là mỏ sắt Thái Nguyên, quanh đó có nhiều mỏ

than Mỏ vàng có rải rác ở nhiều nơi trong khu vực

Sẵn có nguồn của cải phong phú đó, Việt Bắc có khả năng đáp ứng một

Trang 23

phần nhu cầu vật chất cho kháng chiến, đâm bảo lực lượng kháng chiến có thé tồn tại và phát triển Đối với nước ta, trong điều kiện chưa có kinh tế hàng

hóa, giao thông khó khăn, lại bị dé quéc bao vay, phong toa, su ton tai của

nền kinh tế tự nhiên như ở Việt Bắc, trong chừng mực nhất định, có tac dung tích cực đối với cuộc kháng chiến

Truyền thống cách mạng cúa Việt Bắc

Việt Bắc có khoảng trên 1.200.000 đân, thuộc 30 dân tộc khác nhau Mỗi dân tộc tuy có phong tục tập quán riêng nhưng sống xen kẽ với nhau, tạo nên tính cộng đồng, thống nhất cao từ lâu đời giữa các dân tộc Con người nơi

đây thật thà chất phác, có quan hệ họ hàng thân tộc với nhau sâu sắc Người

dân Việt Bắc có tình cảm chân thực, một khi đã tin yêu thì họ hết lòng, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn

Người dân Việt Bắc chính là nạn nhân trực tiếp của những tai họa do thiên nhiên gây ra, ngoài ra còn phải thường xuyên chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra Xưa kia Việt Bắc luôn luôn trở thành bãi chiến

trường, nơi luôn phải đương đầu với cuộc tấn công xâm lược của các thế lực

phong kiến phương Bắc

Dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân các dân tộc Việt Bắc sức cực khổ Ngoài những nỗi khổ của những người dân nghèo bị thực dân áp bức, đồng bào nơi đây phải chịu đựng nỗi nhục riêng Họ phải sống trong tình

trạng văn hóa khoa học thấp kém, phong tục tập quán lạc hậu và nan mé tin di

đoan còn rất nặng nề Lợi dụng tình hình này, bọn dé quốc va tay sal ở địa phương đùng cường quyền và thần quyền để cai trị bóc lột nhân dân

Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc Chúng xúi giục, xuyên tạc, kích động gây nên sự hẳn thù giữa các dân tộc Chúng còn dung

túng cho bọn trộm cướp, thổ phi tự do hoành hành gây nên bao điều bất hạnh

cho nhân dân, đồng bào Việt Bắc luôn phải sống trong cảnh lo sợ, một số dân

Trang 24

tộc không chịu nổi sự chèn ép, áp bức đã phải di chuyển đến những vùng xa xôi hẻo lánh

Không cam chịu cuộc đời nô lệ, nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã

nhiều lần nối dậy đấu tranh chống lại cường quyền và áp bức, chống lại các thế lực ngoại xâm đặc biệt là thực dân Pháp Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lương Tuấn Tú ở Cao Bằng (1886-1895), của Hoàng Đình Kinh ở Lạng

Sơn (1886-1888), của đồng bào Tày Bắc Cạn do Phùng Bá Chỉ lãnh đạo (1892 -1896) và cuộc nỗi dậy của đồng bào Mông ở Hà Giang dưới sự lãnh đạo của Hà Quốc Trương (1894-1896) Đó là không kể đến cuộc nổi dậy

của quần chúng nhân dân do các đề, đốc, lãnh binh, thủ lĩnh lãnh đạo nổ ra khắp vùng Việt Bắc Trong số này nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo

Trong những năm đầu thế kỉ 20, phong trào đấu tranh vũ trang ở Việt Bắc vẫn phát triển, trong khi phong trào ở các tỉnh miền xuôi có phần tạm lắng và chuyên sang hình thức khác Trong thời kì vận động Cách mạng tháng

Tám(1939-1945), Việt Bắc là nơi xuất hiện những căn cứ địa đầu tiên, tạo thế

đứng cho phong trào cả nước Cuối năm 1940, căn cứ địa Bắc Sơn- Võ Nhai hình thành, và nhanh chóng mở rộng ra các vùng xung quanh, thuộc địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang

Từ sau HNTW § (khóa ]) tháng 5-1941, căn cứ địa cách mạng ở Việt

Bắc đã ra đời Cuối năm 1943 thông qua những “con đường quần chúng”, hai

trung tâm căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn- Võ Nhai được nối liền với nhau, tạo thành một liên khu vững chắc Cùng thời gian này, chiến khu Hoàng Hoa Thám ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở Việt

Bắc Vùng Đại Từ, Định Hóa, Sơn Dương trở thành trung tâm của phân khu

B thuộc chiến khu Hoàng Hoa Thám

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945), Việt Bắc là nơi có phong

Trang 25

trào phát triển mạnh nhất so với toàn quốc Tại đây, ngay từ những ngày đầu tháng 3, tháng 4 năm 1945, nhiều nơi đã xóa bỏ được chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng

Giữa tháng 4/1945, HN quân sự cách mạng Bắc Kỳ đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Việt Đắc thành khu căn cứ địa kháng chiến kiểu mẫu để mở rộng chiến tranh du kích Ngày 4/6/1945 khu giải phóng chính thức ra đời, bao gồm sáu tỉnh: Cao - Bắc- Lạng -Thái - Hà -Tuyên Quang, và một số vùng

thuộc các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên, Tân Trào ( Sơn

Dương, Tuyên Quang) được chọn làm thủ đô giải phóng, trở thành trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước Chính nơi đây đã ra quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước và ngày 16/8/1945 Giải phóng quân

tiến về thị xã Thái Nguyên để mở đường về Hà Nội

Như vậy vùng Việt Bắc nói chung và khu vực 4 huyện Định Hóa, Chợ

Đền, Sơn Dương, Yên Sơn nói riêng không chỉ có địa thế thuận lợi cho việc

che giấu lực lượng và kho tàng, mà còn có cơ sở quần chúng tốt, lại rất cơ động Hơn nữa, nơi đây vốn đã là căn cứ địa, là trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước TW Đảng và Chính phủ đã phát hiện ra nơi đây có những điều kiện cần thiết của một An toàn khu vững chắc của cơ quan đầu não

kháng chiến

1.2.2 Sự ra đời của ATK Trung ương trong căn cứ địa Việt Bắc

Trong khi nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính

phủ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) thì thực dân Pháp ngang nhiên bội ước, chúng liên tiếp gây ra các vụ khiêu khích và xâm lược ngày càng trắng trợn Thực sự chúng đã bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn đối với miền Bắc

Trước tình hình đó, ngay từ tháng 10- 1946, HN quân sự toàn quốc của Đảng đã nhận định : “ Nhát định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình, và

Trang 26

mình cũng nhất định phải đánh Pháp”{13 Tr.641.TW Đảng kêu gọi toàn dân “Sẵn sàng chiến đấu để tự vệ bắt cứ lúc nào chỗ nào Ban thường vụ Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo cả nước chuẩn bị bước vào chiến tranh ”

Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến khi tiềm lực kinh tế, quân sự còn nhỏ yếu, sức dự trữ kháng chiến mỏng manh Ngược lại thực dân Pháp có một đội quân viễn chinh nhà nghề, giàu kinh nghiệm đi xâm lược, được trang bị vũ khí hiện đại

Trong điều kiện đó, muốn giành được thắng lợi, chúng ta khơng thê “đem tồn lực dốc vào một vài trận hòng phân thẳng bại”, mà phải cô thời

gian để chuyên hóa lực lượng, đánh lâu dài Điều kiện cơ bản để thực hiện

đường lối kháng chiến lâu dài là phải bảo tồn và phát triển lực lượng kháng

chiến, đồng thời phải xây dựng được nền kinh tế có khả năng tự túc, tự cấp Muốn vậy, điều quan trọng là phải xây dựng được những khu căn cứ vững

chắc, an tồn, khơng chỉ có địa hình thuận lợi, mà phải có cơ sở và phong trào

quần chúng vững mạnh

Lịch sử dân tộc và kinh nghiệm thành công của Cách mạng tháng Tám đã nói lên tầm quan trọng của căn cứ địa Các căn cứ lúc bấy giờ, nhất là khu giải phóng Việt Bắc, là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, là chỗ dựa vững chắc để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, để giữ vững và mở rộng chiến tranh du kích cục bộ, thúc đẩy cao trào kháng Nhật cứu nước, góp phần quan trọng đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng

lợi hoàn toàn

Trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng lan rộng hầu hết các thành phó, thị xã, các đường giao thông quan trọng đang lần lượt bị thực dân Pháp chiếm

đóng, thì vấn đề giữ nông thôn, xây dựng những vùng đất tự do đối với kháng

chiến lại càng trở nên cấp thiết Trên những vùng đất tự do ấy, phải tạo dựng được những khu an toàn, chắc chắn và tiện lợi nhất cho việc đặt cơ quan đầu

Trang 27

não để lãnh đạo mọi hoạt động kháng chiến- kiến quốc trong cá nước Điều này càng trở nên quan trọng khi mà kẻ thù đang có âm mưu và kế hoạch đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh

Bởi vậy ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân công Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố căn cứ địa

Thang 1/1946, TW Dang da quyết định thành lập đội công tác đặc biệt

do Trần Đăng Ninh phụ trách lo việc chọn địa điểm an toàn để đặt các cơ

quan Trung ương Giữa tháng 12/1946, một số cán bộ trong Đội lên Việt Bắc

Sau một thời gian, Đội quyết định chọn địa phận các huyện Định Hóa, Đại

Từ, Võ Nhai, Phú Lương (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn Dương,

Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang), mà trung tâm là Định Hóa, Chợ Đồn,

Sơn Dương, Yên Sơn làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK)

Các máy móc, vật tư, các cơ quan y tẾ, giáo dục cũng được nhanh

chóng chuyên lên căn cứ Một khối lượng lớn máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu thuộc các tỉnh Ninh Bình trở ra được đưa dần lên Việt Bắc theo các tuyến đường : Hòa Bình- Hưng Hóa-Tuyên Quang- Chiêm Hóa; Phủ Lạng Thương lên Thái Nguyên- Chợ Chu- Chợ Đồn Trong đợt tống di chuyên đầu

tiên, ta đưa lên Việt Bắc gần 40.000 tắn máy móc, nhờ đó mà ta đã xây dựng

được 57 cơ sở sản xuất khi toàn quốc bước vào kháng chiến

Đầu năm 1947, đợt tổng di chuyển hoàn thành Hầu hết các cơ quan TW Đảng, Chính Phủ, Mặt trận, Quân đội, các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo

dục đều lần lượt rời khỏi Thủ đô lên Việt Bắc Đến đầu tháng 4 năm 1947,

các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội đã có mặt tại các địa điểm trong

khu căn cứ địa Việt Bắc và ATK

Để đảm bảo bí mật- một trong những nguyên tắc cao nhất trong thời kỳ kháng chiến là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cao cấp phải

Trang 28

thường xuyên thay đối địa điểm Chỉ trong vòng hơn một tháng, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã phải 4 lần chuyển nơi ở và nơi làm việc: Khuôn Tát (Phú Đình);

Khuôn Đào, Trung Yên (Sơn Dương); Khuôi Tấu (Hùng Lợi, Yên Sơn); Bản

Ca (Bình Trung, Chợ Đồn) Ngoài những địa điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ở và làm việc tại Nà Lọm (Phú Đình, Định Hóa), Liing Tau (Tan

Trào, Sơn Dương), Trung Trực (Yên Sơn), Khau Lau (Tan Trao, Son

Duong)

Vậy là từ mùa xuân 1947, trên vùng miền núi Việt Bắc đã hình thành

ATK Trung ương, chủ yếu nằm ở địa bàn các huyện: Định Hóa (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) Trong những khu rừng xanh biếc, lân khuất giữa các bản làng miền núi, “có cả mộí bộ máy của một Nhà nước kháng chiến hoạt động Hàng ngày, hàng giờ, cái bộ máy ấy nhẫn nại vận hành với một niềm tin không lay chuyển vào thắng lợi cuối cùng” Đó chính là sức mạnh đem lại chiến thăng từng bước và sau 9 năm làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Thực hiện chỉ thị của TW Đảng và Bộ Tổng chỉ huy, các cơ quan lãnh đạo của các khu, các tỉnh được chuyền tới vùng an toàn nằm sâu trong các vùng tự do

Như vậy từ ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, không chỉ ở Việt Bắc, mà nhiều địa phương khác cũng đều xây dựng được các ATK Việt Bắc là nơi đặt các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ, Mặt trận và quân đội Bởi vậy, vùng này là ATK Trung ương, là đầu não của cuộc kháng chiến Chính từ nơi đây, mọi chủ trương, nghị quyết được phát đi trong cả nước, chỉ

đạo mọi mặt hoạt động của kháng chiến

Sự hình thành ATK Trung ương ở Việt Bắc là một trong những bước chuẩn bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng dé toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cho đến ngày thắng lợi

Trang 29

1.3 Quá trình xây dựng và bảo vệ ATK Trung ương ở Việt Bắc trong

kháng chiến chông Pháp

1.3.1 Xây dựng ATK Trung ương vững mạnh về mọi mặt a Chính trị

Sau khi thành lập, một trong những nội dung quan trọng nhất để đảm

bảo cho sự tồn tại vững chắc của ATK là phải xây dựng cơ sở chính trị thực sự

vững mạnh, trước hết là xây dựng và phát triển tổ chức Đảng ở địa phương

Yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đòi hỏi Đảng ta phải:

“mang toàn bộ tỉnh thần cách mạng mà khắc phục các khuyết điểm, đồng tâm

hiệp lực, đoàn kết nội bộ, mở rộng hàng ngũ, chấn chỉnh công tác để lãnh đạo

toàn dân hăng hái kháng chiến, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi vẻ

yang”{12, Tr 72}

Vì vậy, cùng với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng đảng viên, việc phát triển tổ chức Đảng ở các cấp, các ngành cũng được quan tâm Ngày 28/7/1947, Ban Thường vụ TW Đảng ra chỉ thị về việc phát

triển đảng viên “ Lớp £háng Tám” Tháng 9 năm 1948, HN đại biểu Đảng lần

thứ II ra nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng Đảng với trọng tâm là: “Xây dựng, củng có chỉ bộ, kiện toàn tổ chức Đảng các cấp và đuy trì nguyên tắc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng” Tại các địa phương trong vùng ATK, sau khi có chỉ thị về việc tô chức “kớp tháng Tám”, đội ngũ đảng

viên cũng tăng nhanh Riêng huyện Định Hóa, đến tháng 9/1947, số đảng viên

đã tăng hơn 2 lần so với cuối năm 1946 {21, Tr 166}

Trong công tác phát triển Đảng, các cấp ủy Đảng quan tâm đến những quần chúng xuất thân từ thành phần cơ bản, đồng bào dân tộc ít người có

thành tích trong chiến đấu, sản xuất, biết kết hợp chặt chẽ việc phê bình, kiểm

điểm, động viên khen thưởng với việc xử lí kỷ luật nghiêm túc đối với những đáng viên vi phạm khuyết điểm Riêng Đảng bộ Sơn Dương, từ năm 1947 đến

Trang 30

1950, số lượng đảng viên tăng từ 50 lên tới 1021 người nhưng trong năm

1947 đã có 56 đảng viên bị xử lí kỉ luật

Tuy nhiên cũng như nhiều địa phương khác việc phát triển Đảng trong vùng ATK đã bộc lộ một số hạn chế: nhiều cơ sở Đảng phát triển theo chỉ tiêu hình thức, chưa chú trọng công tác giáo dục, bồi đưỡng, kiểm tra, nặng về số lượng mà không coi trọng đúng mức chất lượng Điều này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín và năng lực chỉ đạo của cơ sở Đảng ở nhiều địa phương

Nhằm khắc phục hạn chế trên, thực hiện chỉ thị “ Tam ngừng phát triển Đảng viên mới” của Ban Thường vụ TW Đảng, được sự giúp đỡ của cơ quan TW đóng tại địa phương mở hội nghị bàn về công tác phát triển Đảng Thông qua đó, các Đảng bộ đã có chủ trương đúng đắn, không chỉ coi trọng việc xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh ở khu vực trung tâm, mà còn chú ý phát triển Đảng ở các khu vực ngoại vi ATK, ở những nơi phong trào chưa mạnh, các vùng cao vùng sâu Đồng thời cũng đây mạnh hai cuộc vận động “Phê bình

và tu phê bình”, “Đào tạo cán bộ, học tập lí luận”, “làm cho Đảng trở thành

một Đảng mạnh mẽ theo đúng tỉnh thần của CN Mác- Lênin”

Công tác củng có tổ chức Đảng bộ cũng được đây mạnh Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ các huyện trong vùng

ATK nhanh chóng kiện toàn các Ban Tuyên huấn, Đảng vụ; thành lập các Ban Thanh tra, Dân vận, Kinh tế- Tài chính Có nơi còn đề ra chỉ tiêu phấn đầu cho toàn Đảng bộ là mỗi xã phải xây dựng một chỉ bộ, mỗi xóm có một tô

Đảng; phải củng cô có các xã vững mạnh, thực sự trong sạch để xứng đáng là khu an toàn của cuộc kháng chiến

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, Đảng bộ

trong vùng ATK rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ

thuộc dân tộc ít người Nhiều cán bộ được theo học các lớp chính trị, nghiệp vụ và văn hóa Tại Sơn Dương trong tổng số 1021 đảng viên (năm 1950), có

Trang 31

1004 người được tham gia các lớp huấn luyện, 675 người được theo học bổ túc văn hóa Nhờ đó trình độ lý luận và phương pháp công tác của chi bộ cơ sở được nâng cao dẫn

Củng cố kiện toàn bộ máy chính quyền và đoàn thé quan chung 1a nhiêm vụ đặc biệt quan trọng Nhận thức được quy luật phô biến đó, ngay sau ngày kháng chiến toàn quốc bùng nỗ, các Đảng bộ đã lãnh đạo việc chuyển Ủy ban báo vệ thành Ủy ban kháng chiến, đồng thời tập trung chỉ đạo củng cố và kiện toàn Ủy ban hành chính các cấp Những cán bộ, Đảng viên có đủ năng lực và phẩm chất, tư cách được giao trọng trách trong bộ máy chính quyền

Cuối năm 1947, Đảng bộ các cấp trong ATK chú trọng chỉ đạo nhanh

chóng việc hợp nhất Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến thành Ủy ban

kháng chiến- Hành chính Các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở địa

phương được tổ chức đúng nhiệm kì, tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc Công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ chính quyền và đoàn thể được quan tâm đúng mức Nhờ đó mà năng lực phẩm chất, hiệu quá làm việc của cán bộ ngày càng tăng

Xuyên suốt quá trình xây dựng xây dựng và củng có hệ thống chính trị, các địa phương trong ATK luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy,

Khu ủy và sự giúp đỡ to lớn của các cơ quan TW Chủ tịch Hồ Chí Minh và

TW Đảng thường xuyên có những chỉ thị cho các cấp bộ Đảng và chính quyền về công tác dân vận trong căn cứ địa nói chung và ATK nói riêng “Việt Minh, Liên Việt và các ngành nông, thanh, phụ phải có kế hoạch phối hợp với các cấp tỉnh một cách thiết thực ”; phải “tăng thêm cán bộ, bố trí cán bộ, đào tạo cắn bộ địa phương và huấn luyện hội viên, phải tuyên truyền, giải thích chủ trương của đoàn thể và Chính phủ về việc xây dựng căn cứ địa để tránh quan niệm sai lẫm của nhân dân hiểu rõ mỗi khi có cơ quan tới đóng Giải thích cho nhân dân hiểu rõ mỗi khi có cơ quan tới đóng ở địa phương là

Trang 32

một điều vinh dự và họ có nhiệm vụ giúp do ” {30, Tr 9}

Nhờ đó cùng với sự vững mạnh của bộ máy chính quyền, các tố chức quần chúng phát triển nhanh chóng, ngày càng tập hợp đông đảo quần chúng tham gia vào các hoạt động kháng chiến Riêng huyện Sơn Dương trong năm 1948, số hội viên Cứu quốc trong thanh niên, phụ nữ, nông đân, đã lên tới gần

một vạn người

Bằng sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả, các cơ quan TW đóng tại ATK

thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của các tổ chức Đảng, Chính quyền và đoàn

thể quần chúng ở địa phương Mối quan hệ giữa các cơ quan TW với đồng bào các dân tộc trong vùng ATK vì vậy ngày càng gắn bó

b Kinh tế- xã hội

Trong hoàn cảnh bị Pháp bao vây, phong tỏa và tìm mọi cách ngăn chặn sự thông thương giữa Việt Bắc với các vùng tự do khác, xây dựng nền

kinh tế tự túc, tự cấp trở thành một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối

với sự tồn tại và phát triển của ATK

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, điều kiện tự nhiên của vùng cũng gây

khó khăn không nhỏ trong việc xây dựng nền kinh tế tự cung, tự cấp Hơn nữa “tình hình nông nghiệp, phương pháp canh tác còn lạc hậu, phức tạp Đồng bào miễn múi chưa có ý thức với vấn đề tăng gia sản xuất, vẫn có quan niệm kinh doanh để sinh nhai Chỉ chúi đầu vào giống những gì có lãi ngay, không nhìn vào sự nhu cau của địa phương mình Cái gì không lãi thì không trồng.Có quan niệm tự túc đóng khung trong khuôn khổ gia đình Nông cụ đơn giản thô sơ, phương pháp canh tác còn lạc hậu, cổ điển”{3, Tr 149} Sự thiệt hại do địch gây ra đối với địa phương trong vùng cũng rất lớn Hàng

trăm mẫu lúa đang độ thu hoạch ở Bạch Thông, Định Hóa, Yên Sơn bị địch

tan pha nang né

Trang 33

Thực hiện chương trình “ kinh tẾ tự túc”, các Ty canh nông, thủy nông củng cố tổ chức, hướng dẫn nhân dân khai hoang, phục hóa, đắp đập, làm thêm hệ thống mương phai Các Ty tín dụng cho nông dân vay vốn để mua sắm nông cụ và trân bò, đây mạnh sản xuất

Các cấp Đảng bộ địa phương tập trung lãnh đạo nhân dân xây đựng một nền kinh tế kháng chiến theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, tăng cường giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong khu căn cứ; đồng thời vận động nhân dân tiết kiệm tiêu dùng, bài trừ hàng hóa xa xỉ phẩm, ngăn ngừa và trừng trị bọn buôn bán hàng ngoại quốc trái phép, góp phần bao vây kinh tế địch Để tạo điều kiện cho nông dân phấn khởi đây mạnh sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương trong ATK tích cực thực hiện chính sách của Đảng và Chính phủ về ruộng đất Ở Sơn Dương ngay từ năm 1947, những đồn điền, ruộng đất hoang của bọn thống trị được chia cho dân cày Mức tô được giảm từ 20-30% Do nhiều lí do, mặc dù phong trào tăng gia sản xuất được đây mạnh và thực hành tiết kiệm, nhưng kết quả tăng gia

sản xuất còn thấp Để khắc phục, TW Đảng chỉ thị cho căn cứ địa Việt Bắc và

ATK nói chung vận động khuyến khích “nỗi nhà dân trồng một vườn rau gia

đình; một vườn sắn kháng chiến; một vườn bông ái quốc; làm một chuỗng

trâu riêng và một hỗ chứa phân; nuôi một đàn gà tiếp tế bộ đôi; đông thời tổ

chức đổi công, sửa đổi lỗi làm việc để thêm người, thêm ngày, thêm giờ tăng gia sản xuất”{I, Tr 13} Thực hiện Chỉ thị, từ năm 1950 trở đi phong trào tăng gia sản xuất trở thành một phong trào rộng lớn không những trong dân chúng mà cả trong các cơ quan TW đóng tại địa phương Các cơ quan bộ đội, chính quyền, công xưởng trong và ngoài khu vực ATK đều phải tham gia sản xuất bằng cách mỗi ngày dành 2 giờ cho việc trên

Các cấp Đảng và chính quyền rất quan tâm đến việc vận động đồng bào các dân tộc Dao và Cao Lan, Sán Chỉ từ bỏ lối sống du canh đu cư, mà định

Trang 34

cư lâu dài Kết quả hầu hết các gia đình vùng cao đã chuyển xuống định cư vùng thấp và làm ruộng, đời sống từng bước đi vào ôn định Đây là thành công lớn của Đảng bộ vùng ATK trong việc tổ chức lãnh đạo nhân dân địa phương thực hiện đường lối xây dựng phát triển kinh tế, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng Tin tưởng vào Chính phủ và Bác Hồ, bà con các dân tộc đã tích cực khai thác lâm thổ sản để trao đối hàng hóa, hoặc bán cho mậu dịch quốc doanh Vì vậy thu nhập của bà con được tăng thêm, góp phần ủng hộ, bổ sung cho ngân sách địa phương, phục vụ kháng chiến Kết quả là cùng với việc mở rộng diện tích đất canh tác, nâng cao sản lượng lương thực, hoa màu, các ngành chăn nuôi- tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương cũng có những bước phát triển đáng khích lệ

Trong phương hướng phát triển kinh tế ATK, công nghiệp quốc phòng

và nông nghiệp vẫn được xác định là hai mặt trận chính Các công xưởng, xí

nghiệp, cán bộ và công nhân vượt khó khăn, để sản xuất ra nhiều sản phẩm

“Những dau máy xe lửa và ô tô được cải tạo thành các máy tự động lực chạy

bằng củi và khí than trong các xí nghiệp quốc phòng và dân dụng Các máy móc và công cụ sản xuất được chế tạo bằng gỗ Những lò đúc gang và rèn thép, những cơ sở khai thác điện lưu huỳnh được thành lập ở nhiều nơi”{L5,

Tr 75} Nhà máy sản xuất diêm Tiến Thắng đã thu hút được hàng trăm lao

động trong vùng ATK Đến năm 1950, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo đã tự chế tạo được máy in, may cua va bat đầu nấu thép

Bên cạnh việc các cán bộ công nhân viên cùng tăng gia sản xuất, tiết kiệm, Đảng đã phát động phong trào “?oàn dân đóng góp lương thực, thực phẩm ”, lập “hũ gạo nuôi quân”, bán “thóc khao quân” Tính riêng trong năm

1950, huyện Sơn Dương góp 92430 kg thóc quân lương, 171560 kg thuế điền

thổ và bán cho nhà nước 112241 kg lương thực Phong trào “ Đỡ đẩu địa phương quân” cũng được bà con nhiệt tình hưởng ứng Sơn Dương trong ba

Trang 35

tháng đầu 1952, ủng hộ bộ đội thương binh 819000 đồng Mỗi năm bà con

các dân tộc trong huyện góp 6000 kg lương thực ni qn

Ngồi sức của, nhân dân ATK còn góp phần tích cực sức người, tham gia bộ đội, dân công phục vụ tiền tuyến, sửa đường Trong chiến dịch Biên Giới 1950, khoảng hơn 50% số cán bộ của huyện được dành cho việc huy động dân công Chỉ trong thời gian ngắn tuyến đường Bình Ca-Thái Nguyên, Đăng Châu — Vĩnh Yên được san lấp, tu bố đảm bảo giao thông Trong thời

gian xây dựng địa điểm tổ chức Đại hội Đảng II tại Vinh Quang, đồng bào đã

góp trên 7000 công chuyên môn và một vạn dân công cùng với “ #ên Ï vạn cây mi, l vạn cây mai, 10 vạn cây nứa, 8 vạn lá cọ, 5 ngàn thước vuông xẻ gỗ Làm đất trên 3000 thước khối để làm nền nhà, đường đi, hầm tránh máy bay”

Tuy mới là bước đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, nhưng ý nghĩa của nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của ATK Sự đóng góp xây dựng của nhân dân địa phương là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho ATK Trung ương tồn tại vững chắc trong những năm kháng chiến chống Pháp ATK có khả năng tự túc, tự cấp không những trong thời kì đầu xây

dựng (1947-1950), mà cả trong suốt cuộc kháng chiến Bộ mặt kinh tế- xã hội

ở các địa phương trong vùng từng bước chuyền biến Đồng bào các dân tộc ngày càng gắn bó với cách mạng, tích cực đóng góp phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến nói chung và xây dựng ATK nói riêng

é Quân sự

Ra đời trong hoàn cảnh bị kẻ thù bao vây và tìm mọi cách tấn công

quân sự, phá hoại về mọi mặt nên vấn đề tổ chức và phát triển lực lượng vũ

trang- công cụ để bảo vệ ATK trước sự tấn công của kẻ thù là một trong những nội dung quam trọng nhất của quá trình xây dựng và củng cố vững

chắc ATK

Trang 36

Với quan điểm vũ trang toàn đân, Đảng và Chính phủ rất coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, bao gồm: Bộ đội chủ lực; bộ đội địa

phương và dân quân du kích Sự vũ trang đó cho phép có thể đánh địch, đối

phó với địch bất cứ lúc nào, chỗ nào để bảo vệ căn cứ địa hậu phương một cách hiệu quả nhất

Sau chiến thắng Việt Bắc 1947, thực dân Pháp tuy không thể mở thêm

những cuộc hành quân lớn nhưng chúng vẫn tiễn hành những cuộc hành quân can quét nhỏ lên căn cứ địa ATK Phân tích tình hình, HN TW Đảng mở rộng (1/1948) và các hội nghị cán bộ tiếp theo đã chủ trương: về quân sự ta phải

chuẩn bị lực lượng, phá tan các cuộc hành quân của địch vào vùng căn cứ;

phát triển mạnh chiến tranh du kích tiễn tới xây dựng lực lượng vũ trang nhân

dân ba thứ quân hùng hậu, có trang bị và kỹ chiến thuật tốt

Nhận rõ trách nhiệm với việc xây dựng và bảo vệ ATK, được sự chỉ

đạo Đảng,các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc- nhất là Bắc Cạn, Thái Nguyên,

Tuyên Quang - đây mạnh công tác xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang Từ

cuối năm 1946, nhiều cán bộ được cử đi học quân sự để về huấn luyện du

kích xã Cho đến tháng 10/1947 tất cả du kích đều được qua huấn luyện quân

sự Tháng 2/1948, Bắc Cạn tô chức HN dân quân du kích lần thứ nhất Hội nghị chủ trương củng cố, biên chế lại du kích xã cho phù hợp với điều kiện

địa lý, nâng cao chất lượng du kích tập trung ở các huyện, xây dựng đại đội

chủ lực tỉnh, phát triển du kích người Dao, người Mông, đề phòng biệt kích, thổ phỉ bảo vệ vùng hẻo lánh, kiện toàn các ban chỉ huy xã đội

Tại Thái Nguyên, tỉnh đội mở lớp huấn luyện đại đội trưởng (15- 31/1/1948) cho 43 cán bộ chỉ huy du kích ở các địa phương Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ ra nhiệm vụ của lực lượng vũ trang địa phương là phải sẵn sàng

chiến đấu cao, chuẩn bị chiến trường, xây dựng làng chiến đấu Định Hóa là

nơi tập trung nhiều cơ quan TW nên được coi là huyện trọng điểm trong công

Trang 37

tác quân sự Tính riêng trong năm 1950, Định Hóa mở được 30 lớp huấn luyện chính trị và quân sự, tổ chức được 14 lần diễn tập chiến đấu với hơn

1300 lượt người tham gia {21, Tr 129)

Tại Tuyên Quang, Ban Thường vụ tỉnh ủy triệu tập cuộc họp bất thường (3/1948) đề bàn về chuẩn bị chống Pháp tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai, và chỉ thị cho các lực lượng vũ trang địa phương “phải phối hợp với dân quân, cảnh vệ kháng chiến, bố trí phân tán kho tàng, vật liệu, tích trữ lương

thực, muối ăn để chiến đấu và tiếp tế cho bộ đội khi có chiến sự, chuẩn bị sẵn

sàng các phương tiện giao thông vận tải để khi cần là có ”

Nhờ đó lực lượng vũ trang địa phương lớn mạnh nhanh chóng Từ năm 1948 trở đi, phong trào dân quân du kích phát triển mạnh mẽ Tại huyện

Sơn Dương cho đến năm 1950 tất cả các xã đều có từ một đến hai trung đội

dân quân du kích, huyện có một trung đội du kích tập trung, một trung đội

bộ đội địa phương Ngoài ra huyện còn được tăng cường đại đội 733 bộ đội

địa phương Ở Bắc Cạn và Thái Nguyên, đến cuối năm 1949 mỗi huyện đều xây dựng được một trung đội Riêng huyện Định Hóa, đến tháng 10/1950

lực lượng vũ trang gồm có một đại đội bộ đội địa phương và 639 đội viên du

kich {21, Tr 128}

Từ sau chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950, lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực ATK cũng có điều kiện củng cố và phát triển mọi mặt

Đến cuối năm 1951, Thái Nguyên thành lập một tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh, mang phiên hiệu 427 Tại Bắc Cạn lực lượng vũ trang có một tiểu đoàn

chủ lực (tiểu đoàn Ba Bể) gồm 10 trung đội và 3 trung đội huyện: Chợ Đồn, Cho Ra, Na Ri {11, Tr 76} Lực lượng vũ trang địa phương đã bố sung một

số lượng lớn cho bộ đội chủ lực Từ năm 1951 đến 1954, riêng Bắc Cạn đã bố

sung cho chủ lực một đại đội hồn chỉnh khơng kế những đợt bố sung lẻ, theo yêu câu của trên

Trang 38

d Văn hóa- giáo dục- y tế

Đảng xác định văn hóa cũng là một mặt trận với nội dung văn hóa hóa kháng chiến và kháng chiến hóa văn hóa Vì vậy công tác văn hóa- giáo đục- y tế được đặt ra ngày càng bức thiết; không chỉ nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc, mà còn làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi để ATK thực sự

mạnh về mọi mặt là chỗ dựa tinh thần cho cả nước kháng chiến

Nền văn hóa mới được xây dựng theo nguyên tắc “ đân tộc- khoa học-

dai chúng” và nội dung dân tộc dân chú Mọi hoạt động của văn hóa- giáo

dục đều hướng tới mục tiêu là động viên lòng yêu nước căm thù giặc xâm lược, ý chí quyết chiến quyết thăng, quyết đấu tranh cho độc lập va thống nhất

tố quốc; phải quét sạch tàn tích của nền văn hóa ngu dân và những tệ nạn của

chế độ xã hội cũ để lại, thực hiện nếp sống mới đời sống xã hội; phát động

toàn dân tham gia tích cực xóa nạn mù chữ, phát triển phong trào bố túc văn hóa, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của đông đảo quần chúng

Sau chiến thắng Việt Bắc- Thu Đông 1947, hoạt động của ngành giáo duc trong ATK dần ổn định Tại Bắc Cạn, các trường, lớp được xây dựng trên những địa điểm an toàn Tính chung toàn tỉnh có 76 trường tiểu học, trong đó có 6 trường toàn cấp với 2289 học sinh đã trở lại hoạt động {11,Tr 287} Thái Nguyên có 91 trường tiểu học trong đó có 17 trường toàn cấp, tiếp tục mở cửa đón nhận con em đồng bào các dân tộc Trong hoàn cảnh vừa kháng chiến

vừa kiến quốc, công tác phát triển giáo dục còn bộc lộ nhiều hạn chế Ví như:

thiểu trường lớp, sự bố trí nhà trường còn chưa hợp lí, thiếu giáo viên Các

cơ quan, chính quyền, đoàn thể chưa thực sự liên lạc, giúp đỡ các giáo viên

tiểu học và bình dân học vụ; tâm lý chán nản không đi đạy học hoặc không

đến lớp bình dân học vụ sau mỗi đợt đi dân công

Đề khắc phục tình trạng này, các huyện ATK mở nhiều lớp bồi dưỡng văn hóa và chuyên môn cho giáo viên đồng thời cử nhiêu giáo viên theo học

Trang 39

các lớp bồi đưỡng chuyên môn do cấp trên phụ trách Với ngành giáo đục phố thông, chủ trương của Đảng là thực hiện nền giáo dục Dân chủ nhân dân từ

bậc tiểu học đến bậc phổ thông đều thuộc hệ thống giáo dục quốc gia, cO su

bảo trợ của nhân dân Nội đung chương trình thống nhất ở bậc tiểu hoc

Từ năm 1950, công cuộc cải cách giáo dục được tiễn hành nhằm mục dich dân chủ hóa và dân tộc hóa nhà trường để thiết thực góp phần phục vụ giai đoạn cách mạng trước mắt Để đám bảo cho cuộc cải cách giáo dục đạt kết qua

tốt, nhiều đợt học tập chính trị và nghiệp vụ được tô chức cho giáo viên

Các địa phương ATK là những nơi có điều kiện tiếp nhận công cuộc cải cách giáo dục của Đảng và chính phủ Ngay trong năm 1950, Liên khu ủy Liên khu Việt Bắc đã vạch ra “Đề án phát triển giáo dục dân chủ háo trong liên khu ” Bản đề án nêu những nhiệm vụ giáo dục trong thời gian trước mắt là: “ Chấn chỉnh giáo dục nhà trường, đặc biệt cấp trung học, gấp rút đào tạo cán bộ cho giai đoạn tổng phản công; khuyến khích và hướng dẫn phong trào

tự học trong nhân dân; thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường, gia đình đoàn thể 1, Tr.114,115) Từ 27/9-5/19/1951, TW Đảng

triệu tập hội nghị lần thứ hai và ra nghị quyết: Cần sửa đổi chương trình sách giáo khoa của ngành giáo dục phố thông nhằm phương châm kết hợp thực

tiễn kháng chiến, phục vụ dân quân phục vụ sản xuất

Dưới ánh sáng các nghị quyết trên, các địa phương trong ATK đã có nhiều biện pháp chỉ đạo cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm Phong trào “ Rèn cán chỉnh cơ” đã có nhiều tác dụng với giáo viên Các địa phương trong vùng đều có cố găng trong việc tu sửa và xây dựng trường lớp Các tổ chức bảo trợ học sinh ra đời ở nhiều nơi Đó là những yếu tố rất thuận lợi giúp cho hoạt động giáo dục trong ATK mở rộng hơn

trước Chỉ riêng Định Hóa đến cuối năm 1950 tất cả xã đều có trường cấp I

với 80 lớp học và 1330 học sinh, ở huyện có trường cấp II {21, Tr 24}

Trang 40

Cùng với sự phát triển của giáo dục, công tác tuyên truyền văn hóa văn nghệ chăm lo sức khỏe nhân dân cũng được đây mạnh Nghị quyết Hội

nghị Hội đồng Chính phủ ngày 17/8/1948 nêu rõ “cẩn thiết giúp đỡ đồng

bào Việt Bắc một cách thiết thực: chống nạn mù chữ, phát thuốc, tiếp tế Việc này sẽ thực hiện dan trong những khu vực nhỏ để di tới toàn Việt Bắc Liên bộ Nội vụ- Y tế sẽ cứ một ban để nghiên cứu và thực hiện chương trình

noi trén” {31, Tr 3}

Từ những ngày đầu kháng chiến, những hoạt động văn hóa chủ yếu nhằm vào xóa bỏ những tập tục lạc hậu, tốn kém trong cưới xin ma chay; thực hiện nếp sống mới, nam nữ bình quyền Thời gian sau, công tác văn hóa có thêm nội dung xây dựng làng kiểu mẫu

Từ 11 đến13/12/1949, Bộ Nội vụ triệu tập cuộc họp xây dựng xã trong căn cứ địa Việt Bắc Bộ Nội vụ cũng mở lớp bổ túc cấp xã cho chi bộ xã

thuộc các huyện trong ATK Từ kinh nghiệm thành công của việc xây dựng xã kiểu mẫu trong ATK và xuất phát từ nhận thức “ xã là một tổ chức nền móng, tổ chức căn bản của Đảng, chính quyên, mặt trận Xã là đơn vị thi hành các chủ trương đường lối và mối dây liên lạc với Đảng, chính quyển và nhà nước ”{8, Tr.71-130} Liên khu ủy xác định nội dung cuộc vận động “Chấn chỉnh xã” gồm: làm cho chỉ bộ vững mạnh đủ sức lãnh đạo mọi mặt công tác xã; củng cố chính quyền Dân chủ Nhân dân và mặt trận thống nhất;

đây mạnh đấu tranh nhân dân; tổng động viên nhân lực vật lực tại xã để đây

mạnh sang tổng phản công; thực hiện cải thiện dân sinh ở xã chú trọng đến

dân nghèo; chấn chỉnh lề lỗi làm việc {8, Tr.130-135} Quá trình chấn chỉnh

xã cũng là quá trình củng cố bộ mặt xã hội nông thôn miền núi

Các cơ quan TW đóng tại địa phương góp phần quan trọng trong công việc hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống mới, dấy lên phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng rất sôi nổi Những bài ca cách mạng, những bài hát

Ngày đăng: 03/10/2014, 03:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w