Thực hiện chủ trương trên của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương không ngừng lớn mạnh, chiến đấu và trưởng thành, làm nên những chiến công vang
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=========================
NGUYỄN QUANG BẮC
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ
ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng 6
3.2.Phạm vi nghiên cứu 6
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4.1.Mục đích nghiên cứu 6
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7
6 Đóng góp mới của luận văn 8
7 Kết cấu của luận văn 8
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1949 10
1.1 Bối cảnh lịch sử 10
1.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Ninh trước khi bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 10
1.1.2 Khái quát về lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh trước ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) 16
1.1.3 Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 20
1.2 Những chủ trương và biện pháp xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 24
1.2.1 Chủ trương 24
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng 6
3.2.Phạm vi nghiên cứu 6
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4.1.Mục đích nghiên cứu 6
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7
6 Đóng góp mới của luận văn 8
7 Kết cấu của luận văn 8
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1949 10
1.1 Bối cảnh lịch sử 10
1.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Ninh trước khi bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 10
1.1.2 Khái quát về lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh trước ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) 16
1.1.3 Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 20
1.2 Những chủ trương và biện pháp xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 24
1.2.1 Chủ trương 24
Trang 41.2.2 Biện pháp 30
1.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện 36
1.3.1 Tổ chức thực hiện 36
1.3.2 Kết quả thực hiện xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 43
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954 48
2.1 Những yêu cầu mới đối với việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương tỉnh Bắc Ninh 48
2.1.1 Tình hình chiến trường Bắc Ninh từ năm 1950 đến năm 1954 48
2.1.2 Những yêu cầu mới 50
2.2 Những chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 51
2.3 Hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 54
2.3.1 Quá trình tổ chức thực hiện 54
2.3.2 Kết quả thực hiện 74
Chương 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ KIẾN NGHỊ 81
3.1 Một vài nhận xét 81
3.1.1 Những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong công tác lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương 81
3.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 88
3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử 92
3.3 Một số kiến nghị 101
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là một địa phương có bề dày truyền thống về lịch sử và văn hoá Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, quân và dân Bắc Ninh đã cùng nhân dân cả nước chống lại những kẻ thù hung bạo nhất của mọi thời đại, góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc Nơi đây còn là nơi sản sinh ra nhiều làn điệu quan họ trữ tình, đằm thắm; là nơi đầu tiên Phật giáo và Nho giáo du nhập vào nước ta; nơi phát tích của nhà Lý và đặc biệt là nơi sinh ra nhiều nhà cách mạng lỗi lạc, kiên trung của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự,…
Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân Bắc Ninh đã cùng với quân và dân
cả nước lại tiếp tục viết nên những trang sử đỏ oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Thực tiễn của các cuộc chiến tranh chống ngoại bang đã chứng minh, bên cạnh sức mạnh của lực lượng quân chủ lực, chính quy thì lối đánh du kích
đã phát huy sở trường của quân và dân ta, khoét sâu vào sở đoản của kẻ thù Nhận rõ ưu điểm của lối đánh này, ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã chú trọng xây dựng lực lượng quân sự địa phương, phát huy cao độ sức mạnh của lối đánh du kích Thực hiện chủ trương trên của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương không ngừng lớn mạnh, chiến đấu và trưởng thành, làm nên những chiến công vang dội góp phần cùng quân, dân cả nước chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược
Quá trình Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương trên địa bàn của Tỉnh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu
Trang 6Những bài học này cho tới nay vẫn còn có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống Do vậy, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với quá trình xây dựng lực lượng quân sự địa phương, qua đó rút ra kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp củng cố quốc phòng hiện nay là rất cần thiết Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu góp phần thiết thực vào việc giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập tới vấn đề này như:
Năm 1992, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Bắc xuất bản cuốn “Lịch sử Quân sự Hà Bắc”, tập I, đã trình bày có hệ thống quá trình hình thành, hoạt
động và trưởng thành của lực lượng quân sự tỉnh Hà Bắc Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại những hoạt động quân sự của lực lượng này ở Hà Bắc (bao gồm Bắc Ninh và Bắc Giang), chưa chỉ rõ và đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh đối với việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Tỉnh
Đến năm 1998, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xuất bản cuốn
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, tập I Cuốn sách đã đề cập tới những chủ
Trang 7trương, chính sách của Đảng bộ Tỉnh một cách khái quát, toàn diện, không đi sâu vào vấn đề xây dựng lực lượng quân sự địa phương Vấn đề này chỉ được
Năm 2004, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh xuất bản cuốn sách về
“Tổng kết chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ (1965-1972)” Trong cuốn sách này, nội dung chỉ tập trung tổng kết kinh
nghiệm lãnh đạo chiến tranh du kích, tìm hiểu sâu về những hình thức tác chiến của lực lượng vũ trang đã được vận dụng, song không đề cập tới vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương
Gần đây, năm 2005, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thuý Quỳnh mang
tựa đề “Những hoạt động quân sự của nhân dân Bắc Ninh góp phần vào cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) cũng có đề cập tới lực lượng quân sự
địa phương của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn này Tuy nhiên, cuốn luận văn chủ yếu là tái hiện lại những hoạt động của lực lượng quân sự địa phương, song không làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Tỉnh
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các cuốn lịch sử đảng bộ
địa phương của các huyện-thị như: “Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn”, xuất bản năm 1996; “Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Lương”, xuất bản năm 1998;
“Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ”, xuất bản năm 2000… hay các cuốn lịch sử
Trang 8xã-phường như: “Thị Cầu, những chặng đường lịch sử vẻ vang”, xuất bản năm 1996; “Lịch sử xã Phú Hoà”, xuất bản năm 1997; “Lịch sử xã Nhân Thắng”, xuất bản năm 2000; “Lịch sử xã Đình Bảng”, xuất bản năm
2001…cũng có đề cập tới những khía cạnh của đề tài này, nhưng đều chưa làm rõ được vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh trong suốt quá trình lực lượng quân sự địa phương hình thành và phát triển
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về quá trình Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp Song những công trình nói trên thực sự là nguồn tư liệu quý để học viên tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ 1946 đến năm 1954
- Không gian: Trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh ( theo địa giới hành chính
Trang 94.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày rõ bối cảnh lịch sử và sự ảnh hưởng của nó tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Đảng
bộ Tỉnh
- Làm rõ chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Bắc Ninh đối với việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Tỉnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp
- Tái hiện lại quá trình phát triển của lực lượng quân sự địa phương ở Bắc Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
- Tổng kết được kết quả, ý nghĩa và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Đảng bộ Bắc Ninh, góp phần hoàn thiện hơn công tác này trong giai đoạn hiện nay
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quân sự địa phương
Mác-* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng những phương pháp cơ bản như: phương pháp lịch
sử, phương pháp lô gíc, phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân loại,… Trong đó các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là các phương pháp chính
Trang 10* Nguồn tư liệu:
- Những chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng quân sự địa
phương trong Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 8 đến tập 15), Nxb Chính trị quốc
gia
- Các nghị quyết và báo cáo về lực lượng quân sụ địa phương trong giai đoạn 1946 - 1954 được lưu trữ tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh và các thư viện khác
- Các công trình nghiên cứu có liên quan do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Bắc và Bắc Ninh biên soạn
- Lịch sử Đảng bộ Tỉnh, huyện – thị xã và các xã – phường- thị trấn của tỉnh Bắc Ninh
- Các bản hồi ký của các nhà cách mạng tham gia hoạt động thời kỳ đó
6 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954
- Luận văn đánh giá, khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Đảng bộ Bắc Ninh
từ 1946 đến 1954 Từ đó đúc kết một số kinh nghiệm nhằm góp phần vào công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương và củng cố quốc phòng ở Bắc Ninh hiện nay
- Luận văn cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử địa phương Bắc Ninh
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận văn được kết cấu 3 chương, 8 tiết:
Trang 11Chương 1 Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự
địa phương từ năm 1946 đến năm 1949
Chương 2 Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tăng cường lãnh đạo lực lượng quân sự
địa phương từ năm 1950 đến năm 1954
Chương 3 Một số nhận xét, kinh nghiệm lịch sử và kiến nghị
Trang 12Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1949
1.1 Bối cảnh lịch sử
1.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Ninh trước khi bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
* Khái quát đặc điểm tự nhiên:
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ Phía bắc và đông bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam tiếp giáp với tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, phía tây và tây bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Với vị trí này, Bắc Ninh chính là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, án ngữ đường quốc lộ 1A huyết mạch từ thủ đô Hà Nội đi Lạng Sơn và đường quốc lộ số 5
từ Hà Nội đi Hải Phòng Tháng 10 năm 1895 thực dân Pháp đã quyết định thành lập tỉnh Bắc Ninh Kể từ đó đến năm 1945, tỉnh Bắc Ninh ổn định với
10 phủ, huyện là: phủ Từ Sơn, phủ Thuận Thành và các huyện Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du và Yên Phong [
23, tr.11-12]
Đến ngày 28 tháng 11 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 263-SL, quyết định huyện Gia Lâm và xã Ngọc Thụy sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên; ngày 7 tháng 11 năm 1949 toàn bộ huyện Gia Lâm lại được sáp nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh
Đến tháng 8 năm 1950, hai huyện Gia Bình và Lang Tài được sáp nhập thành huyện Gia Lương; năm 1954, thị trấn Gia Lâm và các xã Hoàng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội theo nghị định số 420-TTg của Thủ tướng Chính phủ [23, tr.13]
Tỉnh Bắc Ninh có những đặc điểm về khí hậu tự nhiên như sau:
Trang 13- Về khí hậu:
Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 độ C, cao nhất là 38,4 độ C và thấp nhất là 4,8 độ C Lượng mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 Khí hậu chia làm bốn mùa rõ rệt trong năm là xuân, hạ, thu, đông
- Về sông ngòi:
Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi dày đặc Bên cạnh những con sông lớn như: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Hồng thì Bắc Ninh còn rất nhiều sông nhỏ phân tán khắp trong tỉnh như: sông Ngũ Huyện Khê ( chảy qua Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du), sông Tiêu Tương, ngòi Tào Khê (chảy qua
Từ Sơn, Tiên Du), sông Dâu (chảy qua huỵên Thuận Thành), sông Ngụ (chảy qua Gia Bình và Lương Tài) Với hệ thống sông ngòi dày đặc này, Bắc Ninh không chỉ có điều kiện phát triển mạnh năng suất lương thực thực phẩm mà còn có điều kiện xây dựng các tuyến phòng thủ quân sự phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Về địa hình:
Bắc Ninh có địa hình cơ bản là đồng bằng bằng phẳng, thỉnh thoảng xen kẽ các dãy đồi núi thấp như: núi Chè, Bồng Lai, Long Khám, Đông Sơn, Vân Trinh, Cổ Miễu…Ngoài ra còn có rất nhiều gò đồi như ở Yên Phụ (Yên Phong), Tam Sơn(Từ Sơn), Đông Du (Quế Võ),…Hệ thống đồi núi này cũng
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế trận chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Do chủ yếu là đồng bằng với nhiều sông ngòi nên đất đai ở Bắc Ninh chủ yếu là đất phù sa với hai loại là phù sa cổ (ở trong các con đê) và phù sa được bồi đắp hàng năm (ở ngoài các con đê) Đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần cung cấp lương thực thực phẩm tại chỗ khi xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Tỉnh
Trang 14* Về kinh tế:
Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi nên nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh phát triển đa dạng
Về sản xuất nông nghiệp:
Tỉnh Bắc Ninh chủ yếu phát triển lúa gạo với hai vụ chính là vụ chiêm
và vụ mùa, ngoài ra còn sản xuất các loại hoa mầu như: hành, tỏi, khoai lang, khoai tây, ngô…vào vụ đông Bên cạnh việc canh tác cây trồng thì nhân dân trong tỉnh cũng phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản dựa vào mạng lưới
ao hồ, sông ngòi dày đặc Nhiều câu ngạn ngữ đã phản ánh mặt hoạt động này như: “cua đồng Cháy, cá gáy đồng Chờ”, “cua Vệ Xá, cá Thất Gian”…Các hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực thực phẩm cho lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh trong suốt quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp
Sản xuất thủ công nghiệp
Tỉnh Bắc Ninh không chỉ phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn có các nghề thủ công nghiệp lâu đời phát triển như: nghề gốm ở Bát Tràng, Phù Lãng; nghề đúc đồng ở Đại Bái, làng Vó (Quảng Bố); nghề sắt ở Đa Hội, Ân Phú, Nga Hoàng, Thị Cầu; nghề làm cày bừa ở Đông Xuất, nghề dệt vải lụa ở Nội Duệ, Lũng Giang, Tam Tảo, Tam Sơn, Ninh Hiệp, Thống Thượng, Lãng Ngâm…; nghề nung gạch ngói ở làng Tấn Bào, Lũng Giang, Vĩnh Kiều, Xuân Ổ; nghề làm đồ gỗ ở Hương Mạc, Kim Thiều, Phù Khê, Đồng Kỵ; nghề sơn mài ở Đình Bảng, Nội Trì, Bình Cầu, Lam Cầu, Đỉnh Cương, Phù Dực; nghề làm hàng mã ở Đông Hồ, nghề làm giấy dó ở Phong Khê, nghề ép dầu ở Đại Đình, Phuợng La, Tiên Hội, Phấn Động, Thanh Hoài; nghề dát vàng ở làng Kiêu Kỵ, nghề làm mực và bút lông ở làng Tư Thế…Các ngành nghề thủ công , nhất là nghề sắt đã góp phần quan trọng trong việc rèn đúc vũ khí tự tạo phục vụ các hoạt động quân sự bảo vệ xóm làng ở địa phương
Trang 15Về thương nghiệp:
Do có vị trí địa lý thuận lợi nên thương nghiệp ở Bắc Ninh rất phát triển Từ lâu ở Bắc Ninh đã hình thành nên các làng buôn nổi tiếng như: Đa Ngưu, Phù Ninh buôn thuốc bắc; làng Phù Lưu, Đình Bảng, Nội Duệ buôn the, lụa, vải; làng Đồng Tỉnh buôn thuốc lào, trầu, cau… Hệ thống chợ phiên
ở Bắc Ninh cũng phát triển rộng khắp như: chợ Dâu, chợ Thị Cầu, chợ Khám, chợ Ngọc Khám (Bảo Khám), chợ Gia Đông ở Thuận Thành; chợ phủ Thuận
An, chợ Nội Chì (Yên Phong), chợ Đại Bái (Gia Bình); chợ Quán, chợ Sơn (Tiên Du), chợ Giầu (Từ Sơn)… Nền kinh tế của Bắc Ninh đã sớm phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp của cải vật chất để xây dựng lực lượng quân sự địa phương vững mạnh
Tuy nhiên, khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Ninh rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn bởi hậu quả của những chính sách bóc lột tàn bạo do Pháp-Nhật để lại Thêm vào đó
là tình hình thiên tai, lũ lụt nên đời sống của nhân dân trong tỉnh càng kiệt quệ Thời gian này, cống Vực Đê (sông Cà Lồ) bị vỡ làm lụt năm huyện ở phía bắc tỉnh là: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương và thị
xã Bắc Ninh, phá hủy rất nhiều nhà cửa và hoa mầu
Với những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng tới việc huy động sức người, sức của cho công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Tỉnh
* Về chính trị:
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng còn non trẻ ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc” Ta chưa có thời gian củng cố chính quyển, trong khi đó, những thế lực thù trong giặc ngoài núp dưới những vỏ bọc khác nhau lăm le định cướp chính quyền
Trang 16Ở Bắc Ninh, quân Tưởng đóng tại các vị trí Trại Cao, Đáp Cầu Theo sau quân Tuởng là bọn Quốc Dân Đảng hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng bằng nhiều hình thức như: Uy hiếp, bắt cóc cán bộ, mít tinh, lôi kéo quần chúng… chúng đặt trụ sở công khai ở Đáp Cầu, thị xã Bắc Ninh và Gia Lương
Về vấn đề tôn giáo, trong thời kỳ ta chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình hình tôn giáo ở Bắc Ninh rất phức tạp, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo Bọn phản động đã đội lốt tôn giáo, tập hợp quần chúng ở nhà thờ Tử Nê (Gia Lương) để tuyên truyền phản cách mạng
Trước tình hình trên, tháng 11 năm 1945, Hội nghị Đại biểu Đảng bộ Bắc Ninh họp tại thôn Đạo Tú, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành nhằm đề ra biện pháp khắc phục những khó khăn trước mắt, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng
Đến cuối năm 1945, hệ thống chính quyền cách mạng lâm thời đã được thiết lập Trong thành phần Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các huyện
có đại biểu của Việt Minh, đại biểu các ngành, các giới và một số thân hào nhân sĩ yêu nước tham gia Đồng thời Tỉnh ủy chú trọng việc xây dựng, củng
cố các tổ chức mặt trận Việt Minh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân Cứu quốc…
Sau khi giành được chính quyền, Chính phủ lâm thời đã gấp rút chuẩn
bị cho bầu cử Quốc hội Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử quốc hội đã được tiến hành Tại Bắc Ninh, cuộc bầu cử diễn ra sôi nổi và nghiêm túc 90%
cử tri ở Bắc Ninh đã thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình Các cử tri ở Bắc Ninh đã bầu được 8 người trong 74 đại biểu ứng cử
Đến ngày 26 tháng 4 năm 1946, Bắc Ninh lại tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Trong lần bầu cử này, 26 đại biểu đã trúng cử, đồng chí Bạch Di được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Cuối năm 1946, Ủy
Trang 17ban Hành chính được xây dựng từ tỉnh xuống xã Mỗi xã đều hình thành hai
ủy ban là: Ủy ban Hành chính và Ủy ban Kháng chiến Tiếp đó, Tỉnh tiếp tục bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã và cũng thu được kết quả tốt đẹp
Từ ngày 1 tháng 8 năm 1946 đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp liên tục quấy rối và khiêu khích, vi phạm Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng
3 Chúng tổ chức kéo quân từ Hà Nội về Bắc Ninh chiếm đóng Trong thời gian này, những xô xát giữa ta và Pháp đã xuất hiện gây nên một số thương vong cho cả hai bên
Như vậy, về mặt chính trị, bên cạnh những khó khăn như: các thế lực thù địch núp dưới nhiều hình thức chống phá cách mạng, chính quyền non trẻ chưa có thời gian củng cố thì Tỉnh cũng có những thuận lợi như: Chính quyền lâm thời từng bước được củng cố, hoạt động bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính diễn ra tốt đẹp, nhân dân vừa giành được chính quyền và được thực hiện quyền làm chủ đất nước nên tin tưởng vào Đảng, vào Chính quyền Đây là những điểm thuận lợi để Đảng bộ tỉnh lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương vững mạnh và rộng khắp
Về văn hóa:
Bắc Ninh là vùng đất có nền văn hóa phát triển lâu đời, là nơi địa linh, nhân kiệt Tại đây, đạo Phật và Nho giáo đã du nhập vào từ những năm đầu Công nguyên và phát triển mạnh mẽ Ngoài ra, ở Bắc Ninh còn có đạo Lão, đạo Thiên Chúa cũng tương đối phát triển Từ năm 1075 đến năm 1901, Bắc Ninh có 432 người đỗ tiến sĩ, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa Nhưng đến đầu thế kỷ 20, dưới sự thống trị của thực dân – phong kiến, 90% dân số mắc nạn mù chữ vì vậy đến đầu năm 1945, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện phong trào Bình dân học vụ một cách sôi nổi nhằm “diệt giặc dốt” Cho đến năm 1946, toàn tỉnh đã có 55.000 người
thoát nạn mù chữ, đến đầu năm 1947 con số này là 180.762 người [4, tr.152]
Trang 18Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ thì hệ thống các trường học phổ thông cũng được mở rộng và thu hút rất nhiều học sinh tham gia
Truyền thống văn hóa lâu đời của Bắc Ninh góp phần làm nền tảng thúc đẩy sự nỗ lực học tập của nhân dân Bắc Ninh, chống lại và vượt qua chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp, là cơ sở để cung cấp những hạt nhân
có năng lực chuyên môn và nhận thức chính trị cho lực lượng quân sự địa phương, tạo điều kiện cho lực lượng này của Tỉnh phát triển vững mạnh và rộng khắp
1.1.2 Khái quát về lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh trước ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)
Khái niệm về lực lượng quân sự địa phương:
Theo cách hiểu chung, lực lượng quân sự địa phương là lực lượng vũ trang ở địa phương Lực lượng này gồm có bộ đội địa phương ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), bộ đội địa phương quận, huyện, (thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và dân quân tự vệ ở cấp xã (phường, thị trấn), có nhiệm vụ làm nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân
ở địa phương
Trong tác phẩm “Mấy vấn đề quân sự địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Thượng tướng Nguyễn Quyết, lực lượng quân
sự địa phương cũng được chỉ rõ là “lực lượng chiến đấu trực tiếp, kịp thời và
có hiệu quả lớn ở từng khu vực tác chiến bảo vệ địa phương, là lực lượng hậu
bị hùng hậu sẵn sàng bổ sung cho bộ đội chủ lực, chi viện cho tiền tuyến” [86, tr.159] Trung tướng Lê Quang Hòa một lần nữa làm rõ thêm về lực lượng
quân sự địa phương trong tác phẩm “Quân sự địa phương – Sự hình thành và phát triển” khi khẳng định “Trước đây, các địa phương và lực lượng quân sự
địa phương đã giữ vị trí chiến lược quan trọng trong chiến tranh nhân dân, là
Trang 19một trong những nhân tố trọng yếu quyết định thắng lợi của chiến tranh Ngày nay, vị trí chiến lược của các địa phương và lực lượng quân sự địa phương lại càng trở nên trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng” [55, tr.89]
Như vậy, với các cách hiểu như trên, khái niệm lực lượng quân sự địa phương hoàn toàn đồng nhất với khái niệm lực lượng vũ trang địa phương
trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, do Trung tâm Từ điển Bách
khoa Quân sự của Bộ Quốc phòng biên soạn, Nhà xuất bản Quân đội Nhân
dân xuất bản năm 2004, lực lượng quân sự địa phương được hiểu là: “Lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, gồm bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; là công cụ bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chính quyền, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng địa phương vững mạnh, làm nòng cốt của quốc phòng toàn dân
và chiến tranh nhân dân ở địa phương, phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực trong hoạt động tác chiến và các hoạt động khác Lực lượng vũ trang nhân dân địa phương do cấp ủy Đảng cộng sản Việt Nam ở địa phương chỉ huy và
cơ quan quân sự cấp trên chỉ đạo” [86, tr.630]
Sự ra đời của lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh:
Ngay sau khi Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng kết thúc (tháng 2 năm 1930) [4, tr.49], Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh – Bắc Giang cũng được chuyển thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Bắc Ninh – Bắc Giang Từ đây, Đảng bộ Tỉnh đã từng bước tiến hành xây dựng lực lượng quân sự địa phương, chuẩn bị cho công cuộc đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân
Trong thời kỳ 1936 – 1939, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng địa phương, các tổ chức quần chúng dân chủ từng bước được thành lập Đến giữa năm 1938, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng phát triển với
Trang 20những hình thức đa dạng như: Hội hiếu, hội hỉ, hội đồng tuế, hội hát trống quân, hội tập võ, hội thợ cấy, hội thợ cầy, hội đọc sách báo Những tổ chức hội này không những có vai trò tập hợp quần chúng dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân chủ Đông Dương đòi dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình trước mắt
mà còn có vai trò tập dượt quần chúng đấu tranh chính trị, làm nền tảng để xây dựng lực lượng quân sự, tiến lên giành chính quyền trong giai đoạn sau
Bước sang thời kỳ 1939 – 1945 (đặc biệt sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng địa phương, các tổ chức quần chúng phản đế được phát triển sâu rộng trong địa bàn cả tỉnh Nhiều hoạt động vũ trang đã diễn ra tiêu biểu là hoạt động của các tổ chức quần chúng đấu tranh đánh đổ tuần giáp, thành lập tuần dân, nhằm bảo
vệ cách mạng, bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng Trên cơ sở của lực lượng tuần dân, lực lượng tự vệ ở Bắc Ninh đã được hình thành và ngày càng phát triển, nhất là tại những làng có cơ sở mạnh như Liễu Khê (Thuận Thành), Trung Mầu (Tiên Du) Trước tình hình chuyển biến của phong trào cách mạng trong nước và thế giới, từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại Võng La (Đông Anh) để bàn kế hoạch chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Đảng bộ Bắc Ninh đã đưa ra nhiều chủ trương
để phát triển phong trào, trong đó có chủ trương xây dựng lực lượng quân sự địa phương của Tỉnh Qua hơn một năm tích cực chuẩn bị, các cơ sở vũ trang
đã dần được hình thành Tính đến tháng 6 năm 1943, toàn tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng được 5 đội tự vệ với trên 30 đội viên [23, tr 66] Đến cuối năm
1944, phong trào xây dựng tự vệ phát triển mạnh, có những xã như Liễu Khê (Thuận Thành), Trung Mầu (Tiên Du) mỗi xã đã tập hợp được hàng chục đội viên Trong Cao trào Kháng Nhật cứu nước, lực lượng tự vệ của Bắc Ninh đã làm nòng cốt hỗ trợ quần chúng đánh Nhật trên địa bàn của Tỉnh
Trang 21Trước yêu cầu của phong trào cách mạng, ngoài các đội tự vệ, đến ngày
5 tháng 4 năm 1945, Tỉnh ủy Bắc Ninh quyết định thành lập hai đội võ trang tuyên truyền xung phong làm nhiệm vụ gây dựng cơ sở và phát triển lực lượng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Một đội có nhiệm vụ hoạt động ở Thuận Thành – Gia Lâm – Từ Sơn, một đội có nhiệm vụ hoạt động ở Quế Dương – Võ Giàng – Gia Bình
Đến tháng 8 năm 1945, lực lượng tự vệ trong Tỉnh đã phát triển rất mạnh Lực lượng này đã tổ chức một số trận đánh địch trên nhiều địa bàn như
ở Tam Á, các xã dọc đê Thái Bình thuộc huyện Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Kim Sơn, Phú Thụy (Gia Lâm), Nguyệt Đức (Thuận Thành)…
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh triệu tập hội nghị tại làng Liễu Khê Thành phần dự họp gồm cán bộ thuộc ba huyện Nam phần: Gia Lâm, Văn Lâm, Thuận Thành Hội nghị đã phân tích tình hình chính trị ở địa phương và đề ra nhiệm vụ: tích cực chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang để tiến tới giành chính quyền trong toàn tỉnh
Thực hiện nhiệm vụ do Hội nghị đề ra, các địa phương đều tiến hành thành lập các đội tự vệ, sắm sửa vũ khí và tổ chức luyện tập chuẩn bị lực lượng để nổi dậy khi thời cơ đến
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh đã tham gia làm nòng cốt để lực lượng chính trị đứng lên giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi toàn tỉnh
Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1946, lực lượng quân sự địa phương ở Bắc Ninh đã có những chuyển biến lớn Nhiều đơn vị tự vệ đã chuyển thành
du kích, phong trào mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự và tự học tập chính trị diễn ra rất sôi nổi Thời kỳ này, đa số những đảng viên Cộng sản trẻ đều tham gia trực tiếp vào lực lượng vũ trang, nhiều hình thức tổ chức vũ trang đã được hình thành như: lão du kích, nữ du kích, thiếu niên du kích…
Trang 22Thời gian này, có những nơi như Gia Lâm đã xây dựng được đại đội, trung đội du kích tập trung sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn địa phương và bổ sung cho các đơn vị của tỉnh khi có yêu cầu
Đến tháng 11 năm 1946, tỉnh Bắc Ninh thành lập đội “cảm tử quân” gồm 200 chiến sĩ vốn là tự vệ nhà máy xe lửa Gia Lâm và tự vệ của các làng thuộc đặc khu Ngọc Thụy Đội “cảm tử quân” này do đồng chí Lê Hồng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lê Minh Nghĩa làm chỉ huy phó, sau đó đồng chí Đặng Việt Châu được trên điều về làm chính trị viên
Tuy lực lượng quân sự địa phương thời gian này tương đối phát triển về
số lượng nhưng trang bị còn rất thô sơ, thiếu thốn, vì thế đã hạn chế sức mạnh của lực lượng khi tác chiến
Sự ra đời và phát triển của các đội tự vệ, du kích trên đã tạo ra những tiền đề cho Đảng bộ Bắc Ninh củng cố và phát triển lực lượng lượng quân sự địa phương khi kháng chiến toàn quốc nổ ra
1.1.3 Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có những chủ trương kịp thời trong vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang:
* Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp lực lượng vũ trang nhân dân
Ngay từ khi ra đời, Đảng đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân và lãnh đạo trực tiếp lực lượng này Trong Chánh cương vắn tắt của
Đảng tháng 2 năm 1930, Đảng đã khẳng định phải tổ chức quân đội công nông, phải sử dụng lực lượng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng của kẻ thù Đến năm 1935, tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của
Trang 23Đảng, quan điểm về nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diên lực lượng
vũ trang lại được khẳng định Các đội tự vệ công nông được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Trung ương Quân ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam Đến ngày 22-12-1944, khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập, Đảng cũng chủ trương tiếp tục đặt Đội dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong Đội cử một đồng chí làm chính trị viên chuyên trách bên cạnh Đội trưởng
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện lực lượng vũ trang luôn được duy trì và giữ vững nhằm đảm bảo cho lực lượng này giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ do Đảng và nhân dân giao phó
* Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân phải triệt để dựa vào dân
Trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những quan điểm chỉ đạo quý báu, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng phát triển vững mạnh Người đã chỉ ra vai trò của việc xây
dựng nền tảng chính trị cho lực lượng vũ trang Người cho rằng: “Quân sự phục tùng chính trị” [66, tr 507] Người còn phân tích “quân sự mà không có
chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” [69, tr 555]
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng vũ trang phải là lực lượng vũ trang nhân dân, dựa vào dân Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện - một cuộc chiến tranh nhân dân Khác hẳn với những cuộc chiến tranh thông thường có phân chia chiến tuyến rõ rệt và chỉ dựa vào lực lượng quân đội trên chiến trường, chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh có toàn dân tham gia nên cuộc chiến ấy phải dựa vào nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang cũng phải dựa vào dân Vì phải dựa vào dân, nên theo Người cần phải khai thác triệt để yếu tố “nhân hòa” Trong Hội nghị quân sự lần thứ 5 (tháng 8 năm 1948),
Trang 24Người đã chỉ rõ: “Ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa” Người còn giải thích: “nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí” [68, tr 479]
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn dựa vào dân, cần “phải bảo vệ, giúp đỡ và giáo dục nhân dân Giáo dục không phải đưa sách vở bắt dân phải học, làm thế tức là phản lại lợi ích của dân, của cách mạng, là quan liêu, mệnh lệnh Phải vận động nhân dân để dân tự nguyện, tự giác, nếu bắt buộc thì chỉ có thể có kết quả ngay lúc đó thôi, còn sau thì không thấm” [69, tr
252] Như vậy theo quan điểm của Người, muốn dựa vào dân thì không những phải giáo dục dân đúng phương pháp mà còn phải bồi dưỡng sức dân,
phải biết “liên hợp lợi ích ngày thường và lợi ích lâu dài của dân chúng” [66,
tr 77] Tại Hội nghị chiến tranh du kích (tháng 7 năm 1952), Người lại một
lần nữa nhấn mạnh “phải bám sát lấy dân, rời dân ra là nhất định thất bại Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu Như vậy thì bất kể việc gì khó khăn cũng làm được và nhất định thắng lợi…” [69,
tr 525]
Trong quan điểm chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang dựa vào dân, Người đặc biệt chú trọng tới vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng nơi đứng chân, hậu phương của lực lượng này Nơi đứng chân đó phải được xây dựng rộng khắp, cả rừng núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị Nông thôn, rừng núi là nơi thích hợp xây dựng căn cứ, hậu phương vì đó là nơi “có địa thế hiểm trở và quần chúng cảm tình ủng hộ” còn thành thị và đồng bằng tuy “không có rừng cây, nhưng lại có rừng người” và chính ở đó “rừng người, núi người che chở cho ta”
Trang 25* Quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân
Tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân đã được được Hồ
Chí Minh chỉ rõ trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) Chỉ thị nêu rõ: phải chọn lọc trong hàng ngũ những du
kích Cao – Bắc – Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực Vì cuộc kháng chiến của
ta là cuộc kháng chiến toàn dân nên cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện [71, tr 539]
Tại Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ do Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập (tháng 4 năm 1945), Đảng đã thông qua Nghị quyết, trong đó xác định rõ những quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân Hội nghị đã chủ trương thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân Bên cạnh đó, Nghị quyết còn chỉ rõ nhiệm vụ cần phải củng cố bộ đội; lựa chọn đội viên huấn luyện chính trị, quân sự thống nhất; kiến lập công tác chính trị trong bộ đội; trau dồi kỹ thuật; chống khuynh hướng thổ phỉ hóa và chủ nghĩa địa phương…Đặc biệt, Nghị quyết còn chỉ rõ nhiệm vụ trong phát triển bộ đội giải phóng là phải tổ chức ngay những đội tự vệ thường, tự vệ chiến đấu và bộ đội địa phương
Đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương năm 1949
Trong khi xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò và nhiệm vụ riêng của mỗi một lực lượng Người nhấn
mạnh: “chúng ta có ba lực lượng quân sự: Vệ quốc quân, bộ đội địa phương
và dân quân du kích
Trang 26Vệ quốc quân phải lo đánh trận để tiêu diệt địch
Bộ đội địa phương phải phụ trách những trận vừa vừa và phải chuẩn bị chiến trường sẵn sàng khi Vệ quốc quân đánh những trận to ở địa phương mình
Dân quân du kích là lực lượng rộng rãi, khắp cả nước Xã nào, thôn nào cũng có dân quân du kích Nó như một tấm lưới rộng mênh mông, bao trùm cả nước Hễ giặc Pháp và Việt Gian bước chân đến đâu là mắc phải lưới đó ngay…” [68, tr 127] Người đặc biệt chú ý tới phát triển lực lượng
dân quân du kích Người nói: “Ngoài việc tăng cường bộ đội chủ lực, xây dựng bộ đội địa phương, vùng tự do và những căn cứ khá to cần phải xây dựng những tổ chức dân quân du kích” [70, tr 13] Trong khi xây dựng lực lượng dân quân du kích, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tỏ rõ quan điểm chỉ đạo
xây dựng lực lượng dân quân du kích một cách rộng rãi Người nói: “Ai là người dân Việt Nam khỏe mạnh, muốn đánh Tây – Nhật, không sợ khó nhọc, nguy hiểm đều có thể thành một đội viên du kích…” [68, tr 472]
Như vậy, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, tư tưởng về vấn đề xây dựng lực lượng quân sự địa phương nói riêng và tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nói chung của Đảng đã sớm được hình thành, làm nền tảng, nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng quân sự ở các địa phương trong toàn quốc Tư tưởng này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, là tiền đề tạo nên những thắng lợi trong mọi hoạt động quân
Trang 27Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã từng bước đề ra chủ trương xây dựng lực lượng quân sự địa phương như sau:
* Thứ nhất: Đảng bộ xác định việc tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang là nhiệm vụ trọng yếu và cấp thiết Thấm nhuần quan điểm xây dựng
lực lượng vũ trang của Đảng và Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xác định việc tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu
Vì vậy đến đầu năm 1946, “có nơi đã xúc tiến thành lập được những đơn vị tự
vệ tập trung, Ban chỉ huy tự vệ từ huyện, thị xã đến các xã, phường cũng đã
được thành lập để chỉ huy lực lượng tự vệ và nhân dân chiến đấu” [24, tr
46-47] Cũng trong thời gian này, Tỉnh cũng đã có chủ trương xây dựng du kích tập trung ở tất cả các huyện, thị làm lực lượng nòng cốt đánh địch bảo vệ quê hương nên đã chọn các đội viên, cán bộ có năng lực để xây dựng và ưu tiên về
Trong công tác huấn luyện, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cũng chủ trương tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện theo hình thức cả tập trung, chính quy lẫn phân tán tại các địa phương Để thực hiện chủ trương này, ngày 2 tháng 3 năm 1947, Tỉnh quyết định thành lập lớp Quân chính tại chùa Bách Môn (Tiên Du), ngoài ra Tỉnh ủy còn chủ trương thành lập rất nhiều lớp huấn luyện tại các địa phương theo hình thức ngắn hạn vì thế lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh không ngừng lớn mạnh và trưởng thành
Song song với việc xây dựng lực lượng du kích tập trung, Tỉnh ủy Bắc Ninh cũng đã quyết định thành lập ngay lực lượng bộ đội địa phương Tháng
Trang 282 năm 1947, Hội nghị Cán bộ Tỉnh quyết định thành lập đại đội Nghĩa Quân Đại đội này ra đời có vai trò dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động vũ trang trong toàn tỉnh Đặc biệt, nhờ sự ra đời của Nghĩa Quân mà phong trào du kích trong Tỉnh phát triển rất mạnh mẽ
Sau khi Hội nghị cán bộ tỉnh tháng 2 năm 1947 thành công, theo chủ trương của Hội nghị, lực lượng quân sự địa phương ở Bắc Ninh đã được hình thành đầy đủ cả lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích (bao gồm
cả du kích tập trung và du kích bán tập trung), vì vậy Tỉnh ủy quyết định thành lập Bộ chỉ huy Tỉnh đội, Huyện đội để chỉ huy thống nhất hoạt động quân sự của Tỉnh Nhờ sự chỉ đạo thống nhất của Tỉnh đội, phong trào xây dựng và luyện tập quân sự của lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh được phát triển đồng đều và rộng khắp toàn tỉnh
Cuối tháng 7 năm 1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định
mở “Lớp Đảng viên Tháng Tám” Thực hiện chủ trương đó của Trung ương
Đảng, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã tiến hành phát triển công tác Đảng trong mọi thành phần: công nhân, phụ nữ và đặc biệt là trong lực lượng dân quân du kích và bộ đội địa phương Các Đảng viên được kết nạp có vai trò tăng cường thêm sức mạnh tư tưởng, chính trị cho các ban, ngành, đơn vị để hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao
Cuối năm 1947, sau thất bại ở chiến trường Việt Bắc, các cánh quân Pháp rút về đồng bằng Ở Bắc Ninh, chúng tổ chức càn quét và khủng bố ở các huyện, tăng cường họat động quân sự và gián điệp, chỉ điểm để nắm tình hình chiến trường và phá hủy các cơ sở bí mật của ta
Trước tình hình trên, tháng 1 năm 1948, Hội nghị Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm điểm việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh và đề ra chủ trương tiếp tục kiện toàn, xây dựng bộ đội địa phương tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ xã đội
Trang 29Đến cuối năm 1948, Hội nghị Tỉnh ủy Bắc Ninh họp mở rộng và đề ra những chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
trong toàn tỉnh Trong đó Tỉnh ủy chủ trương “tăng cường hoạt động quân sự
ở Nam Phần, đánh mạnh vào những nơi xung yếu của địch để kiềm chế lực lượng của địch” [83, tr 3] Chủ trương giữ vững thế tiến công địch này
không chỉ có vai trò góp phần tiêu diệt địch mà còn nhằm không cho địch nghỉ ngơi, phải liên tục đối phó với ta, tạo điều kiện cho lực lượng quân sự địa phương tỉnh xây dựng và củng cố tổ chức
Về trang bị, bên cạnh chủ trương “đánh địch, cướp súng địch”, để tự trang bị, Tỉnh còn tiến hành xây dựng các phân xưởng sản xuất vũ khí ở Từ Sơn, Tiên Du nhằm sản xuất và sửa chữa các loại vũ khí đơn giản như: súng kíp, lựu đạn, bom ba càng,…Từ tháng 7 năm 1947, công binh xưởng Tiên Du
đã được chuyển cho Tỉnh đội Bắc Ninh trực tiếp quản lý Nhờ thành lập được các xưởng sản xuất và sửa chữa vũ khí kịp thời nên đã khắc phục được phần nào những khó khăn về trang bị cho lực lượng quân sự địa phương, tạo điều kiện cho lực lượng này chiến đấu và chiến thắng
* Thứ hai, Đảng bộ chủ trương gắn việc xây dựng lực lượng vũ trang với xây dựng cơ sở chính trị của nhân dân
Trong quá trình xây dựng lực lượng quân sự địa phương, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm và gắn xây dựng lực lượng vũ trang với xây dựng cơ
sở chính trị của nhân dân Đảng bộ Tỉnh nhận thức rõ xây dựng được cơ sở chính trị của nhân dân vững chắc không những sẽ tạo được nơi cung cấp sức người, sức của cho lực lượng vũ trang mà còn tạo được nơi đứng chân, che giấu lực lượng, đảm bảo bí mật, an toàn Với nhận thức đúng đắn trên, ngay
từ đầu năm 1946, Tỉnh ủy đã quyết định xây dựng đặc khu Ngọc Thụy (tháng
4 năm 1946) để “trước mắt đây là nơi để xây dựng và củng cố cơ sở xung
Trang 30quanh khu vực Pháp đóng quân và nghiên cứu, tổ chức mạng lưới địch vận”
[73, tr 13-14]
Đến ngày 1 tháng 8 năm 1946, sau cuộc khiêu khích của thực dân Pháp
ở thị xã Bắc Ninh, dân quân tự vệ khắp nơi trong Tỉnh đều ra sức hoạt động
để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, đặc biệt là sự phát triển của chiến tranh
du kích ở địa phương Trong giai đoạn này, Tỉnh ủy đã lãnh đạo các cơ sở trong toàn tỉnh tích cực xây dựng làng chiến đấu Thực hiện chủ trương trên, nhiều làng kiểu mẫu đã ra đời như: Đình Bảng (Từ Sơn), Ái Quốc (Thuận Thành), Yên Giả, Phù Lãng (Quế Dương),…Các làng chiến đấu này đều có rào tre, giao thông hào bao quanh, bên trong có công sự, hầm bí mật, có các
hố chông, mìn, cạm bẫy… Đây thực sự là những tấm lá chắn bảo vệ để tạo điều kiện bảo tồn và phát triển lực lượng quân sự địa phương của Tỉnh
Khoảng tháng 5 năm 1947, quân Pháp mở rộng đánh chiếm 4 huyện Nam phần Bắc Ninh (Văn Lâm, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài) Chúng ra sức càn quét, bình định vùng chiếm đóng Để tăng cường lực lượng kháng chiến, phối hợp tác chiến tốt hơn, chính quyền kháng chiến đã sáp nhập
các làng nhỏ thành xã lớn [73, tr 30].Vì vậy mà lực lượng vũ trang có điều
kiện hoạt động thuận lợi hơn
Đến trung tuần tháng 8 năm 1948, Tỉnh đội đã thành lập khu chiến đấu gồm các làng Ngũ Hà, Phúc Sơn (Từ Sơn), Vân Chinh, Long Khám (Tiên Du), Vàng An, Vân Dương, Khắc Niệm, Nghiêm Xá (Quế Dương), Vọng Nguyệt (Yên Phong) Khu chiến đấu này góp phần một lần nữa củng cố cơ sở chính trị, thúc đẩy lực lượng vũ trang phát triển
Tháng 10 năm 1948, Hội nghị của Ban tranh đấu Nam phần của Tỉnh
ủy Bắc Ninh đã họp và đề ra Nghị quyết số 620/NQ trong đó có đề cập đến việc xây dựng lực lượng vũ trang gắn với xây dựng cơ sở chính trị của nhân dân Theo tinh thần của Nghị quyết này, nhiệm vụ tổng quát được đề ra cho
Trang 31thời kỳ này là “phát động một cao trào đấu tranh trên mọi mặt công tác quân
sự, kinh tế, văn hóa nhằm biến Nam phần thành địa bàn hoạt động vững chắc của ta” [4, tr 194] Với Nghị quyết trên, công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương đã được tiến hành đồng thời với công tác xây dựng và củng cố các
cơ sở chính trị, các hoạt động quân sự đã kết hợp được nhiệm vụ giữa tiêu diệt sinh lực địch với bảo vệ mùa màng và tài sản cho nhân dân
Nhận thức rõ vai trò của xây dựng lực lượng vũ trang gắn với xây dựng
cơ sở chính trị, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã tổ chức những hoạt động cụ thể kết hợp được cả hai nhiệm vụ này, điển hình là hoạt động phá tề điệp Thông qua hoạt động phá tề, không những trực tiếp làm thu hẹp địa bàn hoạt động của địch, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng lực lượng vũ trang địa phương mà còn góp phần làm cho nhân dân tin tưởng vào khả năng, sức mạnh quân sự của lực lượng cách mạng, làm trong sạch địa bàn, tạo điều kiện mở rộng cơ sở chính trị trong nhân dân
Với nhận thức trên, từ cuối năm 1947 đến tháng 12 năm 1948, Tỉnh ủy Bắc Ninh phát động hai đợt “Tổng giải tán hội tề” (đợt thứ nhất diễn ra cuối năm 1947, đợt thứ hai diễn ra tháng 12 năm 1948) Phát động phong trào này, Đảng bộ Tỉnh không những trực tiếp tấn công vào thành lũy của thực dân Pháp ở cấp chính quyền cơ sở của chúng mà còn góp phần củng cố và mở rộng cơ sở chính trị trong quần chúng nhân dân Trong thời gian này, khu du kích Nam phần được xây dựng ở 16 xã gồm 55 thôn đã góp phần tạo ra những điều kiện thuận lợi để lực lượng quân sự địa phương phát triển vững chắc
Như vậy, từ năm 1946 đến năm 1949, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã đề ra được những chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh chiến trường của cả nước và chiến trường địa phương của tỉnh Với những chủ trương này, lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh đã không ngừng lớn
Trang 32mạnh, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ trên chiến trường của Tỉnh nói riêng và nhiệm vụ phối hợp với chiến trường toàn quốc nói chung
1.2.2 Biện pháp
Để thực hiện những chủ trương đã đặt ra, Tỉnh ủy Bắc Ninh đề ra những biện pháp cụ thể để xây lực lượng quân sự địa phương như sau:
* Dựa vào dân để xây dựng lực lượng quân sự địa phương
Quán triệt quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về cuộc chiến tranh toàn dân, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ngay từ đầu cuộc kháng chiến đã thực hiện dựa vào dân để xây dựng lực lượng quân sự địa phương với phương
châm “mỗi người dân là một chiến sĩ” Để làm được điều này, Đảng bộ Tỉnh
đã lãnh đạo thành lập nhiều “đội võ trang tuyên truyền công tác”, “đội danh
dự trừ gian, diệt tề” nhằm mục đích bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở tuyên
truyền chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân địa phương hiểu rõ
Nhằm mục đích xây dựng lực lượng quân sự địa phương vững mạnh, Đảng bộ tỉnh còn liên tục phát động các phong trào như: phong trào “toàn dân thi đua giúp đỡ bộ đội”, “ Hội mẹ chiến sĩ”,… ngoài ra các đoàn thể cứu quốc thi đua nhận nuôi dưỡng, giúp đỡ, ủng hộ bộ đội, du kích Một số nơi còn trích một phần ruộng đất ủng hộ du kích tăng gia sản xuất Các huyện Lang Tài, Yên Phong đã sớm phát động phong trào “Lọ gạo kháng chiến”, trung bình mỗi tháng thu được 105 tạ gạo ủng hộ cho kháng chiến [14, tr 167]
Dựa vào dân để xây dựng lực lượng quân sự địa phương nên công tác bồi dưỡng sức dân là công tác đặc biệt quan trọng Tỉnh ủy Bắc Ninh đã chỉ đạo sát sao việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước Theo
đó, Tỉnh ủy đã chỉ đạo việc tạm cấp ruộng đất của Việt gian phản động, ruộng đất vắng chủ cho những nông dân không có hoặc thiếu ruộng Ngoài ra Tỉnh
ủy còn vận động phong trào hiến điền và phong trào này cũng đem lại nhiều
Trang 33kết quả tốt đẹp Bên cạnh đó, công tác tín dụng cũng đã kịp thời giúp nhân dân về vốn, giống và nông cụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng sức dân, Tỉnh ủy Bắc Ninh còn tiến hành nhiều biện pháp kiên quyết buộc các chủ đồn điền phải giảm tô cho nhân dân đúng 25%, thậm chí ở Gia Lâm còn phải xóa bỏ hẳn địa tô Đối với những tên địa chủ ngoan cố không chịu giảm tô như: Vũ Văn An, Văn Chung, Nguyễn Huy Oánh, Tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương phát động quần chúng đấu tranh buộc chúng phải giảm tô
* Xây dựng bộ đội địa phương đồng thời coi trọng xây dựng dân quân
du kích vững mạnh, rộng khắp
Trong quá trình xây dựng lực lượng, bên cạnh việc xây dựng lực lượng
bộ đội địa phương, Đảng bộ tỉnh còn luôn coi trọng việc xây dựng lực lượng dân quân, du kích vững mạnh rộng khắp Đảng bộ đã nhận thức được mỗi lực lượng đều có vai trò và thế mạnh riêng: lực lượng dân quân du kích với lối đánh linh họat, bất ngờ, phù hợp với việc phát huy ưu thế từ những địa hình, địa vật từng địa phương nên tạo ra hiệu quả lớn trong tác chiến Lực lượng này không những có vai trò trực tiếp đánh tiêu hao sinh lực địch mà còn giúp
ổn định và giữ vững thế trận, tạo điều kiện cho bộ đội địa phương tiến công tiêu diệt địch
Ngược lại, lực lượng bộ đội địa phương lại có những thế mạnh riêng
Đó là lực lượng được tổ chức chính quy, có trình độ và kỷ luật cao nên khi lực lượng này được phát triển sẽ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng dân quân du kích và đem lại kết quả cao khi phối hợp tác chiến cùng với dân quân du kích
Với những nhận thức trên, việc xây dựng lực lượng dân quân du kích vững mạnh, rộng khắp đã được tiến hành Để có đủ cán bộ chỉ huy, huấn
Trang 34luyện dân quân du kích chiến đấu, Tỉnh đã mở lớp quân chính tại chùa Bách Môn (Tiên Du) với chủ trương “mỗi xã cử một đến hai cán bộ tham gia học
tập” [21, tr 47] Việc mở lớp quân chính này đã tạo ra được sự chuyển biến
mạnh mẽ trong hoạt động của lực lượng dân quân du kích, thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy đối với công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương
Để phát triển chiến tranh du kích, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài (đặc biệt là sau khi thực dân Pháp khiêu khích ở thị xã Bắc Ninh ngày 1 tháng 8 năm 1946), Tỉnh ủy đã lãnh đạo các cơ sở trong toàn tỉnh tích cực tiến hành xây dựng làng chiến đấu, tạo nên chỗ dựa vững chắc cho lực lượng dân quân
du kích và lực lượng bộ đội địa phương khi về trú quân
Nhằm mục đích chỉ huy thống nhất, tạo điều kiện cho lực lượng quân
sự địa phương phát triển vững mạnh, cuối năm 1946, Ủy ban bảo vệ từ xã đến tỉnh đã được xây dựng, đến năm 1947 đổi tên thành Ủy Ban Kháng chiến Hành chính [27, tr 13] Ủy ban này ra đời không những có tác động chỉ đạo lực lượng quân sự địa phương một cách thống nhất, kịp thời mà còn có vai trò động viên tinh thần chiến đấu của toàn thể quân và dân Bắc Ninh trong công tác kháng chiến trên mọi mặt trận, đặc biệt là mặt trận quân sự
Đến tháng 12 năm 1946, nhiều đơn vị tự vệ đã tự mua sắm vũ khí và thường xuyên tổ chức luyện tập quân sự Các cấp ủy Đảng có vai trò trực tiếp lãnh đạo lực lượng này
Công tác tăng cường trang bị cho lực lượng này cũng được Tỉnh ủy đặc
biệt chú ý Các phong trào “Thi đua ái quốc”, “Mùa đông binh sĩ”, “Lọ gạo kháng chiến”… đã được Tỉnh phát động và đã được nhân dân nhiệt tình ủng
hộ Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, mỗi xã đã có từ một đến hai khẩu súng trường và một số lựu đạn, dao kiếm [21, tr 49]
Ban cấp dưỡng cũng được thành lập từ tỉnh xuống xã Mỗi Ban có từ 7 đến 15 người, gồm đại biểu của các ngành, các giới có nhiệm vụ vận động
Trang 35nhân dân đóng góp lương thực thực phẩm và lập kế hoạch hậu cần cung cấp cho lực lượng quân sự địa phương
Đến tháng 11 năm 1946, thi hành chủ trương của Xứ ủy Bắc Kỳ, Tỉnh
ủy Bắc Ninh đã trực tiếp xây dựng đội “Quyết tử quân” (lúc đầu gọi là Cảm
tử quân) gồm 200 người chia làm 5 đội do đồng chí Lê Hồng làm chỉ huy
trưởng, đồng chí Lê Minh Nghĩa – Bí thư Ngọc Thụy làm chính trị viên Đội quân này có vai trò quan trọng trong việc chiến đấu ở khu vực Gia Lâm và Hà Nội
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, địch tấn công
ở vùng Gia Lâm, cầu Đuống, dọc đường số 1, đường số 5 và các huyện Nam phần Do chênh lệch về sức mạnh và do chưa có kinh nghiệm, trừ một số nơi
du kích chặn đánh còn nhiều nơi không đánh được vì còn bỡ ngỡ Trước tình hình đó, Tỉnh ủy nhận thức được việc cần phải củng cố và xây dựng những đội du kích tập trung ở tất cả các huyện, thị xã để nâng cao năng lực tác chiến cho dân quân du kích Tháng 2 năm 1947, Tỉnh ủy Bắc Ninh ra nghị quyết về thành lập các đội du kích tập trung ở các huỵên và thị xã Được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, đầu năm 1947, ở hầu hết các địa phương trong Tỉnh, lực lượng dân quân du kích đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp Nhiều đơn vị dân quân du kích đã tiến hành chủ động đánh địch
Sau thất bại ở chiến dịch Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp rút về đồng bằng Bắc Bộ thực hiện chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” Trong tình thế ấy, Tỉnh uỷ đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị là chủ yếu, bên cạnh đó đấu tranh kinh tế kết hợp với đấu tranh chính trị Tuy nhiên do nhận thức của một số địa phương còn chưa đúng, cho là tạm dừng đấu tranh vũ trang Một số cán bộ dân quân du kích có tư tưởng dao động, muốn nghỉ ngơi
Trang 36Một số cơ quan huyện, xã đã đưa dân quân du kích sang Bắc phần, đến đêm mới cử người về nắm bắt tình hình sau đó mới tổ chức hành động
Trước hiện tượng trên, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan quân sự các cấp
và chính quyền các địa phương giành hơn một tháng để củng cố và ổn định tinh thần cho cán bộ và dân quân du kích
Tháng 1 năm 1948, Hội nghị kiểm điểm công tác xây dựng lực lượng
vũ trang được tổ chức và quyết nghị tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, bộ đội địa phương Theo Quyết nghị, hàng lọat các lớp huấn luyện quân sự được mở
ra nhằm tiếp tục đào tạo cán bộ xã đội và huấn luyện chiến đấu cho lực lượng
vũ trang
Ngày 28/08/1948, Hội nghị Liên tịch Bắc-Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) đã quyết định tổ chức diễn tập quân sự cho cả bộ đội chủ lực, dân quân du kích và vệ quốc đoàn tham gia Cuộc diễn tập kéo dài 20 ngày và đã đem lại hiệu quả tốt đẹp
Lực lượng quân sự địa phương phát triển mạnh mẽ về số lượng yêu cầu
về trang bị ngày càng lớn Vì vậy, Tỉnh ủy đã phát động phong trào tự chế vũ khí thô sơ, đồng thời thành lập xưởng sản xuất và sửa chữa vũ khí Việc làm này của Tỉnh ủy Bắc Ninh đã góp phần tăng thêm sức mạnh cho lực lượng quân sự địa phương, đảm bảo cho lực lượng này chiến đấu và thắng lợi trong những nhiệm vụ được giao
Về vấn đề xây dựng lực lượng quân sự địa phương, Tỉnh có chủ trương tuyển quân dựa trên sự lựa chọn những dân quân du kích dũng cảm, có kinh nghiệm và thành tích chiến đấu cao Nhờ có chủ trương này mà các đơn vị nhanh chóng đi vào ổn định, vì chỉ cần huấn luyện một thời gian ngắn là tân binh có thể bắt kịp trình độ và tham gia chiến đấu ngay trong đội hình của các đơn vị chủ lực
Trang 37Nhằm xây dựng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích vững mạnh về mọi mặt, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xây dựng đề án về việc thành lập các chi bộ bộ đội địa phương (19/08/1949) Đề án này được thực hiện đầu tiên ở đại đội 862 (Thiên Đức) Sau ba tháng xây dựng, Đề án đã được Tỉnh ủy chính thức thông qua ngày 26 tháng 12 năm 1949 Từ đây bộ đội địa phương Bắc Ninh đã đi vào nền nếp hoạt động và có sức mạnh chiến đấu cao hơn
* Vừa xây dựng, vừa chiến đấu
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh, do điều kiện phải phát triển lực lượng ở ngay những nơi địch tạm chiếm, giao tranh xảy ra thường xuyên nên lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh không có điều kiện để phát triển hoàn thiện trước mà phải vừa xây dựng, vừa chiến đấu Đây là hai nhiệm vụ luôn diễn ra song song và phụ thuộc vào nhau, thúc đẩy nhau Xây dựng để chiến đấu và chiến đấu tạo điều kiện để xây dựng lực lượng
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1947, lực lượng dân quân du kích Bắc Ninh đã tiến hành tấn công địch gây cho chúng những tổn thất nặng nề: ngày 19 tháng 12 năm 1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân quân
du kích đã cùng nhân dân Bắc Ninh đào đường đắp ụ, dựng chướng ngại vật trên đường số 1, số 2, số 5 và khắp các nơi trong tỉnh, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ Cũng trong ngày 19 tháng 12 năm 1946, tự vệ Gia Lâm đã phối hợp với tự vệ bãi Phúc Xá (Hà Nội) đánh mìn phá 100m cầu
Long Biên [4, tr 162], Đêm 19, 20 và 21 tháng 12 năm 1946, đội “Cảm tử quân” Bắc Ninh còn phối hợp với tự vệ khu Ngọc Thụy đánh sân bay Gia
Lâm nhưng cả ba đêm ta không đánh được vì địch canh phòng cẩn mật Đêm
2 tháng 12 năm 1946, tự vệ thị xã Bắc Ninh đã phối hợp với Vệ quốc đoàn đánh địch quyết liệt ở Ninh Xá, Tiền An (Bắc Ninh) đánh cháy một xe tăng
Trang 38của địch [4, tr 163] Ngày 8 tháng 1 năm 1947, du kích Ái Quốc, làng Cam
đánh địch rất dũng cảm khi địch từ Gia Lâm tiến dọc đê sông Đuống đến cầu Ghềnh, cầu Bây
Đến tháng 4 năm 1947, về cơ bản thực dân Pháp đã chiếm đóng hoàn toàn Nam phần Bắc Ninh Dân quân du kích Nam phần đã tích cực chống càn quét, bảo vệ cơ sở cách mạng
Sau mỗi trận chiến đấu, lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh lại tiến hành rút kinh nghiệm về mọi mặt nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu của lực lượng Công tác rút kinh nghiệm đựơc tiến hành thường xuyên đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá không chỉ cho lực lượng quân sự địa phương Tỉnh mà còn được áp dụng trên chiến trường toàn quốc
1.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện
1.3.1 Tổ chức thực hiện
* Đối với lực lượng dân quân du kích:
Thực hiện chủ trương đã đề ra, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã từng bước chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương trên thực tế
Đầu tháng 6 năm 1946, “nhiều đơn vị tự vệ đã chuyển thành du kích dưới sự lãnh đạo của Ban chỉ huy tự vệ huyện, xã và các cấp ủy Đảng ở cơ
Trang 39Đến tháng 2 năm 1947, Tỉnh ủy Bắc Ninh lại quyết định thành lập lực lượng du kích tập trung ở các huyện, xã Điều này cho thấy lực lượng dân quân du kích Bắc Ninh đã phát triển lên một trình độ mới cao hơn Việc tập trung chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích của Tỉnh ủy Bắc Ninh còn cho thấy Tỉnh đã nhận thức được vai trò quan trọng của lực lượng này trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
Tháng 9 năm 1947, qua thực tiễn chiến đấu trên chiến trường Bắc Ninh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng thường vụ Trung ương Đảng quyết định đưa ngay một bộ phận chủ lực phân tán vào địch hậu để phát triển chiến tranh
du kích với công thức “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” Nhờ đó, chiến
tranh du kích có điều kiện được củng cố thêm sức mạnh, bởi thông qua hình thức hoạt động này, bộ đội chủ lực có điều kiện hướng dẫn, phối hợp tác chiến với dân quân du kích, thúc đẩy lực lượng dân quân du kích nhanh chóng trưởng thành
Cuối tháng 8 năm 1948, Hội nghị Tỉnh ủy Bắc Ninh mở rộng đã đề ra chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến kiến quốc trong toàn tỉnh Vì thế
“đến cuối năm 1948, hầu hết các xã trong tỉnh đã có trung đội du kích tập trung Mỗi trung đội được biên chế từ 30 đến 35 chiến sĩ, có nơi thành lập được đại đội” [ 25, tr 13]
Đến 13 tháng 10 năm 1949, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị củng cố và xây
dựng dân quân du kích và chỉ đạo: “từ tháng 12 năm 1949 đến tháng 5 năm
1950, ta phải chú trọng xây dựng dân quân du kich tập trung, du kích bán vũ trang và du kích bí mật”[27, tr 26] Thực hiện chủ trương này, đến cuối năm
1949, mỗi xã trong tỉnh đã xây dựng được “một trung đội du kích thoát ly sản xuất, với quân số toàn tỉnh là 7812 du kích (trong đó có 2548 lão du kích,
2838 nữ du kích, 161 du kích thiếu niên)”[27, tr 62] Lực lượng quần chúng tham gia vào dân quân, du kích đông đảo nói trên không những có vai trò trực
Trang 40tiếp quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện mà còn chứng tỏ chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng lực lượng quân sự địa phương là hoàn toàn đúng đắn
Về vấn đề trang bị:
Về trang thiết bị, thời kỳ này, trang bị cho dân quân du kích còn rất thiếu thốn Bởi vậy, Đảng bộ Tỉnh đã chủ trương phát động phong trào quyên góp Ngoài ra, Đảng bộ còn chỉ đạo các phân xưởng sản xuất vũ khí ở Từ Sơn, Tiên Du đẩy mạnh việc chế tạo các loại súng kíp, lựu đạn, bom ba càng trang bị cho bộ đội và dân quân du kích đánh giặc Các phong trào giết giặc, cướp súng cũng được phát động tạo ra nhiều nguồn cung cấp trang thiết bị cho lực lượng dân quân du kích Với những cố gắng trên, đến cuối năm 1946, tỉnh Bắc Ninh đã trang bị cho hai đội du kích ở Gia Lâm 20 súng trường, hai tiểu liên, ngoài ra các đội tự vệ ở Nhà máy giấy Đáp Cầu và Nhà máy xe lửa Gia Lâm cũng được trang bị hàng trăm khẩu súng trường [4, tr 156]
Về công tác huấn luyện:
Ngày 2 tháng 3 năm 1947, Đảng bộ Tỉnh đã mở lớp quân chính tại chùa Bách Môn (Tiên Du) để đào tạo cán bộ quân sự trong thời gian ba tháng Ngoài ra còn mở nhiều lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày tại các địa phương góp phần nâng cao kỹ thuật chiến đấu cho lực lương dân quân du kích của Tỉnh Các phong trào luyện tập quân sự cũng được phát động và diễn ra sôi nổi ở khắp nơi tạo nên một khí thế, niềm tin cho toàn thể quân và dân Bắc Ninh tiến hành kháng chiến
Sau Hội nghị kiểm điểm về xây dựng lực lượng vũ trang (tháng 11 năm 1948), Tỉnh đội Bắc Ninh liên tục mở các lớp huấn luyện quân sự để đào tạo cán bộ trong đó có cán bộ xã đội
Để lực lượng dân quân du kích hoạt động có hiệu quả, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã tổ chức cho lực lượng này diễn tập cách đánh trong xóm làng Những